Thơ Nông Quốc Chấn ❤️️ Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ ✅ Chia Sẻ Về Cuộc Đời, Phong Cách Sáng Tác Thơ Của Nông Quốc Chấn.
NỘI DUNG CHÍNH
Tiểu Sử Cuộc Đời Tác Giả Nông Quốc Chấn
Nông Quốc Chấn nhà thơ người dân tộc Tày, ông là nhà thơ đầu tiên mang hơi thở núi rừng Việt Bắc vào thơ ca. Để tìm hiểu rõ hơn về nhà thơ này, mời bạn đọc cùng tham khảo phần tiểu sử cuộc đời tác giả Nông Quốc Chấn dưới đây.
- Nông Quốc Chấn sinh ngày 18/11/1923 và mất ngày 4/2/2002.
- Tên thật của ông là Nông Văn Quỳnh, được sinh ra tại xã Cốc Đán, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn, ông là một nhà văn người dân tộc Tày, Việt Nam.
- Ông gia nhập Hội Nhà văn Việt Nam vào năm 1958.
- Ông được xem là cánh chim đầu đàn của những người cầm bút các dân tộc thiểu số, là một trong số ít người dịch thơ văn từ tiếng Việt sang tiếng dân tộc.
- Ông đã từng tham gia Mặt trận Việt Minh và tham gia du kích và giải phóng quân trước tháng 8 năm 1945.
- Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ông vẫn tiếp tục hoạt động trong Mặt trận Việt Minh bắt đầu hoạt động văn hoá văn nghệ.
- Những vị trí và chức vụ ông đã từng làm:
- Đại biểu Quốc hội
- Chủ tịch Hội Văn học – Nghệ thuật khu Việt Bắc
- Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn
- Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật toàn quốc
- Thứ trưởng Bộ Văn hoá
- Hiệu trưởng Đại học Văn hoá Hà Nội
- Hiệu trưởng Trường Viết văn Nguyễn Du
- Chủ tịch Hội Văn hoá văn nghệ các dân tộc
- Phó Chủ tịch Uỷ ban Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam
- Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- Tổng Biên tập Tạp chí Toàn cảnh sự kiện và dư luận
Đọc thêm về 🌿Thơ Thích Nhất Hạnh 🌿 Những Bài Kệ Của Thiền Sư Nổi Tiếng Nhất
Sự Nghiệp Sáng Tác Nhà Thơ Nông Quốc Chấn
Cùng tìm hiểu thêm về sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Nông Quốc Chấn.
- Trong sự nghiệp sáng tác văn chương, Nông Quốc Chấn đã đóng góp rất lớn vào sự đa dạng kho tàng văn học Việt Nam bởi số lượng tác phẩm văn học mà ông sáng tác khá nhiều, có thể kể đến các tác phẩm:
- Thơ: Tiếng ca người Việt Bắc, Dòng Thác, Bài thơ Pác Bó, Suối và biển, Dọn về làng, Việt Bắc đánh giặc, Người núi Hoa,Đèo Gió,….
- Trong đó, có “Dọn về làng” được sáng tác năm 1950, là bài thơ về quê hương tác giả trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài thơ này đã được trao giải Nhì tại Đại hội Liên hoan thanh niên và sinh viên thế giới ở Béc-lin, sau đó được dịch đăng trên tạp chí châu Âu. Bài thơ viết bằng tiếng Tày, do tác giả dịch sang tiếng Việt.
Giải thưởng:
- Giải thưởng Văn học với bài thơ Dọn về làng, Nông Quốc Chấn đã nhận được Giải thưởng ở Đại hội Thanh niên, Sinh viên thế giới ở Berlin, năm 1951
- Giải thưởng của Hội Văn nghệ Việt Nam, năm 1954
- Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam, năm 1958
- Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt II về Văn học nghệ thuật
Phong Cách Sáng Tác Của Nông Quốc Chấn
Điểm qua những nét chính trong phong cách sáng tác của Nông Quốc Chấn ngay sau đây nhé!
