Chuyện Cũ Trong Phủ Chúa Trịnh ❤️️ Nội Dung Tác Phẩm, Soạn Bài, Giá Trị, Phân Tích ✅ Hoàn Cảnh Sáng Tác, Bố Cục, Đọc Hiểu, Giáo Án Trọn Bộ.
NỘI DUNG CHÍNH
Xuất Xứ Và Hoàn Cảnh Sáng Tác Chuyện Cũ Trong Phủ Chúa Trịnh
“Chuyện Cũ Trong Phủ Chúa Trịnh” là một đoạn trích từ tác phẩm “Vũ Trung Tùy Bút” của tác giả Phạm Đình Hổ, viết vào khoảng đầu thế kỷ XIX, đầu đời Nguyễn. Tác phẩm này ghi lại một cách sinh động và hấp dẫn hiện thực đen tối của lịch sử Việt Nam, đồng thời là một tài liệu quý giá về sử học, địa lí, xã hội học.
Phạm Đình Hổ (1768 – 1839), tên chữ là Tùng Niên hoặc Bỉnh Trực, hiệu là Đông Dã Tiểu, tục gọi là Chiêu Hổ, là người làng Đan Loan, huyện Đường An, tỉnh Hải Dương (nay là xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương). Ông sống trong một thời buổi đất nước loạn lạc và đã muốn ẩn cư, nhưng sau đó được vua Minh Mạng mời ra làm quanh.
“Chuyện Cũ Trong Phủ Chúa Trịnh” phản ánh đời sống xa hoa của vua chúa và sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê – Trịnh, qua đó bộc lộ thái độ phê phán của tác giả đối với những tiêu cực trong xã hội. Đoạn trích này không chỉ là một tác phẩm văn học mà còn là một bản ghi chép lịch sử có giá trị, giúp người đọc hiểu rõ hơn về quá khứ của đất nước.
Tác phẩm trên gồm 88 mẩu chuyện nhỏ viết theo thể tùy bút, hiểu theo nghĩa là ghi chép tản mạn, tùy hứng không theo hệ thống kết cấu gì.
Nội Dung Truyện Chuyện Cũ Trong Phủ Chúa Trịnh
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh đã phản ánh đời sống xa hoa của vua chúa và sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê – Trịnh. Cùng Thohay.vn xem hết nội dung Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh chi tiết bên dưới.
Khám phá thêm🌱 Chuyện Người Con Gái Nam Xương 🌱 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích
Tóm Tắt Chuyện Cũ Trong Phủ Chúa Trịnh
Tiếp theo là bản tóm tắt Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh kể về cháu Trịnh Sâm. Sau khi dẹp hết bè phái trong ngoài muốn tranh giành quyền lực thì ra sức ăn chơi trác tán. Trịnh Sâm thường có thú vui là thưởng ngoạn Tây Hồ. Binh lính, quan lại theo hầu đông vui không khác gì mở hội.
Chúa đi đến đâu cũng đem hết những thứ quý giá đem về phủ, không thiếu một thứ gì. Bọn quan lại trong cùng thường mượn gió bẻ măng, ra ngoài dọa dẫm dân thường để vơ vét những đồ quý giá đem vào dân chúa.
Về Tác Giả Phạm Đình Hổ
Cùng khám phá những thông tin chính về tác giả Phạm Đình Hổ nhé.
- Phạm Đình Hổ (1768 – 1839) tên chữ là Tùng Niên hoặc Bỉnh Trực hiệu Đông Dã Tiều, tục gọi là Chiêu Hổ, người làng Đan Loan, huyện Đường An, tỉnh Hải Dương (nay là xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương).
- Ông sống vào thời buổi đất nước loạn lạc nên muốn ẩn cư. Đến thời Minh Mạng nhà Nguyễn, vua vời ông ra làm quan. Tuy nhiều lần ông đã từ chức nhưng lại bị triệu ra.
- Phạm Đình Hổ để lại nhiều công trình biên soạn, khảo cứu có giá trị thuộc đủ các lĩnh vực: văn học, triết học, lịch sử…
- Để lại nhiều văn thơ viết bằng chữ Hán có giá trị lịch sử: “Vũ trung tùy bút”, “Tang thương ngũ lục”
Nhất định đừng bỏ qua bài ❤️️ Cảnh Ngày Xuân ❤️️ Nội Dung, Nghệ Thuật
Về Tác Phẩm Chuyện Cũ Trong Phủ Chúa Trịnh
Về tác phẩm Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, đoạn trích này được trích trong Vũ trung tùy bút, miêu tả cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê – Trịnh và bộc lộ thái độ phê phán của tác giả.
Tác phẩm “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” viết theo thể loại tùy bút, ghi chép về người và việc thực một cách chân thực, cụ thể, sinh động, qua đó tác giả Phạm Đình Hổ bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, nhận thức, đánh giá của mình về con người và cuộc đời.
Chia sẻ cho bạn đọc 🔻 Hồi Trống Cổ Thành 🔻 Sơ Đồ Tư Duy, Mẫu Phân Tích Hay
Ý Nghĩa Nhan Đề Tác Phẩm Chuyện Cũ Trong Phủ Chúa Trịnh
Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh như sau:
Ý nghĩa nhan đề “Vũ trung tùy bút”: tùy bút viết trong những ngày mưa. Những ngày mưa không nên chỉ hiểu theo nghĩa đen (mưa gió nhàn rỗi), mà tác giả muốn hàm ẩn một ý nghĩa sâu xa: thời kì nhân dân phải chịu cảnh loạn lạc, vất vả nghèo đói, đất nước liên miên, ngập chìm trong các cuộc nội chiến của các tập đoàn phong kiến. Đây là thời kì mưa gió, đen tối của lịch sử nước ta, và cũng đã đến lúc tan rã.
Nhan đề đoạn trích “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” phản ánh đời sống xa hoa của vua chúa và sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê – Trịnh
Bố Cục Tác Phẩm Chuyện Cũ Trong Phủ Chúa Trịnh
Bố cục tác phẩm Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh bao gồm 2 phần chính:
- Phần 1: Từ đầu đến “kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường”. Cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh.
- Phần 2. Còn lại. Bọn hoạn quan mượn danh chúa để vơ vét của dân.
Cập nhật cho bạn đọc 🌿 Người Ở Bến Sông Châu 🌿 Nội Dung, Nghệ Thuật
Đọc Hiểu Tác Phẩm Chuyện Cũ Trong Phủ Chúa Trịnh
Đừng bỏ lỡ nội dung đọc hiểu tác phẩm Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
1. Cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh
Cuộc sống xa hoa, hưởng lạc của chúa Trịnh được tác giả ghi chép một cách chân thực, tỉ mỉ:
– Thời gian: Khoảng năm Giáp Ngọ, Ất Mùi (1774 – 17750) trong nước vô sư.
