Dế Mèn Phiêu Lưu Ký: Nội Dung, Tóm Tắt, Phân Tích, Soạn Bài

Giới thiệu đến bạn nội dung truyện Dế Mèn phiêu lưu ký của nhà văn Tô Hoài, đọc hiểu, soạn bài, giáo án, những mẫu tóm tắt, phân tích tác phẩm hay nhất.

Giới Thiệu Truyện Dế Mèn Phiêu Lưu Ký

“Dế Mèn phiêu lưu ký” là một tác phẩm văn xuôi nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài, viết về loài vật và dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Truyện kể về hành trình phiêu lưu của chú Dế Mèn qua thế giới muôn màu muôn vẻ của các loài vật nhỏ bé.

Ban đầu, truyện có tên là “Con Dế Mèn” và được xuất bản lần đầu vào năm 1941. Sau đó, Tô Hoài viết thêm và gộp lại thành “Dế Mèn phiêu lưu ký” vào năm 1955. Truyện gồm 10 chương, kể về những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn cùng người bạn đồng hành là Dế Trũi.

Trong suốt hành trình, Dế Mèn học được nhiều bài học quý giá về cuộc sống, tình bạn, và lòng nhân hậu. Từ một chú dế kiêu ngạo, bướng bỉnh, Dế Mèn dần trở nên trưởng thành và biết quan tâm đến người khác.

Bài học từ truyện không chỉ dành cho trẻ em mà còn mang lại nhiều suy ngẫm cho người lớn về cách sống và đối nhân xử thế.

Xuất Xứ Và Hoàn Cảnh Sáng Tác Dế Mèn Phiêu Lưu Ký

Dế Mèn phiêu lưu kí là tác phẩm văn xuôi đặc sắc và nổi tiếng nhất của Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Ban đầu truyện có tên là “Con dế mèn” (chính là ba chương đầu của truyện) do nhà xuất bản Tân Dân, Hà Nội phát hành năm 1941.

Sau đó, được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân, Tô Hoài viết thêm truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” (là bảy chương cuối của chuyện”. Năm 1955, ông mới gộp hai chuyện vào với nhau để thành truyện “Dế mèn phiêu lưu kí” như ngày nay. Truyện đã được đưa vào chương trình học lớp 6 học kì 2 môn Ngữ Văn của Việt Nam.

Đọc thêm tác phẩm👉 Bài Học Đường Đời Đầu Tiên

Nội Dung Truyện Dế Mèn Phiêu Lưu Ký

Đón đọc ngay nội dung truyện Dế Mèn phiêu lưu ký được chia sẻ dưới đây.

Tôi sống độc lập từ thủa bé. Ấy là tục lệ lâu đời trong họ nhà dế chúng tôi. Vả lại, mẹ thường bảo chúng tôi rằng: “Phải như thế để các con biết kiếm ăn một mình cho quen đi. Con cái mà cứ nhong nhong ăn bám vào bố mẹ thì chỉ sinh ra tính ỷ lại, xấu lắm, rồi ra đời không làm nên trò trống gì đâu”. Bởi thế, lứa sinh nào cũng vậy, đẻ xong là bố mẹ thu xếp cho con cái ra ở riêng.

Lứa sinh ấy, chúng tôi có cả thảy ba anh em. Ba anh em chúng tôi chỉ ở với mẹ ba hôm. Tới hôm thứ ba, mẹ đi trước, ba đứa tôi tấp tểnh, khấp khởi, nửa lo nửa vui theo sau. Mẹ dẫn chúng tôi đi và mẹ đem đặt mỗi đứa vào một cái hang đất ở bờ ruộng phía bên kia, chỗ trông ra đầm nước mà không biết mẹ đã chịu khó đào bới, be đắp tinh tươm thành hang, thành nhà cho chúng tôi từ bao giờ. Tôi là em út, bé nhất nên được mẹ tôi sau khi dắt vào hang, lại bỏ theo một ít ngọn cỏ non trước cửa, để tôi nếu có bỡ ngỡ, thì đã có ít thức ăn sẵn trong vài ngày.

Rồi mẹ tôi trở về

Tôi cũng không buồn. Trái lại, còn thấy làm khoan khoái vì được ở một mình nơi thoáng đãng, mát mẻ. Tôi vừa thầm cảm ơn mẹ, vừa sạo sục thăm tất cả các hang mẹ đưa đến ở. Khi đã xem xét cẩn thận rồi, tôi ra đứng ở ngoài cửa và ngửng mặt lên trời. Qua những ngọn cỏ ấu nhọn và sắc, tôi thấy màu trời trong xanh. Tôi dọn giọng, vỗ đôi cánh nhỏ tới nách, rồi cao hứng gáy lên mấy tiếng rõ to.

Từ đây, tôi bắt đầu vào cuộc đời của tôi. Cho dù tôi sẽ sung sướng hay khổ sở, cái đó tùy ở tính tình tôi khôn ngoan hay đần độn. Song tôi chưa cần biết đến thế, tính đến thế. Mà hãy lấy sự được ung dung độc lập một mình là điều thích lắm rồi….

Ngày nào cũng vậy, suốt buổi, tôi chui vào trong cùng hang, hì hục đào đất để khoét một cái ổ lớn, làm thành cái giường ngủ sang trọng. Rồi cũng biết lo xa như các cụ già trong họ dế, tôi đào hang sâu sang hai ngả làm những con đường tắt, những cửa sau, những ngách thượng, phòng khi gặp nguy hiểm, có thể thoát thân ra lối khác được.

Chập tối, tôi tạm nghỉ tay và ra đứng ngoài cửa, họp cùng anh chị em hàng xóm quanh bờ ruộng, vừa gảy đàn vừa hát một bài hát hoàng hôn chào tạm biệt ông mặt trời. Khi đêm đã xuống hẳn, cả xóm chúng tôi, các bô lão dế lụ khụ già cốc đế cũng bỗng nhiên vui tính, ai nấy ra khỏi hang, đến tụ hội thật đông tận giữa bãi trong đêm tối mát lạnh, cùng uống sương đọng, ăn cỏ ướt và những gã tài hoa thì gảy đàn thổi sáo, cùng nhau ca hát, nhảy múa linh đình đến tận sáng bạch, lúc ông mặt trời quen thuộc lại nghiêm trang ló lên đằng đông mới tan cuộc ai về nhà nấy.

Ngày nào, đêm nào, sớm và chiều nào cũng ngần ấy thứ việc, thứ chơi. Kể đời mà được như thế cũng khá an nhàn, nhưng mới đầu còn thấy hay hay, về sau cũng nhàm dần.

Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Ðôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi.

Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con vì cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.

Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy cá khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu. Cho ra kiểu cách con nhà võ. Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại. Bởi vì quanh quẩn ai cũng quen mình cả. Không nói, có lẽ họ nể hơn là sợ. Nhưng tôi lại tưởng thế là không ai dám ho he. ấy vậy, tôi cho tôi giỏi.

Những gã xốc nổi thường làm cử chỉ ngông cuồng là tài cao. Tôi quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ khiến mỗi lần thấy tôi đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm. Thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên. Tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi. 

Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng hống hách láo chỉ tôi đem thân mà trả nợ những cử chỉ ngu dại của mình thôi. Tôi đã phải trải cảnh như thế. Thoát nạn rồi mà còn ân hận quá, ân hận mãi. Thế mới biết, nếu đã trót không suy tính, lỡ xảy ra những việc dại dột, dù về sau có hối cũng không thể làm lại được.

Câu chuyện ân hận đầu tiên mà tôi ghi nhớ suốt đời

Bên hàng xóm tôi có cái hang của Dế Choắt. Dế Choắt là tên tôi đặt cho nó một cách chế diễu và trịch thượng thế. Choắt nọ cũng chắc trạc tuổi tôi. Nhưng vì Choắt bẩm sinh yếu đuối nên tôi coi thường và gã cũng sợ tôi lắm.

Cái chàng Dế Choắt, người gày gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Ðã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn ngủn đến giữa lưng, hở cả hai mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Ðôi càng bè bè, nặng nề trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu, mà mặt mũi lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Ðã vậy tính nết lại ăn sổi, ở thì ( thật chỉ vì ốm đau luôn luôn không làm được) một cái hang ở cũng chỉ bới nông sát mặt đất, không biết đào sâu rồi khoét ra nhiều ngách như hang tôi.

Một hôm tôi sang chơi, thấy trong nhà luộm thuộm, bề bộn, tôi bảo:

– Sao chú mày sinh sống cẩu thả quá như thế! Nhà cửa đâu mà tuềnh toàng. Ngộ có kẻ nào đến phá thì thật chú chết ngay đuôi! Này thử xem: khi chú chui vào tổ lưng chú phải lồm cồm đụng sát lên tận mặt đất, làm cho ai trên về cỏ nhìn sang cũng biết chú đương đi đứng chỗ nào trong tổ. Phỏng thử có thằng chim Cắt nó nhòm thấy, nó tưởng mồi, nó mổ một phát, nhất định trúng giữa lưng chú, thì chú có mà đi đời! Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.

Ngẫm ra thì tôi chỉ nói lấy sướng miệng thôi. Còn Dế Choắt than thở thế nào, tôi cũng không để tai. Hồi ấy tôi có tính tự đắc, cứ miệng mình nói tai mình nghe chứ không biết nghe ai, thậm chí cũng chẳng để ý có ai nghe mình không.

