Thơ Lê Thánh Tông: Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ

Thơ Lê Thánh Tông ❤️️ Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ ✅ Tổng Hợp Các Thông Tin Về Cuộc Đời, Sự Nghiệp Sáng Tác Của Lê Thánh Tông.

Tiểu Sử Cuộc Đời Tác Giả Lê Thánh Tông

Vua Lê Thánh Tông là một vị vua anh minh vĩ đại, tài ba và kiệt xuất trong lịch sử Việt Nam. Ngoài ra, ông còn là một nhà thơ với nhiều tác phẩm nổi tiếng. Hãy xem ngay tiểu sử tóm tắt sau đây để biết thêm thông tin về vị vua này.

  • Lê Thánh Tông (25/8/1442 – 3/3/1497), tên là Lê Tư Thành, là vị Hoàng đế thứ 5 của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1460 đến khi qua đời vào năm 1497, là Hoàng đế trị vì lâu nhất thời Hậu Lê.
  • Từ nhỏ, Lê Tư Thành đã tỏ rõ tư chất thông minh, chính trực. Năm 1460, các đại thần phế truất Nghi Dân, Lê Tư Thành được lập làm vua ,ông có 2 niên hiệu là Quang Thuận (1460 – 1469), Hồng Đức (1470 – 1497).
  • Thời kỳ của ông đánh dấu sự hưng thịnh của nhà Hậu Lê nói riêng và chế độ phong kiến Việt Nam nói chung với tên gọi Hồng Đức thịnh trị
  • Lê Thánh Tông là 1 ông vua thông minh và rất có hiếu, ở với bề tôi đãi lấy lòng thành. Dưới thời Lê Thánh Tông, ông chỉnh đốn lại bộ máy nhà nước, coi trọng sự học hành, mở rộng thêm bờ cõi, đất nước ta đã đạt được sự toàn thịnh.
  • Trong lúc trị vì, Lê Thánh Tông đã đề xuất nhiều cải cách trong hệ thống quân sự, hành chính, kinh tế, giáo dục và luật pháp. Riêng về mặt văn hoá ông đã sáng lập ra hội Tao Đàn tập hợp 28 nhà thơ lớn đương thời. Hội Tao Đàn để lại nhiều bài thơ xướng hoạ, đẹp đẽ, đánh dấu một giai đoạn phát triển của thơ ca Việt Nam.
  • Lúc trị vì, vua để cao Nho giáo, mở rộng chế độ khoa cử, lập nhà Thái học, dựng bia Văn miếu,…Những việc làm đó tuy có phần phục vụ nhà nước phong kiến, song cũng có mặt tích cực đối với việc xây dựng và phát triển truyền thống văn hiến lâu đời của dân tộc.
  • Ngoài ra, ông đã mở mang bờ cõi Đại Việt bằng cách đánh chiếm kinh đô của vương quốc Chiêm Thành (1471), sát nhập một phần lãnh thổ Chiêm Thành vào Đại Việt; đồng thời có cuộc hành quân về phía Tây đất nước (1479).
  •  Lê Thánh Tông làm vua được 37 năm thọ 55 tuổi. Ông mất ngày 30 tháng 1 âm lịch (3 tháng 3 dương lịch) năm 1497.

Thohay.vn tặng bạn tuyển tập 🔰 Thơ Trần Nhân Tông 🔰 Hay nhất

Sự Nghiệp Sáng Tác Nhà Thơ Lê Thánh Tông

Khái quát những nét chính về sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Lê Thánh Tông. Tham khảo ngay nhé!

