Chái Bếp Lớp 8: Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Phân Tích, Cảm Nghĩ

Tìm hiểu về bài Chái bếp lớp 8 với các thông tin cụ thể như nội dung, hoàn cảnh sáng tác, giá trị tác phẩm ,.. được Thohay.vn chia sẻ dưới đây.

Chái Bếp Là Gì?

Chái bếp hay còn được gọi là “căn nhà thêm” là một gian nhà nhỏ liền kề ngôi nhà chính. Đây là nơi dùng để nấu nướng, trữ đồ ăn, để các vật dụng bếp núc và là nơi chứa củi.

Đọc thêm tác phẩm👉 Những Chiếc Lá Thơm Tho Lớp 8

Hình Ảnh Chái Bếp

Nếu bạn vẫn chưa hình dung ra chái bếp như thế nào, vậy thì hãy xem ngay những hình ảnh dưới đây.

Hình Ảnh Chái Bếp
Hình Ảnh Chái Bếp
Hình Ảnh Chái Bếp Rõ Nét
Hình Ảnh Chái Bếp Rõ Nét
Share Hình Ảnh Chái Bếp
Share Hình Ảnh Chái Bếp
Hình Ảnh Chái Bếp Đơn Sơ
Hình Ảnh Chái Bếp Đơn Sơ

Xuất Xứ Và Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Chái Bếp

Bài thơ Chái bếp in trong Yao, NXB Hội nhà văn, 2021. Tập thơ “Yao” của nhà thơ Lý Hữu Lương là một trong năm tác phẩm vừa được vinh danh trong Giải thưởng Tác giả trẻ lần thứ I-2021 của Hội Nhà văn Việt Nam. Tác giả viết bài thơ khi mà những hồi ức tuổi thơ ùa về, kí ức đậm sâu với chái bếp gợi lên nhiều kỷ niệm.

Nội Dung Bài Thơ Chái Bếp

Dưới đây là nội dung bài thơ Chái bếp của tác giả Lý Hữu Lương:

Cho tôi về chái bếp nhà tôi
Ngọn khói cong ngủ rồi chưa dậy
Nồi cám bao năm mẹ đun dở
Chái bếp nằm nghe nằng nặng đêm

Chái bếp vườn nhà cha gọi tên
Cho cánh nỏ cong hình lưỡi hái
Cho tuổi mình là hòa là trái
Chái bếp thõng mình xình xịch mưa

Cho tôi về chái bếp của tôi
Nhà ba gian quá giang một chái
Có thần bếp ngụ trong than cùi
Có mặt người dợm nắng dợm sương

Có tiếng cười tiếng khóc trên nôi
Hồn người chờ thuyền về quê cũ
Chái nhà tôi bao lần vàng cọ
Nước đầu nguồn về máng rong chơi

Cho tôi về chái bếp nhà tôi
Củi lửa non đêm đầy sương giá
Tiếng ngô giòn tiếng mẹ giòn hơn
Cho tôi về chái bếp nhà tôi…

Đọc thêm tác phẩm 👉 Mắt Sói Lớp 8

Tóm Tắt Bài Thơ Chái Bếp

Đón đọc thêm phần tóm tắt bài thơ Chái bếp được chia sẻ dưới đây để các em có thể nắm bắt được nội dung chính của bài.

Tác giả đang nhớ về kỷ niệm tuổi thơ đầy ấm áp bên căn chái bếp. Ở đó, những hoạt động bên bếp đượm màu sắc gia đình và những kỷ niệm thân quen cùng những người thân yêu vẫn in sâu trong tâm trí tác giả. Căn chái bếp, nơi mẹ đun nồi cám lợn và cha làm cánh cung, luôn là nơi gắn bó với các sự kiện lớn nhỏ trong gia đình.

Tuy thời gian đã qua đi, nhưng hình ảnh của căn chái bếp vẫn còn sắc nét trong ký ức tác giả. Với tác giả, căn chái bếp không chỉ là nơi đơn thuần làm bếp mà còn là tình cảm, là sự kết nối giữa những người thân yêu. Tác giả nhớ mãi tiếng lửa đượm sương giá và tiếng ngô xay của mẹ, đó là những kỷ niệm đáng trân trọng của tuổi thơ. Bởi vậy, tác giả mong muốn được trở lại căn chái bếp, nơi gắn bó với những tình cảm thân yêu của mình.

Chia sẻ 👉 Bài Thơ Quê Hương Của Giang Nam 👉 nổi tiếng

Đôi Nét Về Tác Giả Chái Bếp

Chia sẻ đến bạn đôi nét về Lý Hữu Lương – tác giả của bài thơ Chái bếp nổi tiếng.

