Thơ Hoàng Cầm: Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay

Giới thiệu tuyển tập những tác phẩm thơ Hoàng Cầm nổi tiếng và thông tin chi tiết về tiểu sử cuộc đời, phong cách sáng tác của tác giả.

Tiểu Sử Cuộc Đời Tác Giả Hoàng Cầm

Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tằng Việt, ông còn có một số bút danh khác như Bằng Việt, Lê Thái, Lê Kỳ Anh, Bằng Phi. Tên ông được đặt ghép từ địa danh quê hương: Phúc Tằng và Việt Yên. Ông là một nhà thơ, nhà biên kịch Việt Nam. Nhà thơ Hoàng Cầm theo học tiểu học và trung học ở Bắc Giang và Bắc Ninh.

  • Nhà thơ Hoàng Cầm sinh ngày 22-2-1922 tại tỉnh Bắc Giang, Vệt Nam. Ông sống và làm việc chủ yếu ở thành phố Hà Nội. Hoàng Cầm xếp hạng nổi tiếng thứ 42349 trên thế giới và thứ 173 trong danh sách Nhà thơ nổi tiếng.
  • Năm 1938, ông ra Hà Nội học tại trường Thăng Long. Năm 1940, ông đỗ tú tài toàn phần và bước vào nghề văn, dịch sách cho Tân dân xã của Vũ Đình Long. Từ đó, ông lấy bút danh là Hoàng Cầm.
  • Năm 1944, nhà thơ Hoàng Cầm đưa gia đình về lại quê gốc ở Thuận Thành sinh sống. Tại đây, ông bắt đầu tham gia hoạt động Thanh niên Cứu quốc của Việt Minh. Khi cách mạng tháng Tám nổ ra, nhà thơ Hoàng Cầm thành lập đoàn kịch Đông Phương tại Hà Nội. Khi Chiến tranh Đông Dương bùng nổ,đoàn kịch phải vềvùng Bắc Ninh, Bắc Giang, Sơn Tây, Thái Bình lưu diễn một thời gian rồi tan rã.
  • Tháng 08/1947, ông tham gia Vệ quốc quân, hoạt động tại chiến khu 12. Cuối năm này, ông thành lập đội Tuyên truyền văn nghệ, đội văn công quân đội đầu tiên.
  • Năm 1952, ông được cử làm Trưởng đoàn văn công Tổng cục Chính trị, hoạt động biểu diễn cho quân dân vùng tự do và phục vụ các chiến dịch.
  • Đầu năm 1955, nhạc sĩ Hoàng Cầm được giao nhiệm vụ trưởng đoàn kịch nói. Cuối năm 1955, ông về làm công tác xuất bản tại Hội Văn nghệ Việt Nam.
  • Tháng 04/1957, nhà thơ Hoàng Cầm tham gia thành lập Hội Nhà văn Việt Nam và được bầu vào Ban chấp hành. Đến năm 1958, Hoàng Cầm phải rút khỏi Hội nhà văn do vụ án “Nhân văn Giai phẩm” và năm 1970 ông về hưu.
  • Năm 1982 ông bị bắt giam vào Hỏa lò vì tập thơ Về Kinh Bắc sáng tác năm 1959 – 1960, đến năm 1983 được thả về mà không có phiên tòa nào xử tội chống Đảng của ông. Hậu quả của việc này là ông mắc bệnh trầm cảm.
  • Nhà thơ Hoàng Cầm qua đời vào ngày 06/05/2010 vì bệnh nặng.

Tìm hiểu bài thơ 🍃 Bên Kia Sông Đuống 🍃 nội dung, phân tích

Sự Nghiệp Sáng Tác Nhà Thơ Hoàng Cầm

Hoàng Cầm là một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất của vùng Kinh Bắc, ông mang trong mình một tinh thần Việt đầy khao khát và xao xuyến. Ông được biết đến là người đã “sống một cuộc đời đầy đủ” với những đóng góp quan trọng cho văn học của đất nước.

