Buổi Học Cuối Cùng [Nội Dung Tác Phẩm + Giá Trị + Phân Tích]

Buổi Học Cuối Cùng ❤️️ Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích ✅ Chia Sẻ Cách Soạn Bài, Giáo Án, Lập Sơ Đồ Tư Duy Đơn Giản Nhất.

Nội Dung Tác Phẩm Buổi Học Cuối Cùng

Tác phẩm Buổi học cuối cùng được kể bởi Phrăng về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng. Buổi học diễn ra với không khí khác lạ, trang nghiêm và đầy xúc động giữa thầy Ha-men và người dân địa phương. Sau đây là nội dung tác phẩm.

Buổi Học Cuối Cùng
Tác giả: An-Phông-Xơ Đô-Đê

Buổi sáng hôm ấy, đã quá trễ giờ đến lớp, tôi rất sợ bị quở mắng, càng sợ vì thầy Ha-men (Hamel) đã dặn trước rằng thây sẽ hỏi bải chúng tôi vẻ các phân từ mà tôi chẳng thuộc lấy một chữ. Tôi thoáng nghĩ hay là trốn học và rong chơi ngoài đông nội.

Trời sao mà ấm đến thế, trong trẻo đến thế! Nghe thấy sáo hót ven rừng và trên cánh đồng cỏ Rip-pe (Rippert), sau xưởng cưa, lính Phổ đang tập. Tất cả những cái đó cám dỗ tôi hơn là quy tắc về phân từ, nhưng tôi cưỡng lại được, và ba chân bốn cẳng chạy đến trường.

Khi qua trước trụ sở xã, tôi thấy có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị có lưới che. Từ hai năm nay, chính từ chỗ ấy, lan đến chúng tôi mọi tin chẳng lành, những cuộc thất trận, những vụ trưng thu, những mệnh lệnh của ban chỉ huy Đức và tôi nghĩ mà không dừng chân: “Lại có chuyện gì nữa đây?”.

Bác phó rèn Oát-stơ (Wachter) đang đọc cáo thị cùng cậu học việc thây tôi chạy qua liền lớn tiếng bảo:

– Đừng vội vã thế cháu ơi, đến trường lúc nào cũng vẫn cỏn là sớm!

Tôi tưởng bác nhạo tôi và tôi hổn hển thở đốc, bước vào khoảnh sân nhỏ nhà thầy Ha-men

Thông thường, bắt đầu buổi học, tiếng ồn ào như vỡ chợ vang ra tận ngoài phố, nào tiếng ngăn bản đóng mở, tiếng mọi người vừa đồng thanh nhắc lại rất to các bài học, vừa bịt tai lại cho để thuộc và tiếng chiếc thước kẻ to tướng của thầy gõ xuống bàn:

– Yên một chút nào!

Tôi định nhân lúc ồn ảo, hỗn độn ấy lẻn vào chỗ ngồi để không ai trông thấy nhưng đúng ngày hôm đó mọi sự đều bình lặng y như một buổi sáng Chủ nhật. Qua cửa sổ mở, tôi thấy các bạn đã ngồi vào chỗ, và thầy Ha-men đi đi lại lại với cây thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách. Phải mở cửa đi vào giữa sự lặng ngắt đỏ, các bạn tưởng tượng xem tôi đỏ mặt tía tai và sợ đến chừng nào!

Thế mà không. Thầy Ha-men nhìn tôi chẳng giận dữ và bảo tôi thật dịu dàng:

 Phrăng, vào chỗ nhanh lên con; lớp sắp bắt đầu học mả vắng mặt con.

Tôi bước qua ghế dài và ngôi ngay xuống trước bàn mình. Chỉ đến lúc ấy, đã hơi hoàn hồn, tôi mới nhận ra thầy giáo chúng tôi mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, điểm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu mà thây chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng. Ngoài ra, lớp học có cái gì đó khác thường và trang trọng. Nhưng điều làm tôi ngạc nhiên hơn cả, là trông thấy ở phía cuối lớp, trên những hàng ghế thường bỏ trồng, dân làng ngồi lặng lẽ gióng như chúng tôi, cụ giả Hồ-de (Hauser), trước đây là xã trưởng với cái mũ ba sừng, bác phát thư trước đây, và nhiều người khác nữa. Ai nấy đều có vẻ buồn rầu; và cụ Hô-de mang theo quyển tập đánh vàn cũ đã sờn mép, để mở rộng trên lòng, cặp kính lớn đặt ngang trang sách.

Tôi còn đang ngạc nhiên về tất cả những điều đó thì thây Ha-men đã bước lên bục, tôi vẫn với giọng dịu dàng và trang trọng như lúc tôi mới vào, thày nói với chúng tôi:

– Các con ơi, đây là lần cuối cùng thấy dạy các con. Lệnh từ Béc-lin (Berlin) là từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát và Lo-ren… Thầy giáo mới ngày mai sẽ đến. Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con. Thầy mong các con hết sức chú ý:

Mấy lời đó làm tôi choáng váng. A! Quân khốn nạn, thì ra đó là điều chúng vừa niêm yết ở trụ sở xã

Bài học Pháp văn cuối cùng của tôi!

Mà tôi thì mới biết viết tập toạng! Vậy là sẽ chẳng bao giờ được học nữa ư! Giờ đây, tôi tự giận mình biết mấy về thời gian bỏ phí, về những buổi trốn học đi bắt tổ chim hoặc trượt trên hồ. Những cuốn sách vừa nãy tôi còn thây chán ngán đến thế, mang nặng đến thế, quyển ngữ pháp, quyền thánh sử của tôi giờ đây dường như những người bạn cô trí mà tôi sẽ rất đau lòng phải giã từ. Cũng giống như thầy Ha-men. Cứ nghĩ thầy sắp ra đi và tôi không còn được gặp thầy nữa, là tôi quên cả những lúc thầy phạt, thầy vụt thước kẻ.

Tội nghiệp thầy!

Chính đề tôn vinh buổi học cuối cùng này mà thây đã vận y phục đẹp ngày Chủ nhật và bây giờ tôi hiểu vì sao các cụ già trong làng lại đến ngồi ở cuối lớp học. Điều đó như nói rằng các cụ tiếc đã không lui tới ngôi trường nảy thường xuyên hơn. Dường như đó cũng là một cách để tạ ơn thầy giáo chúng tôi về bốn mươi năm phụng sự hết lòng, và để trọn đạo với Tỏ quốc đang ra đi.

Tôi đang suy nghĩ mung lung thi bỗng nghe gọi tên mình. Đến lượt tôi đọc bài. Giá mà tôi đọc được trót lọt cái quy tắc về phân từ hay ho ấy, đọc thật to, thật dõng dạc, không phạm một lỗi nào thì dù có phải đánh đổi gì cũng cam; nhưng tôi lúng túng ngay từ đầu và tôi cứ đứng đung đưa người trước chiếc ghê dài, lòng rầu rĩ, không dám ngẩng đầu lên. Tôi nghe thấy thầy Ha-men bảo tôi:

– Phrăng ạ, thấy sẽ không mắng con đâu, con bị trừng phạt thế là đủ rồi… con thấy đó. Ngày nào người ta cũng tự nhủ: “Chà! Còn khối thì giờ. Ngày mai ta sẽ học.”. Và rồi con thấy điều gì xảy đến… Ôi! Tai hoạ lớn của xứ An-dát chúng ta là bao giờ cũng hoãn việc học đến ngày mai. Giờ đây, những kẻ kia có quyền bảo chúng ta rằng: “Thế nào! Các người tự nhận là dân Pháp, vậy mà các người chẳng biết đọc, biết viết tiếng của các người!…”. Dù thế nào, thì Phrăng tôi nghiệp của thầy ạ, con vẫn chưa phải là người đảng tộii nhất! Mà tất cả chúng ta ai cũng có phần đáng tự chê trách. Cha mẹ các con không thiết tha lắm với việc thấy các con có học thức. Cha mẹ thích cho các con làm việc đồng áng hoặc vào làm nhà máy sợi để kiếm thêm dăm xu. Cả thầy cũng không có gì đề trách mình ư? Thầy đã chẳng sai các con tưới vườn thay vì học hành đó sao? Và khi thầy muốn đi câu cá hương, thầy có ngại ngùng cho các con nghỉ học đâu?