Tiểu Sử

  • Lý Hữu Lương sinh năm 1988, là người dân tộc Dao, sinh ra ở bản Khe Rộng – bản của người Dao quần chẹt trên núi Bàn Mai (xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái).
  • Ông tốt nghiệp Trường Sĩ quan Chính trị Bắc Ninh, anh về công tác tại Quân khu 2.
  • Ông từng là học viên Trường Sĩ quan Chính trị (Bắc Ninh), là lính vùng biên thuộc Quân khu 2, hiện đang công tác tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội.
  • Vừa công tác nhưng cũng rất đam mê sáng tác, Lý Hữu Lương trở thành hội viên Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam và hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Từ năm 2014 đến nay, anh là Biên tập viên thơ của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Sự Nghiệp

  • Phong cách sáng tác: Sử dụng ngôn ngữ hết sức mộc mạc, nhiều phương ngữ, thổ ngữ, cho ta thấy tâm hồn anh thấm đẫm tình yêu cội nguồn. Thơ Lý Hữu Lương giàu hình tượng, truyền thuyết nhưng đi kèm đó cũng là tính thực tại đời sống của người Dao.
  • Các tác phẩm tiêu biểu: “Người đàn bà cõng trăng trên đỉnh Cô San” (2013), trường ca “Bình nguyên đỏ” (2016) và tập bút ký “Mùa biển lặng” (2020)…
  • Lý Hữu Lương đã xuất bản 4 đầu sách, trong đó có tập thơ “YAO” là tiêu biểu nhất. 
  • Lý Hữu Lương được trao Giải thưởng Tác giả trẻ lần thứ Nhất năm 2021 của Hội Nhà văn Việt Nam.

Tham khảo tác phẩm 👉 Gặp Lá Cơm Nếp 👉 của Thanh Thảo

Ý Nghĩa Bài Thơ Chái Bếp

Ý nghĩa bài thơ Chái bếp nói lên sự trân trọng với những giá trị văn hóa tốt đẹp, truyền thống gia đình và hơn hết là muốn lưu giữ và truyền lại cho thế hệ sau.

Bố Cục Bài Thơ Chái Bếp

Bố cục bài thơ Chái bếp gồm 3 phần, cụ thể như sau:

  • Phần 1 (Khổ 1): Hình ảnh “chái bếp” hiện ra trong tâm tưởng của tác giả
  • Phần 2 (Khổ 2, 3, 4): Nhắc nhớ hình ảnh quê nhà với hình ảnh thân thuộc, gắn bó
  • Phần 3 (Khổ 5): Khao khát trở về nơi “chái bếp” những người thân yêu.

Mời bạn xem thêm bài 👉 Quang Trung Đại Phá Quân Thanh

Đọc Hiểu Bài Thơ Chái Bếp

Tiếp theo sau đây là phần đọc hiểu bài thơ Chái bếp, hãy cùng tham khảo ngay nhé.

👉 Câu 1 : Bài thơ Chái bếp do ai sáng tác?

A. Lý Hữu Lương

B. Xuân Quỳnh

C.Bằng Việt

D. Y Phương

Đáp án: A

👉 Câu 2: Bài thơ Chái bếp được viết bằng thể thơ nào?

A. Thơ năm chữ

B. Thơ sáu chữ

C. Thơ tự do

D. Thơ bảy chữ

Đáp án: D

👉 Câu 3: Bài thơ Chái bếp có xuất xứ từ đâu?

A. Trường ca Bình nguyên đỏ

B. Tập thơ Yao

C. Tập thơ Người đàn bà cõng trăng đỉnh Cô-san

D. Bút kí Mùa biển lặng

Đáp án: B

👉 Câu 4: Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Nghị luận

D. Biểu cảm

Đáp án: D

👉 Câu 5: Nhan đề “Chái bếp” chỉ cái gì?

A. Gian bếp của người Dao

B. Một góc nhỏ trong gian bếp của người Dao để đặt bếp

C. Gian nhỏ lợp một mái tiếp vào đầu hồi nhà, nơi người Dao đặt bếp để sưởi ấm, nấu nướng

D. Một góc mái trên cao trong gian bếp của người Dao

Đáp án: C

👉 Câu 6: Câu thơ nào được điệp lại nhiều nhất trong bài thơ?

A. Chái bếp vườn nhà cha gọi tên

B. Cho tôi về chái bếp nhà tôi

C. Chái nhà tôi bao lần vàng cọ

D. Nhà ba gian quá giang một chái

Đáp án: B

👉 Câu 7: Câu thơ “Cho tôi về chái bếp nhà tôi” được điệp lại nhiều lần có tác dụng gì?

