Mảnh Trăng Cuối Rừng [Nội Dung Tác Phẩm + Giá Trị + Phân Tích]

Mảnh Trăng Cuối Rừng ❤️️ Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích ✅ Giới Thiệu Đến Bạn Đọc Hoàn Cảnh Sáng Tác, Bố Cục, Ý Nghĩa Nhan Đề.

Nội Dung Truyện Ngắn Mảnh Trăng Cuối Rừng

Nói đến Nguyễn Minh Châu thì không thể nào không nhắc đến truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng. Ngay trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm này nhé!

Mảnh trăng cuối rừng
Tác giả: Nguyễn Minh Châu

Ngọn bấc cháy đã gần lụi chợt bùng lên nổ lép bép trong chiếc ống bơ sữa bò đựng dầu cặn. Ngoài rừng sâu tĩnh mịch vọng lại tiếng suối chảy và tiếng kêu khắc khoải, tha thiết của đôi chim trống mái. Đã khuya rồi mà hơn mười anh em lái xe vẫn còn kẻ nằm người ngồi ngổn ngang trong chiếc lán nứa xiêu vẹo của tổ xăng dầu, chưa ai chịu đi ngủ. Sau tấm bìa che bớt ánh sáng, ngọn đèn dầu cặn toả một cụm khói lớn, soi tỏ hơn chục khuôn mặt dầu dãi và chiếu hắt ra ngoài đoạn đường mấp mô những hố bom và vết bánh xe tải sâu ngập gối. Đêm nay mưa dầm, trung đội lái xe được dịp trở về gần đông đủ. Cái lán nứa rất ồn ào, thỉnh thoảng một dịp cười vang lên chuyển cả rừng. Không biết ở trên đời còn có cảnh gì vui và náo nhiệt hơn những đêm như đêm nay, những chiến sĩ lái xe sau nhiều chuyến rong ruổi trên các ngả đường nay trở về gặp mặt nhau. Sau hàng chục đêm thức chong bên tay lái, tưởng như họ cứ nằm xuống là con mắt sẽ díp lại, vậy mà chẳng ai buồn ngủ cả.

– Xong chưa nào, đến lượt tớ kể nhé?

Người này chưa nói hết, người khác đã dặn trước như thế bằng giọng hết sức háo hức. Hình như trong đầu từng người đang xôn xao vô vàn hình ảnh trên dọc đường, và chính lúc này, những hình ảnh ấy đang chen lấn nhau đòi sống lại.

– Xong chưa nào, đến lượt tôi kể nhé!

Một anh nằm trong góc tối nói.

Một đêm, đầu tháng ba năm nay, chuyến xe chở hàng của tôi xuất phát từ kho K3. Lần ấy đồng chí lái phụ của tôi đánh xe đi nhận hàng thay tôi, vì tôi đang bận dự cuộc họp các lái xe lâu năm ở tiểu đoàn bộ. Ở tiểu đoàn ra, tôi sẽ đón xe của mình dọc đường và đi hàng luôn. Hãy nói về cậu lái phụ của tôi một chút. Đấy là một đồng chí tân binh vui, trẻ, làm việc xốc vác nhưng tính tình hơi lẳng lơ một tý. Câu chuyện tôi kể đây cảy ra hồi tôi chạy mấy chuyến đột xuất bên đường miền Tây. Con đường miền Tây dạo ấy đang mùa mưa lũ, nhưng địch cũng đánh rát lắm; những quãng qua khe qua ngầm nhất là quãng cầu Đá Xanh, anh chị em giao thông đang vật nhau với địch để quyết giữ con đường lên biên giới.

Hôm đó trời vừa tối, mưa lác đác, tôi ở tiểu đoàn bộ ra đường đứng đợi xe bên đầu dốc bản Vang cháy. Một mảnh ni lông gói chiếc võng dù cắp bên nách, chiếc đèn pin khoác lủng lẳng trước ngực, tôi đứng hút thuốc lá phì phèo với các vẻ ung dung, thư thái. Phải nói, làm anh lính lái xe suốt mùa khô sang mùa mưa, con người như đã gắn vào buồng lái được một phút nhàn rỗi như thế thật hiếm và quý hoá. Tôi cứ tréo chân tựa bên gốc cây bên đường, thở khói thuốc vòng tròn và ngắm vầng trăng khuyết mỏng manh bằng con mắt mơ mộng. Nhưng rồi chẳng được lâu. Tôi bắt đầu sốt ruột thấy xe cộ cứ lao qua vun vút trước mặt như ngựa đua, thế mà chẳng thấy đồng chí lái phụ đánh xe lên.

Trời tối càng lâu, nỗi sốt ruột của tôi càng tăng. Tôi hết sức lắng tai vẫn chẳng nghe tiếng “Hát” quen thuộc. Tôi bực quá đỗi! Giữa thời chiến, xe mình chỉ cần vượt lên thiên hạ nửa vành bánh, khi qua phà qua ngầm đã đủ nhàn. Hơn nữa, chuyến này, tôi đã dự định sẽ chạy sớm, giao hàng sớm để kịp quay về giấu xe ở rừng xăng lẻ. Giấu xe ở đó thật chắc chắn, lại gần nơi người chị ruột của tôi công tác. Tôi đã xin phép cấp trên, trong chuyến đi hàng này sẽ ghé thăm chị tôi. Chị tôi biên thư cứ phàn nàn:

– Đã hơn ba năm chưa được gặp cậu Lãm đấy!

Nhưng dầu sao đó cũng chỉ là một việc riêng. Tôi đang bực và lo xe không lấy được hàng hay gặp trở ngại gì, thì đồng chí lái phụ đánh xe lên, từ dưới chân dốc, đã bóp còi inh ỏi như xe chữa cháy. Mặc tôi gắt, đồng chí lẳng lặng trao phiếu hàng cho tôi, vui vẻ đặt vào trong cốp gói xôi lạc và một bi đông nước đường. “Chúc anh đi may mắn nhé!” anh chàng vui tính nháy mắt ranh mãnh, rồi phát mạnh vào vai tôi một cái đau điếng. Xong, anh chàng co chân nhảy xuống đường. Chuyến này, theo phân công của trung đội, chỉ mình tôi đi. Tôi vẫn thường nhận một mình một đầu xe. Đồng chí lái phụ làm việc ở nhà. Từ biệt tôi xong, đồng chí phụ lái vừa đi qua mấy bước đã quay lại nắm tay nện vào cánh cửa xe sầm sầm:

– Anh Lãm này, theo phiếu giao hàng, tôi kiểm lại thấy thiếu một chiếc lốp. Tôi đã bắt anh kho ký nhận vào trong phía rồi đấy nhé!

– Được. – Tôi trả lời và rất bằng lòng về công việc ấy.

– Còn một cái nữa, cái này có nhưng mà không ghi trong phiếu…

– Còn gì nữa?

– Phía sau, có một người ngồi nhờ lên cầu Đá Xanh đấy.

Tôi ngạc nhiên hết sức, hỏi vặn:

– Sao cậu tự động vô nguyên tắc thế hử?

– Nguyên do thế này, anh ạ… Thế này…

Mặc dù những lý do cho đi nhờ xe đồng chí lái phụ trình bày đều hợp lý, tôi vẫn giận đồng chí ấy. Tôi đoán ngay con người đang ngồi sau kia nhất định là một cô gái. Và, trước mặt tôi liền hiện ra cảnh tượng hết sức quen mắt: một bên là cái vẻ nũng nịu của một cô nàng ôm chiếc nón trắng đứng sát cửa xe, một bên là những câu hỏi ỡm ờ của “anh tài phụ” của tôi đang ngồi vắt vẻo trong buồng lái, một nụ cười và một đốm thuốc lá ló ra ngoài. Thế là đủ tai hại cho tôi rồi! Tàn cho được câu chuyện ấy thì xe lên sớm làm sao được? Đồng chí lái xe phụ đã quay về phía sau từ lúc nào. Tôi vẫn còn ngồi phân vân mấy giây. Xe chạy qua bao nhiêu chặng nguy hiểm mà trong xe lại có người đi nhờ? Nhưng chẳng lẽ bây giờ bảo người ta xuống đi bộ? Thôi được! Tôi quyết định đi. Trước lúc mở máy. Tôi quay lại nhìn qua tấm lưới sắt gắn sau lưng, chỉ thấy tối mò mò như hũ nút và mùi cao su mới xông sang. Chẳng hiểu người khách đi nhờ ngồi ở góc nào.

– Ai ngồi trong đó? – Tôi lên tiếng, giọng hỏi chẳng lấy gì làm ôn tồn lắm.

Không có tiếng đáp. Chỉ thấy động lịch kịch giữa các chồng lốp ôtô ở phía sau. Rồi lại nghe tiếng kêu lục cục khẽ như gà con cựa trong ổ. Tôi đoán câu chuyện trao đổi giữa tôi và đồng chí lái phụ, “người khách” đã nghe rõ hết, và bây giờ thấy tôi lên tiếng hỏi, người ấy sợ. Chắc người ấy đang phấp phỏng sợ tôi không cho đi nhờ. Nhưng người đó là ai?

– Có ai ngồi sau đó? – Tôi nhắc lại câu hỏi, lần này giọng đỡ gay gắt hơn.

– Tôi đây.. Tôi nhờ đồng chí lên cầu Đá Xanh một tẹo.

Quả tôi đoán chẳng sai. Rõ ràng tiếng trả lời của một người đàn bà, một cô gái, tiếng nói trong lắm và rất bình tĩnh, cứng cỏi nữa là khác. Mặc, tôi vẫn hỏi gặng:

– Đàn ông, hay đàn bà?

– Đàn ông!

– Thôi đi cô, đáng lý tôi đã mời cô xuống, đây là xe chở hàng quân sự! Cô lên cầu Đá Xanh có việc gì?

– Em là công nhân giao thông. Anh gì ban nãy đã xem chứng minh thư rồi. Em về trên đơn vị có chút việc.

Tôi hỏi bừa một câu cho vui:

– Việc gì? Hay là cô đi thăm chồng hay người yêu.

– Em đi thăm người yêu đấy.

Tôi vội nổ máy và trong bụng cũng phát hoảng lên vì cái cách con gái ăn nói đối đáp bạo dạn nhường ấy. Nhưng nghe giọng nói, chẳng phải giọng một câu nói đùa. Biết đâu đấy, biết đâu cô ta nói thật?

– Các cậu ơi, hãy chịu khó đợi một chút! – Đồng chí lái xe đang kể chuyện nằm khuất trong bóng tối lên tiếng kêu gọi. Mọi người đang nóng lòng muốn biết lý lịch cô gái đi nhờ xe. Họ cứ làm ồn ào thúc giục đòi kể tiếp. Ngoài rừng vọng tiếng suối chảy tràn trên đá và tiếng đôi chim kêu rụt rè ở hai góc rừng. Người kể chuyện khom lưng qua góc ngoài tấm sạp nứa, đôi mắt nheo tít lại vì khói, thổi tắt ngọn lửa xanh cháy trong lòng chiếc ống sữa bò. Căn lán phút chốc chìm trong bóng tối đầy tiếng động kỳ lạ của đêm rừng. Câu chuyện lại được kể tiếp.

– Các đồng chí đừng sốt ruột vì cô gái. Hãy để cô ta ngồi đấy giữa hàng chồng lốp ôtô…

Bây giờ, tôi kể xen vào một câu chuyện nhỏ, chuyện riêng của tôi. Tôi có một người chị ruột làm cán bộ ở một hạt giao thông quãng cầu Đá Xanh. Cách đây bốn, năm năm, trong chúng ta có đồng chí nào hay chạy con đường miền Tây, chắc còn nhớ cảnh tấp nập, đông vui của công trường xây dựng cầu Đá Xanh. Từ ngày đầu mới mở công trường, chị Tính, chị tôi, đã có mặt. Chị tôi ở tổ đá.

Những người con gái làm đá đông lắm, có hàng trăm cô. Trong tổ đá của chị tôi có một cô tên là Nguyệt. Phải, Nguyệt là trăng. Cái tên khá đẹp! Đấy là một cô học sinh mới rời ghế nhà trường đi kiến thiết miền Tây. Chị tôi coi Nguyệt như một cô em gái, rất yêu mến Nguyệt, bởi lẽ cô ta rất ngoan ngoãn và tích cực. Bức thư nào gửi về cho tôi, chị Tính cũng nhắc đến tên người con gái ấy, kể lể đủ các đức tính tốt đẹp.

Rồi trong một bức thư, chị tôi bảo: “Chị đã tính toán, đã nhằm cô Nguyệt trên này cho cậu. Trên đời khó tìm được một người con gái như thế!” Bức thư sau, chị tôi giục tôi lên “xem mặt”, và nói: “Chị cũng đã nói thẳng ý định của chị với cô ấy. Nó chỉ đỏ bừng mặt lên không nói gì. Nhưng khi nào chị nói chuyện về cậu, về cái chuyện cậu trốn nhà đi tuyển bộ đội, cô ta ngồi nghe rất chăm chú. Cậu tranh thủ lên ngay nhé. Nguyệt nó cũng đang muốn gặp cậu. Chỉ cần hai người gặp nhau một lần là xong thôi!”

