Thohay.vn tổng hợp cho các bạn đọc nội dung, đọc hiểu, soạn bài, giáo án và những bài văn phân tích bài thơ Sông đáy của tác giả Nguyễn Quang Thiều hay nhất sau đây.
NỘI DUNG CHÍNH
Giới Thiệu Bài Thơ Sông Đáy
Bài thơ “Sông Đáy” của Nguyễn Quang Thiều là một tác phẩm nổi bật trong nền thơ hiện đại Việt Nam. Bài thơ này nằm trong tập thơ “Sự mất ngủ của lửa” (1992), thể hiện tình cảm sâu sắc của tác giả đối với quê hương và dòng sông Đáy, nơi gắn bó với tuổi thơ của ông.
Hoàn cảnh sáng tác
- Tác phẩm Sông Đáy được sáng tác vào năm 1991, khi tác giả trở về thăm quê hương của mình và thăm lại dòng sông Đáy thân yêu.
Xuất xứ
- Đây là tác phẩm vô cùng xuất sắc của ông, với những cung bậc tình yêu với quê hương và tình mẫu tử được in dấu sâu ở trong tập thơ “Sự mất ngủ của lửa” vào năm 1992.
Nội dung chính:
- Bài thơ “Sông Đáy” miêu tả dòng sông Đáy như một phần không thể thiếu trong cuộc đời tác giả. Dòng sông được so sánh với hình ảnh người mẹ, gánh nặng và vất vả nhưng luôn mang lại sự bình yên và mát mẻ. Tác giả nhớ về những kỷ niệm tuổi thơ, những lần xa quê và cảm giác hụt hẫng khi không còn được gần gũi với dòng sông
Ý nghĩa:
- Bài thơ không chỉ là lời tri ân đối với dòng sông quê hương mà còn là sự bày tỏ nỗi nhớ nhung, tình cảm sâu nặng của tác giả đối với nơi chôn rau cắt rốn. Hình ảnh dòng sông Đáy trong bài thơ tượng trưng cho sự bình yên, tình yêu thương và những kỷ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ
Tuyển tập 🍀100 Bài Thơ Hay Nhất Thế Kỷ 20🍀
Nội Dung Bài Thơ Sông Đáy
Gửi đến các bạn đọc nội dung bài thơ Sông đáy mà có thể bạn sẽ cần.
Sông Đáy
Tác giả: Nguyễn Quang Thiều
Sông Đáy chảy vào đời tôi
Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi buổi chiều đi làm về vất vả
Tôi dụi mặt vào lưng người đẫm mồ hôi mát một mảnh sông đêm
Năm tháng sống xa quê tôi như người bước hụt
Cơn mơ vang lên tiếng cá quẫy tuột câu như một tiếng nấc
Âm thầm vỡ trong tôi, âm thầm vỡ cuối nguồn
Tỏa mát xuống cơn đau tôi là tóc mẹ bến mòn đứng đợi
Một cây ngô cuối vụ khô gầy
Suốt đời buồn trong tiếng lá reo.
Những chiều xa quê tôi mong dòng sông dâng lên ngang trời cho tôi được nhìn thấy
Cho đôi mắt nhớ thương của tôi như hai hốc đất ven bờ, nơi những chú bống đến làm tổ được giàn dụa nước mưa sông.
Sông Đáy ơi! chiều nay tôi trở lại
Những cánh buồm cổ tích đã bay xa về một niềm tức tưởi
Em đã mang đôi môi màu dâu chín sang đò một ngày sông vắng nước
Tôi chi gặp những bẹ ngô trắng trên bãi
Tôi nhớ áo em tuột rơi trên bến kín một trăng xưa.
Sông Đáy ơi, sông Đáy ơi…chiều nay tôi trở lại
Mẹ tôi đã già như cát bên bờ
Ôi mùi cát khô, mùi tóc mẹ tôi
Tôi quì xuống vốc cát ấp vào mặt
Tôi khóc.
Cát từ mặt tôi chảy xuống dòng dòng.
Đọc thêm về 🔰Thơ Thanh Thảo 🔰 Tìm hiểu chi tiết
Ý Nghĩa Bài Thơ Sông Đáy
Sông Đáy gợi cho ta nhiều ý nghĩa, nó là quê hương, là tình mẫu tử, là tình yêu, và đôi lúc nó lại là một người bạn vô hình ở bên tác giả. Nguyễn Quang Thiều đã tạo nên một thế giới nghệ thuật trong “Sông Đáy”, và trong thế giới nghệ thuật ấy thì nhân vật “tôi” là nhân vật trữ tình
Đọc Hiểu Bài Thơ Sông Đáy
Bạn xem thêm đọc hiểu bài thơ Sông đáy mà chúng tôi chia sẻ dưới đây nhé.
👉 Câu 1: Lời gọi “sông Đáy ơi” được điệp lại hai lần ở khổ 4 cho thấy quan hệ như thế nào giữa chủ thể trữ tình và sông Đáy?
Trả lời:
Lời gọi “sông Đáy ơi” được điệp lại hai lần ở khổ thơ 4 cho thấy sông Đáy hiện lên như một thực thể sống, như một đối tượng để tác giả (chủ thể trữ tình) có thể tâm sự, giãi bày. Sông Đáy không chỉ hiện lên như một đối tượng để tác giả suy ngẫm, cảm xúc mà còn như một cố nhân, một người bạn để tác giả trực tiếp bộc bạch, tâm sự.
👉 Câu 2: Hình tượng “mẹ” xuất hiện bao nhiêu lần trong bài thơ? Ý nghĩa của hình tượng đó là gì?
Trả lời:
Hình ảnh người mẹ xuất hiện 4 lần trong bài thơ, ở câu thơ mở đầu bài thơ, ở câu thơ thứ 7, 16 và 17.
→ Ý nghĩa của hình tượng “mẹ” xuất hiện trong bài thơ là giúp cho những kí ức về mẹ của nhân vật trữ tình được lưu giữ không chỉ trong tim mà còn qua những trang giấy lưu lại muôn đời.
👉 Câu 3: Chú ý mối quan hệ giữa hình ảnh lưng mẹ và “mảnh sông đêm”.