A. Tình yêu với chái bếp gia đình – nơi đầy ắp những kỉ niệm

B. Niềm khát khao có được một gian chái bếp

C. Tạo điệp khúc nỗi nhớ quê hương, gia đình gia diết của tác giả

D. Nhấn mạnh đặc điểm gia đình của dân tộc Dao

Đáp án: D

👉 Câu 8: Theo lời nhân vật “tôi”, những chiếc lá của bà ngoài việc có thể tạo thành hình những con vật, đồ vật thì còn có tác dụng gì?

A. Nấu lên làm nồi nước xông để nhanh hết bệnh

B. Có thể làm thành nhiều món ăn

C. Dùng để nhóm lửa

D. Dùng để may vá

Đáp án: B

👉 Câu 9: Câu thơ “Hồn người chờ thuyền về quê cũ” nói đến quan niệm gì của người Dao?

A. Khi chết đi hồn sẽ vượt biển trở về với tổ tiên cũng là nơi phát tích của tộc người Dao

B. Khi chết đi hồn sẽ lên thuyền đi khắp mọi nơi

C. Khi chết đi hồn sẽ chờ đợi gia đình, người yêu ở bến sông

D. Đáp án khác

Đáp án: A

👉 Câu 10: Trong chái bếp gia đình nhân vật “tôi” có những gì?

A. Nồi cám của mẹ, thần bếp

B. Tiếng cười tiếng khóc trên nôi

C. Củi lửa

D. Tất cả đáp án trên

Đáp án: D

Xem thêm bài thơ 💌 Sang Thu [Hữu Thỉnh] 💌 giá trị nội dung + nghệ thuật

Giá Trị Bài Thơ Chái Bếp

Tham khảo giá trị bài thơ Chái bếp dựa trên hai khía cạnh nội dung và nghệ thuật sau đây:

Giá Trị Nội Dung

Bài thơ về kỉ niệm tuổi thơ cùng cha mẹ bên chái bếp thân thương của tác giả. Qua đó, bài thơ khơi dậy trong lòng độc giả những kí ức về hạnh phúc gia đình.

Giá Trị Nghệ Thuật

– Tác giả sắp xếp các hình ảnh, sự vật theo bố cục mở rộng, từ những thứ gần gũi giản dị đến những hình ảnh, sự vật rộng lớn hơn.

– Sử dụng điệp từ nhấn mạnh nỗi nhớ thương da diết của tác giả, kỉ niệm tuổi thơ.

– Sử dụng nhiều hình ảnh nhân hóa độc đáo

Xem thêm 👉 Bài Thơ Con Là Của Y Phương

Sơ Đồ Tư Duy Chái Bếp

Hệ thống kiến thức về bài Chái bếp qua sơ đồ tư duy dưới đây, hãy cùng tham khảo để có thể bám sát vào nội dung bài.

Mẫu Sơ Đồ Tư Duy Chái Bếp
Mẫu Sơ Đồ Tư Duy Chái Bếp
Mẫu Sơ Đồ Tư Duy Chái Bếp
Mẫu Sơ Đồ Tư Duy Chái Bếp Chi Tiết
Mẫu Sơ Đồ Tư Duy Chái Bếp
Mẫu Sơ Đồ Tư Duy Chái Bếp

Soạn Bài Chái Bếp Lớp 8

Xem thêm phần gợi ý soạn bài Chái bếp lớp 8 chi tiết dưới đây:

👉 Câu 1 (trang 22, SGK Ngữ văn 8, tập 1): Cách thể hiện hình ảnh “chái bếp” của bài thơ này có gì đặc sắc?

Đáp án: Hình ảnh “chái bếp” là hình ảnh rất đỗi quen thuộc với đồng bào người Dao, mộc mạc, đơn sơ là nơi lưu giữ biết bao kỉ niệm. “Chái bếp” gần gũi thân thương, nơi căn bếp luôn đỏ lửa, thắt chặt tình cảm mỗi gia đình, gắn kết các thành viên trong gia đình.

👉 Câu 2 (trang 22, SGK Ngữ văn 8, tập 1): Từ hình ảnh về chái bếp ở dòng thơ đầu tiên, hồi ức của tác giả mở rộng sang những hình ảnh nào? Điều đó thể hiện nét đặc biệt gì trong bố cục của bài thơ?

Đáp án:

– Từ hình ảnh về chái bếp ở dòng thơ đầu tiên, hồi ức của tác giả mở rộng sang những hình ảnh: ngọn khói, nồi cám, vườn nhà, cánh nỏ, hồn người, quê cũ, nước đầu nguồn…

→ Tác giả sắp xếp các hình ảnh, sự vật theo bố cục mở rộng, từ những thứ gần gũi giản dị đến những hình ảnh, sự vật rộng lớn hơn.

