15+ Mẫu Giới Thiệu Về Một Tác Phẩm Nghệ Thuật Lớp 11 (Hay Nhất)

Thohay.vn chia sẻ cho các em học sinh lớp 11 những bài văn mẫu giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật hay, đặc sắc nhất.

NỘI DUNG CHÍNH

Tác Phẩm Nghệ Thuật Là Gì?

Tác phẩm nghệ thuật là sản phẩm của quá trình sáng tạo trong các lĩnh vực nghệ thuật như văn học, hội họa, âm nhạc, điêu khắc, nhiếp ảnh, điện ảnh, kiến trúc và nhiều lĩnh vực khác. Các tác phẩm nghệ thuật thể hiện tư tưởng, cảm xúc và ý tưởng của nghệ sĩ thông qua các phương tiện biểu đạt nghệ thuật khác nhau.

Gợi ý 👉 Viết Bài Văn Nghị Luận Phân Tích, Đánh Giá Một Tác Phẩm Văn Học 

Gợi Ý Các Chủ Đề Tác Phẩm Nghệ Thuật Để Giới Thiệu

Thohay.vn liệt kê các chủ đề tác phẩm nghệ thuật để giới thiệu mà các em có thể tham khảo:

  • Hội hoạ
  • Điêu khắc
  • Văn chương
  • Kiến trúc
  • Điện ảnh
  • Âm nhạc
  • Sân khấu

Cách Giới Thiệu Về Một Tác Phẩm Nghệ Thuật

Tiếp theo sau đây là các bước để giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật, các em học sinh hãy tham khảo để có thể viết bài logic, tránh bị lạc đề.

  • Bước 1: Xác định và nêu được lý do chọn giới thiệu tác phẩm đó.
  • Bước 2: Trình bày được cảm nhận, quan điểm cá nhân của người nói về giá trị tác phẩm với các lý lẽ và bằng chứng thuyết phục; chủ động đặt câu hỏi để người nghe cùng tương tác và đối thoại.
  • Bước 3: Thể hiện sự tôn trọng những cách cảm nhận, đánh giá đa dạng đối với một tác phẩm nghệ thuật.

Tham khảo 👉 Viết Bài Văn Phân Tích Một Tác Phẩm Văn Học 

Dàn Ý Giới Thiệu Về Một Tác Phẩm Nghệ Thuật Lớp 11

Xem thêm mẫu dàn ý giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật lớp 11 được chia sẻ cụ thể sau đây:

  • I. Mở bài: Nêu được các thông tin cơ bản về tác phẩm (tác giả, tên tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, sự đón nhận của công chúng,…)
  • II. Thân bài
    • Nhìn nhận khái quát về tác phẩm
    • Phân tích từng khía cạnh nổi bật của tác phẩm với lí lẽ và bằng chứng rõ ràng, đầy đủ
    • Nêu những điều mà người xem, người nghe cần chuẩn bị để có được sự thưởng thức trọn vẹn, nhiều hứng thú đối với tác phẩm
  • III. Kết bài: Đánh giá chung về tác phẩm (thành công chính và những khiếm khuyết theo quan điểm nhìn nhận của người viết)

Đọc thêm cách 👉 Viết Văn Bản Nghị Luận Phân Tích, Đánh Giá Một Tác Phẩm Thơ

15+ Mẫu Giới Thiệu Về Một Tác Phẩm Nghệ Thuật Ngắn Hay

Thohay.vn tổng hợp top 15+ bài giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Việt Đoạn Văn Giới Thiệu Về Một Tác Phẩm Nghệ Thuật Đơn Giản – Bài Hát Tiến Quân Ca

“Tiến lên! Cùng tiến lên! Nước non Việt Nam ta vững bền…” đó là những giai điệu thân thuộc được ca vang trong không khí trang nghiêm thuộc phần nghi thức của vô vàn những sự kiện diễn ra ở khắp mọi nơi mà chúng ta thường hay thấy. Mỗi khi âm hưởng bài Quốc ca vang lên hùng tráng ấy là lúc mọi người dân Việt Nam yêu nước đều dường như cùng hòa chung một niềm đồng cảm – niềm đồng cảm về sự thiêng liêng và lòng tự hào.

Quốc ca Việt Nam là bài “Tiến quân ca” do Nhạc sĩ Văn Cao sáng tác, với những giai điệu thiêng liêng, hào hùng. Bài hát ra đời gắn với những ký ức Việt Nam thời kỳ tiền khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám cùng những kỷ niệm khó quên của tác giả.

Theo lời kể lại vào năm 1976 của tác giả về hoàn cảnh ra đời của bài Quốc ca, đó là vào những ngày mùa đông năm 1944, khi cuộc đấu tranh cách mạng của dân tộc đang sục sôi khí thế. Ông gặp Vũ Quý, là một cán bộ Việt Minh, cũng là một người vẫn theo dõi những hoạt động nghệ thuật của ông. Ông Vũ Quý hỏi như đề nghị ông Văn Cao thoát ly hoạt động cách mạng và giao nhiệm vụ đầu tiên cho ông là sáng tác một bài hát cho quân đội cách mạng.

Lúc ấy, chưa biết đến chiến khu, chỉ biết những con đường Phố Ga, đường Hàng Bông, đường Bờ Hồ (Hà Nội) theo thói quen đi và cũng chưa gặp các chiến sĩ quân đội cách mạng trong khóa quân chính đầu tiên và không biết họ hát như thế nào… tác giả “đang nghĩ cách viết một bài hát thật giản dị cho họ có thể hát được…”.

Ông đã trăn trở, tìm kiếm những âm thanh, hình ảnh trong buổi chiều đi dọc các con phố Hà Nội… và ông đã viết được những nét nhạc đầu tiên của bài “Tiến quân ca”. Ông đã chỉnh sửa và hoàn thiện bài hát nhiều ngày sau đó tại căn gác số 45 Nguyễn Thượng Hiền, Hà Nội trong những ngày đông ảm đạm, đói, rét, khổ cực.

“Đoàn quân Việt Nam đi,
Chung lòng cứu quốc
Bước chân rộn vang trên đường gập ghềnh xa…”.

“…Nhịp điệu ngân dài của bài hát mở đầu cho một tiếng cồng vang vọng”… Nhạc sĩ Văn Cao nhớ lại, khi bài hát viết xong, ông Vũ Quý đã rất hài lòng: “Da mặt anh đen sạm. Đôi mắt và nụ cười của anh lấp lánh”

Bài hát “không những chỉ là một bản nhạc hay so với nhiều bài quốc ca của các nước khác mà nó còn có đầy đủ giá trị tiêu biểu, vì nó đã gắn bó tình cảm với nhiều thế hệ nối tiếp nhau trải qua nhiều chặng đường gian nan và vinh quang của lịch sử dân tộc Việt Nam”. Và hơn hết, nó được ra đời trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt, không chỉ với cá nhân tác giả và dân tộc Việt Nam, những người học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường như chúng ta đây.

Nhiều năm trôi qua, bài hát trở thành hành khúc, đồng hành cùng nhân dân Việt Nam trong suốt những năm tháng đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa và là niềm tự hào của nhân dân Việt Nam.

Tham khảo mẫu 👉 Nghe Và Tóm Tắt Nội Dung Thuyết Trình Về Một Tác Phẩm Thơ

Phiếu Giới Thiệu Về Một Tác Phẩm Văn Học Hoặc Một Tác Phẩm Nghệ Thuật – Nhớ Đồng Của Tố Hữu

Chào thầy cô và các bạn! Em tên là… Sau đây, em xin trình bày những ý kiến của mình về bài nói và nghe: Giới thiệu tác phẩm nghệ thuật “Nhớ đồng”.

Như các bạn đều biết, Tố Hữu là nhà thơ lớn của nền thơ hiện đại Việt Nam. Với bảy tập thơ lớn, thơ ông được xem là biên niên sử bằng thơ của cách mạng Việt Nam. Đối với Tố Hữu, con đường thơ ca cũng là con đường cách mạng. Thơ ông song hành với con đường cách mạng và phản ánh những chặng đường cách mạng quan trọng của dân tộc.

Bài thơ Nhớ đồng là nỗi niềm thương nhớ đồng quê, cảnh vật con người, đồng bào đồng chí của người tù cộng sản trẻ tuổi trong những ngày tháng bị giam ở nhà lao Thừa Thiên Huế.

Tháng 7 năm 1939 Tố Hữu bị thực dân Pháp bắt và giam tại nhà tù Thừa Thiên Huế. Tuy bị giam cầm trong tù ngục nhưng ông vẫn làm thơ. Bài thơ Nhớ đồng được sáng tác trong hoàn cảnh đó và được trích trong tập thơ: Từ ấy trong phần xiềng xích. Đây là một bài thơ tiêu biểu của tập thơ Từ ấy.

“Cô đơn thay là cảnh thân tù/ Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực..” đó là cảm giác rõ nhất khi Tố Hữu bị bắt, cách biệt với cuộc sống bên ngoài. Vì vậy một âm thanh, một tiếng động nào bên ngoài dội vào cũng gợi lên trong lòng nhà thơ một nỗi nhớ da diết khôn nguôi. Không phải là tiếng chim tu hú khắc khoải gọi hè như trong bài thơ Khi con tu hú, mà là một tiếng hò quen thuộc của đồng quê:

Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!