- Những sáng tác của Nông Quốc Chấn mang cảm xúc chân thành, chất phác, giàu cảm xúc, lời thơ toát lên một nét riêng biệt trong suy tư và cách diễn đạt của người miền núi: mộc mạc, giản dị, tự nhiên và giàu hình ảnh.
- Trong lĩnh vực thơ ca, ông đã luôn thể hiện một cách hết sức sinh động, chân thật những nét bản sắc văn hoá đặc trưng của dân tộc Tày nói riêng và của các dân tộc thiểu số vùng cao Việt Bắc nói chung.
=>Chính vì vậy mà khi đọc thơ của ông người ta thường thấy rất rõ: hình ảnh thiên nhiên, con người miền núi với cuộc sống lao động bình dị cùng đời sống văn hoá tinh thần phong phú, với các phong tục, tập quán đã từ lâu đời vẫn còn được giữ gìn.
Giới thiệu thêm về 🔰Thơ Chế Lan Viên 🔰 Chi tiết
Tuyển Tập Các Tác Phẩm Của Nhà Thơ Nông Quốc Chấn
Tuyển tập các tác phẩm của nhà thơ Nông Quốc Chấn cho bạn đọc cùng tham khảo.
Tuyển Tập Thơ
*Tiếng ca người Việt Bắc (tập thơ, 1959)
- Khâu áo
- Thư lên Điện Biên
- Tiếng ca người Việt Bắc
- Thư gửi Ba Bể
- Thăm bản
- Việt Bắc – Tây Nguyên
- Mong Bác
- Dưới dàn nho
- Mùa xuân Tây Hồ
*Đèo gió (tập thơ, 1968)
- Mở đường xuân
- Bão
- Rồng
- Qua đường Tuyên Quang
- Lục khu
- Mùa xuân trên quê hương
- Nhuộm áo
- Tìm đồng chí bí thư
- Nhật ký lên Tây Bắc
- Chiến sĩ và diễn viên
- Chiến công quê hương, chiến công đất nước
- Lên núi
- Chiếc đàn tính và tiếng hát người nghệ sĩ mù
- Tiếng nói, dấu chân anh
- Bài ca trồng luồng
*Bước chân Pắc Pó (tập thơ, 1971)
- Gửi anh du kích Krông-nô
- Ba bố con họ Hoàng
- Người Tân Trào
*Suối và biển (tập thơ, 1984)
- Ngày hội giải phóng
- Tây Nguyên – Bài ca mới
- Tiếng đàn T’rưng
- Tiếng sáo Mường Lai
- Cây hồi
- Vá áo
- Cây bàng Vĩnh Hòa
- Rừng trúc
- Chợ Bắc Hà
- Chùm thơ viết ở Lai Châu
- Thăm nhà bạn Văn
- Đà Lạt, xuân
- Đon Thao Đon Nàng
- Nghe một khúc tình ca Lào
- Lê Nin 1980
- Ngựa phi trên đồng cỏ
- Tiếng chuông Xôphia
- Suối và biển
*Một số tác phẩm khác
- Mười điều kháng chiến (1 tập) – Tác phẩm tiếng Việt dịch ra tiếng Tày
- Người núi Hoa (tập thơ, 1961)
- Dòng Thác (1971)
- Việt Bắc đánh giặc
- Dọn về làng
- Đi Berlin về
- Tiếng lượn cần Việt Bắc
- Cần Phja Bjoóc, Dám kha Pác Bó
- Bộ đội ông cụ
- Chim én tìm tổ
- Nhớ
- Mưa gió
- Khóc đồng chí
- Xem quan đi kinh lý
- Măng trúc
- Hoa núi bạc
- Gửi núi Hoàng Liên
- Sa Huỳnh
- Trăng trên biển
- Từ trên núi xuống nghe hát quan họ
- Dốc vườn xoài
- Chặt chuối chăng đứt tơ
- Sông Hương
- Bài hát tháng ba
- Đèo Hải Vân
Tiểu Luận
- Đường ta đi (1972)
- Một vườn hoa nhiều hương sắc (1977)
- Chặng đường mới (1985)
- Dân tộc và văn hóa (1993)
- Hành trang sang thế kỷ XXI (2000)
- Tiểu luận – phê bình (3 tập)
Đừng vội bỏ qua🌱Thơ Nguyễn Bính🌱Tuyển tập thơ hay
15 Bài Thơ Hay Nhất Của Nông Quốc Chấn
Cùng thưởng thức 15 bài thơ hay nhất của Nông Quốc Chấn dưới đây nhé!
