Bài Thơ Quả Đu Đủ ❤️️ Nội Dung, Ý Nghĩa, Giáo Án ✅ Thohay.vn Chia Sẽ Những Bài Thơ Viết Về Trái Cây Và Đặc Điểm Nhận Biết Dành Cho Các Bé.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Thơ Quả Đu Đủ
Bài thơ: Quả đu đủ
Tác giả: Phạm Hổ
Thân đầy dấu lá
Cộng tỏa như dù
Ôm quanh cổ mẹ
Quả tròn chen nhau.
Dù trời mưa lâu
Dù sương lạnh trắng
Quả vẫn chín vàng
Đẹp tươi như nắng.
Thân già mốc trắng
Nuôi con lớn đều
Quả chín xa mẹ
Sữa còn mang theo.
Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Truyện Trái Cây Trong Vườn ️ ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án
Các Bài Thơ Về Quả Của Mầm Non
Bài thơ Ăn quả
Tác giả: Chưa rõ
Bé ăn nhiều quả
Người khỏe mạnh ra
Bé ăn quả na
Càng thêm rắn chắc.
Bé ăn quả mận
Da dẻ hồng hào
Bé ăn quả đào
Sạch răng sạch lưỡi.
Bé ăn quả bưởi
Nhiều sinh tố C
Bé ăn quả lê
Càng thêm man mát.
Bé ăn nhiều quả
Bé ăn nhiều vào
Khỏe mạnh, hồng hào
Chăm ngoan học giỏi.
Bài thơ Quả
Tác giả: Chưa rõ
Tròn như quả banh
Vỏ có màu xanh
Đó là quả bưởi.
Hay dành để ngửi
Là quả thị thơm.
Múi trắng như cơm
Mãng cầu chua ngọt.
Muốn ăn phải gọt
Là quả dứa gai.
Quả cũng có tai
Là thanh long đỏ.
Có gai ngoài vỏ
Là quả sầu riêng.
Những buổi chiều nghiêng
Ngắm nhìn vườn quả.
Em yêu tất cả
Vườn quả của em.
Bài thơ Quả thị
Tác giả: Phạm Hổ
Lá xanh quả xanh
Lặng im trên cành.
Lá xanh quả vàng
Chim chuyền rung rinh.
Túi thị lủng lẳng
Bé xách trong tay
Có thị cạnh má
Bé càng ngủ say.
Bà kể: “Thị này
Ngày xưa cô Tấm
Chui vào đây trốn
Đợi ngày gặp Vua…”.
Bài thơ về Quả dưa hấu
Tác giả: Nguyễn Lãm Thắng
Sinh ra trên cát nóng
Ăn bao hạt nắng tươi
Quả càng to càng nặng
Bổ ra thành mặt trời.
Ăn mát ơi là mát
Bé thích lắm dưa ơi!
Bài thơ Quả chuối nhỏ
Tác giả: Nguyễn Ngọc Ký
Quả chuối nhỏ
Bé bóc vỏ
Mời bố xơi.
Bố mỉm cười
Nhường phần mẹ
Mẹ lặng lẽ
Đưa biếu bà
Bà cười xòa
Dành cho bé.
Ồ lạ thế
Quả chuối thôi
Cả nhà vui
Ăn chẳng hết.
Giáo Án Bài Thơ Quả Đu Đủ
Giáo Án Bài Thơ Quả Đu Đủ.
I/Mục đích yêu cầu:
-Gây hứng thú tò mò khám phá cây – quả đu đủ
-Luyện tập giác quan: sờ (trơn láng, cứng mềm), nếm (ngọt), ngửi (thơm).
-Nhận biết: tên gọi màu sắc đặc điểm, một số bộ phận, mùi vị , to nhỏ … của quả đu đủ. Tích hợp phát triển ngôn ngữ, vận động tinh , giáo dục dinh dưỡng , an toàn
II/Chuẩn bị:
1/Dành cho cô:
– Mô hình cây đu đủ có quả chín – quả xanh , quả to – quả nhỏ, có lá và hoa
– 1 quả đu đủ chín vàng để trong giỏ phủ khăn che.
