Câu Chuyện Vượt Qua Nỗi Sợ Lớp 1 ❤️️ Nội Dung, Ý Nghĩa, Giáo Án ✅ Giúp Bé Vượt Qua Nỗi Sợ Với Mẫu Chuyện Ngắn Hay Bên Dưới.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Câu Chuyện Vượt Qua Nỗi Sợ Lớp 1
Nội Dung Câu Chuyện Vượt Qua Nỗi Sợ Lớp 1.
Liên bị chứng sợ độ cao. Mỗi lần lên cao, cô bé đều vã mồ hôi, tim đập thình thịch. Nhưng Liên vẫn muốn vượt qua nỗi sợ. Vì vậy, ngoài việc tập thể dục đều đặn, tập hít thở sâu, Liên còn xin ba mẹ cho mình tham gia lớp học leo núi trong nhà.
Những tập leo núi không dễ dàng. Trong khi các bạn đã leo lên và giật được cái chuông ở đỉnh núi chỉ sau một vài buổi tập, thì Liên vẫn loay hoay ở những bước chân đầu tiên. Cô bé không dám thả tay ra khỏi các khối đá giả đính trên tường.
Thấy vậy, các bạn cổ vũ:
– Chỉ một chút nữa thôi Liên ơi. Đừng nhìn xuống dưới!
– Cố lên Liên ơi!
Còn thầy giáo thì bảo:
– Hít thở sâu vào!
Thế là từng chút một, Liên leo lên được đỉnh núi.
Từ đó nhìn xuống, mặc dù vẫn còn hơi sợ, nhưng Liên vẫn rất vui sướng và tự hào. Liên đã vượt qua được nỗi sợ của mình.
Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Cáo Và Quạ ❤️️ Nội Dung Truyện, Ý Nghĩa, Giáo Án
Ý Nghĩa Câu Chuyện Vượt Qua Nỗi Sợ
Câu chuyện là nguồn động lực cho các bạn nhỏ noi theo, biết vượt qua nỗi sợ hãi của mình như cô bé Liên trong truyện này.
Trả Lời Câu Hỏi Truyện Vượt Qua Nỗi Sợ Lớp 1
Giúp bé trả lời câu hỏi truyện Vượt Qua Nỗi Sợ lớp 1 bên dưới.
☛ Câu 1: Vì sao Liên muốn học leo núi
Trả lời: Liên muốn học leo núi để vượt qua được nỗi sợ độ cao.
☛ Câu 2: Những ngày đầu tiên, Liên leo được không?
Trả lời: Những ngày đầu, Liên không leo được núi.
☛ Câu 3: Mọi người làm gì để giúp Liên?
Trả lời: Mọi người đã cổ vũ Liên.
☛ Câu 4: Sau khi leo lên đỉnh, Liên cảm thấy thế nào?
Trả lời: Sau khi leo được lên đỉnh núi, Liên cảm thấy tự hào và vui sướng.
Giáo Án Kể Chuyện Vượt Qua Nỗi Sợ Lớp 1
Giáo Án Kể Chuyện Vượt Qua Nỗi Sợ Lớp 1.
I/ Mục tiêu:
– Rèn luyện lòng dũng cảm.
– Giáo dục HS giàu lòng dũng cảm đem lại sự tự tin cho bản thân.
II/ Đồ dùng dạy học:
– Tranh TH kỹ năng sống Lớp 1, SGK, bút chì, bút màu sáp…
III/ Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
Bài tập 2: Vượt qua nỗi sợ a/ Nỗi sợ đến từ đâu – GV kể chuyện: “Con chó và chiếc bóng” – GD HS qua câu chuyện vừa kể: Vậy là muốn vượt qua nỗi sợ cần đối diện với nó. + Bài tập: Em đã làm gì để vượt qua nỗi sơ của mình? – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, chọn đáp án. – GV nhận xét, chốt lại: Để vượt qua nỗi sợ của mình em cần đối diện với nó.BÀI HỌC: Hầu hết các nỗi sợ đều do chúng ta tự tưởng tượng, nghĩ ra. Chúng ta chỉ cần dũng cảm đối diện với nó là có thể vượt qua. b/ Khống chế nỗi sợ: + Bài tập:1. Hãy vẽ một con vật mà em sợ nhất vào ô 1 bên dưới theo cách em nghĩ:2. Em hãy vẽ thêm một cái lồng vào ô 2 ở trên để nhốt con vật em vừa vẽ. – GV yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập. – GV yêu cầu HS tự vẽ một con vật mà em sợ nhất vào ô 1, vẽ thêm một cái lồng vào ô 2 ở trên để nhốt con vật em vừa vẽ. – GV thu bài vẽ của HS. – GV nhận xét, chốt lại: Bản thân tự khống chế nỗi sợ. c/ Em thật dũng cảm: – GV kể chuyện: “Bạn An dũng cảm” – GD HS qua câu chuyện vừa kể. + Thảo luận: Em đã dũng cảm như thế nào? Em kể về sự dũng cảm của mình cho các bạn cùng nghe. – GV nhận xét, chốt lại: khi muốn làm một việc gì dù là nhỏ nhất, bản thân phải dũng cảm vượt qua.BÀI HỌC: Có rất nhiều điều khiến em sợ hãi nhưng em cần dũng cảm vượt qua nó. Khi em đã dũng cảm vượt qua, em sẽ không còn thấy sợ hãi nữa. *Bài tập 4: Luyện tập – GV hỏi lại bài. – Về nhà: a/ Em chuẩn bị nhiều tờ giấy trắng, tương ứng với những nỗi sợ mà em đã liệt kê ở trên lớp. – Sau đó, em hãy vẽ những nỗi sợ đó ra mỗi tờ giấy một cách thật ngộ nghĩnh. Em vẽ thêm những chiếc lồng nhốt chúng lại và cuối cùng là xé những bức vẽ về những nỗi sợ ấy đi để chúng không còn tồn tại nữa. b/ Em hãy vẽ ra một nhân vật có sức mạnh phi thường mà em ngưỡng mộ, có thể chiến thắng mọi nỗi sợ hãi. Sau đó, em treo bức vẽ lên chỗ nào dễ quan sát nhất trong phòng của em, hoặc em cho vào cặp để lúc nào cũng mang theo. Người đó sẽ bảo vệ em khỏi những nỗi sợ. c/ Em nhờ bố mẹ miêu tả thật rõ ràng, cụ thể về những nỗi sợ của mình. Em sẽ thấy chúng thật bình thường và không sợ chúng nữa. | – HS lắng nghe. – HS thảo luận nhóm đôi, chọn đáp án, trình bày, nhận xét. – HS nêu yêu cầu. – HS tự vẽ một con vật mà em sợ nhất vào ô 1, vẽ thêm một cái lồng vào ô 2 ở trên để nhốt con vật em vừa vẽ. – HS nhận xét bài vẽ. – HS thảo luận nhóm đôi, trình bày, nhận xét. – HS trả lời. – HS chuẩn bị. |
Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Câu Chuyện Bạn Mới ❤️️ Nội Dung Câu Chuyện, Ý Nghĩa, Giáo Án