Mưa Xuân 2 Nguyễn Bính: Soạn Bài, Cảm Nhận, Phân Tích

Thohay.vn giới thiệu nội dung bài thơ Mưa xuân 2 của tác giả Nguyễn Bính gồm đọc hiểu, soạn bài, ý nghĩa, giáo án, sơ đồ tư duy chi tiết nhất.

Giới Thiệu Bài Thơ Mưa Xuân II

Bài thơ “Mưa Xuân II” của Nguyễn Bính là một tác phẩm nổi bật trong nền thơ ca Việt Nam. Nguyễn Bính, một nhà thơ nổi tiếng với phong cách thơ lãng mạn và dân dã, đã sáng tác bài thơ này để miêu tả vẻ đẹp của mùa xuân và những cảm xúc tinh tế mà nó mang lại..

Trong “Mưa Xuân II”, Nguyễn Bính sử dụng những hình ảnh rất đỗi quen thuộc và gần gũi như mưa bụi, cây cam, cây quít, và những cánh bướm bay. Những hình ảnh này không chỉ gợi lên khung cảnh mùa xuân tươi đẹp mà còn thể hiện sự tinh tế trong cảm nhận của tác giả về thiên nhiên. Bài thơ còn khắc họa cảnh người dân đi trẩy hội, tạo nên một bức tranh sống động và đầy màu sắc của làng quê Việt Nam.

Ngôn ngữ trong bài thơ rất mộc mạc, giản dị nhưng lại chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc, khiến người đọc cảm nhận được sự thanh bình và yên ả của mùa xuân. Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Bính, thể hiện rõ nét tài năng và phong cách thơ của ông.

Tham khảo: Bài Thơ Mưa Xuân 1 của Nguyễn Bính

Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Mưa Xuân II

Mùa xuân II xuất bản năm 1958, in trong Nguyễn Bính toàn tập – NXB Hội Nhà văn 2017. Bài thơ viết về khung cảnh mùa xuân qua cái nhìn và cảm nhận của nhà thơ Nguyễn Bính.

Đón đọc thêm chùm 🌿 Thơ Xuân Nguyễn Bính 🌿 xuất sắc

Nội Dung Bài Thơ Mưa Xuân 2 Nguyễn Bính

Mưa xuân 2 của tác giả Nguyễn Bính là một câu chuyện tình cảm mới chớm nở trong khung cảnh mùa xuân làng quê yên bình. Cảnh trí hoà quện với câu chuyện tình đã tạo nên một bức tranh quê chân thực và sống động, mang đậm dấu ấn Nguyễn Bính. Dưới đây là nội dung của bài thơ Mưa xuân 2:

Chiều ấm mùi hương thoảng gió đưa
Tà tà mưa bụi rắc thưa thưa
Cây cam cây quít cành giao nối
Lá ngửa lòng tay hoa đón mưa.

Nào ai nhìn thấy rõ mưa xuân
Tơ nhện vừa giăng sợi trắng ngần
Bươm bướm cứ bay không ướt cánh
Người đi trẩy hội tóc phơi trần.

Đường mát da chân lúa mát mình
Đôi bờ cỏ dại nở hoa xanh
Gò cao đứng sững trâu kềnh bụng
Nghếch mõm nghe vang trống hội đình.

Núi lên gọn nét đá tươi màu
Xe lửa về Nam chạy chạy mau
Một toán cò bay là mặt ruộng
Thành hàng chữ nhất trắng phau phau.

Bãi lạch bờ dâu sẫm lá tơ
Làng bên ẩm ướt giọng chuông mờ
Chiều xuân lưu luyến không đành hết
Lơ lửng mù sương phảng phất mưa.

Cập nhật thêm tác phẩm 👉 Nếu Mai Em Về Chiêm Hóa

Ý Nghĩa Bài Thơ Mưa Xuân 2

Bài thơ Mưa xuân 2 ca ngợi vẻ đẹp của cảnh vật thiên nhiên, đất trời trong một chiều mưa xuân. Tác giả miêu tả sự sống bừng tỉnh, sinh sôi nảy nở của muôn loài qua một buổi mưa xuân.

Đọc Hiểu Bài Thơ Mưa Xuân II

Tìm hiểu chi tiết hơn về bài thơ Mưa xuân 2 thông qua các câu hỏi trong phần đọc hiểu tác phẩm dưới đây:

👉 Câu 1: Bài thơ sử dụng các phương thức biểu đạt nào?