– Chúa Trịnh Sâm cho xây dựng đền đài liên miên để thỏa mãn thú ăn chơi, hưởng lạc.
– Mỗi tháng ba lần đều ra cung Thụy Liên trên Tây Hồ dạo chơi, mỗi cuộc đều đem theo nhiều binh lính tùy tùng.
– Đặc biệt là, thuyền đi đến đâu cũng ghé vào các cửa hàng trong chợ, vơ vét những sản vật quý trong thiên hạ đem về phủ không thiếu một thứ gì.
– Nhà văn tập trung miêu tả khung cảnh tùy tung đem một cây đa về phủ chúa để cho thấy sự kỳ công, sa hoa và tốn kém của chúa.
=> Khắc họa chân thực thói ăn chơi hưởng lạc của người đứng đầu đất nước, từ đó cho thấy một điềm báo trước về sự sụp đổ của một vương triều.
2. Bọn hoạn quan mượn danh chúa để vơ vét của dân
Thói ăn chơi hưởng lạc của người đứng đầu đất nước đã tạo cơ hội cho bọn hoạn quan mượn gió bẻ mang, ra ngoài dọa dẫm dân lành.
– Họ dò xem nhà nào có chậu hoa cây cảnh… thì biên lai hai chữ “phụng thủ” (lấy để dâng lên chúa) nhưng thực chất là đêm đến sai lính đến lấy đi rồi buộc tội cho người chủ là giấu vật cung phụng để lấy tiền của họ.
=> Vừa ăn cướp vừa la làng.
– Câu chuyện của chính gia đình ông: trước tiền đường có trồng một cây lê, cao vài mươi trượng, lúc hoa nở trắng xóa thơm lừng và cây lựu trắng, lựu đó lúc ra quả trông rất đẹp nhưng đều phải chặt đi cũng vì tránh tai họa như vậy.
=> Cách kể đầy thuyết phục khi chính tác giả cũng là người phải trải qua câu chuyện ấy.
Giá Trị Tác Phẩm Chuyện Cũ Trong Phủ Chúa Trịnh
Tham khảo những giá trị tác phẩm Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh ngay sau đây.
Giá trị nội dung
- “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” phản ánh đời sống xa hoa trong phủ chúa và sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê – Trịnh.
- Đưa đến một góc nhìn chân thực, phơi bày thực trạng đen tối của xã hội Việt Nam dưới thời vua Lê – chúa Trịnh
Giá trị nghệ thuật
- Đoạn trích được ghi chép theo thể loại tuỳ bút, sự ghi chép cụ thể, chân thực, sinh động, giàu chất trữ tình.
- Các chi tiết miêu tả chọn lọc, đắt giá, miêu tả về thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và quan lại được đưa ra cụ thể, sinh động, chân thực, khách quan, để tự sự việc lên tiếng nói
- Giọng điệu tác giả gần như khách quan nhưng cũng đã khéo léo thể hiện thái độ lên án bọn vua quan qua thủ pháp liệt kê.
Xem thêm về phân tích 🌸 Prô Mê Tê Và Loài Người 🌸 Sơ Đồ Tư Duy, Phân Tích, Dàn Ý
Soạn Bài Chuyện Cũ Trong Phủ Chúa Trịnh
Tiếp theo là gợi ý soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
👉Câu 1 (trang 63 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
– Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan hầu cận được miêu tả :
+ Xây dựng đền đài liên miên và thói ngao du vét sản vật quý của dân.
+ Bọn nội thần bày trò lố lăng, tốn kém : giải trò mua bán, bài trí dàn nhạc khắp nơi.
– Lời văn tác giả mang giọng khách quan, không cần thể hiện quá nhiều, những sự việc kể lại đã đủ bóc trần bản chất xã hội, đủ để tỏ nhìn nhận thái độ của tác giả.
– Lời kết thúc “…kẻ thức giả biết đó là triệu bất thường” là lời dự báo về một thảm họa ắt sẽ xảy ra khi xã hội hỗn loạn như thế này.
👉Câu 2 (trang 63 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
– Bọn quan lại nhũng nhiễu dân bằng thủ đoạn vừa ăn cắp vừa la làng. Người dân như bị cướp tới hai lần, bằng không thì phải tự tay hủy của quý của mình.
– Ý nghĩa đoạn cuối : Là minh chứng giúp tăng sức thuyết phục cho những chi tiết thực đã ghi chép và bộc lộ thái độ bất bình, phê phán của tác giả.
👉Câu 3 (trang 63 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Sự khác biệt giữa truyện và tùy bút :
– Truyện : có cốt truyện cụ thể, có thể là thật và tưởng tượng, có xây dựng nhân vật với ngoại hình, tính cách, tâm lí…
– Tùy bút : ghi chép tùy hứng, có khi tản mạn những sự việc có thật, không theo một cốt truyện nào.
Giáo Án Chuyện Cũ Trong Phủ Chúa Trịnh
Sau đây là nội dung giáo án Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
I. Mục tiêu bài học
Thông qua bài học giúp học sinh hiểu đuợc:
1. Kiến thức
– Sơ giản về thể loại tuỳ bút thời trung đại.
– Cuộc sống xa hoa vô độ của vua chúa và sự sách nhiễu dân chúng của quan lại dưới thời Lê-Trịnh.
– Những đặc điểm n/t của một vb viết theo thể loại tuỳ bút thời kỳ trung đại ở “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”
2. Kĩ năng
– Đọc hiểu một vb tuỳ bút thời trung đại. Tự tìm hiểu một số địa danh, chức sắc, nghi lễ thời Lê – Trịnh.
3. Thái độ
– Biết phê phán lối sống xa hoa tầm thường không vì dân.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
+ Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, GV, bồi dưỡng văn 9…
2. Học sinh
+ Đọc trước bài, chuẩn bị bài (trả lời câu hỏi sgk)
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm diện: Sĩ số
9A:
9C:
2. Kiểm tra
Câu 1: Nguyên nhân dẫn đến nỗi oan khuất của Vũ Nương ?
Câu 2: Cảm nghĩ của em gì về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến trước đây?
3. Bài mới
– Dưới thời Lê- Trịnh xa hội phong kiến bắt đầu suy tàn, vua chúa ăn chơi hưởng lạc không chăm lo đến đời sống nhân dân , không những thế chúng còn sách nhiễu gây bao phiền toái cho nhân dân. Tất cả hiện thực đõ đã được tác giả Phạm Đình Hô ghi lại trung thực, đầy ấn tượng về một thời lịch sử của đất nước trong văn bản “Chuyện cũ… chúa Trịnh”.