Bài thơ gợi từ tiếng hò thân thuộc trở thành điệp khúc trở đi trở lại: Nỗi thương nhớ; nỗi hiu quạnh. Bằng cách lặp đi lặp lại 4 lần hình ảnh một tiếng hò nhà thơ đã nói lên được sự đồng cảm với tâm trạng cô đơn, cảm giác lạnh lẽo của người tù.

Tiếng hò như một điểm nhấn gợi nhớ, khiến cho bao nhiêu hình ảnh quen thuộc của đồng quê hiện về:

Đâu gió cồn thơm đất nhả mùi
Đâu ruồng che mát thở yên vui
Đâu từng ô mạ xanh mơn mởn
Đâu những nương khoai ngọt sắn bùi?

Âm thanh tiếng hò gợi nhớ về quê h­ương. Thế giới bên ngoài là đồng quê, hình ảnh con ngư­ời, mùi hư­ơng, màu sắc, âm thanh. Đó là những hình ảnh thân thuộc, da diết của quê hương, xứ sở. Trong xa cách, nỗi nhớ của nhà thơ dường như da diết hơn. Trong xa cách, hình ảnh, mùi vị, âm thanh, màu sắc của quê hương càng trở nên gần gũi lạ thường.

Nỗi nhớ đồng quê ấy còn là nỗi nhớ con người lao động – những người dân quê cần cù, chất phác, quen “dãi gió dầm mưa”,”hiền như đất”, “rất thật thà”:

Đâu những lưng cong xuống luống cày
Mà bùn hy vọng nức hương ngây
Và đâu hết những bàn tay ấy
Vãi giống tung trời những sớm mai?

Đó là những người dân cày quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Đó người nông dân với luống cày vất vả, gian nan, lưng còng theo năm tháng. Thế nhưng, ở họ, toát lên một vẻ đẹp sáng ngời của phẩm chất trong sáng, dù có ở trong bùn đen nhưng vẫn nức hương. Chính họ, chính những người lao động chân chất thôn quê ấy còn là những người gieo những tia hi vọng vào tương lai.

Nhà thơ tiếp tục nỗi nhớ của mình với các hình ảnh: sương, lúa, tiếng xe lùa nước, giọng hò. Tất cả đều là hình ảnh, âm thanh thân thuộc của đồng quê. Và nhà thơ nhớ da diết những hình ảnh ấy. Từ nỗi nhớ ấy, nghĩ về cảnh tù đày của bản thân, một chút chạnh lòng chợt len lỏi trong tâm khảm nhà thơ cách mạng:

Đâu dáng hình quen, đâu cả rồi
Sao mà cách biệt, quá xa xôi
Chao ôi thương nhớ, chao thương nhớ
Ôi mẹ già xa đơn chiếc ơi!

Tất cả những gì quen thuộc nhất, thân thương nhất, nhưng giờ đây “đâu cả rồi“. Một câu hỏi lớn vang lên không lời đáp như là một nhát dao đâm vào lòng người tù, trở nên đau đớn, xót xa. Giờ đây, khi ở trong lao, mọi thứ đã cách biệt và trở nên xa xôi hơn bao giờ hết.

Chao ôi thương nhớ, điệp khúc lặp lại hai lần trong câu thơ đã thể hiện nỗi nhớ da diết khôn nguôi của nhà thơ. Và trong nỗi nhớ thương ấy, hiện lên hình ảnh người mẹ già – người mà tác giả nhớ nhất trong nỗi nhớ của mình.

Mạch thơ tiếp diễn với nỗi nhớ thương da diết, dâng trào. Khi người ta nhớ, người ta thương mà không được nhìn, không được ngắm, không được trở về để yêu thương thì càng khiến con người thêm day dứt, thêm cồn cào ruột gan. Và sau những thoáng buồn thương cho cảnh ngộ của mình trong tù, người chiến sĩ thiết tha yêu cuộc sống lại kiên trì – đấu tranh với những giây phút yếu mềm để vượt lên.

Anh nhớ lại hình ảnh của chính mình của “những ngày xưa”, từ cái thời “băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời”, “theo mãi vòng quanh quẩn” để có ngày đến với cách mạng, gặp gỡ lí tưởng cộng sản. Và thế là người tù lại khát khao tự do, thèm muốn được thoát khỏi lao tù để lại được dấn thân vào trường tranh đấu vì sự nghiệp cách mạng.

Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi
Nhẹ nhàng như con chim cà lơi
Say hương đồng vui ca hát
Trên chín tầng cao bát ngát trời

Hình ảnh con chim sơn ca như là một biểu tượng cho ước muốn được tung bay trên bầu trời tự do bát ngát, được trở lại với hoạt động trong lòng dân, được trở về với cuộc sống con người tự do. Đây là tâm trạng vui nhất của người chiến sĩ trong tù.

Diễn biến tâm trạng của tác giả trong bài thơ được thể hiện khá chân thực, trọn vẹn và liền mạch. Nỗi nhớ được đánh thức từ một “tiếng hò đưa hố não nùng“. Tiếng hò gợi dậy thế giới đồng quê bên ngoài từ cảnh sắc đến những dáng hình quen thuộc.

Rồi nhớ về những ngày còn được thỏa sức hoạt động cho cách mạng, cuối cùng lại trở lại thực tại đau thương của cảnh nhà tù và khát vọng muốn được tự do, được cống hiến. Cả bài thơ thấm đượm nỗi nhớ thương da diết, khôn nguôi; khiến độc giả thêm cảm phục hình ảnh người chiến sĩ cách mạng – nhà thơ Tố Hữu.

Bài trình bày của em đến đây là kết thúc. Em cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe.

Hướng dẫn 👉 Viết Văn Bản Nghị Luận Về Một Tác Phẩm Truyện 

Giới Thiệu Về Một Tác Phẩm Nghệ Thuật Mà Em Yêu Thích – Bài Thơ Mùa Xuân Chín

Em chào cô và các bạn. Em xin tự giới thiệu, em tên là …. Sau đây, em xin trình bày những ý kiến của mình về bài nói và nghe: Giới thiệu tác phẩm nghệ thuật “Mùa xuân chín”.

Đọc nhan đề bài thơ, mình thấy sự kết hợp tinh tế giữa danh từ “mùa xuân” với động từ chỉ trạng thái “chín”. Nhan đề ấy đã khiến mình hình dung về khung cảnh mùa xuân tươi đẹp và tràn đầy sức sống. Mạch cảm xúc bài thơ đi từ ngoại cảnh đến tâm cảnh. Mạch cảm xúc ấy được khắc họa rõ nét qua các hình ảnh thơ và ngôn ngữ tinh tế.

Đầu tiên, ở khổ thơ thứ nhất, hình ảnh thơ “làn nắng ửng”, “khói mờ tan”, “bóng xuân sang” đã gợi ra khung cảnh mùa xuân ấm áp. Biện pháp nhân hóa “gió trêu tà áo biếc” kết hợp với từ láy “sột soạt” và phép đảo ngữ “Sột soạt gió trêu tà áo biếc” cho thấy những tinh tế trong quan sát của nhà thơ khi xuân đến. Ngọn gió không còn là vật vô tri vô giác mà trở nên sống động với âm thanh tình tứ, đang trêu đùa tà áo biếc. Ngoài ra, biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “bóng xuân sang” còn góp phần miêu tả dáng điệu nhẹ nhàng của mùa xuân.

Trên nền thiên nhiên mùa xuân căng tràn sức sống còn xuất hiện hình ảnh con người “Bao cô thôn nữ hát trên đồi”. Lắng nghe tiếng hát ấy, nhân vật trữ tình càng thêm tiếc nuối trước độ xuân thì của người con gái “- Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,/ Có kẻ theo chồng, bỏ cuộc cuộc chơi”. Biện pháp ẩn dụ “xuân xanh” kết hợp cùng các từ láy “hổn hển”, “vắt vẻo” và biện pháp nhân hóa “tiếng ca vắt vẻo”, so sánh “hổn hển như lời nước mây” đã mang đến cho người đọc vẻ duyên dáng của người con gái. Vẻ đẹp ấy hòa trong tiếng hát trầm bổng, thiết tha như tô đậm khung cảnh thiên nhiên căng tràn sức sống.

Đặc biệt, trong khổ thơ cuối, mình cảm nhận được tâm trạng chùng xuống của nhân vật trữ tình – “khách xa”. Từ láy “bâng khuâng” gợi ra cảm xúc lâng lâng, xen chút buồn tiếc nuối trong lòng. Nhưng rồi, nhân vật trữ tình lại có sự chuyển biến đột ngột trong cảm xúc khi “sực” nhớ làng và “- Chị ấy, năm nay còn gánh thóc/ Dọc theo bờ sông trắng nắng chang chang?”. Câu hỏi cuối bài thơ cùng đại từ nhân xưng không cụ thể “chị ấy” đã phác họa nỗi niềm cô đơn, hụt hẫng cùng tấm lòng nhớ quê hương của nhà thơ Hàn Mặc Tử.