  • Lê Thánh Tông là một nhà thơ và phê bình văn học, vừa sáng tác văn thơ, vừa nghiên cứu, phê bình.
  • Năm 1495, ông sáng lập ra Hội Tao đàn, xưng làm Tao đàn Nguyên soái, xướng họa thơ ca cùng Đông các Đại học sĩ Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận và nhiều quần thần khác, tổng cộng 28 người. Hội Tao đàn ra đời đánh dấu bước phát triển cao về văn chương đương thời.
  • Lê Thánh Tông viết nhiều thơ chữ Hán, viết từ thuở thiếu thời đến lúc về già, trước khi qua đời, viết trong dịp viếng lăng mộ tổ ở Lam Sơn, viết khi đi: thăm thú danh lam thắng tích, viết trong những cuộc tuần du, viễn chinh, khi cao hứng xướng họa với từ thần, khi có nhu cầu bộc lộ, giãi bày tâm sự,….
  • Theo thống kê sơ bộ, thơ chữ Hán của ông còn lại khoảng 350 bài, chép rải rác trong vài chục tập sách Hán Nôm và “khắc trên bia, trên vách núi…
  • Ngoài thơ chữ Hán, ông còn có khá nhiều thơ Nôm, tập trung chủ yếu trong Hồng Đức quốc âm thi tập. Hiện vẫn chưa có con số thống kê chính xác các bài thơ Nôm của ông. Nhưng bài văn Nôm Thập giới cô hồn quốc ngữ văn có thể coi là bài văn biền ngẫu có giá trị bậc nhất của thế kỷ XV.
  • Ông có nhiều tác phẩm có giá trị như: Quỳnh Uyển cửu ca, Châu cơ thắng thưởng, Chinh tây kỉ hành, Minh lương cẩm tú, Văn minh cổ xúy, Cổ tâm bách vịnh… tất cả khoảng trên 300 bài (bằng chữ Hán), Hồng Đức quốc âm thi tập (bằng chữ Nôm).

Phong Cách Sáng Tác Của Lê Thánh Tông

Tìm hiểu chi tiết về phong cách sáng tác của Lê Thánh Tông như thế nào ngay sau đây:

  • Với Lê Thánh Tông, âm hưởng chủ đạo trong sáng tác văn học của ông là khẳng định chính quyền phong kiến dân tộc tự chủ, nhất thống theo mô hình Nho giáo.
  • Thơ văn của ông chứa đựng tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc sâu sắc, đề cao trách nhiệm của triều đình, vua quan, nho sĩ quan liêu đối với nước, với dân, là phát huy nền văn hóa dân tộc, mà hạt nhân là ý thức tự lập, tự cường, khát vọng hòa bình, hạnh phúc, là ngợi ca lịch sử hào hùng, non sông gấm vóc….

Đọc thêm 🔰 Thơ Mãn Giác Thiền Sư 🔰Tác Giả, Tác Phẩm

Tuyển Tập Các Tác Phẩm Của Nhà Thơ Lê Thánh Tông

Trên cương vị là nhà thơ, Lê Thánh Tông đã để lại cho đời một kho tàng văn thơ khá đồ sộ. Dưới đây là tuyển tập các tác phẩm của nhà thơ Lê Thánh Tông, bạn có thể đón đọc:

Thơ Chữ Hán

  • An Bang phong thổ
  • Bạch Hạc giang trung
  • Bệnh khởi cảm hoài kỳ
  • Bộ tiền vận – Đề phiến
  • Bút
  • Cảm nguyệt thi
  • Chí Linh sơn đạo trung kỳ 1
  • Chí Linh sơn đạo trung kỳ 2
  • Du Húc hải môn
  • Đà giang tiểu bạc
  • Đăng Long Đội sơn đề Sùng Thiện Diên Linh bảo tháp bi hậu
  • Đề Bạch Nha động
  • Đề đại học sĩ Vũ Vĩnh Trinh hoạ tượng
  • Đề đạo nhân vân thuỷ cư kỳ 01
  • Đề đạo nhân vân thuỷ cư kỳ 02
  • Đề đạo nhân vân thuỷ cư kỳ 03
  • Đề đạo nhân vân thuỷ cư kỳ 04
  • Đề đạo nhân vân thuỷ cư kỳ 05
  • Đề đạo nhân vân thuỷ cư kỳ 06
  • Đề đạo nhân vân thuỷ cư kỳ 07
  • Đề đạo nhân vân thuỷ cư kỳ 08
  • Đề đạo nhân vân thuỷ cư kỳ 09
  • Đề đạo nhân vân thuỷ cư kỳ 10
  • Đề đạo nhân vân thuỷ cư kỳ 11
  • Đề đạo nhân vân thuỷ cư kỳ 12
  • Đề đạo nhân vân thuỷ cư kỳ 13
  • Đề đạo nhân vân thuỷ cư kỳ 14
  • Đề đạo nhân vân thuỷ cư kỳ 15
  • Đề đạo nhân vân thuỷ cư kỳ 16
  • Đề đạo nhân vân thuỷ cư kỳ 17
  • Đề đạo nhân vân thuỷ cư kỳ 18
  • Đề đạo nhân vân thuỷ cư kỳ 19
  • Đề đạo nhân vân thuỷ cư kỳ 20
  • Đề đạo nhân vân thuỷ cư kỳ 21
  • Đề đạo nhân vân thuỷ cư kỳ 22
  • Đề đạo nhân vân thuỷ cư kỳ 23
  • Đề đạo nhân vân thuỷ cư kỳ 24
  • Đề Hoằng Hựu miếu thi
  • Đề Kính Chủ động
  • Đề Long Hạm sơn
  • Đề phiến kỳ 01
  • Đề phiến kỳ 02
  • Đề phiến kỳ 03
  • Đề phiến kỳ 04
  • Đề phiến kỳ 05
  • Đề phiến kỳ 06
  • Đề phiến kỳ 07
  • Đề phiến kỳ 08
  • Đề phiến kỳ 09
  • Đề phiến kỳ 10
  • Điệu đồng khí
  • Đỉnh hồ
  • Đối khách dạ ẩm
  • Đông dạ chước tửu
  • Đông Ngạc châu
  • Đông tuần hiểu phát Cấm giang
  • Đông tuần quá An Lão
  • Đông tuần trú Đồng Cảng
  • Hạ lại
  • Kinh Điệp sơn
  • Kinh Hưng Bang quan
  • Lộng nguyệt thi
  • Lương sàng
  • Lỵ Nhân nữ sĩ
  • Mặc
  • Nguyệt hạ tuý ẩm
  • Ngự chế đại giá thượng kinh chu trú ư Thuý Ái châu
  • Ngự chế đề Lục Vân động
  • Ngự chế hạnh Kiến Thuỵ đường ngẫu thành
  • Ngự chế Quang Đức điện thượng bái yết lễ chung tư cảm chi gian nga thành tứ vận
  • Ngự chế Thiên Vực giang hiểu phát
  • Nha tường nguyệt thi
  • Quá Bình Độ
  • Quá Hưng Đạo Vương từ
  • Quá Phù Tang độ
  • Quá Phù Thạch độ kỳ
  • Quang Khánh tự hạ trú chu
  • Tam canh nguyệt
  • Tang châu
  • Thánh Tông Thuần hoàng đế khuyến học văn
  • Tiểu chước
  • Tiểu yến quan kỹ
  • Trào nhân ẩm tửu
  • Trú An Lạc
  • Trú Cổ Quý sơn kỳ
  • Trú Long Nhãn
  • Trú Xương Giang
  • Trung Giang châu dạ bạc
  • Tuý trung ngẫu thành
  • Tự thuật
  • Vân Đồn cảng khẩu
  • Vấn Hằng Nga thi
  • Vịnh Chế Thắng phu nhân
  • Vũ tễ tiểu chước
  • Xuân nhật bệnh khởi kỳ 1
  • Xuân nhật bệnh khởi kỳ 2
  • Xước cảng trung thi

*Châu cơ thắng thưởng thi tập – 珠璣勝賞詩集

  • Đề Dục Thuý sơn
  • Đề Hồ Công động
  • Đề Long Quang động
  • Ngự chế Thiên Nam động chủ đề

*Minh lương cẩm tú thi tập – 明良錦綉詩集

  • Càn hải môn lữ thứ
  • Di Luân hải môn lữ thứ
  • Du hải môn lữ thứ
  • Giáp hải môn lữ thứ
  • Hà Hoa hải môn lữ thứ
  • Thần Phù hải môn lữ thứ
  • Tư Dung hải môn lữ thứ

*Quỳnh uyển cửu ca thi tập – 瓊苑九歌詩集

  • Ngự chế kỳ khí thi
  • Ngự chế mai hoa thi
  • Ngự chế văn nhân thi
  • Quân minh thần lương

