Bài Học Từ Cây Cau: Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích

Bài Học Từ Cây Cau ❤️️ Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích ✅ Mời Bạn Đọc Xem Thêm Về Ý Nghĩa Nhan Đề, Xuất Xứ Và Hoàn Cảnh.

Về Tác Phẩm Bài Học Từ Cây Cau

Về tác phẩm Bài học từ cây cau, văn bản thuộc thể loại truyện ngắn. Văn bản Bài học từ cây cau có phương thức biểu đạt là tự sự, biểu cảm.

Xuất Xứ Và Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Học Từ Cây Cau

Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác Bài học từ cây cau như sau:

  • Văn bản Bài học từ cây cau được trích trong “Trò chuyện với hàng cau”, Báo Quân đội nhân dân, 9/4/2020
  • Tác phẩm chính là những bài học của người ông về hàng cau.

Cập nhật thêm về 🌼 Em Bé Thông Minh 🌼 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích

Nội Dung Truyện Ngắn Bài Học Từ Cây Cau

Bài học từ cây cau của tác giả Nguyễn Văn Học là một văn bản được tìm hiểu trong chương trình học của môn Ngữ văn. Thohay.vn xin chia sẻ cho các bạn nội dung truyện ngắn Bài học từ cây cau.

Trước và sau ngôi nhà tổ của tôi đều có cau. Phía trước nhà, cau được trồng khi ông bà mới sinh bố tôi. Hàng cau sau nhà được trồng cùng năm bố tôi lập gia đình. Ông tôi chỉ là người nông dân thuần túy nhưng lại vô cùng yêu những nét đẹp bình dị. Bởi thế, ông luôn chăm chút cho không gian quanh nhà. Nhà phải năm gian, hai chái, lợp ngói mũi hài cổ. Ông bảo, ngôi nhà nông thôn chỉ đẹp khi có sự hài hòa bởi khoảng xanh. Hàng cau trước và sau nhà, hoa trong khuôn viên chính là những khoảng trữ tình mướt mát để làm nên sự hài hòa ấy.

Sau này, ông tôi dựng nhà riêng cho bố tôi ở mé phải ngôi nhà chính. Ông cũng bố trí những khoảng có thể trồng được cây xanh, vừa lấy bóng mát, vừa tạo kiến trúc cho ngôi nhà thi vị. Bây giờ thì cả hai ngôi nhà với những hàng cau cùng thân cau các gia đình hàng xóm trở thành nơi neo giữ hồn quê. Đó là khối tài sản tôi thấy tự hào.

Mỗi người trong gia đình tôi đều gắn bó với cây cau một cách tự nhiên. Tự nhiên và thân thuộc như người tình thân. Thân thuộc bởi vì ngày nào cau cũng hiện diện trước nhà, là thực thể trong đời sống và trong nhiều sinh hoạt văn hóa. Vì yêu cau nên yêu cả dáng thẳng của cau, yêu những tàu lá, chiếc mo, yêu hương hoa thơm ngát, yêu những tổ chim trú ngụ bình yên ở đó. Ông tôi chính là người đã gieo vào lòng bố tôi và các chú, rồi lại gieo vào thế hệ tôi tình yêu quê nhà, yêu những ngõ cau mộc mạc, những sân phơi có bóng cau nghiêm trang. Có lần ông nội hỏi bố: “Nhìn lên cây cau con thấy điều gì?”. Bố tôi trả lời: “Con thấy bầu trời xanh”. Ông lại hỏi tôi: “Nhìn lên cây cau cháu thấy gì?”. Tôi thưa: “Cháu thấy bài học làm người ngay thẳng. Đó là triết lý của ông phải không ạ?”. Ông tôi gật đầu, cười. Tôi liền hỏi lại ông: “Vậy nhìn lên cây cau, ông đã thấy gì ạ?”. Ông điềm nhiên trả lời: “Ông thấy tương lai tươi đẹp của dòng họ ta”.

Thế đó, mỗi người một cách nghĩ, một “sự thấy” khác nhau. Điều đó làm nên sự đa tính cách, khác biệt trong mỗi thành viên, để người này không lặp lại người trước. Mỗi người đều có một cách sáng tạo, cách sống và làm việc, dù là nhổ cỏ, bắt sâu hay chỉ là dắt trâu ra đồng cày ruộng.