Những năm kháng chiến, Hoàng Cầm gia nhập quân đội, chuyên hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Ông từng giữ chức Trưởng đoàn văn công Tổng cục Chính trị. Cuối năm 1955, ông về công tác ở Hội Văn nghệ Việt Nam, làm công tác xuất bản. Tháng 4/1957, ông là một trong số những hội viên tham gia sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam.

Hoàng Cầm được biết đến trong nhiều lĩnh vực, nhưng nổi tiếng nhất là thơ ca với những tác phẩm chính gồm: “Trương Chi” (xuất bản năm 1993), “Bên kia sông Đuống” (thơ, 1948), “Kinh Bắc” (thơ, 1959),…

Ngay từ những năm 15 tuổi, 18 tuổi ông đã có những bài thơ “Hận ngày xanh”, “Bông sen trắng” làm ngạc nhiên giới văn bút nước nhà; 20 tuổi, ông có “Hận Nam Quan” – vở thơ kịch lịch sử và đến năm 26 tuổi, bài thơ “Bên kia sông Đuống” đã đưa chàng trai Hoàng Cầm lên hàng thi sĩ tiêu biểu nhất trong kháng chiến chống Pháp.

Năm 2007, ông được nhà nước Việt Nam tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật do Chủ tịch nước ký quyết định tặng riêng.

Không nên bỏ lỡ 🌿 Bài Thơ Lá Diêu Bông 🌿

Phong Cách Sáng Tác Của Hoàng Cầm

Hoàng Cầm là một trong những gương mặt lớn của nền thi ca Việt Nam thế kỷ XX, được mệnh danh là nhà thơ của vùng đất Kinh Bắc.

Phong cách sáng tác của Hoàng Cầm đặc biệt ở chỗ tìm tòi đổi mới thơ mà bản ngã truyền thống vẫn không suy chuyển, nâng cao tư duy thơ mà giọng điệu vẫn không xa lạ với mọi người. Một số ý kiến cho rằng: ”Trong thơ Hoàng Cầm thấp thoáng có những nét chạm khắc tinh hoa của kiến trúc đình – chùa vùng Kinh Bắc, nó mang hơi thở và dấu ấn sáng tạo tuyệt kỹ của những nghệ nhân dân gian. Cái đẹp, cái hay trọn vẹn trong trầm tích mang tên Kinh Bắc đã đằm rất sâu vào hồn thơ của Hoàng Cầm.”

Trong thơ Việt Nam hiện đại, Hoàng Cầm đã tạo ra một trường thẩm mỹ mới, nó vừa mang trong mình cốt cách văn hoá của vùng Kinh Bắc, vừa mở ra một không gian lớn của thơ trữ tình với những tìm tòi nhằm đưa cái đẹp dân gian vào hơi thở của mỗi bài thơ. Và chính điều này đã làm nên một trường giang thơ lộng lẫy của riêng Hoàng Cầm – ông hoàng của thơ trữ tình duy mỹ đương đại.

Chia sẻ cho bạn về 🍃 Thơ Nguyễn Nhật Ánh 🍃 tác phẩm + tuyển tập thơ

Tuyển Tập Các Tác Phẩm Của Nhà Thơ Hoàng Cầm

Hãy cùng đón đọc tuyển tập các tác phẩm của nhà thơ Hoàng Cầm nổi tiếng dưới đây.

Thơ

  • Anh đi và em đi
  • Ánh mơ
  • Ánh sao sa
  • Bất ngờ
  • Bèo hoa
  • Bên kia sông Đuống
  • Bình yên
  • Có trai tơ
  • Cưới
  • Cảnh I
  • Đêm liên hoan
  • Đêm tạm biệt
  • Đôi lời tâm giao với người bạn thơ Tố Hữu
  • Em bé lên sáu tuổi
  • Giữ lấy tuổi trẻ
  • Hình rêu bóng nhớ
  • Hứa
  • In dấu chân
  • Khóc anh Lê Lương
  • Lời của đá
  • Lá diêu bông
  • Lời đề tặng
  • Mong mỏi
  • Mới
  • Mùa xuân đến rồi đây
  • Nguyên hình ảo vọng
  • Nhân câu chuyện một tuổi trẻ anh hùng chống Mỹ
  • Những dòng lang bạt
  • Nếu anh còn trẻ
  • Nơi hẹn
  • Sám hối
  • Sáng tối
  • Thất vọng
  • Thơ qua đài phát thanh
  • Tiếng cười
  • Tiếng hát sông Lô
  • U gì
  • U uẩn
  • Vào bến
  • Quả vườn ổi,…