Thế rồi, từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ; chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chăng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù

Rồi thầy cầm một quyền ngữ pháp và đọc bài học cho chúng tôi. Tôi kinh ngạc thấy sao mình hiểu đến thế. Tất cả những điều thầy nói, tôi thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế, và cả thầy giáo nữa, chưa bao giờ thấy kiên nhẫn giảng giải đến thế. Cứ như thể trước khi ra đi, con người tội nghiệp muốn truyền thụ toàn bộ tri thức của mình, muốn đưa ngay một lúc trí thức ấy vào đầu óc chúng tôi.

Xong bài giảng, chuyển sang viết tập. Thầy Ha-men đã chuẩn bị cho ngày hôm đó những tờ mẫu mới tinh trên có viết bằng chữ rộng thật đẹp: Pháp, An-dát, Pháp, An-dát. Những tờ mẫu treo trước bản học trông như những lá cờ nhỏ bay phập phới khắp xung quanh lớp. Ai nấy đều chăm chú hết sức và cứ im phăng phắc! Chỉ nghe thấy tiếng ngòi bút sột soạt trên giấy. Có lúc, những con bọ dừa bay vào nhưng chẳng ai để ý, ngay cả những trò nhỏ nhất cũng vậy, chúng đang căm cụi vạch những nét số với một tấm lòng, một ý thức, như thể cái đó cũng là tiếng Pháp… Trên mái nhà trường, chim bỏ câu gù thật khẽ, và tôi vừa nghe vừa tự nhủ

– Liệu người ta có bắt cả chúng nó cũng phải hót bằng tiếng Đức không nhỉ?

Chốc chốc, ngước mắt khỏi trang giấy, tôi thấy thầy Ha-men đứng lặng im trên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh mình như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy… Bạn nghĩ mà xem! Từ bốn mươi năm nay, thầy vẫn ngồi ở chỗ ấy, với khoảnh sân trước mặt và lớp học y nguyên không thay đổi. Có chăng những chiếc ghế dài, những bàn học dùng nhiều đã nhẵn bỏng, những cây hồ đào ngoài sân đã lớn, và cây hu-blông tự tay thầy trồng giờ đây quấn quýt quanh các khung cửa số lên tận mái nhà. Con người tội nghiệp hẳn phải nát lòng biết mấy khi giã từ tất cả những vật ấy, khi nghe thấy tiếng người em gái đi đi lại lại, đóng hòm xiêng, ở gian phông bên trên, vì ngày mai họ phải ra đi, rời khỏi xứ sở nảy mãi mãi.

Tuy nhiên, thầy vẫn đủ can đảm dạy chúng tôi cho đến hết buổi. Sau tiết viết tập đến bài Lịch sử, rồi những trò nhỏ cất tiếng đọc đồng thanh như hát Ba Be Bi Bo Bu?. Đằng kia, cuối phòng học, cụ Hô-de đã đeo kính lên, và nâng cuốn sách vỡ lòng, bằng hai tay, cụ đánh vần từng chữ theo bọn trẻ. Cả cụ cũng chăm chú, giọng cụ run run vì xúc động; nghe cụ đọc thật kì cục, đến nỗi tất cả chúng tôi buồn cười và cũng muốn khóc… Ôi! Tôi sẽ nhớ mãi buổi học cuối cùng này!  

Bỗng đồng hồ nhà thờ điểm mười hai giờ, rồi đến chuông cầu nguyện buổi trưa. Cùng lúc đó, tiếng kèn của bọn lính Phổ đi tập về vang lên ngoài cửa số… Thầy Ha-men đứng dậy trên bục, người tái nhợt. Chưa bao giờ tôi cảm thấy thầy lớn lao đến thế.

– Các bạn, – Thầy nói – hỡi các bạn, tôi… tôi…

Nhưng cái gì đó khiến thầy nghẹn ngào, không nói được hết câu.

Thầy bèn quay về phía bảng, cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết sức, thầy cố viết thật to:

“NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM!”

Rồi thầy đứng đó, đầu dựa vào tường và chẳng nói, giơ tay ra hiệu cho chúng tôi: “Kết thúc rồi… đi đi thôi!”.

Đón đọc thêm 🔰Truyện Ngắn Giang 🔰 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích

Tóm Tắt Truyện Buổi Học Cuối Cùng

Thohay.vn giúp bạn tóm tắt truyện Buổi học cuối cùng ngắn gọn sau đây.

Chuyện kể về buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dát qua lời kể của cậu học trò Phrăng. Sáng hôm ấy, cậu bé Phrăng đến lớp hơi muộn và ngạc nhiên khi thấy lớp học có vẻ khác thường. Cậu thực sự choáng váng khi nghe thầy Ha-men nói đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Cậu thấy tiếc nuối và ân hận vì bấy lâu nay đã bỏ phí thời gian, đã trốn học đi chơi và ngay sáng nay cậu cũng phải đấu tranh mãi mới quyết định đến trường.

Trong buổi học cuối cùng đó không khí thật trang nghiêm. Thầy Ha-men đã nói những điều sâu sắc về tiếng Pháp, đã giảng bài say sưa cho đến khi đồng hồ điểm 12 giờ. Kết thúc buổi học, thầy nghẹn ngào không nói nên lời, thầy cố viết thật to lên bảng: “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”.

Về Tác Giả An-Phông-Xơ Đô-Đê

Một số thông tin quan trọng về tác giả An – Phông – Xơ Đô – Đê mà các em học sinh nên biết.

  • An-phông-xơ Đô-đê (1840-1897), nhà văn Pháp
  •  Nhà văn hiện thực lỗi lạc của nước Pháp nửa cuối thế kỉ XIX.
  • Văn chương của ông nhẹ nhàng, trong sáng, diễn tả cảm động những nỗi đâu và tình thương, đặc biệt la tình yêu quê hương, đất nước.
  • Tác giả của nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng như: Một thời niên thiếu, Những cuộc phiêu liêu kì diệu của Tactaranh ở Taraxcong…
  • Ông đạt đến danh vọng trong làng văn chương Pháp qua giải thưởng Văn chương Pháp với quyển “Fromont Cháu Trẻ và Cụ Riler” (1874). 

Tìm hiểu tác phẩm🌿Đất Rừng Phương Nam 🌿 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích

Về Tác Phẩm Buổi Học Cuối Cùng

Về tác phẩm Buổi học cuối cùng, văn bản này thuộc thể loại truyện ngắn, được viết theo phương thức biểu đạt tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.