Thơ Chữ Nôm

  • Áp noãn
  • Bơi thuyền ở Trà Thượng
  • Bờn trăng
  • Buổi chiều trông ráng mây đỏ
  • Buổi sáng ngắm sông chài
  • Cái ấm đất
  • Cái chổi
  • Cái cối xay (I)
  • Cái cối xay (II)
  • Cái diều giấy
  • Cái điếu
  • Cái đó
  • Cái nón
  • Cái quạt
  • Cái xe điếu
  • Canh ba (I)
  • Canh ba (II)
  • Canh bốn
  • Cảnh buổi sáng ở Động Lâm
  • Canh hai (I)
  • Canh hai (II)
  • Canh một (I) Vịnh năm canh
  • Canh một (II)
  • Canh năm (I)
  • Canh năm (II)
  • Cây cau
  • Cây chuối
  • Cây đánh đu
  • Cây mai
  • Cây mai già
  • Cây quế trong trăng
  • Cây thông
  • Cây trúc
  • Chim nhạn đáp xuống bãi cát phẳng
  • Chó đá (I)
  • Chó đá (II)
  • Chợ cạnh núi lúc tạnh mù
  • Chùa Non Nước
  • Chùa núi Phật Tích
  • Chùa Pháp Vân
  • Chùa Pháp Vũ
  • Chùa Trấn Quốc
  • Chuông Phả Lại, nguyệt Bình Than
  • Chử Đồng Tử
  • Chức Nữ nhớ Ngưu Lang (I)
  • Chức Nữ nhớ Ngưu Lang (II)
  • Con cóc
  • Con gà
  • Con kiến
  • Con muỗi
  • Cung tần
  • Cuối xuân nơi đất khách
  • Dệt cửi
  • Đại hạn gặp mưa
  • Đáp thơ “Chồng bỏ”
  • Đất khách gặp bạn cũ
  • Đêm đông dậy sớm
  • Điếu trạng nguyên Lương Thế Vinh
  • Điếu trạng nguyên Nguyễn Trực
  • Động Bạch Nha
  • Đồng doanh trại ở Nang Sa
  • Đuốc hoa đêm động phòng
  • Gậy và nón
  • Giới nho sĩ
  • Giới quan liêu
  • Giới thiền tăng
  • Hằng Nga nguyệt
  • Hoa
  • Hoạ bài “Người chăn trâu”
  • Hoạ bài Mấy mầm liễu đỏ một thuyền chài
  • Hoạ bài Người đi cày
  • Hoạ bài Người hái củi
  • Hoạ bài Người kiếm cá
  • Hoạ bài Tết Nguyên Đán
  • Hoa biết nói
  • Hoa mai đầu mùa
  • Hoa sen
  • Hoa sen non
  • Hoạ vần bài Vịnh trăng (I)
  • Hoạ vần bài Vịnh trăng (II)
  • Hoạ vần bài Vịnh trăng (III)
  • Hoạ vần bài Vịnh trăng (IV)
  • Hoạ vần bài Vịnh trăng (IX)
  • Hoạ vần bài Vịnh trăng (V)
  • Hoạ vần bài Vịnh trăng (VI)
  • Hoạ vần bài Vịnh trăng (VII)
  • Hoạ vần bài Vịnh trăng (VIII)
  • Hoạ vần bài Vịnh trăng (X)
  • Hoàng Giang điếu Vũ nương
  • Hòn đá tảng giặt vải mùa rét
  • Kênh Trầm
  • Khi bảng vàng đề tên
  • Khoai
  • Lại vịnh cảnh mùa đông
  • Lại vịnh cảnh mùa hè
  • Lại vịnh cảnh mùa thu
  • Lại vịnh cảnh mùa xuân
  • Lại vịnh cây cau
  • Lại vịnh Hàn Tín
  • Lại vịnh nắng mùa hè
  • Lại vịnh Tô Vũ
  • Lại vịnh trăng non
  • Lãng ngâm
  • Lúc đầu thu ở đất khách
  • Lưu Nguyễn gặp tiên trong động