Kịch Thơ

  • Hận Nam Quan (1944, 1942)
  • Kiều Loan (kịch thơ) (1945)
  • Viễn khách (1942, 1952)
  • Lên đường ( 1952)
  • Cô gái nước Tần (1952)
  • Ông cụ Liên (1952)
  • Đêm Lào Cai (1957)
  • Trương Chi (1993)
  • Tương lai (1995) ..

Kịch Bản Phim Truyện

  • Đêm hội Long Trì (1989)
  • Hà Nội mùa Đông năm 46 (1997)
  • Áo chàm Bắc Sơn
  • Mùi cỏ cháy (2012)
  • Ai lên xứ hoa đào
  • Đoạn trường chiêm bao…

Văn Xuôi

  • Bốn truyện ngắn
  • Thoi mộng
  • Hận ngày xanh (1941)
  • Bông sen trắng (1941)
  • Cây đèn thần (1941)
  • Hai lần chết tập (1941)
  • Tỉnh giấc mơ vua (1942)
  • Văn xuôi Hoàng Cầm (1997),..

Tìm hiểu thêm về 🍀 Thơ Yến Lan 🍀 tác giả, tác phẩm

10+ Bài Thơ Hay Nhất Của Hoàng Cầm

Thohay.vn giới thiệu đến bạn top 10+ bài thơ của tác giả Hoàng Cầm hay nhất được rất nhiều độc giả yêu thích, cùng thưởng thức những vần thơ ngay nhé.

