Thơ Nguyễn Quang Thiều ❤️️ Tác Giả, Tác Phẩm + Chùm Thơ Hay ✅ Tìm Hiểu Chi Tiết Về Cuộc Đời, Sự Nghiệp Sáng Tác, Phong Cách Làm Thơ.
NỘI DUNG CHÍNH
Tiểu Sử Cuộc Đời Tác Giả Nguyễn Quang Thiều
Trong làng văn học Việt Nam, mỗi tác giả đều có những phong cách làm việc, tác phẩm riêng mang vẻ đẹp và ý nghĩa khác nhau. Trong đó, tác giả Nguyễn Quang Thiều nhà một trong những cái tên tạo được dấu ấn trong làng văn học Việt với nhiều tác phẩm hay đặc sắc. Sau đây hãy cùng Thohay.vn tìm hiểu về tiểu sử cuộc đời tác giả này nhé!
- Ông tên thật là Nguyễn Quang Thiều, sinh ngày 13/2/ 1957 tại Thôn Hoàng Dương (Làng Chùa), xã Sơn Công, huyên Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Thành phố Hà Nội).
- Ông là một nhà thơ hiện đại của Việt Nam, ngoài lĩnh vực chính tạo nên tên tuổi của ông là thơ ca thì Nguyễn Quang Thiều còn là một nhà văn với các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký và tham gia vào lĩnh vực báo chí.
- Tốt nghiệp đại học ở Cuba. Ông từng làm việc tại tuần báo Văn Nghệ, Tuần Việt Nam (tuanvietnam.vn thuộc báo điện tử Vietnamnet.vn)
- Hiện đang là Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Phó Tổng thư ký thứ nhất Hội Nhà văn Á – Phi và Mỹ la tinh. Giám đốc Trung tâm Dịch thuật văn học Hội Nhà văn Việt Nam.
Chia sẻ thêm về🌿Thơ Trương Nam Hương 🌿 Tác Giả, Tác Phẩm + Chùm Thơ Hay
Sự Nghiệp Sáng Tác Nhà Thơ Nguyễn Quang Thiều
Khái quát một số thông tin quan trọng về sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, mời bạn đọc cùng theo dõi:
- Nguyễn Quang Thiều bắt đầu viết văn từ năm 1983, là cây bút đa năng và sung sức, xuất hiện thường xuyên trên văn đàn, báo chí. Ông nhanh chóng nổi lên như một nhà thơ trẻ cách tân hàng đầu thế hệ mình.
- Từ những năm 1990, thơ Việt Nam đương đại bắt đầu có sự chuyển đổi lớn về mặt thi pháp và có thể nói, Nguyễn Quang Thiều là nhà thơ đầu tiên, bằng những nỗ lực vượt bậc và tài năng xuất sắc của mình, đã xác lập một giọng điệu mới trong thơ Việt
- Nguyễn Quang Thiều không chỉ là nhà thơ tiên phong với trào lưu hiện đại mà còn là cây viết văn xuôi giàu cảm xúc. Nguyễn Quang Thiều cũng ghi dấu ấn về văn xuôi, tiểu luận, dịch thuật và góp phần quan trọng quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới.
- Thơ và truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều đã được in thành sách và được giới thiệu trên các tạp chí và báo ở các nước như Mỹ, Pháp, Nga, Úc, Ireland, Nhật, Hàn Quốc, Venezuela, Colombia, Na Uy, Thuỵ Điển, Malaysia, Thái Lan…
- Tính đến thời điểm hiện nay, nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã có một kho tàng đồ sộ nhiều sản phẩm hay và ý nghĩa. Trong đó, ông đã xuất bản được trên 20 tập văn xuôi, hơn 10 tập thơ và 3 tập sách dịch.
- Ngoài ra, tập thơ Châu Thổ và Cây Ánh Sáng – Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn 2009, 2010 đã tạo được tiếng vang lớn và thu hút được sự chú ý của người đọc và giới phê bình.
- Bên cạnh đó, tiểu thuyết Kẻ ám sát cánh đồng của ông còn được hãng phim truyền hình Việt Nam dựng thành bộ phim Chuyện làng Nhô (xem thêm làng Nhô) phát sóng phổ biến trên VTV trong những năm 1998.