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
---|---|
HĐ1. HDHS đọc và tìm hiểu chú thích – Giáo viên đọc mẫu – Hướng dẫn đọc. – Mời học sinh đọc văn bản H: Trình bày vài nét về tác giả Phạm Đình Hổ? | I. Đọc tìm hiểu chú thích 1. Hướng dẫn đọc: 2. Chú thích a. Tác giả: Phạm Đình Hổ (1768 – 1839), tên chữ là Tùng Niên hoặc Bỉnh Trực hiệu là Đông Dã Tiều tục gọi là Chiêu Hổ. – Người làng Đan Loan- huyện Đường An- Hải Dương nay là xã nhân Quyền – huyện Bình Giang – Hải Dương – Là nho sĩ, ông sống vào thời buổi loạn lạc nên có tư tưởng ẩn cư và sáng tác văn chương → Ông để lại nhiều công trình khảo cứu thuộc các lĩnh vực xã hội có giá trị . |
H: Nêu những hiểu biết của em về tác phẩm: Vũ Trung…và đoạn trích? – Yêu cầu hs lưu ý các chú thích 7, 8, 13, 14 | b. Tác phẩm: – “Vũ trung tuỳ bút” ra đời đầu thế kỷ XI X gồm 88 mẩu truyện nhỏ viết theo thể tuỳ bút. Ông bàn về các thứ lễ nghi, phong tục, tập quán…Ghi chép những việc xẩy ra trong xh lúc đó.T/p vừa có g/tr văn chương vừa có g/tr địa lí, l/s, xhội học. – “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”là một trong 88 mẩu chuyện của “Tuỳ bút Vũ Trung” ghi lại chân thực những việc sảy ra trong phủ chúa của tác giả.c. Giải nghĩa từ khó: |
HĐ2. HDHS đọc- hiểu văn bản: H: Xác định thể loại? H: Nêu bố cục và nội dung chính của văn bản? | II. Đọc- hiểu văn bản: 1. Thể loại : Tuỳ bút trung đại 2. Bố cục: Gồm 2 phần: + Phần 1 Từ đầu ⇒ triệu bất tường → Cuộc sống xa hoa hưởng lạc của Thịnh Vương (Trịnh Sâm) + phần 2(còn lại ):Lũ hoạn quan thừa gió bẻ măng. |
H: Nêu các chi tiết nói về sở thích của chúa? Các chi tiết nói về c/sg của chúa trịnh và vua quan? H: Thực chất của các cuộc đi chơi đó là gì ? | 3. Phân tích: a. Cuộc sống xa hoa của chúa Trịnh và bọn quan lại: – Xây dựng nhiều cung điện, đền đài lãng phí hao tốn tiền của. – Thích chơi đèn đuốc, ngắm cảnh đẹp. – Tổ chức những cuộc dạo chơi bày trò giải trí lố lăng, tốn kém.(Mỗi tháng vài ba lần Vương ra cung Thuỵ Liên) – Thu tìm cây cảnh, chim thú quý hiếm(thực chất là cướp đoạt của quý hiếm trong thiên hạ) |
H: Tác giả đã miêu tả cảnh vật và âm thanh trong phủ chúa như thế nào ? H: Theo t/g cảnh vật và âm thanh ấy khiến cho những ng có học cảm nhận ntn? H: Em nx ntn về thái độ kể chuyện của t/g? H: T/g đã sử dụng những b/p n/t nào để kể chuyện? H: Từ đó em tưởng tượng ntn về vương triều nhà chúa Trịnh?- Giáo viên giảng bình, chốt kiến thức. | * Phủ chúa: – Cảnh vật cây cối um tùm. – Đêm về âm thanh gợi cảm giác ghê rợn, lạnh lẽo,tan tác, đau thương. – Một cảm giác về sự báo trước sự suy vong tất yếu của một triều đại chỉ biết ăn chơi hưởng lạc “kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường” . – Thái độ t/g: chân thực khách quan, mtả sinh động. phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến Trịnh-Lê. – NT: So sánh, liệt kê, m/t. * Tác giả đã khắc hoạ rõ nét cuộc sống ăn chơi xa đoạ vô độ của vua chúa, quan lại thời Lê- Trịnh. |
H: Nêu những thủ đoạn mà bọn hầu cận dùng để sách nhiễu dân chúng? H: Em nx ntn về hành động trên của bọn chúng? H: Người dân phải đối phó với chúng bằng cách nào?H: Nêu các biện pháp nt đã được sử dụng ?tác dụng của các biện pháp đó ? H: Cách kết thúc có gì đặc biệt ? H: Ý nghĩa của đoạn văn dẫn truyện ở cuối vb? H: Bộ mặy xh p/k đương thời hiện lên ntn? | b. Sự sách nhiễu dân chúng của bọn quan lại hầu cận: – Ngang nhiên hoành hành ăn cướp bằng cách: viết chữ: “phụng thủ”vào chậu hoa cây cảnh -> vu oan cho các nhà giàu là giấu của cung phụng. Thủ đoạn vừa ăn cắp vừa la làng. – Hành động đê hèn xấu xa.- Dân chúng bi cướp bóc chiếm đoạt phải bỏ của cải ra kêu oan, đập bỏ hòn non bộ, phá bỏ cây cảnh quý. – NT: Sử dụng hình ẳnh đối lập, phương pháp so sánh, liệt kê, nêu những sự việc cụ thể chân thực. Tác giả đã phơi bày hành vi thủ đoạn xấu xa của bọn quan lại hầu cận. – Cách kết thúc kín đáo thể hiện sự phê phán bất bình. “ nhà ta …vì lẽ ấy” – Cách dẫn truyện làm tăng tính chân thực cho lời kể.* Bức tranh một xh p/k tàn tạ trên đà suy vong hiện lên chân thực,sinh động. |
HĐ3. Hướng dẫn hs tổng kết: H: Nêu những cảm nhận của em về nd và n/t sau khi học vb? H: Thông qua văn bản tác giả muốn nói điều gì ? – HS đọc ghi nhớ SGK | III. Tổng kết: * Ghi nhớ sgk T(63) |
4. Củng cố – luyện tập
– Hệ thống nội dung bài, khắc sâu kiến thức cho học sinh.
– Đọc lại ghi nhớ.
H: So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa thể loại tuỳ bút, bút ký, ký sự với truyện? Tuỳ bút
* Tuỳ bút:
– Cốt truyện đơn giản, mờ nhạt.
– Kết cấu lỏng lẻo tuỳ cảm xúc người viết.
– Giàu cảm xúc chủ quan.
– Chi tiết sự việc chân thực
* Truyện
– Thuộc loại tự sự,văn xuôi có chi tiết,sự việc, nhân vật,cảm xúc,..
– Phải có cốt truyện, phức tạp, lắt léo.
