Xin Lập Khoa Luật ❤️️ Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích ✅ Giới Thiệu Đến Bạn Đọc Tuyển Tập Sơ Đồ Tư Duy, Tóm Tắt, Hoàn Cảnh Sáng Tác.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Tác Phẩm Xin Lập Khoa Luật
Xin Lập Khoa Luật là một trong những rất nhiều điều đề nghị của Nguyễn Trường Tộ để canh tân đất nước – để đưa xã hội Việt Nam vào luật pháp, đưa con người sống trong luật pháp nhằm góp phần làm cho Việt Nam thoát khỏi lạc hậu và hiểm họa mất nước. Cùng đọc Nội Dung Tác Phẩm Xin Lập Khoa Luật sau đây.
Nhất định đừng bỏ qua 🍀Chiếu Cầu Hiền🍀 Sơ Đồ Tư Duy, Các Mẫu Phân Tích Hay
Tóm Tắt Xin Lập Khoa Luật
Xem thêm bản Tóm Tắt Xin Lập Khoa Luật bên dưới.
Bài Xin lập khoa luật bàn về sự cần thiết của luật pháp đối với xã hội nhằm mục đích thuyết phục triều đình cho mở khoa Luật. Qua đó ta thấy được tấm lòng yêu nước thương dân của Nguyễn Trường Tộ.
Theo Nguyễn Trường Tộ, luật bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau: kỉ cương, uy quyền, chính lệnh, tam cương ngũ thường… Ông giới thiệu việc thực hành luật ở các nước phương Tây rất công bằng và nghiêm minh bởi đó là những nhà nước pháp quyền.
Ông chủ trương vua, quan, dân đều phải có ý thức tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật để đảm bảo công bằng xã hội. Theo tác giả, Nho học không có truyền thống tôn trọng luật pháp vì chỉ nói suông trên giấy, làm tốt chẳng ai khen, làm dở chẳng ai chê. Đến Khổng Tử cũng công nhận điều này.
Ông cũng cho rằng: quan hệ giữa đạo đức và pháp luật là ở chỗ thống nhất giữa đúng luật và đạo đức. Công bằng, luật pháp là đạo đức. Đạo đức lớn nhất là chí công vô tư. Trái luật cũng đồng nghĩa với trái đạo đức.
Cùng khám phá nội dung 🔻 Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc 🔻 Sơ Đồ Tư Duy, Các Mẫu Phân Tích Hay
Về Tác Giả Nguyễn Trường Tộ
Tiếp theo là những thông tin chính Về Tác Giả Nguyễn Trường Tộ.
- Nguyễn Trường Tộ (1830 – 1871) người làng Bùi Chu, xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
- Ông thông thạo cả Hán học và Tây học nên có tri thức rộng rãi, tầm nhìn xa rộng hơn nhiều trí thức nho sĩ đương thời.
- Ông đã viết nhiều bản điều trần gửi lên triều đình nhà Nguyễn đề nghị thực thi các biện pháp cụ thể nhằm đổi mới và phát triển đất nước, để có thực lực đối phó với họa xâm lăng đến từ phương Tây.
- Những bản điều trần này không chỉ thể hiện kiến thức sâu sắc, uyên bác, mới mẻ về tình hình Việt Nam và thế giới khi ấy mà còn thấm đượm tinh thần yêu nước của tác giả, được viết bằng một văn phòng sáng rõ, chặt chẽ.
- Một số bản điều trần:
- Lục lợi từ (Kế hoạch làm cho dân giàu, tháng 6 năm 1864)
- Khai hoang từ (Bàn về việc khai hoang, tháng 2 năm 1865)
- Điều trần khả năng lấy lại ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ
- Kế hoạch vận động ở Pháp để giữ ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ
Đừng vội bỏ lỡ phân tích ✨Vào Phủ Chúa Trịnh✨ Giá Trị Nội Dung Và Nghệ Thuật
Về Tác Phẩm Xin Lập Khoa Luật
Về Tác Phẩm Xin Lập Khoa Luật, văn bản này thuộc thể loại Điều trần (văn nghị luận chính trị – xã hội) trình bày vấn đề theo từng điều, từng mục.