Đáp án: Bài thơ sử dụng các phương thức biểu đạt: Miêu tả, biểu cảm.

👉 Câu 2: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ nhất và nêu rõ tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Đáp án:

– Biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ nhất là: so sánh “Lòng trẻ còn như cây lụa trắng”

– Tác dụng biện pháp tu từ so sánh: Giúp ta hiểu hơn về đặc điểm của cô gái, thể hiện sự trong sáng, ngây thơ, hồn nhiên. Tác giả sử dụng biện pháp so sánh còn giúp câu thơ trở nên sinh động, gợi hình gợi cảm hơn. 

👉 Câu 3: Hai câu thơ “Lòng trẻ còn như cây lụa trắng – Mẹ già chưa bán chợ đường xa” trong đoạn thơ gợi em liên tưởng đến câu ca dao nào?

Đáp án: Hai câu thơ:

“Lòng trẻ còn như cây lụa trắng
Mẹ già chưa bán chợ đường xa” 

trong đoạn thơ gợi em liên tưởng đến câu ca dao:

“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”​

👉 Câu 4. Cảm xúc của nhân vật em trong đoạn trích trên?

Đáp án: Qua những từ miêu tả cảm xúc, hình ảnh của nhân vật em trong đoạn trích trên cho thấy nhân vật này rất e thẹn, ngại ngùng khi nhớ đến người mình yêu. Đây chính là nỗi lòng, cảm xúc hồn nhiên, trong sáng, sự đợi chờ của cô gái trong tình yêu.

Mời bạn tham khảo thêm tác phẩm 👉 Những Chiếc Lá Thơm Tho Lớp 8

Giá Trị Nghệ Thuật Mưa Xuân 2

Tham khảo thêm giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ Mưa xuân 2 của tác giả Nguyễn Bính dưới đây.

  • Giá trị nội dung: Bài thơ tôn vinh vẻ đẹp của thiên nhiên, của đất trời trong một ngày mưa xuân. Tác giả diễn tả sự sống động, sự rộn ràng của mọi sinh vật trong một buổi mưa xuân. Những hình ảnh trong thơ sống động, gần gũi, và mộc mạc được trình bày qua lối diễn đạt gián tiếp, cùng với việc sử dụng nhiều hình ảnh nhân hóa và ví von.
  • Giá trị nghệ thuật: Hình ảnh thơ sinh động, mộc mạc, gần gũi, sử dụng lối nói gián tiếp. Tác phẩm sử dụng nhiều hình ảnh nhân hóa, lối nói ví von.

Khám phá bài: Xuân Về Của Nguyễn Bính

Bố Cục Bài Thơ Mưa Xuân 2

Bố cục bài Mưa xuân II được chia thành 2 phần như sau:

  • Phần 1: Vẻ đẹp của thiên nhiên khi mùa xuân đến.
  • Phần 2: Tâm trạng và hành động của con người khi mùa xuân đến.

Đón đọc mẫu phân tích tác phẩm 👉 Mắt Sói Lớp 8

Dàn Ý Mưa Xuân 2

Hãy cùng tham khảo mẫu dàn ý Mưa xuân 2 dưới đây để có thể triển khai bài văn thêm logic và đầy đủ ý nhất.

I. Mở bài: Giới thiệu bài thơ Mưa xuân 2 và tác giả Nguyễn Bính

II. Thân bài

1. Vẻ đẹp của thiên nhiên khi mùa xuân đến:

– Thời gian: buổi chiều ấm áp

– Cảnh vật:

  • gió thoảng đưa, mưa bụi rắc thưa thưa
  • tơ nhện vừa giăng sợi trắng ngần, lơ lửng mù sương phảng phất mưa

=> Thể hiện sự tươi mới sống động, vừa hào hứng e lệ trước cảnh sắc mùa xuân. Bầu trời như phủ một sắc trắng mờ ảo của những hạt mưa xuân, chúng đậu trên từng cành cây kẽ lá.

– Thiên nhiên:

  • cây cam quýt cành giao nối, lá đón mưa
  • Đôi bờ cỏ dại nở hoa xanh, bãi lạnh bờ dâu sẫm lá tơ

= > Cây cối trong vườn cũng đua nhau đâm chồi nảy lộc, khoe sắc hưởng ứng mùa xuân.