Buổi học cuối cùng là tác phẩm được tìm hiểu trong chương trình môn Ngữ văn 7. Văn bản này kể về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp đầy xúc động giữa thầy trò và người dân ở vùng đất bị quân Phổ chiếm đóng. Theo lời kể của cậu bé Phrăng ham chơi, không khí của buổi học hôm ấy thật khác lạ, thấm đẫm tình yêu tiếng nói dân tộc.

Qua câu chuyện buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh cảm động của thầy Ha-men, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc.

Xuất Xứ Và Hoàn Cảnh Sáng Tác Buổi Học Cuối Cùng

Cùng Thohay.vn tìm hiểu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác Buổi học cuối cùng sau đây nhé!

Truyện “Buổi học cuối cùng” lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử: Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870-1871, nước Pháp thua trận, hai vùng An-dát và Lo-ren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ. Cho nên các trường học ở hai vùng này bị buộc học tiếng Đức.

Chia sẻ tác phẩm🌸Người Ở Bến Sông Châu 🌸 Nội Dung, Giá Trị, Phân Tích

Ý Nghĩa Nhan Đề Tác Phẩm Buổi Học Cuối Cùng

Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Buổi học cuối cùng đã hé lộ nội dung của tác phẩm – kể về buổi học tiếng Pháp cuối cùng của người dân Pháp ở vùng An-dát. Đồng thời đó cũng là một lời thông báo, tuyên bố đầy xót xa, cay đắng cho người dân xứ An-dát, rằng từ bây giờ họ – những người con nước Pháp sẽ không còn được học tiếng Pháp nữa.

Bố Cục Tác Phẩm Buổi Học Cuối Cùng

Bố cục tác phẩm Buổi học cuối cùng được chia làm 3 phần cụ thể:

  • Phần 1 (từ đầu đến “vắng mặt con”): Quang cảnh trên đường đến trường và cảnh ở trường trước buổi học qua sự quan sát của Phrăng.
  • Phần 2 (tiếp đó đến “nhớ mãi buổi học cuối cùng này”): Diễn biến buổi học cuối cùng và tâm trạng của mọi người
  • Phần 3 (còn lại): Cảnh kết thúc buổi học cuối cùng

Gửi cho bạn đọc văn bản💚 Đi Trong Hương Tràm 💚Nội dung, Nghệ thuật

Đọc Hiểu Tác Phẩm Buổi Học Cuối Cùng

Để chuẩn bị cho tiết học thật hiểu quả thì các em học sinh không nên bỏ qua các câu hỏi gợi ý trong phần Đđọc hiểu tác phẩm Buổi học cuối cùng dưới đây.

Nội dung chính Buổi học cuối cùng: Văn bản “Buổi học cuối cùng” kể về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp của một trường làng thuộc vùng An – dát.

Trả lời câu hỏi giữa bài

👉Câu 1: Chú ý người kể ngôi thứ nhất và tác dụng của ngôi kể này. 

Trả lời:

  • Ngôi kể: người kể chuyện ngôi thứ nhất ( là một cậu bé tên Phrăng).
  • Tác dụng: Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất làm tăng tính chân thực của câu chuyện. Vì nhân vật trong truyện là người trong cuộc, trực tiếp chứng kiến từ đầu đến cuối. Tâm trạng của Phrăng qua đó cũng được thể hiện một cách chân thành, sâu sắc. Câu chuyện về “buổi học cuối cùng” càng thêm ý nghĩa hơn.

👉Câu 2: Từ sự khác thường của buổi học, dự đoán về sự kiện xảy ra.

Trả lời:

  • Sự khác lạ quang cảnh ở trường.
  • Mọi sự bình lặng như một buổi sáng chủ nhật.

Tất cả sự khác thường báo hiệu một điều bất thường, một biến cố trọng đại sắp xảy ra.

👉Câu 3: Chú ý không khí lớp học, cách ăn mặc và thái độ khác thường của thầy Ha-men.

Trả lời:

  • Không khí lớp học có cái gì đó khác thường, trang trọng. Thành phần tham dự lớp học cũng khác: có cả những người dân làng, ai nấy đều có vẻ buồn rầu, thầy Ha – men ăn mặc trang trọng hơn mọi ngày: mặc chiếc áo ranh đơ gốt màu xanh, diềm lá sen, gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu mà thầy chỉ dung trong những hôm thanh tra hoặc phát phần thưởng.
  • Thái độ của thầy Ha – men cũng khác: Phrang đi trễ nhưng thầy vẫn nhẹ nhàng nhắc nhở cậu bé vào chỗ. Giọng nói của thầy vô cùng xúc động và trang nghiêm. Thầy bước lên bục giảng với giọng nói dịu dàng và trang nghiêm.

👉Câu 4 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chú ý sự đối lập trong cảm nhận của Phrăng về những cuốn sách.

Trả lời:

  • Nếu là trước đây thì cậu bé Phrang thấy chán ngán, nặng nề. Còn bây giờ thì những quyển ngữ pháp, thánh sử dường như trở thành người bạn cố tri, và sẽ rất đau lòng khi cậu phải giã từ.

👉Câu 5: Tại sao thầy Ha-men lại nói: “…con bị trừng phạt thế là đủ rồi…”

Trả lời:

  • Phrăng bị trừng phạt thế là đủ rồi bởi khi còn được học tiếng Pháp cậu còn ham chơi, và đến ngày hôm nay khi chuẩn bị mất đi tiếng nói của dân tộc mình cậu cảm thấy ân hận. Nhưng cậu chí ít vẫn chưa phải là người đáng tội nhất.

👉Câu 6: Em có suy nghĩ gì về những dòng chữ in đậm: “khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù”.

Trả lời:

  • Giữ được tiếng nói tức là giữ được linh hồn của dân tộc, không để kẻ địch đồng hóa, đó là vũ khí tốt nhất khi chưa thể đánh đuổi quân thù.

👉Câu 7: Băn khoăn của cậu bé Phrăng: “Liệu người ta có bắt cả chúng nó cũng phải hót bằng tiếng Đức không nhỉ?” gợi cho em liên tưởng gì?

Trả lời:

  • “Liệu người ta có bắt cả chúng nó cũng phải hót bằng tiếng Đức không nhỉ?” Băn khoăn của cậu bé Phrăng hay cũng chính là băn khoăn của những người dân bị mất nước. Liệu ngày mai đây khi tất cả mọi người dân Pháp đều phải học tiếng Đức thì tiếng Pháp của họ có bị mai một. Nếu những người dân Pháp không đứng lên đấu tranh thì tất yếu đất nước cũng rơi vào diệt vong.

👉Câu 8: Chú ý hình dáng, vẻ mặt của thầy Ha-men khi viết dòng chữ cuối cùng ở phần 5.

Trả lời:

  • Thầy Ha – men khi viết dòng chữ cuối cùng:
  • Người tái nhợt, nghẹn ngào
  • Thầy dường như kiệt sức
  • Dằn mạnh và cố viết thật to dòng chữ “Nước Pháp muôn năm”
  • Đứng im dựa đầu vào tường

Thể hiện sự đau đớn dữ dội về mặt tinh thần.