Xin lập khoa luật là một văn bản nghị luận có bố cục chặt chẽ, lập luận sắc sảo, lí lẽ thấu đáo, đầy sức thuyết phục. Văn bản đã đưa ra những lí do để khẳng định việc lập khoa luật là rất cần thiết. Bố cục gồm có 3 phần chính:
- Phần 1 (từ đầu … quốc dân giết): Nêu trách nhiệm, vị trí của luật pháp đối với xã hội
- Phần 2 (tiếp … chất phác): Mối quan hệ của luật pháp với Nho giáo
- Phần 3 (còn lại): Mối quan hệ luật pháp với đạo đức
Hoàn Cảnh Sáng Tác Xin Lập Khoa Luật
Hoàn Cảnh Sáng Tác Xin Lập Khoa Luật như sau:
Bài Xin lập khoa luật trích từ bản điều trần số 27: Tế cấp bát điều, bàn về sự cần thiết của luật pháp đối với xã hội nhằm mục đích thuyết phục triều đình cho mở khoa Luật.
Do bản điều trần này, viết đệ trình lên vua Tự đức phải thuyết phục nhà vua cho mở khoa luật nên Nguyễn Trường Tộ đã khéo léo so sánh, đối chiếu giữa việc hành pháp ở các nước phương Tây văn minh với việc thực thi đạo tam cương ngũ thường, việc hành chính của sáu bộ ở nước ta thời đó.
Xem thêm về ❤️️ Bài Ca Phong Cảnh Hương Sơn ❤️️ Nội Dung Tác Phẩm, Nghệ Thuật
Ý Nghĩa Nhan Đề Tác Phẩm Xin Lập Khoa Luật
Tiếp tục cùng tìm hiểu Ý Nghĩa Nhan Đề Tác Phẩm Xin Lập Khoa Luật nhé.
Cách đặt nhan đề “Xin lập khoa luật” của Nguyễn Trường Tộ là trực tiếp, trực diện cốt để nêu bật tầm quan trọng của luật trong cuộc sống, vai trò của luật đối với bất kì ai – dù là người đó làm quan hay là dân thường.
Đây chính là điều đề nghị của Nguyễn Trường Tộ để canh tân đất nước – để đưa xã hội Việt Nam vào luật pháp, đưa con người sống trong luật pháp nhằm góp phần làm cho Việt Nam thoát khỏi lạc hậu và hiểm họa mất nước.
Giá Trị Nội Dung Và Nghệ Thuật Của Xin Lập Khoa Luật
Đừng bỏ qua các Giá Trị Nội Dung Và Nghệ Thuật Của Xin Lập Khoa Luật bên dưới.
Giá trị nội dung
- Với cái nhìn tiến bộ và đầy tinh thần trách nhiệm, Nguyễn Trường Tộ đã chỉ rõ vai trò của luật pháp đối với sự ổn định của xã hội.
- Bản điều trần đã nói rõ tư tưởng canh tân của Nguyễn Trường Tộ nhằm đổi mới đất nước. Đặt trong hoàn cảnh lúc bây giờ, khi chế độ phong kiến nước ta còn bảo thủ, trì trệ, thì tư tưởng canh tân của ông càng đáng ghi nhận.
Giá trị nghệ thuật
- Lập luận chặt chẽ
- Dẫn chứng xác thực
- Lời lẽ mềm dẻo, có sức thuyết phục.
Xem nội dung tác phẩm🌱 Chạy Giặc [Nguyễn Đình Chiểu]🌱 Mẫu Phân Tích, Giá Trị Nội Dung, Nghệ Thuật
Sơ Đồ Tư Duy Xin Lập Khoa Luật
Lưu lại ngay các Sơ Đồ Tư Duy Xin Lập Khoa Luật.
Đừng bỏ lỡ tác phẩm 🌷Lẽ Ghét Thương 🌷 phân tích đầy đủ nhất
5 Mẫu Phân Tích Xin Lập Khoa Luật Hay Nhất
Chia sẻ bạn đọc danh sách 5 Mẫu Phân Tích Xin Lập Khoa Luật Hay Nhất.
Phân Tích Xin Lập Khoa Luật Tiêu Biểu – Mẫu 1
“Xin lập khoa luật” ra đời với vai trò đề cao giá trị thực tiễn của luật pháp trong đời sống của con người trong việc cai trị và điều hành đất nước. Luật là kỉ cương, là chính lệnh của quốc gia. Một đất nước phải có phép tắc, người làm đúng phải được thưởng nhằm khuyến khích hành động tốt, người sai trái phải bị xử phạt nghiêm minh làm tấm gương răn đe. Luật pháp đưa đất nước lên một tầm cao mới, sánh vai với những đất nước phát triển.