– Kết cấu chặt chẽ, có dụng ý nghệ thuật.
– Tính cảm xúc, chủ quan được thể hiện kín đáo.
– Chi tiết sự việc được hư cấu.
5. Hướng dẫn học sinh về nhà:
– Học kỹ nội dung bài.
– Chuẩn bị bài: “Hoàng Lê nhất thống chí”.
Cập nhật cho bạn đọc ✨ Bài Thơ Mùa Hoa Mận ✨ Nội Dung, Giá Trị, Phân Tích
Sơ Đồ Tư Duy Chuyện Cũ Trong Phủ Chúa Trịnh
Chia sẻ bạn đọc các sơ đồ tư duy Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
Tham khảo thêm tác phẩm 💚 Đi Trong Hương Tràm 💚 Những Mẫu Phân Tích Hay Nhất
5 Mẫu Phân Tích Chuyện Cũ Trong Phủ Chúa Trịnh Hay Nhất
Tham khảo ngay 5 mẫu phân tích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh hay nhất nhé.
Phân Tích Chuyện Cũ Trong Phủ Chúa Trịnh Ấn Tượng – Mẫu 1
Nhắc đến tác giả văn học Phạm Đình Hổ là nhắc đến tập “Vũ Trung Tùy Bút” nổi tiếng của ông. Tác phẩm được viết bằng chữ Hán ghi lại những sự việc, những câu chuyện xảy ra vào cuối đời Lê. Tập tùy bút đã phản ánh được hiện thực xã hội một cách chân thực nhất. Đoạn trích “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” là một trong những đoạn trích tiêu biểu của tập tùy bút này.
Sinh thời, vua Trịnh Sâm ăn chơi sa đoạ, cậy quyền thế, tiền bạc mà ham xây đền đài cung điện chỉ để thưởng ngoạn, ngắm cảnh. Bao cảnh ăn chơi sa đoạ trác táng của vua quan khiến người đọc không khỏi căm phẫn. Tháng ba bốn lần tổ chức đi chơi, ngắm cảnh đây đó.
Binh lính nô tì mặc áo đàn bà giải trí cho vua quan, đón tiếp vua thì lòng trọng hơn cả những lễ hội xưa, phí phạm bao tiền bạc, của cải. Nhạc cung đình chờ sẵn khắp nơi, hòng khi cần thì tấu lên vài bạn mua vui, nội thần thì nhau bày bách hóa chung quanh hồ mà bán, kẻ mua người bán được tổ chức như một phiên chợ. Cảnh thật nhàn nhã, sung sướng.
Nhưng trớ trêu thay, vua Lê chúa Trịnh đang ăn chơi trên xương máu, mồ hôi, tiền bạc của nhân dân, của những người nghèo khổ. Chúng dùng cường quyền, mượn gió bẻ măng mà doạ nạt nhân dân. Chúng chực chờ những của quý, cây cảnh, chim chóc hiếm trong nhà nhân dân, mượn cớ dâng lên vua chúa mà chiếm đoạt. Chúng tàn bạo đến mức “ăn cắp la làng” nhằm đày đoạ người vô tội mà ăn tiền, mà cướp bóc.
Đời sống nhân dân khổ cực lầm than chúng chẳng hề xót xa lay động, quan quân thì nhau hoành hành, tàn phá của cải, trấn lột nhân dân. Còn gì đốn mạt, đê hèn hơn.
Những hưởng lạc trác táng của bọn vừa chúa lúc bấy giờ khiến không khỏi nghi ngại về một tương lai tan tành, tăm tối: “Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ đổ tan tành, kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường.”.
Trang tùy bút đã vạch mặt được bản chất tham nhũng, đê hèn chỉ biết hưởng thụ của một bầy vua tôi nhu nhược. Chúng sung sướng trên sự khổ đau của nhân dân. Vua tôi càng giàu có, càng chuyên quyền bao nhiêu thì nhân dân càng khổ cực, càng đau đớn và căm phẫn bấy nhiêu.
Sự “triệu bất tường” trong dòng suy nghĩ của tác giả như điềm dự báo cho sự suy vong của triều đại này trong tương lai. Là điều cảnh báo và lời cảnh tỉnh cho vua quan chúa Trịnh lúc bấy giờ.
Thực tế lịch sử đã chứng minh cho sự tàn nhẫn đó khi vào năm 1782 chúa Trịnh qua đời, thành Thăng Long bị đánh phá tan tành bởi loạn kiêu binh, không một quân tướng nào chống đỡ nổi, sự nghiệp, cơ độ tàn tành trong chớp mắt. Có chăng, sự ân hận cũng đã muộn màng.
Chúng như những con ma giết người, ngang nhiên cho quân lính vượt tường nhà dân mà cướp đi của cải rồi hăm doạ. Chúng buộc nhân dân đến đường cùng khi phải phá bỏ của cải chính mình làm ra để tránh tai vạ. Mẹ Phạm Đình Hổ cũng buộc phải thuê người chặt cây lê, cây lựu quý trước nhà để tránh sự nhũng nhiễu của lũ quan tham kia.
Bằng ngòi bút chân thực, khách quan, tác giả đã tái hiện lại cảnh tượng xa hoa thời vua Lê chúa Trịnh. Đồng thời gián tiếp tố cáo tội ác “vô nhân đạo” của vua quan lúc bấy giờ và cất lên tiếng nói thương cảm đối với cuộc sống cơ cực khốn khổ của nhân dân. Đoạn trích tuy ngắn nhưng mỗi lời, mỗi chữ viết ra đều thâm trầm, sâu sắc, cho thấy được tài năng và tấm lòng thiết tha bởi dân với nước của một hiền tài dân tộc.
Phân Tích Chuyện Cũ Trong Phủ Chúa Trịnh Đặc Sắc – Mẫu 2
“Vũ Trung tùy bút” là tác phẩm gồm tám mươi tám mẩu chuyện nhỏ, được ghi chép tùy hứng, tản mạn bàn về lễ nghi phong tục, … hay về những việc xảy ra ở xã hội những năm đầu thời Nguyễn của tác giả Phạm Đình Hổ. Trong đó, “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” là đoạn trích được trích ra từ tập sách chữ Hán này.
Đoạn trích tuy ngắn gọn nhưng đã ghi chép thật chân thực, cụ thể, sinh động những thú vui xa hoa, hưởng thụ của vua chúa, cùng với đó là sự nhũng nhiễu của bọn quan lại dưới thời Lê – Trịnh. Đồng thời, thông qua đó, ông muốn lên án, tố cáo một xã hội thối nát từ tận cùng, khiến cho dân chúng không thể yên ổn.