- Ngoài ra, Ông được coi là người cùng với nhà văn, trung tướng công an Hữu Ước sáng lập nên hai tờ báo là tờ An Ninh Thế giới cuối tháng và Cảnh Sát Toàn Cầu.
Giải thưởng:
- Giải A cho tập thơ “Sự mất ngủ của lửa”,
- Giải thưởng Hội Nhà Văn Việt Nam năm 1993.
- Giải thưởng Final cho tập thơ “The Women Carry River Water của The National Literary Translators Association of America”, năm 1998.
- Ngoài ra, ông còn nhận được hơn 20 giải thưởng văn học khác trong và ngoài nước.
Phong Cách Thơ Nguyễn Quang Thiều
Tìm hiểu thêm về phong cách làm thơ của tác giả Nguyễn Quang Thiều:
- Trong tâm hồn của một người yêu thơ văn, ông luôn thể hiện được sự bay bổng trong từng câu từ, bày tỏ được những ưu tư, phiền muộn của thi ca rất nhạy bén.
- Lối viết thơ của Nguyễn Quang Thiều khiến ta nghĩ đến các thủ pháp của trào lưu hiện đại như siêu thực, tượng trưng hay biểu hiện nhưng ta hoàn toàn không thể xếp ông vào riêng lẻ một trường phái nào. Vì nhà thơ đã kết hợp tài tình và tạo nên nhiều điểm đột phá trên sự kế thừa thành tựu của người đi trước.
- Nguyễn Quang Thiều sáng tác về nhiều đề tài với những cách biểu hiện khác nhau và nhiều cung bậc cảm xúc vượt khỏi phạm vi cảm hứng hiện thực hay siêu thực. Ông không mô phỏng, sao chép đời sống để viết thành những vần thơ đầy ẩn ý.
- Thay vào đó, Chủ tịch Hội nhà văn ưa thích bày tỏ thái độ thẳng thắn và trực diện nhằm lý giải chính xác bản chất của đối tượng. Hiện thực trong thơ Nguyễn Quang Thiều hiện lên phức tạp và đa diện, từ mặt người, mặt ma quỷ, mặt súc vật đến mặt gỗ.
- Bên cạnh những yếu tố trên, tính truyện và ngôn ngữ kể gần với ngôn ngữ đời sống vốn ít xuất hiện trong thơ Việt trước đó cũng là một dấu ấn của thơ Nguyễn Quang Thiều. Ông viết mà như nói, nói một cách nghệ thuật.
- Tuy nhiên, với các tác phẩm viết cho thiếu nhi thì lời thơ của ông lại rất chân thực, gần gũi với cuộc sống đời thường, thể hiện được vẻ đẹp của tâm hồn trẻ thơ trong sáng, tràn đầy niềm yêu thương vạn vật.
Đón đọc thêm 🌸Thơ Nguyễn Đức Mậu 🌸 Tác Giả, Tác Phẩm
Tuyển Tập Các Tác Phẩm Của Nhà Thơ Nguyễn Quang Thiều
Xem ngay tuyển tập các tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều mà chúng tôi vừa sưu tầm sau đây nhé!
