Tập Đọc Con Gái Lớp 5: Nội Dung, Soạn Bài, Cảm Thụ, Giáo Án

Tập Đọc Con Gái Lớp 5: Nội Dung, Soạn Bài, Cảm Thụ, Giáo Án. Tham Khảo Hướng Dẫn Tập Đọc, Ý Nghĩa, Bố Cục, Đọc Hiểu Chi Tiết Nhất.

Giới Thiệu Bài Đọc Con Gái Lớp 5

“Con Gái” là một bài tập đọc trong chương trình Tiếng Việt lớp 5, thuộc bộ sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống. Bài học này kể về cô bé Mơ và những trải nghiệm của em trong gia đình và xã hội, qua đó phê phán tư tưởng lạc hậu “trọng nam khinh nữ” và khen ngợi sự chăm chỉ, dũng cảm của Mơ.

Nội dung chính của bài học:

  • Mơ là một cô bé chăm chỉ và giỏi giang. Khi mẹ sinh em bé gái, cả nhà có vẻ không vui vì tư tưởng coi trọng con trai hơn con gái. Tuy nhiên, Mơ đã chứng tỏ mình không thua kém gì các bạn trai: em học giỏi, biết làm việc nhà và dũng cảm cứu bạn bị đuối nước.

Giá trị nội dung:

  • Phê phán tư tưởng lạc hậu: Bài học lên án tư tưởng “trọng nam khinh nữ” và khẳng định rằng con gái cũng có thể giỏi giang và đáng tự hào.
  • Khen ngợi sự chăm chỉ và dũng cảm: Mơ là hình mẫu của một cô bé chăm chỉ, biết làm việc nhà và dũng cảm cứu bạn, làm thay đổi quan niệm chưa đúng của bố mẹ em về việc sinh con gái.

Giá trị nghệ thuật:

  • Ngôn ngữ: Ngôn ngữ trong bài văn giản dị, gần gũi, phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 5.
  • Miêu tả tâm lý: Tác giả đã khéo léo miêu tả tâm lý nhân vật, tạo nên sự chân thực và sâu sắc.

Bài học này không chỉ giúp học sinh rèn luyện kỹ năng đọc hiểu mà còn giáo dục các em về sự bình đẳng giới và giá trị của mỗi cá nhân trong gia đình và xã hội.

Nội dung tập đọc lớp 5 Con Gái

Bài đọc Con gái được tìm hiểu tại trang 112 SGK Tiếng Việt 5 tập 2. Ngay sau đây là nội dung bài đọc Con gái lớp 5.

Con gái

Mẹ sắp sinh em bé. Cả nhà mong, Mơ háo hức. Thế rồi mẹ sinh một em gái. Dì Hạnh bảo: “Lại một vịt trời nữa”. Cả bố và mẹ đều có vẻ buồn buồn.

Đêm, Mơ trằn trọc không ngủ. Em không hiểu tại sao mọi người lại có vẻ không vui lắm khi mẹ sinh em gái. Mơ thì kém gì con trai nhỉ? Ở lớp, em luôn là học sinh giỏi. Tan học, các bạn trai còn mải đá bóng thì Mơ đã về cặm cụi tưới rau rồi chẻ củi, nấu cơm giúp mẹ. Thế mà đám con trai còn dám trêu Mơ. Các bạn nói rằng con gái chẳng được tích sự gì. Tức ghê!

Mẹ phải nghỉ ở nhà, bố đi công tác xa, Mơ làm hết mọi việc trong nhà giúp mẹ. Tối, mẹ ôm Mơ vào lòng thủ thỉ: “Đừng vất vả thế, để sức mà lo học, con ạ!” Mơ nép vào ngực mẹ, thì thào: “Mẹ ơi, con sẽ cố gắng thay một đứa con trai trong nhà, mẹ nhé!” Mẹ ôm chặt Mơ, trào nước mắt.

Chiều nay, thằng Hoan học lớp 3C mải đuổi theo con cào cào, trượt chân sa xuống ngòi nước. Nó cứ chới với, chới với. Mơ vội vàng lao xuống. Cả hai đứa ngụp lên, ngụp xuống, uống cơ man là nước. May mà mọi người đến kịp. Thật hú vía!