👉 Câu 3 (trang 22, SGK Ngữ văn 8, tập 1): Nêu tác dụng của việc sử dụng điệp từ “cho” trong bài thơ.

Đáp án: Tác dụng của việc sử dụng điệp từ “cho” nhằm nhấn mạnh nỗi nhớ thương da diết của tác giả, thèm và mong muốn được trở lại chốn thân thuộc gần gũi với biết bao kỉ niệm tuổi thơ.

👉 Câu 4 (trang 22, SGK Ngữ văn 8, tập 1): Cảm hứng chủ đạo của bài thơ này là gì?

Đáp án: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là tình yêu gia đình, yêu quê hương

👉 Câu 5 (trang 22, SGK Ngữ văn 8, tập 1): Nêu chủ đề của bài thơ. Dựa trên cơ sở nào để em xác định như vậy?

Đáp án: Chủ đề của bài thơ là hình ảnh Chái bếp thân thương. Dựa trên bố cục của các đoạn thơ, hình ảnh chái bếp luôn đứng đầu thể hiện nỗi niềm mong nhớ với chái bếp thân thương, những kỷ niệm với chái bếp đó.

Cập nhật tác phẩm mới 👉 Thiên Trường Vãn Vọng Lớp 8

Giáo Án Chái Bếp Lớp 8

Giáo viên có thể tham khảo mẫu giáo án Chái bếp lớp 8 chuẩn nhất từ A – Z được Thohay.vn chia sẻ dưới đây để có thể giảng dạy thật tốt.

I. Mục tiêu

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

– Xác định được thể thơ và cách gieo vần trong bài thơ.

– Xác định được bố cục và chỉ ra các nét độc đáo về mạch cảm xúc, cảm hứng chủ đạo trong bài thơ. 

– Nhận biết và phân tích được các nét đặc sắc về nghệ thuật được tác giả sử dụng trong bài thơ.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

b. Năng lực riêng biệt:

– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Chái bếp.   

– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Chái bếp.  

– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện;

– Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.

3. Phẩm chất:

– Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Yêu thương con người, yêu thiên nhiên…

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Chuẩn bị của giáo viên: 

– Giáo án;

– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

– Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh;

– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. Tiến trình dạy học

A. Hoạt động khởi động

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

– GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Tuổi thơ thường gắn liền với những hình ảnh quen thuộc, gợi nhớ đến những kỉ niệm khó phai. Em hãy chia sẻ hình ảnh gắn liền với tuổi thơ của em cho các bạn cùng nghe.  

– HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ suy nghĩ.

– Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới:  Tuổi thơ có lẽ là những hình ảnh quen thuộc và vô cùng đơn giản, được gợi nhớ về ngày thơ ấu với bao kỷ niệm. Bài học Chái bếp ngày hôm nay sẽ giúp cho chúng ta nhớ lại những kí ức tuổi thơ thân thuộc và giản dị.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu khái quát về văn bảnBước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV yêu cầu học sinh trả lời một số câu hỏi sau:·            
Nêu một vài hiểu biết của em về tác Lý Hữu Lương?·           
 Xác định thể loại của bài thơ Chái bếp? Xác định nhịp thơ? Xuất xứ của bài thơ?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập
– GV quan sát và hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận
– GV mời 1-2 HS đại diện các nhóm trình bày kết quả chuẩn bị
– GV quan sát  và hỗ trợ (nếu cần thiết)
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, khích lệ HS; chốt lại kiến thức. 
I. Đọc – hiểu văn bản
1. Tác giả
– Lý Hữu Lương: sinh năm 1988 tại Yên Bái- Hiện đang công tác tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội
– Những tác phẩm đã xuất bản: Người đàn bà cõng trăng đỉnh cô – san; Bình nguyên đỏ; Mùa biển lặng; Yao.
– Giải thưởng: Giải thưởng Văn học, nghẹ thuật, báo chí 5 năm (2014 – 2019) của Bộ Quốc phòng.
2. Tác phẩm
– Thể loại: Thơ bảy chữ
– Nhịp thơ 3/4 hoặc 4/3
– Xuất xứ: In trong Yao, NXB Hội Nhà văn, 2021
– Nhan đề:
+ Nghĩa thực: Hình ảnh chái bếp là hình ảnh quen thuộc với đồng bào người Dao.
+ Nghĩa ẩn dụ: “Chái bếp” gần gũi thân thương, nơi căn bếp luôn đỏ lửa, thắt chặt tình cảm mỗi gia đình, gắn kết các thành viên trong gia đình.

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

a. Mục tiêu: 

– Xác định được thể loại của bài thơ.