Tiếng Hát Sông Lô

Sông Lô chảy xuống sông Hồng
Sông Hồng trôi đến biển Đông xa vời
Biển Đông cuộn sóng ngang trời
Nhắc đi bốn bể những lời sông Lô
Chị Hồng ơi
Em là em bé sông Lô
Em đi theo chị bến bờ là đâu
Chiều nay thương mẹ em sầu
Cho em kể lể vài câu tâm tình
Từ trên nguồn thơ dại
Em chải tóc rừng xanh
Em quấn khăn lá biếc
Áo em sớm thì xanh
Chiều về đỏ như huyết
Em muốn cảnh bình yên
Em vun hoa tưới cỏ
Em đẩy đưa con thuyền
Em trồng ngô cấy lúa
Em phụng dưỡng mẹ hiền
Biết bao nhiêu nỗi ưu phiền
Làm đau lòng mẹ em quên sao đành
Một chiều rừng núi đương xanh
Hương ngát mùa thu êm ái
Bỗng ào ào cơn gió hôi tanh
Một lũ tham tàn tiến lại
Em rùng mình, lòng em tê tái
Sắc trời mây cũng ủ dột tiêu điều
Nói ra đau đớn bao nhiêu
Một tay ác quỷ trăm chiều xót xa
Nó tiến lên đốt phá cửa nhà
Trong lửa cháy máu mẹ hiền tím ngắt
Lúa đương tơ mầm non xanh tan nát
Ôi tơ vàng cỏ biếc héo đau thương
Mẹ gầy mẹ khóc đêm trường
Riêng em thổn thức trên nguồn đìu hiu
Nhưng chị ơi !
Có những chàng trai trẻ
Những người con mến yêu
Cùng một lòng thương mẹ
Đã vùng lên như bão táp một chiều
Sấm sét hai bờ sông
Chị Hồng nghe thấy không ?
Máu thù loang cát trắng
Máu thù hoen nước trong
Áo em ai nhuộm nên hồng
Em xin gửi chị một dòng máu tươi
Bồng bềnh kia những xác người
Sông Lô gửi chị
Chị cười đón lấy lòng em
Lòng em khao khát rửa thù chung
Khối sắt đào sâu mộ thủy cung
Khối sắt tỏa đồng trong chớp mắt
Chìm rơi lấp lánh nắng Đoan Hùng
Bãi cát Bình Ca dưới ánh trăng
Ai mò súng đạn bảo nhau rằng
Chúng ta vớt cả hồn quân giặc
Lướt thướt đêm mờ tóc giá băng
Em đã no say những xác thù
Chiến công phơi áo đỏ nghìn thu
Em về với chị vui ca hát
Mẹ cũng tươi cười cất tiếng ru
à… ơi… ! Em là em bé sông Lô
Sóng xanh đuổi xác quân thù về đâu
Chị ơi qua mấy chân cầu
Máu loang bọt sóng đục ngầu biển Đông
Sông Lô chảy xuống sông Hồng
Sông Hồng trôi đến biển Đông xa vời
Biển Đông cuộn sóng ngang trời
Nhắc đi bốn bể những lời sông Lô
Em Lô Giang hãy đợi chờ
Chiều nay có một chuyến đò về xuôi
Chèo khua máu giặc đã phai
Nhưng hồn giặc vẫn lạc loài những đâu
Đám tang quân cướp u sầu
Chị đưa ma tới chân cầu Long Biên
Từ Đoan Hùng sâu thẳm
Đến Bình Ca xanh xanh
Tuyên Quang cờ lại thắm
Ngã ba Gầm mông mênh
Bao nhiêu thôn xóm quên tàn phá
Gạch ngói bừng thơm khói thị thành
Từ núi đồi cao thấp
Đến bờ đê thẳng băng
Dân ta còn tới tấp
Đi về họp chợ bước tung tăng
Quanh co đường cỏ bò đây đó
Lũ trẻ nô đùa dưới ánh trăng
Sông Lô mến thương ơi !
Em truyền đi tiếng hát
Tiếng đò đưa xa xôi
Em về đây bát ngát
Những chiều hè gió mát
Đò đưa bay về xuôi
Hát(1):
Tình tang… Sông Lô bốc khói lên trời
Rừng xanh khanh khách trận cười dòn tan
Cười rằng một lũ gian tham
Vía bay mây tía hồn tan suối vàng
Tình tang… ơi ới… tình tang
Có nghe tiếng hát cô nàng se tơ
Có ai nghe tiếng hát ngọn sông Lô
Mà không nhớ thương người chiến sĩ
Cầm súng đứng trơ trơ
Giữa núi rừng hùng vĩ
Ngày ấy sông Lô
Reo hò gió mưa
Bên bờ cỏ non
Nắng chiều xuân như rung rinh đùa dỡn
Như điệu hát dòn ở cạnh sườn non
Có ai nghe tiếng hát ngọn sông Lô
Mà không nhớ thương đàn trẻ nhỏ
Ngồi soi bóng sông Lô
Lừng tiếng sóng sóng đưa về xuôi
Nhớ sông lại nhớ đến người
Sông reo có nhớ tiếng cười hay không
Sông Lô chảy xuống sông Hồng
Sông Hồng trôi đến biển Đông xa vời
Biển Đông cuộn sóng ngang trời
Nhắc đi bốn bể những lời sông Lô.

Lá Diêu Bông

Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng
Chị thẩn thơ đi tìm
Đồng chiều
Cuống rạ

Chị bảo
– Đứa nào tìm được lá Diêu Bông
Từ nay ta gọi là chồng

Hai ngày Em tìm thấy lá
Chị chau mày
– Đâu phải lá Diêu Bông

Mùa đông sau Em tìm thấy lá
Chị lắc đầu
trông nắng vãn bên sông

Ngày cưới Chị
Em tìm thấy lá
Chị cười xe chỉ ấm trôn kim

Chị ba con
Em tìm thấy lá
Xoè tay phủ mặt Chị không nhìn

Từ thuở ấy
Em cầm chiếc lá
đi đầu non cuối bể
Gió quê vi vút gọi
Diêu Bông hời!…
…ới Diêu Bông!…

Nếu Anh Còn Trẻ

Nếu anh còn trẻ như năm ấy
Quyết đón em về sống với anh
Những khoảng chiều buồn phơ phất lại
Anh đàn em hát níu xuân xanh

Nhưng thuyền em buộc sai duyên phận
Anh luỵ đời quên bến khói sương
Năm tháng… năm cung mờ cách biệt
Bao giờ em hết nợ Tầm Dương?

