Thơ Hữu Thỉnh [Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay]

Thơ Hữu Thỉnh ❤️️ Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay ✅ Tổng Hợp Thông Tin Về Tiểu Sử Cuộc Đời, Sự Nghiệp Làm Thơ Của Hữu Thỉnh.

Tiểu Sử Cuộc Đời Tác Giả Hữu Thỉnh

Hữu Thỉnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ của đất nước. Thơ ca của ông luôn đi liền với những giai đoạn kháng chiến. Để hiểu hơn về tác giả Hữu Thỉnh thì bạn có thể tham khảo tiểu sử dưới đây.

  • Hữu Thỉnh sinh ngày 15/2/1942 tại Phú Vinh, Duy Phiên, Tam Đảo (Tam Dương), Vĩnh Phúc. Tên thật là Nguyễn Hữu Thỉnh, bút danh là Vũ Hữu.
  • Ông sinh ra trong một gia đình nông dân có truyền thống Nho học nhưng ông đã trải qua tuổi thơ ấu không dễ dàng: ở 6 năm với bác ruột, 10 tuổi phải đi phu, làm đủ mọi thứ lao dịch cho các đồn binh Pháp: Vân Tập, chợ Vàng, Thứa, Thanh Vân.
  • Từ sau hòa bình lập lại, vào năm 1954, ông mới được đến trường.
  • Năm 1963 ông nhập ngũ rồi trở thành cán bộ tuyên huấn trong quân đội và bắt đầu sáng tác thơ.
  • Sau 1975, Hữu Thỉnh học trường Viết văn Nguyễn Du và là một trong số những học sinh khóa đầu tiên của trường.
  • Từ 1982, ông lần lượt đảm nhiệm các chức vụ cán bộ biên tập, Trưởng ban Thơ, Phó Tổng Biên tập của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.
  • Từ 1990 đến nay, Hữu Thỉnh chuyển sang công tác tại Hội Nhà văn Việt Nam, trở thành Tổng Biên tập Tuần báo Văn nghệ, tham gia Ban chấp hành Hội Nhà văn các khoá 3, 4, 5, Ủy viên Ban Thư ký khoá 3.
  • Ông là Đại biểu Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (khoá X)
  • Năm 2000 ông là Tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam.

Sưu tầm chùm 🌱Thơ Bích Khê 🌱 Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay

Sự Nghiệp Sáng Tác Nhà Thơ Hữu Thỉnh

Tổng quan về sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Hữu Thỉnh ngay sau đây.

  • Hữu Thỉnh xuất thân từ phong trào văn nghệ quần chúng rồi trưởng thành và trở thành một nhà thơ;
  • Ông bén duyên với sự nghiệp viết văn từ khá sớm, khi còn học lớp 8 ông đã soạn kịch và đi diễn kịch. Khi đi bộ đội Hữu Thỉnh làm Đội trưởng Đội tuyên văn kiêm Tổng biên tập báo (thuộc binh chúng) tăng thiết giáp.
  • Ngay sau Giải thưởng thơ Báo Văn nghệ, Hữu Thỉnh được về dự một trại sáng tác tại Hà Nội, và Hữu Thỉnh bắt đầu khởi thảo trường ca Đường tới thành phố, một tác phẩm quan trọng bậc nhất của đời thơ, cũng là một tác phẩm hay của nền thơ Việt Nam hiện đại.
  • Tác phẩm chính: “Thương lượng với thời gian”, “Sang thu”, “Âm vang chiến hào”, “Đường tới thành phố”, “Tiếng hát trong rừng”,…
  • Sang thu là một trong những bài thơ làm nên tên tuổi của Hữu Thỉnh. Có lẽ, khoảnh khắc giao mùa là thời khắc đẹp đẽ nhất, bởi lẽ nó gieo vào lòng người những rung động nhẹ nhàng. Sang thu là một bài thơ với những rung động man mác bâng khuâng của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời. Hình ảnh thơ đẹp, ngôn từ rất tinh tế cùng với giọng thơ nhẹ nhàng đã tạo nên một “Sang thu” ý nghĩa.

Giải thưởng:

  • Giải A, cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1975 – 1976 bài Chuyến đò đêm giáp ranh, Trường ca Sức bền của đất.
  • Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1980 với Trường ca Đường tới thành phố.
  • Giải thưởng Bộ Đại học, trung học chuyên nghiệp và Trung ương Đoàn (1991)
  • Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1995 với tập thơ Thư mùa đông
  • Giải xuất sắc Bộ Quốc phòng năm 1994 với Trường ca biển
  • Giải thưởng Văn học ASEAN, 1999.
  • Giải thưởng Nhà nước về Văn học đợt I, 2001
  • Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học Nghệ thuật năm 2012

Phong Cách Thơ Hữu Thỉnh

Cùng Thohay.vn tìm hiểu thêm về phong cách sáng tác thơ của tác giả Hữu Thỉnh nhé!