Một ngày bình an, tôi ngước lên hàng cau và hỏi: “Ở trên đó cau có gì vui?”. Tức thì từ trên những tàu cau một đàn chim xòe cánh bay ra. Tôi lại hỏi: “Cau có thấy bầu trời cao rộng?”. Những tàu cau đung đưa, tạo ra âm thanh xạc xào. Vậy cau có gì cho tuổi thơ tôi? Phấn hoa cau rụng xuống. Chiếc mo cau rơi như thả một nốt nhạc. Tôi chợt nhớ tới trò kéo xe bằng mo cau. Ngày xưa mỗi khi có chiếc mo cau là cái tàu lá khô rụng, hai chị em tôi thường dùng chơi cùng nhau. Tôi và chị thay nhau ngồi ở phần bẹ, rồi lại thay nhau cầm phần đầu của lá để kéo, rồi reo hò cười nói giòn tan.

Chia sẻ cho bạn đọc 🌷 Mùa Phơi Sân Trước 🌷 phân tích đầy đủ nhất

Tóm Tắt Bài Học Từ Cây Cau

Tham khảo thêm bản tóm tắt Bài học từ cây cau ngắn gọn.

Nhân vật “tôi” và những người trong gia đình đều gắn bó với cau một cách tự nhiên. Ngày nào, cau cũng hiện diện trước nhà, gắn bó trong đời sống và sinh hoạt văn hóa. Ông của nhân vật “tôi” chính là người đã gieo lòng yêu cây cau, yêu quê nhà cho bố, chú và nhân vật “tôi” qua những câu hỏi của ông. Nhân vật “tôi” thường trò chuyện với cau để nhớ về tuổi thơ và tự hoàn thiện bản thân hơn.

Về Tác Giả Nguyễn Văn Học

Tìm hiểu một vài thông tin chính về tác giả Nguyễn Văn Học nhé.

  • Nguyễn Văn Học (1981)
  • Quê quán: Phú Xuyên (Hà Tây cũ)
  • Nguyễn Văn Học đã có một gia tài văn chương đáng nể: 22 đầu sách riêng gồm ký, thơ, truyện ngắn và tiểu thuyết.
  • Anh cũng là một nhà báo năng nổ, chịu đi, chịu viết và chưng cất thành những trang văn sinh động từ chính cuộc sống đầy sôi động, muôn hình muôn vẻ.
  • Tác phẩm chính: “Những cô gái bất hạnh ” (NXB Lao động, 2007); “Gái điếm” (NXB Văn học, 2008); “Đường dài của hạnh phúc” (NXB Công an nhân dân, 2008); “Rơi xuống vực sâu” (NXB Công an nhân dân 2009); “Bão người” (NXB Công an nhân dân 2009); “Cao bay xa chạy” (NXB Hà Nội 2010); “Hỗn Danh” (NXB Hội Nhà văn 2011); “Hoa giang hồ” (NXB Văn học 2011); “Khi vết thương nằm xuống” (NXB Văn học năm 2013),…

Xem bài viết đầy đủ 💚 Mùa Thu Về Trùng Khánh Nghe Hạt Dẻ Hát 💚 Những Mẫu Phân Tích Hay Nhất

Ý Nghĩa Nhan Đề Tác Phẩm Bài Học Từ Cây Cau

Cùng khám phá ý nghĩa của nhan đề tác phẩm Bài học từ cây cau.

Nhan đề tác phẩm nói lên chủ đề chính đó là những bài học từ hàng cau. Tác phẩm viết về hình ảnh cây cau quen thuộc mang hình bóng của quê nhà. Những bài học của người ông về cây cau, mỗi người trên cuộc đời đều có suy nghĩ khác nhau

Bố Cục Văn Bản Bài Học Từ Cây Cau

Bố cục văn bản Bài học từ cây cau được chia làm 2 phần chính:

  • Phần 1: Từ đầu đến “dòng họ ta”: Sự gắn bó của những thành viên trong gia đình nhân vật “tôi” với cây cau
  • Phần 2: Còn lại: Bài học rút ra từ cây cau của nhân vật “tôi”

Chia sẻ cho bạn đọc tác phẩm🌱 Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng 🌱 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích

Đọc Hiểu Tác Phẩm Bài Học Từ Cây Cau

Xem thêm nội dung đọc hiểu tác phẩm Bài học từ cây cau bên dưới.

1. Mối quan hệ giữa cây cau và gia đình nhân vật “tôi”

* Những cuộc hỏi – đáp giữa các nhân vật với nhau và với cau:

– Giữa ông với bố:

+ Ông hỏi: “Nhìn lên cây cau con thấy gì?”

+ Bố đáp: “Con thấy bầu trời xanh”

– Giữa ông với cháu:

+ Ông hỏi: “Nhìn lên cây cau cháu thấy gì?”