Mở đầu tác phẩm, Nguyễn Trường Tộ đưa ra vấn đề một cách trực tiếp, đồng thời so sánh giữa các nước phương Tây và nước ta trong cùng một thời đại.
Giới thiệu việc áp dụng luật pháp ở phương Tây và các nước phát triển, từ người lãnh đạo là vua quan cho đến dân thường đều cần tôn trọng và tuân thủ pháp luật, “những người làm trong ngành bộ hình xử đoán các vụ kiện tụng chỉ có bị thăng trật chứ không bao giờ bị biến chức”, cốt là để giữ vững hệ thống kỉ cương, phép nước.
Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra dẫn chứng:” phàm những tội ngũ hình đều do các vị này xử, vua cũng không được đoán phạt một người nào theo ý mình mà không có chữ kí của các quan trong bộ ấy”. Việc đề ra luật pháp với mục đích đảm bảo quyền lợi, xử phạt công bằng, công khai.
Một đất nước phát triển là đất nước có pháp luật quy củ, mọi người tuân theo pháp luật để có thể điều chỉnh hành vi và thái độ, đó là lý do vì sao, nếu muốn trở nên hùng mạnh hơn, nước Việt ta cần lập khoa luật. Cách vào đề thẳng thắn và trực tiếp, đưa lên bàn cân so sánh vừa là để nâng tầm đất nước, vừa để nhấn mạnh sự cấp bách của việc thành lập khoa luật.
Tác giả đưa ra những lĩnh vực trong luật bao gồm kỉ cương, uy quyền, chính lệnh, tam cương ngũ thường cho đến những việc hành chính của sáu bộ. Trên quan điểm của Nguyễn Trường Tộ, luật có khả năng quản lí và định hướng mọi mặt đời sống xã hội. Tất cả mọi người, bất luận già trẻ gái trai, bất luận là quan hay là dân, đều cần tuân theo luật pháp.
Quốc có quốc pháp, đất nước phải có luật pháp thì mới hoạt động bền vững , kỉ cương. Người đứng đầu phải có cách quản lí dân chúng, dân chúng phải có hệ thống pháp luật cụ thể để điều chỉnh hành vi, thái độ phù hợp với luân thường đạo lý.
Chủ trương được nêu rõ trong tác phẩm, “vua quan dân đều phải tôn trọng pháp luật”, “trái luật là tội, giữ luật là đức”, “trong luật cái gì cũng công bằng, hợp với đức trời, nếu tận dụng cũng đủ trọn vẹn đạo làm người. Cách lập luận hợp lý, vừa đánh vào tình cảm, vừa mang tính thuyết phục cao.
Cái linh hoạt của Nguyễn Trường Tộ ở đây là, ông không ép buộc mọi người ngay lập tức phải tuân thủ luật pháp, nghe theo luật pháp cứng nhắc, mà khéo léo nhắc đến đạo đức, đạo lý. Người Việt xưa nay vẫn đề cao đạo làm người, vì vậy, ông đề cao mối quan hệ giữa con người với con người sẽ tốt đẹp hơn khi có luật pháp bổ sung, hỗ trợ.
Không chỉ dừng lại ở các nước phương Tây phát triển hay ý kiến cá nhân đơn thuần, Nguyễn Trường Tộ nhắc đến Nho giáo truyền thống, hệ tư tưởng vốn ăn sâu vào tiềm thức người Việt. Ông cho rằng, Nho giáo không tôn trọng luật pháp, vì “chỉ nói suông mà không lam”, “vua chúa nắm quyền thống trị”, theo Nho giáo khiến con người chỉ có kiến thức đơn thuần, sáo rỗng mà không thay đổi cái tôi cá nhân.
Trong khi đó, đạo đức cần phải đi đôi với luật pháp. Nho giáo trong thời kì đương thời đã và đang biến chất và suy thoái. Những nhà Nho tự xưng mình là kẻ có học thức, chễm chệ ngồi lên phản dạy dỗ học trò, liệu có mấy người thực sự hiểu biết, có nhân cách tốt, có đủ kiến thức để mở lớp, mở trường?