Qua bài thơ “Mùa xuân chín”, mình thấy được nét độc đáo trong hình thức nghệ thuật như cách tổ chức ngôn ngữ và hình ảnh thơ độc đáo, kết hợp với nhiều biện pháp nhân hóa, cách gieo vần chân (“vàng-sang, “trời-chơi”,…). Bên cạnh đó, bài thơ đã vẽ nên bức tranh mùa xuân từ những chất liệu như âm thanh, hình ảnh, màu sắc sống động của thiên nhiên và con người. Đọc bài thơ, chúng ta không khỏi rung động trước tình yêu thiên nhiên tha thiết cùng khát khao giao cảm với đời, với người của nhà thơ Hàn Mặc Tử.

Bài trình bày của em đến đây là kết thúc. Em cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe.

Dành tặng bạn những mẫu văn 👉 Phân Tích Một Tác Phẩm Thơ 👉 hay nhất

Giới Thiệu Về Một Tác Phẩm Nghệ Thuật Ngắn Gọn – Truyện Kiều

Tài sản về vật chất có thể nhanh đến và nhanh đi nhưng tài sản về tinh thần thì sẽ luôn luôn được lưu giữ. Người ta cũng không thể đem tài sản tinh thần ra để định giá bởi vì nó là vô giá. Đối với tất cả người dân Việt Nam, chúng ta có nhiều khối tài sản tinh thần chung và trong số đó không thể không nhắc đến đó chính là Truyện Kiều. Tác phẩm giống như một viên ngọc sáng mà tất cả các nhà văn, nhà thơ đều ao ước mình có thể làm nên một tác phẩm như vậy.

Kiệt tác vĩ đại Truyện Kiều được viết bằng chữ Nôm theo thể loại truyện thơ. Toàn bộ tác phẩm gồm 3254 câu thơ lục bát, thể thơ truyền thống của dân tộc. Mặc dù được viết dựa theo cốt truyện cuốn tiểu thuyết “Kim Vân Kiều Truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân nhưng Nguyễn Du đã có sự sáng tạo để tạo nên một Đoạn Trường Tân Thanh phù hợp với văn hoa của người Việt và thể hiện được những tinh hoa trong ngôn ngữ của người Việt.

Cốt truyện xoay quanh cuộc đời của Thúy Kiều, một người con sinh ra trong gia đình trung lưu lương thiện. Thúy Kiều vốn có cuộc sống êm đềm bên cha mẹ và hai người em là Thúy Vân và Vương Quan cho đến trước khi sóng gió ập đến.

Cả thiên truyện được chia làm ba phần với phần một có tên là Gặp gỡ và đính ước. Vào ngày hội Đạp Thanh, ba chị em Thúy Kiều cùng nhau đi tảo mộ. Tại đây, Kiều đã gặp nấm mồ của Đạm Tiên và tỏ lòng thương xót cho thân phận của người con gái hồng nhan, bạc mệnh. Lúc chuẩn bị ra về, Kiều lại gặp gỡ Kim Trọng và dường như hai người đã cảm mến nhau ngay từ giây phút đầu gặp gỡ. Sau đó, hai người đã bí mật gặp nhau và cùng nhau đính ước.

Phần hai có tên gọi Gia biến và lưu lạc. Sau khi đính ước, Kim Trọng phải về quê hộ tang chú. Đúng lúc này gia đình Kiều bị vu oan, cha và em Kiều là Vương Quan bị bắt. Để cứu cha và em, Kiều đã phải bán mình để có tiền chuộc. Trước khi ra đi, Kiều đã trao lại mối duyên tình của mình cho em gái Thúy Vân. Sau khi bán mình, Kiều bị Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh lừa vào chốn lầu xanh.

Tại đây, Kiều đã được Thúc Sinh cứu ra để làm vợ lẽ. Thúc Sinh là một khách làng chơi hào phóng nhưng vợ của hắn là Hoạn Thư có tính ghen điên cuồng. Hoạn Thư đã bày mưu tính kế để bắt Kiều về đày đọa. Sau khi trốn thoát, Kiều đã đến nương nhờ nơi cửa Phật và được sư Giác Duyên giúp đỡ. Nhưng sư Giác Duyên vì tin lời Bạc Bà, Bạc Hạnh nên đã giao lầm Kiều vào tay kẻ xấu. Thêm một lần nữa Kiều bị rơi vào chốn lầu xanh. Tại đây, Kiều gặp được Từ Hải, một vị anh hùng đầu đội trời chân đạp đất.

Không chỉ chuộc Kiều về làm vợ, Từ Hải còn giúp Kiều báo ân, báo oán. Nhưng nàng Kiều thật thà lại một lần nữa bị kẻ xấu lừa. Tin lời Hồ Tôn Hiến, Kiều đã đẩy Từ Hải vào chỗ chết. Sau đó, Kiều bị bắt phải hầu rượu, đánh đàn trong tiệc mừng công của quân triều và sau cùng bị ép gả cho một viên quan thổ. Vì quá đau xót và tủi nhục cho chính mình, khi đi qua sông Tiền Đường nàng đã nhảy xuống tự vẫn nhưng may mắn được sư Giác Duyên cứu giúp. Kiều lại tiếp tục sống nương nhờ cửa Phật.

Phần ba có tên gọi là Đoàn tụ. Sau khi hộ tang chú, Kim Trọng đã trở lại để tìm người yêu. Lúc này biết được sự việc Kim Trọng vô cùng đau đớn. Chàng kết duyên với Thúy Vân theo như lời dặn của Kiều nhưng trong lòng vẫn không nguôi nhớ về nàng. Kim Trong đã đi tìm Kiều ở khắp nơi và may mắn đã cho hai người gặp lại nhau. Ngày đoàn viên của gia đình, Kiều đã quyết định “Duyên đối lứa cũng là duyên bạn bầy” để tỏ lòng kính trọng người yêu cũng như bảo vệ danh tiết của mình.

Về nội dung, Truyện Kiều mang đến giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo vô cùng to lớn. Đó là một bức tranh khắc họa chân thực xã hội trước đây đầy rẫy những sự bất công và tàn bạo. Ở đó, con người bị vùi thập, bị tha hóa chỉ vì đồng tiền. Ở xã hội đó xuất hiện quá nhiều những con buôn giáo dở, nhà chứa nhơ nhớp và cả những tên quan tham ô lại. Người phụ nữ sống trong xã hội ấy bị đối xử một cách tàn nhẫn, bất công, bị chà đạp lên nhân phẩm khiến cho họ sống không bằng chết. Thế nhưng họ vẫn giữ được nhân phẩm, vẫn thể hiện được tài năng và khát vọng tự do, khát vọng tình yêu.

Về nghệ thuật, Truyện Kiều đã cho thấy được tinh hoa trong ngôn ngữ cũng như thể loại văn học của dân tộc. Tác phẩm đã sử dụng thể thơ lục bát một cách quá xuất sắc. Khi đọc tác phẩm, ta thấy một sự gần gũi, thân thuộc nhưng vẫn rất bác học. Có thể nói, nghệ thuật tự sự của tác phẩm đã có bước phát triển vượt bậc.

Cho đến nay, Truyện Kiều đã được dịch ra hơn 20 thứ tiếng và có hàng ngàn công trình nghiên cứu về tác phẩm này. Truyện Kiều không chỉ đưa văn học Việt Nam vươn xa ra thế giới mà còn giúp đất nước và con người Việt Nam ra xa hơn phạm vị quốc gia.

Truyện Kiều hoàn hảo cả về mặt nội dung và nghệ thuật. Những nhân vật trong tác phẩm như là con người thật ngoài đời. Đó là những điều làm nên giá trị tuyệt vời cho tác phẩm này.

Xem thêm cách 👉 Viết Văn Bản Nghị Luận Phân Tích, Đánh Giá Một Truyện Kể

Giới Thiệu Về Một Tác Phẩm Nghệ Thuật Ấn Tượng – Hội Họa

Xin chào thầy cô và các bạn. Sau đây em xin giới thiệu về tác phẩm hội họa “Tiếng thét” (The Scream) của danh họa Edvard Munch.

“Tiếng thét” (The Scream) là tên của một trong bốn bản sáng tác, dưới dạng tranh vẽ và in trên đá theo trường phái biểu hiện của danh họa người Na Uy Edvard Munch (1863 – 1944) vào khoảng năm 1893 và 1910. Tất cả các bức họa đều vẽ một nhân vật với biểu cảm lo âu, tuyệt vọng đứng trên cầu.

Tiếng thét là một tác phẩm đơn giản đến kinh ngạc, nghệ sĩ sử dụng tối thiểu các hình thức để đạt được sự biểu đạt tối đa. Bức tranh bao gồm ba vùng chính: cây cầu, kéo dài một đường dốc từ khoảng cách giữa ở bên trái tranh để lấp đầy tiền cảnh; cảnh quan của bờ biển, hồ hoặc vịnh, và những ngọn đồi; và bầu trời với những đường uốn lượn cùng các tông màu cam, vàng, đỏ và xanh lam-xanh lục.

