Thohay.vn tổng hợp 15+ mẫu gợi ý viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do lớp 8 hay, xuất sắc nhất.
NỘI DUNG CHÍNH
Thể Thơ Tự Do Là Gì?
Thể thơ tự do là một dạng thơ hiện đại, cho phép người viết thể hiện sự cái tôi và khả năng phá cách, sáng tạo của mình một cách tự do. Trong thể thơ tự do, không có ràng buộc về số chữ trong mỗi câu, số câu trong một dòng và số dòng trong một bài thơ, cũng như không giới hạn về số lượng dòng thơ trong toàn bài.
Đón đọc chi tiết 👉 Thơ Tự Do Là Gì
Cách Viết Đoạn Văn Ghi Lại Cảm Nghĩ Về Một Bài Thơ Tự Do
Thohay.vn hướng dẫn cách viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do giúp các em có thể làm bài thật tốt.
- Bước 1. Lựa chọn bài thơ: chọn một bài thơ mà em yêu thích và phù hợp với lứa tuổi với khả năng cảm nhận của em.
- Bước 2. Tìm ý chính
- Đọc bài thơ nhiều lần để cảm nhận âm điệu, mạch cảm xúc của nó
- Ghi lại cảm nghĩ của em về những nét đặc sắc trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật của bài thơ:
- Yếu tố miêu tả, hình ảnh nổi bật, từ ngữ đặc sắc, biện pháp tu từ,…
- Nội dung cảm xúc, thông điệp của bài thơ
- Xác định cảm nghĩ chung về bài thơ (sử dụng những từ ngữ diễn tả cảm xúc như xúc động, tự hào, biết ơn,…)
- Bước 3. Lập dàn ý
Bật mí cho bạn đọc cách 👉 Tập Làm Một Bài Thơ Tự Do
Dàn Ý Đoạn Văn Ghi Lại Cảm Nghĩ Về Một Bài Thơ Tự Do Lớp 8
Tiếp theo là dàn ý đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do dành cho các em học sinh lớp 8:
I .Mở bài: Giới thiệu nhan đề, tác giả và nêu cảm nghĩ chung về bài thơ.
II. Thân bài
- Chỉ ra nội dung hoặc nghệ thuật cụ thể của bài thơ khiến em yêu thích và có nhiều cảm xúc, suy nghĩ.
- Nêu ra các lý do khiến em yêu thích (nội dung, nghệ thuật của bài thơ…)
III. Kết bài: Khẳng định lại cảm nghĩ về bài thơ và ý nghĩa của bài thơ.
Đọc thêm chùm👉 Thơ Lớp 8
15+ Bài Văn Viết Đoạn Văn Ghi Lại Cảm Xúc Về Một Bài Thơ Ngắn Hay
Tuyển tập 15+ mẫu gợi ý về cách viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ ngắn hay dưới đây.
Viết Đoạn Văn Ghi Lại Cảm Xúc Về Một Bài Thơ Tự Do Xuất Sắc – Hoan Hô Chiến Sĩ Điện Biên
Bài thơ “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” là một tác phẩm đầy cảm xúc và ý nghĩa về cuộc chiến Điện Biên Phủ hào hùng. Đọc bài thơ này, em không khỏi cảm thấy tự hào và biết ơn về tinh thần chiến đấu quả cảm của các chiến sĩ Việt Nam trong cuộc chiến lịch sử đó.
Những dòng văn của tác giả đã tả nên hình ảnh sức mạnh, quyết tâm và lòng dũng cảm của những người lính Việt Nam tại Điện Biên. Họ đã hy sinh tất cả, không ngần ngại đánh đổi máu và nước mắt để bảo vệ đất nước, để giữ vững chủ quyền và tự do cho dân tộc.
Đọc bài thơ này, em cảm thấy lòng mình xao xuyến, tự hào về tinh thần yêu nước, sẵn sàng hy sinh của các chiến sĩ Điện Biên. Họ đã để lại một dấu ấn sâu đậm trong lòng mỗi người con Việt Nam, là nguồn cảm hứng vĩ đại để chúng ta tiếp tục phấn đấu, xây dựng đất nước ngày càng phồn thịnh, vững mạnh.