Chim Én Tìm Tổ
Chim én ngày nào
Trên mái tranh nhà ta xây tổ
Sáng nay trở về bâng khuâng cánh vỗ
Vù sang cây sấu
Vút lên cây mai
Bay rồi lại đậu
Đậu rồi lại bay
Nghĩ gì chim hỡi?
Chim bay lên mái ngói
Xanh cửa, trắng tường
Ríu rít bên nhau xây tổ mới.
Dọn Về Làng
Mẹ! Cao – Lạng hoàn toàn giải phóng
Tây bị chết bị bắt sống hàng đàn
Vệ quốc quân chiếm lại các đồn
Người đông như kiến, súng dày như củi.
Sáng mai về làng sửa nhà phát cỏ,
Cày ruộng vườn, trồng lúa ngô khoai
Mấy năm qua quên tết tháng Giêng, quên rằm tháng bảy,
Chạy hết núi lại khe, cay đắng đủ mùi
Nhớ một hôm mù mịt mưa rơi
Cơn gió bão trên rừng cây đổ
Cơn sấm sét lán sụp xuống nát cửa
Ðường đi lại vắt bám đầy chân.
Súng nổ kia! Giặc Tây lại đến lùng.
Từng cái lán, nó đốt đi trơ trụi,
Nó vơ hết áo quần trong túi
Mẹ địu em chạy tót lên rừng
Lần đi trước, mẹ vẫy gọi con sau lưng
Tay dắt bà, vai đeo đẫy nải
Bà loà mắt không biết lối bước đi.
Làm sao bây giờ: ta phải chống!
Giặc đã bắt cha con đi, nó đánh,
Cha chửi Việt gian, cha đánh lại Tây
Súng nổ ngay đì đùng một loạt,
Cha ngã xuống nằm lăn trên mặt đất
Cha ơi: cha không biết nói rồi…
Chúng con còn thơ, ai nuôi ai dạy?
Không ai chống gậy khi bà cụ qua đời!
Mẹ ngồi khóc, con cúi đầu cũng khóc.
Sợ Tây nghe, mẹ dỗ “nín”, con im.
Lán anh em rải rác không biết nơi tìm
Không ván, không người đưa cha đi cất.
Mẹ tháo khăn phủ mặt cho chồng,
Con cởi áo liệm thân cho bố;
Mẹ con đưa cha đi nằm một chỗ
Máu đầy tay, trên mặt nước tràn…
Mày sẽ chết! Thằng giặc Pháp hung tàn
Băm xương thịt mày, tao mới hả.
Hôm nay Cao – Bắc – Lạng cười vang
Dọn láng, rời rừng, người xuống làng
Người nói cỏ lay trong ruộng rậm
Con cày mẹ phát, ruộng ta quang.
Ðường cái kêu vang tiếng ô tô.
Trong trường ríu rít tiếng cười con trẻ.
Mờ mờ khói bếp bay trên mái nhà lá.
Mặc gà gáy chó sủa không lo,
Ngày hai bữa rau ta có muối.
Ngày hai buổi không tìm củ pấu, củ nâu
Có bắp xay độn gạo no lâu,
Ðường ngõ từ nay không cỏ rậm,
Trong vườn chuối, hổ không dám đến đẻ con
Quả trên cành không lo tự chín tự rụng,
Ruộng sẽ không thành nơi máu chảy từng vũng.