– Xác định được cách gieo vần, bố cục và mạch cảm xúc trong bài thơ.

– Nhận biết và phân tích các biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng.

– Nhận diện và phân tích được ý nghĩa nội dung và nghệ thuật mà tác giả gửi gắm trong bài thơ.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
* NV1: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
– GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời câu hỏi:
 + Xác định thể thơ của bài thơ.
+ Xác định bố cục của bài thơ.  
+ Chủ đề của bài thơ trên là?
– HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
– HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
– HS trình bày sản phẩm.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– HS trình bày sản phẩm thảo luận
– GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng
* NV2:
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
– GV đặt câu hỏi:
– GV yêu cầu HS thảo luận:
+ Chái bếp hiện lên qua những hình ảnh và âm thanh nào?
Nêu tác dụng của hình ảnh và âm thanh ấy.
+ Xác định biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong khổ thơ thứ 1 đến khổ thơ thứ 4 và nêu tác dụng.
– HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
– HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
– HS trình bày sản phẩm.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– HS trình bày sản phẩm thảo luận
– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng
GV chốt lại kiến thức.* NV3: 
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
– GV đặt câu hỏi:
+ Xác định biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong khổ thơ cuối và nêu tác dụng của nó.  
+ Cảm xúc của tác giả hiện lên như thế nào qua khổ thơ cuối?
– HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
– HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi;
– HS trình bày sản phẩm.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– HS trình bày sản phẩm thảo luận
– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng* NV4: 
3. Đọc – kể tóm tắt
– Thể thơ: 7 chữ
– Bố cục 3 phần:
+ (Khổ 1): Hình ảnh “chái bếp” hiện ra trong tâm tưởng của tác giả
+ Phần 2 (Khổ 2, 3, 4): Nhắc nhớ hình ảnh quê nhà với hình ảnh thân thuộc, gắn bó
+ Phần 3 (Khổ 5): Khao khát trở về nơi “chái bếp” những người thân yêu.
– Chủ đề: Tác giả thể hiện sự trân trọng với những giá trị văn hóa tốt đẹp, truyền thống gia đình và hơn hết là muốn lưu giữ và truyền lại cho thế hệ sau.
II. Tìm hiểu chi tiết1. Hình ảnh “chái bếp” hiện ra trong tâm tưởng của tác giả.
– Hình ảnh chái bếp hiện lên với ngọn khói lập lờ qua nồi cám của mẹ “nồi cám bao năm mẹ đun dở”.
– Chái bếp hiện lên với nhiều hình ảnh và âm thanh sống động:
+ Hình ảnh: cánh nỏ cong hình lưỡi hái, chái bếp thõng mình, …
+ Âm thanh: “cha gọi tên”, “xình xịch mưa”
…= > Những hình ảnh chái bếp hiện lên như luôn nằm trong tâm trí tác giả.
+ Nhân hóa: những ngọn khói “cong ngủ”, “nằm nghe”, “thõng mình” giống như một đứa trẻ đang được mẹ ru ngủ.
= > Khiến người đọc cảm nhận được cái ngộ nghĩnh, đáng yêu mà tác giả dành cho căn chái bếp thân thương này.
– Điệp ngữ “Cho tôi về” được lặp lại ở khổ một, ba như là một lời tha thiết, một tình cảm đặc biệt của tác giả với khung cảnh quen thuộc về căn chái bếp.
= > Tác giả muốn được quay về để lại được thấy những hình ảnh, những âm thanh đặc biệt này.
= > Hình ảnh về ngọn khói bên nồi cám của mẹ, thần bếp trong than củi, có cả hình ảnh con người dầm nắng sương hiện lên vừa chân thật vừa sinh động. Thêm những tình cảm đó, tác giả còn cảm nhận được qua những âm thanh quen thuộc xung quanh chái bếp. Làm sao có thể vắng bóng tiếng cười khóc của những đứa trẻ, được các bà các mẹ ru trên nôi, tiếng bếp lửa tí tách, những âm thanh như hòa cùng hình ảnh như bức tranh sống động khiến tác giả nhớ mãi không quên.
2. Khao khát trở về nơi “chái bếp” những người thân yêu.
– Tác giả miêu tả cái chái bếp, từ trong ra ngoài trong không gian và thời gian, khiến cho mọi hình ảnh hiện lên rất mộc mạc và giản dị.
+ Điệp từ “cho” xuất hiện như nhấn mạnh cái hoài niệm, cái nhớ nhung da diết mà tác giả đã từng trải qua trong chái bếp thân thuộc này.
= > “Cho” cũng như là những kỉ niệm tuổi thơ thật đẹp mà căn chái bếp đã mang lại cho kí ức tuổi thơ của chính tác giả. Cả bài thơ là những tình cảm thắm thiết nhất mà tác giả dành cho cái chái bếp nhà mình. Tác giả yêu, nhớ từng hình ảnh về ngọn khói lập lờ, có thần bếp, có hình ảnh tiếng khóc tiếng cười và có cả bầu trời kí ức tuổi thơ của thơ tác giả. 
III. Tổng kết  