Tiền cảnh và hậu cảnh hòa quyện vào nhau, những đường nét trữ tình của những ngọn đồi cũng gợn lên bầu trời. Những hình người hoàn toàn tách biệt khỏi cảnh quan này bởi cây cầu. Tuyến tính chặt chẽ của nó mang lại sự tương phản với hình dạng của cảnh quan và bầu trời. Hai hình người không mặt ở hậu cảnh góp phần vào độ chính xác về hình học của cây cầu, trong khi các đường mô tả thân, tay và đầu của nhân vật ở tiền cảnh cũng uốn lượn, áp đảo cảnh quan ở phía sau.

Theo như lời của chính họa sĩ Munch, bức tranh Tiếng Thét phác họa tâm hồn ông. Thay vì đi theo phong cách nghệ thuật thời bấy giờ – vẽ chủ thể trong tranh một cách tỉ mẩn, cẩn thận đến từng chi tiết – thì ông lại chọn phong cách vô thực để diễn tả cảm xúc cá nhân, không quá chú trọng vào chủ nghĩa hiện thực và hoàn hảo. Munch giải thích rằng bức vẽ khắc họa một khoảnh khắc của cơn khủng hoảng hiện sinh.

Lúc đó, ông đang đi bộ dọc một con đường tương tự như con đường trong tranh, cũng vào lúc hoàng hôn vô cùng rực rỡ. Ông dạo bước cùng vài người bạn, nhưng khi họ tiếp tục đi, thì ông lại dừng lại để ngắm nhìn bầu trời trước mắt. Ông mô tả cảm giác mà thời nay ta gọi là một cơn hoảng loạn; bỗng nhiên ông thấy mệt mỏi, lo lắng, sợ không gian hẹp và gục ngã dưới sức nặng của thiên nhiên và thế giới, tất cả những cảm giác đó ào ạt ập đến trong cùng một lúc.

Có thể nói bức “Tiếng thét” là một trong những họa phẩm có sức sống lâu bền và được nhớ đến nhiều nhất trong lịch sử hội họa hiện đại, đó là một hình người “xương xẩu”, méo mó, miệng há, gương mặt biểu lộ nỗi kinh hoàng đứng trước một hậu cảnh là bầu trời đỏ rực đầy đe dọa.

Giới Thiệu Về Một Tác Phẩm Nghệ Thuật Bức Tranh Nổi Tiếng – Thiếu Nữ Bên Hoa Huệ

Chào thầy cô và các bạn! Em tên là… Sau đây, em xin trình bày những ý kiến của mình về bài nói và nghe: Giới thiệu tác phẩm nghệ thuật bức tranh “Thiếu nữ bên hoa huệ”.

Tranh “Thiếu nữ bên hoa huệ” được xem là một trong những tác phẩm hội họa kinh điển do họa sĩ Tô Ngọc Vân vẽ vào năm 1943. Vào khoảng những năm 1945 về trước, tranh sơn dầu thiếu nữ bên hoa huệ gây ấn tượng với người xem bởi nét đẹp của người thiếu nữ Việt, thêm chút buồn vương vấn, nhẹ nhàng, gợi nhắc đến nền văn hóa truyền thống, cổ xưa. Bức tranh này không đơn thuần chỉ thể hiện cái đẹp của người thiếu nữ mà còn mang trong mình thú vui tao nhã của người Hà Thành xưa rất đậm chất nghệ thuật, đó là thú thưởng hoa loa kèn.

Quan sát tranh, chúng ta thấy được rằng bức tranh mô tả chân dung một thiếu nữ mặc áo dài trắng bên cạnh lọ hoa huệ trắng. Với hình dáng cô gái cùng những chi tiết và màu sắc xung quanh. Tạo thành một hình khối giản dị, toát lên một nét buồn vương vấn, nhẹ nhàng. Người thiếu nữ bên tà áo dài thể hiện sự thuần khiết và trong trắng của người phụ nữ Việt Nam. Những hòa sắc và đường nét, hình khối giản dị của bức tranh toát lên một nét buồn vương vấn, nhẹ nhàng, không duyên cớ.

Trong nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại, cụm từ “thiếu nữ và hoa” dường như đã đi vào tiêu chuẩn và phổ biến hơn. Ông vô cùng điêu luyện trong việc biết cách vận dụng những nét độc đáo theo từng chi tiết trong cụm từ “ thiếu nữ và hoa”. Tô Ngọc Vân vẽ bức “Thiếu nữ bên hoa huệ” là chủ động biểu hiện hệ đối tượng: thiếu nữ – hoa huệ. Thiếu nữ má hồng tân thời e ấp làm dáng. Sự chuyển động hình thể của cô gái cho thấy một sức sống tươi trẻ và trong sáng tuổi đôi mươi yêu cái đẹp. Búp tay tay nõn nà nâng nhẹ cánh hoa trắng tinh. Những cử chỉ động tác đều toát lên những cảm xúc lay động.

Với đường nét hài hòa, hình khối giản dị bức vẽ tranh sơn dầu đã khắc họa chân dung người thiếu nữ trong tà áo dài trắng, khẽ nghiêng đầu về phía lọ hoa huệ tây trắng ngát. Thêm vào đó, bằng tài hoa và sự sáng tạo của mình người nghệ sĩ đã thổi hồn vào bức vẽ tranh sơn dầu thiếu nữ hoa huệ khiến nó thêm phần ấn tượng, nghệ thuật sâu sắc.

Bài trình bày của em đến đây là kết thúc. Em xin cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe.

Chia sẻ đến bạn những bài văn mẫu về 👉 Phân Tích Một Tác Phẩm Truyện 

Giới Thiệu Về Một Tác Phẩm Nghệ Thuật Bức Tranh Em Thúy Của Trần Văn Cẩn

Chào thầy cô và các bạn! Em tên là… Sau đây, Em xin trình bày những ý kiến của mình về bài nói và nghe: Giới thiệu tác phẩm nghệ thuật bức tranh “Em Thúy”.

Chắc hẳn bức tranh này không còn xa lạ gì với chúng ta trong môn học Mĩ Thuật hội họa, bức tranh của hoạ sĩ Trần Văn Cẩn – một hoạ sĩ bậc thầy của thế hệ họa sĩ vàng Việt Nam – người có công đặt nền móng và dẫn dắt mỹ thuật nước nhà vững bước đi lên ngay từ những ngày đầu – là bức tranh đẹp, có giá trị mỹ thuật cao hiện vẫn được trưng bày trang trọng tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Tác phẩm được hoàn thành năm 1943 với khuôn khổ 60×40 cm tính đến nay đã gần thế kỷ nhưng vẫn được đánh giá là một tác phẩm lớn. Gương mặt và tâm hồn ngây thơ hồn nhiên trong sáng của tuổi thơ đã được hoạ sĩ khắc họa thành công.

“Em Thúy” mặc bộ quần áo màu trắng ngồi tự nhiên trên chiếc ghế mây. Bờ vai nhỏ nhắn, hai bàn tay đan nhẹ vào nhau, hai cánh tay gầy thả tự nhiên trên đùi, đôi mắt mở to, trong sáng trên khuôn mặt bầu bĩnh, mũi thẳng, miệng tuơi xinh. Tất cả toát lên vẻ hồn nhiên, tự tin, trong sáng pha chút ngỡ ngàng của tuổi thơ. Khuôn mặt tươi sáng là điểm nhấn của bức tranh.

Bằng lối đặc tả da thịt căng mọng mơn mởn đầy sức sống trên gương mặt cùng các nét nhấn khẳng định hình khối của đôi tay và cơ thể nhân vật, người xem cảm nhận được tình cảm của tác giả đối với tuổi thơ Việt Nam. Khi chúng ta nhìn vào bức tranh này đều có thể dễ dàng nhận thấy tâm ý của họa sĩ thông qua “em Thúy”, ông như muốn nâng niu, bảo vệ sự trong sáng hồn nhiên của con trẻ, không muốn bất cứ điều gì làm vẩn đục tâm hồn thơ ngây ấy.

Chất liệu sơn dầu dưới tài bút của hoạ sĩ đã được sử dụng một cách điêu luyện, họa sĩ sử dụng sự hài hòa giữa độ đậm nhạt sáng trắng của cả bộ quần áo với những đường cong nâu đen của chiếc ghế mây và mái tóc mềm mại của em bé lại được tôn bởi nền vàng nâu thắm chắc. Bên cạnh đó, gam màu sáng là gam màu chủ đạo của bức tranh: màu trắng lớn của bộ quần áo được nối tiếp bằng độ sáng của gương mặt thêm một lần được nhắc lại nhờ các nét và mảng trắng nhỏ hơn ở nền phía sau cùng.

Toàn bộ bức tranh toát lên vẻ trong sáng thánh thiện, hồn nhiên của tuổi thơ. Dụng ý nghệ thuật đã được lối sử dụng màu sắc tài hoa làm nổi bật chuyển tải chân xác thông tin và cảm xúc đến người xem, đồng thời nhận thấy trách nhiệm của mỗi người có trách nhiệm bảo vệ tuổi thơ, dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em.

Giới Thiệu Về Một Tác Phẩm Nghệ Thuật Ngắn Hay – Bài Thơ Thu Hứng

Em chào cô và các bạn. Em tên là …. Hôm nay, em xin được trình bày bài nói và nghe: Giới thiệu tác phẩm nghệ thuật nghệ thuật ‘Thu hứng’ – Đỗ Phủ.