Với lập luận chặt chẽ, xác thực, đưa dẫn chứng cụ thể từ phương Tây phát triển cho đến những hủ tục trong quan niệm của Khổng Tử, Nguyễn Trường Tộ đã khẳng định sự cần kíp của việc lập ra khoa luật nhằm phổ biến luật pháp tới nhân dân, sớm cải tổ, kiến thiết đất nước.
Phân Tích Xin Lập Khoa Luật Đặc Sắc – Mẫu 2
Tác giả Nguyễn Trường Tộ (1830-1871) là một trí thức yêu nước và theo đạo Thiên Chúa, người làng Bùi Chu, xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Là một người có vốn tri thức phương Đông sâu sắc, Nguyễn Trường Tộ nhận ra nhu cầu bức thiết phải canh tân đất nước. Và bài Xin lập khoa luật là bản điều trần số 27 do Nguyễn Trường Tộ viết ngày 20 tháng 10 năm Tự Đức thứ 20.
Tác giả nêu ra các nội dung của luật để khẳng định khả năng bao quát của luật đối với xã hội. Sau đó, khẳng định vai trò của luật đối với việc trị dân của vua. Luật bao gồm: “kỉ cương, uy quyền, chính lệnh của quốc gia, trong đó tam cương ngũ thường cho đến việc hành chính của sáu bộ đều đầy đủ”.
Có nghĩa là luật bao trùm cả vấn đề đạo đức và trách nhiệm. Học luật để quan dùng luật để trị, dân phải theo luật để giữ gìn phép tắc. Bởi mọi người đều phải học luật, giỏi luật thì làm quan. Trị nước phải theo luật, vua cũng không thể can thiệp, làm theo luật là thể hiện sự công bằng, nhà vua tỏ ra đạo nhân ái.
Vả lại, việc hành pháp lại tránh cho các quan thi hành luật pháp “không bị một bó buộc nào cả”; lúc cho nhà vua “không dự vào những việc ngũ hình để tỏ đạo nhân ái”. Ông đã chỉ ra rằng, lí thuyết của sách Nho “chỉ nói suông trên giấy”, đó là những lẽ phải nhưng tự nó không có đủ khả năng làm cho mọi người thay đổi tâm tính, tự giác sửa mình.
Đưa ra những nhược điểm của việc trị dân bằng lí thuyết nhà nho, tác giả không chỉ hướng đến mục đích phê phán sách Nho mà để khẳng định luật cần thiết đối với sự ổn định của xã hội. Đặt ra chủ trương từ vua quan đến dân đều phải tôn trọng và chấp hành làm theo luật, như vậy mới có thể đảm bảo được công bằng cho xã hội.
Tác giả còn phê phán đạo Nho, Nho học chỉ học suông trên giấy về đạo làm người, không quy định thưởng phạt và ít tác động cải tạo con người, không có truyền thống tốt trong pháp luật, ngay cả Khổng Tử cũng phải công nhận điều đó “Ta chưa hề thấy ai nhận được lỗi mình mà biết tự trách phạt”. Đúng là Nho học truyền thống không có tác dụng như luật.
Vì vậy, xã hội đã đến lúc cần phải có luật pháp để “cứu nước giúp đời”… Bởi sách vở chỉ làm rối trí thêm, chẳng được tích sự gì: Theo ông, họ không “phụ thuộc” vào sách vở; các vua chúa chỉ tham khảo thôi chứ dùng để trị dân sao được. Bởi vì, sách vở chỉ là các ”sự tích chính sự thời xưa của cổ nhân”, “những bài luận hay ho của người xưa”, “những áng văn chương trau chuốt của chư tử”, “những tiểu thuyết dã sử của những người hiếu sự”,…
Tóm lại, sách vở nho gia ” chỉ làm rối trí thêm chẳng được tích sự gì”!. Nguyễn Trường Tộ thừa nhận “đạo làm người không gì lớn bằng trung hiếu, không gì cần thiết bằng lễ nghĩa”. Nhưng điều đáng nói ở đây là, ông khẳng định như vậy để mà phủ định nó: đạo ấy muốn trở thành hiện thực phải có luật không thì chỉ là nói suông, “không làm cũng chẳng bị ai phạt, có làm cũng chẳng được ai thưởng”; các nhà nho học nhiều nhưng” mấy ai đổi được tâm tính, sửa được lỗi lầm?”.