Nếu có ngày mai anh trở gót
Quay về lãng đãng bến sông xa
Thì em còn đấy hay đâu mất?
Cuối xóm buồn teo một tiếng gà…

Đọc thêm 🍃 Bài Thơ Nhớ Con Sông Quê Hương [Tế Hanh] 🍃

Bên Kia Sông Đuống

Em ơi! Buồn làm chi
Anh đưa em về sông Đuống
Ngày xưa cát trắng phẳng lì

Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ
Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc
Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay

Bên kia sông Đuống
Quê hương ta lúa nếp thơm nồng
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp
Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
Ruộng ta khô
Nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn
Lưỡi dài lê sắc máu
Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang
Mẹ con đàn lợn âm dương
Chia lìa trăm ngả
Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã
Bây giờ tan tác về đâu?

Ai về bên kia sông Đuống
Cho ta gửi tấm the đen
Mấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yên
Những hội hè đình đám
Trên núi Thiên Thai
Trong chùa Bút Tháp
Giữa huyện Lang Tài
Gửi về may áo cho ai
Chuông chùa văng vẳng nay người ở đâu?
Những nàng môi cắn chỉ quết trầu
Những cụ già phơ phơ tóc trắng
Những em sột soạt quần nâu
Bây giờ đi đâu, về đâu?

Ai về bên kia sông Đuống
Có nhớ từng khuôn mặt búp sen
Những cô hàng xén răng đen
Cười như mùa thu toả nắng
người đua chen
người giăng tơ nghẽn lối
Những nàng dệt sợi
Đi bán lụa mầu
Những người thợ nhuộm
Đồng Tỉnh, Huê Cầu
Bây giờ đi đâu, về đâu?

Bên kia sông Đuống
Mẹ già nua còm cõi gánh hàng rong
Dăm miếng cau khô
Mấy lọ phẩm hồng
Vài thếp giấy đầm hoen sương sớm
Chợt lũ quỷ mắt xanh trừng trợn
Khua giầy đinh đạp gẫy quán gầy teo
Xì xồ cướp bóc
Tan phiên chợ nghèo
Lá đa lác đác trước lều
Vài ba vết máu loang chiều mùa đông

Chưa bán được một đồng
Mẹ già lại quẩy gánh hàng rong
Bước cao thấp trên bờ tre hun hút
Có con cò trắng bay vùn vụt
Lướt ngang dòng sông Đuống về đâu?
Mẹ ta lòng đói dạ sầu
Đường trơn mưa lạnh mái đầu bạc phơ

Bên kia sông Đuống
Ta có đàn con thơ
Ngày tranh nhau một bát cháo ngô
Đêm líu ríu chui gầm giường tránh đạn
Lấy mẹt quây tròn
Tưởng làm tổ ấm
Trong giấc thơ ngây tiếng súng dồn tựa sấm
Ú ớ cơn mê
Thon thót giật mình
Bóng giặc dày vò những nét môi xinh

Đã có đất này chép tội
Chúng ta không biết nguôi hờn
Đêm buông xuống dòng sông Đuống
Con là ai? – Con ở đâu về?
Hé một cánh liếp

Con vào đây bốn phía tường che
Lửa đèn leo lét soi tình mẹ
Khuôn mặt bừng lên như dựng giăng
Ngậm ngùi tóc trắng đang thầm kể
Những chuyện muôn đời khôn nói năng

Đêm buông sâu xuống dòng sông Đuống
Ta mài lưỡi cuốc
Ta uốn lưỡi liềm
Ta vót gậy nhọn
Ta rũa mác dài
Ta xây thành kháng chiến ngày mai
Lao xao hàng cây bụi chuối
Im lìm miếu đổ chùa hoang
Chập chờn đom đóm bay ngang
Báo tin khủng khiếp
Cho giặc kinh hoàng
Từng từng tiếng súng vang vang
Trong đêm khuya thoảng cung đàn tự do
Thuyền ai thấp thoáng bến Hồ
Xoá cho ta hết những giờ thảm thương