Bộ đội đỡ phải đi thung lũng núi rừng,
Ra đường xe, hát nói ung dung
Từng đoàn người dắt lá cây tiến bước
Súng bên vai, bao gạo buộc bên vai,
Chân đi có giày không sợ nẻ
Trên đầu có mũ che nắng mưa.
Mặt trời lên sáng rõ rồi mẹ ạ!
Con đi bộ đội, mẹ ở lại nhà,
Giặc Pháp, giặc Mỹ còn giết người cướp của trên đất nước ta.
Ðuổi hết nó đi, con sẽ về trông mẹ.
Nhớ
.. Đèn thương nhớ ai
Mà đèn không tắt…
(Ca dao)
Con suối nhớ ai
Róc rách róc rách
Đêm đêm ngày ngày
Nhắc thầm không trách.
Con chim nhớ ai
Bay đi bay lại
Mây chiều nắng mai
Xa xôi không ngại.
Cái nón nhớ ai
Dầm mưa dãi nắng
Đi trên đường dài
Không quên lời dặn
Chiếc khăn nhớ ai
Bời bời trong óc
Chỉ màu không phai
Trùm lên mái tóc.
Chiếc cày nhớ ai
Sáng chiều xới đất
Con trâu chiếc vai
Hẹn mùa lúa tốt.
Chiếc quạt nhớ ai
Bay như cánh bướm
Gió thoảng bên người
Lòng thêm mát đượm.
Ngọn đèn nhớ ai
Suốt đêm không ngủ
Như mắt canh trời
Bừng bừng tia lửa.
Ai nhớ cứ nhớ
Ai đi cứ đi
Chiến trường súng nổ
Thắng giặc, lại về!
Bộ Đội Ông Cụ
Đồ ăn đã sắm đủ rồi –
Măng vầu, phiắc pàn nõn chuối,
Lợn bò, gạo nếp, gạo nương…
Các bản người người đưa tới,
Làng như sắp đám cưới!
Lần này nhộn nhịp hơn mọi khi.
Tại sao? Ta sẽ đón người gì?
Ai cũng mong để được xem bộ đội.
Cơm trưa xong, nắng lui về ngọn núi
Anh giao thông đến đưa gói thư
Tin bay đi bản trên xóm dưới
Già già trẻ trẻ đợi hoan hô,
Lớp học tan, tiếng ríu rít của học trò,
Tiếng của đồng bào gọi nhau tập hợp.
Bộ đội đã đến kia!
A lúi! Những người là người!
Đeo súng ngắn, súng dài, súng dóp…
Hoan hô! Hoan hô!
Nhìn không chớp mắt.
Có cả người mũi lõ tóc quăn,
Hai con mắt màu gio như lính Pháp
Lại có Cụ Già chân đi đất,
Mặc bộ quần áo Nùng,
Tay cầm cái gậy mây rừng,
Miệng ngậm một điếu can không khói,
Bộ râu dài vừa trắng vừa đen,
Chân tay nhanh nhẹn như thanh niên…
Cụ Già cười, vẫy chào người đứng đón
Dân chúng rỉ tai nhau:
Bộ đội gì toàn những người lạ lạ?
Có lẽ đây là người “Gốc trỏ”.
Khi ăn cơm chiều,
Bộ đội đếm: một, hai… ngồi trật tự.
Cụ đi từng bàn xem bát đũa.
Cho thổi còi, rồi Cụ ăn sau.
Mọi người rủ nhau
Đốt đuốc đến xem quân Ông Cụ.
Người già đến, Cụ mời ngồi niềm nở,
Trẻ con lại, Cụ bế xoa đầu.
Cụ nói, dân nghe rõ từng câu –
“Muốn cách mệnh thành công mau!