Tối đó, bố về. Bố ôm Mơ chặt đến ngộp thở. Cả bố và mẹ đều rơm rớm nước mắt. Chỉ có em bé nằm trong nôi là cười rất tươi. Chắc là em khen chị Mơ giỏi đấy. Dì Hạnh nói giọng đầy tự hào: “Biết cháu tôi chưa? Con gái như nó thì một trăm đứa con trai cũng không bằng”.

Theo ĐỖ THỊ THU HIÊN

Chú thích:

  • Vịt trời: Cách gọi con gái với ý xem thường, cho rằng con gái lớn lên sẽ đi lấy chồng, bố mẹ không nhờ vả được gì
  • Cơ man (là): Rất nhiều

Chia sẻ cho bạn đọc 🍀 Kể Chuyện Lớp Trưởng Lớp Tôi 🍀 Nội Dung Truyện, Ý Nghĩa, Tóm Tắt

Giới Thiệu Bài Con Gái

Cùng tham khảo thông tin giới thiệu bài Con gái.

  • Bài đọc Con gái được viết bởi tác giả Đỗ Thị Thu Hiền
  • Bài đọc nói về gia đình Mơ. Mẹ Mơ sinh em bé gái, cả nhà có vẻ không vui. Tâm lí coi trọng con trai, xem thường con gái đã có từ lâu. Mơ đã chứng tỏ mình rất giỏi: bạn học giỏi, biết làm việc nhà, chăm chỉ, còn dũng cảm cứu bạn bị đuối nước. Những việc làm của bạn khiến người lớn phải suy nghĩ lại.

Bố Cục Bài Đọc Con Gái

Bố cục bài đọc Con gái gồm 5 phần chính:

  • Phần 1: Từ đầu đến “có vẻ buồn buồn”
  • Phần 2: Tiếp theo đến “Tức ghê!”
  • Phần 3: Tiếp theo đến “trào nước mắt.”
  • Phần 4: Tiếp theo đến “Thật hú vía!”
  • Phần 5: Còn lại

Có thể bạn sẽ quan tâm bài 🌻 Một Vụ Đắm Tàu 🌻 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ

Hướng Dẫn Tập Đọc Con Gái

Đừng bỏ qua hướng dẫn tập đọc Con gái.

  • Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng kể thủ thỉ, tâm tình
  • Đọc phù hợp với cách kể sự việc theo cách nhìn, cách nghĩ của cô bé Mơ.

Ý Nghĩa Bài Con Gái

Bật mí cho bạn đọc ý nghĩa bài tập đọc Con gái:

  • Phê phán quan niệm lạc hậu “Trọng nam khinh nữ”.
  • Khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn, làm thay đổi cách hiểu chưa đúng của cha mẹ em về việc sinh con gái.

Xem thêm về bài viết 🌿 Đất Nước 🌿 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ Bài Thơ

Đọc Hiểu Tác Phẩm Con Gái

Cùng xem thêm phần đọc hiểu tác phẩm Con gái.

👉Câu 1. Câu nói nào của dì Hạnh thể hiện thái độ không coi trọng con gái khi mẹ Mơ sinh em bé?

A. Con gái chẳng được tích sự gì.

B. Biết cháu tôi chưa? Con gái như nó thì một trăm đứa con trai cũng không bằng

C. Con gái như vịt trời.

D. Lại một vịt trời nữa.

👉Câu 2. Câu ca dao nào sau đây thể hiện đúng nội dung của câu chuyện trên?

A. Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

B. Trai mà chi, gái mà chi/ Sinh con có nghĩa có nghì là hơn.

C. Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng.

D. Anh em như thể tay chân/ Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.

👉Câu 3. Sự kiện nào khiến những người thân của Mơ thay đổi quan niệm về con gái?

A. bố đi công tác xa

B. Mơ cứu em Hoan

C. mẹ sinh em gái

D. bọn con trai trêu Mơ

👉Câu 4. Qua câu chuyện trên, em thấy người con gái như bạn Mơ có những phẩm chất gì?

A. chăm học, chăm làm, dũng cảm

B. công bằng, công minh

C. biết phân biệt tốt xấu, phải trái, đúng sai

D. tất cả các ý trên

👉Câu 5. Em nhận xét gì về thái độ xem thường con gái của mọi người ở làng quê Mơ?