– Sử dụng từ láy “tà tà”, “thưa thưa”

= > Nhấn mạnh sự e lệ của thiên nhiên, thiên nhiên như khoác trên mình một chiếc áo mới, đất trời thì như đang có sự chuyển biến thêm nhiều sức sống hơn, như đang báo hiệu mùa xuân thực sự đến rồi.

2. Tâm trạng và hành động của con người khi mùa xuân đến:

– Xa xa là những đàn cò trắng đang xếp hàng bay đi, những đoàn xe lửa thì nối đuôi nhau chở khách.

– Xe lửa về Nam chạy chạy mau, một toán cò bay thành hàng chữ nhất

=> Tất cả đã tạo nên một bức tranh mùa xuân nhộn nhịp và tràn đầy sức sống.

– Con người cũng hòa vào không khí mùa xuân khi xúng xính váy áo đi trẩy hội. Mỗi dịp xuân đến là đâu đâu cũng tưng bừng mở lễ hội, tiếng trống đánh vang lên khắp các đường làng.

  • Người đi trẩy hội tóc phơi trần.
  • Vang tiếng trống hội đình

= > Từ hành động của con người ta thấy được tâm trạng: háo hức, hào hứng và vui mừng khi chuẩn bị đón mùa xuân của con người nơi đây.

= > Kết luận: Tác giả đã cảm nhận mùa xuân ở tất cả mọi khía cạnh tinh tế, nhạy cảm của mình để cảm nhận mùa xuân đến một cách trọn vẹn nhất. Mùa xuân trong thơ Nguyễn Bính lúc nào cũng tràn ngập màu sắc, ngập tràn niềm vui và sự rộn ràng. Tất cả đã tạo nên một khung cảnh thiên nhiên hòa hợp với đất trời, báo hiệu một năm đầy khởi sắc.

III. Kết bài: Khái quát lại các ý và nhận định của em về tác phẩm.

Tham khảo thêm 👉 Thiên Trường Vãn Vọng Lớp 8 

Sơ Đồ Tư Duy Mưa Xuân 2 Lớp 8

Để có thêm những thông tin, kiến thức về bài thơ Mưa xuân 2, các em có thể tham khảo thêm sơ đồ tư duy chi tiết dưới đây.

Sơ Đồ Tư Duy Mưa Xuân 2 Lớp 8
Sơ Đồ Tư Duy Mưa Xuân 2 Lớp 8

Soạn Bài Mưa Xuân 2 Lớp 8

Gợi ý phần soạn bài Mưa xuân 2 trang 41 SGK ngữ văn lớp 8 tập 1 chi tiết nhất:

👉 Câu 1 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh thiên nhiên được gợi tả trong bài thơ?

Trả lời: Cảnh vật thiên nhiên sôi động, nhộn nhịp và tràn ngập sức sống: “cành giao nối”, “hoa đón mưa”, “bươm bay không ướt cánh”, “cỏ dại nở hoa xanh”…

👉 Câu 2 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Tác giả thể hiện cảm xúc gì trong bài thơ?

Trả lời: Tác giả thể hiện cảm xúc bâng khuâng, lưu luyến trước vẻ đẹp của cảnh vật thiên nhiên trong một buổi chiều mưa xuân.

👉 Câu 3 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Cách cảm nhận của tác giả về thiên nhiên gợi cho em suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên?

Trả lời: Cách cảm nhận của tác giả khiến cho mối quan hệ giữa con người và cảnh vật trở nên gần gũi, thân thiết và giao hòa.

Đọc thêm tác phẩm 👉 Chái Bếp 👉 của Lý Hữu Lương

Giáo Án Mưa Xuân 2

Hy vọng với mẫu giáo án Mưa xuân 2 chuẩn nhất từ A – Z sau đây sẽ giúp các quý thầy cô có những tiết dạy thành công nhất.

I. Mục tiêu

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

– Xác định được thể loại văn bản.

– Xác định được cấu trúc của văn bản Mưa xuân II.

– Xác định và phân tích được đặc sắc nghệ thuật được tác giả sử dụng trong văn bản.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

b. Năng lực riêng biệt:

– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.

– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản.

– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện;

– Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.

3. Phẩm chất:

– Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Yêu thiên nhiên…

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Chuẩn bị của giáo viên: 

– Giáo án;

– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

– Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh;

– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. Tiến trình dạy học

A. Hoạt động khởi động

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

– GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Trong bốn mùa, em thích nhất là mùa nào? Vì sao?  

– HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ suy nghĩ.

– Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Hôm nay chúng ta sẽ học bài Mưa xuân II cảu tác giả Nguyễn Bính.  

B. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: 

– Xác định được những thông tin về tác giả, tác phẩm.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
– GV yêu cầu HS: đọc và giới thiệu về tác giả Nguyễn Bính và tác phẩm Mưa xuân II. 
– GV hướng dẫn cách đọc. GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB.
– HS lắng nghe.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
– HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– HS trình bày sản phẩm thảo luận
– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
– Tên: tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính.- Năm sinh: 1918 – 1966
– Quê quán: Làng Thiện Vịnh, xã Đồng Đội, Vụ Bản, Nam Định.- 1945 – 1954: tham gia kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ.
– 1954 tập kết ra Bắc, tham gia công tác văn nghệ và làm báo
.- Mất đột ngột 20/01/1966.
– Nguyễn Bính là một người thông minh, nhạy cảm với thời đại đầy biến động, luôn muốn bảo tồn và duy trì những giá trị truyền thống của dân tộc.
– Phong cách thơ Nguyễn Bính: Nguyễn Bính là nhà thơ có hồn thơ đậm chất quê.
+ Nhà thơ nhạy cảm với thời đại đầy biến động, đặc biệt là sự xáo trộn của văn chương, ông thể hiện sâu sắc nỗi day dứt không yên của tâm hồn thiết tha với những giá trị cổ truyền đang có nguy cơ bị mai một (Chân quê). Vì thế, Nguyễn Bính đã đào sâu, tích hợp và phát huy một cách xuất sắc những truyền thống dân gian trong sáng tạo Thơ mới. Thơ ông mang đậm chất quê, hồn quê trong cả nội dung và hình thức, là sự hòa quyện giữa giọng điệu quê, lối nói quê, lời quê.
– Gắn bó, thấu hiểu con người thôn quê Việt Nam.  Dù viết về hình ảnh, cảnh sắc, con người nào thì tất cả đều thắm đượm một tình quê, duyên quê, hồn quê….
– Ông làm thơ từ rất sớm (năm 13 tuổi), sáng tác nhiều thể loại (thơ, truyện thơ, chèo…).- Các tác phẩm chính: Tâm hồn tôi (1937), Lỡ bước sang ngang (1940), Mười hai bến nước (1942), Truyện thơ Cây đàn Tỳ bà (1944), Gửi người vợ miền Nam (1955) …
2. Tác phẩm
– Mùa xuân II xuất bản năm 1958, in trong Nguyễn Bính toàn tập – NXB Hội Nhà văn 2017.

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

a. Mục tiêu: 

– Xác định được cấu trúc của văn bản Mưa xuân II.