Tham khảo thêm 👉 Bài Thơ Đợi Mẹ 👉 của Vũ Quần Phương

5+ Mẫu Cảm Nghĩ, Phân Tích Bài Thơ Chái Bếp Hay Nhất

Hi vọng top những mẫu văn hay nhất dưới đây sẽ giúp các em học sinh có thêm nhiều tư liệu để ôn tập thật tốt.

Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Chái Bếp Ngắn Hay

Ký ức tuổi thơ là nơi nuôi dưỡng tình cảm, và bài thơ “Chái bếp” của Lý Hữu Lương khiến em hiểu sâu hơn về tình cảm thắm thiết của tác giả với kí ức tuổi thơ bên căn chái bếp thân thuộc.

Bức tranh về căn chái bếp được tác giả vẽ nên thật mộc mạc và giản dị, như lời tự sự chân thành kể về khung cảnh quen thuộc. “Cho tôi về” được nhấn mạnh ở mỗi khổ thơ, như là một lời van xin, một tình cảm đặc biệt dành cho căn chái bếp yêu dấu. Tác giả khao khát quay về, để cảm nhận lại hình ảnh ngọn khói bồng bềnh từ nồi cám của mẹ, thần bếp ấm áp với than củi, và cả hình ảnh những con người nông dân đầm nắng sương.

Những âm thanh quen thuộc như tiếng cười nô đùa của trẻ em, tiếng ru từ nôi, tiếng bếp lửa nhỏ, tất cả hòa quyện với hình ảnh sống động, khiến tác giả và người đọc đều ghi nhớ mãi. Lớn lên, những ký ức về căn chái bếp ngày càng làm tác giả trân trọng. Tình yêu thương của tác giả dành cho căn chái bếp hiện hữu trong những dòng thơ ngắn, giản dị nhưng chứa đựng nhiều cảm xúc sâu sắc.

Đọc bài thơ, em như được hòa mình trong không khí tuổi thơ của tác giả. Dù thời gian trôi qua, những ký ức ấy vẫn in sâu trong trái tim tác giả và người đọc, như một lời nhắc nhở về sự quý giá của kí ức tuổi thơ: “Yêu sao những kí ức tuổi thơ còn mãi trong tim”.

Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Chái Bếp Hay Nhất

Bài thơ “Chái bếp” của Lý Hữu Lương đưa độc giả về với thế giới tuổi thơ, nơi chái bếp khói bay nhớ thương của những kỉ niệm ấm áp. Những kỷ niệm ùa về, cùng với những trải nghiệm không bao giờ quên của tác giả khiến hình ảnh chái bếp hiện lên chân thật làm sao.

Bài thơ ‘Chái bếp’ được viết dưới dạng bài thơ bảy chữ có năm phần. Hai phần đầu tiên tập trung vào chái bếp với hình ảnh mẹ cha tự nhiên. Ba phần sau chái bếp được mô tả với rất nhiều hình ảnh và âm thanh sống động. Hình ảnh của chái bếp luôn là tâm trí của tác giả.

Những đám khói ‘ngủ quỳ’, ‘nằm nghe’, ‘thong thả’ như một đứa bé được mẹ ru ngủ. Đó là những hình ảnh nhân hóa đặc biệt, đồng thời làm cho độc giả cảm nhận được sự đáng yêu và hài hước mà tác giả dành cho ngôi nhà ấm cúng này. Những tiếng cười, tiếng khóc của trẻ em trên nôi làm cho ngôi nhà này luôn sôi động.

Từ những dòng thơ đầu tiên, hình ảnh của chái bếp hiện ra với khói thơm nồng qua nồi cám của mẹ, sau đó lan tỏa ra nhiều hình ảnh xung quanh chái bếp, tất cả đều rất sống động. Tác giả mô tả ngôi nhà bếp từ bên trong ra ngoài, trong không gian và thời gian, khiến cho mọi hình ảnh trở nên mộc mạc và giản dị. Rất nhiều ‘cho’ được nhấn mạnh, nhấn mạnh vào sự nhớ nhung, sự nhớ nhớ mà tác giả đã trải qua trong ngôi nhà bếp thân thương này.