A. đó là thái độ đúng đắn

B. đó là thái độ nên có và cần thiết phải có

C. đó là thái độ bất công, vô lí

D. đó là thái độ chính đáng

👉👉Đáp án:

Câu12345
Đáp ánDBBDC

Có thể bạn sẽ cần đến bài 🌼 Tranh Làng Hồ 🌼 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ

Soạn Bài Con Gái Lớp 5

Ngay sau đây là nội dung soạn bài tập đọc Con gái lớp 5.

👉Câu 1 (trang 113 SGK Tiếng Việt 5 tập 2)

Những chi tiết nào trong bài cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái?

Trả lời:

Những chi tiết trong bài cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái đó là:

  • Dì Hạnh nói “lại một vịt trời nữa” khi biết mẹ Mơ sinh một bé gái
  • Sau khi mẹ sinh, cả bố và mẹ Mơ đều có vẻ buồn buồn

👉Câu 2 (trang 113 SGK Tiếng Việt 5 tập 2)

Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai?

Trả lời:

Những chi tiết chứng tỏ Mơ không thua kém gì các bạn trai là:

  • Ở lớp, Mơ luôn là học sinh giỏi
  • Tan học, trong khi các bạn nam khác còn mải chơi thì Mơ đã về nhà cặm cụi tưới rau, chẻ củi, nấu cơm giúp mẹ.
  • Bố đi công tác, mẹ mới sinh em bé, Mơ giúp mẹ làm hết mọi việc trong nhà
  • Mơ dũng cảm lao xuống ngòi nước để cứu em Hoan

👉Câu 3 (trang 113 SGK Tiếng Việt 5 tập 2)

Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân của Mơ có thay đổi quan niệm về “con gái” không? Những chi tiết nào cho thấy điều đó?

Trả lời:

Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân của Mơ đã thay đổi quan niệm về “con gái”. Những chi tiết trong bài cho thấy những người thân của Mơ đã thay đổi quan niệm về “con gái”:

  • Bố ôm mơ chặt đến ngợp thở
  • Cả bố và mẹ đều rơm rớm nước mắt
  • Dì Hạnh nói giọng đầy tự hào: “Biết cháu tôi chưa? Con gái như nó thì một trăm đứa con trai cũng không bằng”

👉Câu 4 (trang 113 SGK Tiếng Việt 5 tập 2)

Đọc câu chuyện này em có suy nghĩ gì?

Trả lời:

Đọc câu chuyện này em có suy nghĩ

  • Bạn Mơ là một cô gái vừa chăm ngoan, học giỏi lại biết nghe lời bố mẹ và sống rất tình cảm
  • Qua chuyện của Mơ thấy được xem thường con gái là chuyện rất vô lí, bất công và lạc hậu
  • Sinh con là trai hay gái không quan trọng, quan trọng là phải nuôi dạy con thành người có ích cho xã hội

Chia sẻ cho bạn đọc 🌱 Hội Thổi Cơm Thi Ở Đồng Vân 🌱 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ

Giáo Án Con Gái Lớp 5

Có thể bạn sẽ cần nội dung giáo án tập đọc Con gái lớp 5.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

– Đọc diễn cảm được toàn bộ bài văn.

–  Nghe- ghi được nội dung chính Phê phán quan niệm trọng nam, khinh nữ; khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn.

(Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

Điều chỉnh theo cv 405:

– Đặt mình vào vai Mơ nêu suy nghĩ về quan niệm một số người coi trọng con trai hơn con gái.

2. Năng lực: 

– Năng lực chung: – Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

– Năng lực đặc thù: – Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

3. Phẩm chất: Tôn trọng phụ nữ.  

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 

1. Đồ dùng     

– GV: SGK, bảng phụ…

– HS : SGK

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

– Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm,…

– Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 

Hoạt động của thầyHoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
– Cho HS chơi trò chơi “Hộp quà bí mật” đọc lại 1 đoạn trong bài tập đọc “Một vụ đắm tàu” và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa. 

– GV nhận xét

– Giới thiệu bài

– Ghi bảng  
– HS chơi trò chơi

– HS nghe

– HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mớia. Hoạt động luyện đọc: (12phút)

* Mục tiêu: 

– Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.

– Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.                   