Giá Trị Truyện Ngắn Buổi Học Cuối Cùng

Giá trị truyện ngắn Buổi học cuối cùng được xác định bởi hai khía cạnh sau đây:

Giá trị nội dung

Qua câu chuyện buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh cảm động của thầy Ha-men, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc và nêu chân lí: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…”

Giá trị nghệ thuật

  • Lựa chọn nhân vật kể chuyện hợp lí: Người kể (ở ngôi thứ nhất) là một cậu bé.
  • Cách kể chân thực vì cậu là người trong cuộc – chứng kiến một cách đầy đủ buổi học cuối cùng.
  • Nghệ thuật khắc hoạ chân dung nhân vật (cả ngoại hình lẫn nội tâm) đều chính xác, tinh tế.
  • Miêu tả nhân vật qua ý nghĩ, tâm trạng.
  • Giọng kể tự nhiên, linh hoạt, ngôn ngữ vừa chính xác vừa mang tính biểu cảm cao.

Văn mẫu phân tích💚 Lời Má Năm Xưa 💚 Hay nhất

Soạn Bài Buổi Học Cuối Cùng

Hướng dẫn các em học sinh cách soạn bài Buổi học cuối cùng chi tiết nhất.

👉Câu 1 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Nêu cách hiểu của em về nhan đề Buổi học cuối cùng. Người kể lại câu chuyện là ai? Chỉ ra tác dụng của ngôi kể này.

Đáp án:

  • Nhan đề “Buổi học cuối cùng”: Gợi lên sự tiếc nuối, xót xa. Buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp cũng là buổi học của một dân tộc bị mất nước, mất quyền được học tiếng nói của dân tộc mình
  • Ngôi kể: người kể chuyện ngôi thứ nhất, cậu bé tên Phrăng
  • Tác dụng: Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất làm tăng tính chân thực của câu chuyện. Vì nhân vật trong truyện là người trong cuộc, trực tiếp chứng kiến từ đầu đến cuối. Tâm trạng của Phrăng qua đó cũng được thể hiện một cách chân thành, sâu sắc. Câu chuyện về “buổi học cuối cùng” càng thêm ý nghĩa hơn.

👉Câu 2 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Đặc điểm tính cách nhân vật thầy Ha-men được nhà văn khắc hoạ từ những phương diện nào? Hãy nêu ra một số biểu hiện cụ thể trong văn bản.

Đáp án:

Đặc điểm tính cách nhân vật thầy giáo Ha – men.

Trang phục:

  • Thầy đã từng hơn 40 năm gắn bó với nghề.
  • Mặc chiếc áo rơ – đanh – gốt.
  • Đội mũ bằng lụa đen

=>Trang phục rất trang trọng mà thầy chỉ mặc vào những ngày đại lễ thể hiện ý nghĩa vô cùng quan trọng của buổi học cuối cùng

Thái độ với học sinh:

  • Rất mực ân cần, diu dàng, không quở trách như mọi ngày khi Phrang đến muộn “Phrang vào chỗ nhanh lên con, lớp học bắt đầu mà lại vắng mất con”, “các con ơi đây là lần cuối cùng thầy dạy các con”
  • Nhiệt tình truyền giảng bằng cả tâm huyết của mình ‘ thầy chuẩn bị cho ngày hôm đó những tờ mẫu mới tinh, trên có viết chữ rông rất đẹp”
  • Thầy giảng bài say sưa
  • Những lời nói về việc học tiếng Pháp: “khi một dân tộc…. chìa khóa chốn lao tù” → nhắc nhở mọi người hãy giữ lấy tiếng nói dân tộc.

Hành động cử chỉ của thầy giáo lúc buổi học kết thúc:

  • Thầy dường như kiệt sức “ người tái nhợt, giọng nghẹn ngào”
  • Dằn mạnh và cố viết thật to dòng chữ “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”
  • Đứng im dựa đầu vào tường.

👉Câu 3 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Phân tích một số chi tiết cụ thể trong suy nghĩ, cách nhìn nhận về thầy Ha-men và thái độ đối với việc học tiếng Pháp) để làm rõ diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” trong buổi học cuối cùng”.

Đáp án:

  • Cậu bé Phrang trong “buổi học cuối cùng” đã có những suy nghĩ, cách nhìn nhận về thầy giáo và thái độ với việc học tiếng Pháp:
  • Đầu tiên cậu ngạc nhiên vì:
    • Sự im lặng của lớp học “mọi sự đều bình lặng y như một buổi sang chủ nhật”
    • Vì thành phần tham dự của lớp học “ dân làng ngồi lặng lẽ giống như chúng tôi”, sự tham dự của những cụ già trong làng khiến Phrăng ngạc nhiên hơn cả.
    • Cậu bé còn ngạc nhiên vì sao hôm nay thầy lại ăn mặc trang trọng và dịu dàng với mình, không hề trách mắng ngay cả khi Phrang đi học muộn
  • Khi biết được đây là “buổi học cuối cùng” thì cậu choáng váng sau đó là tiếc nuối, ân hận vì:
    • Chẳng bao giờ còn được học tiếng Pháp nữa.
    • Tiếc thời gian ham chơi trước đây.
    • Trào dâng tình cảm quyến luyến với những quyển sách tiếng Pháp.
  • Và Phrăng đã xấu hổ, tự giận mình vì thời gian bỏ phí, về những buổi trốn học và không học thuộc bài trong giờ phút thiêng liêng ấy “lòng rầu rĩ không dám ngẩng đầu lên”
  • Kinh ngạc vì sao hôm nay mình lại hiểu bài đến thế “tất cả những điều thầy nói tôi thấy thật dễ dàng, dễ dàng”
  • “Tôi” đã rất tự hào và khâm phục vê thầy giáo “Chưa bào giờ tôi thấy thầy lớn lao đến thế”.

👉Câu 4 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Đọc phần 5 của văn bản Buổi học cuối cùng, liệt kê các chi tiết miêu tả thầy Ha-men (về hành động, ngôn ngữ, ngoại hình). Các chi tiết này đã giúp tác giả khắc hoạ được tâm trạng gì của thầy Ha-men?

Đáp án:

Thể hiện sự đau đớn về mặt tinh thần của thầy giáo trước giây phút tiếng nói dân tộc sắp bị mất đi. Hành động khi viết lên bảng dòng chữ “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM” thầy đã thắp lên ngọn lửa yêu nước trong tim những người dân Pháp.

👉Câu 5 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Câu chuyện đã gợi lên trong em những suy nghĩ và tình cảm như thế nào? Em rút ra bài học gì cho bản thân sau khi học xong truyện?

Đáp án:

  • Câu chuyện đã bồi đắp thêm cho em lòng yêu nước, yêu tiếng nói của dân tộc mình.
  • Một lời nhắc nhở nhẹ nhàng hãy biết yêu quý tiếng nói dân tộc mình, yêu tiếng nói dân tộc cũng là yêu nước vì tiếng nói là tài sản quý báu của mỗi dân tộc, thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc. Đó là bài học em rút ra được sau khi học xong truyện.

👉Câu 6 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Trong truyện “Buổi học cuối cùng”, em thích nhất nhân vật hoặc chi tiết, hình ảnh nào? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng), giải thích lí do vì sao em thích.

Đáp án:

Sau khi đọc xong truyện ngắn “ Buổi học cuối cùng” của nhà văn An – phông – xơ Đô – đê, nhân vật Phrang đã để lại cho em nhều ân tượng nhất. Trước hết, ta thấy Phrang là một cậu bé ham chơi, thường xuyên trốn học. Tuy nhiên cậu cũng là một người khá sâu sắc, sống có tâm hồn khi cảm nhận được những điều khác lạ đang diễn ra xung quanh mình từ quang cảnh con đường đến trường, lớp học, và cả thái độ của mọi người đặc biệt là thái độ của thầy giáo Ha- men.Và hơn hết cậu đã có sự thức tỉnh đáng quý trong buổi học cuối cùng: đó là lòng yêu tiếng Pháp, yêu dân tộc Pháp.