Tuyển Tập Thơ
*Hồi tưởng
- Hồi tưởng tháng giêng
- Hồi tưởng tháng hai
- Hồi tưởng tháng ba
- Hồi tưởng tháng tư
- Hồi tưởng tháng năm
- Hồi tưởng tháng sáu
- Hồi tưởng tháng bảy
- Hồi tưởng tháng tám
- Hồi tưởng tháng chín
- Hồi tưởng tháng mười
- Hồi tưởng tháng mười một
- Hồi tưởng tháng chạp
*Sự mất ngủ của lửa (1992)
- Ám ảnh
- Âm nhạc
- Bài hát về cố hương
- Ban mai
- Bầy chó của tôi
- Bầy kiến qua bàn tiệc
- Cái đẹp
- Cánh buồm
- Câu hỏi cuối ngày
- Chuyển động
- Con gái ơi
- Một bài hát tình yêu của làng Chùa
- Những ngôi sao
- Sông Đáy
- Tha phương
- Tháng mười
- Thời gian
- Tiếng cười
- Trên đại lộ
- Trong quán rượu rắn
- Xô-nát hoàng hôn trên biển
*Mười một khúc cảm
- I
- II
- III
- IV
- V
- VI
- VII
- VIII
- IX
- X
- XI
*Những người lính của làng (1996)
+Chương 1: Phía sau người lính
- Làng quê
- Người con gái trên sân ga
- Mệnh lệnh
+Chương 2: Ra trận
- Người dân làng duy nhất
- Cánh rừng bất tử
- Tiếng gọi
- Khoảng bình yên trong lòng đất
- Những mạch máu trên đất
+Chương 3: Trở về (Lời một người lính đã hy sinh)
- Thư gửi mẹ
- Với em
- Khúc tưởng niệm số 1
*Nhịp điệu châu thổ mới (1997)
- Boston 1911
- Boston 1994
- Chiếc bình gốm
- Lúc ba giờ sáng
- Mỗi sáng tôi mở cửa
- Ngôn ngữ tháng tư
- Những đám mây khổng lồ
- Những người dậy sớm
- Những tượng đài cổ bên sóng
- Thanh minh
- Tưởng niệm
- Văn bản lần thứ nhất
- Về những đồ vật có trên bài viết
+Chuyến dịch màu đen
- Màu đen một
- Màu đen hai
- Màu đen ba
- Và màu trắng
+Nhịp điệu châu thổ mới
- Chương I
- Chương II
- Chương III
- Chương IV
- Chương V
- Chương VI
- Chương VII
*Các tác phẩm khác
- Đố ai tìm thấy tôi ở đây
- 0 giờ 17 phút
- 0 giờ 7 phút
- 17 giờ 43 phút
- Bài ca ban mai trên những quả đồi Achill
- Bài hát trước phần mộ Diễm Châu
- Bài thơ viết lúc 10h13
- Bàn tay của thời gian
- Bản thông cáo
- Bản tuyên ngôn của tình yêu
- Bảo tàng
- Bầy cừu
- Bây giờ đang cuối mùa đông
- Bầy trẻ di cư
- Bên ngoài cửa sổ
- Bóng tối
- Buồn hơn cái chết
- Bữa tiệc trong bóng tối
- Bức thư đề ngày 25 tháng 12
- Cầu nguyện ở thánh đường Thomas More
- Chiếc gương
- Chúc thư
- Danh phận
- Dưới cái cây ánh sáng
- Dưới trăng và một bậc cửa
- Đoản ca về buổi tối
- Đôi bờ
- Đổi mùa
- Giọng của H
- Gửi một ông vua
- Hoa hồng
- Hoa tiêu
- Hội giả trang
- Ký hoạ Kevin Bowen
- Lễ tạ
- Lịch sử một tấm thảm Thổ Nhĩ Kỳ
- Linh hồn những con bò
- Lời thách đấu
- Món quà cuối cùng của Giáng sinh
- Một bài tập làm văn
- Một bài thơ viết ở Hà Nội
- Một ghi chép tháng 6
- Một ngày thu
- Mùa hè trên vạt cỏ
- Người thiếu phụ hồi giáo
- Người thổi kèn rắn
- Nhà thơ I
- Nhà thơ II
- Những cái cây ở Dedham
- Những chữ buổi trưa ngày 29/08
- Những con cá ướp
- Những con cá vàng
- Những con chim nhồi bông
- Những con mồi
- Những con quạ thành phố Karachi
- Những công việc của tháng mười một
- Những ngọn đồi ban mai