Dế Choắt trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu:

– Thưa anh, em cũng muốn khôn, nhưng không không được, đụng đến việc là em thở rồi, không còn hơi sức đâu mà đào bới nữa. Lắm khi em cũng nghĩ nỗi nhà cửa thế này là nguy hiểm, nhưng em nghèo sức quá, em đã lo ròng rã hàng mấy tháng nay cũng không biết làm thế nào. Hay bây giờ em định thế này… Song anh có cho phép nói em mới dám nói…

Rồi dế choắt loanh quanh, băn khoăn. Tôi phải bảo:

– Ðược, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào:

Dế choắt nhìn tôi mà rằng:

– Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang…

Chưa nghe hết câu tôi đã hếch răng, xì một hơi rõ dài rồi, với điệu bộ khinh khỉnh, tôi mắng:

– Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta làm sao chịu được. Thôi im cái điệu hát mưa dầm sụt sùi ấy đi. Ðào tổ nông thì cho chết!

Tôi về không một chút bận tâm.

Một buổi chiều, tôi ra đứng cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống.

Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấo nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày họ cãi cọ om bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mồi tép, có những anh cò vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được miếng nào. Khổ quá, những kẻ yếu đuối, vật lộn cật lực thế mà cũng không sống nổi. Tôi đứng trong bóng nắng chiều tỏa xuống ánh nước cửa hang mà suy nghĩ việc đời như thế.

Bỗng thấy chị Cốc từ mặt nước bay lên, đến đậu gần hang tôi, cách có mấy bước. Chừng rớ được món nào, vừa chén xong, chị tìm đến đứng chỗ mát rỉa lông, rỉa cánh và chùi mép.

Tính tôi hay nghịch ranh. Chẳng bận đến tôi, tôi cũng nghĩ mưu trêu chị Cốc. Tôi cất tiếng gọi Dế Choắt. Nghe tiếng thưa, tôi hỏi:

– Chú mình có muốn cùng tớ đùa vui không?

– Ðùa trò gì? Em đương lên cơn hen đây. Hừ hừ…

– Ðùa chơi một tí.

– Hừ hừ… cái gì thế?

– Con mụ Cốc kia kìa.

Dế Choắt ra cửa, hé mắt nhìn chị Cốc. Rồi hỏi tôi:

– Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả?

– ừ.

– Thôi thôi… hừ hừ… Em xin vái cả sáu tay. Anh đừng trêu vào… Anh phải sợ…

Tôi quắc mắt:

– Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa?

– Thưa anh, thế thì… hừ hừ…em xin sợ. Mời anh cứ đùa một mình thôi.

Tôi lại mắng Dế Choắt và bảo:

– Giương mắt ra xem tao trêu con mụ Cốc đây này.

Tôi rình đến lúc chị Cốc rỉa cánh quay đầu lại phía cửa tôi tôi, tôi cất giọng véo von:

Cái Cò, cái Vạc, cái Nông

Ba cái cùng béo, vặt lông cái nào?

Vặt lông cái Cốc cho tao

Tao nấu, tao nướng, tao xào, tao ăn.

Chị Cốc nghe tiếng hát từ trong đất văng vẳng lên, không hiểu như thế ào, giật nẩy hai đầu cánh, muốn bay.

Ðến khi định thần lại, chị mới trợn tròn mắt, giương cánh lên như sắp sửa đánh nhau. Chị lò dò về phía cửa hang tôi hỏi:

– Ðứa nào cạnh khoé gì tao thế? Ðứa nào cạnh khoé gì tao thế?

Tôi chui tọt ngay vào hang, lên giường nằm khểnh, bắt chân chữ ngũ. Bụng nghĩ thú vị: “Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè vỡ đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu!”

Một tai hoạ đến mà đứa ích kỷ thì không thể biết trước được. Ðó là, không trông thấy tôi, nhưng chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trong cửa hang, chị Cốc liền quát lớn:

– Mày nói gì?

– Lạy chị, em nói gì đâu?

Rồi Dế Choắt lủi vào.

– Chối hả? Chối này! Chối này.

Mỗi câu “chối này” chị Cốc lại giáng một mỏ xuống. Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất. Rúc trong hang mà bị trúng hai mỏ, Choắt quẹo xương sống lăn ra kêu váng. Núp tận đáy đất mà tôi cũng khiếp, nằm im thít. Nhưng đã hả cơn tức, chị Cốc đứng rỉa lông cánh một lát nữa rồi lại bay là xuống đầm nước, không chút để ý đến cảnh khổ đau vừa gây ra.

Biết chị Cốc đi rồi, tôi mới mon men bò lên. Trông thấy tôi, Dế Choắt khóc thảm thiết.

Tôi hỏi một câu ngớ ngẩn:

– Sao? Sao?

Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Thấy thế tôi hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng:

– Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm. Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?

Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu thế này:

– Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì. Cả tôi nữa, nếu không nhanh chân chạy vào hang thì tôi cũng chết toi rồi.

Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.

Tôi tập suy nghĩ về mọi hành động của mình. Lòng đoan với lòng rằng từ đây phải biết phân biệt hành vi lố lỉnh với những việc làm có suy nghĩ. Như thế, tôi bắt đầu sống bình tĩnh. Nhưng những ngày phẳng lặng đó cũng chỉ được ít lâu. Bao nhiêu lâu tôi cũng không nhớ. Rồi tình cờ tôi phải trải qua một cuộc phiêu lưu sóng gió và kỳ lạ.

ấy là vào đầu mùa hè một năm kia. Buổi sáng tôi đang đứng ngoài cửa gặm mấy ngọn cỏ non ăn điểm tâm. Bỗng đằng cuối bãi tiến lại hai cậu bé con, tay cầm que, tay xách cái ống bơ nước. Thấy bóng người, tôi vội lẩn xuống cỏ, chui nhanh về hang. Bỗng chốc tôi nghe tiếng chân bước thình thịch loạn trên đầu. Và ríu rít những tiếng nói, tiếng gọi:

– á này. Này!

– Cái gì?

– Chỗ này đích rồi. Đất đùn mới tinh!

– ờ ờ đúng. Gớm chửa, bao nhiêu đất mới đùn. Lại vết chân cu cậu mới ra vào còn nhẵn thin thín. Bé ơi! Đưa dao đây để tớ khoét lỗ, đằng ấy đi xách nước đi. Nhanh lên.

Lập tức tôi nghe tiếng thọc dao chuyển cả đất và thấy đất rơi lả tả xuống ngay đầu. Biết có biến lớn, tôi vội nhảy lên nấp cao trên ngách thượng. Đứng đấy một chốc thì có nước ộc tới. Bọn trẻ đổ nước định lùa tôi ra. Nhưng mỗi đợt nước vào chỉ dâng đúng đến vuốt chân tôi lại rút xuống.

Bởi vì khi bình thời, tôi đã cố ý đào ra nhiều đường ngang. Bây giờ nước vào những không có chỗ đọng được trong hang mà nước theo ngách thoát cả ra ngoài. Hai đứa trẻ ranh lắm. Chúng không chịu bỏ. Chúng huỳnh huỵch chạy quanh, xem xét dấu vết các mặt, chúng đoán đích trong tổ này có dế. Nhất cái cậu tên là Nhớn. Mấy lần Bé đổ nước không thấy dế bò ra, đã toan đi, nhưng Nhớn cứ khăng khăng:

– Tớ cam đoan thế nào cũng phải có. Mà lại dế to hạng nhất cơ. Cái thứ dế cụ nó bạo nước lắm, ngập cả râu trong nước nó cũng vẫn đứng được, phải ngâm nước đến hàng giờ thì dế cụ mới chịu sặc mà nhoi ra. Bây giờ mình phải tìm cách lấp hết các ngách xung quanh cho nước đọng lại trong hang, cu cậu tắc thở, thế nào cũng tuồi ra thôi.

Nói như thế là làm y vậy, nghe rợn gáy. Lập tức, tôi thấy hang tối sẫm. Những ngách ngang ngách dọc vào hang tôi đều bị lấp cả. Chỉ còn mỗi một đường chính để chui ra. Chúng bắt tôi phải xộc ra con đường ấy cho chúng tóm cổ. Bây giờ, nước lùa vào đến đâu, đọng đến đấy và cứ dâng dần dần… Trước đến lưng, sau lủm cả đầu. Chỉ còn hai cái râu thò lên đụng đậy. Rồi râu cũng ngập nốt. Nhưng tôi vẫn cố nhịn thở, không chịu ló đầu ra. Tôi nghĩ nước có ngập, nước cũng chỉ ngập một chốc rồi lại thấm sâu vào đất, đất này là đất cát và tôi nhịn thở được.

Song dù nhờ đất thấm nước khoẻ thế, cũng không phải cách bền vững. Quả nhiên, chẳng mấy chốc, đất cát cũng đã ngấm no nước, không chịu thấm nữa, vậy là nước lại ứ lên. Tôi lo quá, phen này phải bò ra mất. Ôi thôi, nếu bò ra bây giờ, đời tôi còn gì! Hai đứa trẻ kia sẽ bắt tôi đem về làm miếng mồi béo cho con gà chọi, con hoạ mi, con sáo mỏ ngà của chúng xơi ngon.

Bọn cá chậu chim lồng ấy mà vớ được món ăn mỡ màng như thằng tôi thế này thì phải biết là thích. Mà cứ gan liền chôn chân ở đây rồi cũng đến chết ngạt, chết đuối mất. Rồi, tuy không định ra hẳn những mỗi lần nước ộc vào, tôi cứ tự nhiên nhích người ra một mảy, làm như vậy tôi thấy đầu tôi được thò lên mặt nước. Như thế nghĩa là tôi lại hít được một chút không khí.