Vừa khẳng định để làm rõ nội dung phê phán, tính đúng đắn, tránh gây tự ái cho người khác. Qua đó tác giả cũng ca ngợi, khẳng định triều đại vua chúa dùng đó để trị dân.
Không chỉ vậy, tác giả còn nêu ra vai trò của luật Nguyễn Trường Tộ nâng thành vấn đề quan hệ giữa đạo đức và pháp luật để giả định phản bác quan niệm “luật chỉ tốt cho cai trị chứ không có đạo đức”. Theo ông, luật đâu chỉ là chính trị, đâu “chỉ tốt cho việc cai trị”, mà luật còn là ” đức”, là cái đức “chí công vô tư”, là “đức trời”, là”mở đạo làm người”.
Ông phản bác để mà khẳng định: “nếu tận dụng cái lẽ công bằng ở trong luật thì mọi quyền, pháp đều là đạo đức”; “trong luật cái gì cũng công bằng hợp với đức trời”. Luôn chủ trương vua quan phải có ý thức pháp luật, không chỉ cai trị mà còn phải có hành vi đạo đức làm người. Nêu ra những mặt trái nếu làm luật không nghiêm túc. Cách lập luật thật sắc xảo, chặt chẽ, kiệm lời và có tính chiến đấu mạnh mẽ, hùng hồn.
Xin lập khoa luật là một bài điều trần đưa ra những ý kiến để canh tân đất nước, mang tính nghị luận cao nhằm thuyết phục người nghe làm theo đề nghị của mình. Cách lập luật vừa chặt chẽ, có những chứng cứ xác thực, vừa phải mềm dẻo và tránh làm cho đối tượng mình cần thuyết phục phải tự ái.
Phân Tích Xin Lập Khoa Luật Ấn Tượng – Mẫu 3
Nguyễn Trường Tộ (1830 – 1871) , quê ở Nghệ An. Là người có học, tầm nhìn xa trông rộng. Sinh thời ông có nhiều bản điều trần gửi nhà Nguyễn đề nghị thực thi việc cải cách, chấn hưng đất nước. Nhưng nhà Nguyễn hầu như không thực hiện.
Các bản điều trần thể hiện một tấm lòng yêu nước tha thiết, lập luận chặt chẽ. Bài “Xin lập khoa luật” trích từ bản điều trần 27, có nội dung bàn về sự cần thiết của luật pháp đối với xã hội, mục đích là thuyết phục triều đình cho lập khoa luật.
Theo tác giả, luật bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau: Kỉ cương, uy quyền, chính lệnh, tam cương ngũ thường… Việc thực hành luật pháp ở các nước phương Tây rất công bằng, nghiêm minh. Không có ai (kể cả vua chúa) được đứng ngoài, đứng trên luật pháp. Nhà nước xã hội vận hành và phát triển bằng luật pháp. mọi sự thưởng phạt đều dựa trên luật pháp. Đó là những nhà nước pháp quyền .
Luật có tác dụng cai trị xã hội, duy trì sự tồn tại của đất nước, quan dùng luật để trị dân, dân theo luật mà giữ gìn. Bất cứ hình phạt nào trong nước đều không vượt khỏi luật. Làm trái luật và không nghiêm sẽ dẫn đến việc người dân coi thường pháp luật. Luật phải đề cao tinh thần dân chủ, gắn đời sống con người.
Luật còn là đạo đức, đạo đức làm người “trái luật là có tội, giữ đúng luật là đức” và “có cái đạo đức nào lớn hơn chí công vô tư”.
Quan hệ giữa đạo đức và luật pháp là ở chỗ thống nhất giữa đúng luật và đạo đức. Công bằng, luật pháp là đạo đức. Đạo đức lớn nhất là chí công vô tư. Trái luật cũng đồng nghĩa với trái đạo đức.
Tác giả chủ trương mọi người phải có thái độ tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp. – Chủ trương vậy để bảo đảm công bằng xã hội. Nho học không có truyền thống tôn trọng luật pháp, chỉ nói suông, làm tốt không ai khen, làm dở không ai phạt. Chính Khổng Tử cũng công nhận điều này.