Trả lời:
Mối quan hệ: Lưng mẹ và “mảnh sông đêm” có mối quan hệ chặt chẽ, người con ngủ trên lưng mẹ, vững chãi ấm áp luôn che chở bảo vệ cho người con. Cũng như dòng sông luôn bảo vệ che chở cho quê hương, cho người dân.
👉 Câu 4: Bài thơ Sông Đáy được viết trên thể thơ nào? Việc lựa chọn thể thơ ấy cùng với cách chấm câu của bài thơ có tác dụng như thế nào đối với việc thể hiện cảm xúc của chủ thể trữ tình?
Trả lời:
– Bài thơ Sông Đáy được viết với thể thơ tự do.
– Đúng với cái tên gọi của thể thơ, việc sử dụng từ ngữ cùng dấu chấm câu ở trong bài thơ không bị gò bó mà vô cùng tự do, thoải mái và giúp cho mạch thơ cùng với mạch cảm xúc của bài cũng vô cùng tự nhiên, đã thể hiện được rõ nét tình cảm của tác giả đối với con sông Đáy, cho thiên nhiên con người sinh sống nơi đây và cho cả người mẹ của mình.
Xem Thêm Thông Tin Về 🔰Thơ Vương Trọng 🔰 Tác Giả, Tác Phẩm
Giá Trị Bài Thơ Sông Đáy
Sông Đáy là một bài thơ vô cùng nổi tiếng đã được Nguyễn Quang Thiều khắc họa về sự trân trọng đối với quê hương và đất nước của mình, nơi ông được sinh ra, tâm trạng vui buồn lẫn lộn khi được trở về với quê hương, nhớ về hình ảnh của con sông Đáy – con sông quê hương.
Bố Cục Bài Thơ Sông Đáy
Bố cục bài thơ Sông đáy được chia thành 4 phần tương ứng với 4 khổ thơ:
- Phần 1: Từ đầu đến “tiếng lá reo”.
- Phần 2: Từ “Những chiều xa quê” đến “giàn dụa nước mưa sông”.
- Phần 3: Từ “Sông Đáy ơi” đến “một trăng xưa”.
- Phần 4: Còn lại.
Đón đọc thêm 🌸Thơ Nguyễn Đức Mậu 🌸 Tác Giả, Tác Phẩm
Dàn Ý Sông Đáy
Sau đây là dàn ý của bài thơ Sông đáy cho những bạn nào đang cần nhé.
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Quang Thiều và bài thơ Sông Đáy.
- Nêu khái quát về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
2. Thân bài
a) Vẻ đẹp của con sông Đáy
- Dòng sông Đáy chảy qua những địa danh quen thuộc, gắn liền với tuổi thơ tác giả, là quê hương, nơi nhà thơ sinh ra và lớn lên.
- Vẻ đẹp hiền hòa, thơ mộng của dòng sông: “bãi bờ xanh biếc”, “lúa bờ dâu”, “con thuyền nhỏ”, “bóng trăng”.
- Sông Đáy là biểu tượng cho quê hương, cho ký ức tuổi thơ.
– Sông Đáy như người mẹ hiền hòa cung cấp nước, phù sa nuôi sống cả một vùng thiên nhiên, con người. Cũng giống như người mẹ tần tảo làm lụng nuôi con.
b) Tình cảm của tác giả đối với con sông Đáy
- Yêu thương, gắn bó, trân trọng.
- Nhớ nhung khi xa quê.
- Tiếc nuối, day dứt khi chẳng thể níu ký ức trong tay, sông Đáy giờ một nơi, còn ta thì một nơi…
– Ngày trở về gặp lại Sông Đáy, “tôi” đã khóc → giọt nước mắt của sự thương xót cũng là giọt nước mắt của hạnh phúc.
- Biết ơn con sông đã nuôi dưỡng tâm hồn mình.
c) Yếu tố tượng trưng: con sông Đáy
- Sông Đáy là quê hương, là tình mẫu tử, là tình yêu, và đôi lúc nó lại là một người bạn vô hình ở bên tác giả.
+ Biểu tượng cho quê hương: Sông Đáy là một phần không thể thiếu của quê hương, chứng kiến những đổi thay của quê hương và là nơi lưu giữ những ký ức đẹp đẽ về quê hương.
+ Biểu tượng cho cuộc đời: chảy mãi không ngừng như dòng chảy của cuộc đời, có những lúc êm đềm, có những lúc dữ dội, là nơi gửi gắm những tâm tư, tình cảm của con người.
d) Đặc sắc nghệ thuật
- Thể thơ tự do.
- Ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu và tinh tế.
- Ngòi bút uyên bác và tạo được cái riêng.
- Sử dụng nhiều hình ảnh thơ giàu sức gợi cảm.
- Giọng thơ chân thành, tha thiết, thể hiện tình cảm sâu nặng của tác giả với quê hương.
3. Kết bài
- Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Nêu cảm nghĩ của bản thân về bài thơ.
Đón đọc 💛 Mộng Đắc Thái Liên 💛 Nội Dung Bài Thơ, Đọc Hiểu, Phân Tích
Sơ Đồ Tư Duy Sông Đáy
Thohay.vn chia sẻ cho các bạn đọc sơ đồ tư duy Sông đáy chuẩn nhất sau đây. Mời bạn tham khảo.
Soạn Bài Sông Đáy Lớp 11
Gửi đến bạn cách soạn bài thơ Sông đáy lớp 11 mà có thể bạn sẽ quan tâm.
👉 Câu 1: Đọc trước bài thơ Sông Đáy và tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nguyễn Quang Thiều.
Trả lời:
- Nguyễn Quang Thiều (sinh năm 1957) là một nhà thơ.
- Ngoài lĩnh vực chính thơ ca tạo nên tên tuổi, ông còn là một nhà văn với các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký và tham gia vào lĩnh vực báo chí.
- Ông hiện nay là Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; Phó Tổng thư ký thứ nhất Hội Nhà văn Á – Phi; Giám đốc – Tổng Biên tập Nhà xuất bản Hội Nhà văn.
- Nguyễn Quang Thiều không chỉ là nhà thơ tiên phong với trào lưu hiện đại mà còn là cây viết văn xuôi giàu cảm xúc. Trong anh không chỉ có con người bay bổng, ưu tư với những phiền muộn thi ca, mà còn có một nhà báo linh hoạt và nhạy bén.