- Những ngôi sao đổi ngôi
- Những người đàn bà gánh nước sông
- Quyền phép của thời gian
- Sau bậc cửa ngôi nhà vô hình
- Sự chuyển động của cái đẹp
- Sự hồi sinh của cái cây chết
- Thánh ca nhỏ
- Thay lời nguyện cầu
- Tiếng chó sủa và những ngôi sao
- Tiếng gọi
- Tiếng vọng
- Trò chơi của ảo giác
- Trong chiều nghĩa trang
- Trong khu vườn nhà Kevin
- Tuyết lúc nửa đêm
- Tưởng nhớ Joseph Brodsky
- Văn bản ngoài lễ khấn ông nội
- Về một nhà báo nước ngoài bị bắt ở biên giới Afghanistan
- Ngôi nhà tuổi 17
- Tập thơ Nguyễn Quang Thiều 1996
- Tập thơ tuyển cho thiếu nhi, 2004
- Bài ca những con chim đêm
- Tập thơ The women carry water (bản Anh ngữ của cuốn Những người đàn bà gánh nước sông)
Văn Xuôi
- Mùa hoa cải bên sông
- Tiếng gọi cuối mùa đông
- Cái chết của bầy mối
- Người đàn bà tóc trắng
- Bầy chim chìa vôi
- Tiếng gọi tình yêu
- Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều
- Người cha, truyện thiếu nhi
- Thành phố chỉ sống 60 ngày
- Vòng nguyệt quế cô đơn
- Cỏ hoang, tiểu thuyết
- Bí mật hồ cá thần, truyện thiếu nhi
- Kẻ ám sát cánh đồng
- Ba người, chân dung văn học (in chung)
- Có một kẻ rời bỏ thành phố, tiểu luận
- Trong ngôi nhà của mẹ
- Người đàn bà tóc trắng, truyện ngắn
- Đứa con của hai dòng họ, truyện ngắn
- Con quỷ gỗ, truyện thiếu nhi
- Ngọn núi bà già mù, truyện thiếu nhi
- Người nhìn thấy trăng thật, truyện ngắn
- Người, chân dung văn học
- La fille du fleuve, truyện ngắn
- La petite marchande de vermicelles, truyện ngắn
Sách Dịch
- Khoảng thời gian không ngủ, thơ Mỹ, 1997
- Chó hoang Dingo, truyện ngắn Úc, 1995
- Năm nhà thơ hiện đại Hàn Quốc, 2002
Đừng nên bỏ qua thông tin về 🌿Thơ Vũ Quần Phương 🌿 Tác Giả, Tác Phẩm, Cuộc Đời, Sự Nghiệp
15 Bài Thơ Hay Nhất Của Nguyễn Quang Thiều
Sưu tầm danh sách 15 bài thơ hay nhất của Nguyễn Quang Thiều gửi đến bạn đọc.
Tiếng Vọng
Con chim sẻ nhỏ chết rồi
Chết trong đêm cơn bão về gần sáng
Đêm ấy tôi nằm trong chăn nghe cánh chim đập cửa
Sự ấm áp gối chăn đã giữ chặt tôi
Và tôi ngủ ngon lành đến lúc bão vơi.
Chiếc tổ cũ trong ống tre đầu nhà chiều gió hú
Không còn nghe tiếng cánh chim về
Và tiếng hót mỗi sớm mai trong vắt.
Nó chết trước cửa nhà tôi lạnh ngắt
Một con mèo hàng xóm lại tha đi
Nó để lại trong tổ những quả trứng
Những con chim non mãi mãi chẳng ra đời.
Đêm đêm tôi vừa chợp mắt
Cánh cửa lại rung lên tiếng đập cánh
Những quả trứng lại lăn vào giấc ngủ
Tiếng lăn như đá lở trên ngàn.
“Đố Ai Tìm Thấy Tôi Ở Đây”
Chiếc xe màu xanh sau mưa
Đến trước ngày tôi sinh
Cậu bé chạy trong ban mai
Xuyên qua dòng thác ánh sáng
Kiêu hãnh và đẹp hơn sự nẩy mầm
Chưa đến giờ bị phủ ngập bóng tối
Chiếc xe, đóa hoa biếc
Cậu bé không nhận ra
Những bông cát đằng trôi trong buổi trưa
Theo một hơi thở dịu dàng nhất thế gian
Và đôi mắt đẹp hơn hồ nước trên núi cao
Sao không lại gần nữa.
