Người Ngồi Đợi Trước Hiên Nhà ❤️️ Nội Dung Tác Phẩm, Phân Tích ✅ Tổng Hợp Sơ Đồ Tư Duy, Ý Nghĩa Nhan Đề, Giá Trị Tác Phẩm, Giáo Án Chi Tiết.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Tản Văn Người Ngồi Đợi Trước Hiên Nhà
Tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà phản ánh sự tàn khốc của chiến tranh đã chia lìa biết bao gia đình, cướp đi những người con, người chồng, người cha của bao người phụ nữ. Mời bạn cùng đọc đoạn trích sau đây để hiểu hơn:
Người ngồi đợi trước hiên nhà
Tác giả: Huỳnh Như Phương
Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ (Geneve) được kí kết, cuối năm 1954 – đầu năm 1955, ở quê tôi gần một nửa số gia đình có người thân đi tập kết ra miền Bắc. Không khi làng quê chủng xuống vì tình cảnh kẻ Bắc người Nam. Những người đàn bà tiên chồng, tiên con ra đi, mắt đầm lệ, hẹn hai năm trở về mà lòng còn nghi ngại.
Chính quyền quốc gia tiếp thu từ vĩ tuyến 17 trở vào và những người con đất Quảng từng hiển tuổi thanh xuân cho cuộc kháng chiến chống Pháp đành phải lia bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, theo đơn vị vào Quy Nhơn, xuống chiếc tàu Ba Lan đang đợi sẵn. Nhiễu người ra đi khi vừa lập gia đình, để lại những người vợ trẻ, con người mang bào thai trong bụng.
Nhà ngoại tôi năm người ra đi trên những chuyến tàu năm ấy: ông ngoại, hai người con trai và hai người con rẻ. Mới một tháng trước đỏ, nhà ngoại rộn rã với đám cưới của đi Bảy. Dượng Bảy người Tam Kỳ mỏ côi cả cha mẹ, đi bộ đội, đóng quân ở làng tôi, thầm yêu dị, rồi đơn vị đứng ra làm lễ cưới. Chỉ mặt tháng sau là đơn vị chuyên đi, đôi người đôi ngả.
Ra miên Bắc rồi vào lại miền Nam chiến đấu, đường. Bảy văn tìm cách liên lạc với gia đình. Thỉnh thoảng Chú ý ngôi kể của văn bản một lá thư gói trong bọc mi lông bẻ tí chuyển đến nhà tôi giữa đêm khuya mang theo tin tức của dượng như một niềm hy vọng đáp lại nỗi trông chờ mòn mỏi của dị. Năm dượng đi, dị tron 20 tuổi. Suốt 30 năm sau đỏ, có những người ngõ ý dạm hỏi, đi vân không lung lạc”, với niềm tin sẽ có ngày được trở vẻ. Gần Cuối cuộc chiên tranh, tin tức của đường về nhà thường xuyên hơn. Hình như lời cầu nguyện của di linh ứng để dượng trảnh hòn tên mũi đạn nơi chiến trường.
Nhà tôi gần đường số 1. Môi ngày, sau khi đi làm đồng trở về, đi tôi thường ngồi trên bộ phản gỗ” ngoài hiên nhìn ra con ngõ, nơi ngày xưa dượng cùng những người đồng đội lần đầu đến nhà tôi xm chỗ chủ quân Tháng 4 năm 1975, những đoản xe Mô-lô-tô-va (Molotova) nói tiếp nhau chạy ngang trước nhà tôi đẻ chuyên quân vào mặt trận phía Nam. Dượng tôi ở trên một chuyến xe đó. 20 năm, đường không quên người xưa nhưng đã quên cảnh cũ Khi đến địa phận huyện Mô Đức, đương đảo mắt tìm xóm nhà quê vợ nhưng không nhận ra vì cảnh vật đối thay. Đến khi dừng lại hỏi nhà, thi xe đã chạy vượt qua gần Tim cây số. Trên đường tiên quân, đấu thể quay xe trở lại, dượng chỉ kịp nhờ một người đi đường báo tm cho gia đình và gin lặng di tôi một chiếc nón bài thơ mua được trên đường hành quân.