– Xác định và phân tích được đặc sắc nghệ thuật được tác giả sử dụng trong văn bản.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
* NV1: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
– GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời câu hỏi:
 + Xác định thể thơ của bài thơ.
+ Tóm tắt nội dung bài thơ
.– HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
– HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
– HS trình bày sản phẩm.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– HS trình bày sản phẩm thảo luận
– GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng              
   * NV2:
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
– GV đặt câu hỏi:
– GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm:
+ Trình bày những nét đẹp độc đáo của thiên nhiên, cảnh vật xuất hiện trong bài thơ.
+ Chỉ ra biện pháp nghệ thuật và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.
+ Những hình ảnh đó khiến cho bức tranh mùa xuân hiện ra như thế nào?
– HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
– HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
– HS trình bày sản phẩm.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– HS trình bày sản phẩm thảo luận
– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng
GV chốt lại kiến thức.    * NV3: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
– GV đặt câu hỏi:
+ Những hình ảnh nào cho ta thấy tâm trạng và hành động của con người khi mùa xuân đến?
+ Những hình ảnh đấy khiến cho bức tranh mùa xuân hiện ra như thế nào?+ Tác giả đã gửi gắm những tâm tư tình cảm gì qua bài thơ trên?
– HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
– HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi;
– HS trình bày sản phẩm.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– HS trình bày sản phẩm thảo luận
– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng
3. Đọc – kể tóm tắt
– Thể thơ: 7 chữ
– Tóm tắt:         
Mùa xuân đến, thiên nhiên và cảnh vật như đang khoác trên mình một chiếc áo mới. Vừa tươi mới sống động, vừa hào hứng e lệ trước cảnh sắc mùa xuân. Tâm trạng con người cũng hào hứng theo và đang tìm những thay đổi đặc trưng nhất của mùa xuân. Sự thay đổi lớn nhất khi mùa xuân đến chính là không khí thiên nhiên. Bầu trời như phủ một sắc trắng mờ ảo của những hạt mưa xuân, chúng đậu trên từng cành cây kẽ lá. Các ngôi làng như chìm trong sự ẩm ướt của mưa xuân, chúng mang đến không khí mát mẻ và tươi mới. Cây cối trong vườn cũng đua nhau đâm chồi nảy lộc, khoe sắc hưởng ứng mùa xuân. Đất trời thì như đang có sự chuyển biến thêm nhiều sức sống hơn, như đang báo hiệu mùa xuân thực sự đến rồi. Xa xa là những đàn cò trắng đang xếp hàng bay đi, những đoàn xe lửa thì nối đuôi nhau chở khách. Tất cả đã tạo nên một bức tranh mùa xuân nhộn nhịp và tràn đầy sức sống. Con người cũng hòa vào không khí mùa xuân khi xúng xính váy áo đi trẩy hội. Mỗi dịp xuân đến là đâu đâu cũng tưng bừng mở lễ hội, tiếng trống đánh vang lên khắp các đường làng. Tác giả đã cảm nhận mùa xuân ở tất cả mọi khía cạnh tinh tế, nhạy cảm của mình để cảm nhận mùa xuân đến một cách trọn vẹn nhất. Mùa xuân trong thơ Nguyễn Bính lúc nào cũng tràn ngập màu sắc, ngập tràn niềm vui và sự rộn ràng. Tất cả đã tạo nên một khung cảnh thiên nhiên hòa hợp với đất trời, báo hiệu một năm đầy khởi sắc.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Vẻ đẹp của thiên nhiên khi mùa xuân đến.
– Thời gian: chiều ấm
– Cảnh vật:
+ gió thoảng đưa
+ mưa bụi rắc thưa thưa
+ tơ nhện vừa giăng sợi trắng ngần
+ Lơ lửng mù sương phẩng phất mưa+ …=> Thể hiện sự tươi mới sống động, vừa hào hứng e lệ trước cảnh sắc mùa xuân. Bầu trời như phủ một sắc trắng mờ ảo của những hạt mưa xuân, chúng đậu trên từng cành cây kẽ lá.
– Thiên nhiên:
+ cây cam quýt cành giao nối
+ lá đón mưa
Đôi bờ cỏ dauh nở hoa xanh
+ Bãi lạnh bờ dâu sẫm lá tơ= > Cây cối trong vườn cũng đua nhau đâm chồi nảy lộc, khoe sắc hưởng ứng mùa xuân.
– Sử dụng từ láy “tà tà”, “thưa thưa”
= > Nhấn mạnh sự e lệ của thiên nhiên.
= > Thiên nhiên như khoác trên mình một chiếc áo mới.
= > Đất trời thì như đang có sự chuyển biến thêm nhiều sức sống hơn, như đang báo hiệu mùa xuân thực sự đến rồi.
2. Tâm trạng và hành động của con người khi mùa xuân đến.
– Xa xa là những đàn cò trắng đang xếp hàng bay đi, những đoàn xe lửa thì nối đuôi nhau chở khách.
+ Xe lửa về Nam chạy chạy mau
+ Một toán cò bay thành hàng chữ nhất=> Tất cả đã tạo nên một bức tranh mùa xuân nhộn nhịp và tràn đầy sức sống.
– Con người cũng hòa vào không khí mùa xuân khi xúng xính váy áo đi trẩy hội. Mỗi dịp xuân đến là đâu đâu cũng tưng bừng mở lễ hội, tiếng trống đánh vang lên khắp các đường làng.
+ Người đi trẩy hội tóc phơi trần.
+ Vang tiếng trống hội đình= > Từ hành động của con người ta thấy được tâm trạng: háo hức, hào hứng và vui mừng khi chuẩn bị đón mùa xuân của con người nơi đây.
= > Kết luận:
– Tác giả đã cảm nhận mùa xuân ở tất cả mọi khía cạnh tinh tế, nhạy cảm của mình để cảm nhận mùa xuân đến một cách trọn vẹn nhất.
– Mùa xuân trong thơ Nguyễn Bính lúc nào cũng tràn ngập màu sắc, ngập tràn niềm vui và sự rộn ràng. Tất cả đã tạo nên một khung cảnh thiên nhiên hòa hợp với đất trời, báo hiệu một năm đầy khởi sắc.
III. Tổng kết