Trong những ngày thu năm 766, nhà thơ Đỗ Phủ đã sáng tác bài thơ ‘Thu hứng’ (Bài 1). Đây là bài đầu tiên nằm trong chùm tám bài thơ thất ngôn bát cú có nhan đề chung là ‘Thu hứng’. Bài thơ đã khắc họa khung cảnh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt của con người khi thu đến, đồng thời thể hiện nỗi nhớ quê hương sâu đậm của Đỗ Phủ.

Các bạn ạ, khi đọc bài thơ này, chúng ta dễ dàng thấy được mạch cảm xúc của bài thơ: đi từ tâm trạng trước không gian thiên nhiên đến cảm nhận về khung cảnh sinh hoạt của con người.

Trong bốn câu thơ đầu, nhà thơ Đỗ Phủ đã phác họa bức tranh thiên nhiên mùa thu ảm đạm, hắt hiu. Không gian rộng lớn của rừng phong được bao trùm bởi làn sương trắng xóa ‘Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm’. Xa xa kia, núi Vu, kẽm Vu với những vách núi cao lớn đã thu hút tầm nhìn của nhân vật trữ tình. Hai địa danh này dường như cũng u ám, mờ mịt bởi làn sương dày đặc ‘Núi vu, kẽm Vu hơi thu hiu hắt’.

Từ láy ‘hiu hắt’ càng làm cho không gian núi rừng trở nên hoang sơ, lạnh lẽo. Ở hai câu thơ tiếp theo ‘Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng/ Tái thượng phong vân tiếp địa âm’, nhà thơ đã chuyển tầm nhìn của mình xuống dòng sông. Giữa lòng sông, sóng tung những dòng nước cuồn cuộn như muốn bao trùm lấy bầu trời. Đặc biệt, gió mây ở trên cao như đang sà xuống, làm cho mặt đất càng thêm âm u. Tất cả các cảnh vật với những sắc thái khác nhau đã tạo nên bức tranh thiên nhiên mùa thu tiêu điều, hiu hắt.

Tiếp đến, ở bốn câu thơ cuối, Đỗ Phủ khéo léo bộc lộ nỗi nhớ quê hương da diết của mình. Đứng trước khung cảnh sinh hoạt của con người, nhà thơ không thể ngăn nổi nỗi xúc động. Hai lần khóm cúc nở hoa cũng là hai năm xa nhà của Đỗ Phủ ‘Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ’.

Không chỉ vậy, hình ảnh con thuyền lẻ loi như gợi ra lênh đênh của kiếp người ‘Cô chu nhất hệ cố viên tâm’. Câu thơ cũng đã làm nổi bật hoàn cảnh cô đơn của tác giả nơi đất khách. Nỗi nhớ quê nhà càng thêm da diết khi nhà thơ nghe thấy âm thanh rộn ràng của dao thước may quần áo mùa rét và sự dồn dập của tiếng chày nện vải.

Qua bài thơ, nhà thơ đã khắc họa nên bức tranh thiên nhiên và khung cảnh sinh hoạt của con người trong tiết trời thu ảm đạm, hắt hiu. Đồng thời, từ cảnh vật ấy, nhà thơ khéo léo bày tỏ nỗi nhớ thương quê nhà của mình. Bên cạnh những thành công về nội dung, chúng ta không thể phủ nhận những đóng góp trong hình thức nghệ thuật của ‘Thu hứng’ (Bài 1). Bài thơ sử dụng ngôn từ hàm súc, giàu sức gợi.

Ngoài ra, cách gieo vần, ngắt nhịp, phép đối cùng lối viết tả ít gợi nhiều đã khơi gợi nỗi nhớ quê nhà một cách tinh tế của nhà thơ.

Xem thêm mẫu 👉 Viết Văn Bản Nghị Luận Về Một Vấn Đề Xã Hội

Giới Thiệu Về Một Tác Phẩm Nghệ Thuật Hay Nhất – Bài Hát Làng Tôi

Làng tôi là một trong số những bài hát hay được sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Cho tới ngày nay, giá trị nghệ thuật của bài ca vẫn còn nguyên vẹn, làm rung động hàng triệu trái tim người nghe.

Làng tôi được tác giả Văn Cao sáng tác vào năm 1947. Đó là một bài hát có giá trị, có sức sống lâu bền trong đời sống âm nhạc của nhân dân ta. Bài hát mô tả cảnh làng quê Việt Nam đang sống trong yên vui, thanh bình thì giặc Pháp tràn đến đốt phá, tàn sát người dân lành. Với lòng căm thù giặc, quân và nhân dân đã dũng cảm chiến đấu bảo vệ quê hương, tin tưởng mãnh liệt vào ngày mai chiến thắng.

Làng quê của Văn Cao cũng có những rặng tre xanh bao phủ, tỏa bóng mát chở che cho lũ trẻ chăn trâu nô đùa trong những trưa hè oi ả. Quê ông cũng có một dòng sông nhỏ uốn lượn quanh những xóm làng cao vút những hàng cau, chiều chiều những tiếng chuông từ nhà thờ Trình Xuyên ngân nga trên bầu trời hòa quyện cùng tiếng sáo diều vi vu. Những âm thanh, những hình ảnh bình dị đó đã khắc sâu vào tâm trí Văn Cao, theo ông đi suốt cuộc đời. Giờ đây Văn Cao mới thực sự cảm nhận được điều đó ..

Một nét nhạc bỗng ngân vang theo nhịp “Từng tiếng chuông ban chiều, tiếng chuông nhà thờ rung ..” và hình ảnh “.. Bóng cau với con thuyền một dòng sông ..” hiện ra trước mắt. Văn Cao lấy vội cây đàn ghi ta trên vai và những nốt nhạc đầu tiên thánh thót rơi trên phím đàn, giai điệu của bài hát âm vang tỏa lan trên dòng sông, giữa một chiều mùa xuân se lạnh.

Bài Làng Tôi của Văn Cao đã ra đời trong cái mùa xuân đầu tiên của cuộc kháng chiến trường kỳ. Làng Tôi theo chân ông, theo chân những người lính Cụ Hồ, những đoàn dân công .. trên mọi nẻo đường đất nước.

Giới Thiệu Về Một Tác Phẩm Nghệ Thuật Chi Tiết – Phim Nhà Bà Nữ

“Nhà bà Nữ” là một trong những bộ phim chiếu rạp đem lại doanh thu lớn nhất tính đến thời điểm hiện tại. Phim xoay quanh những vấn đề đều đến từ sự ích kỉ, việc không ai chịu thấu hiểu cho ai, cho đến khi dẫn đến cao trào của sự bùng nổ của việc nhẫn nhịn, bởi vậy phim đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều về nội dung và cách dàn dựng phim.

Khác xu hướng làm phim Tết với chủ đề nhẹ nhàng, nhiều tiếng cười, đạo diễn đi vào nội tâm nhân vật. Phim chọn góc nhìn chính từ Ngọc Nhi – một người con vốn phải sống theo định hướng của mẹ từ nhỏ. Mê làm gốm, cô vẫn phải học ngân hàng, phụ mẹ buôn bán. Cô chưa bao giờ đi chơi quá 10 giờ đêm, không thể xếp đồ lót theo ý mình. Từ các cãi vã nhỏ nhặt, mẹ con bà Nữ dần nảy sinh nhiều rạn nứt khó cứu vãn. Mâu thuẫn được đẩy lên là khi cô cãi lời mẹ khi lén lút quen John – Việt kiều mới về nước. Cao trào xảy ra khi Nhi có bầu, bỏ nhà ra đi, sống cùng John song nhanh chóng nhận trái đắng”.

Ngoài chuyện mẹ con bà Nữ, chuyện tình Nhi và John đại diện cho những đôi nhiều hoài bão nhưng thiếu thực tế. Họ mơ mộng với cuộc sống lứa đôi và sớm bị ghì chặt bởi cơm áo gạo tiền. Chuyện vợ chồng Phú Nhuận và Ngọc Như – con gái bà Nữ – là nỗi buồn của người đàn ông ở rể, bị nhà vợ lấn lướt. Yêu chồng nhưng thích kiểm soát, Ngọc Như để tuột mất hạnh phúc theo cách cô khó ngờ nhất.

Ở một phần ba thời lượng đầu, phim gây cười theo lối hài sân khấu. Về sau, phim dồn dập tình tiết, đẩy cao mâu thuẫn nhân vật. Những cảnh tranh cãi giữa mẹ con Nhi được lồng ghép tự nhiên, lời thoại dễ khơi gợi đồng cảm từ người xem. Những đoạn nhân vật Nhi bộc bạch, thoại phim đơn giản nhưng vẫn mang sức nặng về thông điệp: “Trong một mối quan hệ, sợ nhất là không ai đúng cũng không ai sai, vấn đề chỉ khác nhau ở góc nhìn, rồi họ lặng lẽ tổn thương, rời xa nhau”.

Tuy nhiên, bộ phim vẫn còn nhiều điểm chưa “đã” khiến em cảm giác không được như mong đợi. Phim có nhiều góc máy về ẩm thực theo lối duy mỹ nhưng về sau, phim mang dáng dấp của một tác phẩm truyền hình, thiếu lối đặc tả, ghi dấu cá tính của đạo diễn và đặc biệt phim lồng lời thoại “chửi thề” vào quá nhiều. Bởi vậy, khi xem, không có những phân đoạn không để lại nhiều ấn tượng trong em.