👉 Câu 2. Hình ảnh “giàn giụa nước mưa sông” gợi cho em liên tưởng gì?
Trả lời: Liên tưởng con sông đang khóc.
👉 Câu 3: Hình ảnh sông Đáy được hiện lên thông qua những mốc thời gian nào ở trong cuộc đời của nhân vật trữ tình? Những mốc thời gian ấy được sắp xếp theo trình tự như thế nào? Ý nghĩa của trình tự ấy là gì?
Trả lời:
– Hình ảnh dòng sông Đáy hiện lên thông qua những mốc thời gian ở trong cuộc đời của nhân vật trữ tình từ ký ức cho đến hiện tại, từ khi nhân vật trữ tình ấy còn nhỏ, đến khi lớn lên và đi xa quê hương để đến cuối cùng là ngày trở về.
– Trình tự thời gian ấy sẽ giúp cho mạch cảm xúc của tác giả được thể hiện một cách rõ nét và chi tiết hơn.
– Nó đã giúp thể hiện được những kỉ niệm vui có buồn có từ khi xa quê cho đến ngày trở về của tác giả. Thông qua đó đã nhấn mạnh hơn về mối quan hệ hết sức mật thiết giữa sông Đáy với tác giả.
👉 Câu 4: Tại sao điệp ngữ “Sông Đáy ơi” được lặp lại ở khổ 3 và 4?
Trả lời:
Cụm từ “Sông Đáy ơi” được lặp đi lặp lại hai lần như một tiếng gọi tha thiết báo hiệu sự trở về muộn màng của chủ thể trữ tình. Nó chứa đựng những cảm xúc tha thiết, lưu luyến, bồi hồi của tác giả khi trở về nơi đây.
Đừng nên bỏ qua thông tin về 🌿Thơ Vũ Quần Phương 🌿 Tác Giả, Tác Phẩm, Cuộc Đời, Sự Nghiệp
Giáo Án Sông Đáy Lớp 11
Bạn chưa biết cách làm giáo án bài thơ Sông đáy lớp 11 như thế nào thì hãy tham khảo ngay bài viết mà chúng tôi chia sẻ sau đây nhé.
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
– Một số thông tin về tác giả Nguyễn Quang Thiều và tác phẩm sông Đáy.
– Nhận biết và phân tích được vai trò của yếu tố tượng trưng trong thơ. Phân tích, đánh giá được giá trị thẩm mĩ của các yếu tố hình thức trong thơ trữ tình: ngôn từ, cách tổ chức câu thơ, cách xây dựng hình ảnh thơ, tứ thơ…
2. Về năng lực
– Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
– Năng lực riêng:
+ Học sinh vận dụng năng lực ngôn ngữ và cảm thụ văn học để đọc hiểu văn bản thơ ca.
+ Học sinh vận dụng năng lực ngôn ngữ để viết đoạn văn cảm nhận về một câu thơ, đoạn thơ, hình ảnh hoặc mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ
3. Về phẩm chất:
– Yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước. Sống hiếu thuận với mẹ cha.
– Trân trọng cái đẹp, thấu hiểu nỗi niềm và cảm xúc giao cảm với cuộc đời của thi sĩ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
– Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy
– Phiếu học tập, trả lời câu hỏi
– Tranh ảnh liên quan đến văn bản
– Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh
– SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
– GV cho HS xem, nghe bài hát Khúc hát sông quê, Ca sĩ- Anh Thơ, Đạo diễn- Phạm Đông Hồng.
– HS theo dõi và cho biết: cảm nhận chung của em?
– HS chia sẻ cảm xúc gợi ra từ bài hát đó.
– GV nhận xét câu trả lời của học sinh.
– GV dẫn dắt vào bài mới: Mỗi nhà thơ đích thực đều kỳ vọng tạo lập một vùng đất, một địa danh, một không gian văn hóa xác tín chân thi của mình, từ đó mà tỏa vọng đến một không gian rộng lớn hơn, sâu sắc hơn trong thế giới và vẻ đẹp của thi ca. Có nhà thơ “địa danh” là phong cách, giọng điệu, là dòng chảy ngôn ngữ, hệ thống thi ảnh,…; lại có nhà thơ có cả giọng điệu và tiếng nói từ thẳm sâu tâm hồn, sự giăng níu về một vùng đất máu thịt, tạo dựng nên không gian thi cảm riêng, và lớn hơn, không gian văn hóa của thơ mình. Trên góc nhìn này, Nguyễn Quang Thiều có một sông Đáy.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại và đọc văn bản.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức và tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản.