Có dễ chịu hơn. Từ đấy hễ bọn trẻ đổ nước vào, tôi lại hơi nhoi ra một tí, một tí mà không cảm thấy mình đương nhoi dần ra. Không may cho tôi biết bao! Tôi không biết rằng cứ như thế, có được dễ thở, nhưng nguy hiểm là mỗi lần nhấc chân lên, là nhích ra. Thế rồi một lần nước vừa rút xuống khoeo, đột nhiên ở ngoài cửa hang bọn trẻ trông vào thấy cái đầu của tôi.

– Ðây rồi! Ðầu to gộc, bóng quá!

Tôi rụt ngay vào. Song đã muộn. Họ trông thấy tôi rồi. Ðã trông thấy tất họ phải bắt cho kỳ được. Quả nhiên, nước càng dội vào, tiếng hò hét càng tợn, có lúc tiếng chân tay vỗ, giậm doạn rung chuyển cả đất bốn bên. Tôi run người lên, tôi bí thở, tôi vùng vẫy vì bức nước. Rồi trong bụng không định mà chân lại cứ nhấc dần ra. Bỗng nghe một tiếng xoạt ngay sau lưng, như tiếng sét.

Quay lại, một thanh nứa, lại cả mũi dao nữa, đã thục xuống chắn ngang đường vào cuối hang. Thì ra, hai đưa trẻ khôn ngoan, trông mặt nước động biết tôi đã chui ra đứng cửa tổ. Họ xiên dao xiên nứa xuống chặn lối sau lưng tôi. Nếu trúng thì đứt đôi người! Nhưng tôi chưa kịp giật mình, đã có cảm giác cái thanh nứa chẹn lưng đương bẩy tôi ra. Hai đứa trẻ, đứa thì đẩy thanh nứa, đứa thì ngồi gõ vào cái ống bơ đựng nước, mồm kêu thòm thòm giả làm trống ngũ liên doạ nạt, thúc giục váng cả bãi.

Bị hất mạnh, bí quá tôi liền nhẩy ra.

– Anh em ơi! Dế cụ! Dế cụ!

– Ha! Ha! Bắt được dế cụ!

– To bằng bốn thằng ve sầu!

– Dế cụ mà lị!

Nhớn tóm được tôi. Tôi cắn cho cậu bé một miếng vào ngón tay. Nó kêu thét. Tôi bồi cho cái đạp hậu, nó buông rời tôi ra. Ðược dịp, tôi vội nhảy trốn vào giữa bãi cỏ. Nhưng cả hai đứa trẻ, đứa cầm giỏ, đứa cầm ống bơ, đuổi theo úp tôi. Chỉ loáng mắt, tôi đã nằm chỏng vó giữa giỏ. Tôi cố cắn nan giỏ mỏng rớt, nhưng chưa nhay được mắt nào, họ đã đem buộc túm cái đít giỏ lại khiến tôi không nhúc nhích, cựa quậy được nữa. Họ xếp ống bơ xách nước và các đồ chơi lại, ra bờ đầm rửa chân rửa tay và xách tôi theo.

Họ vui vẻ ra về. Chân bước theo nhịp tay múa. Miệng hát ý ơ. Vẻ khoái tỷ lắm. Nằm tròn trong đít giỏ, tôi đưa mắt nhìn lần cuối cùng phong cảnh nơi tôi ở. Cỏ non xanh rờn, mặt nước bạc mênh mông. Nắng vàng rải trên lá cây, vàng một màu tươi lạ lùng, lòng tôi đau như cắt. Hai hàng nước mắt tuôn rơi. Dần mỗi bước một xa. Ngoảnh đầu lại không trông thấy nữa, thế là khuất hẳn. Phen này tôi tất chết.

Hai đứa trẻ đem tôi ra khỏi bãi, qua một quãng đường ngoắt ngoéo bên thành tre rậm rạp, tới một lối nhỏ đi men đến một cái cổng tán. Nhớn vào nhà cất mọi thứ đồ đạc “đúc” dế, còn Bé thì đặt giỏ xuống. Biết số phận mình sắp được định đoạt, tôi thấy hồi hộp và lạnh cả sáu gan bàn chân. Sắp làm mồi cho gà, cho chim chăng? Nhưng quanh đây, tôi không nghe tiếng móng chim hoạ mi cào vào nan lồng, cũng không thấy con gà chọi mặt đỏ tía tai nào. Tôi hơi yên yên.

Nhớn ở trong nhà ra. Bé nói:

– Ðem thằng dế này quẳng ra ao cho “xừ” vịt bầu của chúng mình “xực” một bữa, Nhớn ạ.

Tôi giật mình đánh thót một cái. Nhưng Nhớn xua tay bảo:

– Không! Ðúc được thằng dế cụ thế này hiếm lắm. Dế này dế cụ, gan liền tướng quân đây. Thằng Thịnh hôm nọ cũng có một con dế, nó khoe dế nó khoẻ nhất, cho đánh nhau, đánh thằng dế nào cũng phải thua. ( Tôi đã hơi nóng gáy và ngứa hết hai cái càng). Chúng ta nên bỏ dế cụ này vào lồng, đem sang nhà Thịnh cho đánh nhau với thằng dế ben ấy. Ðể xem a…ha…”thắng bại như hà…” ấy ầy ây…Tùng xoè… Tùng xoè…

Bé vỗ tay:

– Phải, phải lắm.

ấy thế là tôi không chết. Ðiều may mắn này không lường trước ra được.

Hai cậu bé đem giam tôi vào một cái lồng tre gài then chắc chắn. Tôi đành nằm yên, chờ sự thay đổi nào đó mà tôi lại không thể tưởng tượng ra trước được. Tôi chỉ biết thế là tôi sắp phải đi đánh nhau. Nhưng cứ nói đến đánh nhau, tôi lại cứ muốn múa chân lên. Quên cả cái thân tù đáng nhẽ phải tìm cách thế nào cho được tự do. Tâm tính ngông nghênh của tôi muốn hung hăng trở lại như dạo trước.

Buổi trưa, quả nhiên anh em nhà ấy đem tôi sang cho “giáp chiến” với một cậu dế nhà bên cạnh.

Nhớn dứng ngoài ngõ gọi:

– Thịnh ơi Thịnh!

Thịnh từ trong nhà chạy ra.

– Gì thế?

– Dế cụ tao đây. Có giỏi đem dế mày ra chọi nào.

Thịnh cười khanh khách, vẻ coi thường, quay vào, xách lồng dế ra. Cả bọn rủ nhau đến giữa khu vườn lưa thưa những bóng cây nhãn lùn. Chúng nằm sấp xuống cỏ, lúc nào thích thì cong lên đạp không khí. Chúng giáp hai cánh cửa lồng dế làm một cho thật chắc, như đuôi toa nọ kề cửa toa kia lúc tàu hoả chạy, rồi mới rút then ra, để hai thằng dế chúng tôi không muốn cũng phải xông sang lồng của nhau.

Chàng dế nọ nhảy tót sang lồng tôi. ái chà, vẻ ta đây. Hắn bé hơn tôi một chút. Nhưng hắn ngạo mạn và xấc xược làm sao! Bé loắt choắt thế mà đã bắt chước đâu được bộ mặt hờm hợm, khinh khỉnh từ cái dáng chân đi khụng khiệng, vẻ coi thiên hạ như rác. Thoáng thấy đã lộn tiết. Vừa ngó tôi, hắn vuốt rung hai sợi râu, nói:

– ờ ờ, chú mày đờ mặt ra thế kia thì liệu có mấy hột sức chịu nổi nửa cái đá song phi của ta không?

Rõ chối tai! Tôi đã cáu lắm. Nhưng lạ sao lúc ấy tôi vẫn tỏ ra dịu dàng được. Có lẽ vì lòng quá khinh bỉ.

– Này anh kia! Làm chi mà ầm lên. Ðứa khôn ngoan ở đời thì không nên nói trước.

Hắn nhe răng ra, hầm hè:

– Mặc kệ! Có giỏi thì ra đây chơi nhau chứ đứng nói xỏ đấy à?

Máu nóng trong người tôi sôi sùng sục, tưởng nghe tiếng được. Biết quân này không phải quân ăn lời, tôi bèn nhay phắt đến. Chúng tôi bắt đầu đánh nhau giữa những tiếng cười reo, vỗ tay của ba đứa trẻ. Mới quần thảo vài hiệp, tôi đã rõ sức anh dế lếu láo kia, chọi với tôi, không được mấy nả sức. Ðúng thế, tôi chỉ thọc mạnh một cái, đạp càng, hắn ngã bổ ngửa ra. Tôi bồi thêm chiếc đá nữa, hắn ộc máu mồm đen sì, gãy một cẳng, lăn quay. Tôi chẳng thèm đánh thêm, chỉ ghé xuống tận tai hắn, lạnh lùng bảo:

– Cho mày bài học thuộc lòng về sự hống hách nhé! Từ giờ chừa đi con ạ.

Hắn chỉ còn biết có việc run rẩy chắp chân, lạy rối rít. Nhưng nếu từ đấy chàng dế kia có thể biết chừa cái thói ngông nghênh thì tôi lại ăn phải đũa của hắn. Bệnh ngông nghênh của hắn lây sang tôi. Thế mới kỳ quặc cho tôi.

Làm sao mà tôi đâm đốn kiếp như vậy. Thật tôi không cắt nghĩa được hết cái khúc khuỷu của tính tự kiêu và tự đại. Tôi chỉ biết thế là những cái hung hăng gàn bướng và lên mặt hão huyền đầu óc tôi chưa gội được sạch hẳn. Khi tôi đá ngã thằng dế kia rồi, mắng nó rồi thì tôi nghĩ nịnh tôi rằng: “ồ mình giỏi thật. Chỉ gảy khẽ một cái mà thằng cha kia đã ngã lăn chiêng”.