Hồi đó, sau khi đi bộ đội, tôi làm chiến sĩ lái xe phụ thường chạy các tuyến đường ngoài Bắc. Tôi cũng đi vài chuyến miền Tây, có ghé vào công trường thăm chị Tính và cô Nguyệt, nhưng không gặp cả hai người. Trong những bức thư gửi cho chị tôi, tôi thường viết thêm đôi câu hỏi thăm Nguyệt và ngụ ý hứa hẹn gặp Nguyệt. Chắc chắn Nguyệt sẽ được xem tất cả những lá thư của tôi gửi cho chị Tính nên đã hiểu biết về tôi ít nhiêu. Giữa chốn rừng núi heo hút, một bức thư đến đều xem như của chung của mọi người.

Bẵng đi mấy năm, chị tôi về Hà Nội học. Rồi xảy ra cuộc kháng chiến chống Mỹ; tôi xuất ngũ rồi tái ngũ. Bao nhiêu đường sá miền Tây và miền Trung, địch bắn phá dữ dội! Tôi chưa kịp lấy vợ nhưng câu chuyện cô Nguyệt và những bức thư của chị Tính tôi đã quên từ lâu. Chị Tính đi học gần hai năm lại quay về tuyến đường miền Tây.

Từ nơi rừng núi quen thuộc, chị lại biên thư cho tôi, lần này kể chuyện địch bắn phá cầu Đá Xanh, chuyện các đơn vị giao thông quyết bảo vệ đường cho xe chạy. Những chuyện ấy với tôi chẳng có gì lạ. Nhưng lạ lùng hết sức, chị tôi nói quả quyết Nguyệt vẫn nhớ và đan chờ tôi. Qua mấy năm, có bao nhiêu người hỏi, nhưng cô ta đều trả lời đã trót hẹn với một người rồi. Chị tôi cho biết Nguyệt đang làm ở ngầm, một nơi rất ác liệt, vẫn ở gần chị. Cô ta giờ đã lớn, càng ngoan ngoãn, dũng cảm và lại xinh đẹp hơn trước nữa kia.

Thú thật, lần này cầm lá thư của chị Tính, tôi rất sung sướng và cảm động. Và cũng thật kỳ lạ! Qua bấy nhiêu năm sống giữa bom đạn và tàn phá, mà một người con gái vẫn giữ bên lòng hình ảnh một người con trai chưa hề gặp và chưa hứa hẹn một điều gì ư? Trong lòng cô ta, cái sợi chỉ xanh nhỏ bé và óng ánh, qua thời gian và bom đạn, vẫn không phai nhạt, không hề đứt ư? Hạnh phúc người con gái ấy đem đến cho tôi quá nhiều. Cho nên tôi cảm thấy mình như một kẻ chịu ơn. Tôi phải gặp Nguyệt!

Tôi quyết định biên thư cho chị tôi, hẹn ngày gặp Nguyệt! Đấy là cái ngày mà tôi đã được đại đội cho phép nghỉ. Sau chuyến xe chở lốp lên kho tiền tiêu, tôi sẽ quay về cánh đồng săng lẻ giấu xe, rồi ghé vào chỗ chị Tính làm việc. ở đó, chị Tính sẽ dẫn tôi xuống đội của Nguyệt. Tôi sẽ ở lại chơi một hôm, với tư cách là… khách qua đường của đội nữ công nhân giao thông bến ngầm. Chiếc Gát lăn bánh rất êm trên đường. Đêm rừng thật vắng vẻ và yên tĩnh. Tôi đặt nhẹ mấy ngón tay trên vòng lái, mắt nhìn phóng về phía trước, và hình dung trước lúc tôi đến giữa đám các cô gái nghịch như quỷ sứ. Gặp tôi, Nguyệt sẽ nói rất ít, còn các cô bạn thì sẽ làm loạn lên. Nhưng chẳng hề gì, họ đều là những người bạn của anh em lái xe, đều là những người con dũng cảm, chân thực và mến khách.

Tôi đi được mươi cây số thì gặp một đoàn xe xích kéo pháo kềnh càng xuôi xuống, đành phải đỗ xe bên đường để tránh. Tôi tranh thủ chui xuống gầm xe, soi đèn pin xem lại chiếc bóng đèn. Tôi đang loay hoay vặn chiếc bóng thì nghe tiếng hỏi bên cạnh:

– Anh đi bóng quả táo hay quả dưa đấy?

– Ai kia?

– Em đây mà!

À, cô gái đi nhờ xe. Trong ánh đèn gầm hắn xuống mặt đường hiện ra ngay trước mũi xe một đôi gót chân bóng hồng, sạch sẽ, đôi dép cao su cũng sạch sẽ, gấu quần lụa đen chầm chầm mắt cá.

– Ra vẻ cô này không phải người lao động rồi – Tôi nghĩ – Hay là người ta đi thăm chồng hay đi thăm người yêu thực?

Tôi chui từ gầm xe, đưa hai tay dụi mắt:

– Chào cô, lần sau nếu xe dừng, cô đừng nhảy xuống như thế này nhé!

– Nhưng mà ngồi trong ấy mùi cao su khét quá, anh cho em đứng ngoài này thở một tý.

Qua làn ánh đen tù mù của đoàn xe xích lao đi ầm ầm bên cạnh, tôi kịp nhận thấy vẻ xinh đẹp của cô gái, một vẻ đẹp giản dị và mát mẻ như sương núi toả ra từ nét mặt, lời nói và tấm thân mảnh dẻ, khác hẳn với nhiều cô gái công trường thường cô nào cũng thấp và đẫy đà. Cô ta mặc áo xanh chít hông vừa khít, mái tóc dày tết thành hai dải. Chiếc làn và chiếc nón mới trắng loá khoác ở cánh tay một cách nhẹ nhàng.

Tôi hỏi:

– Cô làm ở ngầm Đá Xanh hay chỉ về đấy thăm ai?

Trên khuôn mặt sáng sủa thoáng một nét e thẹn:

– Em làm ở ngầm…

– À, quên, tôi chưa kịp hỏi tên cô đấy nhé.

– Em là… Nguyệt!

-…À thế…!

Tôi vờ như không, vội đưa mắt ngắm cô gái một lần nữa thật kỹ lưỡng. Rồi, tay mở rộng cánh cửa buồng lái, tôi vồn vã mời:

– Sau ấy mùi cao su khét lắm đấy. Mời cô lên… Bên cạnh còn chỗ ngồi…

Đoàn xe xích kéo pháo 57 mới khoẻ làm sao. Đường sá, núi non cứ rung chuyển ầm ầm. Trái tim tôi cũng muốn nảy lên trong lồng ngực. Cô gái cố ý ngồi sát mé cửa, chiếc làn cói ôm gọn trong lòng, giữa hai chúng tôi để một quãng cách rộng. Thú thật, trong đời lái xe của tôi, chưa bao giờ tôi mời một cô gái lên ngồi trong buồng lái. Đây là một trường hợp đặc biệt. Tôi với tay bật ngọn đèn nhỏ trong buồng lái. Cô gái ngắm “cái nhà” cỏn con của tôi bằng cặp mắt tò mò và hơi rụt rè. Tôi bắt đầu hỏi dò khéo léo:

– Ở đội ngầm của cô, có nhiều cô tên là Nguyệt lắm thì phải?

– Sao anh biết?… Đội em có ba Nguyệt. Nhưng một người đã hy sinh, chỉ còn em và một chị nữa là hai thôi.

– Cô Nguyệt hy sinh bao giờ? – Tôi vội hỏi, rõ ràng nghe tiếng nói của mình mà như của người khác.

– Cách đây đã ba, bốn tháng, trong trận địch ném bom đánh sập hẳn cầu Đá Xanh. Chị ấy chiến đấu dũng cảm lắm, mà ngày thường lại hiền lành, ai cũng tiếc.

– Cô ấy có chồng chưa?

– Chưa. Hình như mới có người yêu.

Tôi nắm vòng lái thật chặt. Mặt đất dưới bánh xe, như đang nghiêng ngả, đảo lộn. Tôi cho xe đi chầm chậm và lại hỏi:

– Còn cô Nguyệt thứ hai?

– Chị ấy đã bốn con rồi! Chúng em thường gọi đùa là chị Nguyệt “lão”. Sao anh hỏi tỉ mỉ vậy?

Tôi thở phào và nói đùa một câu nhạt thếch. Lòng tôi rối như tơ vò. Chẳng lẽ lại đi hỏi thăm cô ta có biết chị Tính hay không? Chỉ cần hỏi thế, mọi sự sẽ vỡ ngay, nhưng tôi vẫn không muốn hoặc không dám hỏi. Tôi không muốn đi sâu vào câu chuyện riêng giữa chuyến công tác. Thế nhưng rồi tôi vẫn cứ phải phân vân: trong hai người con gái, một trẻ và xinh đẹp ngồi bên cạnh, và một người đã chết anh dũng, ai là người đã từng mang canh cánh trong trái tim tuổi trẻ mối tình đầu đối với tôi suốt mấy năm, mà tôi lại tỏ ra hờ hững?

Một trong hai người, ai là người tôi sắp tìm đến, ai? Người tôi sắp tìm đến là ai? Câu hỏi ấy cứ xoay trong óc tôi, như một cái dùi nung đỏ bỏng rát. Nếu Nguyệt đã hy sinh thực thì tôi sẽ mang mối hận mãi mãi. Xe đang lao qua quãng dốc. Từng mảng rừng, lèn đá, những bãi gianh ngổn ngang hố bom từ trên cao rơi áp xuống tấm kính buồng lái. Tôi qua đi bỗng như có linh tính, vội đạp phanh cho xe chậm lại. Qua tấm kính trước mặt, hiện ra một ngọn đèn pháo sáng xanh lét run rẩy soi loè nhoè, ở trên đầu.

– Không nghe tiếng máy bay sao lại có pháo sáng hử!

Tôi nghe ngóng và thốt lên. Từ đầu, cô gái ngồi chống khuỷu tay lên thành cửa nhìn ra ngoài. Cô quay vào, nói:

– Không phải đâu. Trăng đó anh ạ.

Trăng thật. Hôm nay đầu tháng. Từ đầu hôm, tôi vẫn đi giữa đêm trăng mà không biết. Cô gái vẫn bình thản ngồi nhìn ra ngoài trời. Tôi quẹt diêm châm một điếu thuốc rồi tăng số cho xe phóng nhanh hơn, trong lòng vẫn không hết gượng. Già đời trong nghề lái xe, bom đạn nguy hiểm gặp đã nhiều, tôi vốn không phải anh nhút nhát, vậy mà không hiểu sao đêm nay nhìn trăn ra pháo sáng! Qua tầm kính ướt hơi sương, mảnh trăng nằm giữa những tầng mây hiện ra tái ngắt, ánh sáng loè nhoè, mỗi lúc xe nảy lên hay vòng qua chỗ lượn, mảnh trăng lại chập chờn lay động, có lúc thấy rơi tõm xuống khoảng tối mịt mù của cánh rừng già như một trò chơi ú tim.

Khoảng gần khuya, trên các chỏm rừng, gió tây nam cuốn mây xám về một góc rồi thổi giạt đi. Gió thổi vào cành lá nguỵ trang trên nóc xe ràn rạt. Trên đầu chúng tôi, khoảng trời đêm trên cao trở nên trong vắt, cao lồng lộng, trong khoảng sâu thẳm nổi lên một tiếng chim mơ hồ. Nhưng ở lưng các cánh rừng, sương trắng không biết từ đâu cứ đùn ra mãi. Dòng sông bên trái đường phút chốc biến mất, chỉ còn là sương trắng phủ kín, thảng hoặc mới thấy một chỏm rừng, một ngọn núi đá bên kia sông nhô lên, đen đủi và cô độc giữa một mầu trắng xoá.

Xe tôi chạy trên lớp sương bềnh bồng. Mảnh trăng khuyết đứng yên ở cuối trời, sáng trong như một mảnh bạc. Khung cửa xe phía cô gái ngồi lồng đầy bóng trăng. Không hiểu sao, lúc ấy, như có một niềm tin vô cớ mà chắc chắn từ trong không gian ùa tới tràn ngập cả lòng tôi. Tôi tin chắc chắn người con gái đang ngồi cạnh mình là Nguyệt, chính người mà chị tôi thường nhắc đến. Chốc chốc, tôi lại đưa mắt liếc về phía Nguyệt, thấy từng sợi tóc của Nguyệt đều sáng lên. Mái tóc thơm ngát, dày và trẻ trung làm sao! Bất ngờ, Nguyệt quay về phía tôi và hỏi một câu gì đó. Tôi không kịp nghe rõ vì đôi mắt tôi đã choáng ngợp như vừa trông vào ảo ảnh. Trăng sáng soi thẳng vào khuôn mặt Nguyệt làm cho khuôn mặt tươi mát ngời lên và đẹp lạ thường! Tôi vội nhìn thẳng vào đoạn đường đầy ổ gà, không dám nhìn Nguyệt lâu. Từng khúc đường trước mặt cũng thếp từng mảnh ánh trăng…

– Anh nhỉ? Có phải không nhỉ…

– Cô hỏi gì?