c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – HS thực hiện tìm hiểu vài nét khái quát về tác giả Nguyễn Quang Thiều và bài thơ Sông Đáy: + Những thông tin về nhà thơ Nguyễn Quang Thiều (năm sinh, quê quán, chức vụ, phong cách thơ. + Giới thiệu vài nét về bài Sông Đáy (đặc điểm địa lí, xuất xứ, nội dung, thể thơ). Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – Hs suy nghĩ, thảo luận. – GV quan sát, động viên Bước 3: Báo cáo, thảo luận – HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập. – Các hs chia sẻ, lắng nghe, nhận xét và bổ sung. *Bước 4: Kết luận, nhận định – GV nhận xét và chuẩn kiến thức – GV mở rộng:Ông quan niệm văn học: + Thơ ca là nơi duy nhất để tôi giải phóng tôi và để tôi trú ẩn. Một điều tôi muốn nói đến là: có thể những bài thơ cụ thể nào đó không cứu rỗi được thế giới nhưng những gì mang tinh thần của thi ca đã và đang cứu rỗi thế giới. + Điều quan trọng nhất của thơ là tạo ra sự ám ảnh và điều tệ hại nhất là thiếu trí tưởng tượng. + Hãy sống, hãy mơ ước và sáng tạo không ngưng nghỉ trong im lặng nếu không có lý do để than thở. Khi nhà văn sống đến từng nào thì họ sẽ viết đến từng đó. – Nguyễn Quang Thiều còn gợi cảm hứng lớn cho các đạo diễn, diễn viên và giới kịch nghệ. Trong đó, nổi bật có tiểu thuyết Kẻ ám sát cánh đồng được hãng phim truyền hình Việt Nam dựng thành bộ phim Chuyện làng Nhô phát sóng phổ biến trên VTV những năm 1998. – Những đánh giá về nhà thơ: + Nhà thơ Nguyễn Duy: Nguyễn Quang Thiều là một tác giả đa tài, sáng tác thơ, văn xuôi, làm báo và anh từng cùng làm với tôi ở báo Văn Nghệ, thuở đó tôi còn thấy anh vẽ tranh. Nhưng ấn tượng nhất với tôi vẫn là Nguyễn Quang Thiều thi sĩ – một thi sĩ nổi bật trong làng thơ đương đại Việt Nam. + Nhà thơ Inrasara: Nhà thơ vừa xuất hiện đã tìm thấy giọng thơ riêng, là điều hiếm. Hiếm hơn nữa, khi giọng thơ đó có sức lan toả khá rộng. Với thế hệ đi sau ở miền Bắc, thơ Nguyễn Quang Thiều làm nên sự thể ấy. | I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả a. Tiểu sử– Sinh 1951- Quê: Thôn Hoàng Dương (Làng Chùa), xã Sơn Công, huyên Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). – Là nhà thơ hiện đại tiêu biểu của làng văn học Việt Nam-> ngoài ra còn viết văn, viết báo, tiểu thuyết, soạn kịch… – Hiện là Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; Phó Tổng thư ký thứ nhất Hội Nhà văn Á – Phi; Giám đốc – Tổng Biên tập Nhà xuất bản Hội Nhà văn b. Phong cách thơ – Đến với thơ khá muộn, khi ông 25 tuổi – Phong cách thơ: viết về các đề tài gần gũi, kết hợp giữa truyền thống + hiện đại -> làm nên cái mới rất riêng của nhà thơ hiện đại, đậm màu sắc tượng trưng, siêu thực. 2. Tác phẩm – Vị trí địa lí: là dòng sông chảy qua các tỉnh thành khu vực miền Bắc: Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình và Nam Định, trong đó có Hà Nội, quê hương tác giả -> một mạch chủ đề lớn xuyên suốt trong sáng tác của ông. – Một số hình ảnh về dòng sông Đáy – Xuất xứ: rút trong tập thơ Sự mất ngủ của lửa (1992) -> Tập thơ đã được Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1993. – ND: kể về tâm trạng của một đứa con trở về quê hương và gặp lại con sông Đáy, nơi tạo nên ký ức tuổi thơ và những hình ảnh đẹp của người mẹ. Những nỗi buồn da diết đó được thể hiện qua từng hình ảnh thơ khi tác giả nhớ về – Thể: Thơ tự do -> việc dùng từ ngữ, dấu chấm câu trong bài thoải mái -> tác giả thỏa sức sáng tác theo mạch cảm xúc của mình, từ đó, thể hiện được tình cảm da diết, sâu nặng của mình dành cho con sông Đáy, cho thiên nhiên, con người nơi đây và cho người mẹ của mình. – Phương thức biểu đạt: Biểu cảm – Bố cuc: 4 đoạn (sgk đã chia) |
Đọc thêm truyện thơ 👉 Nàng Ờm Nhắn Nhủ
6+ Mẫu Phân Tích Bài Thơ Sông Đáy Hay Nhất
Thohay.vn chia sẻ cho bạn 6+ mẫu phân tích bài thơ Sông đáy hay nhất mà bạn không nên bỏ qua tại bài viết dưới đây.
Phân Tích Sông Đáy Nguyễn Quang Thiều Hay Nhất
Nguyễn Quang Thiều là một nhà thơ đa tài của nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Ông sáng tác ra rất nhiều những tác phẩm tiêu biểu và được nhiều người biết đến. “Sông Đáy” chính là một tác phẩm xuất sắc như thế của Nguyễn Quang Thiều. Bài thơ là tình cảm da diết yêu thương của tác giả dành cho quê hương và cho con sông Đáy.
Tác giả đặt nhan đề bài thơ là “sông Đáy” cho thấy được những tình cảm những kí ức gắn bó của tác giả dành cho con sông này. Cái riêng cái độc đáo trong bài thơ này, là việc Nguyễn Quang Thiều đã kết hợp khéo léo và hài hòa giữa thực tại và những kỷ niệm trong quá khứ.
Sông Đáy có mối quan hệ mật thiết với tác giả, nó in sâu vào tâm trí, vào tim. Nhà văn có hình ảnh so sánh rất độc đáo, khi so sánh sông Đáy với hình ảnh của mẹ. Con sông gắn liền với tuổi thơ tác giả, cung cấp nước tưới tiêu cây cỏ mà không cần báo đáp.
Cũng giống như tình cảm, tình yêu thương vô bờ bến của mẹ với con. Nhớ đến con sông Đáy, là tác giả nhớ về người mẹ lam lũ chịu khó, cõng con trên lưng để đi làm việc. Nhà thơ lại lại kể tiếp về thế giới trong mơ của mình với tiếng cá quẫy, hình ảnh người mẹ đứng chờ.
Người con vừa vui sướng, vừa xót thương khi thấy hình ảnh ngóng của mẹ. Dù con có lớn, có đi đâu thì vẫn luôn có mẹ có điểm tựa đang chờ. Đó có lẽ là phần tình cảm thiêng liêng nhất mà tác giả vẫn luôn khắc sâu trong tim. Sông Đáy còn gắn với ký ức về cái tình yêu lỡ dở không thể đến với nhau.
Sông Đáy như chứng kiến cái đoạn tình cảm ngắn ngủi ấy, để khi nhớ về sông Đáy lại nhớ về thứ tình cảm này. Cuối bài thơ cho thấy ngòi bút diễn tả tâm lý tài tình của nhà thơ. Thể hiện cái nỗi đau day dứt, trào dâng trong cái ngày trở về. Giờ đây tình yêu quê hương, nhớ về tình cảm tình mẫu tử như nỗi đau quặn lòng trong tâm trí của tác giả.
Bài thơ “Sông Đáy” của Nguyễn Quang Thiều đã cho ta thấy được tình cảm da diết, sâu nặng của tác giả dành cho con sông Đáy, cho thiên nhiên con người nơi đây và cho người mẹ của mình. Đó là những thứ tình cảm cao đẹp nuôi dưỡng tâm hồn mỗi con người.