+ Cháu đáp: “Cháu thấy bài học làm người ngay thẳng. Đó là triết lí của ông phải không ạ?”

– Giữa cháu với ông:

+ Cháu hỏi: “Vậy nhìn lên cây cau ông đã thấy gì ạ?”

+ Ông đáp: “Ông thấy tương lai tươi đẹp của dòng họ ta.”

– Nhân vật “tôi” và những người trong gia đình đều gắn bó với cau một cách tự nhiên. 

– Ngày nào, cau cũng hiện diện trước nhà, gắn bó trong “đời sống và sinh hoạt văn hóa”. 

→ Ông của nhân vật “tôi” chính là người đã gieo lòng yêu cây cau, yêu quê nhà cho bố, chú và nhân vật “tôi” qua những câu hỏi của ông.

2. Tình cảm yêu mến và bài học từ cây cau của nhân vật “tôi”

– Nhân vật “tôi” nhận định: Mỗi người một cách nghĩ, một “sự thấy khác nhau.

→ Qua những câu hỏi của ông, mỗi người trong gia đình nhân vật “tôi” đều có một cách sống và làm việc sáng tạo, có ý nghĩa.

– Nhân vật “tôi” trò chuyện với cau, cũng như đang trò chuyện với chính mình:

+ Nhân vật “tôi” hỏi: “Ở trên đó cau có gì vui?”

+ Cau: “một đàn chim xòe cánh bay ra” 

+ Nhân vật “tôi” hỏi: “Cau có thấy bầu trời cao rộng?”

+ Cau: “những tàu cau đung đưa, tạo ra âm thanh xạc xào”

– Nhân vật “tôi” lại nhớ về tuổi thơ:

+ Nhớ trò “kéo xe bằng mo cau”

→ Qua việc mượn cau để trò chuyện với chính mình, ta thấy nhận nhân vật “tôi” là một người sống tình cảm, yêu quê hương, yêu những hàng cau quê hương, luôn nhớ về quê hương, gia đình và những kỉ niệm tuổi thơ. Nhờ có cây cau và những câu hỏi của ông nội đã thôi thúc trong nhân vật “tôi” những suy nghĩ về bài học làm người: sống ngay thẳng như cau, biết nhìn về tương lai tươi sáng và không ngừng cố gắng, hoàn thiện bản thân. 

Giá Trị Tác Phẩm Bài Học Từ Cây Cau

Ngay sau đây là những giá trị tác phẩm Bài học từ cây cau.

Giá trị nội dung

  • Qua văn bản Bài học từ cây cau ta thấy được sự trân trọng, yêu mến cây cau của nhân vật “tôi”.
  • Cây cau để lại cho tác giả nhiều kỉ niệm tuổi thơ, cây cau cùng những câu hỏi của ông nội cũng giúp tác giả có những bài học trong cuộc sống.

Giá trị nghệ thuật

  • Giọng văn tha thiết, nhẹ nhàng, sâu lắng
  • Tác giả thành công khi thể hiện cái “tôi” trữ tình
  • Hình ảnh gợi cảm, gợi tình

Có thể bạn sẽ quan tâm tác phẩm 🌼 Ông Một [Vũ Hùng] 🌼 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích

Soạn Bài Bài Học Từ Cây Cau

Có thể bạn sẽ cần gợi ý soạn bài Bài học từ cây cau.

👉Câu 1 trang 107 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Hãy điền vào bảng sau những lời hỏi – đáp giữa các nhân vật với nhau và với hàng cau (làm vào vở)

Các cuộc hỏi – đápHỏiĐáp
Giữa “ông” với “bố”“Nhìn lên cây cau con thấy điều gì? 

Trả lời:

Các cuộc hỏi – đápHỏiĐáp
Giữa “ông” với “bố”“Nhìn lây cây cau con thấy điều gì?”“Con thấy bầu trời xanh”
Giữa “ông” với “tôi”“Nhìn lên cây cau cháu thấy gì?”“Cháu thấy bài học làm người ngay thẳng. Đó là triết lí của ông phải không ạ?”
Giữa “tôi” với “ông”“Vậy nhìn lên cây cau, ông đã thấy gì ạ?”“Ông thấy tương lai tươi đẹp của dòng họ ta”
Giữa “tôi” với hàng cau“Ở trên đó cau có gì vui?Từ trên những tàu cau một đàn chim xòe cánh bay ra
“Cau có thấy bầu trời cao rộng?”Những tàu cau đung đưa, tạo ra âm thanh xào xạc

👉Câu 2 trang 107 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Theo em, những cây cau có gì đặc biệt mà có thể khơi gợi ở mỗi người trong gia đình của nhân vật “tôi” “một cách nghĩ”, “một cách sáng tạo, cách sống và làm việc,…”?