Gần nữa. Và gần nữa
Vừa chạy tìm chỗ nấp
Vừa cố ý nói: “đố ai tìm thấy tôi ở đây”
Cô bé Hạnh Nguyên mỉm cười
Ngắm người đàn bà và người đàn ông
Sẽ sinh ra cô
Đang chạy trốn
Vừa chạy vừa ngoái lại nói:
“đố ai tìm thấy tôi ở đây”
Bài Hát Về Cố Hương
Tôi hát bài hát về cố hương tôi
Khi tất cả đã ngủ say
Dưới những vì sao ướt át
Và những ngọn gió hoang mê dại tìm về
Đâu đây có tiếng nói mê đàn ông bên mái tóc đàn bà
Đâu đây thơm mùi sữa bà mẹ khe khẽ tràn vào đêm
Đâu đây những bầu vú con gái tuổi mười lăm như những mầm cây đang nhoi lên khỏi đất
Và đâu đây tiếng ho người già khúc khắc
Như những trái cây chín mê ngủ tuột khỏi cành rơi xuống
Góc vườn khuya cỏ thức trắng một mình
Tôi hát bài hát về cố hương tôi
Trong ánh sáng đèn dầu
Ngọn đèn đó ông bà tôi để lại
Đẹp và buồn hơn tất cả những ngọn đèn
Thuở tôi vừa sinh ra
Mẹ đã đặt ngọn đèn trước mặt tôi
Để tôi nhìn mặt đèn mà biết buồn, biết yêu và biết khóc
Tôi hát bài hát về cố hương tôi
Bằng khúc ruột tôi đã chôn ở đó
Nó không tiêu tan
Nó thành con giun đất
Bò âm thầm dưới vại nước, bờ ao
Bò quằn quại qua khu mồ dòng họ
Bò qua bãi tha ma người làng chết đói
Đất đùn lên máu chảy dòng dòng
Tôi hát, tôi hát bài ca về cố hương tôi
Trong những chiếc tiểu sành đang xếp bên lò gốm
Một mai đây tôi sẽ nằm trong đó
Kiếp này tôi là người
Kiếp sau phải là vật
Tôi xin ở kiếp sau là một con chó nhỏ
Để canh giữ nỗi buồn – báu vật cố hương tôi.
Thanh Minh
Tưởng nhớ ông nội
Người nhìn về hướng tây
Nơi món quà của con ở đó.
Lướt trên mưa, một con đường sáng
Người nhắc con đi và chỉ một mình
Đe doạ trùm lên những cánh đồng không tuổi
Những con tim vào ngôn ngữ của thanh minh
Sự im lặng ra đi không có bờ dội lại
Con vẫn biết nơi sự im lặng cất lời
Con khắc vào âm thanh họ, tên xứ sở
và món quà in sẵn dấu tay con.
Mùa Hè Trên Vạt Cỏ
Bây giờ tôi lại đến đây
Dưới vòm cây cũ rụng đầy tiếng ve
Ngồi trên vạt cỏ lắng nghe
Bàn chân thuở ấy vọng về hè ơi
Nhớ thời phượng cháy trong tôi
Tiếng ve nhiều quá rối bời tóc em
Nhớ thời hè chẳng lặng êm
Cả trên đôi cánh chuồn mềm gió trưa.
Nhớ thời trong buổi tiễn đưa
Tiếng bom lẫn tiếng sấm mưa cuối ngày
Từ trên vạt cỏ xanh này
Nụ hôn cùng với vết giày đi xa.
Bao mùa hè đã trôi qua
Đời ve lột xác để mà gọi nhau
Có gì như một nỗi đau
Cứa trên lá cỏ gãy nhàu trưa nay.
Bây giờ tôi lại đến đây
Đi tìm em của những ngày chiến tranh
Tìm trên vạt cỏ xanh xanh
Có dăm vỏ lạc yên lành nằm mơ
Bao người lại đến bây giờ
Để ngồi lên cỏ sững sờ mê say
Em ơi mỗi cuộc đời này
Nụ hôn cùng với vết giày mãi in.