Xem thêm 👉 Viết Bài Văn Phân Tích Một Tác Phẩm Văn Học
Phân Tích Sông Đáy Cánh Diều 11 Của Học Sinh Giỏi
Nguyễn Quang Thiều Là một nhà thơ hiện đại của Việt Nam, ngoài lĩnh vực chính thơ ca tạo nên tên tuổi, ông còn là một nhà văn với các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký và tham gia vào lĩnh vực báo chí. Ông sinh 1951, quê tại thôn Hoàng Dương, xã Sơn Công, huyên Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Ông sáng tác ra rất nhiều những tác phẩm tiêu biểu và được nhiều người biết đến.
“Sông Đáy” chính là một tác phẩm xuất sắc như thế của Nguyễn Quang Thiều. Bài thơ là tình cảm da diết yêu thương của tác giả dành cho quê hương và cho con sông Đáy.
Tác giả đặt nhan đề bài thơ là “sông Đáy” cho thấy được những tình cảm những kí ức gắn bó của tác giả dành cho con sông này. Cái riêng cái độc đáo trong bài thơ này, là việc Nguyễn Quang Thiều đã kết hợp khéo léo và hài hòa giữa thực tại và những kỷ niệm trong quá khứ. Sông Đáy có mối quan hệ mật thiết với tác giả, nó in sâu vào tâm trí, vào tim.
Nhà văn có hình ảnh so sánh rất độc đáo, khi so sánh sông Đáy với hình ảnh của mẹ. Con sông gắn liền với tuổi thơ tác giả, cung cấp nước tưới tiêu cây cỏ mà không cần báo đáp. Cũng giống như tình cảm, tình yêu thương vô bờ bến của mẹ với con. Nhớ đến con sông Đáy, là tác giả nhớ về người mẹ lam lũ chịu khó, cõng con trên lưng để đi làm việc. Nhà thơ lại lại kể tiếp về thế giới trong mơ của mình với tiếng cá quẫy, hình ảnh người mẹ đứng chờ.
Nguyễn Quang Thiều đã khắc họa hình ảnh Sông Đáy gắn với mẹ và tuổi thơ đầy nhọc nhằn. Ngay những câu thơ đầu, tác giả đã hồi tưởng về sông đáy:
“Sông Đáy chảy vào đời tôi
Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi buổi chiều đi làm về vất vả
Tôi dụi mặt vào lưng người đẫm mồ hôi mát một mảnh sông đêm
Năm tháng sống xa quê tôi như người bước hụt
Cơn mơ vang lên tiếng cá quẫy tuột câu như một tiếng nấc
Âm thầm vỡ trong tôi, âm thầm vỡ cuối nguồn
Tỏa mát xuống cơn đau tôi là tóc mẹ bến mòn đứng đợi
Một cây ngô cuối vụ khô gầy
Suốt đời buồn trong tiếng lá reo.”
Hình tượng Sông Đáy như chứng nhân lịch sử, là quê hương, nơi nhà thơ sinh ra và lớn lên có dòng sông Đáy chảy qua. Đó là một hình ảnh rất đỗi quen thuộc trong tuổi thơ tác giả. Hình ảnh sông Đáy được lặp lại nhiều lần trong bài thơ thể hiện nỗi nhớ nhung khắc khoải trong cảm xúc. “Sông Đáy chảy vào đời tôi” ẩn dụ tình cảm của tác giả đối với sông Đáy.
Thơ Nguyễn Quang Thiều luôn mang tính nhạc. Với ngôi kể “tôi” cùng giọng thơ chậm rãi, nhẹ nhàng, tác giả đã bộc lộ trực tiếp tình cảm của mình với Sông Đáy để nhớ lại những kỉ niệm không bao giờ quên.
Thi sĩ đã ví von, so sánh, đối chiếu sông Đáy với mẹ-người ban cho mình cuộc sống trên thế giới này “Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi buổi chiều đi làm về vất vả”. Sông Đáy như người mẹ hiền hòa cung cấp nước, phù sa nuôi sống cả 1 vùng thiên nhiên, con người. Cũng giống như người mẹ tần tảo làm lụng nuôi con. Sự so sánh làm cho người ta cảm thấy kì lạ nhưng lại rất thuyết phục.
“Tôi dụi mặt vào lưng người đẫm mồ hôi mát một mảnh sông đêm”
Hình ảnh “Đẫm mồ hôi” là kết quả lao động mệt nhọc, vất vả, là minh chứng cho tình yêu to lớn của người mẹ dành cho con. Ở đây Sông Đáy là chứng nhân chứng kiến tuổi thơ khổ cực nhưng cũng đầy vui vẻ của thi sĩ. “Năm tháng sống xa quê tôi như người bước hụt“. Không gian biến đổi từ quá khứ đến hiện tại, nhà thơ đã cách xa quê.
Thiếu đi chỗ dựa tinh thần, ông so sánh mình như người bước hụt. Đó là cảm xúc tiếc nuối, day dứt khi chẳng thể níu ký ức trong tay, sông Đáy giờ một nơi, còn ta thì một nơi… Thời gian và không gian bắt đầu lu mờ, không rõ đâu là thực là ảo, đâu là quá khứ hiện tại.
Ông kể về thế giới trong mơ của mình: “Cơn mơ vang lên tiếng cá quẫy tuột câu như một tiếng nấc/
Âm thầm vỡ trong tôi, âm thầm vỡ cuối nguồn”. Đó là nơi con cá quẫy đuôi biến mất, nơi có thanh âm của tiếng khóc nấc. Ông đã làm tuột câu mất con cá, giống như việc phải rời xa quê hương nơi mình hằng yêu quý. Chú cá ấy không ai khác ngoài thi sĩ, và tiếng khóc ấy chẳng thuộc về ai khác ngoài ông. Điệp ngữ “âm thầm vỡ” lặp lại hai lần trong một câu, như tiếng nước mắt rơi trong tâm hồn ông, nó luôn phảng phất trầm buồn của thi sĩ.
“Tỏa mát xuống cơn đau tôi là tóc mẹ bến mòn đứng đợi.”