Và chỉ nhờ cái đá xoàng ấy mà trẻ con trong xóm thi nhau đi “đúc” dế, đào dế, săn dế đem về cho chọi với tôi – tôi đã trở nên tay võ khét tiếng. Phải, dế nào tôi cũng phóng vài cái đạp hậu, cậu ta đã chạy bán xác. Hồi ấy, tôi đương giữa tuổi thanh xuân, sức lực cường tráng, nhất là thêm cái tính kiêu, tính hợm chẳng coi ai ra gì nên cứ càng làm bộ.

Vì tôi thắng tợn nên hai cậu chủ bé nhỏ của tôi yêu quý tôi lắm. Mỗi bận đá ngã kẻ địch, tôi lại được các cậu ấy tẩm bổ bao nhiêu là cỏ ấu rất non. Ðêm đến, tôi được các cậu cho lên đứng uống sương trên giàn mồng tơi, nhưng vẫn bị một sợi chỉ buộc vào càng.

Tôi có thể cắn đứt sợi chỉ dễ như chơi, mà tôi không cắn, tôi uống từng giọt sương lóng lánh trên lá mồng tơi rồi ung dung ca hát trong ca hát trong cảnh trói buộc như thế. Tệ quá nữa, muốn làm, đẹp lòng hai cậu bé, tôi chỉ quanh quẩn cả ngày cạnh cái hộp diêm, buồng ngủ của tôi, không đi đâu xa một bước. Thỉnh thoảng cao hứng tôi đạp hai càng, cất tiếng gáy riii…riii. Ôi, tôi đã quên cái thân bị đem làm trò chơi. Mấy lá cỏ non và thói ngông đã khiến tôi đâm ra ngu tối đến thế.

Nhưng đến một ngày kia, tôi phải cảm ơn một sự tình cờ đã đến mở mắt tôi. Tôi vẫn đi đánh nhau thuê mua vui. Tôi vẫn được đem đi chọi nhau như thế. Ðối thủ của tôi lần này là một anh chàng có bộ cánh chưa kín lưng, người mới dài bằng nửa tôi. Vừa bị đẩy vào đứng đối diện, anh ta đã nháo nhác kêu tru tréo:

– Em lạy bác, em lạy bác, bác tha cho em. Bác là người lớn, bác đã có răng có càng to rồi, còn em, em vừa ra đời có mấy hôm, mới hôm qua được mẹ em dắt cho đi ở riêng thôi mà.

Tôi thản nhiên. Tôi xông vào chiến ngay thằng bé. Nó khóc hu hu rồi chạy quanh lồng. Mấy đứa trẻ xem chọi dế cười ha hả. Tôi lại càng nổi hăng.

Có một anh Xiến Tóc bay xè xè trên trời rồi đậu xuống cành nhãn gần đấy, nhìn đám dế chọi nhau. Anh Xiến Tóc vểnh hai cái sừng dài như hai chiếc lưng cong cong có khắc từng đốt, chõ xuống mắng tôi: 

– Dế mèn nghếch ngác kia! Mày to đầu thế mà mày nỡ đánh thằng bé bằng ngần ấy à? Không được quen thói bắt nạt. 

Tôi ngoảnh nhìn lên: anh Xiến Tóc lực lưỡng và uy nghi bọc mình trong bộ giáp đồng hun rất cứng, bộ mặt hung tợn lắm. Nhưng tôi cóc sợ. Coi bộ chẳng làm gì nổi tôi! Bởi tôi biết anh ta cũng hãi lũ trẻ, chỉ đứng trên cây, không dám xuống. 

Tôi hích mũi ra một câu: 

– Ngứa mồm! 

Rồi tôi lại đuổi đánh thằng bé như thường. Tôi ngổ ngáo vụt lên trước, hếch càng, chặn. Thảm hại, mới nếm thêm có cái đá hậu, thằng bé đã quay đơ và chỉ còn thoi thóp thở. Tôi cũng chẳng biết thế nào là thương xót. Tai tôi chỉ nghe có tiếng hoan hô râm ran của bọn trẻ. 

Thấy không ngăn nổi tôi mà tôi còn đánh gần chết chú dế nhỏ, Xiến Tóc nghiến răng ken két, chõ hai cái sừng dài xuống, quát: 

– A được! Mày giờ hồn! Bảo lời phải không nghe, rồi sẽ biết tay. 

Tôi còn trêu tức, ngước răng lên: 

– Có giỏi thì xuống đây chơi nhau. 

Rồi tôi ung dung nhắm nhánh cỏ lũ trẻ vừa tranh nhau tuồn vào thưởng cho tôi. Làm như không thèm để ý đến câu chuyện vặt! Xiến Tóc tức rung sừng, rung răng, nhưng không biết làm thế nào, vì có lũ trẻ ngồi đông trên bãi cỏ. Cuối cùng, Xiến Tóc cất cánh vù đi. Tôi chẳng thèm để ý. ừ, anh chàng khoẻ thì có khoẻ đấy, nhưng đâu có thể làm gì nổi tôi. 

Ðêm hôm ấy, theo thường lệ, bọn trẻ đem tôi ra ngoài gian mồng tơi, để tôi uống sương tẩm bổ và thở hít khí trời trong lành. Trên cao, mặt trăng sáng vằng vặc. làn gió đưa đẩy những chiếc lá tre dài và nhọn đẫm sương óng ánh thành một nét sắc trong bóng trăng. Tôi duỗi thẳng cả chân, cả cánh, vừa ôn một bài võ, vừa hát, ngẩng đầu nhìn vòm trời trăng sáng và chắc là vẻ mặt tôi lúc ấy có tự đắc tự mãn lắm. 

Ðương ung dung thế, lắng nghe tiếng cái máy gì xè xè đâu dần tới bên cạnh. Rôi anh Xiến Tóc oai linh ban chiều vụt hạ cánh xuống ngay bên nách tôi. Tôi rú lên một tiếng kinh khủng. Tôi cứng cả khoeo, không nhích chạy được. Tôi không ngờ. Phen này chết thật chứ không chơi. 

Phen này chết thật chứ không chơi! Răng nó như sắt thế kia, cái vuốt chân như dao thế kia. Một mình tôi ở nơi vắng vẻ thế này. Tất chết! 

Tuy tôi cố mím môi, mà cánh, mà chân, mà càng tôi cứ run lên bần bật. Xiến Tóc nghé nghiêng hai cái sừng cười nhạt chế nhạo: 

– Rõ đồ hèn! Sao lúc chiều hống hách thế! 

Rồi Xiến Tóc lục tội: 

– Này ta hỏi, mày đáng khép tội gì? 

– Lạy anh….. 

Có lẽ lúc bấy giờ tôi cuống quýt những điệu bộ đáng xấu hổ và nực cười khiến Xiến Tóc khinh bỉ đến nỗi không thèm giết tôi cho bẩn gươm. Bởi vậy tôi chỉ thấy Xiến Tóc cúi hai cái sừng sát mặt tôi, kênh mũi tôi lên mà bảo rằng: 

– Á bây giờ thì co vòi lại rồi có phải không………Còn gì xấu bằng cậy sức mà đi bắt nạt. Khôn ngoan đá đáp người ngoài…… Ta tha cho lần này. Nhưng ta hãy tạm mượn đi của mày hai cái râu. Ðể từ đây mỗi khi mày làm việc gì bậy bạ, hãy sờ lên chiếc râu cụt, lúc ấy nhớ lại lời ông Xiến Tóc nhé. 

Nói rồi Xiến Tóc đưa răng lên cắt cụt luôn hai sợi râu mượt óng trên đầu tôi. Ðau điếng, mà tôi đành ngậm tăm, không dám hé răng. 

Ðường đời nhiều bài học, mỗi bài học một kiểu, chịu nghĩ thì học được, học giỏi, bằng không thì khốn khổ như thế này đây. Cho đến bây giờ tôi vẫn trọc lông lốc bởi mất hai sợi râu từ cái tích tôi được thêm bài học mới vừa đắt vừa đau đêm ấy. 

Nhưng cũng vì thế mà tôi tỉnh ngộ. Trời ơi, thế ra từ khi bị hai đứa trẻ bắt vào vòng u tối, tôi đi đánh nhau làm trò cười cho thiên hạ, tôi chỉ làm ác mà tôi không biết. Mà những kẻ bị tôi đánh, họ cũng là họ hàng xa gần nhà dế cả. Tôi thở dài, thầm nghĩ: 

– Hôm trước ta đã vướng điều lẫm lỗi, bây giờ lại mắc lỗi nữa…..ôi, ta hèn quá. Cũng may bác Xiến Tóc không giết ngoém ngay ta đi. Mới biết đời này hồ dễ ai bắt nạt nổi ai. Ta đánh kẻ yếu hơn ta thì kẻ khác mạnh hơn ta đánh ta. Thôi thôi, giấc mê kia đã tỉnh ra rồi. 

Nghĩ được thế, lòng tôi mới tạm yên. Nhưng nói cho hết nhẽ, nếu bây giờ tôi muốn bỏ tính hung hăng xằng bậy đi thì tôi nhất quyết phải rời hai đứa trẻ này ra. Bởi mục đích của họ là để bắt tôi làm trò choảng nhau, cho họ cười. Văng vẳng bên tai tôi hai tiếng thoát ly. [… ]

Chia sẻ cho bạn đọc 🌼 Em Bé Thông Minh 🌼 phân tích tác phẩm

Đôi Nét Về Tác Giả Dế Mèn Phiêu Lưu Ký

Chia sẻ đến bạn đôi nét về tác giả Dế Mèn phiêu lưu ý sau đây.