Xem thêm 👉 Chùm Ca Dao Trào Phúng Lớp 8

6+ Mẫu Phân Tích Bài Thơ Mưa Xuân 2 Hay Nhất

Tổng hợp các bài văn phân tích bài thơ Mưa xuân 2 của tác giả Nguyễn Bính hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Cảm Nhận Mưa Xuân 2 Siêu Hay

Thơ của Nguyễn Bính mang đậm phong vị dân gian, một trong những bài thơ tiêu biểu phải kể đến “Mưa xuân II”. Khi đọc bài thơ, em đã cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên căng tràn sức sống, cũng như cảm xúc mà tác giả muốn gửi gắm. Cảnh sắc thiên nhiên được khắc họa với những sự vật vô cùng quen thuộc của làng quê.

Cây cam, cây quýt cành giao nối, những chiếc lá đón lấy cơn mưa. Đám cỏ dại đang nở ra những chùm hoa xanh. Đàn bướm bay mà không ướt cánh, còn nhện cũng vừa mới giăng tơ trắng ngần. Xa xa, dãy núi thật hùng vĩ, thấp thoáng là đàn cò trắng bay là mặt ruộng. Vạn vật đều tươi mới, căng tràn sức sống dưới cơn mưa xuân.

Và trong nền thiên nhiên đó, con người cũng xuất hiện, hòa mình vào với không khí náo nức của ngày xuân. Những người đang sắm sửa đi trẩy hội đông vui, nhộn nhịp biết bao. Qua bài thơ, em cảm nhận được con người và tự nhiên có mối quan hệ gắn bó khăng khít, gần gũi và có sự giao hòa với nhau.

Cảm Nhận Về Bài Thơ Mưa Xuân 2 Đặc Sắc

Bài thơ Mưa xuân II của Nguyễn Bính đã đem đến cho em nhiều cảm xúc khi đọc. Vẻ đẹp thiên nhiên được khắc họa với vẻ giản dị, mộc mạc nhưng cũng rất thơ mộng, tràn đầy sức sống. Cơn mưa xuân dường như đã khiến cho vạn vật bừng tỉnh sau một mùa đông dài lạnh lẽo.

Những cây cam, cây quýt hay cỏ dại đang tận hưởng không khí mùa xuân tươi mát, chúng thi nhau ra hoa xanh tốt. Cả loài vật cũng đang hưởng ứng cái không khí mùa xuân đến, bươm bướm cứ bay không ướt cánh, còn nhện thì giăng tơ sợi trắng ngần. Mùa xuân đến, con người cũng vui tươi hơn, rộn ràng hơn.

Người đi trẩy hội, nô nức và nhộn nhịp. Cảnh sắc mùa xuân còn xuất hiện thêm hình ảnh những đàn cò trắng bay lượn và hình ảnh đoàn tàu đang chạy. Mọi hoạt động đều được diễn ra thường xuyên, nhưng khi mùa xuân đến mọi thứ như nhộn nhịp và hào hứng hơn. Cơn mưa càng làm cho cảnh vật thêm tươi đẹp hơn. Qua bài thơ, tác giả cũng thể hiện cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến trước khung cảnh thiên nhiên trong cơn mưa xuân.

Hướng dẫn 👉 Viết Bài Văn Phân Tích Một Tác Phẩm Văn Học

Phân Tích Bài Thơ Mưa Xuân II Đầy Đủ Ý

Đông qua là lúc xuân lại đến. Đó là lúc những cành đào khoe sắc, những cành mai chớm nở. Đến với “Mưa xuân II” của Nguyễn Bính, ta như đắm chìm trong không khí thiên nhiên dễ chịu với mưa xuân phảng phất.

Mưa xuân đến phảng phất bay trên bầu trời, những hạt mưa nhỏ li ti trắng xóa mang đến cảm giác thật mát lành. Nó không ồ ạt như mưa mùa hè, mà nhẹ nhàng phảng phất bay trên bầu trời. Hình ảnh những cây cam, những đàn bươm bướm, những người đi trẩy hội đang được hòa mình vào mùa xuân, được hưởng trọn cái không khí mùa xuân mang lại.