– Em hỏi có phải các anh lái xe đi nhiều nơi, chắc hẳn quen biết nhiều người lắm?

– Đời lái xe chúng tôi như vạc ấy, cô ạ! Nay rừng này, mai qua suối kia, nhưng tháng này sang tháng khác vẫn làm bạn với đường, với trăng thôi.

Chẳng biết lúc ấy ai mới móc miệng cho mà tôi bỗng trở nên ăn nói văn vẻ đến thế! Quá nửa đêm, chúng tôi đến gần cầu Đá Xanh thì trăng lặn. Chúng tôi không nói chuyện nữa. Mảnh trăng đã khuất hẳn xuống khu rừng ở sau lưng. Tôi bật chiếc bóng đèn quả dưa cho sáng hơn và bảo Nguyệt:

– Cô chú ý nghe hộ, từ đây đường thường có máy bay.

guyệt vẫn thản nhiên ngồi nhìn ra ngoài:

– Anh cứ yên tâm, đoạn này, em quen lắm!

Nguyệt hướng dẫn cho tôi đánh xe rẽ sang con đường xế về phía ngầm. Con đường thấp hẳn xuống, quanh co, sục lên một thứ bùn quánh nhão nhoét quanh những hố bom cũ và mới. Tôi dán mắt qua mặt kính, thận trọng lái hai bánh trước tránh hai vệt bánh xe như hai cái rãnh thoát nước ở giữa đường. Có đoạn, bánh trước sục xuống rãnh sâu quá, Nguyệt phải xuống “xi-nhan” cho tôi kéo lên. Có đoạn không nhích lên được. Tôi phải cài số phụ, rồi tăng ga mãi. Không khí trong buồng lái nóng sực. Lốp xe quay tròn, xiết trên đá khét lẹt.

Nguyệt nhìn đoạn đường khó đi, nói như thanh minh:

– Chúng nó ném bom luôn, chúng em đã rải bao nhiêu đá mà đường sá còn ra thế!

Tôi vò chiếc mũ vải trong bàn tay, lau mồ hôi rồi tính đến lúc sắp phải từ biệt Nguyệt:

– Cô sắp xuống rồi chứ? Bao giờ xuống, cô bảo tôi để tôi dừng xe.

Đáng lẽ Nguyệt đã xuống ngang quãng trạm gác bến ngầm ở ngã ba,

nhưng cô muốn đưa tôi đi tiếp sang bên kia sông. Cô cười, nói đùa:

– Anh đã cho em đi nhờ xe, lúc khó khăn lại bỏ anh ư!

Tôi nói rất nghiêm trang:

– Thế nào chúng ta cũng còn gặp nhau! Mà dù cô xuống từ dưới kia, tôi cũng không bao giờ nghĩ cô là một người khi khó khăn thì bỏ người khác.

– Sao vậy, anh?

– Trông cô, tôi biết…

Một làn nước hiện ra trước mặt. Đoạn ngầm Đá Xanh ngắn thôi, nhưng mấy hôm trước mưa lũ, nước dâng cao trên mặt đá đến hơn một mét. Vừa đánh xe xuống, đã nghe nước tràn vào ống sả hơi ùng ục. Chiếc xe lắc điên đảo, lúc ngoi lên lúc hụp xuống như một con trâu nước dữ tợn. ánh đèn chiếu sáng mặt nước loang loáng. Ra đến quá nửa ngầm thì nước sâu quá, xe không đi được nữa. Nguyệt đứng bám bên cánh cửa hướng dẫn cho tôi đi đúng giữa hai hàng cọc tiêu. Cô vội nhảy ùm xuống nước, bảo tôi tắt đèn.

– Có máy bay à?

– Để em nghe kỹ xem đã. Anh cứ tắt đèn đi. Loáng đèn dưới nước trông xa lắm đấy!

Đèn tắt. Chưa bao giờ trời tối đến thế, chỉ nghe tiếng nước vỗ ì oạp vào tai xe. Tôi cố tiến, lùi nhưng xe chỉ lắc lư, vòng lái nặng như cối đá. Giữa đêm lạnh mà quần áo tôi ướt đẫm. Nguyệt để cả quần áo thế, nhanh nhẹn lội phăng sang bên kia bờ giúp tôi cột dây tời vào một gốc cây. Tôi xoay sở như đánh vật một lúc, cuối cùng cũng đưa chiếc xe leo lên được tới quãng đường rải đá khấp khểnh.

Chúng tôi thở không ra hơi, đang mồ mẫm cuốn dây tời thì máy bay đến. Từ sau rặng núi đá dựng đứng bên trái, bọn chúng ập đến như tiếng sét. Tiếng máy bay ầm ầm. Tôi vứt vòng dây sắt nặng trĩu trên tay, chạy nhào về phía xe. Vừa chạy được hai bước, tôi đã bị Nguyệt túm trở lại, nhanh và khoẻ hết sức. Nguyệt đẩy tôi ngã vào giữa một vật gì rất cứng và sâu. Nghe hơi thở và tiếng nói của Nguyệt rất bình tĩnh: “Chúng đánh toả độ đấy!”.

Một ánh chớp giật mát lạnh, đất rùng lên một hồi. Lặng đi mấy giây, tưởng có thể nghe được tiếng vỗ cánh của một con dế rất nhỏ, bỗng đâu đất, đá và cành cây bé cành cây lớn rơi ầm ầm, rào rào. Tôi vừa kịp nhận ra mình đang đứng giữa một cái khe chỉ vừa một người hai bên là hai gốc cây to. Nguyệt đang nấp ở mé ngoài.

Hai thằng địch khác lại sắp lao xuống, lại sắp một đợt khác! Tôi nắm tay kéo Nguyệt vào khe, nhưng Nguyệt nhất định không chịu.

Nguyệt thét lên:

– Anh bị thương thì xe cũng mất, anh cứ nấp đó!

Không ngần ngại, tôi bế xốc Nguyệt đặt giữa cái khe giữa hai gốc cây rồi chạy về phía xe đỗ. Địch bắn hai mươi ly đỏ lừ, nghe rát cả mặt. Xe tôi vẫn đứng đó, lửa đã bén vào lốp. Tôi dập lửa, trèo lên xe, nổ máy. Nguyệt cũng vừa chạy đến bên cánh cửa.

– Cho xe chạy đi anh, nó còn tiếp tục đánh ngầm đấy!

– Chạy chứ!

Một loạt bom rất gần, hơi bom xô Nguyệt ngã dúi. Tôi kéo Nguyệt vào trong đóng cửa buồng lái rồi chẳng đèn đóm gì hết, cứ theo lời Nguyệt chỉ đường, tôi cho xe phóng. Địch quây tròn trên đầu như xay lúa, rất thấp, thả pháo sáng và bắn hai mươi ly. Mặc, tôi cứ chạy, và Nguyệt cứ nói rành rọt như người đếm bên cạnh:

– Anh ngoặt sang trái… Trước mặt có hố bom đấy… Chuẩn bị, sắp lên một cái dốc có “cua”…

Qua một quãng khó đi và tối quá, Nguyệt nhảy xuống đi dò trước. Tôi cứ nhằm cái bóng trắng nhờ nhờ của Nguyệt trước mặt mà lái theo. Lên quá độ hai kilômét, tôi dừng xe nép vào bên một “ta luy” cao có cây rậm. Tôi bật đèn buồng lái. Cái tôi trông thấy đầu tiên là có vết máu bên vai Nguyệt, vết máu chảy xuống đỏ cả cánh tay áo xanh. Chết thật, cô ta bị thương rồi! Không biết Nguyệt bị thương loạt bom đầu tiên, lúc tôi nấp dưới khe, hay khi cô vùng chạy theo tôi trở về xe? Thú thực, lúc ấy trong lòng tôi dấy lên một tình yêu Nguyệt gần như mê muội lẫn cảm phục.

Nguyệt nhìn vết thương, cười. Khuôn mặt hơi tái nhưng vẫn tươi tỉnh và xinh đẹp. Từ đầu đến chân, cô ta ướt như một con công vừa tắm. Tôi rút chiếc mùi xoa đầy vết dầu mỡ trong túi, buộc ngoài lần áo xanh để cầm máu. Tôi đề nghị đưa Nguyệt sang bên kia ngầm về đơn vị, nhưng Nguyệt gạt đi:

– Đây là giang sơn của em rồi. Anh đi đi, không trời sáng mất! – Rồi Nguyệt lại cười: – Anh cứ yên tâm, vết thương chỉ sướt da thôi. Từ giờ đến sáng, em có thể đi lên đến tận trời được!.

Gà rừng đã eo óc gáy thưa thớt. Tôi không thể bỏ xe được. Tôi đành từ biệt Nguyệt, nắm bàn tay thấm ướt máu rất lâu, và tôi nói một lời hứa đinh ninh: “Ngày mai, tôi quay về, nhất định tôi vào… thăm Nguyệt!”.

Tôi lên xe, phóng như bay về phía tiền tiêu, với một tâm trạng vui sướng và rộn ràng rất lạ, và lại rất lo lắng cho Nguyệt, lúc nào cũng thấy trước mắt bóng một người con gái mặc áo xanh, một bên cánh tay buộc chiếc mùi xoa của tôi, với chiếc làn và chiếc nón trắng mới, cô ta đang đi trở lại về phía ngầm. Có lúc, tôi lại thấy cô quay lạ, khuôn mặt đẹp lộng lẫy đầy ánh trăng…

– Thế nào, kể tiếp đi! Ngày hôm sau sống chết cậu cũng phải mò tới cái đội nữ công nhân ấy chứ?

Những người nghe chuyện vẫn tỉnh như sáo. Có lẽ đã hai ba giờ sáng. Gà rừng gáy eo óc, thưa thớt. Nghe tiếng đôi chim trống mái gọi nhau đã gần hơn.

Đêm ấy tôi chạy nhanh đến như vậy, nhưng lên đến tiền tiêu giao hàng cho kho xong, thì trời đã gần sáng. Thế là không kịp quay về rừng săng lẻ giấu xe nữa, đành đánh xe đi giấu ngay ở đấy. Và lại hí húi đi kiếm lá nguỵ trang, tháo xăng, nấu cơm ăn.

Thật chán hết sức! Thế là bay đi một ngày phép!

Đại đội trưởng lại bố trí cho tôi đi một chuyến nữa lên tiền tiêu vào ngay đêm sau. Lần này, tôi kịp ghét thăm chỗ hạt giao thông của chị tôi, cũng đóng không xa đội nữ công nhân phụ trách ngầm. Lán đội nữ công nhân giữa khu rừng săng lẻ rất đẹp. Con gái bao giờ họ cũng chu đáo và chăm chỉ chứ không tềnh toàng như chúng mình. Lán họ ở sạch sẽ, ngăn nắp, có nhà ăn, nhà câu lạc bộ…

Thấy tôi đến, chẳng phải chị chị Tính, mà các chị em khác đều niềm nở, toàn là những tay ăn nói khiếp cả. Nhưng còn tôi lòng dạ nào mà đối đáp với họ! Việc đầu tiên là tôi quan sát thần sắc của chị Tính; hai ngày qua tôi đã tin chắc chắn không thể nào sai được rằng người con gái mình đang tìm gặp thì đã gặp, nhưng đến đây, tôi lại nghĩ Nguyệt có thể là người con gái đã anh dũng hy sinh từ cách đây ba, bốn tháng. Chị Tính dẫn tôi vào nhà, và trách:

– Hôm kia, sao cậu không về? Nguyệt nó chỉ tranh thủ lên được có một hôm, đợi cậu suốt ngày không thấy, cô ấy lại phải về dưới ty rồi!

Thế là trống ngực tôi không đánh nữa. Tôi tò mò hỏi:

– Cô ấy về dưới ty làm gì?

– Cô ấy đang dở học lớp đảng viên mới ở dưới đó.

Hai chị em chúng tôi đang dở chuyện thì một chị to béo, trạc gần bốn mươi, hai tay cắp hai cái bì đựng măng xồng xộc đi vào và hỏi:

– Đâu, cậu Lãm, em trai chị Tính tới mà sao không đến trình diện với tôi hử? – Chị túm lấy tôi trong hai bàn tay hộ pháp: – Mặt mũi sáng sủi đấy chứ, lái xe à?Tôi hỏi thế này nhé, anh đã biết tội của anh chưa?

Chị Tính cứ ôm miệng cười. Còn tôi thì chẳng hiểu gì cả. Lát sau, mới biết chị làm tổ trưởng nấu ăn của đội, đấy chính là chị Nguyệt “lão”, một người bạn thân thiết của chị tôi từ lâu.