Mặc dù có những điểm hạn chế nhưng em không thể phủ nhận rằng nội dung rất “đời”, kết cấu chặt chẽ, diễn xuất tự nhiên phần nào cũng đã tạo nên góc nhìn về cuộc sống đời thường. Qua đó, cũng gửi gắm được những bài học về cuộc sống để giúp chúng ta trưởng thành hơn trong suy nghĩ, để khi nhìn về sẽ không còn đọng lại những “tiếc nuối” như những nhân vật trong phim.

Chia sẻ bài viết 👉 Nghe Và Tóm Tắt Nội Dung Thuyết Trình Của Người Khác

Giới Thiệu Về Một Tác Phẩm Nghệ Thuật Đặc Sắc – Phim Mùi Cỏ Cháy

Chiến tranh đã qua đi, nhưng những nỗi đau để lại dường như còn mãi, đặc biệt đối với những người có người con, người anh, người chị của mình đã ngã xuống vì độc lập của dân tộc. “Mùi cỏ cháy” là một bộ phim ấn tượng nói về Việt Nam năm 1972 tại Thành cổ Quảng Trị – nơi biết bao người thanh niên trẻ đã ngã xuống vì độc lập của Tổ quốc. Bộ phim như nhắc nhở chúng ta về cái giá phải trả cho độc lập tự do là quá lớn.

Mùi cỏ cháy là bộ phim điện ảnh Việt Nam thuộc thể loại tâm lý xã hội và chiến tranh được công chiếu vào năm 2012. Bộ phim do Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất. Kịch bản do nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm chấp bút, dựa trên quyển Nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc. Đạo diễn phim là Nguyễn Hữu Mười – một đạo diễn tài năng và được nhiều người biết đến. Bối cảnh chính của phim là sự kiện Mùa hè đỏ lửa 1972 với trận chiến tại Thành cổ Quảng Trị.

Giá trị của phim không chỉ được kể đến bởi sự tỉ mỉ trong kịch bản, góc quay… mà nó đến từ nội dung đầy ý nghĩa, sâu sắc về thế hệ trẻ một thời hết lòng phụng sự cho Tổ quốc. Bộ phim xoay quanh câu chuyện về 4 chàng sinh viên Hà thành Hoàng, Thành, Thăng và Long ở lứa tuổi đôi mươi, khi họ vừa mới bước chân và làm quen với môi trường đại học.

Sống trong cảnh đất nước bị kẻ thù giày xéo và đứng trước lệnh tổng động viên của Chính phủ, 4 chàng thanh niên trẻ đã tình nguyện lên đường nhập ngũ, dấn thân vào chiến tranh và trở thành những chiến sĩ quả cảm. Tinh thần quả cảm, bất diệt đó của họ đã chiến thắng những ham muốn cuộc sống nhàn hạ, vui vẻ của tuổi đôi mươi, họ ra đi vì độc lập của Tổ quốc.

Trong phim có một câu nói khiến em ấn tượng mãi đó là khi Thủ trưởng Phong hỏi bốn chàng thanh niên trẻ có thấy hối tiếc vì lựa chọn của mình không, Hoàng đã không ngần ngại nói: “Chúng em cũng hơi tiếc ạ. Nhưng còn hối tiếc hơn nếu như trong đội ngũ những người ra trận hôm nay không có chúng em”. Đó là câu trả lời chứa đựng đầy sự hồn nhiên, nhưng pha lẫn đầy khí phách của một chàng thanh niên tuổi đôi mươi nhưng thấu hiểu sự đời và hoàn cảnh của đất nước.

Họ chính là đại biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam lúc bấy giờ, luôn mang trong mình nhiệt huyết dâng trào của tuổi trẻ, một lòng muốn phụng sự cho Tổ quốc, khi Tổ quốc lâm nguy, sẵn sàng từ bỏ tất cả và đi vào chiến trường, chiến đấu để giành lấy độc lập cho Tổ quốc. Những người thanh niên trẻ ấy từ sự hồn nhiên của tuổi trẻ, được thể hiện qua câu hát của Long trên chiếc xe chở quân vào chiến trường: “Ta là con của bố mẹ ta.

Nhớ nhà ta trốn ta về”; thú bắt ve sầu rồi áp tai nghe tiếng kêu ve ve của Thành và niềm đam mê chơi chọi dế của Thăng…” Và rồi, trải qua sự rèn luyện khắc nghiệt trong quân đội và trực tiếp chiến đấu với kẻ thù, tận mắt chứng kiến đồng đội của mình hy sinh, họ dần trưởng thành và trở thành những chiến sĩ dũng cảm, sống vì mục tiêu cao cả hơn.

Cùng với đó là những hình ảnh về sức tàn phá của chiến tranh, chân thực đến đau lòng. Bằng cách tạo dựng bối cảnh của cuộc chiến hết sức chân thật, đạo diễn Nguyễn Hữu Mười đã khiến người xem không thể kìm nổi nước mắt khi chứng kiến hình ảnh hàng trăm chiến sĩ bị trúng bom mìn khi vượt sông Thạch Hãn, máu nhuộm đỏ dòng sông; cảnh Long đứng giữa trời đạn bom kêu gào thảm thiết: “Đừng tấn công nữa!…” và bị bom giặc cướp mất tính mạng; hay hình ảnh một chiến sĩ mù vẫn cầm lựu đạn mò mẫm ra chiến trường chiến đấu với kẻ thù…

Khung cảnh chiến tranh năm 1972 đó dường như đang được hiện hữu rõ ràng trước mắt người đọc, nó khiến chúng ta không khỏi xúc động, nghẹn ngào mà thậm chí là căm thù kẻ thù xâm lược, về những đau thương mà chúng gây ra cho chúng ta trong những năm tháng chiến tranh thảm khốc.

Bên cạnh đó, một chi tiết rất đắt giá vẫn được ekip làm phim thể hiện rất tài tình, đó là ở nơi ranh giới giữa sự sống và cái chết đang cận kề ấy, đạo diễn vẫn dành cho những nhân vật của mình những giây phút bình yên suy ngẫm về gia đình, chiến tranh, tình cảm đồng chí, đồng đội…

Đó là một dấu ấn mang đậm nét tình cảm của phim. Họ khẳng định dù trong hoàn cảnh sự sống luôn bị đe dọa như vậy, nhưng những tình cảm, cảm xúc chân thực của con người vẫn được thể hiện, họ vẫn tin yêu vào cuộc sống và đó chính là động lực để họ đứng đến đấu tranh và chiến thắng kẻ thù xâm lược. Đó đều là tình cảm chân thành, sự quý mến sâu sắc.

Như vậy, qua những trang nhật ký của Thăng, những vần thơ của Hoàng, những bức thư thấm đẫm nước mắt của Thành vĩnh biệt mẹ và lời hứa trở lại (không thực hiện được) của Long đối với một cô gái anh gặp trên đường hành quân… “Mùi cỏ cháy” đã tố cáo tội ác của chiến tranh một cách đầy đủ nhất, chân thực và sinh động nhất. Không những thế, nó đã chạm đến những giá trị nhân đạo, nhân văn sâu sắc về tình người, về lẽ sống của cả một thế hệ trẻ thời chống Mỹ.

Xem thêm bài 👉 Thuyết Phục Người Khác Từ Bỏ Thói Quen Xấu

Giới Thiệu Về Một Tác Phẩm Nghệ Thuật Vở Chèo – Xúy Vân Giả Dại

Thuộc loại hình sân khấu dân gian, chèo được hình thành và phát triển ở nước ta từ rất sớm. Những vở chèo nổi tiếng nhất có thể kể đến như: Quan âm Thị Kính, Kim Nhan…những vở chèo không chỉ nhằm mục đích giải trí mà thông qua vở chèo các tác giả dân gian đã gửi gắm biết bao quan niệm về nhân sinh. Chèo đối với cuộc sống của con người đã trở nên vô cùng quen thuộc, chẳng những vậy mà nhà văn Nguyễn Bính cũng từng viết:

“Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy
Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ
Mẹ bảo: “Thôn Đoài hát tối nay… ”

Trong những trích đoạn chèo hay và nổi tiếng nhất có thể kể đến, đó chính là Xúy Vân giả dại. Trích đoạn chèo này thuộc vở chèo Kim Nham, nói về việc Xúy Vân có những dan díu bất chính với tình nhân là Trần Phương khi chồng vắng nhà. Để có thể đến được với Trần Phương, Xúy Vân đã quyết định giả dại để làm lí do có thể li hôn với Kim Nhan.

Ở phần mở đầu, Xúy Vân xuất hiện với những tiếng hát và hành động quay cuồng, tâm trạng nửa tỉnh nửa mê, nửa ngây nửa dại. Xúy Vân đã cất tiếng hát than thở với bà Nguyệt về tình duyên của mình, sau đó Xúy Vân đã mượn hình ảnh con đò tình duyên để nói về mình, một người phụ nữ mòn mỏi chờ chồng, hạnh phúc dang dở.