Mở đầu đoạn trích, bằng ngòi bút chân thực, không câu nệ của Phạm Đình Hổ, người đọc chúng ta được chứng kiến một cuộc sống ăn chơi với những thú vui chơi xa xỉ của chúa Trịnh Sâm cùng với bọn quan hầu cận. Vốn là một vị chúa, Trịnh Sâm phải quan tâm đến triều đình, giải quyết các quyết sách cùng nhà vua. Nhưng không, Trịnh Sâm không hề quan tâm đến việc triều chính, hắn chỉ lo hưởng thụ cuộc sống xa hoa, lãng phí.
Chúa Trịnh cho xây dựng đền đài, cung điện bên bờ Tây Hồ để phục vụ mỗi lần vua ra chơi. Cái việc “xây dựng đình đài”, cung điện liên miên ấy chỉ để thỏa mãn cái thú chơi đèn đuốc, “đi chơi ngắm cảnh đẹp” của chúa. Không chỉ ở Tây Hồ, chúa còn cho xây dựng ở nhiều nơi chúa thường lui tới như núi Tử Trầm, núi Dũng Thúy. Đi tới đâu cũng kéo theo việc xây dựng đình đàm gây hao tốn công sức và tiền của của người dân nghèo.
Ở đây, Phạm Đình Hổ đặc biệt miêu tả lại một cuộc dạo chơi của chúa ở phủ Tây Hồ. Khi chúa đến phủ Tây Hồ để thăm thú, chúa Trịnh Sâm thường “ngự ở li cung”, binh lính thì “dàn hầu vòng quanh bốn mặt hồ”, các quan lại, nội thần thì “đều bịt khăn, mặc áo đàn bà, bày bách hóa quanh hồ bán”.
Lúc thuyền chúa ngự tới đâu, lại có những kẻ đại thần ghé vào hàng quán ấy mua đồ “như ở cửa hàng trong chợ. Ở “gác chuông chùa Trấn Quốc hay dưới bóng cây bến đá nào đó”, bọn nhạc công phải ngồi tấu nhạc mua vui. Phải nói, cuộc vui chơi ấy thật giả dối và lố lăng hết sức. Vậy mà mỗi tháng, nó diễn ra tới tận “ba bốn lần”. Thật tốn kém tiền của đến vô cùng!
Ngòi bút khách quan, chân thực của Phạm Đình Hổ đã cho chúng ta thấy một bức tranh về cuộc sống ăn chơi, hưởng lạc đầy giả dối, nực cười, lố lăng của vua chúa và quan lại thời Lê – Trịnh. Những thú chơi tiêu khiển ấy không chỉ khiến người khác cảm thấy lố lăng mà còn làm hao tốn tiền của, công sức của những người dân lao động trong xã hội lúc bấy giờ nữa.
Thông qua những ghi chép cụ thể này, Phạm Đình Hổ âm thầm tố cáo xã hội, vua chúa cùng tầng lớp quan lại chỉ biết hưởng thụ cuộc sống xa hoa mà không quan tâm gì đến dân chúng cũng như các vấn đề của xã hội thời bấy giờ.
Không chỉ có thú hưởng lạc giả dối, lố lăng, khác người, chúa Trịnh Sâm và bọn quan lại còn có thú chơi cây cảnh cũng thật dị thường. Khắp cung vua, “bao nhiêu loài trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu cây hoa cảnh chốn nhân gian” đều có, nhưng đều là những đồ vật bị vua “thu lấy”, đoạt lấy một cách hết sức trắng trợn.
Bằng những từ ngữ sống động, Phạm Đình Hổ cũng khắc họa lại công cuộc đem một cây đa to nhiều cành lá về tô điểm cho cung vua. Nào là phải có “một cơ binh mới khiêng nổi”, nào là “bốn người đi kém, đều cầm gươm, đánh thanh la, đốc thúc quân lính khiêng cho đều tay”. Chỉ một thú chơi thôi mà phải huy động tới một cơ binh hàng trăm người để mang về cho phủ chúa. Thú chơi ấy thật mất nhiều công sức, thời gian và tiền bạc.
Chưa kể, trong phủ, bốn bề đều “điểm xuyết bày vẽ hình non bộ, trông như bến bể đầu non”, rồi những loài chim, loài vượn, đều được phủ chúa hết sức thu về, bày vẽ trong đó, khiến cho phủ lúc nào cũng ồn ào như “trận mưa sa gió táp, vỡ tổ tan đàn”. Đây cũng là một sự bộc lộ cảm xúc rất kín đáo, tế nhị của Phạm Đình Hổ về thú chơi trong phủ chúa.
Ông cảm thấy dù trong phủ chúa có thật nhiều chim muông, thú lạ, cây cảnh đẹp, nhưng lại vang lên những tiếng kêu thật như tiếng “tan đàn”, “mưa sa bão táp”, đều là những điều không may. Bởi tiếng kêu của chim, tiếng hú của vượn, phải chăng là tiếng than của muôn loài đang bị nhốt trong lồng cũi, là tiếng của thiên nhiên, vạn vật đang giận dữ kêu than?
Đó như là lời dự đoán về sự sụp đổ của một triều đại đã thối nát từ tận xương tủy, chỉ biết ăn chơi, biết hưởng lạc, sa đọa trên mồ hôi, công sức, máu thịt của nhân dân!
Phạm Đình Hổ không chỉ để ý ghi chép về thói ăn chơi vô độ, nhố nhăng của vua tôi Trịnh Sâm mà còn để ý ghi chép cả thói nhũng nhiễu của những kẻ làm quan dưới trướng Trịnh Sâm nữa. Đó là những kẻ nổi lên, được trọng dụng bởi thói nịnh nọt, là tay sai đắc lực trong công cuộc hưởng lạc của vua. Chính thói ăn chơi, hưởng lạc ấy của chúa Trịnh đã tạo ra đám tham quan với thói nịnh bợ, nhũng nhiều.
Điển hình, để lấy được những vật quý báu của dân chúng trong dân gian “chậu hoa cây cảnh, chim tốt khướu hay”, chúng bày trò, “nhờ gió bẻ măng”, biên hai chữ “phụng thủ” để mà cướp đi một cách trắng trợn.
Không chỉ thế, chúng còn lẻn vào nhà người ta, “cắt phăng” những cây cảnh, chậu hoa ấy rồi giá họa, bắt dân chúng bỏ của ra mà kêu để không bị buộc tội. Với những cây cối to lớn, bọn quan lại còn sai người phá hủy tường để khiêng ra, gây tổn thất với tiền của của người dân.
Thế nhưng, chúng ỷ thế giúp vua bày những trò sa hoa, được vua chúa hậu thuẫn nên càng tác quái, hoành hành hơn nữa. Chúng mượn cớ đi tìm vật báu dâng lên vua, nhưng thực chất đang vơ vét tiền của của dân chúng để làm của riêng, vậy nên mới bày trò để những nhà giàu phải “bỏ của ra kêu oan” hay phải tự tay đập bỏ núi non bộ, phá hủy cây cảnh.
