Bài Thơ Về Trò Chơi Dân Gian ❤️️ Nội Dung, Giáo Án ✅ Tuyển Tập Những Bài Đồng Dao Ngắn, Dễ Nhớ Về Các Trò Chơi Dân Gian Hay Dành Cho Bạn Nhỏ.
NỘI DUNG CHÍNH
Các Bài Thơ Về Trò Chơi Dân Gian
Chi chi chành chành
Tác giả: Chưa rõ
Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa chết trương
Tam vương ngũ đế
Cấp kế đi tìm
Con chim ập lại
Ù à ù ập.
Kéo cưa
Tác giả: Chưa rõ
Phiên bản miền Bắc:
Kéo cưa lừa xẻ
Ông thợ nào khỏe
Về ăn cơm vua
Ông thợ nào thua
Về bú tí mẹ.
Bú tí mẹ không ngon
Bú tí con lợn xề.
Phiên bản miền Nam:
Kéo cưa kéo kít
Làm ít ăn nhiều
Đụng đâu ngủ đó
Nỡ lấy mất cưa
Lấy gì mà kéo.
Dung dăng dung dẻ
Tác giả: Chưa rõ
Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
Đến ngõ nhà trời
Lạy cậu lạy mợ
Cho chó về quê
Cho dê đi học
Cho cóc ở nhà
Cho gà bới bếp
Xì xà xì xụp
Ngồi thụp xuống đây.
Ngoài Bài Thơ Về Trò Chơi, Tặng Thêm ✨ Đồng Dao Thả Đỉa Ba Ba ✨ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án
Đếm sao
Tác giả: Chưa rõ
Một ông sao sáng
Hai ông sáng sao
Ba ông sao sáng
Bốn ông sáng sao.
Nu na nu nống
Tác giả: Chưa rõ
Phiên bản số 1:
Nu na nu nống
Đánh trống phất cờ
Mở cuộc thi đua
Chân ai sạch sẽ
Gót đỏ hồng hào
Không bẩn tí nào
Được vào đánh trống.
Phiên bản số 2:
Nu na nu nống
Cái cống nằm trong
Con ong nằm ngoài
Củ khoai chấm mật
Bụt ngồi bụt khóc
Con cóc nhả ra
Con gà ú ụ
Nhà mụ thổi xôi
Nhà tôi nấu chè
Tay xòe chân rụt.
Rồng rắn lên mây
Tác giả: Chưa rõ
Rồng rắn lên mây
Có cây xúc sắc
Có quả đồng hồ
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không?
Trồng đậu trồng cà
Tác giả: Chưa rõ
Trồng đậu trồng cà
Hoe hoe hoa khế
Khế ngọt khế chua
Cột đình cột chùa
Hay tay ôm cột
Cây cam cây quýt
Cây mít cây hồng
Cành đa cành nhãn
Có chân thì rụt.
Con vỏi con voi
Tác giả: Chưa rõ
Con vỏi con voi
Cái vòi đi trước
Hai chân trước đi trước
Hai chân sau đi sau
Còn cái đuôi đi sau rốt
Tôi xin kể nốt
Cái chuyện con voi.
Nhong nhong
Tác giả: Chưa rõ
Nhong nhong
nhong nhong
Ngựa ông đã về
Cắt cỏ bồ đề
Cho ngựa ông ăn.
Bắc kim thang
Tác giả: Chưa rõ
Bắc kim thang: Cà, lang, bí rợ
Cột qua kèo là kèo ba cột
Chú bán dầu qua cầu mà té
Chú bán ếch ở lại làm chi
Con le le đánh trống thổi kèn
Con bìm bịp thổi: Tò tí te! Tò te.
Dích dắc dích dắc
Tác giả: Chưa rõ
Dích dắc dích dắc
Khung cửi mắc vô
Xâu go từng sợi
Chân mẹ đạp vội
Chân mẹ đạp vàng
Mặt vải mịn màng
Gánh ì gánh nặng
Đến mai trời nắng
Đem ra mà phơi
Đến mốt đẹp trời
Đem ra may áo
Dích dích dắc dắc.
Chia sẽ thêm ❤️️ Bài Thơ Bắc Kim Thang ❤️️Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án
Thả đỉa ba ba
Tác giả: Chưa rõ
Thả đỉa ba ba
Chớ bắt đàn bà
Phải tội đàn ông
Cơm trắng như bông
Gạo tiền như nước
Đổ mắm đổ muối
Đổ chuối, hạt tiêu
Đổ niêu nước chè
Đổ phải nhà nào
Nhà ấy phải chịu
Một trăm quan tiền
Thiên niên củ khoẳm.