Giáo Án Buổi Học Cuối Cùng

Hướng dẫn các giáo viên soạn giáo án Buổi học cuối cùng đơn giản:

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức: Nắm vững cốt truyện, nhân vật và chủ đề tư tưởng của truyện.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận xét văn bản, đọc và tóm tắt truyện.

3. Thái độ: Có thái độ học tập đúng đắn.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên Sách giáo viên, sách giáo khoa, giáo án.

2. Học sinh sách giáo khoa, nháp, vở ghi.

III. Tiến trình tổ chức dạy học:

1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra

  • Qua bài văn “Vượt thác”, em học tập được tác giả điều gì khi viết văn miêu tả?
  • Tại sao tác giả ví Dượng Hương Thư như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ?

3. Bài mới

Bản đồ hành chính nước Pháp, chỉ ra vùng An-dát – Lo-ren trong chiến tranh Pháp Phổ. Buổi học tiếng Pháp cuối cùng trong vùng An – dát bị quân Phổ chiếm đóng là một buổi học đặc biệt để lại trong lòng người đọc một tình cảm đẹp về lòng yêu nước. Xong lòng yêu nước , đối với mỗi người có rất nhiều cách để thể hiện khác nhau. ở đây, trong tác phẩm buổi học cuối cùng đặc biệt này thì lòng yêu nước được biểu hiện trong tình yêu tiếng mẹ đẻ. Câu chuyện cảm động đó xảy ra như thế nào bài hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.

Hoạt động của GV và HSKiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chú thích
– GV hướng dẫn học sinh cách đọc:
– Giọng đọc chậm, xót xa và cảm động day dứt. Lời nói của thầy Ha–men cần đọc thật dịu dàng và buồn.
– GV đọc mẫu 1 đoạn
– Gọi HS tóm tắt và yêu cầu hs tóm tắt phải theo bố cục:
– Nêu những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm?
– GV cho HS giải nghĩa chú thích 2.4,6,8.
– HS dựa vào sgk giải nghĩa từ khó
I. Đọc và tìm hiểu chú thích:
1. Đọc và tóm tắt tác phẩm:
* Đọc.
* Tóm tắt theo bố cục sau:
– Phrăng trên đường tới trường
– Diễn biến của buổi học cuối cùng.
+ Cảnh lớp học và thầy Ha-men
+ Tâm trạng của Phrăng
+ Phrăng lại không thuộc bài
+ Thái độ cư xử của thầy Ha-men
+ Thầy Ha-men tiếp tục giảng bài, hướng dẫn viết tập.
– Giờ học kết thúc với hành động đột ngột của thầy Ha-men.
2. Tìm hiểu chú thích:
a. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
– Tác giả: An-phông-xơ Đô- đê, nhà văn chuyên viết truyện ngắn của nước Pháp thế kỉ XIX (1840 -1897)
– Tác phẩm: Truyện ngắn viết sau chiến tranh Pháp- Phổ (1870). Pháp thua trận phải cắt vùng An-dát và Lo-ren cho Phổ (Đức).
b. Giải nghĩa từ khó:
* Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản:
– Trong truyện có những nhân vật nào? Ai gây cho em ấn tượng nhất?
– Truyện được kể theo ngôi nào?
– Câu chuyện của thầy trò Phrăng diễn ra trong hoàn cảnh nào?
– Từ đó em hiểu thế nào về tên truyện “Buổi học cuối cùng”?
– Em hiểu gì về bức tranh minh hoạ?
– Trước khi diễn ra buổi học cuối cùng, cậu bé Phrăng đã thấy những điều gì xảy ra:
– Trên đường tới trường?
– Không khí lớp học?
– Hãy tìm những chi tiết trong văn bản miêu tả điều đó?
– Những điều đó báo hiệu sự việc gì sắp xảy ra?
II.Đọc hiểu văn bản:
1. Tìm hiểu chung về văn bản.
– Truyện có nhiều nhân vật chính và nhân vật phụ nhưng hai nhân vật Phrăng và Ha-men đóng vai trò nổi trội nhất. thầy giáo già Ha-Men gây xúc động hơn cả.
– Ngôi kể: Số 1( Chú bé Phrăng vừa đóng vai trò người kể chuyện, vừa là nhân vật chính).
– Hoàn cảnh: Vùng An-dát của Pháp rơi vào tay nước Phổ. Từ đây người dân sẽ không được học tiếng Pháp.
– Tên truyện: là buổi học tiếng Pháp cuối cùng của người Pháp trên đất Pháp
– Một buổi học bằng tiếng dân tộc cuối cùng.
– Bức tranh minh họa : Thầy Ha-men đang giảng bài, lũ trẻ đang chăm chú nghe. Trên bảng viết chữ tiếng Pháp. Ngoài cửa có tên lính Phổ đang tập.
Bức tranh đầy đủ tóm tắt được nội dung của truyện.
2. Phân tích chi tiết:
a.Nhân vật chú bé Phrăng:
a1. Quang cảnh chung:– Sau xưởng cưa, lính Phổ đang tập. Nhiều người đang đọc cáo thị của nước Đức.
– Vắng lặng y như một buổi sáng chủ nhật.
– Lặng ngắt, thầy Ha-men dịu dàng mặc đẹp hơn mọi ngày, cả dân làng với vẻ buồn rầu. Thầy Ha-men nói: ” Hôm nay là bài học tiếng Pháp cuối cùng của các con”
=> Những điều báo hiệu:
– Vùng An – dat của Pháp đã rơi vào tay nước Đức.
– Việc học tập không được như trước nữa.
– Tiếng Pháp sẽ không được dạy.

4. Củng cố, luyện tập: Suy nghĩ của em về tên truyện “ Buổi học cuối cùng”?

5. Hướng dẫn học ở nhà: Soạn tiếp các câu hỏi 4,5,6,7

Mời bạn xem thêm tác phẩm🍀Đăm Săn Đi Chinh Phục Nữ Thần Mặt Trời🍀  Sơ Đồ Tư Duy

Sơ Đồ Tư Duy Buổi Học Cuối Cùng

Dựa vào các sơ đồ tư duy của tác phẩm Buổi học cuối cùng dưới đây, các em học sinh có thể nhớ bài lâu hơn.

Sơ Đồ Tư Duy Buổi Học Cuối Cùng
Sơ Đồ Tư Duy Buổi Học Cuối Cùng
Sơ Đồ Tư Duy Buổi Học Cuối Cùng Chi Tiết
Sơ Đồ Tư Duy Buổi Học Cuối Cùng Chi Tiết
SĐTD tác phẩm Buổi học cuối cùng
SĐTD tác phẩm Buổi học cuối cùng
SĐTD Buổi học cuối cùng
SĐTD Buổi học cuối cùng

5 Mẫu Phân Tích Buổi Học Cuối Cùng Hay Nhất

Với đề bài yêu cầu phân tích tác phẩm Buổi học cuối cùng thì bạn có thể tham khảo 5 mẫu hay nhất dưới đây.