Để chính minh cho tính chân thực của câu chuyện, tác giả còn kể lại câu chuyện của chính gia đình mình. Vốn nhà Phạm Đình Hổ ở Hà Khẩu, Thọ Xương có cây lê “cao vài mươi trượng, lúc nở hoa, trắng xóa thơm lừng”, rồi có trồng hai cây lựu trắng và đỏ rất đẹp, nhưng vì sợ thói nhũng nhiều của bọn quan lại dưới trướng chúa Trịnh mà “bà cung nhân” nhà ông phải sai người chặt đi để tránh bị bọn chúng quấy nhiều.
Bằng những câu chứ chân thực, cụ thể mà sống động, Phạm Đình Hổ qua đó, kín đáo bộc lộ thái độ phê phán, phê bình thói ăn chơi hưởng lạc của vua chúa, dẫn đến sự nhũng loạn của đám quan lại dưới quyền. Ông cũng bày tỏ sự cảm thông sâu sắc với những số phận con người bị áp bức dưới triều đại phong kiến này.
Với lối ghi chép rất chân thực của mình, “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” của Phạm Đình Hổ đã phơi bày cuộc sống xa hoa với những thú chơi rất giả dối, lố lăng cùng thói nhũng nhiễu dân chúng của vua chúa và quan lại dưới thời vua Lê chúa Trịnh.
Không chỉ vậy, ông còn ngầm gửi vào đó sự phê phán về xã hội đương thời thối nát và đứng về phía những người dân bị áp bức. Đoạn trích vừa giàu tính hiện thực, sinh động với những sự việc người thật việc thật, vừa giàu giá trị nghệ thuật.
Phân Tích Chuyện Cũ Trong Phủ Chúa Trịnh Tiêu Biểu – Mẫu 3
Nhắc tới Phạm Đình Hổ (1768 – 1839), người đời nhớ tới tác phẩm Vũ trung tùy bút của ông. Một bút pháp nghệ thuật tinh tế, tài hoa, một phong thái thư nhàn cao nhã, ông tiêu biểu cho cốt cách kẻ sĩ Bắc Hà cuối thời Lê – Trịnh và thời kì đầu nhà Nguyễn. Chuyên cũ trong phủ chúa Trịnh là một trang tùy bút đặc sắc, rút trong Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ.
Tùy hứng mà viết, tùy bút mà viết, cảm hứng dào dạt, dâng trào, cảnh ăn chơi xa hoa của chúa Trịnh Sâm, cảnh bán hàng của bọn nội thần nội thị, cảnh tấu nhạc của bọn nhạc công cung đình tại chùa Trấn Quốc nơi Hồ Tây giữa thế ki XVIII, sự nhũng nhiễu của bọn hoạn quan khắp chốn dân gian… đã được tác giả Vũ Trung tùy bút chấm phá qua một vài nét, thế mà ta chỉ đọc qua một lần là có thể nhớ mãi.
Chuyện cũ… đã xảy ra vào khoảng năm Giáp Ngọ – Ất Mùi (1774 – 1775), đó là lúc Đàng Ngoài “vô sự”, là những năm tháng hoàng kim của Thịnh Vương (Trịnh Sâm); khi mà người ngọc Đặng Thị Huệ được chúa sủng ái trở thành nguyên phi. Trịnh Sâm sống trong xa hoa: Thích đi chơi ngắm cảnh đẹp, thường ngự ở các li cung trên Tây Hồ, núi Tử Trầm, núi Dũng Thúy.
Chúa ra chơi cung Thụy Liên trên bờ Tây Hồ mỗi tháng ba bốn lần. Cảnh đón tiếp với các thứ nghi lễ thật tưng bừng độc đáo. Có “binh lính dàn hầu vòng quanh bốn mặt hồ” Có tổ chức hội chợ, do quan nội thần cải trang “đều bịt khăn, mặc đồ đàn bà, bày bách hóa chung quanh bờ hồ để bán”
Thuyền ngự đi tới đâu thì các quan hô tụng đại thần tùy ý ghé vào bờ mua bán các thứ… Gác chuông chùa Trấn Quốc trở thành nơi hòa nhạc của bọn nhạc công cung đình. Đình đài, cung điện được xây dựng “liên tục” nhằm thỏa mãn cuộc sống ăn chơi của vua chúa và bọn quan lại thời Lê – Trịnh.
Bao nhiêu tiền của, vàng bạc, châu báu, nước mắt mồ hôi của nhân dân bị bòn vét đến kiệt cùng. Phạm Đình Hổ đã được mắt thấy tai nghe những Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh nên cách kể, cách tả của ông rất sống động.
Để được sống trong xa hoa, hưởng lạc đế vương, từ chúa đến quan đều trở thành bọn cướp ngày ra sức hoành hành, trấn lột khắp chốn cùng quê. Chúa thì “sức thu lấy” trân cầm dị thú, cổ mộc, quái thạch và chậu hoa cây cảnh ở chốn dân gian “không thiếu một thứ gì”. Có những cây cảnh “cành lá rườm rà… như cây cổ thụ mọc trên đầu non hốc đá, rễ dài đến vài trượng” phải dùng đến một cơ binh mới khiêng nổi, từ bên bắc chở qua sông đem về.
Trong phủ chúa “điểm xuyết” bao núi non bộ trông lạ mắt như “bốn bể đầu non”. Vườn ngự uyển, trong những đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm “ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ tổ tan đàn”. Nếu như trong Thượng kinh kí sự, Lê Hữu Trác ngạc nhiên viết:
Hoa cung thoảng ngạt ngào đưa tới,
Vườn ngự nghe vẹt nói đòi phen.
Quê mùa cung cấm chưa quen,
Khác gì ngư phủ đào nguyên thuở nào.
Thì ở đây, Phạm Đình Hổ ái ngại nghĩ: “Kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường”. Cuộc sống cực kì xa hoa ấy là nguyên nhân cho sự sụp đổ ngai vàng ngày một ngày hai sẽ nổ ra.
Đó là năm 1782, Trịnh Sâm qua đời; loạn kiêu binh nổ ra, kinh thành Thăng Long bị đốt phá tan hoang; năm 1786, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc Hà lần thứ nhất, cơ nghiệp họ Trịnh tan tành trong nháy mắt! “Cái triệu bất tường” mà Phạm Đình Hổ nghĩ tới thật linh nghiệm. Quy luật cuộc đời vô cùng sòng phẳng, cay nghiệt:
Thịnh mãn lắm, oán thù càng lắm,
Trăm loài ma mồ nấm chung quanh.