Bàn Tay Của Thời Gian
Nàng ra đi như ngọn xuân cuối cùng
khuất sau hàng cây giăng những tổ chim đầy trứng
Giọng nói hôm qua còn tuyệt vọng trước bức tường im lặng
và một người im lặng hơn đứng cuối con đường
Bước chân nhẹ dần và nàng trở lại
ngày thanh xuân lần thứ nhất của nàng
Hoa tường vi trên tường nở rộ
Một con sơn ca rũ say trong tiếng hót chính mình
Đấy là ngày cây sinh hạ tất cả những chiếc lá
và dòng hoa từ ruột gỗ tuôn chảy ra không ngừng
Đấy là ngày lũ trẻ thôn quê lấy những viên sỏi trắng
Bày một trò chơi xưa ở giữa hai người
Và mùa hạ đổ về cơn lũ khổng lồ ánh sáng
Những chiếc tổ tung lên trời ngàn vạn cánh chim
Một bàn tay vô hình xoay khẽ thời gian làm hai người biến mất
Trên cánh đồng lấp lánh nước và hoa
Tiếng Gọi
Chuông điện thoại réo vang
lúc ba giờ sáng
Tôi tỉnh giấc ra khỏi giường
lần mò đi qua một thế giới đồ đạc
Thành phố câm lặng như tất cả
Đã bỏ đi từ đêm qua
Chỉ còn những đám mây khổng lồ
Bò trên những mái nhà cao tầng
Tôi mang cảm giác bị bỏ quên
Tất cả vội vã ra đi
Như bầy kiến tiên đoán cơn lụt lớn
Và không một ai nhớ
Để đánh thức tôi
Chuông điện thoại vẫn vang lên bền bỉ
Tôi nhấc ống nghe
Và từ đầu dây bên kia ở nơi nào xa lắc
Tôi lại nghe chính giọng nói của mình.
Những Con Mồi
Đêm qua những con cá bơi quanh chiếc giường
Ngửi chúng ta rồi bỏ đi
Và bực dọc nói:
Chúng ta không bao giờ ăn những con mồi chết
Chúng ta có chết không?
Một người thức giấc hỏi.
Nhưng chẳng có câu trả lời nào.
Ngoài bóng một bác sỹ tâm thần ghi bệnh án
In trên bức tường phía đông
Trên đầu chúng ta những con cá
Bơi lùi về quá khứ
Chúng muốn xem lại hồ sơ những chiếc lưỡi câu
Nhưng chỉ còn lại một nhà kho mục nát
Trong đó một chiếc đồng hồ
Chạy từ lúc chúng ta chưa biết đến thời gian
Giữa bất tận những con mồi
Bầy cá nhắm mắt
Chỉ mở ra khi nghe lệnh
Nhưng một con không chịu nhắm mắt
Trong suốt cuộc săn tìm
Rời bỏ bầy quay lại
Và nói với một con mồi
Ngươi đã hết thời gian chết
Thư Gửi Mẹ
Thưa mẹ!
Con về với mẹ đây
Những ngọn gió thổi qua vườn cuối hạ
Lá xôn xao những cánh thư thầm
Chiến tranh đã tắt cuối con đường
Cau vẫn rụng vào những chiều thương nhớ
Bầy sẻ nâu đã bao mùa sinh nở
Con đã về, mẹ có thấy con không
Cỏ đã lên mầm trên những hố bom
Ôi Tổ quốc lại một lần đứng dậy
Gió thổi suốt bốn nghìn năm và mẹ
Nước mắt đầy trên những vết nhăn
Con đã về với mẹ, chiều nay
Mà mẹ không nhìn thấy
Con mèo thay con thức cùng với mẹ
Lặng im theo bóng mẹ lưng còng
Chiến tranh qua rồi và mãi mãi con tin
Con ngủ quên dưới cánh rừng lá bạc
Khi gió thổi là con tỉnh giấc
Theo đường gió con về ngắm mẹ sau lưng
Viên bi tròn vẫn lăn mãi qua sân
Cần câu cũ buông vào từng kỷ niệm