Chị Nguyệt “lão” vui vẻ “mắng” tôi một hồi nữa, đầy những “cớ sao”, “cớ sao” mấy năm trời để cho “cái Nguyệt” nó đợi đỏ mắt, có muốn “tìm hiểu” người ta hay không thì cũng phải bảo một câu chứ! Rồi chị kể:

– Hôm nọ, “nó” trở lên đây, đi nhờ xe vận tải của một anh bộ đội, xe bị bom dọc đường, may mà chỉ bị thương rất nhẹ thôi.

Chị hỏi: “Anh vẫn chưa biết mặt nó, hử?” rồi kéo tuột tôi đến trước một hàng ảnh nhỏ xít dán chi chít trên tờ giấy bao xi măng giữa nhà câu lạc bộ. Chị Nguyệt “lão” chưa kịp trỏ, tôi đã nhận ra tấm ảnh của Nguyệt. Cách đây mấy năm, trông cô như một con chim non đang tập bay. Nguyệt đang đứng cheo leo giữa lưng núi, trên vai vác một chiếc máy khoan, đôi mắt đen láy ngây thơ nhìn ra xa. Nhìn bức ảnh ấy, tôi không khỏi nhớ những ngày rộn ràng xây dựng những chiếc cầu. Ngọn núi Nguyệt đang đứng chính là một ngọn trong dãy núi đá xanh cao sừng sững nằm bên trái bến ngầm. Ngày khởi công xây dựng chiếc cầu ở đây, đội đá của công trường có hàng trăm cô.

Tháng này sang tháng khác, với một sợi dây da bảo hiểm buộc ngang lưng, họ dũng cảm trèo lên những tầng đá cao, chọn những vỉa đá xanh đẹp nhất về xây cầu. Chiếc cầu làm trong gần hai năm mới xong, xanh biếc và đẹp như một giấc mộng, nhưng vừa khánh thành được mấy tháng thì máy bay Mỹ đã đem bom tới phá sập.

Buổi chiều hôm đó, chị Tính và chị Nguyệt “lão” tiễn tôi ra đến bờ sông. Chị Nguyệt “lão” giơ nắm tay to lớn ra trước mặt tôi:

– Khối anh cán bộ khá hẳn hoi muốn yêu nó. Nó chỉ chờ gặp anh đó thôi! Coi chừng cứ phóng xe chạy biến đi, tôi không có dây tơ hồng nhưng đã có dây trói lợn trói anh lại”!

Tôi vội vàng nhét vào trong chiếc túi cấp dưỡng nhọ nhem của chị một chiếc phong bì miên rất cẩn thận. Suốt buổi trưa, tôi đã mượn giấy bút biên cho Nguyệt lá thư đầu tiên. Ra đến rừng săng lẻ, tôi chưa về chỗ giấu xe vội, mà men bờ sông ra ngoài cầu. Con sông miền Tây in đầy bóng núi xanh thẳm, hai bên bờ cỏ lau chen với hố bom. Chiếc cầu bị cắt làm đôi như một nhát dìu phang rất ngọt. Ba nhịp phía bên này đổ sập xuống, những phiền đá xanh lớn rơn ngổn ngang dưới lòng sông, chỉ còn hai hàng trụ đứng trơ vơ giữa trời.

Tôi đứng bên bờ sông giữa cảnh một chiếc cầu đổ và lại tự hỏi: Qua bấy nhiêu năm tháng sống giữa cảnh bom đạn và tàn phá những cái quý giá đó chính bàn tay mình xây dựng nên, vậy mà Nguyệt vẫn không quên tôi sao? Trong tâm hồn người con gái nhỏ bé, tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, cái sợi chỉ xanh óng ánh ấy, bao nhiêu bom đạn giội xuống cũng không hề đứt, không thể nào tàn phá nổi ư?

Người kể chuyện tự nhiên ngừng bặt như đang lắng nghe tiếng trả lời đâu từ trong lòng mình. Những người bạn cũng không hỏi, không đòi kể tiếp và nói chuyện ồn ào như những lần trước.

Hẳn đã gần sáng. Ngoài rừng sâu, đôi chim gọi nhau suốt đêm đã im tiếng, có lẽ chúng đã tìm thấy nhau. Chân trời phía rừng Tây bỗng ửng sáng. Rồi trăng đội chỏm cây từ từ nhô lên. Từng chiếc lá đùng đình trên nóc lán loé sáng như những mảnh bạc. ánh trăng khuya lặng lẽ soi đầy trên mái và đoạn đường đầy vết xe trước cửa. Người kể chuyện ngẩng lên ngắm mảnh trăng vừa lên rồi nằm xuống giữa những người bạn lái xe. Anh giục:

– Ngủ thôi các cậu! Mai còn chạy…

Chia sẻ bài thơ 🌿Người Đi Tìm Hình Của Nước 🌿 Nội Dung Bài Thơ, Phân Tích

Tóm Tắt Tác Phẩm Mảnh Trăng Cuối Rừng

Bạn có thể đọc thêm bản tóm tắt tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng sau đây để nắm bắt nội dung truyện ngắn nhanh hơn.

Trong thời kỳ chống Mỹ, trên đường ra mặt trận, Lãm người lái xe quân sự, cho cô công nhân giao thông tên là Nguyệt đi nhờ. Cô gái ấy tình nguyện dẫn đường cho Lãm đưa chiếc xe vượt qua đoạn đường ngầm thật vất vả. Ngay sau đó, phi cơ địch bắn dữ dội, nhưng Nguyệt vẫn bình tĩnh, linh hoạt hướng dẫn Lãm và xe vượt qua nguy hiểm, Nguyệt bị thương ở tay khi quyết tâm bảo vệ Lãm.

Cuối cùng 2 người cứu được chiếc  xe chở hàng quân sự ra khỏi vùng lửa đạn. Lãm đoán rằng cô gái ấy ở cùng chỗ với chị Tinh. Rồi họ chia tay trong niềm lưu luyến.

Hôm sau, Lãm ghé thăm nhưng không gặp và mới biết cô gái đi nhờ xe là Nguyệt, người mà chị của Lãm rất quí mến & đã giới thiệu cho Lãm. Lãm xúc động khi biết mấy năm qua Nguyệt vẫn chờ đợi mình. Hình ảnh Nguyệt đẹp ngời lên trong tâm trí của Lãm. Lãm viết lá thư đầu tiên gửi cho Nguyệt.

Về Nhà Văn Nguyễn Minh Châu

Chia sẻ một số thông tin về nhà văn Nguyễn Minh Châu:

  • Nguyễn Minh Châu (1930-1989), quê ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
  • Năm mười lăm tuổi, Nguyễn Minh Châu tốt nghiệp trường kỹ nghệ Huế với bằng Thành Chung. Năm năm sau ông học chuyên khoa tại trường Huỳnh Thúc Kháng và sau đó gia nhập quân đội, học ở trường sĩ quan lục quân Trần Quốc Tuấn.
  • Phong cách nghệ thuật: Phong cách của ông là phong cách tự sự – triết lý đậm nét.
  • Vị trí, tầm ảnh hưởng: Ông là cây bút văn xuôi tài năng của văn học Việt Nam hiện đại. Trước những năm tám mươi, ông sáng tác theo khuynh hướng sử thi thiên về trữ tình, lãng mạn. Sau đó, ông chuyển sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức, triết lý nhân sinh.
  • Nguyễn Minh Châu là là người mở đường tinh anh, cây bút tiên phong trong văn học thời kì đổi mới.
  • Nguyễn Minh Châu là nhà văn quân đội, viết nhiều về đề tài chiến tranh và người lính. Từ thập niên những năm tám mươi, Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn đi tiên phong trong sự nghiệp đổi mới văn học. 
  • Tác phẩm chính: Các tác phẩm chính của ông là: Sau một buổi tập (1960); Cửa sông (1966), Dấu chân người lính (1972), Miền cháy (1977), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983), Bến quê (1985), Phiên chợ Giáp (1989),…

Tìm hiểu thêm 🌿Bài Thơ Thăm Lúa Của Trần Hữu Thung 🌿 Nội Dung, Cảm Nhận

Về Tác Phẩm Mảnh Trăng Cuối Rừng

Tìm hiểu thêm về tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu.

  • “Mảnh trăng cuối rừng” được sáng tác vào năm 1970, đây là truyện ngắn hay của Nguyễn Minh Châu cũng như của văn xuôi Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
  • Truyện ngắn này đã được đưa vào nhiều tuyển tập truyện ngắn Việt Nam, đã được nhà nghiên cứu N. I. Nicolin (Nga) giới thiệu trong bài “Cuộc chiến tranh giải phóng và truyện ngắn Việt Nam hiện đại” (Tạp chí các dân tộc Á-Phi, tháng 4 năm 1973)
  • Nội dung chính: Qua sự gặp gỡ cũng như những hành động, thái độ và tình cảm của hai nhân vật Nguyệt và Lãm, nhà văn muốn thể hiện vẻ đẹp hào hùng đầy chất lãng mạn của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước.

Xuất Xứ Và Hoàn Cảnh Sáng Tác Truyện Mảnh Trăng Cuối Rừng

Chia sẻ thêm cho bạn đọc một số thông tin về xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác truyện Mảnh trăng cuối rừng.

  • Mảnh trăng cuối rừng được Nguyễn Minh Châu viết trong thời kì đầu chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc.
  • Về sau tác giả chọn in trong tập Những vùng trời khác nhau (1970). Đây là tác phẩm tiêu biểu cho cảm hứng anh hùng ca của Nguyễn Minh Châu nói riêng và văn học Việt Nam thời chống Mĩ nói chung.

Đọc thêm 🌿Bài Thơ Anh Chủ Nhiệm 🌿Nội Dung, Nghệ Thuật, Cảm Nhận

Ý Nghĩa Nhan Đề Tác Phẩm Mảnh Trăng Cuối Rừng

Nhan đề tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng mang ý nghĩa như thế nào? Xem ngay gợi ý giải mã dưới đây nhé!

Mảnh trăng cuối rừng chính là hình ảnh ánh trăng trong rừng, hình ảnh này tạo nên chất lãng mạn, trữ tình của thiên truyện. Trăng làm tăng thêm về giá trị, ý nghĩa của mối tình giữa thiên nhiên và con người, giữa con người và con người, giữa Lãm và Nguyệt.

Trăng ở đây không còn là ánh trăng cụ thể. Trăng là hiện thân cho vẻ đẹp kỳ diệu – lãng mạn của con người trong cuộc chiến đấu đầy cam go, gian khổ.

Bố Cục Tác Phẩm Mảnh Trăng Cuối Rừng

Bố cục tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng có thể chia thành 3 phần, mỗi chương là một phần.

  • Phần 1: Chương 1: Từ đầu đến “hơn trước nửa kia”
  • Phần 2: Chương 2: Tiếp theo đến “Trông cô, tôi biết..”
  • Phần 3: Chương 3: Phần còn lại

Giới thiệu thêm tác phẩm🌸 Bài Thơ Có Một Nghề Như Thế 🌸 Nội Dung, Nghệ Thuật

Đọc Hiểu Tác Phẩm Mảnh Trăng Cuối Rừng

Chia sẻ cho bạn đọc cách đọc hiểu tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu.

1.Nhân vật Nguyệt:

Một cô gái đi nhờ xe, xuất hiện bất ngờ. Trong chuyến đi nhờ xe ấy, Nguyệt đã bộc lộ những vẻ đẹp của nhân cách và tâm hồn.

– Nguyệt là một cô gái hồn nhiên, xinh đẹp và sống có lý tưởng:

  • Ngoại hình của Nguyệt hoàn toàn tương phản với khung cảnh của chiến tranh (“Gót chân hồng sạch sẽ”, “Một vẻ đẹp giản dị và mát mẻ như sương núi toả ra từ nét mặt, lời nói và tấm thân mảnh dẻ”, …Dưới ánh trăng, gương mặt Nguyệt “ngời lên đẹp lạ thường”).
  • Vừa rời ghế nhà trường, Nguyệt đã xung phong đi “kiến thiết miền Tây”. Chiến tranh xảy ra, cô có mặt ở tuyến lửa ác liệt nhất để bảo vệ đường cho xe chạy.

– Thông minh, dũng cảm, có tinh thần đồng đội cao:

  • Thể hiện rõ nhất trên con đường đầy hiểm nguy đến Ngầm Đá Xanh (gặp đoạn đường khó đi, Nguyệt xuống “xi nhan” cho Lãm lái xe; chủ động nhường sự an toàn cho người lính lái xe, tình nguyện theo anh một chặng đường nguy hiểm;
  • Khi bị thương, máu “chảy đỏ cả cánh tay áo”, vẫn bình thản nói với Lãm: “Vết thương chỉ sướt da thôi. Từ giờ đến sáng, em có thể đi lên đến tận trời được”. 