Nghìn vàng khôn đổi được mình
Lầu ca viện hát, tan tành còn đâu?
(Văn chiêu hồn – Nguyễn Du)
Bọn hoạn quan trong phủ chúa vừa trắng trợn vừa xảo quyệt, như dân gian đã khinh bỉ chửi vào mặt: “Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”. Chúng dùng thủ đoạn “nhờ gió bẻ măng, ra ngoài dọa dẫm”. Chỉ bằng hai chữ “phụng thủ” biên ngay vào chậu hoa cây cảnh, chim tốt khiếu hay của bất cứ nhà nào là chúng cướp được.
Chúng còn lập mưu đêm đến cho tay chân sai lính lẻn vào “lấy phăng đi, rồi buộc cho tội đem giấu vật cung phụng để dọa lấy tiền”.
Chúng ngang ngược “phá nhà hủy tường” của dân để khiêng hòn đá hoặc cây cối gì mà chúng cướp được! Đối với nhà giàu thì chúng lập mưu vu cho là “giấu vật cung phụng” để hành hạ, để làm tiền, nhiều người phải “bỏ của ra kêu van chí chết”, có gia đình “phải đập bỏ núi non bộ, hoặc phá bỏ cây cảnh để tránh khỏi tai vạ”
Gia đình tác giả thuộc hàng quan lại, quý tộc thời Lê – Trịnh. Trước sự nhũng nhiễu hoành hành, mẹ Phạm Đình Hổ là bà cung nhân phải sai người nhà chặt cây lê “cao vài mươi trượng, lúc nở hoa trắng xóa thơm lừng”, hai cây lựu trắng, lựu đỏ “lúc ra quả trông rất đẹp”.
Chi tiết này, tình tiết này rất sống, rất thực. Tác giả đã kể lại một chuyện có thật của gia đình mình ở phường Hà Khẩu để vừa tạo nên niềm tin cho người đọc mai hậu, vừa phê phán bộ mặt tham lam, ghê tởm của bọn quan lại thời Lê – Trịnh, vạch trần sự thối tha trong phủ chúa.
Trang tùy bút Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh của Phạm Đình Hổ có giá trị lịch sử sâu sắc, nó đã làm hiện lên cảnh vật và con người, cuộc sống xa hoa ăn chơi của vua chúa, hành động ăn cướp, làm tiền trắng trợn của bọn quan lại trong phủ chúa. Ngòi bút của Phạm Đình Hổ rất trầm tĩnh và sâu sắc. Mọi cảm xúc, ý nghĩ của ông về nhân tình thế sự được gửi gắm qua những chi tiết, tình tiết, mẩu chuyện rất sống động, rất chọn lọc, đậm đà, nhã thú.
Phân Tích Chuyện Cũ Trong Phủ Chúa Trịnh Nổi Bật – Mẫu 4
Phạm Đình Hổ (1768 – 1839), quê ở tỉnh Hải Dương. Ông sinh ra trong một gia đình làm quan cuối thời Lê – Trịnh. Phạm Đình Hổ là người rất tài giỏi. Điều này được minh chứng rất rõ khi ông còn rất nhỏ, khi còn đi học. Ông sáng tác rất nhiều văn thơ chữ Hán có giá trị về nhiều mặt.
Nổi bật nhất phải kể đến tác phẩm “Vũ trung tùy bút”, đây là tác phẩm gắn liền với tên tuổi của Phạm Đình Hổ. Trong đó, Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh là một trang tùy bút nổi bật trong tác phẩm.
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh được viết dựa vào câu chuyện khoảng năm Giáp Ngọ – Ất Mùi. Đó là những ngày tháng nhung lụa của chúa Trịnh Sâm. Trịnh Sâm sống trong xa hoa, quyền quý với những thú vui sa đọa. Điều này được thể hiện rõ qua những chi tiết như Chúa thích đi chơi ngắm cảnh đẹp, tháng ba bốn lần.
Việc đón tiếp Chúa cũng phải linh đình long trọng không thua kém bất kì lễ hội nào. Thuyền Chúa dừng lại đâu thì các quan lại ghé vào bờ mua bán tấp nập. Chùa Trấn Quốc đã trở thành nơi hòa tấu nhạc, mua vui của lũ nhạc công ở cung đình. Đình, điện được xây dựng, trùng tu để thỏa mãn cuộc sống ăn chơi trác táng của vua chúa cũng như bọn quan lại Lê – Trịnh. Tất cả kinh tế, tiền của của nhân dân đều phục vụ cho mục đích đó của chúng.
Sống trong xa hoa, hưởng lạc nên từ chúa đến lũ quan lại đều trở thành những “lũ cướp” trắng trợn nhân dân. Phạm Đình Hổ đã khắc họa rất cụ thể, chi tiết về thú vui chơi đến táo bạo, khác lạ bóc lột nhân dân của chúa Trịnh Sâm “thu lấy trân cầm dị thú, cổ mộc, quái thạch và chậu hoa cây cảnh ở chốn nhân gian không thiếu một thứ gì”. Có những cây to, khó chở phải điều động nhân lực và vận chuyển vô cùng vất vả về đến phủ Chúa.
Trong phủ chúa, vườn tược đều được điểm xuyết những loại cây quý được đưa từ khắp nơi về. Cuộc sống xa hoa, trác táng không bao giờ bền vững, kéo dài. Đó chính là lí do của sự sụp đổ ngai vàng của Chúa. Năm 1782, chúa Trịnh Sâm qua đời, cảnh loạn binh xảy ra, Nguyễn Huệ khởi nghĩa khiến sự nghiệp của họ Trịnh tan biến trong chớp mắt.
Cảnh loạn lạc xảy ra khắp mọi nơi. Lũ hoạn quan với những thủ đoạn thâm độc đã ngang ngược phá hủy đồ đạc, công trình của triều đình. Lũ nhà giàu thì mưu mô, xảo quyệt. Nhiều gia đình phải li tán, gặp khó khăn về mọi mặt.
Trước tình hình đó, tác giả cũng đề cập phần ít đến việc gia đình mình. Mẹ Phạm Đình Hổ là bà cung nhân phải sai người chặt cây lê “cao vài mươi trượng, lúc nở hoa trắng xóa thơm lừng”, hai cây lựu trắng, lựu đỏ lúc ra quả trông rất đẹp.
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh là một câu chuyện có thật do chính tác giả quan sát và ghi chép lại. Đây là một câu chuyện có giá trị to lớn về mọi mặt, đặc biệt là giá trị lịch sử với những chi tiết, sự kiện lịch sử nổi bật.