Ta phải đoàn kết như bó đũa…!”
Gà đã gáy lượt đầu,
Nhưng tiếng vỗ tay còn như nứa nổ.
Còn vang vang tiếng hát của thiếu nhi.
Hôm sau, Cụ rời bản lên đường,
Cho bộ đội xếp hàng,
Cụ cảm ơn, Cụ trả tiền – dù chủ nhà không nhận;
Cụ bắt tay từng người.
Cụ đi khỏi rồi,
Ai cũng thương nhớ,
Người hỏi người không ai biết rõ:
“Tên Cụ Già là chi?
Tóc bạc vẫn còn đi,
“Nhất định đây là người “Pỏ cốc”!
“Dân ta sắp tới ngày Độc lập”.
Bước sang rằm tháng bảy,
Nhận được một tin mừng:
“Giải phóng quân đã vào Hà Nội”
“Khắp nơi mở hội tưng bừng…!
Có nhiều ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh!
Nhìn đôi mắt, bộ râu, ta nhớ nhớ
Giống Cụ Già trước đến bản ta!
Đúng! Đích đúng!
Đây là Ông Cụ!
Sung sướng thay! Bản ta toàn nam nữ
Lần đầu tiên đã được đón Bác Hồ
Chúng ta xin gửi một bức thư
Rằng: “Cả bản Mường vẫn nhớ lời Người nói”.
Măng Trúc
Mỗi năm tiết sáng xuân
Măng lên dày mặt đất
Tay Bác đã vun trồng
Cây già thì măng mọc
Cao vút lên cây măng
Gió to thì mặc gió
Đứng thẳng trên đất mình
Hiên ngang như Pác Pó
Hoa Núi Bạc
Đi qua đỉnh Núi Bạc
Hoa mận trắng bốn bề
Nhớ ngày nào chợ Tết
Ta đưa nhau đi về
Giờ đây anh ở đâu
Hành quân đường khe núi
Đã ra! Hay lại vào
Gửi thư về em với
Đã bao nhiêu mùa hoa
Vườn mận anh trồng đó
Sáng nay em đi qua
Thoáng như lời to nhỏ
Nhớ ngày em tiễn anh
Đứng dặn nhau gốc mận
Tay cày em vững vàng
Tay súng em thắng trận
Mỗi năm – mười hai tháng
Nhớ lời anh đinh ninh
Mỗi người mang một gánh
Việc nước việc gia đình
Sương muối mặt nó rơi
Đạn bom mặc nó nổ
Lá khổ, cây vẫn tươi
Như tim ta máu đỏ
Đất núi Bạc nuôi ta
Những con người chung thủy
Dù cách nhau bao xa
Vẫn thắm tình, nặng nghĩa
Núi Bạc xanh màu cây
Đồng ruộng xanh lá lúa
Rừng chim hót chim bay
Lòng ta xuân muôn thuở
Gửi Núi Hoàng Liên
Ơi!Núi Hoàng Liên dáng bướm bay
Đất nước ta lớn ở nơi này
Bướm cho ta cánh chân trời sáng
Còi giục ngoài ga tay vẫy tay
Đôi cánh ta ơi lượn nắng xuân
Ta nghe lời Bắc dặn xa gần
Ta nhìn rừng núi tươi hoa lá
Ta hát bài ca “Đến tuổi xuân”
Xe nổ máy rồi, ngựa thắng cương
Ai vào vùng mỏ, đến nông trường
Ai đi trại lợn? Xem bò sữa
Ta vác súng đi đến chiến trường
Ai vào Bát Xát, đến Sa Pa?
Ai ngược Mường Khương? Tới Bắc Hà?
Ta biết tuổi xuân đường rộng lắm
Hiên ngang ta hát Hành quân xa
Xe đi trong sương, sương trong xe
Ta nhớ bên đường nghé lẫn bê
Đoàn ngựa rung chuông chen lối bước
Tiếng khèn vang núi, người đi, về
Ta nhớ Hoàng Liên dáng núi cao
Đôi khi ta tưởng vớ trăng sao!