Việc nhắc đến Khổng Tử và các khái niệm đạo đức, văn chương có tác dụng làm cho nghệ thuật biện luận tác động đến tư duy và tâm lí các nhà nho – vốn là những người giương cao ngọn cờ đạo đức của Thánh Khổng – và chính Khổng Tử đã nhận ra cái hạn chế, chủ quan và không tưởng của giáo lí, đạo đức, nghệ thuật nếu không có luật pháp làm nền tảng; để họ nhận thức rõ vấn đề quan trọng của luật pháp.
Với hệ thống lập luận chặt, dẫn chứng sát thực, lời lẽ mềm dẻo, có sức thuyết phục, bản điều trần “Xin lập khoa luật” thể hiện tư tưởng cấp tiến của Nguyễn Trường Tộ đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Phân Tích Xin Lập Khoa Luật Hay Nhất – Mẫu 4
Nguyễn Trường Tộ được biết đến là một trí thức uyên thâm có tầm nhìn xa trông rộng, thông thạo cả Hán học và Tây học, giàu lòng yêu nước, luôn có tư tưởng canh tân đất nước. Xin lập khoa luật là một văn bản nghị luận có bố cục chặt chẽ, lập luận sắc sảo, lí lẽ thấu đáo, đầy sức thuyết phục. Văn bản đã đưa ra những lí do để khẳng định việc lập khoa luật là rất cần thiết.
Quan và dân, quân và thần đều bình đẳng trước pháp luật. Quan điểm của Nguyễn Trường Tộ có điểm tiến bộ rõ rệt so với tư tưởng pháp trị phong kiến là ông đã chú ý đến quyền lợi của nhân dân trước pháp luật.
Tác giả khẳng định vai trò của luật. Ông đã chỉ ra rằng, lí thuyết của sách Nho “chỉ nói suông trên giấy”. Đó là những lẽ phải nhưng tự nó không đủ khả năng làm cho mọi người thay đổi tâm tính, tự giác sửa mình. Đưa ra những khuyết điểm của việc trị dân bằng lí thuyết nhà nho, Nguyễn Trường Tộ không chỉ hướng đến mục đích phê phán sách Nho mà còn khẳng định luật cần thiết đối với sự ổn định của xã hội.
Nho gia giáo dục con người bằng chuẩn mực đạo đức, bằng những tấm gương đạo đức của quá khứ nên nặng tính lí thuyết suông. Cuối mỗi điều phê phán Nho giáo, Nguyễn Trường Tộ kết lại bằng lời của Khổng Tử khiến cho lí lẽ của ông càng thuyết phục người nghe, nhất là nhà nho vốn rất bảo thủ.
Nguyễn Trường Tộ đã lí giải thấu đáo vai trò của luật, đồng thời giải quyết triệt để những nghi ngờ về khả năng của luật. Ông dùng lập luận để bác bỏ quan điểm “luật lệ chỉ tốt cho việc cai trị chứ không có đạo đức tinh vi”. Ông khẳng định: “trái luật là tội, giữ đúng luật là đức”.
Để khẳng định, tác giả đã dùng các câu nghi vấn tu từ. Bằng lập luận rõ ràng, lí lẽ thấu đáo, Nguyễn Trường Tộ đã chỉ ra một cách thuyết phục sự cần thiết của việc dùng luật để trị dân. Từ đó khẳng định: lập khoa luật để dạy dân hiểu luật là việc làm cấp thiết.
Với cái nhìn tiến bộ và đầy tinh thần trách nhiệm, Nguyễn Trường Tộ đã chỉ rõ vai trò của luật pháp đối với sự ổn định của xã hội. Tư tưởng ấy của ông dù được nói đến cách đây hàng trăm năm nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Văn chương của Nguyễn Trường Tộ là lối văn chính luận, vừa phải bảo đảm sự chặt chẽ, sắc bén, khúc chiết trong phân tích, trong dẫn chứng nhưng cũng vừa thấm đậm cảm hứng trữ tình của tác giả, nên có sức thuyết phục rất mạnh.
Những lá thư điều trần của ông rất dài, bàn về rất nhiều vấn đề cùng một lúc, nhưng văn phong mạch lạc, đâu ra đấy, từng vấn đề được bàn hết lẽ và dứt điểm, lại đều có chứng minh thực tiễn. Ấy là bút pháp của một học giả chịu ảnh hưởng khá rõ tư duy lôgíc phương Tây, và có thể nói đã đoạn tuyệt với kiểu nghị luận cảm tính, lan man không dứt của nhà nho.