Đêm đi sâu quá lòng sông Đuống
Bộ đội bên sông đã trở về
Con bắt đầu xuất kích
Trại giặc bắt đầu run trong sương
Dao loé giữa chợ
Gậy lùa cuối thôn
Lúa chín vàng hoe giặc mất hồn
Ăn không ngon
Ngủ không yên
Đứng không vững
Chúng mày phát điên
Quay cuồng như xéo lên đống lửa
Mà cánh đồng ta càng chan chứa
Bao nhiêu nắng đẹp mùa xuân
Gió đưa tiếng hát về gần
Thợ cấy đánh giặc, dân quân cày bừa
Tiếng bà ru cháu xế trưa
Chang chang nắng hạ võng đưa rầu rầu
“À ơi… cha con chết trận từ lâu
Con càng khôn lớn càng sâu mối thù”
Tiếng em cắt cỏ trại tù
Căm căm gió rét mịt mù mưa bay
“Thân ta hoen ố vì mày
Hờn ta cùng với đất này dài lâu…”

Em ơi, đừng hát nữa lòng anh đau
Mẹ ơi, đừng khóc nữa dạ con sầu
Cánh đồng im phăng phắc
Để con đi giết giặc
Lấy máu nó rửa thù này
Lấy súng nó cầm trong tay
Mỗi đêm một lần mở hội
Trong lòng con chim múa hoa cười

Vì nắng sắp lên rồi
Chân trời đã tỏ
Sông Đuống cuồn cuộn trôi
Để nó cuốn phăng ra bể
Bao nhiêu đồn giặc tơi bời
Bao nhiêu nước mắt
Bao nhiêu mồ hôi
Bao nhiêu bóng tối
Bao nhiêu nỗi đời

Bao giờ về bên kia sông Đuống
Anh lại tìm em
Em mặc yếm thắm
Em thắt lụa hồng
Em đi trẩy hội non sông
Cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh.

Ánh Sao Sa

Ngôi sao lấp ló phương trời
Một tia bay lạc bỗng ngời một đêm
Vừa sa xa nhớ xa quên
Một giây tinh thể còn nguyên phận mình
Càng sa càng hoá anh linh
Nhẹ rơi giải đáp phương trình tối đen
Như trinh bạch nõn nà đêm
Như thon một cánh tay mềm nâng say
Tròn lăn hạt ngọc sum vầy
Sao xanh anh vớt đêm gầy đơm hoa

Cung cấp các thông tin thú vị về 🔰 Thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường 🔰

Bình Yên

Anh ở ngoài mặt trận
Sừng sững đồi cao
Mặt rọi nền trời đặc khói
Máy bay giặc vo vo
Úp xuống đầu anh đang bốc lửa

Em ơi đừng sợ
Anh thu cái chết tới đây
Cho em sống trọn một ngày
Trời của em xanh màu bình yên
Chiều nay em nhé đừng quên
Ra ngõ hoài hong tóc

Trời để em bay lên
Với tiếng em chợt khóc
Yêu em anh sống như mặt giời

Dù xác anh tàn rơi
Mặt giời còn chiếu mãi
Trong lòng người thứ hai
Sẽ yêu em ngày mai

Giữ Lấy Tuổi Trẻ

Em viết thư cho anh
Trong làng còn lửa đỏ
Tay viết, lòng càng nhớ
Thày, giặc giết năm kia
Tiếng súng bờ sông khuya
Đến nay còn xé ruột
Thù, chưa nguôi chuyện trước
Giặc sắp chết càng hung
Vừa qua, nó đi lùng
Bắt chị em làm lính
Anh có nhớ chị Tính
Tuổi đương độ trăng tròn
Nó lôi tuột lên đồn
Tiêm thuốc cho mất đẻ
Người hiền lành, đẹp khoẻ
Nay ngơ ngác ủ ê
Nhà giam khóa bốn bề
Suốt đêm chị gào thét
Anh có nhớ chị Nguyệt
Hai má lúm đồng tiền
Sắp sửa đi ở riêng
Giặc bắt đem lên quận
Nó hút máu năm bận
Cứu mấy thằng võ quan
Chị lê lết về làng
Mặt xanh như tàu lá
Hiện giờ đang ốm lả
trong tay bà mẹ lòa
Em đến thăm chiều qua
Thấy khó lòng sống được.