  • Lưu Nguyễn nhớ tiên nữ (I)
  • Lưu Nguyễn nhớ tiên nữ (II)
  • Lưu Nguyễn trở lại không gặp tiên nữ
  • Lưu Nguyễn từ biệt các tiên nữ
  • Lý Ông Trọng
  • Màn hoè
  • Mấy mầm liễu đỏ một thuyền chài
  • Mây phủ cây tùng cối lúc tạnh
  • Mẹ Vương Lăng tiễn sứ giả của Vương Lăng
  • Miếu vợ chàng Trương
  • Mưa đêm ở Tiêu Tương
  • Nắng hè
  • Nắng mùa hè
  • Ngã ba sông
  • Người ăn mày
  • Người bù nhìn (I)
  • Người bù nhìn (II)
  • Người nấu bếp
  • Ngưu Lang từ biệt Chức Nữ
  • Nhà dột
  • Nhớ người xa
  • Núi goá
  • Núi Nam Công
  • Núi Ngọc Nữ
  • Núi Song Ngư
  • Núi Thần Phù
  • Ở bãi cát Trà Thượng
  • Quả dưa
  • Qua đèo Ngang
  • Rau cải
  • Sen gặp gió
  • Sông Bạch Đằng
  • Tết Nguyên Đán
  • Thành cổ
  • Thánh Gióng Phù Đổng Thiên Vương
  • Thằng đánh giậm
  • Thợ cạo
  • Tiên nữ nhớ Lưu Nguyễn
  • Tiên nữ tiễn Lưu Nguyễn (I)
  • Tiên nữ tiễn Lưu Nguyễn (II)
  • Tiên nữ tiễn Lưu Nguyễn (III)
  • Tiên nữ tiễn Lưu Nguyễn (IV)
  • Tiếng chuông chiều trong chùa đầy mây khói
  • Tiết trùng dương uống rượu cúc
  • Tổng kết tám cảnh Tiêu Tương
  • Trăng (I)
  • Trăng (II)
  • Trăng đêm ở Liên Khê
  • Trăng non
  • Trăng thu dãi doanh liễu
  • Trăng thu dọi cây sân
  • Trăng thu trên hồ Động Đình Động Đình thu nguyệt
  • Trời thu trăng sáng
  • Trúc quân tử
  • Tục thôn tiến trung
  • Tuyết buổi chiều ở trên sông Giang thiên mộ tuyết1
  • Tứ thú cùng nhau nói chuyện
  • Tự thuật
  • Tượng bà Banh
  • Viếng Lê Khôi
  • Vịnh bài Hòn đá tảng giặt vải mùa rét
  • Vịnh cảnh mùa đông (I)
  • Vịnh cảnh mùa đông (II)
  • Vịnh cảnh mùa hè (I)
  • Vịnh cảnh mùa hè (II)
  • Vịnh cảnh mùa thu (I)
  • Vịnh cảnh mùa thu (II)
  • Vịnh cảnh mùa xuân (I)
  • Vịnh cảnh mùa xuân (II)
  • Vịnh con cóc
  • Vịnh Hàn Tín
  • Vịnh Hạng Vũ
  • Vịnh làng Chế
  • Vịnh người ăn mày
  • Vịnh người chăn trâu (I)
  • Vịnh người chăn trâu (II)
  • Vịnh người đánh cá (I)
  • Vịnh người đánh cá (II)
  • Vịnh người đi cày (I)
  • Vịnh người đi cày (II)
  • Vịnh người hái củi (I)
  • Vịnh người hái củi (II)
  • Vịnh thằng mõ
  • Vịnh thuyền người đánh cá
  • Vịnh Tiêu Hà
  • Vịnh Tô Vũ
  • Vịnh Trương Lương
  • Voi
  • Vụng Bàn Than
  • Vương Tường oán trách non sông
  • Vương Tường oán triều đình
  • Vương Tường thất sủng
  • Vương Tường tự than thân
  • Vương Tường tự vẫn