– Găng tay sạch , dao đầu tròn , 2 dĩa to , 2 bàn + ghế ( đủ cho cô và trẻ ngồi )
2/Dành cho trẻ:
– Mỗi trẻ một dĩa nhỏ + 1 nĩa ,
– nước rửa tay ,
– khăn lau tay
3/Chỗ học:
– Ngoài sân , chia 2 khu vực: Khu vực 1 để cây đu đủ và chiếu
– Khu vực 2 để bàn ghế cho trẻ ngồi cùng cô
III/Tổ Chức Hoạt Động:
HĐ1: Quan sát cây đu đủ : Cô, Trẻ
-Cô đứng cạnh cây đu đủ và hát “lại đây với cô” để tập trung trẻ lại cây đu đủ “Các bạn ơi hãy nhìn vườn cây của chúng ta như thế nào! Có cây gì mới đây? Cô có cây đu đủ và yêu cầu trẻ nói theo
-Trẻ ngắm nghía cây
-Trẻ lập lại 3 lần “cây đu đủ”
-Cô nói với cây: “Cây đu đủ ơi sao cây đẹp thế, có nhiều quả chín vàng này , các bạn muốn cây lại chơi với các bạn cây đồng ý không?”
-Cô nói với trẻ: Cây đồng ý đến chơi với chúng mình vậy chúng ta cùng đưa cây ra chiếu ngồi chơi đi . Cô khuyến khích trẻ cùng cô bê ra chiếu
-Cho trẻ ngồi quanh cây đu đủ tiếp tục quan sát và lần lượt hướng trẻ quan sát từng bộ phận : quả đu đủ , lá đu đủ , hoa đu đủ
-Trẻ vịn vào thành chậu và khiêng cùng cô
-Ngắm nhìn cây đu đủ (Tổng thể) một lúc. Trẻ sờ từng bộ phận và nói theo cô mỗi cụm từ “quả đu đủ, lá đu đủ, hoa đu đủ”2-1
-Khi quan sát quả đu đủ , cô cho trẻ nhận xét có nhiều quả , quả nhỏ màu xanh chưa chín và quả to màu vàng
-Trẻ nhắc lại: quả đu đủ nhỏ xanh chưa chin 2- 1
-Quả đu đủ to màu vàng 2 – 1
* Chơi giả bộ: “Nhảy bật hái quả” 4 lần
– Cây ơi! Cây mệt rồi hả, các bạn đưa cây về với vườn để học tiếp nhé. Lúc trẻ cùng cô khiêng cây đi , Cô B sẽ đặt lên chiếu 1 quả đu đủ chín có khăn che phủ khi cô cho trẻ cùng quay về cô “ô! Chúng mình có giỏ quà nè, chúng mình xem trong giỏ có gì nào”
“Quả gì đây? Màu gì? Ăn được không?
– Cô làm động tác đưa quả đu đủ gần tai cô nói thầm rồi cô nói “Quả đu đủ nói muốn các bạn ngoan , vuốt ve xem da đu đủ trơn hay sần sùi nè , các bạn sờ và nói cho đu đủ biết đi Quả đu đủ chín cứng hay mềm?
– Các bạn muốn ăn không? Trước khi ăn chúng mình phải làm gì nào?
Vậy chúng ta cùng ra bàn gọt quả đu đủ xem bên trong có gì nhé !
– Trẻ cùng chơi “khiêng cây” về vườn
– Trẻ ngồi xuống chiếu cùng cô quan sát bên ngoài quả đu đủ
– “Quả đu đủ chín vàng , ăn được”
– Trẻ lần lượt sờ vào bề mặt và nói
+ Da đu đủ trơn , nhẵn
+ Quả đu đủ cứng
– Trẻ cùng cô ra rửa tay , ra ngồi bàn ( khu vực 2
HĐ2:Khám Phá đu đủ: Cô, Trẻ
-Cô cho trẻ rửa tay sau đó cho trẻ ra ngồi bàn
-Cô cằm lắc quả đu đủ nói : “Ồ trong quả đu đủ có gì nè các bạn , các bạn muốn biết không?”
-Cô đeo găng tay gọt đu đủ , vừa làm động tác vừa hỏi: Cô đang làm gì? Gọt bằng gì? Cô cầm miếng vỏ vừa gọt đưa lên cho trẻ xem , hỏi : đây là gì?
-Cô giáo dục: dao sắc bén con không được cầm chơi sẽ bị đứt tay
Trẻ lặp lại 2 lần “gọt đu đủ”, “Gọt bằng dao” , “vỏ đu đủ”
-Bổ cho trẻ quan sát bên trong , chỉ và hỏi: +Đây là gì? +Hạt màu gì? + hạt ăn được không? Thịt đu đủ màu gì?