‘Cho’ cũng giống như những kỷ niệm tốt đẹp của tuổi thơ mà ngôi nhà bếp đã mang lại cho kí ức tuổi thơ của tác giả. Toàn bộ bài thơ là sự yêu thương nhất của tác giả dành cho ngôi nhà bếp của mình. Tác giả nhớ, nhớ mỗi hình ảnh về đám khói lập lờ, có ông chủ, có hình ảnh tiếng khóc tiếng cười và cũng có bầu trời kí ức tuổi thơ của thơ tác giả.

Đọc xong bài thơ, tôi càng thêm yêu những kí ức tuổi thơ của mình, trân trọng từng kỉ niệm bên những hình ảnh, âm thanh quen thuộc như tràn đầy trong trái tim mỗi đứa trẻ.

Hướng dẫn 👉 Viết Bài Văn Phân Tích Một Tác Phẩm Văn Học

Phân Tích Bài Thơ Chái Bếp Đầy Đủ Ý

Kí ức tuổi thơ là điều quan trọng nhất trong cuộc đời của chúng ta, nó là nguồn cảm hứng cho những kỉ niệm đẹp và tình cảm chân thành. Tác phẩm “Chái bếp” của Lý Hữu Lương là một ví dụ sống động về sức mạnh của kí ức tuổi thơ. Tác giả đã dành rất nhiều tình cảm và thời gian để miêu tả cái chái bếp thân yêu của mình, từ đó thể hiện tình yêu thương của mình dành cho những kí ức ngọt ngào của tuổi thơ. Điều đó khiến cho người đọc cảm nhận được tình cảm chân thành và sâu sắc mà tác giả dành cho chái bếp và tuổi thơ của mình.

Bài thơ “Chái bếp” của Lý Hữu Lương là một tự sự chân thành về kí ức tuổi thơ và tình cảm đặc biệt với căn chái bếp thân thuộc. Với cách miêu tả giản dị và thân thuộc, tác giả đã đưa người đọc quay về với cái chái bếp đầy ấm áp của thời thơ ấu. Từ ngọn khói bên nồi cám của mẹ đến thần bếp trong than củi, tất cả những hình ảnh được tác giả miêu tả đều sinh động và chân thật.

Những âm thanh như tiếng cười, tiếng khóc của những đứa trẻ cùng với tiếng bếp lửa tí tách, khiến cho căn chái bếp luôn nhộn nhịp và đầy sống động. Cả bài thơ phản ánh tình cảm đặc biệt mà tác giả dành cho cái chái bếp thân thuộc này, mong muốn được trở về tuổi thơ để nhìn những hình ảnh và âm thanh đó một lần nữa

Tác giả mong muốn quay lại, để nhìn thấy lại những hình ảnh và âm thanh đặc biệt của quá khứ. Những bức tranh sống động hiện ra: khói từ nồi cám của mẹ, thần bếp trong ánh lửa của than củi, và hình ảnh con người dầm nắng sương, vừa chân thật vừa sống động. Cảm xúc được tác giả cảm nhận thông qua những âm thanh quen thuộc của chính căn bếp là không thể phai mờ.

Tiếng cười, tiếng khóc của trẻ nhỏ, âm thanh nhỏ nhẹ từ bếp lửa, tất cả hòa quện với nhau như một bức tranh sống động, ghi lại trong tâm trí tác giả mãi mãi. Khi trưởng thành, hình ảnh của căn bếp càng khiến tác giả nhớ nhung hơn. Tình yêu thương với cái căn bếp gia đình trỗi dậy, mong muốn trở về tuổi thơ, nhìn lại những khoảnh khắc đầy âm thanh ấy, không bao giờ phai mờ trong ký ức của tác giả.

Bài thơ là hình ảnh căn chài bếp hiện lên thật mộc mạc, giản dị được tác giả miêu tả với tất cả tình thương nỗi nhớ của mình. Bài thơ được viết theo thơ bảy chữ, mỗi dòng có bảy chữ như là lời tự sự chân thành của các giả như đang kể lại cái khung cảnh căn chái bếp mà tác giả yêu nó đến nhường nào. “Cho tôi về” được lặp lại ở khổ một, ba, năm như là một lời tha thiết, một tình cảm đặc biệt của tác giả với khung cảnh quen thuộc về căn chái bếp.

Tham khảo gợi ý 👉 Viết Bài Văn Nghị Luận Về Một Vấn Đề Đời Sống 

Phân Tích Chái Bếp Ngắn Gọn

“Chái bếp” là một tác phẩm gây được dấu ấn nhờ cách hành văn chân chất, mộc mạc hơn thế nữa nó còn thể hiện một nỗi nhớ đầy da diết của tác giả với quê nhà.