Những ngày sau đó, gia đình tôi náo nức trong niềm vui chờ đợi. Ông ngoại tôi mắt sớm trên miền Bắc, ba tôi hì sinh trên chiến trường đã tám năm, nổi đau dân nguôi ngoai. Nhà có năm người ra đi, ba người trở vẻ, cũng còn là may mắn. Di Bảy tôi lại ngồi trước hiên nhà mỗi mắt nhìn ra đường cái Nhưng hai cậu tôi lần lượt trở về mà dượng Đây vân không tin tức. Những chiếc xe chở bộ đội hỏi hương chạy qua không dừng lại Gia đình do hỏi các nơi, mãi đến cuối năm ]975 mới nhận giấy bao tử: dượng ngã xuống trong trận đánh ở Xuân Lộc, cửa ngõ phía đông bắc Sài Gòn), chỉ mươi ngày trước khi chiên tranh ngưng tiếng súng.
Như trong một câu chuyện có, người kị sĩ ra đi trên lưng chiến mã, những ngày chiến thắng chỉ cỏ chiến mã trở về mà không có bóng dáng người trên lưng ngựa. Di tôi nén nỗi đau vào bên trong. Nhà tôi lập bàn thờ cho dượng. Tôi đã nhờ người vẻ tân xã Tam Thanh, huyện Tam Kỷ, từ Quảng Nam tìm gia định dượng, nhưng không ai còn nhớ tên người lính cũ Nguyễn Ngọc Linh. Gần đây dò tìm danh sách liệt sĩ trên mạng, cũng không có thông tin gì để tìm mộ phần của đường.
Ngày hòa bình, đi tôi đã qua tuổi 40. Vẫn có người đàn ông để ý đến đi, nhưng lòng dì không còn rung động. Bà ngoại tôi ngày một già yêu Những người con trai của bảo vẻ thăm ít ngày rồi lại đi ra thành phố. Những người con gái theo chồng, theo con. Chỉ còn mình đi Báy ở lại chăm sóc bả, trồng cơi nhà thờ giữa khu rỡn Ít bàn tay vì xi,
Bà ngoại mất, mấy năm trước, đi vào Thành phố Hồ Chí Minh sóng với em, nhưng được it lâu, nhở quẻ, lại về sống một mình trong ngồi nhà cũ Đi lại tiếp tục những bữa cơm vắng lặng như mây mươi năm trước. Và mỗi buổi chiều muộn, đi lại ra ngồi trước hiên nhà nhìn con đường kéo dài như nỗi chờ mong trong võ vọng. Đêm đêm, ngọn đèn dầu trên gian thờ lập lòe theo tiếng kêu của thạch sung, có cảm giác như thời gian ngưng đọng đã từ lầu lắm. Mỗi lần về thăm, ngồi bên mâm cơm đạm bạc với di, tôi chợt nghĩ nếu ngày đỏ di đi bước nữa, thị liệu hãy giờ đi có được hưởng hạnh phúc hay không.
Mưa lụt năm ngoài, sau những trận mưa đữ đội, vững quê tôi nước trản trắng trời trắng đất. Nhà ngoại tôi nước ngập ngang cửa số, gân bằng trận lụt năm Giáp Thin (1964). Nhớ hồi đó, tôi còn nhỏ, nhà tôi đông người, thôn xỏm cho ghe đến tận nhà chuyền người và gia súc lên vùng đồi cao. Lần nảy, chỉ có đi Bảy với người châu gái, nửa đêm nước đẳng vào nhà bất thân, may có vải người bả con ở gân đên giúp đỡ kê bàn ghế đê có chỗ nằm cao hơn mặt nước, chờ đất trời thu nước xuống.
Mùa lũ dữ rồi cũng qua, vườn rau xanh trở lại. Những ngày này, đi tôi, bà Lê Thị Thỏa, một trong bao Người phụ nữ bình dị đã đi qua chiến tranh, năm nay dì tròn 80 tuổi, đang ngồi một mình đợi Tết ở ngôi nhà Bảy gần cầu Vĩnh Phú thuộc thị trấn Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Nguyện cầu hồn thiêng những người đã ngã xuống độ trí” cho đi bình an, trường thọ.