Người mẹ luôn mong mỏi đợi con trở về đến nỗi bến mòn, “tỏa mát xuống cơn đau” thể hiện cảm xúc nhà thơ mang trong mình nỗi đau xa quê, nhưng ông vẫn luôn có người mẹ đứng chờ. Ông thấy hạnh phúc khi vẫn luôn có một người hướng về mình. Hình ảnh mái tóc mẹ biểu tượng cho một người mẹ hiền luôn bên ông, luôn dõi theo ông.
Mẹ dịu dàng như sông Đáy, mát mẻ và trong lành. Nếu ở khổ một, “mát” là hành động của gió sông, thì ở đây “mát” là hành động của người mẹ. Trong vô thức, thi sĩ đã hòa sông Đáy và mẹ mình thành một. Bởi lẽ, quê hương là mẹ, và mẹ cũng chính là quê hương.
Niềm hạnh phúc hiện lên phần nào ẩn chứa sự chua chát, đắng cay:
“Một cây ngô cuối vụ khô gầy
Suốt đời buồn trong tiếng lá reo”
Tác giả sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ, mẹ mình giống như “cây ngô” kia, chờ đợi khắc khoải đến héo úa, khô gầy. Ngoài ra nó còn cách hiểu thứ hai: Sự cô độc sẽ khiến ta héo tàn theo thời gian, chỉ có những mối liên kết bền chặt như tình mẫu tử mới khiến ta thoát khỏi tình cảnh ấy, vượt qua khỏi những lúc khó khăn ấy.
“Một cây ngô” đối chiếu tương phản với hình ảnh mái tóc người mẹ đã làm nổi bật dụng ý: Cây ngô khô gầy khi đơn côi một mình trên đồi gió, còn ông thì không, vì ông đã có mẹ, đã có sông Đáy ở bên. Sông Đáy như một nguồn sức sống mãnh liệt, truyền năng lượng rực lửa cho những người con xa quê.
Sông Đáy không chỉ là kí ức về những câu chuyện cổ tích xưa, mà còn là ký ức về tình yêu lứa đôi:
“Những chiều xa quê tôi mong dòng sông dâng lên ngang trời cho tôi được nhìn thấy
Cho đôi mắt nhớ thương của tôi như hai hốc đất ven bờ, nơi những chú bống đến làm tổ được giàn giụa nước mưa sông.”
Yếu tố hư ảo “Sông dâng lên ngang trời”, một hình tượng không bao giờ xảy ra. Tác giả so sánh “đôi mắt nhớ thương của tôi như hai hốc đất”. Sự xa cách đã khiến nỗi nhớ dâng trào đến trời. Ông muốn bộc phát hết nỗi lòng mình, muốn khóc cho thỏa nỗi lòng như những chú bống kia.
Sông Đáy còn gắn với tình yêu lứa đôi, là nhân chứng, là người se duyên cho tình yêu đôi lứa này. Nhà thơ định hình thế giới theo cách nghĩ của mình. Sông Đáy đã chứng kiến một đoạn tình cảm ngắn ngủi của đôi trai gái, họ yêu nhau nhưng không đến được với nhau.
“Sông Đáy ơi! chiều nay tôi trở lại
Những cánh buồm cổ tích đã bay xa về một niềm tức tưởi
Em đã mang đôi môi màu dâu chín sang đò một ngày sông vắng nước
ôi chi gặp những bẹ ngô trắng trên bãi
Tôi nhớ áo em tuột rơi trên bến kín một trăng xưa”
Nhà thơ định hình thế giới theo cách nghĩ của mình “Đôi môi màu dâu chín” thể hiện ước vọng cánh buồm cổ tích nhưng cũng có cả sự cay đắng chia phôi. Tình yêu với quê hương không chỉ có hình ảnh của mẹ mà còn có hình ảnh của người con gái đằm thắm dịu dàng.
Từ đó, nhân vật trữ tình bồi hồi, hi vọng rồi lại thất vọng khi không nhìn thấy bóng hình “em” đứng bên sông đợi mình. Sông Đáy và “em” trở thành chuyện của quá khứ, giờ đây, nó lại sống dậy, sông Đáy đã chứng kiến một đoạn tình cảm ngắn ngủi của đôi trai gái, họ yêu nhau nhưng không đến được với nhau.
Nguyễn Quang Thiều vẽ một bức tranh trong ngày trở về gặp lại Sông Đáy
“Sông Đáy ơi, sông Đáy ơi…chiều nay tôi trở lại
Mẹ tôi đã già như cát bên bờ
Ôi mùi cát khô, mùi tóc mẹ tôi.”
“Sông Đáy ơi” lặp hai lần trong khổ cuối, nó như một tiếng gọi thiết tha báo hiệu sự trở về muộn màng. Nhà thơ quay trở về, nhưng mẹ không còn. Ông cố ôm cát vào lòng, khóc thương và muốn níu lại một chút “hơi thở” của người mẹ. Thi sĩ nhận ra sự thật phũ phàng: Mẹ đã mất, giống như cát trôi tuột qua tay ông chảy xuống dòng dòng, không thể ở lại. “Mẹ”: là hình ảnh luôn thường trực trong trái tim của người con, nhớ về quê hương là nhớ đến mẹ với biết bao kỉ niệm, nhớ về tình mẫu tử thiêng liêng sâu nặng.
Tác giả sử dụng từ láy “dòng dòng” tạo nên nhịp điệp, cũng như đang xoáy sâu vào nỗi đau. Ta có thể hiểu theo chiều hướng tích cực, đó là cái kết của khổ thơ như một sự đoàn tụ của con người xa quê, ông quì xuống, ấp cát, đoàn tụ với quê hương sau bao ngày xa cách.
Tôi quì xuống vốc cát ấp vào mặt
Tôi khóc.
Cát từ mặt tôi chảy xuống dòng dòng.
Nhân vật “Tôi” đã khóc, giọt nước mắt của sự thương xót cũng là giọt nước mắt của hạnh phúc. Từ “chảy” ở đầu bài thơ được lặp đi lặp lại, giờ đây sông Đáy không chảy vào ông nữa, mà chính ông chảy vào sông Đáy. Đó là sự hồi đáp của con người xa quê giờ đã quay trở về báo đáp quê hương, hồi đáp lại tình cảm của mẹ già, đầy sự ấm áp của tình người.
Bằng thể thơ tự do, sử dụng kết hợp linh hoạt các biện pháp tu từ. Với ngôn ngữ đầy sự giàu tính , vô cùng tinh tế. Qua bài thơ, đã thể hiện ngòi bút uyên bác và đã tạo được cá tính riêng của bản thân mình.