Cánh diều giấy trẻ con làng lại thả
Tiếng sáo trăng tìm đến ngõ nhà mình
Con đã về rón rén bước chân
Như thủa nhỏ để oà trong nức nở
Con đã về mẹ bớt ho mẹ nhé
Bông hoa đèn lại nở sáng trong đêm
Có tiếng gà gọi mẹ góc vườn xa
Con vẫn thế hò reo chùm khế ngọt
Cau lại trổ mẹ ơi cau sẽ bổ
Trong cơn mê tiếng trẻ nói vang nhà
Chiến tranh qua rồi và mãi mãi con tin
Con không chết, con chỉ không lớn nữa
Và con sống suốt đời mười tám tuổi
Như buổi chiều chào mẹ con đi
Con đã vào đến bếp nhà ta
Ngồi bên mẹ xoè tay hơ trước lửa
Niêu tép mẹ kho suốt đời không thể nguội
Cơm đang cười mẹ có thấy con không
Đũa vẫn so thừa cả những bữa cơm đông
Cánh cửa cũ chần chừ đêm gió lạ
Mẹ ơi mẹ, mẹ đừng ngồi khuya quá
Mẹ đừng ngồi vấn tóc mãi trong đêm
Những quả khế vàng rụng kín cả mùa thu
Mẹ thêu áo buổi chiều ra quét ngõ
Chim khách kêu rung từng chân tóc mẹ
Con đã về mẹ có bớt ho đêm
Con đã về trong tiếng sấm tháng Tư
Hoa gạo đỏ con cười trong tiếng gió
Con đã về trong mùa gặt hái
Cơm mới thơm như con đứng cười thầm
Con đã về lửa tí tách trong rơm
Soi mặt mẹ tự hào và thương nhớ
Con đã về khi làng vui đón Tết
Hoa đào xoè những chúm môi thơm
Chiến tranh qua rồi và mãi mãi mẹ ơi
Đồng đội con trở về với thư con viết dở
Ôi lá thư chỉ một câu gọi mẹ
Là lá thư dài nhất ở trên đời
Những Ngôi Sao
Ta không thể nuôi nhau bằng những ánh sao trời
Anh nói vậy xin em đừng khóc
Những ngọn tóc em đang đổ xuống ngực anh
Như những rễ cây bò buồn trong sỏi đá
Đêm nay là đêm thứ bao nhiêu rồi ta chẳng còn biết nữa
Ta ôm nhau ngồi thở trước sao trời
Những ngôi sao tuyệt vời nhưng anh không tới được
Chẳng bao giờ anh hái được cho em
Anh đã gọi em về, không nỡ để em đi
Em non bấy đau trong từng sợ hãi
Em tựa vào anh, anh tựa vào cay đắng
Trái đất tựa vào những tinh tú thẳm xa
Đêm hoang sơ chỉ có đôi ta
Không cơm áo cửa nhà ngồi ôm nhau run rẩy
Ta sẽ bắt đầu điều gì khi bình minh thức dậy
Đi về phía biển khơi hay trở lại rừng
Trái đất đang ở đâu đêm nay một triệu năm về trước
Hay của triệu năm sau gió bụi, mây vàng
Và ta nữa khổ đau cùng hạnh phúc
Ta là hai kẻ cuối cùng hay hai kẻ đầu tiên
Đêm nay là đêm thứ bao nhiêu rồi ta chẳng còn biết nữa
Ta như hai đứa trẻ non mềm vừa mới sinh ra
Với hơi thở của người vừa ốm dậy
Ta ôm nhau ngước mắt gọi sao trời.
Cái Đẹp
Trên con đường gồ ghề
Gió lạnh gào thét
Con bò cắm mặt bước
Kéo chiếc xe nặng nề
Người đàn ông chân đất
Cúi rạp đẩy xe
Và trên đống đá thùng xe
Người đàn bà ngồi im lặng
Chiếc khăn trùm đầu
Bọc một gương mặt đẹp
Gió lạnh lồng lộng bốn phía chân trời
Con bò nguyền rủa con đường quá dài
Người đàn ông nguyền rủa con bò đi quá chậm
Người đàn bà lặng lẽ quàng lại khăn
Che bớt gương mặt.