Tiểu Sử 

  • Tô Hoài (1920-2014) tên khai sinh là Nguyễn Sen.
  • Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam.
  • Bút danh Tô Hoài gắn với hai địa danh: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức.
  • Bước vào tuổi thanh niên, ông đã phải làm nhiều công việc để kiếm sống như dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn,… nhưng có những lúc thất nghiệp
  • Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc.
  • Trong chiến tranh Đông Dương, ông chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực báo chí, nhưng vẫn có một số thành tựu quan trọng như Truyện Tây Bắc.
  • Ông mất ngày 6 tháng 7 năm 2014 tại Hà Nội, hưởng thọ 94 tuổi.

Sự Nghiệp Văn Học

– Sau hơn sáu mươi năm lao động nghệ thuật, ông đã có gần 200 đầu sách thuộc nhiều thể loại khác nhau: Dế Mèn phiêu lưu kí (truyện, 1941); O chuột (tập truyện, 1942); Truyện Tây Bắc (tập truyện, 1953); Miền Tây (tiểu thuyết, 1967); Ba người khác (tiểu thuyết, 2006),…

– Trong cuộc đời hoạt động nghệ thuật của mình Tô Hoài đã nhận được rất nhiều giải thưởng danh giá:

  • Giải nhất Tiểu thuyết của Hội Văn nghệ Việt Nam 1956 (Truyện Tây bắc);
  • Giải A Giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội 1970 (tiểu thuyết Quê nhà);
  • Giải thưởng của Hội Nhà văn Á – Phi năm 1970 (tiểu thuyết Miền Tây);
  • Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật (đợt 1 – 1996).
  • Giải Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội 2010.

Có thể bạn sẽ quan tâm 🌱 Con Hổ Có Nghĩa 🌱 nội dung tác phẩm

Ý Nghĩa Truyện Dế Mèn Phiêu Lưu Ký

Tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký thấm đẫm tình yêu thương, ca ngợi lý tưởng hòa bình và tình bạn cao đẹp. Tác phẩm mang một ý nghĩa to lớn đến với tất cả mọi người đó là tinh thần đoàn kết, khao khát cho sự hòa bình và nghị lực phi thường trước mọi khó khăn,

Bố Cục Truyện Dế Mèn Phiêu Lưu Ký

Truyện gồm 10 chương, kể về những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn qua thế giới muôn màu muôn vẻ của những loài vật nhỏ bé.

  • Chương 1 kể về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
  • Chương 2 tới chương 9 kể về những cuộc phiêu lưu của Mèn, cùng người bạn đường là Dế Trũi.
  • Chương 10 kể về việc Mèn cùng Trũi về nhà và nghỉ ngơi, dự tính cuộc phiêu lưu mới.

Đón đọc thêm về 💚 Ếch Ngồi Đáy Giếng 💚 nội dung, nghệ thuật

Đọc Hiểu Tác Phẩm Dế Mèn Phiêu Lưu Ký

Tiếp theo sau đây là phần đọc hiểu tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký:

👉Câu 1. Trong đoạn trích trên, nhân vật Dế Mèn được miêu tả qua những phương diện nào?

Đáp án: Dế Mèn được miêu tả qua các phương diện sau: Hành động, ngôn ngữ, tâm trạng, suy nghĩ.

👉 Câu 2. Liệt kê các từ láy có trong đoạn trích và phân thành hai nhóm:

  • Láy phụ âm đầu:….
  • Láy vần: ….

Đáp án: Gồm các từ láy được phân loại như sau:

– Láy phụ âm đầu: mon men, thảm thiết, ngớ ngẩn, thoi thóp, hốt hoảng, nông nổi, hối hận, dại dột, hung hăng, bậy bạ.

– Láy vẫn: ăn năn, bùm tum.

👉 Câu 3. Điều gì ở Dế Choắt đã khiến Dế Mèn cảm thấy day dứt, ân hận?

Đáp án: Hình ảnh tội nghiệp, thương tâm và tấm lòng bao dung, độ lượng của Dế Choắt, trước lúc nhắm mắt đã khiến Dê Mền cảm thấy day dứt, ân hận.

👉 Câu 4. Theo em, từ sự việc này, Dế Mèn đã rút ra được bài học gì cho bản thân mình?

Đáp án: Căn cứ vào những lời cảm thán của Dế Mèn, lời trăn trối của của Dế Choắt và sự sám hối của người kể chuyện, ta có thể hình dung được bài học mà Dế Mèn đã tự rút ra cho chính bản thân mình: trong các mối quan hệ, ứng xử với đồng loại, không nên chỉ biết đến cái tôi lớn lao của mình, không nên ích kỉ, tự phụ, hung hãng, hống hách, bởi tất cả những điều ấy có thể là nguyên nhân dẫn tới những hậu quả xấu, những kết cục bi thảm, đau đớn mà đôi khi, không còn cơ hội để sửa chữa.

Khám phá thêm 🔻 Đẽo Cày Giữa Đường 🔻 phân tích tác phẩm

Giá Trị Tác Phẩm Dế Mèn Phiêu Lưu Ký

Tham khảo thêm thông tin chia sẻ về giá trị của tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký sau đây.

– Giá trị nội dung: Tác giả Tô Hoài đã mô tả chân thực về tính cách và hành động của chú Dế Mèn, từ đó rút ra bài học quý báu về khiêm tốn và sự giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

– Giá trị về mặt nghệ thuật

  • Lối kể chuyện chân thực, dễ hiểu của chú Dế Mèn mang lại sự sống động cho câu chuyện.
  • Sự miêu tả sinh động về ngoại hình và tính cách của các nhân vật.
  • Sử dụng ngôn từ tự nhiên và hình ảnh sinh động.

Soạn Bài Dế Mèn Phiêu Lưu Ký

Thohay.vn  hướng dẫn soạn bài Dế Mèn phiêu lưu ý với các câu hỏi sau đây:

👉 Câu 1 (trang 4 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Truyện kể về sự việc gì? Đâu là những sự việc chính?

Đáp án: Truyện kể về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. Các sự việc chính được kể là:

  • Ngoại hình cường tráng của Dế Mèn
  • Sự khinh bỉ của Dế Mèn đối với Dế Choắt
  • Cái chết của Dế Choắt
  • Bài học đường đời đầu tiên

👉 Câu 2 (trang 4 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Nhân vật trong truyện là những loài vật nào? Ai là nhân vật chính?

Đấp án:

  • Những nhân vật trọng truyện: Dế Mèn, Dế Choắt, chị Cốc
  • Nhân vật chính: Dế Mè

👉 Câu 3 (trang 4 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Hình dạng, tính nết của các con vật được thể hiện trong truyện vừa giống loài vật ấy, vừa giống con người ở chỗ nào?

Đáp án: Hình dạng, tính nết của các con vật được thể hiện trong truyện vừa giống loài vật ấy, vừa giống con người:

– Hình dáng miêu tả vừa giống con vật vừa giống con người:

  • Dế Mèn: thanh niên cường tráng, đi bách bộ, đầu to ra thành từng tảng, đứng oai vệ, mỗi bước đi làm điệu dún dẩy, kiểu cách con nhà ra võ
  • Dế Choắt: gầy gò, dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện, lưng, mạng sườn, mặt mũi ngẩn ngơ.

-Tính cách:

  • Dế Mèn: bướng, hung hăng, hống hạch, trịch thượng
  • Dế Choắt: yếu ớt, hiền lành.
  • Cốc: đanh đá, nóng nảy.

👉 Câu 4 (trang 4 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Truyện muốn nhắn gửi đến người đọc bài học gì? Bài học ấy có ý nghĩa với em không?

Đáp án: Ý nghĩa truyện muốn gửi gắm: ở đời không nên hung hăng, bậy bạ, ích kỉ để mang tai họa đến cho người khác và cho cả chính mình. Bài học ấy rất có ý nghĩa cho tất cả chúng ta.

Đọc thêm bài 🌼 Trở Gió 🌼 của tác giả Nguyễn Ngọc Tư

Giáo Án Dế Mèn Phiêu Lưu Ký

Đừng vội bỏ qua phần giáo án Dế Mèn phiêu lưu ký được chia sẻ dưới đây:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu được nội dung, ý nghĩa của Bài học đường đời đầu tiên.

Thấy được tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích.

2. Phẩm chất: Trân trọng danh dự, sức khỏe và cuộc sống riêng tư của người khác. Không đồng tình với cái ác, cái xấu, sẵn sàng bênh vực người yếu thế, thiệt thòi. Không đổ lỗi cho người khác, có ý thức và tìm cách khắc phục hậu quả do mình gây ra.

3. Năng lực

– Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo

-Năng lực chuyên biệt:

Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ. Nhận biết người kể chuyện ngôi thứ nhất. Tóm tắt được văn bản. Nhận biết được điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật, nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn bản đã đọc gợi ra.

Viết được đoạn văn kể lại trải nghiệm của bản thân.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

– Kế hoạch bài học

– Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, một số tác phẩm tiêu biểu của nhà văn.

2. Học sinh:

– Soạn bài.

– Dự án tìm hiểu về tác giả, văn bản

– Đọc tài liệu về nhà văn Tô Hoài

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

  • Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

– GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn văn bản. 

– Sau khi đọc xong văn bản, GV yêu cầu HS đọc và giới thiệu về tác giả Tô Hoài và tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí.

 GV lưu ý: chú ý các chi tiết miêu tả hình dáng, cử chỉ, hành động của nhân vật Dế Mèn.

– GV yêu cầu HS giải nghĩa những từ khó: mẫm, hủn hoẳn, dún dẩy, tợn, cà khịa, xốc nổi.

– HS lắng nghe.

  • Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

  • Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

  • Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

GV bổ sung: 

– Tô Hoài là nhà văn gần gũi với thiếu nhi  Việt Nam qua những truyện viết được rất nhiều trẻ em yêu thích: Võ sĩ Bọ Ngựa, Dê và Lợn, Đô ri đá, Dế Mèn phiêu lưu kí, Đảo hoang………

– Dế Mèn phiêu lưu kí là tác phảm văn học được dịch ra gần 40 thứ tiếng trên thế giới và đã được chuyển thể thành phim hoạt hình.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

– GV yêu cầu HS trả lời nhanh một số câu hỏi trắc nghiệm trên bảng phụ.

Xem thêm bài viết đầy đủ về tác phẩm 🌱 Bầy Chim Chìa Vôi 🌱

Các Mẫu Tóm Tắt Dế Mèn Phiêu Lưu Ký Ngắn Hay

Xem thêm các mẫu tóm tắt Dế Mèn phiêu lưu ký ngắn hay sau đây nhé.

Tóm Tắt Truyện Dế Mèn Phiêu Lưu Ký Ngắn Gọn

Dế Mèn là một chàng dế thanh niên cường tráng nhưng có tính tình kiêu căng, tự phụ luôn nghĩ mình “là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ”. Dế Mèn có người bạn hàng xóm tên là Dế Choắt với vẻ ngoài ốm yếu, gầy gò như gã nghiện thuốc phiện bởi vậy Dế Mèn rất xem thường và hay bắt nạt Dế Choắt.

Một lần, Dế Mèn trêu chọc chị Cốc khiến Dế Choắt chết oan. Trước khi chết, Choắt khuyên Mèn nên chừa thói hung hăng và làm gì cũng phải biết suy nghĩ. Sau khi chôn cất Dế Choắt, Dế Mèn vô cùng ân hận và suy nghĩ về hành động của mình.

Tóm Tắt Tác Phẩm Dế Mèn Phiêu Lưu Ký Chi Tiết

Truyện “Dế mèn phiêu lưu ký” miêu tả cuộc phiêu lưu của một chú Dế Mèn qua thế giới loài vật và loài người. Những vấn đề nóng hổi như là: cái thiện và cái ác, chiến tranh và hòa bình, lí tưởng và lẽ sống được thể hiện một cách nhẹ nhàng, tinh tế mà sâu sắc.

Cậy mình là chàng dế cường tráng, Mèn dương dương tự đắc, cho mình là tay ghê ghớm. Trải qua hai bài học đắt giá là cái chết của của dế Choắt và bị bác Xiến Tóc cắt đứt mất hai sợi râu mượt óng mà Mèn mới tỉnh ngộ, hiểu ra thế nào là lòng nhân ái và cái giá phải trả cho sự ngông nghênh của mình.

Từ đó Mèn quyết chí đi chu du thiên hạ, chí hướng của Mèn càng được củng cố sau khi chú làm được việc có ích đầu tiên trong đời đó là cứu giúp chị Nhà Trò yếu đuối thoát nạn lũ nhện hung ác, không những thế chú còn được sự ủng hộ hết lòng của mẹ kính yêu và kết giao được với người bạn tri kỉ là Dế Trũi. 

Mèn đã trải qua những cuộc phiêu lưu vào thế giới các loài vật, vượt qua cơ man nào là rủi ro và biến cố, nhưng từng bước Mèn vươn lên tự điều chỉnh, tự nhận thức để trở thành con người giàu lí tưởng và ham hiểu biết với bản lĩnh kiên cường của một trai tráng đầu đội trời chân đập đất.

Tóm Tắt Bài Dế Mèn Phiêu Lưu Ký Hay Nhất

Mèn là em út trong một gia đình có ba anh em. Mèn chỉ ở với mẹ được hai hôm, sang hôm thứ ba, mẹ của Mèn đã đưa ba anh em ra ở riêng để chúng bắt đầu một cuộc sống tự lập, không phải lệ thuộc vào gia đình. Ban đầu, khi Mèn bước vào cuộc sống tự lập, do còn non trẻ, thiếu sự từng trải nên Mèn đã hung hăng, khờ dại trêu chị Cốc rồi gây ra cái chết của Dế Choắt.

Mèn trở thành thứ đồ chơi của hai đứa trẻ con và được anh xiến Tóc cho một bài học mới. Thoát khỏi hai đứa trẻ đó, Mèn tìm đường về nhà. Trên đường về nhà thì gặp chị Nhà Trò và Mèn liền giúp chị giải quyết mâu thuẫn. Về đến nhà, mèn thăm hỏi mẹ rồi mới đi thăm hỏi hai người anh trai của mình. Sau đó, chú nhanh chóng trở thành một chàng dế cường tráng do ăn uống, sinh hoạt, làm việc điều độ.

Nhưng rồi, chẳng được bao lâu, Mèn bắt đầu cảm thấy chán với đời sống thực tại quẩn quanh nên chú cất bước ra đi, bước vào môi trường mới, cuộc sống mới để học hỏi, giao lưu, trải nghiệm. Mèn kết bạn với Dế Trũi. Mèn tranh hùng với vệ sĩ Bọ Ngựa và Mèn, Trũi tình cờ chiến thắng và trở thành chánh, phó tổng Châu Chấu. Đó là hành trình với bao kỉ niệm khó có thể quên được trong tâm trí của chú.

Có lần, Mèn còn bị bắt giam trong lồng của lão chim Trả. Mèn, Trũi và các bạn cùng chí hướng của mình đã không ngừng chống lại những điều ngang trái, bất công thiên hạ. mèn và Trũi cũng đã đi đến rất nhiều nơi, kết bạn với rất nhiều người. Cuối cùng, Mèn đã đọc lời hịch cổ động “muôn loài cùng nhau kết nghĩa” và nhiều loài đã nhiệt liệt hưởng ứng.

Chia sẻ cho bạn đọc bài 💚 Ngàn Sao Làm Việc [Võ Quảng] 💚

Tóm Tắt Văn Bản Dế Mèn Phiêu Lưu Ký Đầy Đủ Ý

Mèn là em út trong một gia đình có ba an hem. Ở với mẹ được hai hôm, ba an hem liền bắt đầu một cuộc sống tự lập. Ban đầu, do sự non trẻ, Mèn đã kiêu căng, hống hách treey chị Cốc và gây ra cái chết đáng thương của Dế Choắt. Mèn vô tình trở thành thứ đồ chơi của hai đứa trẻ và được anh Xén Tóc cho một bài học mới.

Sau đó, Mèn bắt đầu chán với cuộc sống thực tại nên tiếp tuc ra đi: chú kết bạn với Dế Trũi, tranh hùng với Bọ Ngựa rồi cùng với Trũi trở thành chánh, phó tổng Châu Chấu. Trong suốt hành trình đó, mèn đã giao lưu, kết bạn với nhiều người và cùng với những người bạn của mình chống lại những điều ngang trái, bất công trong xã hội. Mèn đã đọc lời hịch cổ đông “muôn loài cùng nhau kết nghĩa” và được nhiều loài hưởng ứng.

Tóm Tắt Câu Chuyện Dế Mèn Phiêu Lưu Ký Ngắn Nhất

Dế Mèn phiêu lưu ký là tác phẩm văn xuôi đặc sắc và nổi tiếng nhất của nhà văn Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Truyện gồm 10 chương, kể về những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn qua thế giới muôn màu muôn vẻ của những loài vật nhỏ bé.

Chưa bao giờ vơi đi sức hấp dẫn, “Dế Mèn phiêu lưu ký” đã đang và sẽ mãi là cuốn sách gối đầu giường của bao thế hệ thiếu nhi Việt Nam và cả Thế giới. Những giá trị, những ý nghĩa mà cuốn sách để lại thật chưa bao giờ là xưa cũ. Và Dế Mèn vẫn là người bạn thân thiết, gần gũi với tất cả thiếu nhi !

Tóm Tắt Truyện Dế Mèn Phiêu Lưu Ký Lớp 6

Dế Mèn vốn quen sống tự lập từ nhỏ, đến khi trưởng thành thì lên đường đi phiêu lưu đến nhiều nơi. Dế Mèn rất tự hào về tầm vóc cường tráng của mình. Vậy nên, cậu ta thường tỏ ra coi khinh Dế Choắt – người bạn hàng xóm gầy gò và yếu đuối. Một lần nọ, Dế Mèn trêu chọc chị Cốc khiến chị nổi giận. Nhưng khi đó, Dế Mèn chỉ biết trốn ở trong hang, mặc cho chị Cốc trút giận lên người Dế Choắt đáng thương. Cuối cùng, vì kiệt sức mà Dế Choắt chết. Sau khi chôn cất bạn xong, Dế Mèn đứng trước mộ bạn nghĩ về bài học đường đời đầu tiên, cảm thấy vô cùng hối hận và tự hứa sẽ sống chan hòa hơn.

Chia sẻ đến bạn tác phẩm 🌻 Hai Đứa Trẻ 🌻 của Thạch Lam

7+ Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Truyện Dế Mèn Phiêu Lưu Ký Hay Nhất

Gợi ý cho bạn 7 mẫu cảm nhận, phân tích truyện Dế Mèn phiêu lưu ký hay nhất sau đây.

Phân Tích Tác Phẩm Dế Mèn Phiêu Lưu Ký Hay Nhất

“Dế Mèn phiêu lưu ký” là một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài, từ khi ra đời, đã thu hút sự chú ý của độc giả và được trẻ em Việt Nam yêu mến. Tác phẩm miêu tả cuộc sống ban đầu của Dế Mèn, ham muốn làm việc và có tính cách mạnh mẽ, cùng với những sở thích ngông cuồng của tuổi trẻ, tạo ra một hình ảnh đáng yêu và thú vị về nhân vật.