Mưa xuân đến là lúc những cành cam trổ mầm, là những bờ cỏ dại nở hoa xanh, là những bụi sương mù phảng phất bay trong gió sớm. Tất cả đã đem lại một không khí mùa xuân bừng sức sống, dồi dào mà cũng thật căng tràn nhiệt huyết.Cụm từ nhân hóa “ngửa lòng bàn tay” như thấy rằng tất cả cảnh vật cũng đang chìm đắm, đang tận hưởng sự dễ chịu mà mùa xuân mang đến.

Những âm thanh của trống hội đình, tiếng xe lửa, tiếng đàn cò bay như là âm thanh sống động mà chỉ mùa xuân mới có vậy. Nguyễn Bính đã miêu tả mùa xuân với mưa xuân len lỏi qua từng ngõ ngách, sau đó là mang đến âm thanh những hình ảnh sống động đẹp đẽ. Ôi cái khung cảnh mùa xuân thật khiến lòng người mê đắm.

Qua bài thơ “Mưa xuân II” của Nguyễn Bính, ta như được chìm đắm vào thế giới mùa xuân với rực rỡ âm thanh và hình ảnh căng tràn sức sống. Cái nhẹ nhàng, cái phảng phất, cái bừng nở làm thức tỉnh cảnh vật. Tất cả đã tạo nên một bài thơ rất đẹp về mùa xuân.

Phân Tích Bài Thơ Mưa Xuân 2 Hay

Nhắc đến mùa xuân, là nhắc đến vô vàn những tác phẩm sống động, tươi mới của thiên nhiên. Nguyễn Bính cũng đã đem đến một mùa xuân tươi mới, căng tràn nhựa sống như thế qua tác phẩm “Mưa xuân II”. Bài thơ là những cảm xúc, những cái giản dị mà tác giả đã cảm nhận được khi mùa xuân đến.

Mưa xuân cũng là dấu hiệu báo mùa xuân tới. Mưa phảng phất, mưa lớt phớt bay, mưa len lỏi vào từng cành cây kẽ lá, như đang thức tỉnh từng loài cây thức dậy sau những ngày mùa đông giá rét. Những từ láy “tà tà” “thưa thưa”, “phau phau” như cho thấy cảnh vật đang cùng hòa mùa vào mùa xuân, cùng hưởng trọn cái sự mát mẻ, cái nhựa sống mà mùa xuân mang đến. Vần liền “đưa” “thưa” diễn tả mưa xuân đang bay trong gió, mang hương thơm, mang nhựa sống của cảnh vật đi khắp nơi.

Tác giả hỏi “Nào ai nhìn thấy rõ mưa xuân?”, mưa xuân có ít, có lớt phớt bay không rõ ràng, nhưng cái mát lành, dễ chịu mà nó mang lại thì vẫn luôn len lỏi trong không khí. Những hình ảnh tơ nhện, buơm bướm, những người đi trẩy hội như không biết mưa xuân đang đến. Nhưng những âm thanh về tiếng trống hội đình thì chỉ khi xuân đến mới xuất hiện. Thiên nhiên thay đổi, từ cằn cỗi ở mùa đông thì nay khi mưa xuân đến những cây cam cũng bắt đầu trổ mầm, cỏ cũng nở hoa xanh.

Thiên nhiên thay đổi, con người cũng thay đổi theo. Thiên nhiên thay đổi con người cũng bừng sức sống. Con người gắn bó với thiên nhiên, cùng cảm nhận những chuyển giao, những ban tặng tốt lành mà mùa xuân mang đến. Tác giả đặt từng cảm xúc, lưu luyến, chìm đắm trong từng hạt mưa xuân.

Đọc “Mưa xuân II” của Nguyễn Bính, ta có lẽ không thể quên cái nhựa sống mãnh liệt, cái mưa xuân phảng phất len lỏi trong từng cảnh vật con người. Con người luôn trân quý thiên nhiên, cũng như thiên nhiên luôn mang đến những điều kì diệu cho cuộc sống.

Gợi ý 👉 Viết Bài Văn Giới Thiệu Một Cuốn Sách Yêu Thích

Phân Tích Mưa Xuân 2 Nguyễn Bính Ngắn Gọn

Bức tranh thôn quê trong bài “Mưa Xuân II” của Nguyễn Bính được miêu tả rất chi tiết và sống động. Tác giả đã sử dụng những hình ảnh mùa xuân như mưa, gió, hoa lá, cây cối, đồng ruộng để tạo nên một không gian yên bình, thanh tịnh và đầy sức sống.