(Thành phố – những thước phim quay chậm, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2018)
Xem thêm tác phẩm ❤️️Trưa Tha Hương ❤️️ Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích
Tóm Tắt Người Ngồi Đợi Trước Hiên Nhà
Muốn nắm bắt nội dung tác phẩm nhanh chóng thì bạn nên xem ngay bản tóm tắt Người ngồi đợi trước hiên nhà mà Thohay.vn chia sẻ sau đây.
Dượng Bảy cùng nhiều người con đất Quảng lên đường ra Bắc tập kết. Ra miền Bắc rồi vào lại miền Nam chiến đấu, dượng Bảy vẫn liên lạc với gia đình. Dượng Bảy ngã xuống trong trận đánh ở Xuân Lộc, trên đường tiến vào Sài Gòn. Ngày hòa bình, dì Bảy đã qua tuổi 40. Vẫn có người đàn ông để ý đến dì, nhưng lòng dì không còn rung động. Dì Bảy năm nay trong 80 tuổi, đang ngồi một mình đợi Tết.
Về Tác Giả Huỳnh Như Phương
Chia sẻ một số thông tin qun trọng về tác giả Huỳnh Như Phương:
- Huỳnh Như Phương (1955), quê ở Quảng Ngãi
- GS Huỳnh Như Phương là nhà giáo chuyên giảng dạy lý thuyết văn học ở Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG TP.HCM, đồng thời là nhà nghiên cứu, phê bình văn học trước năm 1975.
- Phong cách sáng tác: Không rộn ràng khái niệm, không rộn ràng thuật ngữ, giáo sư Huỳnh Như Phương chinh phục người đọc bằng những nhận định sắc bén nhưng điềm đạm với một kiểu văn phong mềm mại nhưng quả quyết.
- Tác phẩm chính: Dẫn vào tác phẩm văn chương (1986); Trường phái Hình thức Nga (2007); Những nguồn cảm hứng trong văn học (2008); Hãy cầm lấy và đọc (2016); Giấc mơ, cảnh tượng và cái nhìn (2019)…
Đọc hiểu tác phẩm🌿Cây Tre Việt Nam [Thép Mới] 🌿 Nội Dung Tác Phẩm, Phân Tích
Về Tác Phẩm Người Ngồi Đợi Trước Hiên Nhà
Về tác phẩm Người ngồi đợi trước hiên nhà, đây là văn bản thuộc thể loại tản văn, có phương thức biểu đạt chính là tự sự kết hợp biểu cảm.
Văn bản kể về câu chuyện của vợ chồng dì Bảy, một câu chuyện buồn về một người vợ mòn mỏi đợi chồng đi kháng chiến rồi nhận hung tin chồng đã chết. Mặc dù tình cảnh đáng thương, cô đơn như vậy nhưng dì Bảy vẫn luôn thủy chung, son sắt với dượng quyết không đi bước nữa mà chỉ ở vậy.
Xuất Xứ Và Hoàn Cảnh Sáng Tác Người Ngồi Đợi Trước Hiên Nhà
Văn bản Người ngồi đợi trước hiên nhà trích từ tập Thành phố – những thước phim quay chậm, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2018.
Một số thông tin về tập Thành phố – những thước phim quay chậm:
- Tập sách gồm những tản văn êm đềm sâu sắc của tác giả, viết về những kỷ niệm gắn với các thành phố từng đi qua.
- Với lối viết tự nhiên, đằm mà sâu, những câu chữ tinh tế và đầy gợi mở, tác giả ghi lại những kỷ niệm từ thuở ấu thơ đến nay, gắn với từng thành phố ông từng sống hoặc đi qua. Có những điều lạ lẫm đến từ đôi mắt quan sát cẩn trọng của một nhà nghiên cứu, cũng có những điều hết sức dung dị nhưng mang các giá trị nhân văn đầy ám ảnh qua ghi chép của một trí thức giàu tâm huyết.
Có thể bạn sẽ quan tâm đến tác phẩm🌼 Ông Một [Vũ Hùng] 🌼 Nội Dung, Giá Trị, Phân Tích
Ý Nghĩa Nhan Đề Tác Phẩm Người Ngồi Đợi Trước Hiên Nhà
Nhan đề tác phẩm Người ngồi đợi trước hiên nhà gợi lên cảm xúc thương xót đối với một người phải ngồi chờ đợi trong vô vọng, không có kết quả.