Trăng sao soi lối ta leo núi
Nửa nước gọi ta tiến thẳng vào.
Ta gửi Hoàng Liên lớp lớp dày
Lòng rừng, lòng đất, lòng người say!
Mũi khoan nhọn sắc… thù sâu sắc
Đã quyết là đi, chí khí này.
Ta gửi Ngòi Đum những dặm dài
Vượt bao nhiêu thác? Bấy nhiêu phai?
Nước trôi tiếng máy trăm vần điệu
Làn sóng điện đưa tiếng gái trai.
Ta nhớ Hoàng Liên đất mỡ màu
Thơm đào, lê, táo… đẹp hoa, rau…
Nảy mầm một hạt, xanh muôn lá
Như những cây đời vút đứng cao!
Mấy nghìn năm chảy hỡi sông Hồng
Sử đỏ hay tươi thắm tấm lòng?
Cay đắng ngọt bùi cùng sẻ nửa
Núi liền núi vững sông liền sông.
Tầm vóc Hoàng Liên dáng Việt Nam
Dù mưa dù bão không lay động!
Ngày đêm nghe tiếng của Trường Sơn
Chủ nghĩa anh hùng tư thế đứng.
Súng nổ trong kia, hỡi tiếng khèn!
Thế ta sừng sững núi Hoàng Liên
Hẹn nhau ngày tháng ta sum họp
Là lúc Bắc Nam lại nối liền.
Từ Trên Núi Xuống Nghe Hát Quan Họ
“Người ơi người ở đừng về”
Từ trên núi xuống mải nghe giữa làng.
Ngọt ngào tiếng hát ngân vang,
Ngồi nghe thấy những xốn xang trong lòng.
Bốn nghìn năm vốn cha ông,
Dày như lớp lớp tầng tầng phù sa.
Hạt nảy mầm, cây nở hoa,
Trái thơm nhờ ở đất ta mỡ màu.
“Yêu nhau trao nón cho nhau
Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay”.
Hát trên sân khấu đêm nay,
Sáng mai đội nón hăng say ngoài đồng.
Hát vang trời đất mênh mông,
Đẹp thay tiếng hát con Rồng cháu Tiên!
Hát vang nữa, hát vang lên,
Tiếng còi giục giã Yên Viên, Thị Cầu.
Nhịp tim hay nhịp con tàu?
Yêu nhau, ta nhớ lời nhau lên đường!
Dốc Vườn Xoài
Biển báo: Dốc vườn xoài
Quanh co ba cây số
Nắng xanh biển xanh trời
Đường phơi đầy thóc lúa.
Chặt Chuối Chăng Đứt Tơ
Căn nhà vắng một mình Ngọc ở
Xóm làng đã cày bừa gieo thóc giống
Trồng ngô khoai, đắp đập đào mương
Queng quý… gọi trên rừng tha thiết
Bướm tháng ba bay rợp trắng đồng…
Ngọc buồn nghĩ sao đời cay đắng thế
Nhìn vào gương chẳng còn sắc má hồng
Đành trách đời, trách thân, trách phận
Ơn mẹ mang trong bụng chín mùa trăng
Ơn cha gội nắng mưa nuôi lớn.
Xinh như hoa rực rỡ vườn xuân,
Bông hoa còn có chủ ngắm xem
Mặt ta đẹp mang thêm nỗi nhục.
Chỉ vì con, cha phải bước vào tù
Vì vợ đẹp mà chồng mang vạ
Sinh ra ta ở đời làm chi trời hỡi?
Mười mấy mùa lá rụng, chẳng thấy một ngày vui
Ra bờ ao, Ngọc nhìn
Cá đớp mồi, nổi cồn mặt nước
Nhớ ngày xưa Ngọc ở bên Pèng
Mắt nhìn thấy trời xanh, tai nghe nhiều chim hót
Đôi chim cu trên cành tre chót vót… .