Bản Tuyên Ngôn Của Tình Yêu
Em nằm xuống làm cánh đồng mênh mông
Chúng ta hiện ra dưới bầu trời không có gì che chắn
Những con chim ăn thịt lượn từng vòng phía trên
Chúng ta nằm bên nhau, hai dải đồi im lặng
Mặt em tỏa rạng một ban mai hồ nước
thân thể em được mặt trời chiếu sáng và đốt nóng
môi em thì thầm làm hoa cỏ sinh nở
cặp đùi em trải như sông đến tận chân trời
Và chúng ta cùng hát, đôi môi bất tử
Chúng ta như hai khối đồng nung chảy tan hòa vào nhau
Chúng ta hắt sáng như ban mai, chúng ta nồng thơm như cánh đồng
Chúng ta vô tận như nơi sinh ra chúng ta
Trên đầu chúng ta bầy chim ăn thịt mỗi lúc một đông
Chúng liệng từng vòng mắt nhìn chúng ta không chớp
Từ trên cao tiếng chúng mang theo cái chết. Chúng ta thấy
những cái móng sắc lướt lạnh dọc sống lưng
Chúng chỉ chờ máu chúng ta ngừng chảy, tiếng chúng ta ngừng vang
thân thể chúng ta ngừng nóng và mắt chứa đầy bóng tối
như những kẻ đói khát nhất thế gian này chúng sẽ lao xuống
Và tình yêu sợ hãi của chúng ta sẽ thành bữa tiệc cho sự khoái trá
Bởi thế tình yêu trở nên vĩ đại và thách đố
trong cả những nơi tăm tối chúng ta phải sống
trong cả những giấc ngủ trên chiếc giường chật hẹp
cơn mơ chúng ta không được phép đầu hàng
Bóng Tối
Bóng tối nuốt chửng dòng chảy mọi con sông
Tôi sợ hãi bởi ý nghĩ này
Chúng ta mang cảm giác bị xóa mất
khỏi thế gian trong sự lãng quên
Nhưng không phải lãng quên mà sự lặng im
Chúng ta từng hoảng loạn và bỏ chạy
Từ nơi chốn cuối cùng ngước lên và thấy
những cái cây vút thẳng, câm lặng ý chí vĩnh hằng
Với những bước chân trong nghi lễ trọng đại
Tôi bước tới cái cây đời sống
Mọc vượt qua bóng tối
Tán lá vĩ đại tỏa sáng
Chúng ta ngỡ bóng tối chứa đầy vũ trụ
Thực ra chỉ mỏng như màng mắt người mù
Và chỉ cần bước thêm một bước
Chúng ta sẽ sáng lên sau những hãi hùng.
Bài Thơ Viết Lúc 10h13
Không có lý do gì cho sự ra đời của một bài thơ
Nhưng bài thơ đã bắt đầu viết
Bằng chữ đầu của một cái tên
Thường tuyệt vọng khi đi qua nơi này
Một ô cửa rụt rè mở
Và một tiếng rạn vỡ đâu đấy
Trên da thịt không ướp lạnh của H
H ngủ muộn. 10h13 phút chưa dậy.
Những sự sống trôi qua chiếc giường.
Những cái chết trôi qua chiếc giường.
Và H nhìn thấy trong giấc ngủ
Một tấm thân đàn ông nóng rừng rực
Trôi qua chiếc giường và dừng lại
ở một khoảng trên đầu
Lúc 10h13 một người đàn bà khác
Khoả thân trong một chiếc giường
Đặt ở giữa thành phố
Bên một cái chết mặc trang phục đại lễ
Những Người Đàn Bà Gánh Nước Sông
Những ngón chân xương xẩu, móng dài và đen toẽ ra như móng chân gà mái
Đã năm năm, mười lăm năm, ba mươi năm và nửa đời tôi thấy
Những người đàn bà xuống gánh nước sông
Những bối tóc vỡ xối xả trên lưng áo mềm và ướt
Một bàn tay họ bám vào đầu đòn gánh bé bỏng chơi vơi
Bàn tay kia bấu vào mây trắng
Sông gục mặt vào bờ đất lần đi
Những đàn ông mang cần câu và cơn mưa biển ra khỏi nhà lặng lẽ
Những con cá thiêng quay mặt khóc
Những chiếc phao ngô chết nổi
Những người đàn ông giận dữ, buồn bã và bỏ đi
Đã năm năm, mười năm, ba mươi năm và nửa đời tôi thấy
Sau những người đàn bà gánh nước sông và lũ trẻ cởi truồng
Chạy theo mẹ và lớn lên
Con gái lại đặt đòn gánh lên vai và xuống bến
Con trai lại vác cần câu và cơn mưa biển ra khỏi nhà lặng lẽ
Và cá thiêng lại quay mặt khóc
Trước những lưỡi câu ngơ ngác lộ mồi
Xem Thêm Thông Tin Về 🔰Thơ Vương Trọng 🔰 Tác Giả, Tác Phẩm