Tóm lại, bài thơ “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” là một tác phẩm đáng để ta tự hào và trân trọng. Nó là minh chứng rõ ràng cho tinh thần đoàn kết, quyết tâm và sự hy sinh cao cả của dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến chống Pháp, góp phần lớn vào chiến thắng lịch sử tại Điện Biên Phủ.
Viết Đoạn Văn Ghi Lại Cảm Xúc Về Một Bài Thơ Tự Do Cực Ngắn – Mưa
Mưa là một bài thơ rất thú vị mà em vừa được đọc gần đây. Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã nhân hóa tất cả những sự vật có trong bài thơ, tạo nên rất nhiều những hình ảnh sinh động và hấp dẫn. Đặc biệt, bài thơ còn sử dụng thể thơ tự do với các câu thơ dài ngắn khác nhau, gợi lên nhịp điệu của những giọt mưa rả rích. Trong bài thơ, một cơn mưa rào ập đến bật chợt.
Dưới đôi mắt của trẻ thơ, ông trời như mặc áo giáp đen, sấm thì ghé xuống sân nhà cười khanh khách. Những cây mía ngả nghiêng trong gió được nhân hóa như đang múa lưỡi gươm dài. Cây bưởi thì khệ nệ bồng bế những đứa con đầu tròn trộc lốc. Bụi tre thì tần ngần gỡ tóc cho kịp tắm trong làn mưa mát rượi. Những sự vật tưởng là bình thường nay bỗng hóa thú vị và hấp dẫn hơn trong bài thơ.
Đón đọc 👉 Bài Thơ Mưa Của Trần Đăng Khoa
Viết Đoạn Văn Ghi Lại Cảm Xúc Về Một Bài Thơ Tự Do Siêu Hay – Mây Và Sóng
“Mây và sóng” của Ta-go đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử. Tác phẩm được viết theo thể thơ tự do với những câu thơ có độ dài khắc khác nhau, từ đó khiến cho bài thơ giống như một câu chuyện được kể lại – điều này đã góp phần tạo ra yếu tố tự sự.
Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Sau khi nghe câu trả lời, em bé chợt nhớ đến mẹ vẫn đang đợi mình ở nhà và từ chối: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”.
Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở vào lòng. Tóm lại, “Mây và sóng” đã mang lại những cảm xúc thật đẹp đẽ cho người đọc.
Xem thêm tác phẩm 👉 Mây Và Sóng 👉của Ta-Go
Viết Đoạn Văn Ghi Lại Cảm Nghĩ Về Một Bài Thơ Tự Do Ngắn Nhất – Con Là
Khi đọc bài thơ “Con là…” của Y Phương, em cảm thấy vô cùng xúc động và yêu thích. Tác giả sử dụng giọng thơ nhẹ nhàng, những hình ảnh giản dị nhưng lại chan chứa biết bao yêu thương. Điệp ngữ “Con là” ở đầu mỗi khổ thơ muốn nhấn mạnh được vai trò của đứa con. Dù là “nỗi buồn” có to lớn bằng “trời” thì cũng sẽ được lấp đầy, vơi dần đi.
Dù là “niềm vui” chỉ bé nhỏ như “hạt vừng” thì cũng sẽ luôn tồn tại, hiện hữu mãi trong ngôi nhà yêu thương. Đặc biệt nhất, con chính là “sợi dây hạnh phúc” gắn kết mối quan hệ giữa cha và mẹ, để gia đình mãi luôn ấm yên, hạnh phúc. Bài thơ đã giúp chúng ta cảm nhận một cách sâu sắc hơn những tình cảm của người cha dành cho con. Bài thơ ngắn nhưng để lại dư âm to lớn với người đọc, nhẹ nhàng mà sâu lắng.
Viết Đoạn Văn Ghi Lại Cảm Nghĩ Về Một Bài Thơ Từ Đó Trong Lời Mẹ Hát Đặc Sắc
Khi đọc bài thơ Trong lời mẹ hát, em đã có ấn tượng vô cùng sâu sắc. Đọc những câu thơ đầu, em có liên tưởng về hình ảnh người mẹ đang bế đứa con nằm trên chiếc võng. Từng nhịp võng chòng chành, tiếng mẹ hát ru vang lên ngọt ngào đã đưa con vào giấc ngủ.