“Tôi là đò, đò nhỏ có thưa
Tôi càng chờ, càng đợi, càng trưa chuyến đò”

Tuy lời hát xuất phát từ trạng thái nửa tỉnh nửa ngây nhưng qua lời hát ấy chúng ta vẫn có thể cảm nhận được tâm trạng đầy đau khổ, day dứt của một cô gái đang lo lắng trước tuổi xuân đang trôi qua, hình ảnh của cô gái ấy như một người lữ khách đứng trên bến đò vắng nhưng chưa thấy bóng dáng con đò.

Ở những câu hát tiếp theo, dưới hình thức của những câu thơ lục bát biến thể, Xúy Vân đã thể hiện được tâm trạng của một người con gái đã có chồng, tự do bị trói buộc, mọi thứ đều phải phụ thuộc vào chồng. Muốn qua sông lần nữa thì phải dứt bỏ tình duyên cũ với chồng:

“Chẳng nên gia thất thì về
Ở làm chi nữa chúng chê bạn cười”

Xúy Vân không phủ định mà thừa nhận tình cảm đổi thay của mình, cô gái ấy luôn khát khao tình yêu và có một niềm tin mãnh liệt vào một tương lai đầy hạnh phúc với tình nhân mới củy mình.

“Gió giăng thì mặc gió giăng
Đôi ta chỉ quyết đạo hằng với nhau”

Hình ảnh Xúy Vân mạnh mẽ tìm đến tình yêu của mình đã từng bị coi là hành vi phá bỏ những giá trị đạo đức phong kiến, phá vỡ đạo tam tòng tứ đức, trở thành một người nổi loạn chẳng quá cũng vì quá khát khao tình yêu và đắm chìm trong tình yêu ấy đến nỗi không thể thoát ra được.

Sau những tâm sự, trước tiếng hỏi của vai diễn cũng như sự hô ứng của tác giả thì nhân vật Xúy Vân mới bắt đầu giới thiệu về mình:

“Chẳng giấu gì: tôi tên gọi Xúy Vân
Lấy Kim Nhan nhà khó gian truân
Chồng học vắng thầy ngày mong mỏi

Khi đã giới thiệu về bản thân mình. Xúy Vân cũng đã mạnh dạn thừa nhận mình đã phụ tấm lòng của Kim Nhan mà say đắm tình nhân trong hiện tại là Trần Phương, dẫu biết là sai trái nhưng tình cảm nào chịu nghe theo sự chi phối của lí trí:

“Phụ Kim Nham say đắm Trần Phương
Nên đến nỗi điên cuồng rồ dại”

Nhưng cũng có những lúc Xúy Vân chợt bừng tỉnh khỏi cơn mê để nhận thức được cái dại khờ của mình:

“Rồ này ai bán thì mua
Dại này ai thấy không mơ mẩn tình
Lúc thì giả cách làm thinh
Lúc thì giả dại ra hình làm điên”

Trích đoạn Xúy Vân giả dại đã làm nổi bật lên tâm trạng nhiều đau khổ, day dứt của Xúy Vân, một cô gái đa tình mà đành phụ tình, đi theo tình yêu mới. Tuy nhiên nàng cũng không hề hay biết rằng người mà mình yêu say đắm Trần Phương lại là một tên Sở Khanh không hơn không kém.

Đọc thêm mẫu văn 👉 Thảo Luận Ý Kiến Về Một Vấn Đề Trong Đời Sống

Giới Thiệu Về Một Tác Phẩm Nghệ Thuật Chọn Lọc – Truyện Chí Phèo

Chào thầy/ cô và các bạn,

Như mọi người đã biết, truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao là một trong những tác phẩm chân thực nhất, ấn tượng nhất về nghệ thuật kể chuyện. Truyện không chỉ thu hút người đọc bởi tính phản ánh chân thực hiện thực của xã hội mà nó còn hấp dẫn ở lối tự sự đầy sáng tạo, hấp dẫn của tác giả khi miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật Chí Phèo.

Cách kể chuyện ở đây không chỉ đơn thuần là cách kể về diễn biến của câu chuyện về những sự kiện, sự việc diễn ra trong đó. Ở đây, Nam Cao đã vận dụng cách kể chuyện độc đáo không chỉ trong các sự kiện mà còn trong cả diễn biến tâm lí của nhân vật, đặc biệt là diễn biến tâm lí của nhân vật Chí Phèo – từ sự biến đổi sau khi đi tù về cho đến quá trình hoàn lương trở thành người lương thiện.

Mở đầu tác phẩm, Nam Cao đã sử dụng cách kể chuyện độc đáo của mình để miêu tả một Chí Phèo say rượu, vừa đi vừa chửi. Điểm độc đáo ở đây là trong lời chửi, không chỉ là lời miêu tả của tác giả mà trong đó, có cả lời của chính nhân vật – những lời độc thoại nội tâm.

Cách sử dụng những lời độc thoại nội tâm như vậy giúp người đọc có thể dễ dàng lắm bắt được diễn biến tâm lý nhân vật và thể hiện sự khai thác sự kiện trên cái nhìn đa chiều của tác giả. Tiếp đến, ông kể về Chí Phèo, là một đứa trẻ mồ côi lương thiện, bị bá kiến cho đi tù và ra tù, hắn trở thành con quỷ của làng Vũ Đại. Hắn trở thành một kẻ chuyên làm nghề rạch mặt, ăn vạ, ngày ngày say khướt và trở thành tay sai của bá kiến.

Đỉnh cao của nghệ thuật kể chuyện độc đáo của Nam Cao phải kể đến ở chỗ khi ông phân tích quá trình hoàn lương của Chí Phèo. Hắn gặp Thị Nở – người đàn bà xấu xí cho hắn biết cảm giác thế nào là tình yêu, là niềm hạnh phúc.

Tỉnh dậy sau đến gặp thị Nở, nhận thức của Chí Phèo dần thay đổi. Hắn đã hết say và lắng nghe thấy những thanh âm trong trẻo của cuộc sống mà trước đây hắn chưa từng nghe thấy. Hắn thấy vui rồi lại buồn, rồi lại nghĩ về tương lai, mơ ước về cuộc sống hạnh phúc, giản dị và bình yên. Chí Phèo đang cảm thấy hạnh phúc, chìm đắm trong tình yêu và sự quan tâm của thị Nở.

Sau khi nghe lời khuyên của bà cô, thị quay ra đòi chia tay hắn, Chí Phèo muốn níu kéo niềm hạnh phúc nhỏ nhoi này nhưng hắn nhận ra, hắn chẳng có gì để níu kéo. Hắn muốn tìm lại kẻ đầu sỏ, kẻ khiến hắn trở lên như vậy – bá kiến. Đến đây, Nam Cao đã lột tả hết tài năng miêu tả diễn biến tâm lý của mình, ông khoan dung với số phận của hắn, tin tưởng vào sự lương thiện của con người khi miêu tả niềm vui, sự hạnh phúc nhen nhóm của Chí Phèo.

Bởi vậy, sức hấp dẫn của Chí Phèo không chỉ nằm ở cốt truyện giản dị, thật tâm về người nông dân, nông thôn Việt Nam trong những năm chiến tranh, mà nó còn nằm ở sự độc đáo trong cách kể chuyện, miêu tả diễn biến tâm lý của nhân vật một cách chỉn chu, đa dạng trên nhiều phương diện khác nhau để soi chiếu được rõ nhất tâm lí của mỗi nhân vật.

Vì vậy, truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao xứng đáng là một trong những tác phẩm hay nhất, kinh điển nhất về nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật của một nhà văn luôn phản ánh cuộc sống đời thực của những người bất hạnh trong xã hội. Nhưng qua đó, ông cũng khẳng định sự lương thiện luôn ẩn chứa trong họ dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Xem thêm tác phẩm 👉 Chí Phèo 👉 của Nam Cao

Giới Thiệu Về Một Tác Phẩm Nghệ Thuật Ngắn Hay – Tràng Giang

Nhắc tới Huy Cận, người ta nhớ ngay đến một “hồn thơ ảo não” (Hoài Thanh). Trước cách mạng tháng Tám 1945, ông đã góp mặt vào thơ ca đương thời một nỗi sầu nhân thế, một cái tôi cô đơn, buồn bã trước dòng đời. Với sự pha trộn giữa chất cổ điển và hiện đại, ông đã gửi gắm nỗi niềm ấy trong nhiều bài thơ, trong đó phải kể đến Tràng giang. Bài thơ in trong tập “Lửa thiêng” (1940) rất tiêu biểu cho phong cách thơ Huy Cận.

Vào một buổi chiều thu năm 1939, khi nhà thơ đứng trước bãi Chèm – phía Nam dòng sông, trước cảnh sóng nước mênh mông, đã không kìm nén nổi cảm xúc buồn bã, cô đơn và nhớ nhà da diết nên sáng tác bài thơ Tràng giang. “Tràng giang” là một từ Hán Việt đầy trang trọng, cổ kính, chỉ một con sông dài.

Nhưng nhà thơ không dùng “trường giang” (có cùng nghĩa) để thay thế, bởi cách điệp vần “ang” giúp nhan đề vừa gợi âm hưởng ngân vang, vừa gợi nên cảm giác một dòng sông không những dài mà còn rộng. Thêm lời đề từ Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài càng làm rõ hơn sắc thái cảm xúc chủ đạo của bài thơ. Đó là nỗi buồn của con người trước một không gian mênh mông, rộng lớn có thể bao trùm cả vũ trụ.