Bài thơ ‘Chái bếp’ của Lý Hữu Lương đưa ta trở về thế giới tuổi thơ, với chái bếp nồng ấm đong đầy kỷ niệm ấp áp. Hồi ức ùa về, kí ức đậm sâu của tác giả tạo nên hình ảnh chái bếp sống động như thật.

Chái bếp, bài thơ ngắn bảy dòng với năm đoạn văn, mở đầu với hình ảnh chái bếp, nơi mẹ cha tận tâm. Ba khổ sau đưa chái bếp đến với nhiều hình ảnh, âm thanh sống động. Hình ảnh khói ‘cong ngủ’, ‘nằm nghe’, ‘thõng mình’ như đứa trẻ đáng yêu, là sự nhân hóa độc đáo, là tình cảm của tác giả dành cho chái bếp thân thương. Tiếng cười, tiếng khóc của trẻ em trên nôi làm cho chái bếp luôn sôi động.

Từ những câu đầu, hình ảnh chái bếp hiện lên mộc mạc, giản dị. Tác giả mô tả chái bếp từ trong ra ngoài, trong thời gian và không gian, làm cho mọi hình ảnh trở nên sống động. Cả bài thơ là tình cảm sâu sắc nhất dành cho chái bếp thân thương. Tác giả yêu thương, nhớ mãi từng khung cảnh về khói, thần bếp, tiếng cười và tiếng khóc, cũng như bầu trời ký ức thơ tác giả.

Đọc xong bài thơ, ta như đắm chìm trong ký ức tuổi thơ của tác giả. Dù thời gian có qua đi, cảnh vật có thay đổi, nhưng kí ức vẫn sẽ mãi in sâu trong lòng tác giả và độc giả, như câu nói ‘Yêu sao những kí ức tuổi thơ còn mãi trong tim’.

Phân Tích Bài Thơ Chái Bếp Lớp 8 Nâng Cao

Bài thơ “Chái bếp” của Lý Hữu Lương đã vô cùng thành công khi đưa người đọc trở lại với thế giới tuổi thơ, nơi chái bếp luôn là nơi quen thuộc đong đầy những kỉ niệm ấm áp.

Qua những từ ngữ giản dị, tác giả đã lồng ghép những hình ảnh như đất nung, bếp đang đốt vàng vàng, mùi thơm của mâm cơm gia đình… để tạo nên bức tranh vô cùng sống động về chái bếp. Những hồi ức ngọt ngào của tác giả cũng được lồng vào trong bài thơ, như những ngày Tết sum vầy cùng gia đình hay những lần bà nội dạy tác giả cách bào đất, cách lò nướng bánh… Tất cả đều được tác giả tường thuật một cách chân thật và xúc động, khiến cho người đọc không thể không cảm nhận được sự thân thuộc và ấm áp của chái bếp trong kí ức tuổi thơ.

Bài thơ “Chái bếp” của Lý Hữu Lương mô tả về hình ảnh chái bếp ấm áp, với mẹ cha tần tảo và những hình ảnh sống động của căn bếp như tiếng khóc, tiếng cười của trẻ em trên nôi và ngọn khói “cong ngủ”, “nằm nghe”, “thõng mình”.

Tác giả miêu tả chi tiết về không gian và thời gian của căn bếp, khiến cho các hình ảnh hiện lên rất mộc mạc và giản dị. Từ các từ “cho” xuất hiện trong bài thơ, ta cảm nhận được tác giả đang tái hiện lại những kỉ niệm tuổi thơ đẹp nhất về căn chái bếp thân thuộc của mình. Cả bài thơ là sự thể hiện tình cảm thắm thiết nhất mà tác giả dành cho căn chái bếp này.

“Chái bếp” của Lý Hữu Lương đã khơi gợi trong em những tình cảm nhớ nhung, yêu thương đối với ký ức tuổi thơ của mình. Những hình ảnh và âm thanh trong bài thơ đã giúp em nhớ lại những kỉ niệm bên gia đình, những người thân yêu và căn nhà của mình.

Em cảm thấy rất trân trọng những ký ức đó, bởi chúng là một phần của bản thân em, là những trải nghiệm quý báu không thể thay thế được. Bài thơ đã giúp em nhận ra rằng, những hình ảnh và âm thanh quen thuộc của tuổi thơ luôn ẩn chứa những giá trị tinh thần sâu sắc, đem lại cho em nhiều niềm vui, hạnh phúc và cảm giác an toàn. Em sẽ luôn yêu thương và trân trọng những kí ức đó, để chúng luôn là nguồn động lực, sức mạnh giúp em vượt qua những khó khăn và thăng tiến trong cuộc sống.

Mời bạn xem thêm 👉 Thảo Luận Ý Kiến Về Một Vấn Đề Trong Đời Sống 

Viết một bình luận