Thông qua nhan đề, ta cũng thấy được phần nào số phận bất hạnh của dì Bảy có chồng đi tập kết ra Bắc. Dì kiên nhẫn chờ chồng mình suốt 20 năm trời đến ngay cả khi dì biết chồng mình đã bỏ mạng ở chiến trường dì vẫn một lòng chung thủy không hề rung động trước bất kì ai.
Bố Cục Người Ngồi Đợi Trước Hiên Nhà
Bố cục tác phẩm Người ngồi đợi trước hiên nhà gồm 3 phần:
- Phần 1 (từ đầu đến “đôi người đôi ngả”): Tình cảnh ly tán của những gia đình có người tập kết ra Bắc
- Phần 2 (tiếp đến “tìm mộ phần của dượng”): Tình cảnh đáng thương của dì Bảy khi dượng Bảy ra chiến trận
- Phần 3 (còn lại): Tấm lòng thủy chung, son sắt của Dì
Phân tích tác phẩm🌱 Con Hổ Có Nghĩa 🌱Hay nhất
Đọc Hiểu Tác Phẩm Người Ngồi Đợi Trước Hiên Nhà
Xem thêm nội dung đọc hiểu tác phẩm Người ngồi đợi trước hiên nhà:
1. Nhân vật dì Bảy
a. Hoàn cảnh
- Mới lấy nhau được 1 tháng, Dượng Bảy đã phải ra Bắc tập kết à Đôi người đôi ngả
- Cuối năm 1975 gia đình nhận được giấy báo tử: dượng ngã xuống trong trận đánh ở Xuân Lộc, cửa ngõ phía Đông Bắc Sài Gòn, chỉ mươi ngày trước khi chiến tranh ngưng tiếng súng à Hạnh phúc ngắn chẳng tày gang, dì dượng đã phải chia ly mãi mãi.
b. Tính cách, phẩm chất
– Yêu thương chồng
- Mỗi ngày, sau khi đi làm đồng trở về, dì tôi thường ngồi trên bộ phản gõ ngoài hiên nhìn ra con ngõ, nơi ngày xưa dượng cùng những người đồng đội lần đầu đến nhà tôi xin chỗ trú quân.
- + Cầu nguyện cho dượng tránh hòn tên mũi đạn nơi chiến trường.
– Thủy chung, tình nghĩa
- Năm dượng đi, dì tròn 20 tuổi. Suốt 20 năm sau đó, có những người ngỏ ý, dạm hỏi, dì vẫn không lung lạc, với niềm tin sẽ có ngày dượng trở về.
- Ngày hòa bình, dì tôi đã qua tuổi 40. Vẫn có người đàn ông để ý đến dì nhưng lòng dì đã không còn rung động. Dù cho có cô đơn, lẻ loi dì Bảy vẫn một lòng thủy chung với người chồng đã khuất của mình
=>Dì Bảy là người phụ nữ đức hạnh, đại diện cho phẩm chất của những người mẹ, người vợ Việt Nam anh hùng hi sinh cả thanh xuân, tuổi trẻ của mình, nén nỗi đau cá nhân vào bên trong, âm thầm góp sức vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.
2. Nhân vật dượng Bảy
a. Gia cảnh: Dượng Bảy người Tam Kỳ (Quảng Nam), mồ côi cả cha mẹ, đi bộ đội, đóng quân ở làng tôi, thầm yêu dì, rồi đơn vị đứng ra làm lễ cưới
b. Số phận đau thương
- Chỉ một tháng sau khi lấy vợ đơn vị chuyển đi, đôi người đôi ngả.
- Dượng hi sinh trong trận đánh ở Xuân Lộc, cửa ngõ phía Đông Bắc Sài Gòn, chỉ mươi ngày trước khi chiến tranh ngưng tiếng súng.
=>Dượng Bảy đại diện cho những người anh hùng ra đi bỏ lại đằng sau là gia đình, người thân. Chiến đấu để giải phóng dân tộc, để nhân dân được bình yên hạnh phúc. Nhưng lại không có cái may mắn được chứng kiến ngày đất nước được giải phóng
c. Yêu thương gia đình.