15+ Bài Thơ Hay Nhất Của Lê Thánh Tông

Chọn lọc 15 bài thơ hay nhất của nhà vua, nhà thơ Lê Thánh Tông. Cùng đọc ngay nhé!

An Bang Phong Thổ

安邦灃土

海上萬峰宭玉立,
星羅奇布翠崢嶸。
魚鹽如土民趍便,
鏵稻無田賦薄征。
波向山坪低處踊,
舟穿石壁隙中行。
邊氓久樂承平化,
四十余年不識兵。

Phiên âm:

Hải thượng vạn phong quần ngọc lập,
Tinh la kỳ bố thuý tranh vanh.
Ngư diêm như thổ dân xu tiện,
Hoa đạo vô điền phú bạc chinh.
Ba hướng sơn bình đê xứ dũng,
Chu xuyên thạch bích khích trung hành.
Biên manh cửu lạc thừa bình hoá,
Tứ thập dư niên bất thức binh.

Dịch thơ:

Nghìn non tựa ngọc giữa bể sâu,
Ngỡ như sao biếc chất chồng nhau.
Đất đầy cá muối, no dân chúng,
Ruộng không thóc lúa, nhẹ thuế xâu.
Sóng đập bên non dồn chỗ thấp,
Thuyền luồn trong rạch khuất núi cao.
Dân hưởng thái bình nơi biên giới,
Bốn chục năm hơn chẳng binh đao.

Cảm Nguyệt Thi

感月詩

澄澄碧漢彩雲收,
天際無瑕月色浮。
百念功人肝肺熱,
不能清夢到神州。

Phiên âm:

Trừng trừng Bích Hán thái vân thu,
Thiên tế vô hà nguyệt sắc phù.
Bách niệm công nhân can phế nhiệt,
Bất năng thanh mộng đáo Thần Châu.

Dịch thơ:

Mây quang trong suốt dòng Ngân
Trời không vết gợn bềnh bồng ánh trăng
Suy tư trăm mối cháy lòng
Trong mơ tuyệt nẻo non Bồng nào đâu

Bút

毛穎先生年少志,
古今著述大勛勞。
將軍一獵中山後,
文燄光芒萬丈高。

Phiên âm:

Mao Dĩnh tiên sinh niên thiếu chí,
Cổ kim trước thuật đại huân lao.
Tướng quân nhất liệp Trung Sơn hậu,
Văn diễm quang mang vạn trượng mao.

Dịch thơ:

Tuổi trẻ Mao sinh chí đã hào,
Sách hay kim cổ, lớn công lao.
Mỗi lần săn thỏ Trung Sơn ấy,
Rực sáng tia văn muôn trượng cao.

Đề Bạch Nha Động

題白鴉洞

萬頃碧波搖日影,
一壺綠草入春風。
煙雲輕澹微茫外,
花物陰森隱約中。

Phiên âm:

Vạn khoảnh bích ba dao nhật ảnh,
Nhất hồ lục thảo nhập xuân phong.
Yên vân khinh đạm vi mang ngoại,
Hoa vật âm sâm ẩn ước trung.

Dịch thơ:

Muôn khoảnh sóng cồn vầng ác lộn,
Một bầu cỏ biếc gió xuân tung.
Khói mây phớt nhẹ mơ màng cách,
Hoa vật um tùm thấp thoáng trong.

Đề Phiến Kỳ 01

題扇其一

歌罷薰風日正長,
望湖亭上芰菏香。
俄驚紈扇回天力,
消得人間六月涼。

Phiên âm:

Ca bãi huân phong nhật chính trường,
Vọng hồ đình thượng kỵ hà hương.
Nga kinh hoàn phiến hồi thiên lực,
Tiêu đắc nhân gian lục nguyệt lương.

Dịch thơ:

Tịch mịch ngày hè thoảng gió nam,
Bên đình sen nở ngát đưa hương;
Lạ kỳ chiếc quạt xoay trời ấy,
Giải hết nồng oi tháng hạ trường.

Đỉnh Hồ

鼎湖

鑄鼎湖邊日,
雲煙秀氣鍾。
乘龍仙去遠,
水上碧溶溶。

Phiên âm:

Chú đỉnh hồ biên nhật,
Vân yên tú khí chung.
Thừa long tiên khứ viễn,
Thuỷ thượng bích dung dung.

Dịch thơ:

Ngày nào đúc đỉnh bên hồ
Tú khi chung đúc mịt mờ khói mây
Cưỡi rồng tiên đã xa bay
Chỉ còn mặt nước vơi đầy lung linh.