Dế Mèn, từ khi ra đời ba ngày, đã rời xa mẹ mà không hề buồn bã hay sợ hãi. Thay vào đó, chú tỏ ra biết ơn vì có cơ hội sống độc lập và tự do. Chú tận hưởng cuộc sống tự do này bằng cách khám phá môi trường xung quanh và thể hiện tính hiếu động của mình. Dế Mèn làm việc vất vả suốt ngày, với sự cần cù và kiên trì như một người lao động chân chính. Dù nhỏ tuổi, nhưng Dế Mèn đã thể hiện sự bản lĩnh và quyết tâm. Từ một chú dế bé nhỏ, chú đã trở thành một chàng trai dũng mãnh và oai vệ.

Cuộc sống ở xóm ruộng diễn ra vui vẻ, nhưng với tính cách hiếu động và khao khát cuộc sống mạnh mẽ, Dế Mèn cảm thấy chán chường. Điều này thúc đẩy chú tiến hành một cuộc phiêu lưu đầy mạo hiểm. Tuy nhiên, những hành động ngông cuồng này đã đưa đến cái chết của Dế Choắt, và Dế Mèn nhận ra hậu quả của những hành động vô ích và nguy hiểm của mình.

Nhà văn Tô Hoài đã thành công trong việc khắc họa tính cách và tâm trạng của nhân vật, tạo ra một câu chuyện sống động và gây ấn tượng sâu sắc với độc giả. “Dế Mèn phiêu lưu ký” không chỉ là một câu chuyện dành cho trẻ em, mà còn là một bài học triết lí về cách sống đầy ý nghĩa, được yêu thích không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Phân Tích Truyện Dế Mèn Phiêu Lưu Ký Đầy Đủ Ý

“Dế Mèn phiêu lưu kí” là một truyện viết cho thiếu nhi rất đặc sắc của Tô Hoài. Ở đấy, nhà văn đã xây dựng một thế giới loài vật thật phong phú, sinh động, giàu ý nghĩa xã hội. Riêng em, tác phẩm dã để lại dấu ấn thật sâu đậm bởi hình tượng nhân vật chính: chú Dế Mèn với những nét tính cách, phẩm chất thật đáng yêu, đáng quý.

Ấn tượng đầu tiên mà Dế Mèn đã để lại trong em là hình ảnh một chàng dế thanh niên cường tráng. Với “đôi càng mẫm hóng, đôi cánh dài phủ kín xuống tận chấm đuôi, thân hình rung rinh một màu nâu hóng mỡ ưa nhìn, sợi râu dài một vẻ rất đỗi hùng dũng”. Dế Mèn đã thật sự là niềm kiêu hãnh của xã hội loài vật trong tác phẩm của Tô Hoài, vẻ đẹp bên ngoài dẫu không vĩnh cửu song rất dễ chinh phục, hấp dẫn người khác ở lần gặp đầu tiên. Dế Mèn đã làm em mến mộ ngay từ những trang đầu tiên của tác phẩm như vậy đó.

Nét đẹp tâm hồn càng làm em yêu quý ở Mèn là tính thích sống tự lập. vẫn biết đó là “tục lệ lâu đời” của họ nhà dế nhưng nếu không ý thức một cách sâu sắc, không ham muốn chân tình thì đã không có một Dế Mèn hăm hở, háo hức, “hì hục đào đất” để tạo dựng, xây cất cho mình một ngôi nhà xinh xắn đến vậy. Hình ảnh Dế Mèn sau một ngày làm việc vất vả lại họp cùng anh chị em hàng xóm ca hát say sưa thật là đẹp và đáng yêu làm sao. Tình yêu cuộc sống và tính tự lập của Mèn từ bé thật đáng để tuổi thơ chúng em học tập, nuôi dưỡng tâm hồn.

Một điểm nữa ở Mèn càng làm cho em khâm phục, đấy là Mèn sống dũng cảm, trung thực, giàu nghị lực và say mê lí tưởng cháy bỏng. Trước những điều ngang trái, bất công ở đời, Mèn bất bình và sẵn sàng ra tay dẹp bằng chính tài năng của mình. Trong cuộc phiêu lưu ấy, Mèn đã từng bị bắt giam trong hầm kín của lão Chim Trả, trải qua nhiều khó khăn, nguy hiểm nhưng Mèn đã không nản lòng, không lùi bước. Nghị lực sống mãnh liệt đó thật đáng để chúng ta kính nể.

Lí tưởng cao đẹp mà Mèn xây đắp: muôn loài cùng nhau kết anh em càng làm cho em trân trọng, yêu quý Mèn hơn. Thì ra, trong trái tim bé nhỏ ấy vẫn luôn dạt dào nhịp đập của cuộc sống, cho con người. Cuộc hành trình của Mèn về đất Kiến, kêu gọi sự giúp đỡ của Kiến để thực hiện lí tưởng cao đẹp đâu chỉ cho ta thấy Mèn thông minh như thế nào mà còn là một biểu hiển đẹp của tình yêu lí tưởng và khát vọng hòa bình thật đáng trân trọng. Lẽ sống của Mèn thật đáng để mọi người, nhất là tuổi trẻ noi theo.

Gấp lại trang sách nhỏ của nhà văn lớn Tô Hoài, trong em lại hiện lên rất rõ hình ảnh của chú Dế Mèn thật đẹp, thật đáng quý, đáng yêu. Và em nghĩ rằng, tất cả những ai yêu văn học, yêu những khát vọng cao cả đều có cùng suy nghĩ và tình cám như em vậy về nhân vật chính của “Dế Mèn phiêu lưu kí”.

Đọc thêm tác phẩm 🔰 Hạnh Phúc Của Một Tang Gia  🔰 phân tích hay nhất

Phân Tích Dế Mèn Phiêu Lưu Ký Đặc Sắc

Dế Mèn phiêu lưu ký là tác phẩm xuất sắc và nổi tiếng nhất của nhà văn Tô Hoài về thế giới của loài vật, dành cho độc giả thiếu nhi (truyện đồng thoại). Trong truyện, Dế Mèn là nhân vật chính đã trải qua những cuộc phiêu lưu thú vị và đầy mạo hiểm. Sự trải nghiệm cuộc đời của Dế Mèn, những bài học mà chú rút ra qua những khó khăn và thách thức là hành trang quý báu giúp Mèn trở thành một chú Dế cao thượng. Cuộc đời của Dế Mèn là một bài học lớn – đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

Từ những ngày đầu, Dế Mèn được mẹ cho ra ở riêng, sống độc lập. Trải qua những thử thách, Dế Mèn nhận thức được cuộc sống phức tạp. Sự mất mát đau lòng của Dế Choắt là bài học quan trọng, làm Mèn nhận ra lỗi lầm và học được từ trải nghiệm đau khổ. Dế Mèn đã trải qua những thay đổi tính cách và quyết tâm sửa chữa bản thân.

Cuộc phiêu lưu của Dế Mèn không chỉ là hành trình vượt qua khó khăn mà còn là bài học về tình bạn, lòng nhân ái và niềm tin vào cuộc sống. Dế Mèn đã trưởng thành, học được từ những sai lầm, và trở thành một con dế có trái tim cao thượng. Cuộc phiêu lưu của Dế Mèn là hành trình của sự lớn lên, nhận thức và yêu thương đời sống.

Tác phẩm này giúp chúng ta nhận ra rằng trường đời chính là ngôi trường quý giá nhất để rèn luyện con người. Dế Mèn đã đi qua những cuộc phiêu lưu mạo hiểm, học được những bài học quý báu, và trở thành một người bạn đồng hành đáng tin cậy trong truyện đồng thoại của Tô Hoài.

Phân Tích Nhân Vật Dế Mèn Phiêu Lưu Ký Chi Tiết

Dế Mèn phiêu lưu kí là câu chuyện tuyệt vời nhất của Tô Hoài, mang lại cho độc giả những trải nghiệm tuyệt vời về cuộc hành trình của Dế Mèn. Bài học đầu tiên của cuộc đời xuất phát từ trải nghiệm đắng ngắt khi Dế Mèn ngỗ nghịch và hối hận suốt đời.

Gia đình Dế Mèn quyết định để anh em ra ở riêng, tạo điều kiện cho Dế Mèn khám phá thế giới. Mèn tự hào về bản thân mình, nhưng tính kiêu căng, xốc nổi làm cho anh phải trả giá bằng mạng sống của người bạn hàng xóm, Dế Choắt. Bài học quý giá này giúp Dế Mèn hiểu về thái độ sống và tình bạn chân thành.

Qua việc miêu tả ngoại hình và tính cách của Dế Mèn, Tô Hoài tạo nên một nhân vật độc đáo. Nghệ thuật nhân hóa, ngôn từ phong phú, tạo hình sinh động giúp chân dung của Dế Mèn trở nên sống động và sâu sắc.

Cuộc phiêu lưu của Dế Mèn không chỉ là câu chuyện giáo dục mà còn là hành trình đầy hứng khởi, thách thức. Đọc truyện, người đọc không chỉ hòa mình vào thế giới của Dế Mèn mà còn rút ra những bài học quý giá về cuộc sống.

Không nên bỏ lỡ tác phẩm 🍃Lão Hạc [Nam Cao]🍃 phân tích chi tiết

Cảm Nhận Dế Mèn Phiêu Lưu Ký Ngắn Gọn

Tác giả nổi tiếng Tô Hoài có mối liên kết sâu sắc với độc giả nhỏ tuổi Việt Nam. Trong số đó, tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký” nổi bật với sự xuất sắc, có thể đã truyền đạt nhiều bài học quan trọng về cuộc sống cho các em nhỏ.