– Đọc đúng các từ  khó trong bài* Cách tiến hành:
– Gọi HS đọc toàn bài

– HS chia đoạn

– Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm, sau đó báo cáo

– Cho HS luyện đọc theo cặp

– HS đọc cả bài

– GV đọc diễn cảm toàn bài
– 1 HS khá đọc to, lớp theo dõi

– HS chia đoạn: 5 đoạn (Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn)

– HS nối tiếp nhau đọc bài lần 1, kết hợp luyện đọc từ khó.

– HS  nối tiếp nhau đọc bài lần 2, kết hợp giải nghĩa từ, luyện đọc câu khó.

– Học sinh luyện đọc theo cặp.

– 1  HS đọc cả bài

– HS theo dõi
b. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)

* Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa: Phê phán quan niệm trọng nam, khinh nữ; khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK). 

* Cách tiến hành:
– Cho HS thảo luận nhóm theo câu hỏi rồi chia sẻ trước lớp: 

1. Những chi tiết nào trong bài cho ta thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái?

2. Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai?

3.Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân của Mơ thay đổi quan niệm về “Con gái” không?

– Những chi tiết nào chứng tỏ điều đó?

4. Đọc câu chuyện này, em có suy nghĩ gì?

– Giáo viên tóm tắt ý chính.
– Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động

+ Câu nói của gì Hạnh “Lại một con vịt nữa”. Cả bố và mẹ đều có vẻ buồn buồn.

+ Ở lớp Mơ luôn là học sinh giỏi, … Mơ dũng cảm lao xuống ngòi nước để cứu Hoan.

+ Những người thân của Mơ đã thay đổi quan niệm về con gái. 

+ Các chi tiết thể hiện: Bố ôm Mơ chặt đến ngợp thở, cả bố, mẹ đều rớm rớm nước mắt thương Mơ.

+ Bạn Mơ là con gái nhưng rất giỏi giang, vừa chăm học, chăm làm, thương yêu, hiếu thảo với mẹ cha, lại dũng cảm xả thân cứu người. Bạn Mơ được cha mẹ, mọi người yêu quý, cảm phục.

– Học sinh đọc lại.
3. Hoạt động luyện đọc diễn cảm:(8 phút)

* Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài văn

* Cách tiến hành:
– Qua tìm hiểu nội dung, hãy cho biết : Để đọc diễn cảm bài đọc này ta cần đọc với giọng như thế nào?

– GV lưu ý thêm.

– Y/c một tốp HS đọc nối tiếp cả bài.

– GV hướng dẫn cách đọc mẫu diễn cảm đoạn 1, 2.

– Gọi 1 vài HS đọc trước lớp, GV sửa luôn cách đọc cho HS.

– Gọi HS thi đọc diễn cảm trước lớp: GV gọi đại diện mỗi nhóm một em lên thi đọc.

– GV nhận xét, tuyên dương HS.
– HS nêu cách đọc của từng đoạn.

– 3 HS đọc nối tiếp cả bài.

– HS nhận xét cách đọc cho nhau.

– HS tự phát hiện cách ngắt nghỉ và cách nhấn giọng trong đoạn này.

– 1 vài HS đọc trước lớp,

– HS đọc diễn cảm trong nhóm.

– 3 HS thi đọc diễn cảm trước lớp:  HS đưa ra ý kiến nhận xét và bình chọn những bạn đọc tốt nhất.
4. Hoạt động vận dụng: (2 phút)
Đặt mình vào vai Mơ nêu suy nghĩ về quan niệm một số người coi trọng con trai hơn con gái.

– Nêu nội dung của bài ?  
– HS nêu:

HS nêu: Phê phán quan niệm lạc hậu ” trọng nam khinh nữ “. Khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn, làm thay đổi cách hiểu chưa đúng của cha mẹ về việc sinh con gái.

HS tự ghi nội dung bài vào vở
– Về nhà đọc lại câu chuyện này và kể lại cho mọi người cùng nghe.– HS nghe và thực hiện

Cập nhật cho bạn đọc tác phẩm 💚 Nghĩa Thầy Trò 💚 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ

2 Mẫu Cảm Thụ Bài Con Gái Hay Nhất

Chia sẻ cho các bạn 2 mẫu cảm thụ bài tập đọc Con gái hay nhất.

Cảm Thụ Bài Con Gái Tiêu Biểu – Mẫu 1

Mẩu chuyện “Con gái” khá lí thú khi nói về chuyện sinh con “một bề” và quan niệm về con trai con gái trong nếp nghĩ, nếp sông của con người Việt Nam lâu nay.