Mẫu Phân Tích Buổi Học Cuối Cùng Hay – Mẫu 1

“Buổi học cuối cùng” của An-phông-xơ Đô-đê là những lời tâm sự hồn nhiên, ngây thơ nhưng vô cùng xúc động của chú bé Phrăng về buổi học Pháp văn cuối cùng.

Câu chuyện bắt đầu bằng việc Phrăng đi học muộn. Thiên nhiên được miêu tả với bầu trời trong trẻo, những tiếng sáo hót véo von như có một mãnh lực ghê gớm khiến chú bé muốn bỏ trốn buổi học ngày hôm nay. Nhưng Phrăng đã cưỡng lại được và một mạch chạy đến trường. Khi đi qua trụ sở xã, mọi người tụ tập rất đông với bầu không khí đầy căng thẳng, họ đứng ở bảng dán cáo thị – nơi thường đăng những tin chẳng lành: thất trận, các mệnh lệnh của chỉ huy Đức.

Khi đến lớp học, Phrăng đã cảm nhận được mọi điều đang diễn ra thật kì lạ. Nếu thông thường buổi học là những “tiếng ồn ào như chợ vỡ vang ra tận ngoài phố” “tiếng ngăn bàn đóng mở”… thì hôm nay tất cả chỉ là sự yên lặng, các bạn của cậu đều đã ngồi vào chỗ. Đặc biệt hơn nữa, thầy Ha-men đối xử ân cần với Phăng thay vì giận dữ khi cậu bé đi học muộn: “Phăng, vào chỗ nhanh lên con, lớp học sắp bắt đầu mà không có con”.

Thầy Ha-men ăn vận thật đẹp đẽ, sang trọng. Thầy mặc bộ quần áo chỉ dành cho những dịp quan trọng: chiếc áo rơ-đanh-gốt, màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu, cùng với đó là sự xuất hiện của những người lớn tuổi.

Không khí của lớp học trở nên trang trọng, khác thường. Buổi học bắt đầu, thầy Ha-men bằng giọng dịu dàng đã thông báo đây là buổi học Pháp văn cuối cùng. Nghe những điều thầy thông báo Phăng cảm thấy choáng váng. Trước nỗi xúc động tột cùng, cậu bé đã không kìm được cảm xúc mà bật lên tiếng nguyền rủa: “A! Quân khốn nạn…” – lời nói ấy không còn là của một chú bé ngây thơ, mà đó là lời của một con người yêu nước.

Sau giây phút ấy chú bé đã vô cùng hối hận vì những lần đã trốn học hay lãng phí thời gian. Phrăng quên cả những lời thầy mắng mỏ khi không thuộc bài. Lúc này đây, những lời thầy Ha-men nói như chạm vào tâm can mỗi học trò. Đặc biệt nhất là khi nghe những lời tâm sự của thầy, tất cả mọi người trong lớp học đều cảm thấy xúc động.

Ai nấy đều chú ý lắng nghe, như nuốt từng lời thầy giảng. Ai cũng đều khắc ghi lời giảng của thầy Ha-men về tiếng Pháp: “tiếng Pháp là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…”.

Đặc biệt hơn nữa trong những giờ phút cuối cùng của buổi học thầy Ha-men đã viết lên bảng dòng chữ: “Nước Pháp muôn năm” và ra hiệu cho mọi người kết thúc buổi học. Hành động của thầy vừa cho thấy lòng yêu nước nồng nàn vừa đượm buồn, đồng thời như lời thúc giục mọi người hãy lên đường đấu tranh, đem tiếng Pháp trở lại.

Tác phẩm “Buổi học cuối cùng” được viết ở ngôi thứ nhất qua những suy nghĩ, cảm nhận của chú bé Phrăng làm cho câu chuyện trở nên chân thật, giàu cảm xúc. Ngôn ngữ dung dị nhưng sâu sắc, giàu sức biểu cảm đã thể hiện trọn vẹn tình yêu nước của các nhân vật.

Bằng cách diễn đạt giản dị nhưng lôi cuốn, truyện đã đặt ra vấn đề có ý nghĩa muôn đời đó chính là lòng yêu nước gắn liền với tình yêu tiếng mẹ đẻ. Qua đó tác giả muốn nhấn mạnh chân lí: giáo dục lòng yêu nước từ những gì bình dị, nhỏ bé nhất.

Mẫu Phân Tích Buổi Học Cuối Cùng Hay Đặc Sắc – Mẫu 2

Tác giả An-phông-xơ Đô-đê với tác phẩm “Buổi học cuối cùng” đã khắc họa những suy nghĩ hồn nhiên và tâm sự còn ngây thơ nhưng vô cùng xúc động của một chú bé vùng An-dát. Diễn biến trong buổi học cuối cùng đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc.

Câu chuyện bắt đầu bằng việc Phrăng đi học muộn. Tác giả đã khắc họa ngoại cảnh tươi đẹp với bầu trời xanh, tiếng chim hót như đang níu kéo bước chân của cậu bé, khiến cho Phrăng muốn trốn học buổi hôm ấy. Thế nhưng cậu đã cưỡng lại được mãnh lực đó, chạy tới trường.

Trên đường tới trường, Phrăng cảm nhận được tin chẳng lành, bằng hiểu biết của mình cậu đã tự hỏi “Lại có chuyện gì nữa đây?”. Đến khi tới trường, không khí trường học khác lạ đã tác động mạnh đến tâm hồn nhạy cảm của Phrăng “tiếng ồn ào như chợ vỡ vang ra tận ngoài phố…” đã thay bằng sự vắng lặng đến phát sợ, ai nấy đều đã yên trong vị trí. Đặc biệt là khi Phăng đi học muộn nhưng thầy Ha-men lại rất ân cần thay vì giận dữ: “Phrăng, vào chỗ nhanh lên con, lớp học sắp bắt đầu mà không có con”.

Trong bộ dạng ăn vận đẹp đẽ, sự xuất hiện của những người lớn tuổi, thầy Ha-men nhẹ nhàng thông báo về buổi học Pháp văn cuối cùng. Từng lời thầy nói trong nghẹn ngào khiến Phrăng đã hiểu ra tất cả những điều bất thường và khác lạ trong ngày hôm nay.

Ban đầu, cậu cảm thấy choáng váng, xúc động vô cùng. Và rồi không kìm được dòng cảm xúc mà bật lên câu nguyền rủa “A! Quân khốn nạn…”. Có thể hiểu, đó không còn là lời của một cậu bé ngây thơ nữa, mà đó là lời của một con người yêu nước, trong giây phút ấy Phrăng đã vô cùng hối hận vì những lần trốn học, bỏ bài, sự lãng quên những lần thầy thầy mắng mỏ.

Những lời bộc bạch của thầy Ha-men chạm tới trái tim mọi người, thể hiện thầy là một người rất yêu nghề, và có lòng yêu nước nồng nàn. Trong buổi học cuối cùng này, ai cũng chăm chú lắng nghe trong nghẹn ngào, khắc ghi vào lòng lời thầy căn dặn “tiếng Pháp là ngôn ngữ hay nhất thế giới… nắm được chìa khóa chốn lao tù”. Dòng chữ cuối cùng trên bảng “Nước Pháp muôn năm” đã kết thúc buổi học và là lời thúc giục hành động đấu tranh của mỗi người, hãy đứng lên đấu tranh để đem tiếng Pháp trở lại với đất nước này.