– Có tình yêu trong sáng, thủy chung:

  • Có niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, con người (yêu người con trai chưa một lần gặp mặt vì tin rằng, một chàng trai dám “trốn nhà đi bộ đội”, chắc chắn không phải là người tầm thường; suốt mấy năm trời, vẫn thủy chung, từ chối biết bao lời cầu hôn…).
  • Tình yêu trong sáng, thủy chung của Nguyệt khiến Lãm rất cảm phục: “Trong tâm hồn người con gái bé nhỏ, tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, cái sợi chỉ xanh óng ánh ấy, bao nhiêu bom đạn giội xuống cũng không hề đứt, không thể nào tàn phá nổi ư?”

=> Đó cũng là vẻ đẹp nhân cách và tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam.

2. Nhân vật Lãm: 

  • Một chiến sĩ lái xe dũng cảm, có ý thức kỷ luật cao đồng thời là người có tình cảm sâu lắng, có lòng tự trọng trong tình yêu. Anh rất tế nhị và luôn khám phá cái bí ẩn và vẻ đẹp của người mình muốn yêu. Lãm tìm thấy ở Nguyệt những vẻ đẹp đáng khâm phục, làm xao động trái tim của mình. 
  • Trong tình yêu, Lãm vẫn giữ một khoảng cách vừa gần gũi, vừa xa lạ. Tình cảm của Lãm đối với Nguyệt chân thành, thơ mộng. 

Giá Trị Tác Phẩm Mảnh Trăng Cuối Rừng

Tổng kết giá trị tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng chia sẻ cho bạn đọc, lưu ngay về nhé!

Giá Trị Nội Dung

  • Từ câu truyện tình lãng mạn trong sáng của Nguyệt và Lãm tác giả đề cao vẻ đẹp tâm hồn của tuổi trẻ Việt Nam anh hùng trong chiến tranh, thủy chung trong tình yêu.

Giá Trị Nghệ Thuật

  • Kết hợp khá nhuần nhị, điêu luyện giữa bút pháp hiện thực và bút pháp lãng mạn; kết hợp giữa sự miêu tả chân thật sự kiện, con người với dòng chảy hồi ức tạo nên một ấn tượng đặc biệt. 
  • Xây dựng tình huống truyện bất ngờ, vừa để nhân vật bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp của mình, vừa tạo nên sự hấp dẫn cho tác phẩm.
  • Lối kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn.

Khám phá thêm 💌 Tràng Giang [Huy Cận] 💌 Nội Dung, Nghệ Thuật

4 Mẫu Phân Tích Mảnh Trăng Cuối Rừng Hay Nhất

Sưu tầm các mẫu phân tích Mảnh trăng cuối rừng hay nhất gửi đến bạn đọc của Thohay.vn.

Mẫu Phân Tích Mảnh Trăng Cuối Rừng Hay – Mẫu 1

Nguyễn Minh Châu trên văn đàn Việt Nam hiện đại đã tỏa sáng như một ngọn cờ đầu đi tiên phong trong nền văn học nước ta thời kỳ đổi mới. Những tác phẩm của ông thường được nhận ra bằng giọng văn dịu dàng, trữ tình, phản ánh hiện thực một cách mềm mại và ở những cái đẹp của thiên nhiên, của con người, nhà văn vẫn có một bút pháp lý tưởng hóa rất độc đáo, rất thi vị trữ tình.

Có thể nói rằng giai đoạn sáng tác hoàng kim của Nguyễn Minh Châu và những sáng tác nổi bật của ông chủ yếu nằm vào những thập niên 80, tức là là khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đã thành công, đất nước đang đi vào thời kỳ chuyển mình, kiến thiết lại, những vấn đề về đời sống cá nhân, đạo đức xã hội bắt đầu trở thành đề tài sáng tác được quan tâm hơn cả.

Với vai trò là một nhà văn đồng thời là một người lính chiến, tác giả cũng để lại một số tác phẩm về đề tài chiến tranh khá sâu sắc, trong đó Mảnh trăng cuối rừng có thể xem là truyện ngắn ấn tượng nhất của Nguyễn Minh Châu về đề tài “chiến tranh cách mạng – lực lượng vũ trang”.

Nhắc về cuộc kháng chiến chống Mỹ có lẽ không thể nào không nhắc đến tuyến đường Trường Sơn những người lính lái xe, những cô gái thanh niên xung phong quanh năm phá bom, lấp đường, cho những chuyến xe nối dài Bắc Nam, chở tình cảm, viện trợ của hậu phương đến với tiền tuyến xa xôi.

Có thể kể đến Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây của Phạm Tiến Duật, Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê. Và bản thân Nguyễn Minh Châu cũng góp phần với Mảnh trăng cuối rừng, câu chuyện kể về một tình yêu mỏng manh, nhưng rất mực kỳ diệu giữa những con người xa lạ chưa một lần gặp mặt, nhưng lại tồn tại bền vững giữa chiến trường bom đạn suốt mấy năm trời, bằng tấm lòng thủy chung và niềm tin của một cô gái trẻ, xinh đẹp và có cái tên cũng rất đẹp – Nguyệt.

Câu chuyện mở ra bằng cảnh tượng những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong một buổi đêm nghỉ ngơi đã thay nhau kể về câu chuyện của cuộc đời mình, lúc ấy một chàng trai từ trong góc tối đã lặng lẽ kể về mối tình của mình, những ký ức khó quên về một cô gái tên Nguyệt và thứ tình yêu mà cô đã âm thầm ôm ấp cho Lãm suốt mấy năm trời, từ khi còn nhỏ dại, đến khi đã trưởng thành xinh đẹp.

Tuyến đường Trường Sơn thuở ấy không chỉ nối liền hai miền Nam Bắc mà còn trở thành ông tơ bà nguyệt cho vô số những anh lính lái xe và những nữ thanh niên xung phong, những cô công nhân giao thông. Họ gặp gỡ, tìm hiểu nhau bằng những giây phút gặp mặt hiếm hoi, ít ỏi, bên cạnh những quả bom chưa nổ, những hố bom chưa lấp và những chiếc xe bị tàn phá vì bom đạn. Những con người trẻ tuổi, kiên cường trải qua biết bao khó khăn, cái chết thường trực chờ, thế nhưng họ vẫn dành rất nhiều niềm tin, tình yêu vào cuộc sống, vẫn có những ước vọng tương lai tốt đẹp.

Những đối với Lãm và Nguyệt tình yêu của họ thậm chí còn mong manh hơn thế, Lãm là một chàng trai khá, có nhiều kinh nghiệm lái xe, đã qua lại tuyến đường khắc nghiệt này không biết bao nhiêu lần. Còn Nguyệt lại là một cô gái trẻ, xinh đẹp, hiền lành, thế nên chị Tính chị gái của Lãm đã có ý nhắm cô cho em trai của mình, một mối duyên tơ đã bắt đầu từ đó. Khó có thể tin được rằng Nguyệt lại yêu một chàng trai chỉ thông qua lời kể của chị Tính, và ôm ấp tình yêu ấy một cách chung thủy hàng mấy năm trời, một lòng hướng về Lãm, giữa chiến trường khốc liệt tình yêu ấy cũng chưa từng đứt đoạn chỉ cần Nguyệt còn sống.

Còn với bản thân Lãm, anh không yêu Nguyệt khi mới chỉ nghe chị gái giới thiệu, và với cuộc đời nay đây mai đó của mình Lãm nhiều khi cũng không dám hy vọng gì nhiều, sau mấy lần gặp mặt “hụt”, lại qua mấy năm anh dường như đã quên mất người con gái tên Nguyệt ấy.

Bước ngoặt thực sự cho tình yêu của họ bắt nguồn từ một sự “vượt quyền” của anh phó lái dưới quyền Lãm. Anh chàng hoạt bát, trai lơ này lúc đánh xe về cho Lãm, đã cho một cô gái đi nhờ. Lãm không thích điều này, thế nhưng cũng chẳng nỡ đuổi cô gái ấy xuống, đành cho cô đi nhờ một đoạn. Điều Lãm không thể ngờ tới ấy là việc cô gái đi nhờ lại chính là người đã đính ước với anh.

Tình huống truyện bất ngờ đã làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn và cũng càng khiến cho nhân vật Lãm được hiểu rõ hơn về người con gái này, không phải vì cô là hôn thê của mình mà thông qua tư cách của những người xa lạ tình cờ gặp nhau. Cô Nguyệt cũng vì thế mà được tự do bộc lộ tính cách, suy nghĩ cùng với tấm lòng thủy chung của mình với người yêu chưa biết mặt mà không phải ngại ngùng, chỉ vì Lãm là người mình hằng mong nhớ.

Thêm một điều nữa, ta cũng cảm nhận được sâu sắc cái lý thú của truyện, khi Nguyễn Minh Châu đặt Lãm vào hoàn cảnh ngờ ngợ, phấp phỏng về cô gái tên Nguyệt, liệu có phải là cô gái đã đính ước với mình không. Thế nhưng trong suốt chuyến đi từ lúc nói chuyện bâng quơ, cho đến lúc gặp khó khăn nguy hiểm, Lãm vẫn không hề mở miệng nói ra nghi ngờ của mình, thú thực đó là một cái tinh tế trong thể hiện tâm lí nhân vật của Nguyễn Minh Châu.

Lãm một phần là không dám, thứ hai là không chắc chắn, thứ ba nữa là cũng chưa muốn để cô biết về mình trong cái hoàn cảnh gặp mặt không chính thức như này. Đó thật sự là tâm lý của một con người bình thường, đặc biệt là khi Lãm đã có tình cảm với Nguyệt, anh lại càng muốn đi đường vòng để xác nhận, để đảm bảo an toàn hơn cho mối quan hệ của anh và cô sau này.

Thêm nữa sự “mơ hồ” mà mãi đến cuối truyện, Lãm và Nguyệt vẫn chưa thực sự có một cuộc gặp mặt chính thức đã khiến câu chuyện thêm phần hấp dẫn, thú vị, độc giả từ đó có cơ hội để thỏa sức tưởng tượng về những gì xảy ra tiếp theo, phản ứng của Nguyệt, rồi tình yêu của họ trong chiến tranh sẽ đi về đâu? Đều hoàn toàn là những điều khiến người ta không khỏi trăn trở suy nghĩ, nhưng có lẽ người ta thường hướng tới một kết thúc tốt đẹp.

Bên cạnh tình huống truyện lý thú người ta cũng chú ý đến nhân vật Nguyệt, nhân vật được Nguyễn Minh Châu tập trung khai thác nhiều nhất. Những ấn tượng về cô gái này chủ yếu thông qua ánh nhìn của người lái xe, đồng thời cũng hiện lên rõ ràng thông qua hành trình đi đường, trong những lần các nhân vật vượt qua khó khăn.

Đọc nhiều tác phẩm của Nguyễn Minh Châu, ta thấy rằng ông rất chú ý trong cách miêu tả ngoại hình nhân vật, đặc biệt là đối với người phụ nữ, như thể hiện một niềm trân trọng đối với họ. Nguyệt cũng như nhiều nhân vật khác trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu đều được ông “tắm rửa sạch sẽ”. Cô gái trẻ hiện lên trong ấn tượng của Lãm là vẻ đẹp tinh tế, trong ngần với “một đôi gót chân hồng hồng sạch sẽ, đôi dép cao su cũng sạch sẽ, gấu quần lụa đen chấm mắt cá”.

Sau đó khi chính thức chạm mặt Nguyệt, Lãm đã không khỏi bất ngờ với “một vẻ đẹp giản dị và mát mẻ như sương núi tỏa ra từ nét mặt, giọng nói và tấm thân mảnh dẻ”, lại “mặc áo xanh chít hông vừa khít, mái tóc dài tết thành hai dải. Chiếc làn và chiếc nón mới trắng lóa khoác ở cánh tay trông thật nhẹ nhàng”.

Cái vẻ đẹp duyên dáng, yêu kiều của cô gái đã dấy lên trong lòng Lãm những ấn tượng ban đầu tốt đẹp, một cái nhìn thiện cảm hơn hẳn, khác với ấn tượng ban đầu về cảnh tượng anh thấy “một bên là cái vẻ nũng nịu của một cô nàng ôm chiếc nón trắng đứng sát cửa xe, một bên là những câu hỏi ỡm ờ của “anh tài phụ”… đang ngồi vắt vẻo trong buồng lái…”. Hay “cái cách con gái ăn nói đối đáp bạo dạn nhường ấy”, khiến Lãm không khỏi “phát hoảng lên” dù rằng anh vẫn nhận ra “tiếng nói trong lắm và rất bình tĩnh, cứng cỏi nữa là khác”.

Lãm bắt đầu có những chuyển biến tích cực trong nội tâm, dáng vẻ ngoài mong đợi khác hẳn với những cô công nhân giao thông “thường cô nào cũng thấp và đẫy đà”, đã mang đến cho anh nhiều sự tò mò, thế nên anh đã mời cô lên ghế phó lái, việc mà trước đây anh chưa làm bao giờ. Không chỉ vẻ đẹp về ngoại hình như sương, như hoa mà cả lối nói, lối ứng xử của Nguyệt cũng thể hiện cô là một cô gái thông minh và duyên dáng.