Bài thơ “Sông Đáy” của Nguyễn Quang Thiều đã cho ta thấy được tình cảm da diết, sâu nặng của tác giả dành cho con sông Đáy, cho thiên nhiên con người nơi đây và cho người mẹ của mình. Đó là những thứ tình cảm cao đẹp nuôi dưỡng tâm hồn mỗi con người.
Tham khảo 20+ 👉 Mẫu Thuyết Minh Về Một Tác Phẩm Văn Học Hay Nhất
Phân Tích Nghệ Thuật Bài Sông Đáy Chọn Lọc
Tình cảm dành cho quê hương và cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn con người là một tình cảm vô cùng thiêng liêng và gắn bó mà Nguyễn Quang Thiều cũng rất quý trọng và tôn trọng. Ông thể hiện tình cảm này đối với con sông quê hương và người mẹ lam lũ vất vả của mình trong bài thơ “Sông Đáy”.
Đây thực sự là một tác phẩm xuất sắc của ông, với những cung bậc tình yêu quê hương và tình mẫu tử được in dấu sâu trong tập thơ “Sự mất ngủ của lửa” năm 1992. Bài thơ này thể hiện sự tương phản giữa nhịp sống sôi nổi của con sông và cuộc sống khó khăn mà người mẹ lam lũ phải trải qua. Ông đã thành công trong việc tạo ra một hình ảnh sống động và cảm động về quê hương và tình mẫu tử qua những từ ngữ tinh tế và sắc sảo của mình.
Khi trưởng thành, tác giả vẫn luôn nhớ về con sông Đáy, một phần không thể thiếu trong ký ức tuổi thơ, nhớ về hình ảnh người mẹ vất vả luôn hàng ngày ngóng trông con trở về. Cảnh vật trong bài thơ đan xen lẫn lộn, thời gian và không gian cũng được tác giả biến đổi một cách linh hoạt, cho thấy tài năng và sự sáng tạo độc đáo của nhà thơ.
Hình ảnh con sông Đáy được tác giả miêu tả lại rất nhiều lần, như muốn nhấn mạnh cái tình cảm nhớ nhung mà không thể nào quên trong lòng tác giả. Nó đã khắc sâu vào trái tim để rồi khắc khoải không thể quên. Con sông Đáy như một người mẹ có tình cảm và cảm xúc đang bảo vệ đứa con. Nó thân thuộc gắn bó như chạm vào da thịt của tác giả. Để rồi khi sống xa quê hương, xa người mẹ của mình, tác giả cảm thấy như “người bước hụt”.
Từ đó, người đọc có thể cảm nhận được rõ hơn về tình cảm mà tác giả dành cho con sông này. Ai rồi cũng phải trưởng thành, phải lớn lên, người mẹ năm xưa cũng đã già đi. Nhưng mẹ vẫn đứng đây chờ con, nơi nào có mẹ thì nơi đó chính là nhà, là quê hương của con. Nhà văn muốn khóc, tất cả những nỗi lòng tình cảm như được tuôn trào ra.
Đôi lời của tác giả thêm vào để nói về sự nương tựa của tình yêu thương và quê hương, nhưng cũng để tái hiện và khắc sâu hơn những cung bậc cảm xúc và tâm trạng trái tim. Những dòng chữ thể hiện sự hồi tưởng và kỷ niệm của tác giả với quê hương và người mẹ đã được thêm vào để làm cho văn bản dài hơn và đầy đủ hơn, trong khi vẫn giữ nguyên những ý chính của bài viết.
Nguyễn Quang Thiều đã sử dụng tận dụng hết những trải nghiệm cá nhân, những kỷ niệm tình cảm vào từng câu thơ, từng chữ viết trong tác phẩm “Sông Đáy”. Từ đó, chúng ta càng thêm trân trọng những giá trị tình yêu quê hương và tình cảm gia đình thiêng liêng.
Hơn nữa, qua “Sông Đáy”, Nguyễn Quang Thiều cũng truyền đạt thông điệp về sự phát triển và trưởng thành của mỗi người. Cuộc sống không ngừng thay đổi, con sông Đáy cũng không ngừng chảy đi, nhưng tình yêu và kỷ niệm về nó vẫn mãi mãi trong lòng tác giả. Từ đó, tác phẩm mang đến sự nhìn nhận sâu sắc về tình cảm gia đình, về những gốc rễ quê hương và giá trị tình yêu thân thương.
Ngoài ra, “Sông Đáy” còn là một hình ảnh đại diện cho cả một vùng quê hương, nơi những câu chuyện và truyền thống được truyền từ đời này sang đời khác. Con sông Đáy không chỉ là một con sông mà còn là biểu tượng của sự sống, của sự liên kết và sự bền vững. Từng con sóng nhỏ trên mặt nước sông Đáy đều là những câu chuyện, những kỷ niệm kỳ diệu của từng người dân sinh sống ven sông.
Mỗi con sóng đều chứa đựng những cung bậc cảm xúc khác nhau, từ niềm vui, sự hân hoan cho đến những nỗi buồn, sự lưu luyến. Điều này khiến cho “Sông Đáy” trở thành một tác phẩm đa chiều, đầy sắc màu và đốn tim của người đọc.
Với tình yêu và sự kỳ diệu của “Sông Đáy”, Nguyễn Quang Thiều đã khắc họa một bức tranh sống động về quê hương, về tình yêu và sự hi sinh của người mẹ. Bài thơ này không chỉ là một tình khúc ca ngợi quê hương mà còn là một lời tri ân sâu sắc đối với người mẹ, người đã hy sinh và vất vả nuôi dưỡng con trong từng cơn sóng đáy cuộc đời. Và qua “Sông Đáy”, chúng ta cũng thấy được sự đồng cảm và tình cảm của tác giả dành cho quê hương và người thân yêu.
Hướng dẫn 👉 Viết Bài Văn Nghị Luận Phân Tích, Đánh Giá Một Tác Phẩm Văn Học 👉 tác phẩm thơ
Phân Tích Văn Bản Sông Đáy Ngắn
Tác giả đã xa quê nhiều năm, lòng luôn hướng về quê hương với nỗi nhớ da diết. Nỗi nhớ ấy được thể hiện qua hình ảnh “sông Đáy”, qua những kỉ niệm tuổi thơ gắn liền với dòng sông.