Tập tầm vông
Tác giả: Chưa rõ
Tập tầm vông
Tay không tay có
Tập tầm vó
Tay có tay không
Tay nào có
Tay nào không?
Đuổi con se sẻ
Tác giả: Chưa rõ
Con chim se sẻ
Nó ăn gạo tẻ
Nó hót líu lo
Nó ăn hạt ngô
Nó kêu lép nhép
Nó ăn gạo nếp
Nó vãi ra sân
Ơ láng giềng gần
Đuổi con se sẻ.
Ô ăn quan
Tác giả: Chưa rõ
Hàng trầu hàng cau
Là hàng con gái
Hàng bánh hàng trái
Là hàng bà già
Hàng hương hàng hoa
Là hàng cúng Phật.
Cất đồ chơi
Tác giả: Chưa rõ
Bạn ơi hết giờ rồi
Nhanh tay cất đồ chơi
Nhẹ tay thôi bạn nhé
Cất đồ chơi đi nào!
Làm đồ chơi
Tác giả: Lê Thị Mỹ Phương
Tay em bé tẹo
Nhưng mà thật khéo
Biết làm đồ chơi
Theo đúng những lời
Cô em thường dặn:
“Làm cho cẩn thận
Cho đẹp cho xinh
Làm xong giữ gìn
Để chơi được mãi”.
Bập bênh
Tác giả: Nguyễn Lãm Thắng
Bập bềnh bập bênh
Nhún chân cho dẻo
Nhịp bênh cho khéo
Lên xuống thật đều
Bé như cánh diều
Bay trong trong rộng
Bé như cánh chim
Vỗ vào xanh thắm
Bạn bè vui lắm
Tít mắt cười vang
Ô ông trăng tròn
Trôi ngang chân bé.
Đi dép
Tác giả: Nguyễn Trung Kiên
Chân được đi dép
Thấy vui vui là
Dép cũng vui lắm
Được đi khắp nhà.
Nặn đồ chơi
Tác giả: Nguyễn Ngọc Ký
Bên thềm gió mát
Bé nặn đồ chơi
Mèo nằm vẫy đuôi
Tròn xoe đôi mắt
Đây là quả thị
Đây là quả na
Quả này phần mẹ
Quả này phần cha
Đây chiếc cối nhỏ
Bé nặn thật tròn
Biếu bà đấy nhé
Giã trầu thêm ngon
Đây là thằng chuột
Tặng riêng chú mèo
Mèo ta thích chí
Vểnh râu meo meo
Ngoài hiên đã nắng
Bé nặn xong rồi
Đừng sờ vào đấy
Bé còn đang phơi.
Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Bài Thơ Nu Na Nu Nống ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án, Cách Chơi
Giáo Án Bài Thơ Đồng Dao Về Trò Chơi
Giáo án bài thơ đồng dao về trò chơi kéo cưa lừa xẻ, Rồng rắn lên mây.
I Mục Tiêu
1. Kiến thức.
– Trẻ đọc thuộc một số bài đồng dao ca dao trong chủ đề nghề nghiệp.
– Trẻ biết chơi một số trò chơi dân gian như: Kéo cưa lừa xẻ, Rồng rắn lên mây.
2. Kỹ năng.
– Phát triển vốn từ cho trẻ.
– Rèn kỹ năng đọc rõ ràng, ngắt nghỉ đúng theo nhịp điệu của bài đồng dao ca dao.
– Phát triển một số kỹ năng vận động cho trẻ.
3. Thái độ.
– Trẻ yêu thích môn học, thích đọc đồng dao ca dao và chơi trò chơi dân gian.
– Qua nội dung các bài đồng dao ca dao giáo dục trẻ yêu quý các nghề trong xã hội.
II. CHUẨN BỊ.
1. Đồ dùng, đồ chơi cho cô và trẻ.
– Nội dung một số bài đồng dao ca dao: Dệt vải, kéo cưa lừa xẻ, đi cấy.
– Không gian đủ rộng cho trẻ chơi trò chơi rồng rắn lên mây; nhạc bài kéo cưa lừa xẻ.
2. Địa điểm.
Tổ chức hoạt động trong nhà.
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG.