Tiếp đến, tác giả đã nêu ra những hình ảnh xuất hiện trong lời ru của mẹ, đầy quen thuộc và thân thương. Đó là cánh đồng xanh mướt, cánh cò trắng bay lượn. Đó là những màu vàng của hoa mướp, con gà cục tác, lá chanh. Đó còn là lũy tre huyền thoại, dây trầu, vầng trăng hay hương cau. Tất cả đều thật đối thân quen, gần gũi. Và có lẽ, cảm động nhất đó chính là hình ảnh của người mẹ.
Hình ảnh “áo mẹ bạc phơ bạc phếch” cho thấy nỗi vất vả, đắng cay của mẹ. Và người con lại thêm thương mẹ nhiều hơn. Thời gian chảy trôi qua tóc mẹ, làm cho mái tóc xanh mượt giờ trở nên bạc trắng, tấm lưng thẳng giờ đã còng dần xuống.
Mẹ càng già đi, con lại càng trưởng thành. Lời ru của mẹ chính là sức mạnh, chắp cánh cho con bay xa hơn. Dù có bay xa đến đâu, mẹ vẫn dõi theo con, động viên và chờ đợi con trở về trong vòng tay âu yến. Có thể thấy, bài thơ Trong lời mẹ gửi gắm một tình mẫu tử thật thiêng liêng, đẹp đẽ khiến cho ta thêm thấu hiểu hơn.
Đọc thêm tác phẩm ✅ Trong Lời Mẹ Hát ✅ nội dung + nghệ thuật
Viết Đoạn Văn Ghi Lại Cảm Nghĩ Về Một Bài Thơ Tự Do Khoảng Trời Hố Bom Ngắn Hay
Bài thơ “Khoảng trời hố bom” của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ là một tác phẩm đầy sức mạnh và sâu sắc về cuộc sống trong thời kỳ chiến tranh. Được viết dưới góc nhìn của một người phụ nữ, bài thơ đưa người đọc vào cảm xúc của những người dân sống trong cảnh khốn khó, đau buồn và mất mát do chiến tranh gây ra.
Từng câu thơ trong bài thơ đều chứa đựng những hình ảnh sâu sắc về cuộc sống hàng ngày của những người dân bị ảnh hưởng bởi chiến tranh. Những hố bom, những cánh đồng hoa cúc bị phá hủy, những người lính trẻ tuổi hy sinh, tất cả đều tạo nên một bức tranh đau thương và bi kịch của cuộc sống trong thời chiến.
Đặc biệt, bài thơ còn đề cập đến tình yêu thương và hy vọng, những giá trị nhân văn cao quý mà người phụ nữ trong bài thơ không bao giờ từ bỏ dù trong hoàn cảnh khó khăn nhất. Tình yêu thương và hy vọng đó là nguồn động viên, là sức mạnh giúp họ vượt qua mọi khó khăn, mọi đau thương để tiếp tục sống và hy vọng vào một ngày mai tươi sáng hơn.
Với em, bài thơ “Khoảng trời hố bom” là một tác phẩm đầy ý nghĩa và cảm xúc, là một lời nhắc nhở về những hậu quả đau thương của chiến tranh và giá trị của tình yêu thương và hy vọng trong cuộc sống. Đọc bài thơ, em cảm thấy những cảm xúc sâu sắc và xúc động, đồng thời cũng nhận ra rằng trong mọi hoàn cảnh, tình yêu thương và hy vọng luôn là điều quan trọng nhất để chúng ta vượt qua mọi khó khăn và tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống.
Viết Đoạn Văn Ghi Lại Cảm Nghĩ Của Em Về Bài Thơ Đó – Ta Đi Tới
Bài thơ “Ta đi tới” của Tố Hữu đã gợi cho em nhiều cảm nhận. Tác giả đã sáng tác bài thơ vào tháng 8 năm 1954 – thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, chính niềm vui chiến thắng lan tỏa đến khắp mọi miền tổ quốc đã gợi nguồn cảm hứng thơ ca cho tác giả.