Mơ rất “háo hức” vì mẹ sắp sinh em bé. Nhưng rồi mẹ đẻ một em gái. Dì Hạnh bảo: “Lại một vịt trời nữa”. Vịt trời lớn sẽ bay đi mất. Con gái lớn lên đi lấy chồng, sẽ trở thành dâu con thiên hạ, sẽ trở thành “vịt trời”. Quan niệm trọng nam khinh nữ ăn sâu vào tâm tư tình cảm của người Việt Nam đã lâu đời. Cho đến nay, vẫn còn nặng nề lắm !

Nghe dì Hạnh nói, cảm thấy “vẻ buồn buồn” của bố mẹ, đêm đêm Mơ cũng “trằn trọc không ngủ”. Tâm hồn trong sáng, ngây thơ nên Mơ “không hiểu vì sao mọi người có vẻ không vui lắm khi mẹ sinh em gái”.

Mơ là một cô bé rất ngoan, học giỏi, dễ thương. Mơ là học sinh giỏi. Tan học, bọn con trai còn mải đá bóng thì Mơ đã về nhà “cặm cụi tưới rau rồi chẻ củi, nấu ăn giúp mẹ”. Mơ có kém gì bọn con trai, thế mà chúng còn dám trêu Mơ, cho rằng “con gái chẳng được tích sự gì”. Mơ “tức ghê” là thế !

Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân của Mơ đã thay đổi quan niệm về “con gái”. Các chi tiết thể hiện điều này là bố ôm Mơ chặt đến ngợp thở, cả bố và mẹ đều xúc động rơm rớm nước mắt vì thương Mơ. Cả dì Hạnh cũng nói: “Con gái như nó thì một trăm đứa con trai cũng không bằng”. Nghĩa là dì rất tự hào về Mơ.

Cảm Thụ Bài Con Gái Đặc Sắc – Mẫu 2

Mẩu chuyện “Con gái” của Đỗ Thị Thu Hiền đã ca ngợi Mơ là một cô gái bé nhỏ, ngoan ngoãn, học giỏi, giàu tình thương và rất dũng cảm. Qua đó, tác giả khẳng định một sự thật ở đời là nhiều người con gái rất đẹp, không hề thua kém con trai. Không được coi thường con gái.

Mơ còn bé nhỏ nhưng cách nghĩ của em khác gì người lớn. Khi được mẹ ôm vào lòng thủ thỉ: “Đừng vất vả thế, để sức mình lo học con ạ” thì Mơ đã an ủi mẹ: “Mẹ ơi, con sẽ cố gắng thay một đứa con trai trong nhà, mẹ nhé !”. Câu nói ấy thể hiện lòng hiếu thảo của Mơ đối với mẹ hiền, nên đã làm cho mẹ vô cùng cảm động “ôm chặt Mơ, trào nước mắt”.

Hành động của Mơ vội vàng lao xuống ngòi nước cứu thằng Hoan học lớp 3C, mặc dầu cả hai đứa “ngụp lên, ngụp xuống, uống cơ man là nước”, may mà mọi người đến kịp, đã thể hiện tấm lòng thơm thảo, lòng dũng cảm, đức hi sinh cao cả của một bé gái nhi đồng.

Chả thế mà bố Mơ ôm chặt Mơ “đến ngợp thở”; cả bố và mẹ đều “rơm rớm nước mắt”. Bố và mẹ cảm động vì lòng thương người, tinh thần dũng cảm của Mơ. Cảm động vì thằng Hoan và Mơ đã được cứu. Chi tiết “em bé nằm trong nôi cười rất tươi” khá thú vị, “chắc là em khen chị Mơ giỏi đấy”.

Dì Hạnh đã từng coi hai chị em Mơ là “vịt trời”, nay trước việc làm cao cả của Mơ đã tự hào nói: “Biết cháu tôi chưa ? Con gái như nó thì một trăm đứa con trai cũng không bằng”.

Đọc câu chuyện này, em suy nghĩ sinh con là trai hay gái không quan trọng. Điều quan trọng là người con đó phải ngoan ngoãn, hiếu thảo làm vui lòng cha mẹ.

Viết một bình luận