Từ nhan đề và câu thơ đề từ của bài thơ, khổ thơ thứ nhất đã mở ra một không gian sông nước sông nước rộng lớn. Câu thơ mở đầu khổ thơ thứ nhất đã mở ra một hình ảnh sông nước mênh mang.

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

Dường như, dòng sông “tràng giang” đã dài nay lại như trải dài ra hơn với từng đợt sóng “điệp điệp” cứ nối đuôi nhau vỗ vào bờ không ngừng nghỉ, không dứt. Những đợt sóng ấy như trải dài đến vô tận càng tô đậm thêm không gian rộng lớn, bao la của sông nước.

Và để rồi, trên cái nền sông nước mênh mông ấy, hình ảnh con thuyền hiện lên thật nhỏ nhoi, cứ thế “xuôi mái nước song song”. Hình ảnh đối lập giữa không gian sông nước mênh mông với hình ảnh con thuyền nhỏ bé càng gợi lên trong chúng ta sự cô đơn, le loi. Đặc biệt, khổ thơ thứ nhất còn để lại ám ảnh sâu sắc trong lòng người đọc bởi hai câu thơ cuối của khổ thơ.

Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng

Từ xưa cho đến nay, thuyền và nước là hai hình ảnh luôn đi liền với nhau, ấy vậy mà ở đây dường như thuyền và nước như có một nỗi buồn chia lìa đang đón đợi. Có lẽ bởi thế mà cảnh vật ấy càng khiến cho lòng “sầu trăm ngả”. Đặc biệt, giữa cảnh sông nước mênh mông ấy, hình ảnh “củi một cành khô lạc mấy dòng” gợi lên trong lòng người đọc ám ảnh khôn nguôi về cõi nhân sinh, lạc lõng, bơ vơ, không biết rồi sẽ trôi dạt về đâu bởi trăm dòng mênh mông vô định.

Như vậy, trong khổ thơ thứ nhất, nếu ví dòng tràng giang là dòng đời vô tận thì hình ảnh con thuyền, cành củi khô chính là hình ảnh tượng trưng cho kiếp người nhỏ nhoi, vô định. Đồng thời, khổ thơ cũng gợi lên nỗi buồn không nguôi, không dứt của tác giả.

Nếu trong khổ thơ mở đầu của bài thơ, tác giả vẽ nên không gian sông nước mênh mông thì trong khổ thơ thứ hai, tác giả lại mở ra không gian nơi cồn nhỏ. Hai câu thơ mở đầu khổ thơ thứ hai đã vẽ nên một không gian hoang vắng, hiu quạnh.

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

Với việc sử dụng nghệ thuật đảo ngữ cùng từ láy “lơ thơ”, “đìu hiu” đặc biệt gợi cảm tác giả đã vẽ nên một bức tranh nơi cồn nhỏ vừa thưa thớt, hoang vắng, lạnh lẽo vừa gợi nên một nỗi buồn mênh mang. Thêm vào đó, sự hoang vắng, tĩnh mịch của không gian như càng được tô đậm thêm qua câu thơ “đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”. Có thể nói, đây là một câu thơ có nhiều cách hiểu, “đâu” là đâu có, là phủ nhận âm thanh của tiếng chợ chiều hay là đâu đó, gợi lên âm thanh yếu ớt của tiếng chợ.

Nhưng có lẽ dẫu hiểu theo cách nào đi chăng nữa thì câu thơ vẫn gợi lên trong lòng người đọc nỗi buồn, sự hoang vắng, tàn tạ, thiếu vắng đi sự sống của con người. Nếu hai câu thơ đầu khổ hai gợi lên không gian cồn nhỏ vắng vẻ, hiu quạnh thì dường như trong câu ba và câu bốn, không gian ấy như được mở rộng cả về bốn phía làm cho cảnh vật vốn đã vắng vẻ lại càng thêm cô liêu và tĩnh mịch hơn.

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu

Trong hai câu thơ, tác giả dùng “sâu chót vót” thay vì “cao chót vót” bởi lẽ chữ “sâu” không chỉ tả cảnh mà còn tả tình, nó không chỉ gợi lên một khoảng không gian rộng lớn, thẳm thẳm mà còn gợi lên cả nỗi buồn, sự cô đơn đến tột cùng của lòng người trước cái mênh mông, hoang vắng của cảnh vật.

Như vậy, trong hai khổ thơ đầu của bài thơ, nỗi buồn của nhà thơ như bao phủ lên mọi cảnh vật, lên không gian rộng lớn và mênh mông. Và để rồi, trong khổ thơ thứ ba của bài thơ, tác giả lên trở về với không gian sông nước với khung cảnh mênh mang, đìu hiu, thiếu vắng đi sự sống của con người.

Bèo dạt về đâu hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bài vàng

Hình ảnh “bèo dạt về đâu hàng nối hàng” một lần nữa gợi lên trong người đọc hình ảnh về kiếp người, cõi nhân sinh trôi nổi, không biết rồi sẽ đi đâu, về đâu. Thêm vào đó, khổ thơ với việc sử dụng nghệ thuật phủ định lặp lại nhiều lần đã nhấn mạnh sự hiu quạnh, thiếu sự sống của cảnh vật.

Lẽ thường, chúng ta vẫn thường thấy rằng, thuyền và cầu là những phương tiện, những hình ảnh thể hiện sự giao lưu, kết nối giữa con người với con người, giữa miền đất này với miền đất khác nhưng ở đây “không một chuyến đò”, “không một cây cầu”.

Dường như, ở nơi đây chẳng có bất cứ thứ gì gắn kết đôi bờ với nhau, nó thiếu đi dấu vết của sự sống, của bóng hình con người và hơn hết là tình người, mối giao hòa, thân mật giữa con người với nhau. Có lẽ bởi thế mà hai bờ của dòng sông cứ thể chạy dài, chạy dài mãi mà chẳng bao giờ gặp nhau, chỉ còn lại ở nơi đây những bờ xanh, những bãi vàng nối tiếp nhau – một bức tranh đẹp nhưng tĩnh lặng và thật buồn.

Đọc thêm tác phẩm 👉 Tràng Giang của Huy Cận

Giới Thiệu Về Một Tác Phẩm Nghệ Thuật Văn 11 Nâng Cao – Tượng Đài Mẹ Thứ

Tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, nằm một tượng đài vô cùng đặc biệt và ý nghĩa, đó là tượng đài Mẹ Thứ – một biểu tượng to lớn của lòng hy sinh và tình yêu quê hương.

Mẹ Thứ, hay còn gọi là Nguyễn Thị Thứ, là một người phụ nữ kiên cường và hết lòng với đất nước. Bà có 12 người con, trong đó có 11 người con trai và 1 người con gái. Trong hai cuộc kháng chiến quyết liệt của dân tộc, bà đã từng tiễn con cái mình ra chiến trường, hi sinh để bảo vệ tổ quốc.

Trong số đó, có tới 9 người con trai của bà không bao giờ quay về. Không những hy sinh con cái cho quê hương, trong những năm chiến tranh khốc liệt, Mẹ Thứ luôn ở bên cạnh làng xóm, sản xuất và giúp đỡ các chiến sĩ, thậm chí còn che chở họ trong những ngày đen tối. Vườn nhà Mẹ Thứ còn có tới 5 căn hầm bí mật, nơi hàng trăm người chiến sĩ được bà chăm sóc và bảo vệ.

Vì những đóng góp vĩ đại của mình, Mẹ Thứ được tặng danh hiệu “Mẹ Việt Nam anh hùng” từ Nhà nước. Sau khi Mẹ Thứ qua đời vào năm 2010, chính quyền quyết định xây dựng khu tượng đài Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng để tri ân không chỉ riêng Mẹ Thứ mà còn là tất cả những người mẹ dũng cảm khác của đất nước.

Khu tượng đài này nằm trên một khu đất rộng khoảng 15ha, với tượng đài chính cao tới 18,5m, được chạm từ đá sa thạch. Hai bên của tượng chính là những tượng khác tượng trưng cho những người con của Mẹ Thứ và những người mẹ Việt Nam khác. Tổng tượng đài này có chiều dài khoảng 120m, thể hiện sự kính trọng và tri ân đối với những đóng góp của những người mẹ anh hùng.

Chân dung Mẹ Thứ được tạo hình tỉ mỉ, với những nếp nhăn trên trán, nơi khóe mắt và khuôn miệng, thể hiện sự kiên cường và tình cảm của người mẹ. Xung quanh bà là những tượng mặt người không rõ danh tính, có thể hiểu như là đại diện cho tất cả những người mẹ Việt Nam anh hùng, những người đã hy sinh và đóng góp cho quê hương.

Tượng đài Mẹ Thứ không chỉ là một điểm du lịch nổi tiếng mà còn là biểu tượng của lòng biết ơn và tôn vinh những người mẹ dũng cảm của Việt Nam. Nó là một lời nhắc nhở cho thế hệ hiện tại và tương lai không bao giờ quên những đóng góp to lớn và hy sinh của những người mẹ Việt Nam anh hùng.

Gợi ý 👉 Viết Văn Bản Nghị Luận Về Một Tác Phẩm Thơ

Viết một bình luận