Nhưng Nguyệt không chỉ hiện lên với tính cách thoải mái, tự nhiên, mà nàng cũng còn cả dáng vẻ e lệ, ngập ngừng khi ngồi cạnh một người đàn ông xa lạ, cô vẫn giữ cho mình những sự ý tứ rất duyên, Nguyệt lên ngồi ghế lái phụ “cô cố ý ngồi sát mép cửa, chiếc làn ôm gọn trong lòng, để lại giữa Lãm và cô một khoảng trống lớn”, ánh mắt rụt rè, tò mò kín đáo ngắm xung quanh cái “căn nhà” của anh Lãm. Nguyệt quả thực khiến người ta yêu quá, thảo nào chị Tính cứ mãi nhắm cô cho cậu em trai, sợ cô bị anh lính nào đó cướp mất.

Dĩ nhiên rằng nếu Nguyệt chỉ đẹp và có tính tình vui vẻ, duyên dáng, trong sáng thì cô cũng không làm nên một nhân vật đặc sắc. Hơn hết, những cô gái trên chiến trường, thì vẻ đẹp của họ cũng luôn gắn liền với tinh thần chiến đấu mạnh mẽ, sự nhiệt huyết trong, hăng hái trong nhiệm vụ.

Dẫu rằng Lãm với Nguyệt không phải là đồng đội, cũng chưa từng phối hợp với nhau bao giờ, thế nhưng từ một cuộc gặp mặt tình cờ, họ đã trở thành những con người phối hợp ăn ý với nhau. Nguyệt đã bộc lộ được sự tự tin và tấm lòng nhiệt thành của mình khi luôn động viên anh lính lái xe về khả năng nhớ đường, quen thuộc địa hình của mình bằng chất giọng rất khảng khái”Anh cứ yên tâm, đoạn đường này em quen lắm”.

Không chỉ nói cô còn bộc lộ khả năng của mình bằng hành động, vừa chỉ đường cho Lãm đi đúng hướng, ở những chỗ bánh xe sục sâu quá Nguyệt kiêm luôn vai trò lơ xe nhanh chóng nhảy xuống làm “xi nhan” cho Lãm kéo xe lên. Đặc biệt, vốn dĩ cô gái chỉ muốn đi nhờ đến trước sông, thế nhưng bằng tấm lòng biết ơn và cảm tình với người lính lái xe cô đã nhiệt tình muốn theo xe qua sông, giúp anh vượt qua chỗ sông có nhiều nguy hiểm “anh đã cho em đi nhờ xe, lúc khó khăn lại bỏ anh ư”. Một câu nói thể hiện sự nghĩa khí, vẻ chân chất, tấm lòng đẹp như trăng của Nguyệt.

Từ đây ta bắt đầu thấy Nguyệt lột xác, từ một cô gái nhẹ nhàng, duyên dáng bỗng trở thành một nữ chiến sĩ nhanh nhẹn, thông minh và quyết đoán. Bằng những kinh nghiệm lâu năm khi làm việc ở ngầm Đá Xanh cạnh con sông này, Nguyệt nhanh chóng tinh ý phát hiện ra tiếng máy bay trinh sát, đồng thời nhắc nhở cho Lãm về việc tắt đèn xe kẻo bóng sáng sẽ loang ra xa khắp mặt sông, tránh địch phát giác.

Lúc này đây người ta mới phát hiện ra rằng Nguyệt không chỉ là một cô gái đẹp, duyên dáng, một cô công nhân làm đường, mà còn kiêm cả vai trò chiến sĩ, một chiến sĩ giữa tuyến đường Trường Sơn khắc nghiệt, đang vận dụng hết những sự thông minh, nhạy bén để phối hợp với đồng đội bảo vệ chiếc xe chở đầy quân nhu. Và như thế Nguyệt lại càng đẹp và càng sáng hơn, nước sông hay sự ướt át dường như lại càng rửa sáng thêm cái vẻ đẹp ẩn giấu trong tâm hồn của cô gái trẻ.

Cuối cùng, chắc phải nói về tình yêu trong lòng Nguyệt, thực không dễ dàng gì mà một cô gái lại dành cho người con trai chưa biết mặt thứ tình cảm thủy chung hàng mấy năm ròng không đổi như thế. Đó là một điểm sáng nổi bật nhất của nhân vật, đồng thời cũng chính là “hòn ngọc” mà Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm đến tất cả độc giả đọc truyện.

Nhà văn muốn khẳng định điều gì thông qua nhân vật này, thì đó chỉ có thể là niềm tin, niềm yêu mạnh mẽ của cô gái, cũng như những hy vọng về một tương lai tốt đẹp, rằng một mai có thể gặp được Lãm, người yêu chưa từng thấy mặt, để cùng xây dựng những mộng ước hạnh phúc tuyệt vời. Mà xa hơn ấy chính là niềm tin vào kháng chiến một mai nhất định thành công, Bắc Nam sum họp một nhà, cô nhân công làm đường và anh lính lái xe trở thành đôi.

Mảnh trăng cuối rừng là một truyện ngắn với cấu tứ đơn giản, là những dòng ký ức của một anh lính lái xe về người con gái được đính ước, nhưng chưa từng gặp mặt. Cuộc gặp mặt tình cờ và đầy tự nhiên đã trở thành cơ hội khiến anh yêu và hiểu hơn về cô gái có cái tên rất đẹp – Nguyệt.

Truyện ngắn cũng truyền tải một nội dung tư tưởng sâu sắc của Nguyễn Minh Châu về con người giữa chiến tranh rằng ở họ luôn có một “viên ngọc” tinh thần sáng chói, ẩn giữa làn bụi bom đạn, nhưng chưa bao giờ mất đi vẻ sáng đẹp, mà vẫn luôn được bảo vệ vững chắc trong tâm hồn. Ấy là niềm tin, niềm hy vọng, sức sống tiềm tàng mãnh liệt, vẻ đẹp của những tình yêu thủy chung, son sắt luôn kiên cường trước thực tại khắc nghiệt, khiến người ta không khỏi trân trọng và yêu quý.

Mẫu Phân Tích Mảnh Trăng Cuối Rừng Ngắn Hay – Mẫu 2

Nguyễn Minh Châu là một nhà văn xuất sắc của nền văn học hiện đại nước ta trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ông có nhiều tác phẩm để lại những ý nghĩa sâu sắc, triết lý sống sâu xa.

Trong đó, tác phẩm “Mảnh trăng cuối rừng” là một tác phẩm được ông viết trong khi quân Mỹ đang bắn phá ác liệt phá hoại nền sản xuất xã hội chủ nghĩa của miền Bắc nước ta.

Truyện ngắn thể hiện tính anh hùng, lãng mạn, thể hiện chất của những người lính kiên cường, bất khuất trong chiến tranh giải phóng dân tộc, chống lại kẻ thù cướp nước.

Ai trong chúng ta sinh ra cũng đều được cha mẹ đặt tên riêng, cái tên chính là điều ý nghĩa nhất theo chúng ta tới suốt cuộc đời. Một tác phẩm văn học, nghệ thuật cũng vậy khi ra đời người tác giả cũng sẽ đặt tên cho đứa con tinh thần của mình, sao cho xứng đáng và ý nghĩa nhất.

Nhan đề của tác phẩm là “Mảnh trăng cuối rừng” đã thể hiện sự lãng mạn, bi tráng thể hiện sự sáng tỏ của một mảnh trăng nhỏ nhưng vẫn cố gắng soi sáng cả một cánh rừng rộng lớn giữa đêm tối trong rừng Trường Sơn.

Truyện ngắn kể về nhân vật cô gái có tên là Nguyệt. Mảnh trăng cuối rừng thể hiện cho vẻ đẹp tâm hồn của người con gái ấy, đó chính là vẻ đẹp trẻ trung đang độ xuân xanh phơi phới, dù cho bom đạn của quân đội Mỹ có ra sức phá hủy cũng không làm cho vẻ đẹp đó lụi tàn.

Tác giả Nguyễn Minh Châu đã xây dựng thành công tình huống truyện vô cùng bất ngờ nhiều ly kỳ hấp dẫn. Truyện kể về một cuộc gặp gỡ giữa một chàng trai lái xe quân sự và một cô nhân công giao thông đi nhờ xe của anh. Sự sắp đặt tình cờ của số phận đã tạo nên cuộc gặp gỡ định mệnh khiến hai con người gắn kết lại với nhau.

Hai người đều có một cuộc hẹn định mệnh, với người mà mình được đính ước, được gia đình bạn bè hai bên mai mối. Thật tình cờ là Nguyệt và Lãm không hề biết mặt đối phương, nên khi cả hai cùng ngồi chung một xe người này đi gặp người kia mà không hề hay biết đối phương đang ở rất gần mình.

Cả hai đều là những người lính cách mạng, đều mang trong lòng tình yêu quê hương đất nước vô cùng mãnh liệt, chính vì vậy cả hai người nhanh chóng thân quen, trò chuyện như những người bạn lâu ngày chưa gặp lại. Những câu chuyện riêng tư cũng được cả hai người chia sẻ trên chuyến đi định mệnh đó.

Trong quá đường đi chung xe cả hai người đã gặp những nguy hiểm, rình rập, khi gặp máy bay địch, rồi xe bị sa lầy, cô gái có tên là Nguyệt đó đã phát huy vẻ đẹp tâm hồn của mình, đã hết sức giúp đỡ cho anh lái xe Lãm, hai cùng vượt qua hoạn nạn, gian khổ có nhau.

Tình cảm vì thế mà càng gắn bó thắm thiết, dù cả hai không đi được tới chỗ mình đã hẹn gặp người đính ước nhưng những gì cả hai cùng tâm sự chia sẻ với nhau khiến cho hai người cảm thấy hạnh phúc.

Tình huống truyện độc đáo ngẫu nhiên khiến cho nhân vật của tác phẩm bộc lộ được vẻ đẹp tự nhiên không hề kiên cưỡng hay gượng ép giả tạo chút nào.

Nguyệt toát lên là một cô gái có vẻ đẹp dễ gần. Cô cũng có một ngoại hình đẹp đẽ với cách miêu tả đôi gót chân bóng hồng thể hiện cho việc cô vốn là một cô gái đẹp từ đầu tới chân, ưa sạch sẽ, chỉn chu trong mọi việc. Nó toát lên vẻ thanh tao thánh thiện của người con gái khác hẳn với vẻ xù xì gai góc của chiến tranh.

Cô không chỉ đẹp mà còn là người dễ gần dù mới tiếp xúc nhưng Lãm cảm nhận được sự dễ thương dễ mến toát ra từ cô gái lần đầu gặp gỡ này. Tâm hồn cô cũng vô cùng ngay thẳng, chính trực, hoạn nạn không chùn bước thể hiện sự mưu trí dũng cảm.

Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã miêu tả Nguyệt đẹp từ ngoại hình tới tâm hồn bên trong khiến cho người con trai nào khi tiếp xúc với cô cũng thấy bâng khuâng xao xuyến.

Từ khi mà Lãm biết Nguyệt chính là người con gái có ước hẹn gặp gỡ với mình thì trong lòng anh tràn ngập sự sung sướng bởi được một cô gái xinh đẹp, đoan trang, dễ mến chờ đợi.

Cũng chính từ đó Nguyệt và trăng như hai hình ảnh sóng đôi chập chờn trong lòng anh chàng thanh niên Lãm.

Nguyệt là người con gái vô cùng đặc biệt, cô có lý tưởng sống sâu sắc yêu đất nước trong gian lao hiểm nguy vẫn tự tin yêu đời. Cô cũng là người chung thủy sắc son quyết định hẹn ước với người con trai mình chưa gặp mặt và chờ đợi anh.

Nhưng trong hoàn cảnh nào thì cả Nguyệt và Lãm đều coi trọng nhiệm vụ công việc là trên hết tất cả thể hiện lòng yêu nước, tinh thần kỷ luật của cả hai người.

Bằng những lời văn chân thành sâu sắc tác giả đã viết lên một chuyện tình đậm chất hùng ca lãng mạn ca ngợi người chiến sĩ trong chiến đấu.

Mẫu Phân Tích Mảnh Trăng Cuối Rừng Chọn Lọc – Mẫu 3

Thật thú vị, đọc truyện ngắn “Mảnh trăng cuối rừng” (in trong tập truyện Những vùng trời khác nhau” – 1970) của Nguyễn Minh Châu, ta lại được sống trong những phút giây hạnh phúc của sự kiếm tìm đó – kiếm tìm vẻ đẹp nhân vật Nguyệt qua sự cảm nhận của Lãm – nhân vật người kể chuyện trong hành trình Nguyễn Minh Châu đi tìm hạt ngọc ẩn sâu trong tâm hồn con người.