Quá Bình Độ

過平渡

回峰亂障不知年,
三萬浮生轉燭天。
誰是詩眸凝佇處,
京師正在夕陽邊。

Phiên âm:

Hồi phong loạn chướng bất tri niên,
Tam vạn phù sinh chuyển chúc thiên.
Thuỳ thị thi mâu ngưng trữ xứ,
Kinh sư chính tại tịch dương biên.

Dịch thơ:

Núi non trùng điệp từ bao,
Phù sinh ba vạn đuốc sao chuyển vần.
Mắt thơ đọng chốn xa xăm,
Kinh sư chính chỗ lặn dần vầng ô.

Tiểu Yến Quan Kỹ

小宴觀妓

妙舞清歌諧鳳管,
匏絃輕撥捉鴛忖。
風吹黃裡歌金粟,
洞照重門午夜聞。

Phiên âm:

Diệu vũ thanh ca hài phượng quản,
Bào huyền khinh bát tróc uyên thôn.
Phong xuy hoàng lý ca kim túc,
Đỗng chiếu trùng môn ngọ dạ văn.

Dịch thơ:

Dáng đẹp giọng trong hoà sáo phượng,
Tơ đồng nhẹ lướt quyện lời uyên.
Ấm no tiếng hát theo lời gió,
Văng vẳng tầng lầu lúc nửa đêm.

Áp Noãn

Trứng ở nhà ai chẳng nồng,
Một hòn hỗn độn nẻo sơ đông.
Ngoài in thái tố mười phân bạc,
Trong nhuộm đan sa một điểm hồng.
Sang, khó, nào ai chẳng đẹp miệng ?
Xưa nay mấy kẻ chất nên chồng ?
Giống lành nỡ để ba đông lạnh,
Sá mượn kim kê ấp lấy tông.

Bơi Thuyền Ở Trà Thượng

Nhè nhẹ thuyền ai bến liễu dời,
Lam am nghìn dặm nhuộm da trời.
Toán ngày con nước, chèo lan gác,
Đối bữa cơm chay, chén cúc phơi.
Khói tĩnh đan hà màu tía rạng,
Mây lồng bích thụ thức xanh hơi.
Giang san nơi chốn, chơi đòi chốn,
Sập cửa mui nằm mái nọ vơi.

Cái Ấm Đất

Giống nảy đà nên rộng miệng thay,
Tiệc hoa bạn ngọc dự ngồi bày.
Danh thơm lừng lẫy hương còn nức,
Lượng cả thung dung thế ít tày.
Họp mặt nhiều người khi chép miệng,
Đẹp lòng, nào kẻ chẳng nâng tay ?
Hôm mai ninh nước vì nhà chúa,
Một bữa cơm ăn chẳng dám khuây.

Cái Quạt

Thác ở trong tay tạo hoá quyền,
Một mình thờ chúa thuở hè thiên.
Lưng mềm yểu điệu mười lăm tuổi,
Má điểm yên chi bảy tám khuyên.
Dặm liễu đã từng che mặt ngọc,
Đường hoa có thuở vẫy người tiên.
Tới thu lại thấy yêu đương nữa,
Mựa chớ đàn chi thiếp bạc duyên.

Cây Chuối

Thú nửa lâm tuyền, nửa thị thành,
Vun trồng, toàn đội đức cao xanh.
Dọc giơ gươm đẩu kinh cuồng khấu,
Lá cuốn cờ xuân tượng thái bình.
Trong sạch xưa sau ấy tiết,
Móc mưa nhuần gội trong mình.
Đành hay giống cố phù nước,
Con cháu đời đời dõi đĩnh sinh.

Chùa Pháp Vũ

Vô biên công đức dậy lừng danh,
Phơi ngỏ hồ thiên cảnh tú thanh.
Ngọc thỏ một vầng in địa trục,
Bàn long đòi thế mở đồ tranh.
Cầm thông gió quyến khi tuyên pháp,
Hoa báu mưa rây thuở diễn kinh.
Tiết gặp thăng bình nhân thưởng ngoạn,
Tuệ quang thay, được khí chung linh!