Tác phẩm “Buổi học cuối cùng” của An-phông-xơ Đô-đê được viết ở ngôi thứ nhất. Điều đó khiến nó giống như là một cuốn tự truyện của cậu bé Phrăng. Những suy nghĩ và cảm nhận của cậu bé đã tạo nên tính chân thật và giàu cảm xúc cho truyện. Bằng ngôn ngữ giản dị, cách diễn đạt lôi cuốn, truyện đã đặt ra vấn đề có ý nghĩa muôn đời đó chính là lòng yêu nước gắn liền với tình yêu tiếng mẹ đẻ.

Mẫu Phân Tích Buổi Học Cuối Cùng Chọn Lọc – Mẫu 3

An-phông-xơ Đô-đê là một cây bút truyện ngắn nổi tiếng của văn học Pháp. Truyện của ông thường giản dị nhưng rất đằm thắm, thể hiện một tấm lòng gắn bó tha thiết sâu nặng với quê hương đất nước. “Buổi học cuối cùng” là một tác phẩm như thế.

Truyện đưa chúng ta đến một ngôi trường làng vùng An-dát để chứng kiến một câu chuyện đầy xúc động đó là buổi học Pháp văn cuối cùng. Nó được diễn ra trong con mắt quan sát và cảm xúc, suy ngẫm của cậu học trò nhỏ Phrăng và được kề lại bằng chính lời kể của cậu bé.

Phrăng là một cậu học trò nghịch ngợm lại lười học. Cậu thường trốn học đi chơi ngoài đồng nội. Đối với cậu, bầu trời trong trẻo, chim sáo hót ven rừng trên đồng cỏ thường có sức cám dỗ hơn là những phân từ tiếng Pháp. Ngày hôm ấy, Phrăng đã đi học muộn.

Khi đến lớp, cậu bé càng thấy ngạc nhiên hơn vì thấy thầy giáo không những chẳng giận dữ mà còn dịu dàng bảo cậu: “Phrăng, vào chỗ nhanh lên con; lớp sắp bắt đầu học mà lại vắng mặt con”. Còn ở phía cuối lớp, trên những dãy ghế bỏ trống, dân làng ngồi lặng lẽ; thầy Ha-men thì mặc một bộ lễ phục thật trang trọng.

Lời bộc bạch của thầy Ha-men vang lên: “Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con. Lệnh từ Béc -lin là từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát và Lo-ren… Thầy giáo mới ngày mai sẽ đến. Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con”.

Từ lời nói của thầy khiến cho Phrăng cảm thấy choáng váng. Cậu cảm thấy hối hận, đau đớn và tự giận mình về thời gian đã bỏ phí, về những buổi trốn học đi bắt tổ chim hoặc trượt băng trên hồ. Cậu đau lòng khi nghĩ tới chuyện phải giã từ những quyển ngữ pháp, những quyển thánh sử. Cậu quên cả nỗi giận thầy Ha-men vì những lần bị phạt.

Trong buổi học cuối cùng, Phrăng không đọc thuộc những quy tắc về phân từ, nhưng thầy giáo không trách mắng. Thầy giảng giải cho Phrăng và các cậu học trò hiểu hoãn việc học là một tai hoạ lớn. Song điều làm Phrăng cảm thấy xúc động là khi thầy Ha men giang giải về tiếng Pháp. Thầy nói rằng đó là thứ ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất thế giới và vững vàng nhất: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững ti ống nói nia mình thì chẳng khác gì nắm được chia khoả chốn lao tù…”

Buổi học cuối cùng diễn ra trong không khí trang nghiêm và xúc động: thầy say sưa giảng bài, trò chăm chú lắng nghe và cặm cụi học tập. Đến khi tiếng chuông đồng hồ điểm mười hai giờ vang lên, thầy Ha-men trở nên xúc động không nói nên lời: “Các bạn, hỡi các bạn, tôi… tôi…”. Và thầy đã quay về phía bảng, cầm lấy viên phấn và viết một dòng chữ: “Nước Pháp muôn năm”.

Có thể nói, đây là câu chuyện xúc động về tình yêu Tô quốc. Tình yêu ấy được biểu hiện cụ thể bằng tình yêu tiếng nói của dân tộc của thầy Ha-men, của những cậu học trò, của dân làng vùng An-dát. Đế diễn tả tình yêu ấy, An-Phông -xơ Đô-đê đã chú ý tập trung vào miêu tả cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng và hành động của các nhân vật, đặc biệt là thầy Ha-men và cậu học trò Phrăng.

Ngòi bút An-Phông-xơ Đô-đê đặc biệt tinh tế khi thế hiện tâm trạng và tình cảm của nhân vật. Cũng qua truyện ngắn này, mượn lời thầy Ha-men, nhà văn muôn nêu lên một chân lý: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù”.

Với tất cả ý nghĩa như trên, “Buổi học cuối cùng” của An-phông-xơ Đô-đê đã trở thành một truyện ngắn hay, được nhiều người yêu mến.

Mẫu Phân Tích Buổi Học Cuối Cùng Ngắn Hay – Mẫu 4

“Buổi học cuối cùng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn An-phông-xơ Đô-đê. Qua câu chuyện buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh cảm động của thầy Ha-men, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc.

Truyện kể về buổi học tiếng Pháp của cậu bé Phrăng – nhân vật chính của tác phẩm. Vào một buổi sáng đẹp trời, Phrăng đã định trốn học để chạy nhảy trên cánh đồng cỏ Ríp-pe, nghe tiếng sáo hót ven rừng, đi bắt tổ chim hoặc trượt trên hồ. Nhưng cậu bé cưỡng lại được và ba chân bốn cẳng chạy đến trường.

Thầy Ha-men thông báo với cậu đây là buổi học Pháp văn cuối cùng. Phrăng nghe tin mà rụng rời. Khuôn mặt cậu đỏ bừng vì tức giận, rồi chuyển dần sang tái nhợt vì choáng váng. Đôi mắt đen láy ngây thơ không còn hiện lên vẻ tinh nghịch mà thay vào đó là một nỗi mất mát, một nỗi sợ mơ hồ. Đôi bàn tay nhỏ bé run run lấy sách từ trong cặp để lên bàn, lật giở từng trang thật nhẹ nhàng. Ánh mắt của Phrăng dõi theo thầy Ha-men như thể sợ thầy có thể biến mất.

Đến lúc này thì cậu đã hiểu được lý do vì sao không khí của lớp học lại khác lạ như vậy. Phrăng từ bàng hoàng, đau đớn đến xót xa.

Ngay cả khi Phrăng được gọi lên đọc bài, cậu lúng túng và đung đưa người trên chiếc ghế dài, lòng rầu rĩ, không dám ngẩng đầu lên vì xấu hổ. Cậu quan sát lớp học, những khuôn mặt, hành động và sự nhẫn nại của thầy Ha-men để khắc sâu hồi ức về buổi học này trước khi bị ép học tiếng Đức.

Suốt cả buổi học, Phrăng chăm chú nghe thầy giảng như nuốt lấy từng lời cho đến khi tiếng chuông cầu nguyện buổi trưa vang lên báo hiệu giờ học kết thúc. Nhờ có buổi học cuối cùng này mà Phrăng mới hiểu được giá trị của tiếng Pháp – đó không chỉ là tiếng mẹ đẻ mà còn thể hiện lòng tự tôn, tự hào dân tộc.