Chiến tranh không chỉ có bom đạn, không chỉ có chiến công mà còn có tình yêu – những tình yêu làm con người ta lớn cao hơn, đẹp đẽ hơn. “Mảnh trăng cuối rừng” là câu chuyện lãng mạn về một tình yêu chân thành trong chiến tranh, ở đó có những con người đi tìm nhau, ngồi cạnh nhau mà không hề hay biết…

Viết truyện ngắn này, Nguyễn Minh Châu muốn khẳng định sức mạnh bất diệt của tình yêu trong bom đạn khốc liệt của kẻ thù và ca ngợi những tâm hồn ngọc. Tác giả đã gửi gắm ý tưởng đó qua nhân vật Nguyệt. Có lẽ không phải ngẫu nhiên, Nguyễn Minh Châu để vẻ đẹp của Nguyệt cứ hiện dần lên qua cái nhìn của Lãm cũng như không phải ngẫu nhiên ông lại đặt tên nhân vật như thế (Lãm cũng là ngắm nhìn).

Lãm là một chàng lính lái xe nghiêm túc, đầy trách nhiệm với công việc. Lúc đầu, biết có một cô gái đi nhờ xe, anh không chút thiện cảm và có ý nghĩa coi thường cô khi hình dung ra cảnh xin nhờ xe quen thuộc: “một bên là cái vẻ nũng nịu của một nàng ôm cái nón trắng đứng sát cửa xe, một bên là những câu hỏi ỡm ờ của anh tài phụ”… Nhưng nghe những câu trả lời với giọng bình tĩnh, cứng cỏi, tiếng nói trong lắm, khiến anh thầy trong bụng phát hoảng lên vì cái cách con gái ăn nói đối đáp bạo dạn nhường ấy.

Tiếng nói ấy để lại ấn tượng về một cô gái đầy nữ tính sống cũng đầy bản lĩnh. Dịu dàng, sáng trong như mảnh trăng non đầu tháng, Nguyệt bộc lộ vẻ đẹp của mình khiến cảm giác khó chịu của Lãm mất dần trên từng chặng đường.

Trước hết là vẻ đẹp của ngoại hình – từ “đôi gót chân trắng hồng”, từ “vẻ đẹp giản dị và mát mẻ như sương núi tỏa ra từ nét mặt lời nói và tấm thân mảnh dẻ: qua ánh đèn tù mù của đoàn xe xích đến vẻ đẹp rạng rỡ “ngời lên dưới ánh trăng.

Trên lớp sương bồng bềnh lòng chàng lái xe như họa lòng thi sĩ trong linh cảm người con gái mình cần tìm gặp đang ngồi cạnh mình. Rất tự nhiên, vẻ đẹp của Nguyệt càng hiện lên lung linh huyền diệu, như thực mà như hư, hòa lẫn với trăng: “… Từng sợi tóc của Nguyệt đều sáng lên. Mái tóc thơm ngát, dày và trẻ trung làm sao!”. Lòng lâng lâng, Lãm tưởng như vừa trông vào ảo ảnh…

Người đọc thoáng mỉm cười trìu mến trong tâm tư rất thật của chàng lính trẻ. Không, chàng lái xe ơi, Nguyệt không phải là một Hằng Nga hay một nàng tiên xa lạ trong cổ tích, Nguyệt là Cô gái mở đường đang ngồi cạnh anh – trong đêm trăng, Nguyệt vốn đẹp, cô lại càng đẹp hơn trong ánh nhìn dâng đầy trìu mến của chàng trai.

Từ trìu mến đến cảm phục, Nguyệt đã chinh phục trái tim Lãm trong khung cảnh đạn bom dữ dội với tất cả lòng dũng cảm, thông minh lòng vị tha quên mình vì người khác… Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm niềm yêu mến của mình bằng cách soi sáng vẻ đẹp của Nguyệt từ nhiều góc nhìn khiến,vẻ đẹp ấy “lung linh kì ảo như được nhìn qua một ống kính vạn hoa”. Đẹp biết bao hình ảnh một người con gái mảnh mai nhường ấy mà thản nhiên như không trước đoạn trường bom đạn.

Điều duy nhất cô áy náy thanh minh là “Chúng nó ném bom luôn, chúng em đã phải rải bao nhiêu đá mà đường sá còn ra thế. Một câu nói đơn sơ nhưng là cả ý thức trách nhiệm với công việc. Có lẽ cũng bởi vậy mà cô thông thuộc giang sơn của mình ở từng hố bom, từng cái dốc có cua… Nhỏ nhắn mảnh dẻ nhưng cũng thật cứng cỏi, dày dạn kinh nghiệm, Nguyệt bình tĩnh, thông minh giúp Lãm lái xe qua ngầm bảo vệ xe.

Nguyệt mới chỉ quen Lãm trên một chặng đường, chưa biết tên, chỉ biết Lãm là một anh lái xe. Thế mà cô sẵn sàng hi sinh vì Lãm, để bảo vệ xe. Lý do đơn giản từ tâm hơn chân thành, từ ước nguyện dũng cảm hết mình vì Tổ quốc. Nhiều người hôm nay nhìn lại có lẽ sẽ không thể tin vào chuyện đó – chuyện sống chết chứ có phải thường đâu.

Chỉ có trong hoàn cảnh chiến tranh mới có những sự hi sinh như thế. Nguyệt bị thương, “máu chảy xuống đỏ cả cánh tay áo xanh. Chết thật cô ta bị thương rồi! Không biết Nguyệt bị thương từ loạt bom đầu tiên hay khi cô cùng chạy theo tôi trở về xe?”. Dường như trong lời kể lại của Lãm vẫn còn rạo rực một niềm xúc động bâng khuâng, một tình yêu gần như mê muội lẫn cảm phục.

Nguyệt vốn đẹp, nhưng dường như lúc này càng đẹp hơn khi cô nhìn vết thương cười. Khuôn mặt hơi tái nhưng vẫn tươi tỉnh và xinh đẹp. Vâng, đúng như một nhà văn đã nói “Trong chiến tranh hạnh phúc phải định nghĩa bằng hi sinh tranh đấu, nhiều khi phải viết bằng máu và nước mắt; Nguyệt bị thương nhưng với cô, “vết thương chỉ sướt da thôi”.

Nụ cười tươi tỉnh, Nguyệt trấn tĩnh Lãm để Lãm khỏi lo cho mình hay vui vì đã đưa được xe qua ngầm, anh lái xe vẫn an toàn, trong thực tế đã có biết bao cô thanh niên xung phong như Nguyệt?  Nụ cười trên khuôn mặt hơi tái của cô cứ như một bông hoa mãi nở tươi trong lòng người đọc – một bông hoa trong đạn bom.

Nguyệt đẹp bởi vẻ đẹp ngoại hình, bởi vẻ đẹp của sự dũng cảm, hy sinh. Nhưng nếu chỉ dừng ở đó, Nguyệt sẽ lẫn lộn trong vô vàn cô nữ thanh niên xung phong khác. Ấn tượng để lại sâu sắc nhất, khiến người đọc mãi trân trọng mà hướng tới nhớ về – đó là sợi chỉ xanh óng ánh cô gìn giữ qua bom đạn, trong đáy sâu tâm hồn thủy chung, trong sáng – đó là tình yêu là niềm tin mãnh liệt vào một tình yêu chân chính. 

Cô yêu Lãm qua lời kể của chị Tính dẫu chưa hề biết mặt Lãm nhưng cô vẫn nguyện chung thủy với anh, “chỉ chờ được gặp anh”. Dẫu có lúc Lãm đã quên lời hẹn ước. Nhưng với Nguyệt, Nguyệt không hề quên và bom đạn thời gian không bao giờ và không thể nào tàn phá nổi tình yêu trong tâm hồn người con gái ấy. Là người trong cuộc, chính Lãm phải hai lần ngạc nhiên trước tình yêu, trước sự chờ đợi mãnh liệt của Nguyệt, khi anh chưa gặp Nguyệt cũng như khi đã gặp, đã nghe kể nhiều về Nguyệt anh vẫn chưa hết ngạc nhiên.

Ta xúc động trước tình yêu chân chính của Nguyệt, tâm hồn như được thanh lọc, trong trẻo thiết tha hơn trong cảm nhận về con người, về cuộc đời. Sự chờ đợi bao giờ và lúc nào cũng xanh thắm trong lòng người, giúp người ta sống ý nghĩa hơn bởi trong họ có một niềm tin, có một tình yêu chân chính, Với niềm tin ấy, con người có thể vượt qua tất cả. Họ chiến đấu vì niềm tin, phấn đấu vì niềm tin. Có lẽ, nếu không có niềm tin ấy, con người không thể vượt qua những cam go khốc liệt của chiến tranh.

Nếu như sự chờ đợi của Nguyệt mang lại xúc động cho người đọc thì vẻ đẹp lung linh, huyền ảo cao vời của cô lại có sức hấp dẫn khác như một mảnh trăng cuối rừng, gần gũi mà xa xôi, thoáng ẩn hiện mà luôn ngoài tầm tay với. Nguyệt dường như đẹp hơn dưới ánh trăng. Trồng lồng đầy phía khung cửa xe cô gái ngồi. Cô gái hay chính mảnh trăng kín đáo, êm dịu? vẻ đẹp ánh sáng của trăng như nhập vào người con gái tên trăng, thú vị ở chỗ, cảm giác về trăng cứ hòa điệu với cảm giác của Lãm về Nguyệt. 

Trong nỗi phân vân của Lãm: “Hai người con gái, một trẻ trung xinh đẹp ngồi bên cạnh và một người đã chết anh dũng, ai là người đã từng mang canh cánh trong trái tim tuổi trẻ mối tình đầu đội với tôi trong suốt mấy năm…” Trăng trước anh như “một ngọn đèn pháo xanh lét run rẩy lòe nhòe ở trên đầu”, trăng chập chờn trong một trò ú tim giữa một thứ ánh sáng tái ngắt giữa những đám mây và khoảng tối mịt mù của rừng già.

Nguyệt vừa đẹp vẻ đẹp rất thực của sự dũng cảm, gan dạ, vừa lung linh huyền ảo để Lãm mãi mãi kiếm tìm. Có lẽ đó cũng là một ý vị riêng của tình yêu. Hãy cứ tìm nhau – tìm hoài tìm mãi để thấy ẩn số của nhau, càng tìm càng thấy đẹp. “Bí ẩn rất đơn sơ, bí ẩn rất nồng nàn”.

Nguyễn Minh Châu dắt người đọc cùng Lãm đi tìm vẻ đẹp của Nguyệt. Và bằng một cảm hứng lãng mạn, đã diễn tả thật hóm hỉnh, sinh động, hấp dẫn đến ám ảnh một sự thật: Tình yêu là cái đẹp kì lạ ở trên đời. Có khi nó ở ngay bên cạnh ta mà ta hề biết, đến khi gặp nó ta không khỏi bàng hoàng sửng sốt tưởng chừng như sống giữa chiêm bao.

Nó lung linh huyền ảo, chập chờn ấn hiện như Mảnh trăng cuối rừng (Nguyễn Đăng Mạnh). Nguyệt là ánh sáng diệu huyền, là tình yêu trong Lãm, là tình yêu của tác giả và trở thành tình yêu của chính người đọc. Ta cứ để ánh sáng ấy lung linh trong tâm hồn và càng thấy Nguyệt đẹp hơn, mảnh trăng cuối rừng thơ mộng hơn, huyền ảo hơn.

Nguyệt làm trăng đẹp hơn hay trăng làm Nguyệt đẹp hơn, ta không biết rõ, trong lòng ta cứ thấy lâng lâng bồng bềnh như đi vào thế giới diệu huyền – thế giới của một tình yêu yên tĩnh, vĩnh hằng trong chiến tranh – thế giới mãi sáng trong vẹn nguyên như buổi đầu qua bom đạn thời gian trong tâm hồn Nguyệt…

Mảnh mai và trong sáng, dũng cảm, hy sinh hết mình và chung thủy đợi chờ với tình yêu, với niềm tin mãnh liệt về một người thương chưa biết mặt, Nguyệt như “Mảnh trăng cuối rừng” sáng đẹp mãi trong tình yêu của người đọc, rất chung mà cũng rất riêng, rất độc đáo, Nguyệt là cô gái thanh niên xung phong tiêu biểu trong chiến tranh, là chân dung của thế hệ trẻ anh hùng trong kháng chiến chống Mĩ. 

Nguyệt cứ hiện dần qua lời kể của Lãm, lung linh như một thế giới huyền diệu. Bút pháp lí tưởng hóa của Nguyễn Minh Châu đã thật tài tình duyên dáng trong cải cách; nhà văn diễn tả sự thi vị hóa người yêu – sự thực của tình yêu.

Nguyệt đẹp, dường như càng đẹp hơn khi được đặt trong đêm trăng, trong đạn bom khốc liệt từ nhiều góc nhìn khác nhau… Hiện thực làm nền để vẻ đẹp lãng mạn cất cánh bay bổng, đó chính là sức hấp dẫn riêng của ngòi bút Nguyễn Minh Châu và cũng là của văn học một thời. Gắn bó hết mình với đất nước, với những con người trong kháng chiến chống Mỹ, tác giả đã khai thác chất thơ của thời đạn lửa, chất thơ của những con người lớn lên từ huyền thoại, từ ca dao cổ tích..