-Trẻ lần lượt nói theo cô 2 lần : “hạt đu đủ” , “màu đen” , “hạt không ăn được” , “Thịt màu đỏ”
-Cô bỏ hạt , cắt nhỏ đu đủ cho vào dĩa chia dĩa mỗi trẻ một miếng ăn thử ( dạy trẻ 1 tay giữ đĩa , 1 tay cầm nĩa gim đu đủ ăn ) , cô hỏi : ăn đu đủ thế nào ? (ngon, ngọt) cho trẻ ăn thêm 1 -2 miếng nữa. Dạy cho trẻ ăn xong lấy khăn lau miệng , lau tay
-Trẻ tập cầm dĩa ghim miếng đu đủ, tập lau miệng lau tay sau khi ăn
*Kết thúc:
– nhẹ nhàng bằng câu các con ăn xong, chào các cô đi vào lớp nhé
Thohay.vn chia sẽ thêm giáo án bài thơ quả đu đủ hay khác mà các cô có thể tham khảo thêm.
I. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức:
- Trẻ thuộc bài thơ
- Tên tác giả
- Hiểu nội dung bài thơ
2. Kỹ năng:
- Trẻ biết trả lời rõ ràng, rành mạch, đủ câu, đủ ý
- Rèn kỹ năng nghe, đọc thơ diễn cảm
- Trẻ cảm nhận được nhịp điệu bài thơ,
- Kỹ năng ghi nhớ có chủ đích
- biết đọc thơ cùng cô.
3. Thái độ:
- Trẻ yêu thích môn học
- Giáo dục trẻ biết yêu quý những ý nghĩa trong bài thơ.
- Nghiêm túc lăng nghe cô
II. Chuẩn bị.
- Hình ảnh minh hoạ của bài thơ
- Nhạc bài hát về bài thơ
- Máy tính, máy chiếu.
- Tranh thơ, ảnh thơ
III. Tổ chức hoạt động
A.Hoạt động của cô.
1.Hoạt Động 1: Gây hứng thú.
- Hôm nay có thấy bạn nào cũng xinh cũng ngoan chúng mình ngồi thật ngoan lắng nghe cô hỏi nhé.
- Cô và trẻ cùng hát bài, hát liên quan đến bài thơ trên đây.
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Bài hát nói về cái gì?
- Các con biết bài thơ nào nói về những cái gì không?
- Cô có một bài thơ rất hay và ý nghĩa , đó là bài thơ quả đu đủ
- Của nhà thơ Phạm Hổ chúng mình cùng lắng nghe nhé
2.Hoạt Động 2:
a, Cô đọc mẫu lần 1:
- Bằng lời kết hợp cử chỉ điệu bộ.
- Cô đọc cho chúng mình nghe Bài thơ: quả đu đủ
- Để bài thơ hay hơn cô đọc cho chúng mình nghe với hình ảnh minh họa cho nội dung bài thơ nhé.
b, Cô đọc bài thơ lần 2
- Bằng tranh minh hoạ lời thơ sinh động hơn
- Ảnh minh họa của lời thơ
c, Cô đọc bài thơ lần 3
- Đàm thoại trích dẫn.
Thân đầy dấu lá
Cộng tỏa như dù
Ôm quanh cổ mẹ
Quả tròn chen nhau.
- Cô vừa đọc bài thơ gì? Các em sẽ trả lời tên bài thơ
- Bài thơ do ai sáng tác? Các em sẽ trả lời tên tác giả bài thơ
- Đàm thoại trích dẫn.
Dù trời mưa lâu
Dù sương lạnh trắng
Quả vẫn chín vàng
Đẹp tươi như nắng.
- Giảng nội dung bài thơ: Bài thơ muốn nhắc đến hình ảnh của những ý nghĩa gì ?
- Giáo dục trẻ biết yêu quý những hình ảnh ý nghĩa trong bài thơ.
B.Hoạt động của trẻ
- Trẻ chia thành tổ nhóm
- Trẻ lại ngồi ngay ngắn quanh cô giáo
- Hát bài hát theo cô hát
- Lắng nghe cô đọc thơ
- Cả lớp đọc thơ theo cô 1 đến 2 lần
- Trả lời câu hỏi của cô theo tổ nhóm và cá nhân
IV. Dạy trẻ đọc thơ.
- Cô cho trẻ đọc thơ cùng cô 2- 3 lần
- Mời từng tổ thi đưa nhau đọc
- Mời nhóm trẻ lên đọc thơ
- Mời cá nhân trẻ đọc
- Cô lắng nghe và sửa sai cho trẻ
V.Kết thúc
- Nhận xét buổi học cả lớp tuyên dương từng tổ, nhóm cá nhân
- Cô thấy lớp mình rất ngoan và học giỏi bây giờ chúng mình hãy cùng cô hát bài: liên quan tới lơi bài thơ trên nhé
- Dặn cho các em về nhà nhờ ba mẹ đọc lại bài thơ cho em nghe.
- Cô cho trẻ chơi trò chơi sau buổi học.
Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Bài Thơ Chuối Tiêu ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án