Anh có nhớ chị Tước
Thường đánh khăng ngoài đồng
Năm ngoái mới lấy chồng
Nay đến kỳ ở cữ
Giặc bắt chị giữa chợ
Tiêm thuốc cho trụy thai
Rồi đem làm thú vui
cho bọn quỷ khốn nạn
Bắt chị cắt tóc ngắn
Mặc quần áo “khinh quân”
Lôi chị ra giữa sân
Bắt tập bò, tập bắn
Cả mười mấy chị em
Giặc đọa đầy như thế
Cho tuyệt đường sinh đẻ
Nhìn ống thuốc dã man
Nghĩ đến nước đến làng
Đến giống nòi chồng vợ
Hờn căm nghẹn ứ cổ
Nhổ vào mặt kẻ thù
Các chị đều hét to

Tao không đi lính ngụy !
Em thương xót các chị
Như dân làng thương em
Giặc dã man đê hèn
Em kể sao cho hết
Âm mưu giặc rãy chết
Phá xương thịt chúng ta
Diệt con cháu chúng ta
Từ khi còn trong trứng
Vầng đông trời đã hửng
Em hai mươi tuổi tròn
Như lúa lên đòng non
Như hoa cau trước ngõ
Máu em thịt anh đó,
Tóc em xương anh đây
Là của mẹ của thày
Là của làng của nước
Em đặt chông ngõ trước
Em gài mìn lối sau
Với chị em hẹn nhau
Giữ vẹn tròn tuổi trẻ
Mai sau đàn cháu bé
Nhất định sẽ ra đời
Chúng nó sẽ reo cười
khắp quê hương xanh tốt
Nửa đêm em đứng gác
Đồng xa gió giạt giào
Trời khuya lóng lánh sao
Em thấy anh bên cạnh
Cầm súng thép óng ánh
Bóng vươn dài lũy tre
Em với anh hẹn thề
Giữ tuổi xanh anh nhé
Em thấy bóng các chị
Dù bị giặc dày vò
Đôi mắt còn mở to
Nhìn trời sao sáng mãi
Tuổi trẻ quyết giằng lại
Chặt tay lũ súc sinh
Trong ấy bùng đấu tranh
Ngoài này súng lên đạn
Thư em viết không cạn
Lòng căm giận tràn đầy
Anh xuất trận đêm nay
Bao quân thù gục xuống.

Hứa

Anh hứa rất nhiều
Anh cho em tất cả trời mây trái đất

Bệnh em cần một giọt nước mắt
Anh vội vàng đi hái thuốc tiên
Lên rừng xuống biển
Mặt lo toan nắng võ ưu phiền
Bơ phờ tóc héo

Vì yêu em
Hay vì chưa biết yêu em

Lời Của Đá

Người ơi đừng đập tan
Tôi có quyền được sống
Để khắc sâu không gian
Bằng ngày đêm lạnh nóng
Để ghi chép thời gian
Bằng mưa tan nắng đọng
Chỉ một màu rêu xanh
Biết vua Trần ngồi đó
Một đường vân vòng quanh
Biết Ức Trai oan khổ
Biển cồn anh hẳn nhớ
Tiếng nước nguồn Hải Vân
Nói những lời đá vỡ
Phận trắng chiều Ngọc Hân

Vẫn những lời của đá
Vạng vọng ngàn xưa sau
Giọt lệ tám vua Lý
Kết ngọc còn kêu đau

Mới

Đôi vợ chồng mới cưới đêm qua
Sớm dậy giặc bổ vây
Đạn réo đầu nhà
Đôi lứa xuống hầm bí mật
Tiếng cuốc bổ miệng hầm bần bật
Như quỷ nhập tràng
Nậy nắp áo quan
Dựng người còn sống