Nhìn lại chặng đường cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp “ba ngàn ngày không nghỉ” nhà thơ đã bộc lộ cảm xúc sung sướng, tự hào khi giành được chiến thắng, lòng căm thù giặc sâu sắc. Hình ảnh trung tâm của bài thơ “ta đi” kết hợp với một loại các địa danh được xuất hiện đã góp phần thể hiện tình cảm của tác giả một cách sinh động hơn, đó là niềm vui chiến thắng đã lan tỏa trên khắp mọi miền của tổ quốc.
Khi đọc bài thơ, người đọc dường như cũng vui lây niềm vui của lúc bấy giờ. Tố Hữu giống như một người hướng dẫn viên du lịch, đưa người đọc trở về với miền kí ức xưa. Lịch sử đã ghi dấu dân tộc Việt Nam với lòng kiên trung, bất khuất đã làm tan tác những bóng thù hắc ám, đổ bao nhiêu giọt mồ hôi nước mắt để đổi lại nền độc lập cho Tổ quốc.
Không chỉ vậy, tác giả còn gửi gắm lời nhắc nhở mỗi con người chúng ta dù có đi đâu thì chúng ta vẫn là “con một cha, nhà một nóc”. Dù có như thế nào thì dòng máu con người Việt Nam vẫn chảy trong tim, ta vẫn luôn là “dân Cụ Hồ”, phải sống sao cho xứng đáng với cội nguồn đó.
Xem thêm 👉 Ta Đi Tới (Tố Hữu)
Viết Bài Văn Ghi Lại Cảm Nghĩ Về Một Bài Thơ Tự Do Hay Nhất – Những Cánh Buồm
“Những cánh buồm” là bài thơ mà em cảm thấy yêu thích nhất. Trong những câu thơ mở đầu, Hoàng Trung Thông đã khắc họa một không gian khoáng đãng của biển cả, với ánh mắt trời rực rỡ. Hình ảnh người cha và đứa con bước đi trên cát cho thấy sự gắn bó, gần gũi.
Cha bỗng trở nên già dặn hơn, tuổi đời như trải dài trong chiếc bóng dài lênh khênh. Còn đứa con thì lại trở nên thật bé bỏng, đáng yêu trong chiếc bóng tròn chắc nịch. Hình ảnh đối lập của bóng cha và bóng con thật ngộ nghĩnh, dễ thương càng khắc sâu thêm sự khác biệt của hai thế hệ cha – con. Khi nhìn về phía chân trời, đứa trẻ đã hỏi cha răng ở đó có những gì.
Câu trả lời của người cha đã khơi gợi trí tò mò của đứa trẻ về một thế giới mà ngay cả người lớn như cha của mình vẫn chưa hề đi đến. Điều đó làm con khao khát được khám phá, vì vậy mà con đã mong muốn cha mượn một cánh buồm “trắng” để con đi.
Người con muốn đi khắp nơi, muốn chinh phục thế giới rộng lớn ngoài kia. Và cha đã bắt gặp chính mình trong ước muốn của con. Vậy là, giờ đây, ước mơ chưa thể thực hiện của cha sẽ được gửi gắm nơi con. Bài thơ “Những cánh buồm” được đánh giá là một trong những tác phẩm hay về ngôn từ, âm hưởng và có sức gợi cảm.
Viết Đoạn Văn Ghi Lại Cảm Nghĩ Về Một Bài Thơ Tự Do Lớp 8 Nổi Tiếng – Đồng Chí
Trong những năm tháng khói lửa chiến tranh bập bùng, Đồng Chí là một áng thơ mang sức mạnh cổ vũ tinh thần to lớn. Bài thơ được Chính Hữu viết bằng thể thơ tự do, góp phần mang đến hơi thở hào sảng, bễ nghễ của những người lính trẻ.
Những con người đó đến từ những miền quê khác nhau, đi qua cuộc đời khác nhau nhưng đều có điểm chung là lòng yêu nước và sự căm thù giặc, quyết tâm chiến đấu vì tổ quốc. Bởi cùng chung lý tưởng ấy nên họ gọi nhau là “đồng chí”. Những người đồng chí vốn xa lạ nay trở nên thân thiết, cận kề bên nhau. Họ chia ngọt sẻ bùi, cùng nhau vượt qua khó khăn, gian nan, thử thách.