Lỵ Nhân Nữ Sĩ

蒞仁土女

高塘春近雨風寒,
秦女燕姬笑語歡。
溪上千紅芳思暖,
遊蜂無意不相干。

Phiên âm:

Cao đường xuân cận vũ phong hàn,
Tần nữ Yên cơ tiếu ngữ hoan.
Khê thượng thiên hồng phương tứ noãn,
Du phong vô ý bất tương can.

Dịch thơ:

Xuân sang, đê lạnh gió mưa rây,
Gái đẹp nói cười vui vẻ thay.
Bên suối sắc hương đầm ấm vậy,
Vô tình, ong vẫn hững hờ bay!

Chia sẻ thông tin chi tiết về 🍀Thơ Nguyễn Trãi🍀Tuyển Tập Thơ Hay

Những Đánh Giá, Nhận Định Về Lê Thánh Tông

Sưu tầm những đánh giá, nhận định về nhà vua Lê Thánh Tông của các sử gia nổi tiếng.

  • Đại Việt sử ký toàn thư có lời bình của sử quan Nho thần đời sau về Lê Thánh Tông: “Vua lập chế độ văn vật khả quan, mở mang đất đai, thực là anh hùng tài lược, Vũ Đế nhà Hán, Thái Tông nhà Đường cũng không hơn được”.
  • “Vua sáng lập chế độ văn vật khả quan, mở mang đất đai, cõi bờ khá rộng, thực là bậc vua anh hùng tài lược, dẫu Vũ Đế nhà Hán, Thái Tông nhà Đường cũng không thể hơn được. Nhưng công trình thổ mộc vượt quá quy mô xưa, tình nghĩa anh em thiếu hẳn lòng nhân ái. Đó là chỗ kém vậy.” – Đại Việt sử ký toàn thư.
  • “Khoa cử các đời, thịnh nhất là đời Hồng Đức. Cách lấy đỗ rộng rãi, cách chọn người công bằng, đời sau không thể theo kịp.” – Phan Huy Chú.
  • Lê Quý Đôn cũng ca ngợi khoa bảng thời Hồng Đức đã chọn được nhiều nhân tài giúp nước. Tuy nhiên họ Lê còn chỉ ra một số mặt trái của nó: “Khoảng giữa niên hiệu Hồng Đức, mở rộng khoa cử, tuyển nhiều nhân tài, sĩ tử tập lối văn bóng bẩy, đục gọt từng câu, mong sao được đỗ để ra làm quan. Nay muốn tìm lấy hạng người khí tiết khẳng khái trong thời nay xem ra có phần thưa thớt. Nhưng con đường bổng lộc đã mở ra, thì phương pháp thi cử cũng nghiêm ngặt, người điềm tĩnh được tiến lên, người cầu may bị sàng sảy, cho nên người tại chức ít thói cầu cạnh mà trong nước biết quý danh nghĩa.”
  • Sử gia thời Pháp thuộc Trần Trọng Kim có đánh giá về Lê Thánh Tông trong cuốn Việt Nam sử lược (1919): “Thánh Tông là một ông vua thông minh, thờ mẹ rất có hiếu, ở với bề tôi đãi lấy lòng thành. Ngài trị vì được 38 năm, sửa sang được nhiều việc chính trị, mở mang sự học hành, chỉnh đốn các việc vũ bị, đánh dẹp nước Chiêm, nước Lào, mở thêm bờ cõi, khiến cho nước Nam… bấy giờ được văn minh thêm ra và lại lừng lẫy một phương, kể từ xưa đến nay chưa bao giờ cường thịnh như vậy.”
  • Tuy nhiên, vị vua này cũng bị một số người phê phán. Sử thần thời Nguyễn chỉ trích việc Lê Thánh Tông xưng làm Tao đàn Nguyên soái, lập ra Tao Đàn nhị thập bát tú và đặt tên một tập thơ là Quỳnh Uyển cửu ca: “Luôn luôn có hạn hán, nước to, đói dữ, mà đã nói như thế như thế…; lại còn xưng hô với nhau một cách khoe khoang, thật đáng khinh bỉ. Ông vua này không phải chỉ những đạo đức chưa được thuần hậu, độ lượng chưa được rộng rãi mà thôi đâu!”.

Đừng vội bỏ qua ❤️️Thơ Nguyễn Du ❤️️ Tìm hiểu chi tiết

Viết một bình luận