Nguyễn Trường Tộ cũng không ngại nêu nghịch lí trong phương pháp nghị luận của ông. Ông biết đem hình thức đối thoại vào bài văn, luôn luôn đặt giả thuyết, đặt câu hỏi để lật lại vấn đề, và tự mình phản bác cặn kẽ những câu hỏi mình nêu ra, làm cho vấn đề càng thêm sáng tỏ. Nhưng điều quan trọng hơn là ông đã nghị luận bằng tất cả nhiệt huyết và lòng tin vào chân lí.
Ông gần như không chỉ có nghị luận bằng lí trí mà trong nghị luận còn phơi trải hết lòng mình. Chính phong cách chính luận – trữ tình này đã tạo nên một giọng điệu riêng, một khả năng cuốn hút đặc biệt đối với đối tượng mà ông cần thuyết phục.
Tóm lại, dù bao năm đã trôi qua nhưng những lí lẽ của Nguyễn Trường Tộ đưa ra trong tác phẩm Xin lập khoa luật vẫn còn nguyên giá trị. Qua đó ta nhận thấy rằng dù trong thời đại nào thì luật pháp cũng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội.
Phân Tích Xin Lập Khoa Luật Nổi Bật – Mẫu 5
Nguyễn Trường Tộ đặt vấn đề phải lập khoa luật
Cách vào đề của Nguyễn Trường Tộ là trực tiếp, trực diện nhằm nêu bật tầm quan trọng của luật trong cuộc sống, vai trò của luật đối với bất kì ai – cho dù người đó làm quan hay là dân thường: “Bất luận quan hay dân, mọi người đều phải học luật nước và những luật mới bổ sung thêm từ thời Gia Long đến nay”.
Theo Nguyễn Trường Tộ, luật bao gồm kỉ cương, uy quyền, chính lệnh của quốc gia: đất nước muốn tồn tại phải có kỉ cương, nhà nước muốn cai trị dân phải có uy quyền, thông qua các chính sách và pháp luật (chính lệch). Điều đó chứng tỏ luật bao trùm lên tất cả mọi lĩnh của đời sống xã hội cũng như cuộc sống của con người.
Do bản điều trần này, viết đệ trình lên vua Tự đức phải thuyết phục nhà vua cho mở khoa luật nên ông đã khéo léo làm một việc so sánh, đối chiếu giữa việc hành pháp ở các nước phương Tây văn minh với việc thực thi đạo tam cương ngũ thường, việc hành chính của sáu bộ ở nước ta thời đó.
Theo Nguyễn Trường Tộ tam cương ngũ thường là xương sống của chế độ phong kiến, là đạo lớn nhất bao trùm mọi quan hệ xã hội và gia đình, mọi cách ứng xử giữa con người với nhau; lục bộ (sáu bộ) là cơ quan quyền lực trung ương của nhà nước phong kiến.
Vì trong luật có đủ cả đạo tam cương ngũ thường, cả việc hành chính của sáu bộ cho nên nhà vua không có lí do gì mà lại không cho thành lập khoa luật để dạy luật cho người Việt Nam.
Vả lại, việc hành pháp lại tránh cho các quan thi hành luật pháp “không bị một bó buộc nào cả”; lúc cho nhà vua “không dự vào những việc ngũ hình để tỏ đạo nhân ái”.
Việc đặt vấn đề trực tiếp, rõ ràng như thế làm người đọc (vua Tự Đức) hiểu ngay mục đích vấn đề mà người viết nêu ra trong bản điều trần, bước đầu đã được thuyết phục bởi lí lẽ cũng như thực tế mà người viết viện dẫn.
Nguyễn Trường Tộ phê phán Nho học truyền thống không có tác dụng bằng luật pháp
Việc phê phán Nho học, nho gia được triển khai ở mấy điểm như sau:
Thứ nhất, Nguyễn Trường Tộ thừa nhận “đạo làm người không gì lớn bằng trung hiếu, không gì cần thiết bằng lễ nghĩa”.
Để thuyết phục nhà vua, Nguyễn Trường Tộ dẫn lời của chính Khổng Tử – ông tổ của Nho học – để chứng minh cho sự phê phán của mình là đúng: “Ta chưa hề thấy ai nhận được lỗi mình mà biết tự trách phạt”. Đúng là Nho học truyền thống không có tác dụng như luật. Vì vậy, xã hội đã đến lúc cần phải có luật pháp để “cứu nước giúp đời”.