Đoạn trích “Bài học đầu tiên” thể hiện sự hối tiếc của nhân vật Dế Mèn sau khi thói kiêu căng và hống hách của mình làm người bạn hàng xóm Dễ Choắt phải chết oan uổng. Tình tiết bắt đầu khi Dế Mèn được mẹ đưa ra ở riêng, là lứa con út trong ba anh em. Dế Mèn được tự do, hát ca mừng vui vì không còn sự kiểm soát của mẹ.

Thân hình cường tráng của Dế Mèn phát triển từ việc tập thể dục và duy trì chế độ ăn ngủ đều đặn. Nhân vật này còn tự mình đào nhiều ngách thông nhau trong hang để tìm đường thoát hiểm khi gặp kẻ thù.

Cuộc sống độc lập của Dế Mèn dần trưởng thành, trở thành một thanh niên cường tráng, cánh ngày xưa ngắn nay dài như áo khoác. Dưới nước, Dế Mèn tự hào với vẻ ngoại hình anh dũng, hàm răng sắc nhọn. Tô Hoài tinh tế miêu tả ngoại hình, giúp nhân vật sống động và thu hút độc giả.

Bên cạnh Dế Mèn là chú Dế Choắt, thường bị chế giễu vì vẻ ốm yếu, mắc bệnh hen suyễn. Dế Choắt trông xấu xí, cánh nặng nề, mặt buồn rầu. Mặc dù cùng tuổi với Dế Mèn, nhưng Dế Mèn tỏ ra là đàn anh và không thể hiểu được tình cảm của Dế Choắt khi đang gặp khó khăn.

Tuy nhiên, Dế Mèn thiếu lòng thương và sẵn lòng mắng mỏ chú bạn ốm yếu khi nói về việc đào ngách thông để Dế Choắt thoát khỏi hang trong lúc khó khăn.

Một ngày, khi chứng kiến chị Cốc đang tìm ăn, Dế Mèn muốn chọc tức chị và bắt đầu trêu chọc. Dế Mèn bị thách thức và chạy trốn vào hang sâu, còn Dế Choắt thì vì ốm yếu nên chị Cốc mổ cho mấy cái trúng lưng, nằm thoi thóp chờ chết.

Khi nghe tiếng kêu thảm của Dế Choắt, Dế Mèn rơi vào tình trạng kinh hãi và hối tiếc vì hành động ngu dại của mình. Dế Mèn nhận ra bài học quan trọng: thói quen hung hăng và hiếu thắng sẽ đưa người ta đến vận rủi. Tác giả muốn truyền đạt lời khuyên về tính khiêm nhường trong cuộc sống, tránh hung hăng và hiếu thắng để tránh những hậu quả đắng ngắt.

Đọc đoạn trích, độc giả có thể cảm nhận được sự tinh tế trong ngôn ngữ và miêu tả của Tô Hoài. Tác giả đã thổi hồn vào nhân vật Dế Mèn, tạo nên một nhân vật độc đáo và cuốn hút người đọc. Đọc truyện, chúng ta có thể rút ra những bài học bổ ích cho bản thân và hiểu rõ hơn về những phẩm chất quý giá mà nhân vật Dế Mèn mang lại.

Cảm Nhận Về Cuốn Sách Dế Mèn Phiêu Lưu Ký

Yêu thiên nhiên và trẻ em, nhà văn Tô Hoài đã tặng món quà đặc biệt: Truyện Dồng thoại Dế Mèn phiêu lưu kí. Tác phẩm hấp dẫn độc giả, đặc biệt là trẻ em ngay từ khi mới sinh. Gần 70 năm trôi qua, truyện vẫn là niềm vui của trẻ, với nhân vật chính là Dế Mèn mang đến những trải nghiệm thú vị. Đoạn trích về bài học đầu đời là phần mở đầu, giới thiệu nhân vật và bài học mà Dế Mèn nhận được trong hành trình đời.

Người đọc bị cuốn vào cách nhà văn Tô Hoài mô tả về Dế Mèn, vừa đẹp trai “cơ thể nâu bóng mỡ, cánh, râu, vuốt… toát lên vẻ đẹp độc đáo. Sự khoẻ mạnh của Mèn làm cho độc giả thích thú. Mèn không chỉ có vẻ ngoại hình ấn tượng, mà còn có cách sống điều độ, tự luyện tập để có thể đối mặt với những thách thức…

Tuy nhiên, Dế Mèn cũng có những đặc điểm không tốt khiến độc giả giảm thiện cảm. Thái độ kiêu ngạo là điểm tiêu biểu. Nhận thức về vẻ đẹp và ưu điểm của mình, Mèn thường thử thách bản thân bằng cách gãy cỏ trong vùng. Rồi lại khoe cặp râu và đôi cánh bằng cách nhảy nhót như một chàng thanh niên…

Tuy nhiên, thái độ này chưa tạo ra hậu quả nếu nó được kiểm soát. Chúng ta có thể hiểu và thông cảm với Mèn ở mức độ nào đó. Nhưng khi sự kiêu ngạo và sự coi thường người khác ngày càng lớn, nó đã đạt đến mức gây hậu quả nặng nề mà chính Mèn không thể lường trước. Coi thường Dế Choắt, từ chối giúp đỡ và trêu chọc chị Cốc đã dẫn đến một bi kịch và Choắt là người phải trả giá. Cái chết đau lòng và lời tiếc thương của Choắt khiến Mèn tỉnh ngộ, nhận thức được sự ngông cuồng và hậu quả đau đớn mà mình đã tạo ra.

Kết thúc đoạn trích là hình ảnh Mèn đắp mộ cho Choắt với nỗi đau và ân hận. Cái chết và nấm mộ của Choắt là một lời nhắc nhở, nhất là bài học đầu đời quý giá mà Mèn học được. Dù không phải là sớm, nhưng Mèn đã trả giá bằng sinh mạng của Choắt.

Câu chuyện về Dế Mèn của Tô Hoài, đặc biệt đoạn trích về bài học đầu đời, làm cho độc giả hấp dẫn và thấu hiểu. Qua câu chuyện, chúng ta thấy được hình ảnh của con người, đặc biệt là hình ảnh của những chàng trai mới lớn, bước vào cuộc sống. Nhiều nhiệt huyết, sức trẻ và mong muốn chinh phục thế giới, nhưng cũng dễ vấp phải những sai lầm. Quan trọng nhất là lời nhắc nhở phải nhận biết và sửa chữa những sai lầm mà chúng ta mắc phải.

Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài và đoạn trích về bài học đầu đời là một tác phẩm hấp dẫn, mang lại nhiều ý nghĩa. Nó luôn là một cuốn sách tuyệt vời cho chúng ta, là bài học quý giá trong đời, đặc biệt là với những người chuẩn bị bước vào cuộc sống như chúng ta.

Có thể bạn sẽ quan tâm bài phân tích tác phẩm 🌼 Đi Lấy Mật 🌼 nội dung + nghệ thuật

Cảm Nhận Về Truyện Dế Mèn Phiêu Lưu Ký

Nhân vật chính của “Dế mèn phiêu lưu ký” là chú Dế Mèn mới lớn, tự cao tự đại, xốc nổi, ức hiếp mấy chị Cào Cào, anh Gọng Vó… Chú không chỉ từ chối giúp đỡ mà còn khinh thường Dế Choắt. Vì trò nghịch dại, Dế Mèn gián tiếp giết chết Dế Choắt. Chú ân hận khôn nguôi nhưng khi bọn trẻ con tung hô, chú lại chứng nào tật ấy.

“Đi một ngày đàng học một sàng khôn”, Dế Mèn dần trưởng thành qua cuộc phiêu lưu xa lắc, xa lơ trên những vùng đất mới lạ. Chú kết thân cùng Dế Trũi, tình huynh đệ thắm thiết, sâu sắc. Trũi mất tích, Dế Mèn thảm thiết gọi to tên em. Lúc đó,chú hiểu rằng cuộc sống rất cần bạn bè thân thích, lúc khó khăn, hoạn nạn cùng sát cánh bên nhau để chú không bị cô độc, lẻ loi.

Trên đường về quê hương dấu yêu sau khi bị bọn trẻ bắt làm đồ chơi, chú Dế Mèn ích kỷ ngày nào đã khôn lớn và chín chắn. Chú giúp chị Nhà Trò nhỏ bé, nhút nhát xóa nợ, hóa giải hiềm khích với họ nhà Nhện. Và cứ thế, Dế Mèn dần trưởng thành hơn từng giờ, từng ngày. Hành trình của Dế Mèn cứ thế nối tiếp dài với bao bài học sâu sắc. Cuộc phiêu lưu ấy kết thúc trong niềm vui đoàn viên, và cả nỗi buồn mất người thân. Dế Mèn viếng mộ mẹ bên đầm nước mà lời mẹ dạy lúc sinh thời vẫn vang vọng đâu đây.

Đọc cuốn sách này, các con dường như đang được phiêu lưu cùng Dế Mèn qua bao cuộc hành trình. Có những sai lầm, có những bài học đắt giá, có những ân hận và có cả những giọt nước mắt thấm đẫm qua mỗi bước chân đầu đời. Nhưng hơn hết, Dế Mèn lại giúp chúng ta học thêm bao bài học, dạy ta yêu thương, biết ước mơ và hành động vì ước mơ đó. Dế Mèn đã sống và trưởng thành như thế đấy !

Liên Hệ Tải Dế Mèn Phiêu Lưu Ký Pdf

Hãy để lại thông tin liên hệ bên dưới để chúng tôi hỗ trợ bạn tải bản Pdf truyện Dế Mèn phiêu lưu ký full bộ nhé.

Viết một bình luận