Trả lời:

Theo em, những cây cau đặc biệt ở chỗ nó mọc thẳng tắp, cao vút thẳng lên bầu trời. Sự ngay thẳng, vươn cao của cây cau đã khơi gợi ở mỗi người trong gia đình của nhân vật “tôi” “một cách nghĩ”, “một cách sáng tạo, cách sống và làm việc,…”

👉Câu 3 trang 107 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Trong đoạn văn cuối, từ câu “Một ngày bình an, tôi ngước lên hàng cau và hỏi: “Ở trên đó cau có gì vui?”, đến hết văn bản, nhân vật xưng “tôi” trò chuyện với hàng cau hay trò chuyện với chính mình? Vì sao em kết luận như vậy?

Trả lời:

Trong đoạn văn cuối, từ câu “Một ngày bình an, tôi ngước lên hàng cau và hỏi: “Ở trên đó cau có gì vui?”, đến hết văn bản, nhân vật xưng “tôi” trò chuyện với chính mình. Em kết luận nhưu vậy vì nhân vật “tôi” tuy hỏi hàng cau nhưng lại độc thoại và tự cảm nhận câu trả lời cho mình

👉Câu 4 trang 107 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Tại sao có thể nói: Trò chuyện về cây cau, với cây cau cũng là cách giúp các nhân vật tự hoàn thiện bản thân?

Trả lời:

Có thể nói: trò chuyện về cây cau, với cây cau cũng là cách giúp các nhân vật tự hoàn thiện bản thân vì mỗi người một cách nghĩ, một “sự thấy” sẽ làm nên sự đa tính cách, khác biệt, sáng tạo khác nhau.

Khám phá thêm 🌱 Con Hổ Có Nghĩa 🌱 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích

Giáo Án Bài Học Từ Cây Cau

Tham khảo ngay nội dung giáo án Bài học từ cây cau.

TIẾT…: BÀI HỌC TỪ CÂY CAU

(Nguyễn Văn Học)

I. MỤC TIÊU

  1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

       – Mục tiêu chinh của việc đọc VB ở đây là kết nối chủ điểm: Từng bước hoàn thiện bân thân. Qua đó, giúp HS hiểu thêm về sự cần thiết của việc hoàn thiện bản thân cùng mọt số quy tắc, cách thức hoàn thiện bản thân trong học tập, sinh hoạt, ứng xử.

  1. Năng lực

Năng lực chung

– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

Năng lực riêng biệt

– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Bài học từ cây cau;

– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Bài học từ cây cau;

– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản;

– Năng lực phân tích, so sánh về nội dung của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.

  1. Phẩm chất:

– Cảm nhận và yêu vẻ đẹp của thiên nhiên.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Chuẩn bị của giáo viên:

– Giáo án;

– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

– Tranh ảnh về tác giả Nguyễn Văn Học.

– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

  1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở, chia sẻ về mùa thu.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS cảm nhận về mùa thu.
  5. Tổ chức thực hiện:

👉Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS chia sẻ suy nghĩ: Em có yêu thích loài cây nào không? Tại sao em yêu thích chúng? Kỉ niệm nào với loài cây đó khiến em thích nhất?

👉Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ để trả lời.

👉Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

–  GV gọi 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp.

👉Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài đọc kết nối chủ điểm Từng bước hoàn thiện bản thân qua văn bản Bài học từ cây cau.

IV. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả Nguyễn Văn Học và văn bản Bài học từ cây cau.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS tóm tắt thông tin về tác giả và tác phẩm.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS làm việc nhóm, thảo luận, tìm những thông tin chính về tác giả, tác phẩm.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời 1-2 HS trình bày.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.  

Nhiệm vụ 2: Đọc văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS đọc văn bản.

– Gv yêu cầu HS xác định thể loại và bố cục của văn bản.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS làm việc nhóm, thảo luận, tìm những thông tin chính về tác giả, tác phẩm.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời 1-2 HS trình bày.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả– Nguyễn Văn Học (1981)

– Quê quán: huyện Phú Xuyên, Hà Tây cũ (nay là Hà Nội)

– Thuở nhỏ vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên anh phải làm lụng giúp đỡ bố mẹ buôn bán ngoài chợ. Cuộc sống vất vả đã thôi thúc khát vọng văn chương trong anh. 