Thứ hai, Nguyễn Trường Tộ cho rằng vua chúa thống trị là nhờ hiểu luật chứ đâu chỉ vì xem các sách vở của nho gia xưa để lại. Theo ông, họ không “phụ thuộc” vào sách vở; các vua chúa chỉ tham khảo thôi chứ dùng để trị dân sao được.
Bởi vì, sách vở chỉ là các ” sự tích chính sự thời xưa của cổ nhân”, “những bài luận hay ho của người xưa”, “những áng văn chương trau chuốt của chư tử”, “những tiểu thuyết dã sử của những người hiếu sự”, … Tóm lại, sách vở nho gia ” chỉ làm rối trí thêm chẳng được tích sự gì”!
Một lần nữa, ông lại dẫn lời Khổng Tử để làm sáng tỏ quan điểm của mình vừa nêu: “chép những lời nói suông chẳng bằng thân hành ra làm việc”. Mà muốn làm việc phải có luật. Về vấn đề này, ông nêu lên tình trạng đáng buồn của phần đông các “con dân” nơi cửa Khổng sân Trình thời đó: suốt đời học chữ thánh hiền nhưng cư sử “còn tệ hơn những người quê mùa chất phác”.
Cách lập luật của Nguyễn Trường Tộ tỏ ra rất sắc sảo, chặt chẽ; luận điểm rõ ràng, luận chứng và luận cứ có sức thuyết phục, có tính chiến đấu cao, bộc lộ tâm huyết của một nhà trí thức thiết tha với công cuộc đổi mới đất nước ở nửa sau thế kỉ XIX.
Nguyễn Trường Tộ khẳng định sự thống nhất giữa đạo đức và luật pháp
Để chốt lại vấn đề đặt ra, sau khi lập luận rằng luật pháp có vai trò quan trọng trong việc điều hành chính sự, tổ chức xã hội, rằng Nho học đã tỏ ra không có tác dụng bằng luật, Nguyễn Trường Tộ nâng thành vấn đề quan hệ giữa đạo đức và pháp luật để giả định phản bác quan niệm “luật chỉ tốt cho cai trị chứ không có đạo đức”.
Theo ông, luật đâu chỉ là chính trị, đâu “chỉ tốt cho việc cai trị”, mà luật còn là ” đức”, là cái đức “chí công vô tư”, là “đức trời”, là”mở đạo làm người”. Ông phản bác để mà khẳng định: “nếu tận dụng cái lẽ công bằng ở trong luật thì mọi quyền, pháp đều là đạo đức”; “trong luật cái gì cũng công bằng hợp với đức trời”.
Nếu có đọc bản điều trần này thì đến đây, chắc Tự Đức sẽ an lòng, không lo việc lập khoa luật sẽ trái với “đức trời”, với “đạo làm người” mà hàng nghìn năm bao đời vua đã cố công duy trì để thống trị xã hội phong kiến Việt Nam.
Tiếc rằng vua Tự Đức, triều đình nhà Nguyễn lúc bấy giờ không chấp nhận. Bản điều trần số 27 cũng như các bản điều trần khác của Nguyễn Trường Tộ đều bị xếp lại.
Xin lập khoa luật là một trong những rất nhiều điều đề nghị của Nguyễn Trường Tộ để canh tân đất nước – để đưa xã hội Việt Nam vào luật pháp, đưa con người sống trong luật pháp nhằm góp phần làm cho Việt Nam thoát khỏi lạc hậu và hiểm họa mất nước.
Bản điều trần số 27 biểu hiện tấm lòng yêu nước của một trí thức theo đạo Thiên Chúa đi trước thời đại, tiếp cận tư tưởng nhà nước pháp quyền, khát khao muốn đi đất nước đi lên theo hướng hiện đại, tiên tiến như các nước phương Tây khi đó.
Tư tưởng pháp trị mà Nguyễn Trường Tộ trình bày trong bản điều trần vừa có ý nghĩa tiến bộ về luật pháp, vừa có ý nghĩa tích cực trong việc bảo vệ quyền lợi cho người dân thời đó. Cho đến nay, đều này vẫn còn nguyên giá trị.