Em cảm nhận được sự đẹp đẽ, hài hòa và tự nhiên của thiên nhiên trong bức tranh này. Những cây cối, hoa lá, cỏ dại, đồng ruộng được miêu tả rất chi tiết và sống động, tạo nên một bức tranh về cuộc sống thôn quê đầy màu sắc và sinh động. Ngoài ra, tác giả cũng miêu tả đến những con người sống trong thôn quê, những người đi trẩy hội, trẻ em chơi đùa, người dân làm việc trên đồng ruộng, tạo nên một bức tranh về cuộc sống đầy tình cảm và sự đoàn kết.

Em cảm thấy bức tranh này rất đẹp và tinh tế, tạo nên một cảm giác yên bình và thanh tịnh, giúp cho người đọc có thể tạm quên đi những lo toan trong cuộc sống và tìm lại được sự bình yên trong tâm hồn. Bên cạnh những hình ảnh về thiên nhiên và con người, tác giả cũng miêu tả đến những âm thanh của thôn quê như tiếng chuông đánh, tiếng trống hội đình, tiếng trẻ em cười đùa, tiếng trâu rền rĩ trên đồng ruộng.

Tất cả những âm thanh này tạo nên một bức tranh âm nhạc đầy sức sống, giúp cho người đọc cảm nhận được sự sống động và sinh động của cuộc sống thôn quê. Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng những từ ngữ tươi sáng, màu sắc để miêu tả bức tranh thôn quê, như “lúa mát mình”, “hoa xanh”, “mặt ruộng trắng phau phau”, tạo nên một bức tranh đầy màu sắc và tươi mới của mùa xuân.

Em cảm thấy bức tranh thôn quê trong bài “Mưa Xuân II” của Nguyễn Bính là một bức tranh đẹp và sống động, tạo nên một cảm giác yên bình, thanh tịnh và đầy sức sống. Bức tranh này giúp cho người đọc có thể tìm lại được sự bình yên trong tâm hồn và cảm nhận được sự đẹp đẽ của cuộc sống thôn quê.

Mời bạn xem thêm cách 🌻  Viết Đoạn Văn Ghi Lại Cảm Nghĩ Về Một Bài Thơ Tự Do Lớp 8 🌻

Phân Tích Bài Thơ Mưa Xuân 2 Lớp 8

Đã qua mùa đông, xuân lại về. Đó là lúc những cành đào khoe sắc, những cành mai chớm nở. Khi đọc bài “Mưa xuân II” của Nguyễn Bính, chúng ta như được ngập tràn trong không khí dễ chịu của thiên nhiên với những cơn mưa xuân nhẹ nhàng.

Mưa xuân rơi phảng phất trên bầu trời, những giọt mưa nhỏ trắng xóa mang lại cảm giác mát mẻ. Nó không ồn ào như mưa mùa hè, mà lại nhẹ nhàng rơi trên bầu trời. Hình ảnh những cây cam, bướm bay, người đi trẩy hội đang chìm đắm trong mùa xuân, tận hưởng không khí ấm áp của mùa xuân.

Mưa xuân đến là lúc những cành cam bắt đầu nảy mầm, những bãi cỏ dại nở hoa, những bụi sương mù bay nhẹ nhàng trong làn gió sớm. Tất cả tạo nên một không khí xuân tràn đầy sức sống, dồi dào năng lượng. Cụm từ nhân hóa “ngửa lòng bàn tay” cho thấy tất cả các cảnh vật đều đang thưởng thức sự thoải mái mà mùa xuân mang lại.

Âm thanh của trống đình, tiếng xe lửa, tiếng cò đang bay tạo nên những âm thanh sống động chỉ có mùa xuân mới có. Nguyễn Bính đã mô tả mùa xuân với cơn mưa xuân lan tràn qua mỗi con hẻm, đồng thời mang lại âm thanh của những hình ảnh sống động và đẹp đẽ. Khung cảnh xuân ấy thật sự khiến trái tim mỗi người rung động.

Trong bài thơ “Mưa xuân II” của Nguyễn Bính, ta như được đắm chìm vào bầu không khí mùa xuân, với âm thanh và hình ảnh sống động. Sự nhẹ nhàng, phảng phất và bừng nở đã làm thức tỉnh cảnh vật xung quanh, tạo nên một bức tranh mùa xuân tuyệt vời.

Mời bạn tham khảo thêm 👉 Trình Bày Ý Kiến Về Một Vấn Đề Xã Hội Lớp 8

Viết một bình luận