2. Tác phẩm

– Trích Trò chuyện với hàng cau, Báo Quân đội nhân dân, 09/04/2020     

3. Đọc văn bản

– Thể loại: truyện ngắn.

– Bố cục: 2 phần

– Phần 1 (Từ đầu đến “dòng họ ta”): Sự gắn bó của những thành viên trong gia đình nhân vật “tôi” với cây cau.

– Phần 2 (Còn lại): Bài học rút ra từ cây cau của nhân vật “tôi”. 

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nét độc đáo của văn bản Bài học từ cây cau.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài thơ Bài học từ cây cau.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài Bài học từ cây cau.

Sơ Đồ Tư Duy Bài Học Từ Cây Cau

Đừng bỏ lỡ các sơ đồ tư duy Bài học từ cây cau sau đây.

Sơ đồ tư duy Bài học từ cây cau đầy đủ
Sơ đồ tư duy Bài học từ cây cau đầy đủ
Sơ đồ tư duy tác giả Bài học từ cây cau
Sơ đồ tư duy tác giả Bài học từ cây cau
Sơ đồ tư duy Bài học từ cây cau chi tiết
Sơ đồ tư duy Bài học từ cây cau chi tiết

Đừng bỏ lỡ bài 💚 Ếch Ngồi Đáy Giếng 💚 Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích

2 Mẫu Cảm Nhận Bài Học Từ Cây Cau Hay Nhất

Tặng bạn đọc 2 mẫu cảm nhận Bài học từ cây cau hay nhất.

Cảm Nhận Bài Học Từ Cây Cau Ấn Tượng – Mẫu 1

Với giọng văn tha thiết, nhẹ nhàng, sâu lắng, cùng hình ảnh gợi cảm, văn bản “Bài học từ cây cau” giúp ta thấy được sự trân trọng, yêu mến cây cau của nhân vật “tôi”. Cây cau để lại cho tác giả nhiều kỷ niệm tuổi thơ, cây cau cùng những câu hỏi của ông nội cũng giúp tác giả có những bài học trong cuộc sống.

Trước và sau ngôi nhà tổ của tác giả đều có cau. Cau phía trước nhà được trồng khi ông bà mới sinh ra bố của nhân vật tôi. Còn hàng cau sau nhà trồng cùng năm người bố lập gia đình. Ngôi nhà được ông của tác giả chăm chút.

Sau này, ông đã dựng cho người bố một ngôi nhà riêng nhưng vẫn có không gian để trồng cây cối. Ngôi nhà và hàng cau đã trở thành nơi níu giữ hồn quê. Mọi người trong gia đình đều gắn bó với cây cau tự nhiên như người thân.

Nhờ có cây cau, tác giả đã rút ra được bài học quý giá. Mỗi người có một cách nghĩ, một “sự thấy” khác nhau. Nó làm nên sự khác biệt trong mỗi thành viên trong gia đình. Một ngày bình an, tác giả ngồi trò chuyện với cau và nhớ về kỉ niệm tuổi thơ.

Cảm Nhận Bài Học Từ Cây Cau Đặc Sắc – Mẫu 2

Có thể nói rằng trò chuyện về cây cau, với cây cau cũng là cách giúp các nhân vật tự hoàn thiện bản thân vì mỗi người một cách nghĩ, một “sự thấy” sẽ làm nên sự đa tính cách, khác biệt, sáng tạo khác nhau

Hàng cau được trồng trước và sau ngôi nhà tổ của tôi. Ngôi nhà đã được ông của tác giả chăm chút. Khi ông dựng cho bố của tôi ngôi nhà riêng cũng vẫn bố trí không gian để trồng cây cối.

Từ đó, ngôi nhà và hàng cau đã trở thành nơi níu giữ hồn quê. Mỗi người trong gia đình tác giả đều gắn bó với cau. Còn chính ông của tác giả đã gieo vào lòng mỗi người tình yêu quê hương, xóm làng. Một lần, ông đã hỏi người bố và nhân vật tôi khi nhìn lên cây cau thấy gì. Mỗi người có một câu trả lời riêng.

Tác giả nhận ra mỗi người có một cách nghĩ, một “sự thấy” khác nhau. Vào một ngày bình an, tôi ngồi trò chuyện với cau và nhớ về kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ.

Nhân vật xưng “tôi” trò chuyện với chính mình bởi vì nhân vật “tôi” tuy hỏi hàng cau nhưng lại độc thoại và tự cảm nhận câu trả lời cho chính mình.

Viết một bình luận