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Ổn định tổ chức. Trò chuyện chủ đề.
– Cô cho trẻ xem tranh ảnh một số nghề và trò chuyện với trẻ.
+ Tranh nói đến nghề gì?
+ Nghề này làm gì? Tạo ra sản phẩm gì?
+ Bố, mẹ con làm nghề gì?
+ Lớn lên con ước mơ làm nghề gì?
– Giáo dục trẻ yêu quý quý trọng những nghề và những người làm nghề trong xã hội.
2. Nội dung
2.1 Ôn những bài đồng dao ca dao trong chủ đề nghề nghiệp.
– Cô giới thiệu: Đã có rất nhiều những bài văn, bài thơ, bài hát câu chuyện nói về các nghề trong xã hội và các nghề này còn được phản ánh sinh động trong các bài đồng dao, ca dao. Sau một năm thực hiện chuyên đề bé mầm non với đồng dao ca dao Việt Nam hôm nay cô cùng các con ôn lại một số bài đồng dao ca dao trong chủ đề nghề nghiệp.
* Bài đồng dao: Kéo cưa lừa sẻ.
– Cho trẻ xem tranh hai bạn đang chơi trò chơi kéo cưa lừa xẻ.
+ Trong tranh hai bạn nhỏ đang chơi một trò chơi dân gian, cô đố chúng mình biết đó là trò chơi gì? Trò chơi này khi chơi chúng mình thường đọc bài đồng dao gì?
– Cô cùng trẻ đọc bài đồng dao kéo cưa lừa sẻ, đọc cả lời 1, lời 2.
– Cho trẻ đọc theo lớp, tổ, cá nhân. Khi đọc cho trẻ kết hợp gõ sắc xô (hoặc gõ phách) theo nhịp của bài đọc.
+ Hoạt động kéo cưa có trong nghề nào? Nghề mộc tạo ra những sản phẩm nào?
+ Các con có thích làm nghề mộc không?
* Bài đồng dao: Dích dắc dích dắc.
+ Có một bài đồng dao nói về công việc làm lên tấm vải may ra những chiếc quần chiếc áo cho chúng ta mặc hàng ngày. Đầu tiên là chuẩn bị khung cửi, sợi vải, ngồi dệt, đem phơi nắng và đem đi may quần áo. Bạn nào giỏi cho cô biết đó là bài đồng dao gì?
– Cô đọc lại bài đồng dao một lần cho trẻ nghe.
– Cho trẻ đọc bài đồng dao theo lớp, tổ, cá nhân. Khi đọc cô có thể cho trẻ dùng sắc xô (hoặc phách tre, trống gõ theo nhịp đọc)
+ Bài đồng dao nhắc đến nghề gì?
+ Sản phẩm của nghề dệt là gì?
+ Chúng mình có yêu quý nghề dệt không? Vì sao?
* Bài ca dao: Đi cấy.
– Cô cho trẻ xem bác nông dân đang cấy và hỏi trẻ.
+ Trong ảnh các cô các bác đang làm gì?
+ Chúng mình có biết cấy lúa để làm gì không?
(Cấy cây lúa xuống ruộng, chăm sóc cho cây lớn lên, cây ra hoa kết quả đó chính là những hạt thóc, khi thóc chín vàng các bác nông dân gặt về phơi khô, đem đi xay sát để làm ra hạt gạo nấu thành cơm nuôi sống chúng ta hàng ngày đấy. Những người làm nghề này được gọi là nghề nông nghiệp. Chúng mình thấy nghề nông nghiệp có đáng quý không?
+ Để làm ra hạt gạo rất vất vả, các bác nông dân phải làm đất gieo mạ, khi mạ lớn nhổ mạ đem đi cấy. Để nói đến sự vất vả, lo lắng của người nông dân khi cấy lúa chúng mình nghe bài ca dao: đi cấy.
– Cô đọc trẻ nghe.
– Cho trẻ đọc theo lớp, tổ, cá nhân.
+ Chúng mình thấy để làm ra hạt gạo nấu thành cơm cho chúng ta ăn hàng ngày các bác nông dân đã rất vất vả, vì vậy khi ăn những bát cơm đó chúng mình phải biết ơn các bác nông dân, chúng mình phải ăn hết cơm, không để cơm rơi vãi như vậy mới là tỏ lòng biết ơn các bác nông dân.