“Yêu nhau cây mía rừng cũng ngọt
Củ nâu cũng hóa được màu chàm
Dẫu không đen cố nhuộm thành đen!
Em không chê anh nghèo, anh xấu
Anh nhờ người đến đặt cơi trầu”
Những lời ấy lâu rồi nay chợt nhớ
Chuyện cũ như đứt ruột cắt da
Nước mắt tuôn đầm đìa trên má
Hai mùa rẫy bên nhau
Nhìn mặt nhau chưa đủ
Gà con bị diều quạ tha đi
Chuồng tan tác mỗi con mỗi ngả
Thân chuối lìa, tơ còn vương mãi
Cây gãy cành, xuân lại nãy mầm xanh
Nay trăng khuyết, mai trăng tròn vành vạnh
Ai cắt được hơi thở
Ai ngăn được tình vợ, tình chồng?
Hình bóng anh, em giũ mãi trong tim
Sông Hương
Khi lên Mù Cang Chải
Bạn kể chuyện sông Hương
Ta như bơi trên núi
Thuyền đầy tình yêu thương
Nay tôi vào thăm Huế
Tai văng vẳng tiếng hò
Giọng ai nghe quen thế
Ôi, Huế nhạc và thơ
Bài Hát Tháng Ba
Nổi cồng lên! Nổi cồng lên!
Đánh một hồi, đánh trăm nghìn hồi không dứt
Tiếng cồng vang đi toàn đất nước
Tiếng còn vang xa, lan xa…
Tiếng súng giải phóng quân: giặc thua giặc chạy.
Tiếng đàn t’rưng mang âm sắc Tây Nguyên
Tiếng đàn t’rưng theo đất nước đứng lên.
Giai điệu khỏe nâng bài ca chiến thắng,
Mở nắp hầm vùng lên anh nổ súng!
Giặc đầu hàng
Đất sôi động trời xanh quang
Anh rời rừng về xây buôn, phố mới
Chào những tên đất thương yêu chờ đợi:
Buôn Mê Thuột
Công Tum
Plâycu
Cheo Reo
Anh múa hát, anh reo
Cờ giải phóng tung bay toàn Quảng Trị
Cờ giải phóng tung bay trên thành Huế…
Miền Nam ơi!
Trang sử mới ngày xuân.
Hỡi dòng thác Yali!
Hỡi núi cao Ngọc Lĩnh!
Dòng thác tuôn hay cao trào cách mệnh?
Ngọn núi cao hay ý chí anh hùng?
Ta hỏi núi, ta hỏi sông
Mỗi hốc đá, bờ khe, gốc cây, bãi cỏ…
Ở đâu những dấu vết quân thù man rợ
Ta xúc đi, ta đốt thành tro!
Tây Nguyên ơi!
Anh có nghe tiếng đàn tính vang lên từ Việt Bắc
Dẫu hát chưa hay, chúng tôi cao tiếng hát
Những bài hát tháng ba.
Tiếng cồng vang những bản anh hùng ca!
Miền Nam giải phóng!
Đèo Hải Vân
Đầu đội mây
Chân ngăn sóng biển
Mây bay đến
Mây bay đi
Từ các đại dương gió về
Sóng nổi lên rồi biển lặng
Đèo Hải Vân qua mưa qua nắng
Tư thế hiên ngang
Trăng Trên Biển
Hỏi trăng trên biển Quy Nhơn
Có nghe tiếng sóng biển xuân ào ào
Hồn biển rộng, ánh trăng cao
Đêm nay trăng, biển thu vào giấc mơ
Sa Huỳnh
Bờ dọc nối bờ ngang
Từng gò từng gò muối
Gió lộng nắng chang chang
Mặn nồng trong đời mới
Sưu tầm chùm ❤️️Thơ Lưu Quang Vũ ❤️️ Tác giả, tác phẩm