Và chúng ta hôm nay đọc “Mảnh trăng cuối rừng” cứ tưởng như mình đang được sống trong một câu chuyện “cổ tích diệu huyền” – câu chuyện về một “Mảnh trăng cuối rừng” lung linh ánh sáng… cuộc sống càng ồn ào phức tạp, câu chuyện ấy càng có ý nghĩa hơn. Bởi lẽ, vẻ đẹp của tình yêu, của niềm tin trong sáng mãi có ý nghĩa với muôn người. Nó đưa lại cho ta những khoảng lặng cần thiết – những khoảng lặng khi ta sống với chính mình, để tâm hồn bay bổng cùng “sợi chỉ xanh óng ánh qua thời gian, qua bom đạn”.

Mẫu Phân Tích Mảnh Trăng Cuối Rừng Hay Đặc Sắc – Mẫu 4

Viết về truyện tranh, về những con người làm nên chiến thắng, nếu chỉ lấy phạm trù thẩm mĩ “cái hùng” làm đại lộ thì không tránh được khuynh hướng giản đơn, một chiều, sơ lược. Ngay một tiếng đàn của nàng Kiều, đơn giản vậy thôi mà cũng “Nghe ra tiếng sắt tiếng vàng chen nhau”. Nói gì đến chiến tranh khi cuộc sống đã tự đào xới lên tận gốc với bao nhiêu tình huống, cảnh ngộ, tâm trạng của con người.

Do tính chất không trực diện của đề tài, Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu đã làm một bổ sung, một khám phá về một phương diện khác, ở đó không phải không có tiếng ầm ầm “rung cả đường sá, núi non” của xe xích kéo pháo, âm thanh “ập đến như tiếng sét” của máy bay địch đánh tọa độ, những chiếc cầu bằng đá “xanh biếc và đẹp như một giấc mộng” chỉ một nháy mắt đã “bị cắt làm đôi như một nhát rìu phang rất ngọt”…

Ở đó còn có cái yên tĩnh, độ lắng sâu, những nỗi niềm lẩn khuất, hi vọng được nhóm lên bền bỉ, dẻo dai gần như tương ứng với sự khốc liệt, xô bồ, ngổn ngang của cuộc chiến hiện ra trước mắt. Chỉ có điều tất cả những cung bậc đa diện của đời sống nội tâm ấy không tách rời, ngược lại in rất đậm dấu vết của chiến tranh.

Cuộc gặp gỡ, sự chờ đợi của một tình yêu chẳng hạn, trắc trở, mong manh, mơ hồ nhưng hình như là có thật, có thật mà cứ tưởng như một giấc chiêm bao. Mảnh trăng cuối rừng là hình ảnh khúc xạ từ những giấc chiêm bao ấy.

Nhân vật chính của câu chuyện là những nhân vật đời thường, thậm chí rất quen thuộc của chiến tranh: anh bộ đội lái xe và những cô công nhân làm đường vùng tuyến lửa. Chiến tranh là cái gạch nối cho họ gặp nhau, những cuộc gặp gỡ để nhớ để quên, không có gì đặc biệt. Chính vì vậy, mặc dù xe mới đang lăn bánh, nhìn về nơi mà mình sẽ đi đến. Lãm đã hình dung ngay được cuộc gặp gỡ “giữa đám các cô gái nghịch như quỷ sứ” ấy nó thế nào. Gặp anh, Nguyệt sẽ nói rất ít, còn “các cô bạn thì sẽ làm loạn lên”.

Song, chẳng hề gì bởi “họ đều là những người bạn của anh em lái xe, đều là những người con dũng cảm, chân thực và mến khách”. Vậy cái hấp dẫn người đọc là gì, nếu không phải là tình huống khá đặc biệt: Cuộc “trốn tìm” chưa một lần tới đích của một tình yêu, một tình yêu cũng lại khác thường. Nó chỉ có thể xảy ra trong những cuộc chiến tranh.

Yêu nhau mà chưa một lần gặp mặt, cũng không một sự hẹn hò, thế mà vẫn chung thủy, chờ đợi nhau giữa muôn trùng cách trở. Tình huống đặc biệt ấy tạo được một không khí, một dư vị rất giàu chất thơ. Chính cái bóng này, chứ không phải cái hình (cốt truyện) khoác lên được chiếc áo nhiều màu cho các sự kiện đầy chất ngẫu nhiên, đem đến cho người đọc những liên tưởng nhiều chiều, bất tận.

Câu chuyện được chính người “trong cuộc” kể lại trong một chiếc lán giữa rừng. Nó bập bùng nhóm lên như ngọn đèn dầu tâm tình, tâm sự. Nói với đồng đội trong trung đội lái xe mà cũng là nói với chính mình, nó như một độc thoại nội tâm. Cái riêng đã hòa nhập vào cái chung, do vậy có sự lan tỏa, đồng vọng ngân nga.

Hiện tượng này là phổ biến trong chiến tranh: Những người sát cánh, sẻ chia cái sống, cái chết từng giờ. Không có gì là sở hữu riêng. Ngay đến một bức thư, giữa chốn rừng núi heo hút ấy, nó cũng “xem như của chung của mọi người”, nỗi buồn, niềm vui của bất kỳ ai cũng thuộc về tất cả. Vì vậy giữa người kể chuyện và người nghe chuyện, giữa kênh phát với kênh thu có cùng một tần số. Cái ăng ten giao cảm này tạo nên sự gắn bó giữa những con người và đẩy cho câu chuyện cứ thế lăn đi trên cái mạch khi liên tục, lúc ngắt ngừng của nó…

Cô Nguyệt trong thư dịu dàng và xinh đẹp như được tỏa ra từ vằng vặc, rạng ngời một sắc trăng đêm, còn cô Nguyệt trong đời thực lúc này, trước mắt Lãm, dù được nhìn qua “ánh đèn tù mù” khi thì của bóng đèn gầm hắt xuống, khi thì của đoàn xe xích “lao đi ầm ầm bên cạnh”, vẫn là một cái gì khó trộn lẫn. Đó là “một vẻ đẹp giản dị và mát mẻ như sương núi tỏa ra từ nét mặt, lời nói và tấm thân mảnh dẻ”.

Không hiểu vì sao, cô Nguyệt lúc này, vẫn là dáng điệu ấy, chiếc áo màu xanh và chiếc nón khoác tay như mọi cô gái đi nhờ xe khác mà Lãm nhắm mắt lại cũng hiện ra rõ mồn một, lại không giống bất cứ một ai.

Ngoài thân hình mảnh dẻ “khác hẳn với nhiều cô gái công trường thường cô nào cũng thấp và đẫy đà”, Nguyệt còn có những nét riêng, và nét nào cũng duyên dáng dù kín đáo chứ không lòe loẹt phô trương. Cũng là cái áo chít hông nhưng “vừa khít”, còn cái làn, cái nón cũng khoác ở cánh tay nhưng không gượng gạo mà “nhẹ nhàng” thanh thoát tự nhiên.

Cuộc đời sao lại trớ trêu làm vậy! Cô gái đang đợi chờ anh là Nguyệt. Vậy cô Nguyệt ngồi đây có phải là nỗi chờ đợi đó không? Với băn khoăn không dê giải đáp mặc dù trong thâm tâm Lãm “phải tìm cho đến ngọn nguồn lạch sông”, cô gái đi nhờ xe mang vẻ đẹp lấp lánh hai chiều (thực và mộng) để làm cho người chiến sĩ lái xe không thể nào còn dửng dưng được nữa.

Lãm luôn có một linh cảm rằng “không hiểu sao, lúc ấy, như có một niềm tin vô cớ mà chắc chắn từ trong không gian ùa tới tràn ngập cả lòng tôi. Tôi tin chắc chắn người con gái đang ngồi cạnh mình là Nguyệt, chính người mà chị tôi thường nhắc đến”.

Niềm tin của Lãm được tắm gội bằng thứ ánh sáng thiên thần, cả con người ngồi cạnh anh cũng thế. Nguyệt vốn nghĩa là trăng, “từng sợi tóc” của người ấy cũng đang chốc chốc lại “sáng lên” mỗi lúc Lãm quay nhìn về phía ấy. Nếu đặc sắc của Mảnh trăng cuối rừng là cái đẹp kì ảo, thì đoạn văn đang được phân tích ở đây như một thứ tâm điểm của đường tròn tạo nên những lớp, những tầng thẳm sâu dát bạc cho từng chữ, từng dòng, vời vợi ánh trăng đêm.

Điều kì lạ nữa là mảnh trăng của thiên nhiên khi xe của họ đến cầu Đá Xanh đã lặn, còn “mảnh trăng” trong lòng, ít nhất là ở Lãm, thì vẫn vẹn nguyên, và dù là trăng non, trăng đầu tháng, nó vẫn lộng lẫy khác thường. Hành trang của anh tăng một trọng lượng vô hình bên cạnh gói xôi lạc và một bi đông nước đường mà người lái phụ đặt trên cabin từ trước.

Nếu câu chuyện dừng lại ở đây thì khúc tình ca có thể đã có sức bay nhưng chưa đủ độ nặng, độ đằm. Cái đẹp ở cô gái mới dừng lại ở mức tả chân thực thấm đẫm mồ hôi, nước mắt của đời, nhất là cái thời bom đạn.

Quan điểm duy mĩ và chủ nghĩa hiện thực khác nhau chỉ chừng đó mà thôi. Vàng và thau đều một sắc, dễ nhầm. Nhưng một khi qua lửa thì “thau” không thể là “vàng” được nữa. vẻ đẹp của Nguyệt phải là vàng chín, vàng mười trong ấn tượng thẩm mĩ của người đọc, người nghe, và với Lãm mới trở thành một cái gì như là lí tưởng.

Cuộc gặp gỡ vô tình của người lính lái xe có thêm độ nồng hậu, tiếng đàn mới không tắt dù âm thanh của nó đã ngừng bay. Song, nói thì dễ rơi vào giả tạo. Để vượt qua cái mà không có tài năng không thể vượt qua, nhà văn đã bố trí một chi tiết bất ngờ, cả với Lãm, cả với chúng ta: Cô gái đã không xuống cái nơi lẽ ra cô phải xuống.

Xung quanh giá trị của Mảnh trăng cuối rừng có một ý kiến rất đáng suy ngẫm. Đó là lời cảnh tỉnh của Nikulin trong Lời bạt truyện Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành. Ý kiến rất đáng quan tâm đó như sau: “Nhà văn thời ấy đã khá triệt để trong việc thi vị hóa nhân vật. Đây vừa là chỗ mạnh của anh ‘ta, lại vừa là chỗ yếu: niềm tin vào tính bất khả chiến thắng của cái đẹp tinh thần, của cái thiện đã được khúc xạ ở chỗ anh đã “tắm rửa sạch sẽ” các nhân vật của mình, họ giống như được bao bọc trong một bầu không khí vô trùng”.

Ý kiến đó là một nhắc nhở sáng suốt để ngăn chặn sự lỡ trớn của một chặng đường văn học, đặng ngừa phòng sự thiếu chân thật của một quan điểm thẩm mĩ, văn chương.

Song, vấn đề là ở chỗ: trong cả một nền văn chương, làm sao có thể khiên cưỡng đến mức bình quân hóa mọi sáng tạo độc đáo của người cầm bút? Mức độ nặng nhẹ không đồng đều giữa cái hùng và cái hài, cái bi và cái lạc chẳng hạn là rất tự nhiên trong cảm hứng, trong ngẫu hứng của cái phút xuất thần khám phá. Văn chương là hình ảnh của cuộc đời nhưng khoảng cách ấy đâu phải là một cự ly không đổi?

Vậy thì nếu có một nhà văn nào đó, ở vào một phát hiện nào đó, ý tưởng sáng tạo lóe lên hướng vào cái cao cả khác thường thì có gì là lạ? Ở vào cái phút đặc biệt của sự thăng hoa, nếu “nhà văn dường như vượt lên khỏi cái hàng ngày và hướng về cái đẹp dường như được giải thoát khỏi gánh nặng của cái xấu, bay vượt lên khỏi cái thường nhật” (sách đã dẫn) thì có gì phải băn khoăn? Cái đẹp đích thực luôn ở vào một cái thế không dàn đều, hầu hết đều cực đoan, và điều này không có gì khó hiểu.

Trên ý nghĩa đó, Mảnh trăng cuối rừng không phải được viết bằng giọng điệu đại ngôn. Ngược lại nó rất chân thành đến trong suốt với cái ý nghĩ lặng thầm mà xốn xang trước cái đẹp không thể nào lường trước của cuộc đời, kể cả ở vào cái thời điểm khắc nghiệt nhất: chiến tranh.

Đọc và tìm hiểu🔻 Hầu Trời [Tản Đà] 🔻 Sơ Đồ Tư Duy, Mẫu Phân Tích Hay 

Viết một bình luận