+ Còn rất nhiều những bài đồng dao ca dao nói đến nghề nghiệp, có bạn nào biết bài đồng dao ca dao nói đến chủ đề nghề nghiệp nữa không?
2.2 Trò chơi luyện tập.
– Bên cạnh những bài đồng dao, ca dao viết về chủ đề nghề nghiệp còn có những trò chơi dân gian rất sôi động và bổ ích, hôm nay cô muốn giới thiệu và cùng các con chơi hai trò chơi dân gian.
* Trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ.
– Cách chơi: Từng cặp trẻ (trẻ A và trẻ B) ngồi đối diện nhau hai bàn chân chạm vào nhau, nắm tay nhau, vừa đọc vừa làm động tác kéo cưa theo nhịp của bài đồng dao:
Lời 1:
Kéo cưa lừa xẻ
Ông thợ nào khỏe
Về ăn cơm vua
Ông thợ nào thua
Về bú tí mẹ
Lời 2:
Kéo cưa lừa kít
Làm ít, ăn nhiều
Nằm đâu ngủ đấy
Nó lấy mất cưa
Lấy gì mà kéo
Khi trẻ đọc tiếng “kéo” thì trẻ A đẩy trẻ B (người hơi chúi về phía trước), trẻ B kéo tay trẻ A (người hơi ngả về phía sau); đọc tiếng “cưa” thì trẻ B đẩy trẻ A và trẻ A kéo trẻ B; đọc đến “lừa” thì trở về vị trí ban đầu. Cứ như vậy, trẻ vừa đọc vừa làm động tác cho đến hết bài theo đúng nhịp.
– Cô tổ chức cho trẻ chơi.
* Trò chơi: Rồng rắn lên mây.
– Cách chơi: Một trẻ đóng làm thầy thuốc, một trẻ mẹ rồng rắn, những trẻ còn lại nắm đuôi áo nhau vừa đi vừa đọc.
Rồng rắn lên mây
Có cây lúc lắc
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không?
Người đóng vai thầy thuốc trả lời:
– Thấy thuốc đi chơi ! (hay đi chợ, đi câu cá , đi vắng nhà… tùy ý mà chế ra). Đoàn người lại đi và hát tiếp cho đến khi thầy thuốc trả lời:
– Có !
Và bắt đầu đối thoại như sau : Thầy thuốc hỏi:
– Rồng rắn đi đâu?
Người đứng làm đầu của rồng rắn trả lời:
– Rồng rắn đi lấy thuốc để chữa bệnh cho con.
– Con lên mấy ?
– Con lên một
– Thuốc chẳng hay
– Con lên hai.
– Thuốc chẳng hay
Cứ thế cho đến khi:
– Con lên mười.
– Thuốc hay vậy.
Kế đó, thì thầy thuốc đòi hỏi:
+ Xin khúc đầu.
– Những xương cùng xẩu.
+ Xin khúc giữa.
– Những máu cùng me.
+ Xin khúc đuôi.
– Tha hồ mà đuổi.
Lúc đó thầy thuốc phải tìm cách làm sao mà bắt cho được người cuối cùng trong hàng.
Ngược lại thì người đứng đầu phải dang tay chạy, cố ngăn cản không cho người thầy thuốc bắt được cái đuôi của mình, trong lúc đó cái đuôi phải chạy và tìm cách né tránh thầy thuốc. Nếu thầy thuốc bắt được người cuối cùng thì người đó phải ra thay làm thầy thuốc.
Nếu đang chơi giằng co giữa chừng, mà rồng rắn bị đứt ngang thì tạm ngừng để nối lại và tiếp tục trò chơi.
– Cô tổ chức cho trẻ chơi.
3. Kết thúc:
– Củng cố bài học.
– Nhận xét tuyên dương trẻ.
– Trẻ quan sát tranh và trả lời câu hỏi của cô.
– Trò chơi kéo cưa.
– Đọc bài kéo cưa lừa xẻ.
– Trẻ đọc bài đồng dao cùng cô.
– Nghề mộc. Tạo ra bàn ghế, giường, tủ
– Bài đồng dao dích dắc dích dắc.
– Trẻ nghe.
– Trẻ đọc cùng cô.
– Nghề dệt vải.
– Là vải.
– Đang cấy lúa.
– Trẻ chơi.
– Lắng nghe sự hướng dẫn của cô.
Bên Cạnh Bài Thơ Về Trò Chơi, Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Bài Thơ Cất Đồ Chơi Gọn Gàng ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án