Chính ngòi bút sắc lạnh nhưng có phần sâu cay, chua xót đã góp phần tạo nên nội dung ý nghĩa của câu chuyện. Trải qua nhiều năm tháng nhưng giá trị của câu chuyện vẫn còn mãi đối với người đọc và là một trong những câu chuyện nổi bật thuộc thể loại tùy bút.
Phân Tích Chuyện Cũ Trong Phủ Chúa Trịnh Chọn Lọc – Mẫu 5
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh được trích từ Vũ Trung tùy bút của Phạm Đình Hổ. Tác phẩm đã ghi lại một cách chân thực bức tranh trong phủ chúa Trịnh Sâm với thói ăn chơi xa xỉ, vô độ; sự hống hách ngang ngược của bọn quan lại, đồng thời cho thấy cuộc sống khốn khổ của nhân dân.
Trước hết tác giả phác họa bức tranh ăn chơi xa xỉ trong phủ chúa Trịnh và các quan lại hầu cận. Để chứng minh thói ăn chơi vô độ của chúa Trịnh Sâm, Phạm Đình Hổ đã liệt kê trên nhiều phương diện. Trước hết, chúa cho xây dựng nhiều đền đài, cung điện để thỏa mãn thú “đi chơi ngắm cảnh đẹp”, việc xây dựng triền miên hết năm này qua năm khác, không chỉ hao tiền tốn của mà còn bòn rút hết sức lực của người dân, khiến cuộc sống của họ cùng cực, đói khổ.
Không chỉ vậy, chúa Trịnh còn thường rong chơi, trong một tháng dạo chơi trên hồ đến ba bốn lần. Những cuộc dạo chơi đó còn phải huy động rất nhiều người hầu, kẻ hạ “binh lính dân hầu vòng quanh bốn mặt hồ” sẵn sàng thực hiện mệnh lệnh của chúa. Chúa Trịnh còn bày ra nhiều trò giải trí lố lăng, tốn kém tiền bạc như cho các nội thần ăn mặc giả đàn bà bày hàng bán quanh hồ, thuyền ngự dạo trên hồ, thỉnh thoảng lại ghé vào mua bán.
Thực là một cảnh lố lăng, kệch cỡm chưa từng có trong lịch sử nước nhà. Đến sự việc thứ ba thì càng đáng trách hơn nữa, không chỉ bày ra những trò chơi kệch cỡm, phủ chúa còn ngang nhiên cướp đoạt trắng trợn những “loài trân cầm dị thú, cổ mộc, quái thạch và chậu hoa cây cảnh” trong dân gian mang về phủ chúa.
Để làm rõ hơn điều đó, tác giả lấy dẫn chứng hết sức chân thực về việc di chuyển một cây cổ thụ: “cổ thụ mọc trên đầu non hốc đá, rễ dài đến vài trượng, phải một cơ bình mới khiêng nổi” ấy vậy mà phủ chúa nhất quyết phải đem cho được cây cổ thụ ấy về. Những việc làm, hành động đó càng cho thấy rõ hơn sự ngang ngược, lộng hành của chúa Trịnh Sâm.
Cuối đoạn văn, tác giả đã khẳng định: “Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu, vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ tổ tan đàn, kẻ thức giả biết đó là triệu bất thường”. Đây là những suy nghĩ, cảm nhận được nhà văn trực tiếp bộc lộ.
Suốt cả đoạn văn phía trước ông chỉ kể lại, trần thuật lại bằng giọng đều đều bình bình, không nhấn nhá, không cảm xúc, nhưng đến đây ông cũng phải cất lên tiếng thở dài não nùng. Những kẻ thức giả, có hiểu biết sẽ nhận ra rằng đây là những dấu hiệu bất thường, báo hiệu sự suy yếu tất dẫn đến bại vong của một triều đại. Triều đại chỉ lo ăn chơi, hưởng lạc, chà đạp lên đời sống người dân ắt sẽ sụp đổ.
Người xưa vẫn thường nói rằng: “Thượng bất chính , hạ tắc loạn” tức để nói nếu bề trên làm việc không nghiêm túc, làm những điều sai trái thì tất yếu kẻ bề dưới cũng vì thế mà làm theo. Trong phủ chúa Trịnh, mọi việc đã diễn ra đúng như vậy. Chúa Trịnh tham lam, chỉ lo hưởng lạc nên tất yếu sinh ra những kẻ hầu cận, quan cấp dưới ỷ thế mà ức hiếp dân lành, chúng dùng nhiều thủ đoạn để nhũng nhiễu, vơ vét của nhân dân.
Bọn hoạn quan bày trò cướp đoạt, vu cáo, phá hoại tài sản của người dân trắng trợn. Chúng “dò xem” nhà nào có vật quý thì biên ngay vào hai chữ “phụng thủ”.
Ở đoạn văn này tác giả sử dụng hàng loạt động từ, kết hợp với miêu tả cho thấy sự ngang ngược, bất nhân của chúng: “trèo qua tường thành lẻn ra” “lấy phăng đi” “buộc tội”,… đó là hành động của kẻ cướp, chúng vừa ăn cắp, vừa la làng. Những người bị vu vạ phải chạy vạy tiền của hoặc tự tay phá đi “núi non bộ” “cây cảnh” để không rước tai vạ vào thân.
Người dân phải chịu biết bao bất công, phi lí. Để làm cho đoạn văn tăng tính xác thực, Phạm Đình Hổ kể một chuyện xảy ra với chính gia đình mình. Gia đình nhà ông có cây lê cao lớn, đẹp đẽ, lúc hoa nở trắng xóa, thơm lừng; ngoài ra còn có trồng hai cây lựu trắng và lựa đỏ lúc ra quả rất đẹp nhưng bà cung nhân cũng phải sai chặt đi. Đoạn văn cuối tác phẩm đã góp phần tố cáo, tăng ý nghĩa phê phán với bọn quan lại lúc bấy giờ.
Tác phẩm không chỉ hấp dẫn ở nội dung đặc sắc mà còn gây hứng thú cho bạn đọc ở ngòi bút tài hoa. Phạm Đình Hổ đã ghi chép một cách chân thực những gì mình đã chứng kiến. Ngôn ngữ, giọng điệu tự nhiên, trôi chảy, không bị gò bó bởi cốt truyện. Kết hợp hài hòa giữa kể và tả vạch trần bộ mặt xấu xa, độc ác, bất nhân của chúa Trịnh và bè lũ tay sai.
Với thể tùy bút linh hoạt, phóng khoáng Phạm Đình Hổ đã ghi lại một cách chân thực, sinh động khung cảnh sinh hoạt sa đọa, lối sống xa hoa, vô độ trong phủ chúa và sự lộng hành, nhũng nhiễu của bọn quan lại dưới quyền. Đằng sau bức tranh đó còn cho thấy đời sống khổ cực, bị đè nén, áp bức của nhân dân.