  • Hữu Thỉnh là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Ông là một người dày dặn kinh nghiệm, viết hay về những con người, cuộc sống ở làng quê, về mùa thu.
  • Ông là thơ viết nhiều, viết hay về những con người, cuộc sống ở nông thôn, về mùa thu. Nhiều vần thơ thu của ông mang cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo đang chuyển biến nhẹ nhàng. Ngôn từ giàu tính tượng hình, thơ của ông tuy giản dị nhưng lại vô cùng tinh tế và không kém phần sâu sắc.

Gửi đến bạn tuyển tập ❤️️Thơ Trịnh Công Sơn ❤️️ Đầy đủ nhất

Tuyển Tập Các Tác Phẩm Của Nhà Thơ Hữu Thỉnh

Mời bạn đón đọc tuyển tập các tác phẩm của nhà thơ Hữu Thỉnh.

Tuyển Tập Thơ

*Tiếng hát trong rừng

  • Bầu trời trên giàn mướp
  • Câu cá bên bờ sông Sêpôn
  • Chiều sông Thương
  • Chợ chim
  • Chuyến đò đêm giáp ranh
  • Đêm chuẩn bị
  • Đi trong mây
  • Giấc ngủ trên đường ra trận
  • Gửi từ đảo nhỏ
  • Mùa hạ đi đâu
  • Mùa xuân đi đón
  • Ngôi nhà của mẹ
  • Những tiếng chim xuân
  • Ông
  • Qua sông
  • Sang thu
  • Sau trận đánh
  • Tắm mưa
  • Tiếng hát trong rừng
  • Tôi đi bào ngư
  • Trở lại mùa xuân
  • Ý nghĩ không vần

*Đường tới thành phố (1979)

+Chương 1: Ngọn lửa chiến trường

  • Những người mới đến
  • Trước mặt là Tổ quốc
  • Xuân 1975
  • Trường Sơn, trong vườn

+Chương 2: Tư lệnh

  • Một lần lỡ hẹn
  • Thứ hoa đẹp nhất
  • Câu chuyện trong hầm
  • Văn xuôi một người lính
  • Thơ của Chính uỷ sư đoàn

+Chương 3: Điệp khúc những cây cầu

  • Khúc dạo
  • Khúc 1: Bàn đạp
  • Đất ru
  • Khúc 2: Cửa mở
  • Đất ru
  • Khúc 3: Thần tốc
  • Đất ru

+Chương 4: Tờ lịch cuối cùng

  • Tờ lịch cuối cùng

+Chương 5: Tự do

  • Tự do
  • Hồi âm

*Thư mùa đông (1994)

  • Ấm lạnh
  • Bình yên
  • Buổi sáng thức dậy
  • Chạm cốc với Xa-in
  • Chăn-đa em ơi
  • Chiếc vó bè
  • Cuối năm
  • Đi dưới cây
  • Em
  • Em còn nhớ chăng
  • Hạnh phúc (I)
  • Hỏi
  • Im lặng
  • Lời thưa
  • Một ngày
  • Mưa đá
  • Mười hai câu
  • Nghe tiếng cuốc kêu
  • Người ấy
  • Những kẻ chặt cây
  • Phan Thiết có anh tôi
  • Qua cầu Tràng Hương
  • Tạm biệt Sầm Sơn
  • Tám câu
  • Tạp cảm
  • Thành phố bạn bè
  • Thảo nguyên
  • Thơ dưới mái hiên
  • Thơ viết ở biển
  • Thư mùa đông
  • Tìm người
  • Tôi bước vào thành phố
  • Trông ra bờ ruộng
  • Trước tượng Bay-on
  • Tự thú
  • Vu vơ

*Trường ca biển (1994)

+Chương 1: Đối thoại biển

  • Đối thoại biển
  • Lời sóng

+Chương 2: Cát

  • Cát
  • Lời sóng

+Chương 3: Tự thuật của người lính

  • Tự thuật của người lính
  • Lời sóng

+Chương 4: Đất này

  • Đất này
  • Lời sóng

+Chương 5: Hóa thạch những dòng sông

  • Hoá thạch những dòng sông
  • Lời sóng

+Chương 6: Bão biển

  • Bão biển

*Thương lượng với thời gian (2005)