Hình ảnh “sông Đáy” được liên tưởng đến hình ảnh người mẹ tảo tần, hiền hậu. Sông Đáy đã chở che, nuôi dưỡng tác giả từ thuở ấu thơ. Tác giả nhớ về những buổi chiều mẹ gánh nặng lam lũ, nhớ về mái tóc mẹ thơm mùi mồ hôi.
Khi trở về quê hương, tác giả nhận ra nhiều đổi thay. “Mẹ tôi đã già như cát bên bờ”, “cát từ mặt tôi chảy xuống dòng dòng”. Nỗi buồn ấy thể hiện sự tiếc nuối cho thời gian đã qua, cho tuổi thơ đã mất.
Mối liên hệ giữa Sông Đáy với mẹ và kí ức của người viết: sông Đáy là biểu tượng cho quê hương, cho tuổi thơ và cho tình mẫu tử. Sông Đáy là dòng sông quê hương gắn liền với tuổi thơ của tác giả. Sông Đáy đã chứng kiến những kỉ niệm vui buồn của tác giả. Hình ảnh “sông Đáy” được liên tưởng đến hình ảnh người mẹ tảo tần, hiền hậu. Sông Đáy đã chở che, nuôi dưỡng tác giả từ thuở ấu thơ. Sông Đáy gợi nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ của tác giả. Kỉ niệm về mẹ, về quê hương, về những tháng ngày ấu thơ bên dòng sông.
Xem thêm 20+ 👉 Mẫu Giới Thiệu Về Một Tác Phẩm Nghệ Thuật Lớp 11
Phân Tích Bài Thơ Sông Đáy Ngắn Gọn
Nguyễn Quang Thiều là một nhà thơ đa tài của thời đại hiện đại Việt Nam. Ông đã sáng tác ra nhiều tác phẩm xuất sắc và nổi tiếng. ‘Sông Đáy’ là một trong những tác phẩm đặc biệt của ông, thể hiện tình cảm yêu thương của tác giả dành cho quê hương và con sông Đáy.
Tác giả chọn tiêu đề bài thơ là “Sông Đáy” để thể hiện những tình cảm và ký ức sâu sắc của mình đối với con sông này. Bài thơ kết hợp tinh tế giữa hiện thực và quá khứ, với sự gắn bó đặc biệt giữa tác giả và sông Đáy. Sông Đáy như một phần của tuổi thơ của tác giả, mang lại nước tưới cho cây cỏ mà không cần đền đáp, giống như tình yêu vô điều kiện của mẹ. Khi nhớ về sông Đáy, tác giả nhớ về mẹ yêu thương, sự hy sinh của mẹ.
Người con cảm thấy vui mừng nhưng cũng xót xa khi nhớ đến hình ảnh của mẹ, người luôn là điểm tựa và chờ đợi cho con. Đó là tình cảm thiêng liêng mà tác giả luôn khắc sâu trong lòng. Sông Đáy còn đánh dấu ký ức về một tình yêu không thành, nhưng lại đẹp đẽ. Khi nhớ về sông Đáy, tác giả lại nhớ về tình cảm đó. Cuối bài thơ thể hiện sự tài tình trong diễn đạt tâm trạng, với nỗi đau day dứt khi trở về quê hương, nhớ về tình mẫu tử.
Bài thơ “Sông Đáy” của Nguyễn Quang Thiều thể hiện tình cảm sâu sắc của tác giả đối với con sông Đáy, thiên nhiên và người mẹ. Đó là những tình cảm cao đẹp nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người.
Đọc thêm cách 👉 Viết Văn Bản Nghị Luận Phân Tích, Đánh Giá Một Tác Phẩm Thơ
Phân Tích Bài Thơ Sông Đáy Ngắn Nhất
Tình cảm dành cho quê hương, cho cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn con người là thứ tình cảm thiêng liêng và gắn bó. Đối với Nguyễn Quang Thiều ông cũng dành tình cảm trân trọng đối với con sông quê hương, với người mẹ lam lũ vất vả của mình qua bài thơ “Sông Đáy”. Đây là tác phẩm xuất sắc của ông về tình yêu quê hương, tình mẫu tử được in trong “Sự mất ngủ của lửa” năm 1992.
Khi trưởng thành tác giả vẫn nhớ về con sông Đáy gắn liền với những ký ức tuổi thơ, nhớ về hình ảnh người mẹ vất vả vẫn hàng ngày ngóng trông con trở về. Cảnh vật đan xen lẫn lộn, thời gian và không gian cũng được tác giả chuyển biến một cách linh hoạt.
Điều này cho thấy tài năng cùng với sự sáng tạo độc đáo của nhà thơ. Hình ảnh con sông Đáy được tác giả khắc họa lại rất nhiều lần, như muốn nhấn mạnh cái tình cảm nhớ nhung không thể nào quên trong lòng tác giả. Nó khắc sâu vào trái tim để rồi khắc khoải không quên. Con sông Đáy như một người mẹ có tình cảm, cảm xúc đang bảo vệ đứa con. Nó thân thuộc gắn bó như chạm vào da thịt của tác giả. Để rồi khi sống xa quê hương, xa người mẹ của mình thì giống như “người bước hụt”.
Từ đó giúp người đọc có thể cảm nhận được rõ hơn về tình cảm của tác giả dành cho con sông này. Ai rồi cũng phải trưởng thành phải lớn, người mẹ năm nào cũng đã già đi. Nhưng mẹ vẫn đứng đây chờ con, nơi nào có mẹ thì nơi đó chính là nhà, là quê hương của con. Nhà văn muốn khóc, tất cả nỗi lòng tình cảm như được tuôn trào ra.
Nguyễn Quang Thiều đã dùng hết cái tự sự trữ tình, vào từng câu thơ con chữ trong tác phẩm “Sông Đáy”. Từ đó ta càng thêm trân trọng những giá trị tình yêu quê hương, và tình cảm gia đình thiêng liêng.
Gợi ý bạn 20+ 👉 Mẫu Viết Văn Bản Nghị Luận Về Một Tác Phẩm Thơ Lớp 11