Họ đương đầu với mọi hiểm nguy, quyết không lùi bước vì độc lập dân tộc. Sự dũng cảm, kiên cường ấy của những người lính khiến em vô cùng kính phục. Đồng thời em càng trân trọng và biết ơn hơn những hi sinh của họ vì đất nước ngày hôm nay.
Đừng bỏ qua 👉 Bài Thơ Đồng Chí 👉của Chính Hữu
Viết Đoạn Văn Ghi Lại Cảm Nghĩ Về Một Bài Thơ Tự Do Lớp 8 Tiêu Biểu – Lời Con
Bài thơ Lời con của nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn là lời tâm sự của hai mẹ con. Tác giả đã chọn thể thơ tự do, để có thể tái hiện lại cuộc trò chuyện ấy, mà không làm mất đi sự tự nhiên, chân thành trong mạch thơ. Khổ thơ thứ nhất là những lời kể của người con với mẹ.
Các câu thơ chứa đựng những hình ảnh nhân hóa thú vị như cô tivi sắp ra chào, chùm bàng thân nhau như anh em… Sự hồn nhiên và ngây thơ của người con khiến thế giới được kể lại thật sống động và nhiệm màu như trong truyện cổ tích. Còn người mẹ thì khác, những vất vả của cuộc sống khiến thế giới qua đôi mắt của bà trở nên đơn điệu và nhạt nhẽo.
Bởi vậy, lời thơ của người mẹ ở khổ 2 đã làm không khí như chùng xuống. Tuy nhiên, người con đã không để điều đó kéo dài. Người con xuất hiện, đem đến tình yêu, niềm vui và nguồn sống mới cho người mẹ. Giúp mẹ cảm nhận được niềm hạnh phúc, đón nhận những câu chuyện lí thú, tận hưởng những phút giây dịu êm. Tất cả đều là do người con đem đến cho mẹ của mình.
Nhờ vậy mà khổ thơ thứ ba có giọng thơ vui tươi hơn hẳn. Từ đó, em cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng, sâu sắc. Đối với người mẹ, con cái chính là cả thế giới. Hiểu được điều đó qua bài thơ Lời con, em càng thêm yêu quý và muốn được sẻ chia nhiều hơn với mẹ của mình.
Viết Đoạn Văn Ghi Lại Cảm Nghĩ Về Một Bài Thơ Tự Do Lớp 8 Đơn Giản – Quê Hương
Bài thơ Quê Hương của tác giả Giang Nam là một tác phẩm tuyệt vời thể hiện tình cảm sâu đậm của tác giả đối với quê hương của mình. Đọc bài thơ này, ta có thể cảm nhận được sự tương tác đầy tình cảm giữa con người và vùng đất quê hương.
Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ một cách tinh tế để miêu tả vẻ đẹp tự nhiên và cuộc sống của quê hương. Những hình ảnh về những cánh đồng xanh mướt, dòng sông mát rượi, và ngọn đồi trù phú được tạo ra bằng những từ ngữ tươi đẹp và sinh động. Điều này khiến chúng ta cảm thấy như mình đang đi dạo trong quê hương thơ mộng của tác giả.
Bài thơ còn thể hiện tình cảm mạnh mẽ của tác giả đối với những người dân thân thương và cuộc sống hằng ngày tại quê hương. Tình yêu thương và gắn kết với quê hương được thể hiện qua từng dòng thơ và từng câu chuyện nhỏ về cuộc sống của người dân.
Ngoài ra, bài thơ cũng chứa đựng thông điệp về sự quý báu và cần phải bảo vệ quê hương. Tác giả thể hiện sự lo lắng về sự biến đổi môi trường và thay đổi trong cuộc sống nông thôn. Quê hương của tác giả không chỉ là nơi tình cảm mà còn là nguồn cảm hứng và động viên để bảo vệ và phát triển nó.