+Phần 1

  • Sang thế kỷ
  • Nghẹn
  • Những người đi lại phía tôi
  • Thấy
  • Mồ hôi đón ngõ
  • Ngẫu cảm
  • Cặn lắng
  • Người làm mùa
  • Một lời
  • Bóng mát
  • Ngõ thu
  • Thời gian
  • Vô thanh
  • Năm đi
  • Vừa trong mơ cùng tôi
  • Năm tháng trên vai
  • Đất ngày thường (trích trường ca)
  • Bất chợt
  • Vườn Sô-panh
  • Một thoáng làm người
  • Thương lượng với thời gian

+Phần 2

  • Gửi bạn triền sông
  • Tháng giêng
  • Đi chợ Vĩnh Yên
  • Lời mẹ
  • Bất hạnh
  • Tiếng gà trên đảo
  • Giải thích
  • Phút giải lao của đồng chí gỡ mìn
  • Mưa thanh xuân
  • Hoa trong vườn Nguyễn Huệ
  • Gửi người bộ hành lặng lẽ
  • Cung tháng chạp
  • Tuyết trắng
  • Thi nhân
  • Thợ lặn cầu Thăng Long
  • Ngọn khói
  • Người đi mở đất
  • Mưa trên lộ 4
  • Mượn mùa thu một buổi
  • Bóng dừa
  • Thưa thầy

+Phần 3

  • Hai nhà
  • Hạnh phúc (II)
  • Sắm Tết
  • Tiễn xuân
  • Xa vắng
  • Áo ai
  • Một lần
  • Lọc
  • Nha Trang ngày em đến
  • Hoa tặng
  • Ước
  • Trái đất chẳng rộng đâu
  • Dang dở
  • Một mình

*Một số tác phẩm khác

  • Bữa cơm chiều trong dinh Độc Lập
  • Cho tôi chia
  • Sức bền của đất
  • Trên một chiếc xe tăng
  • Xứ Phật
  • Âm vang chiến hào (in chung, 1976)
  • Từ chiến hào đến thành phố (trường ca, thơ ngắn, 1985)
  • Khi bé Hoa ra đời (thơ thiếu nhi, in chung)
  • Thơ Hữu Thỉnh (thơ tuyển, 1998)
  • Hoang dại dưới trời (thơ chọn, 2010)
  • Trăng Tân Trào (2016), 8 chương
  • Ghi chú sau mây (thơ, 2020)

Văn Xuôi

  • Đường lửa mùa xuân (tập truyện ký, 1987)
  • Mưa xuân trên tháp pháo (truyện ký, 2009)
  • Lý do của hi vọng (truyện ký, 2010)
  • Bến văn và những vòng sóng (tiểu luận, phê bình, 2020)

Chia sẻ chi tiết về 🍃 Thơ Nông Quốc Chấn 🍃Tuyển tập thơ hay nhất

15 Bài Thơ Hay Nhất Của Hữu Thỉnh

Nếu bạn là một người yêu thích phong cách thơ Hữu Thỉnh thì nhất định phải xem ngay 15 bài thơ hay nhất của ông dưới đây.

Sang Thu

Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu

Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.

Xứ Phật

Thu hết mọi tiếng chuông thành một sắc áo vàng
Mây lót ổ chim gù bên kinh kệ
Hoa xứ Phật dặt dìu hương nhập thế
Người giữa đời thổn thức muốn thành sư.

Im Lặng

Qua bức tường mảnh chai
Qua cầu ao dễ ngã
Anh đi tìm
Em khuất tóc sau mây

Anh đi tìm một ngày cau ấp bẹ
Hoa ngủ mê trong lá mơ hồ
Duyên nợ chiều má đỏ dẫn anh đi
Anh đi mòn mà mảnh chai vẫn sắc.

Qua Sông

Sông xanh màu vai áo
Sóng xao nghìn bước chân
Bước sang bờ tiền phương
Giọt mồ hôi tạnh hết

Sóng từ đâu tới đâu
Lính mình chưa kịp biết
Chỉ biết sông như mình
Đi suốt đời không mệt.