Một mũi kim luồn nhanh qua xương sống
Yêu nhau phải chết cùng nhau
Người vợ lắc đầu
Yêu nhau phải sống

Hầm bật nắp, vợ lao lên
Một cơn gió lốc
Lựu đạn nổ, giặc vài tên lăn lóc
Còn, xô nhau theo mớ tóc đen
Một tràng tiểu liên
Im lặng

Nép xó hầm người chồng nghe vẳng
Lời đầu tiên rủ rỉ đêm qua

Mấy năm sau
Người chồng đi lấy vợ
Yêu nhau thực thà
Chợt một hôm nghe thoáng lời ca
Ngày cũ
Quay nhìn vợ trẻ hiền như cánh hoa

Anh nói như người say
“Một suối máu nở thành em hôm nay
Yêu em sao cho vừa
Với tình cao cả ngày xưa?”
Anh càng nói càng ngả đầu lơ mơ
Trên vai mềm vợ mới

Người sống nói nhiều
Người chết không nói nữa

Từ nơi vô cùng
Chỉ gật đầu cười nụ
Nghe tiếng đời thao thao lý sự
Trên nắm xương gửi lại đã tan dần

Đón đọc các bài ❤️️ Thơ Xuân Quỳnh ❤️️ nổi tiếng

Những Đánh Giá, Nhận Định Về Hoàng Cầm

Đón đọc những đánh giá, nhận định về Hoàng Cầm để có thể hiểu hơn về phong cách thơ của tác giả nhé.

  • Nhà văn Phạm Thị Hoài nhận định: “Hoàng Cầm quả thật là một trong số không nhiều lắm những người lập được cho mình một vương quốc thơ riêng, với nền móng, bản sắc và các nghi thức không thể trộn lẫn”.
  • Nhạc sĩ Phạm Duy – người bạn thân một thời và đã phổ nhạc “Lá diêu bông”, “Nếu anh còn trẻ” của Hoàng Cầm đánh giá: “Hoàng Cầm xứng đáng là nhà thơ lớn nhất của thời đại chúng ta. Tôi yêu nước mình vì đọc thơ Hoàng Cầm”.
  • Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo tôn Hoàng Cầm là “ông hoàng thơ tình”. Lại có những người mê thơ Hoàng Cầm viết về mẹ, về chị, về tình yêu thì tôn ông là “Thi sĩ theo dòng mẫu hệ”.
  • Nhà thơ Nguyễn Thuỵ Kha cũng đã nhiều năm gắn bó, nghiên cứu, làm phim tài liệu về Hoàng Cầm, khẳng định, Hoàng Cầm là một thi sĩ đích thực không chỉ trong thơ ca: “Không những là thi sĩ trong thơ ca, trong đời sống ông cũng sống đúng như một thi sĩ. Từ những ứng xử nhỏ nhất như cầm một ly rượu lên uống hay nói chuyện với bạn bè đều lan tỏa một tinh thần thi sĩ, mà ông không cố tình, điều đó rất tự nhiên. Và tôi nghĩ đúng trời sinh ra ông để làm thơ”.
  • Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khẳng định: “Hoàng Cầm là thi sĩ đặc biệt trong một lịch sử đặc biệt. Những lớp bụi thời gian phủ lên những giá trị đích thực của những tác giả như Hoàng Cầm sẽ được gạt ra để hiển lộ những vẻ đẹp đích thực; người viết, người đọc tin rằng mọi giá trị đích thực của thơ ca sẽ toả sáng; cho chúng ta niềm tin trong sáng tạo nghệ thuật. Tôi đối với Hoàng Cầm không gọi nhà thơ mà gọi là thi sĩ, mặc dù nghĩa hai từ không khác nhau, vì tôi cảm giác trong đời sống cũng như trong thi ca, kể cả những lúc khó khăn nhất, thách thức nhất, Hoàng Cầm vẫn sống một đời sống thuần khiết nhất. ”

Gửi thêm cho bạn thông tin về 🍀 Thơ Trần Đăng Khoa 🍀 tuyển tập thơ hay

Viết một bình luận