Tổng cộng, bài thơ ‘Quê Hương’ của Giang Nam thể hiện tình yêu và tình cảm sâu đậm đối với quê hương và cuộc sống nông thôn. Đây là một tác phẩm tuyệt vời thể hiện sự kết nối mạnh mẽ giữa con người và vùng đất quê hương của họ.”
Chia sẻ 👉 Bài Thơ Quê Hương Của Giang Nam
Viết Đoạn Văn Ghi Lại Cảm Nghĩ Về Một Bài Thơ Tự Do Lớp 8 Ngắn Gọn – Tiểu Đội Xe Không Kính
Bài thơ tiểu đội xe không kính là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Với nhan đề rất lạ gây tò mò cho người đọc, xe không kính là xe gì? Bằng những vần thơ giản dị, gần gũi tác giả đã giải thích cho bạn bạn đọc về những chiếc xe không kính: ”Không có kính không phải vì xe không có kính. Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi. ”
Chỉ qua hai câu thơ nhỏ nhưng người đọc có thể cảm nhận được những nguy hiểm và khốc liệt trên tuyến đường Trường Sơn mà những người lính lái xe phải vượt qua. Một hình ảnh trần trụi của chiến tranh, trong chiếc xe ấy người lái xe phải huy động mọi giác quan, năng lực để lái xe trong mạo hiểm, phiêu lưu. Tất cả đều vượt qua bởi một điều hết sức giản dị mà thiêng liêng. ”Không có kính, rồi xe không có đèn, .. Chỉ cần trong xe có một trái tim.”
Có thể nói đây là hình ảnh sâu sắc nhất trong bài thơ. Phạm Tiến Duật đã thể hiện thành công tâm hồn một thế hệ trẻ Việt Nam yêu nước trong những năm tháng hi sinh gian khổ mà vì dân tộc ta. Chiến tranh đã lùi xa, nhưng thơ Phạm Tiến Duật với hình tượng người chiến sĩ lái xe và “Vết xe lăn Trường Sơn” sẽ còn sống mãi trong tâm hồn của những người Việt Nam yêu nước. Những chiếc xe cùng con người anh hùng của một thời ấy đã góp phần làm nên huyền thoại về Trường Sơn, về Việt Nam anh dũng kiên cường.
Viết Đoạn Văn Ghi Lại Cảm Nghĩ Về Một Bài Thơ Tự Do Lớp 8 Ấn Tượng – Đợi Mẹ
Bài thơ Đợi mẹ của Vũ Quần Phương là một áng thơ thấm đẫm tình mẫu tử. Nhà thơ đã khéo léo lựa chọn thể thơ tự do để tạo nên nhịp thơ tự nhiên, phập phồng như dòng cảm xúc của nhân vật. Nhân vật chính của bài thơ là một đứa trẻ đang chờ mẹ đi làm về.
Đứa trẻ chờ mẹ từ khi trắng mới mọc cho đến khi tối hẳn. Thời gian đó chắc hẳn rất dài đối với đứa trẻ, vì em phải xa cách mẹ của mình. Cụm từ “em bé nhìn” lặp lại ba lần khẳng định cho điều đó. Thiếu dáng mẹ, ngôi nhà trở nên lạnh lẽo, chẳng còn là tổ ấm, chỉ là một khối kiến trúc vô hồn.
Điều đó gián tiếp khẳng định sự quan trọng của mẹ đối với em. Em chờ mẹ đến ngủ thiếp đi bên hè, trong giấc mơ, em tiếp tục ngồi đợi mẹ. Hành động chờ mẹ đi vào cả tiềm thức của em bé, chứng minh cho tình yêu tha thiết của em dành cho mẹ. Hình ảnh ấy khiến em xúc động vô cùng. Chính em cũng đã rất nhiều lần chờ mẹ đi làm, đi chợ về như vậy. Những cảm xúc ấy, em cũng từng trải qua nên thấu hiểu vô cùng. Bất kì đứa trẻ nào trên thế giới này cũng yêu mẹ, chờ mẹ, mong mẹ giống như thế.