Ngôi Nhà Của Mẹ

Chiếc vé tàu cũng hồi hộp như con
khi con về với mẹ

con lại ngồi vào chiếc chõng tre xưa
nơi mẹ vẫn ngồi khâu cha thường chẻ lạt
bao xa cách lấp bằng trong chốc lát
trăm cánh rừng về dưới giọt ranh thưa

xin mẹ lại cho con bắt đầu đi gánh nước
gánh bao nhiêu trong mát để dành
xin mẹ lại cho con nấu bữa cơm mà không cần giấu khói

để con được cảm ơn ngọn lửa nhà ta
ngọn lửa biết thay con tìm lời an ủi mẹ

vẫn chiếc dây phơi buộc ở đuôi kèo
vẫn ở đó giờ cao hơn với mẹ
con phơi áo nghe hai đầu dây kể
thương quá những khi mưa con trai mẹ vắng nhà

chiến tranh đi qua mẹ con mình
hàng gạch lún giữa sân cơn mưa còn đọng nước
hôm nay con trở về nhà
chiếc vó nhện trên tường cũ vô cùng thân thuộc

với một người từng chịu nỗi cách xa
họ chỉ cần đi ngược con đường đã làm nên xa cách
là có thể về với mẹ được ngay
nhưng với một người lính như con
muốn gặp mẹ phải vượt lên phía trước
phải lách qua từng bước hiểm nghèo
ở trên đó bất ngờ con gặp mẹ
như con đang gặp mẹ bây giờ

bước chân con chưa kín mảnh sân nhà
phía biên giới lại những ngày súng nổ
ngôi nhà mẹ là chiếc ga bé nhỏ
chúng con đến và đi trong suốt cuộc đời mình.

Sau Trận Đánh

Khi bản Đông thành một nấm mồ
Những hãng phương Tây đưa tin nhớn nhác:
– Chưa bao giờ những binh đoàn thiết giáp
Của đối phương lại áp đảo như đây

Sau bản Đông giải phóng vài ngày
Tôi với chiến sĩ xe tăng cầu Chaki tắm mát
Một số anh thì đuổi nhau trên cát
Một số anh thì đổ dế, hái hoa
Các anh không nói nhiều về chiến thắng những ngày qua

Chỉ mong mưa cho đồng bào gieo lúa.

Đi Trong Mây

Đi trong mây anh thấy ấm em à
Tiếng suối giục nghe khi mờ khi tỏ
Những tâm sự lúc thường nghe chẳng rõ
Đi trong mây tí tách sáng dần ra

Đi trong mây anh nghe tiếng chim
Hồn hậu quá như bàn tay em ấy
Đi trong mây tiếng bom nghe nhỏ lại
Để nhường cho tiếng gậy trập trùng vang

Những bước chân khua rộn cả không gian
Qua dốc đá vịn vai nhau mà bước
Núi tốt bụng đang ngồi xanh phía trước
Đợi đoàn anh vượt nốt đám mây này.

Tự Thú

Ta đâu có đề phòng từ phía những người yêu
Cây đổ về nơi không có vết rìu
Ôi hoa tặng, chiều nay ai dẫm nát
Mưa dập vỡ trên đường em trở gót

Người yêu thơ chết vì những đòn văn
Người say biển bị dập vùi trong sóng
Người khao khát ngã vì roi mơ mộng
Ta yêu mình tan nát bởi mình ơi.

Mùa Xuân Đi Đón

Bắt gặp đám cỏ non
Lòng thơ như trẻ con
Muốn gọi đàn bê đến
Bứt cỏ đưa nó ăn

Một thoáng vã hành quân
Hai chân phồng dộp cả
Quấn khăn vẫn còn đau
Nhiều lúc “đi bằng đầu”

Đến đây, kỳ lạ chưa
Không ai ra lệnh hết
Tất cả đều tụt dép
Ướm nhẹ lên cỏ mềm

Được màu xanh tắm gội
Lòng rân rân cả lên
Chúng tôi vui tính lắm
Những chuyện nhỏ không đâu

Cũng ồn ào bàn tán
Mà trước cỏ bây giờ
Chỉ nhìn nhau im lặng
Chỉ im lặng nhìn nhau

Mùa xuân hẳn bắt đầu
Trên quê mình lất phất
Mấp máy lúa chiêm lên
Cỏ đội bờ thả sức

Ở đây nghe rõ nhất
Bao lời quê nhắn nhe

Chiến trường đang gọi đi
Súng hành quân mải miết
Mùa xuân cho cỏ biếc
Đi đón ta dọc đường.

Trên Một Chiếc Xe Tăng

Năm anh em trên một chiếc xe tăng,
Như năm bông hoa nở cùng một cội,
Như năm ngón tay trên một bàn tay,
Ðã xung trận cả năm người như một.