Nhân vật thầy giáo Hơ-men cũng đem lại nhiều ấn tượng sâu sắc vì lòng yêu nghề, yêu quê hương và đất nước của thầy. Vì đây là buổi học cuối cùng nên thầy Ha-men ăn vận thật đẹp đẽ, sang trọng. Thầy mặc bộ quần áo chỉ dành cho những dịp quan trọng: chiếc áo rơ-đanh-gốt, màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu, cùng với đó là sự xuất hiện của những người lớn tuổi.

Khi Phrăng đến muộn thầy cũng không mắng cậu như mọi khi mà nhẹ nhàng ân cần. Những lời giảng đầy bổ ích, những lời tâm sự của thầy cho thấy một trái tim giàu yêu thương, trách nhiệm và tình yêu với đất nước.

Đặc biệt nhất là đoạn cuối cùng, khi tiếng chuông đồng hồ điểm mười hai giờ, rồi đến cả tiếng chuông cầu nguyện buổi trưa vang lên, thầy Ha-men đứng dậy trên bục, người tái nhợt và giọng nói nghẹn ngào như đang xúc động: “Các bạn, thầy nói, hỡi các bạn, tôi… tôi…”. Hành động cuối cùng trước khi kết thúc tiết học. Thầy bèn quay về phía bảng, cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết sức, thầy cố viết thật to: “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM!”. Dòng chữ ngắn gọn nhưng đã thể hiện được niềm tự hào sâu sắc của một con người.

Với những lời độc thoại nội tâm sâu sắc, truyện “Buổi học cuối cùng” đã cho người đọc cảm nhận về tầm quan trọng của ngôn ngữ mẹ đẻ đối với một dân tộc. Từ đó nhà văn cũng đặt ra trách nhiệm lớn lao của mỗi người dân trước việc bảo vệ ngôn ngữ của dân tộc.

Mẫu Phân Tích Buổi Học Cuối Cùng Tiêu Biểu – Mẫu 5

Truyện “Buổi học cuối cùng” được An-phông-xơ Đô-đê, một nhà văn Pháp nổi tiếng (1840 – 1897) sáng tác. Nội dung kể về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp của lớp tiểu học ở một làng quê thuộc vùng An-dát, sau khi vùng này đã bị cắt về cho nước Phổ.

Việc dạy và học bằng tiếng Pháp trong nhà trường của nước Pháp vốn là việc hết sức bình thường, như việc dạy và học bằng tiếng mẹ đẻ ở bất cứ nước nào. Nhưng điều không bình thường lại nằm ở chỗ: đây là buổi học cuối cùng mà thầy trò còn được dạy và học bằng tiếng Pháp.

Từ thầy giáo đến học trò và cả những cụ già đến dự buổi học này đều cảm thấy ý nghĩa đặc biệt của nó. Họ thấm thía một điều hết sức quan trọng và thiêng liêng là phải biết yêu quý, trau dồi và giữ gìn tiếng Pháp, nhất là trong hoàn cảnh quê hương đang bị kẻ thù xâm lược cố tình đồng hóa, trước hết là bằng ngôn ngữ. Lòng yêu nước của mọi người đã được thể hiện qua thái độ quý trọng tiếng nói của dân tộc mình.

Truyện nêu lên một chân lý qua lời thầy Ha-men: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù”.

Diễn biến của buổi học cuối cùng và hình ảnh thầy Ha-men đã tác động sâu sắc đến nhận thức, tình cảm của Phrăng – nhân vật chính trong tác phẩm cũng là người kể chuyện. Khi nghe thầy Ha-men nói rằng đây là buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp, Phrăng thấy choáng váng, sững sờ và đã hiểu ra nguyên nhân của mọi sự khác lạ trong buổi sáng hôm nay. Từ cảnh nhốn nháo trước trụ sở xã đến không khí yên ắng nặng nề ở lớp học và ở cả bộ y phục trang trọng của thầy Ha-men.

Phrăng tiếc nuối và ân hận về sự lười nhác, ham chơi của mình bấy lâu nay. Cậu bé đau xót thú nhận: “Bài học Pháp văn cuối cùng của tôi! Mà tôi thì mới biết viết tập toạng! Vậy là sẽ chẳng bao giờ được học nữa ư, phải dừng ở đó ư!…

Giờ đây tôi tự giận mình biết mấy về thời gian bỏ phí, về những buổi trốn học đi bắt tổ chim hoặc trượt trên hồ. Những cuốn sách vừa nãy tôi còn thấy chán ngán đến thế, mang nặng đến thế, quyển ngữ pháp, quyển thánh sử của tôi giờ đây dường như những người bạn cố tri mà tôi sẽ rất đau lòng phải giã từ”. Lời độc thoại nội tâm đã bộc lộ được tâm trạng của Phrăng khi ngh thầy Ha-men thông báo về buổi học tiếng Pháp cuối cùng.

Khi thầy Ha-men gọi cậu lên đọc bài, Phrăng không thuộc chút nào về quy tắc phân từ trong tiếng Pháp. Sự ân hận đã biến thành nỗi xấu hổ và tự giận mình. Điều kì lạ là trong tâm trạng day dứt ấy, khi nghe thầy Ha-men giảng ngữ pháp, Phrăng lại thấy thật rõ ràng và dễ hiểu: Tôi kinh ngạc thấy sao mình hiểu đến thế.

Chứng kiến cảnh các cụ già trong làng đến dự buổi học cuối cùng và được nghe những lời nhắc nhở tha thiết của thầy Ha-men, nhận thức và tâm trạng của Phrăng đã có những biến đổi lớn lao.Cậu đã nhận ra ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Pháp nhưng tiếc thay, chú không còn cơ hội để được tiếp tục học tiếng Pháp ở trường nữa.

Còn các cụ già trong làng đến lớp và tập đánh vần theo học sinh không phải là do chưa biết chữ mà là để chứng kiến buổi học cuối cùng. Dường như đó cũng là một cách để tạ ơn thầy giáo chúng tôi về bốn mươi năm phụng sự hết lòng và để trọn đạo với Tổ quốc đang ra đi…

Cụ Hô-de (vốn là xã trưởng) và bác phát thư chắc chắn là đều biết đọc biết viết, nhưng cụ Hô-de vẫn đánh vần một cách chăm chú cùng với các học trò nhỏ. Cụ nâng cuốn sách vỡ lòng bằng hai tay và giọng cụ run run vì xúc động. Đây là hình ảnh hết sức cảm động, thể hiện tình cảm thiêng liêng và trân trọng của người dân đối với tiếng mẹ đẻ. Còn các học trò nhỏ cũng cặm cụi vạch những nét sổ với một tấm lòng, một ý thức, như thể cái đó cũng là tiếng Pháp.

Câu nói của thầy Ha-men: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc. trong cuộc đấu tranh giành chủ quyền độc lập, tự do”. Câu nói đã chứa đựng những giá trị nhân văn cao đẹp.

Ý nghĩa sâu xa của truyện “Buổi học cuối cùng” là chúng ta phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói của dân tộc mình, bởi nó không chỉ là tài sản tinh thần quý báu của ông cha mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại chủ quyền độc lập, tự do cho đất nước.

Như vậy, “Buổi học cuối cùng” là một trong những tác phẩm vô cùng nổi tiếng của An-phông-xơ Đô-đê. Tác phẩm đã thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc của tác giả.

Đọc thêm tác phẩm🌷 Ngôi Nhà Truyền Thống Của Người Ê Đê 🌷 phân tích đầy đủ nhất

Viết một bình luận