Đón đọc 👉 Bài Thơ Đợi Mẹ 👉 của Vũ Quần Phương
Viết Đoạn Văn Ghi Lại Cảm Xúc Về Một Bài Thơ Lớp 8 Lá Đỏ Hay Nhất
Lá đỏ là một tác phẩm thơ mà em đặc biệt ấn tượng. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã lựa chọn thể thơ tự do với cách ngắt nhịp phóng khoáng, giúp góp phần tạo nên không khí hào hùng của cuộc gặp gỡ vội vã giữa rừng Trường Sơn hùng vĩ. Ở đó đoàn quân đi qua khu rừng có cơn mưa lá đỏ và tình cờ gặp mặt cô em gái tiền phương.
Trong không gian thi vị ấy, hình ảnh người em gái đó được tác giả ví như hình dáng quê hương. Chi tiết vai áo bạc vì đeo súng lâu ngày đã góp phần khắc họa vẻ đẹp mộc mạc nhưng mạnh mẽ của cô. Và hơn hết, cô chính là hiện thân của hậu phương, của những người ở lại phía sau. Họ cũng đang mỗi ngày gắng sức vì độc lập của tổ quốc. Hình ảnh đó đã tiếp thêm sức mạnh cho đoàn quân, để họ lao nhanh về phía Sài Gòn. Trước khi đi, họ để lại cho cô gái tiền phương lời hẹn gặp giữa Sài Gòn.
Khi ấy, đất nước đã độc lập, hậu phương và tiền tuyến sẽ lại hòa làm một, trở lại là những gia đình hạnh phúc. Đó vừa là lời hẹn vừa là lời thề của những người lính. Qua đó, bài thơ Lá đỏ đã giúp em cảm nhận được nhiệt huyết của những người lính trong thời bom đạn và càng thêm kính trọng, biết ơn những hi sinh của họ cho tổ quốc hôm nay.
Viết Bài Văn Ghi Lại Cảm Xúc Về Một Bài Thơ Mà Em Yêu Thích Lớp 8 – Một Con Mèo Nằm Ngủ Trên Ngực Tôi
“Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi” của nhà thơ Anh Ngọc là một bài thơ thú vị. Khi đọc bài thơ, người đọc đã cảm nhận được tình cảm yêu mến, trân trọng của nhân vật “tôi” dành cho con mèo của mình. Mở đầu, tác giả đã khắc họa hình ảnh con mèo đang nằm ngủ trên ngực của “tôi” hiện lên đầy sinh động qua các chi tiết: “đôi mắt biếc trong veo, hàm răng nhọn hoắt, móng vuốt khép lại, ngủ như đứa trẻ giữa vòng tay ấp ủ”.
Tác giả đã có một so sánh thật độc đáo, hình ảnh con mèo nằm ngủ trên ngực giống như một đứa trẻ, đang nằm ngủ say giấc. Qua đó, người đọc cảm nhận được vẻ đáng yêu, ngộ nghĩnh của con mèo. Và tâm trạng của nhân vật “tôi” trước hình ảnh này là niềm hạnh phúc, tràn ngập tình yêu thương dành cho con mèo của mình: “Trái tim tôi trong một phút bỗng mềm đi/Một nỗi gì lâng lâng như hạnh phúc”.
Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, nhằm diễn tả cảm xúc của nhân vật “tôi” lúc này, trái tim trở nên mềm mại, tan chảy trước vẻ đáng yêu con mèo. Đến khổ cuối, tác giả đã sử dụng kết hợp các biện pháp tu từ điệp ngữ “ngủ đi” cùng với hoán dụ (đôi tai vểnh ngây thơ, cái đuôi dài bướng bỉnh, hàng ria mép ngang tàng, đôi mắt biếc trong veo – chỉ con mèo) và ẩn dụ (con hổ con kiêu hãnh) nhằm diễn tả sinh động vẻ đẹp hình thể và tính cách của con mèo, gợi liên tưởng thú vị sâu sắc cho người đọc.
Đọc bài thơ, chúng ta có những cảm xúc thật đẹp đẽ, cũng như rút ra được bài học cẩn phải sống yêu thương các loài động vật hơn.
Cập nhật cho bạn bài thơ 👉 Một Con Mèo Nằm Ngủ Trên Ngực Tôi