Vào lính xe tăng anh trước anh sau,
Nết ăn ở người thì lạnh, nóng,
Khi đã hát hòa cùng một giọng,
Một người đau tất cả quên ăn.

Năm anh em mỗi đứa một quê,
Ðã lên xe là cùng một hướng,
Đã lên xe là chung khổ sướng,
Trước quân thù nhất loạt xông lên.

Năm anh em mang năm cái tên,
Đã lên xe không còn tên riêng nữa,
Trên tháp pháo một ngôi sao màu lửa,
Năm quả tim một nhịp đập dồn.

Một con đường đất đỏ như son,
Một màu rừng xanh bạt ngàn hy vọng,
Một ý chí bay ra đầu ngọn súng,
Một niềm tin nghiến nát mọi quân thù

Một Ngày

Chiếc ly còn trên bàn
Thêm một ngày kỷ niệm chưa bị đem bán
Em chưa đứng chợ đen
Kiếm ăn bằng lừa đảo.

Thêm một ngày yên tâm nhìn các con
Chưa bôi xóa chưa phản loạn
Bạn cũ ghé thăm nhà
Chưa theo kiểu hợp đồng hai chiều.

Anh cầm đũa và vuốt tóc em
Thêm một ngày bằng bàn tay sạch
Uống nước còn biết tự xấu hổ
Chưa hắt cặn sang người khác

Người xanh người đỏ
Gánh gió leo dây
Bắc thang hỏi trời
Đèn khêu trước bão

Thêm một lần đi trên gai
Thêm một ngày được làm người lương thiện.

Chiều Sông Thương

Đi suốt cả ngày thu
vẫn chưa về tới ngõ
dùng dằng hoa quan họ
nở tím bên sông Thương

nước vẫn nước đôi dòng
chiều vẫn chiều lưỡi hái
những gì sông muốn nói
cánh buồm đang hát lên

đám mây trên Việt Yên
rủ bóng về Bố Hạ
lúa cúi mình giấu quả
ruộng bời con gió xanh

nước màu đang chảy ngoan
giữa lòng mương máng nổi
mạ đã thò lá mới
trên lớp bùn sếnh sang

cho sắc mặt mùa màng
đất quê mình thịnh vượng
những gì ta gửi gắm
sắp vàng hoe bốn bên

hạt phù sa rất quen
sao mà như cổ tích
mấy cô coi máy nước
mắt dài như dao cau

ôi con sông màu nâu
ôi con sông màu biếc
dâng cho mùa sắp gặt
bồi cho mùa phôi phai

nắng thu đang trải đầy
đã trăng non múi bưởi
bên cầu con nghé đợi
cả chiều thu sang sông.

Trái Đất Chẳng Rộng Đâu

Căn nhà ấy ta không ở được
Hai đứa kéo nhau ra ngoài đường
Rầm rập xe đi
Rầm rập người đi
Hai đứa ta đành dạt về bên phải

Trái đất chẳng rộng đâu
Ta dắt nhau trú dưới gốc cây
Chim kéo đàn đòi lại

Trái đất chẳng rộng đâu
Ta tìm về những ngôi nhà
Những ngôi nhà chật ánh đèn buổi tối
Hạnh phúc của người này là ngăn cách
của người kia

Trái đất chẳng rộng đâu
Ta hoang dại dưới trời
Lấy tình yêu làm mái nhà che chở

Em Còn Nhớ Chăng

Ai đưa đò tình
Dạt vào bến lở
Còn lại mình anh
Gom từng mảnh vỡ

Tháo cả mái trời
Che không đủ ấm
Đội nghìn cơn mưa
Không nhòe kỷ niệm

Như cây tìm lá
Như cá tìm vây
Anh gọi khản lời
Chiều dang dở gió

Mở trăng ra tìm
Trăng còn in bóng
Mở cỏ ra xem
Cỏ còn hơi ấm

Hoa vẫn ngày nào
Không an ủi được
Tình bao nhiêu bậc
Em còn nhớ chăng.

Xa Vắng

Xa xắng quá bồn chồn đi hỏi cát
Đường đông người, đâu nhỉ dấu chân em

Xa vắng quá một mình đi hỏi bến
Người sang đò có dặn sóng gì thêm

Xa vắng quá tần ngần đi hỏi chợ
Người mua gương dạo ấy có hay về?

Người mua gương đã một lần trở lại
Soi tưng bừng, rồi lặng lẽ quay đi

Nhất định không nên bỏ lỡ chùm 🌿Thơ Thích Nhất Hạnh 🌿 Những Bài Kệ Ý Nghĩa

Viết một bình luận