- Thỉnh thoảng dượng lại gửi thư về, lá thư được gói trong bọc ni-lông bé tí
- Gần cuối cuộc chiến tranh, tin nhắn của dượng về nhà thường xuyên hơn
- Khi bị lỡ mất chuyến xe về thăm gia đình. Dượng nhờ một người đi đường báo tin cho gia đình và gửi tặng dì chiếc nón bài thơ.
=>Dượng Bảy luôn nhớ tới gia đình, luôn nhớ tới người vợ tảo tần, phải chịu nhiều thiệt thòi, vất vả.
3. Thông điệp, ý nghĩa của văn bản
- Ca ngợi đức hi sinh cao cả, thầm lặng, phẩm chất thủy chung, tình nghĩa của những người vợ có chồng tham gia chiến tranh.
- Xót thương cho những người lính phải bỏ mạng nơi chiến trường.
- Tố cáo chiến tranh tàn ác đã đẩy những gia đình vào cảnh li tán, chia lìa.
Giá Trị Tác Phẩm Người Ngồi Đợi Trước Hiên Nhà
Tiếp theo đây là giá trị tác phẩm Người ngồi đợi trước hiên nhà.
Giá trị nội dung
- Phơi bày hiện thực tàn khốc của chiến tranh đẩy những gia đình vào cảnh chia ly, tan tác.
- Ca ngợi những người phụ nữ tần tảo, thủy chung, son sắt họ chính là những người hi sinh âm thầm lặng lẽ, góp công lớn cho công cuộc giải phóng đất nước.
Giá trị nghệ thuật
- Ngôn ngữ giàu chất thơ, lắng đọng cảm xúc.
- Cách miêu tả nhân vật chân thật, sinh động.
- Nghệ thuật kể chuyện nhẹ nhàng, lôi cuốn
Gửi thêm cho bạn bài phân tích🔰Những Cánh Buồm [Hoàng Trung Thông] 🔰ý nghĩa
Soạn Bài Người Ngồi Đợi Trước Hiên Nhà
Tham khảo ngay các câu trả lời trong phần soạn bài Người ngồi đợi trước hiên nhà sau đây nhé!
👉Câu 1 (trang 58 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tranh minh họa và nhan đề văn bản có mối liên hệ gì?
Đáp án: Tranh minh họa và nhan đề có mối liên hệ bổ sung, tương trợ cho nhau. Bởi cả hai đều làm nổi bật nên hình ảnh có một người luôn ngồi đợi trước hiên nhà, chờ đợi những đứa con xa chiến đấu của mình trở về.
👉Câu 2 (trang 59 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chú ý hoàn cảnh chia tay của nhân vật dượng Bảy.
Đáp án: Hoàn cảnh chia tay của dượng Bảy là vợ chồng dượng mới kết hôn được một tháng đã phải xa nhau vì đơn vị của dượng Bảy chuyển đi.
👉Câu 3 (trang 59 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chú ý ngôi kể của văn bản.
Đáp án: Văn bản được kể theo ngôi thứ nhất, xưng tôi. Tác giả trong vai người cháu chứng kiến toàn bộ câu chuyện và thuật lại khiến cho các tình tiết trở nên chân thật, khách quan hơn.
👉Câu 4 (trang 59 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Vì sao dì Bảy biết dượng Bảy vẫn còn sống?
Đáp án: Dì Bảy biết dượng Bảy vẫn còn sống thông qua những lá thư gói trong bọc ni lông, qua những tin tức từ chiến trường, qua người đi đường báo tin và trao giùm kỉ vật.
👉Câu 5 (trang 60 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chú ý hoàn cảnh hi sinh của dượng Bảy.
Đáp án: Hoàn cảnh hi sinh của dượng Bảy là dượng ngã xuống trong trận đánh ở Xuân Lộc, cửa ngõ phía đông bắc Sài Gòn, chỉ mươi ngày trước khi chiến tranh ngưng tiếng súng.
👉Câu 6 (trang 60 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Qua lời văn, hình dung giọng kể của tác giả.
Đáp án: Qua lời văn, ta có thể thấy giọng kể của tác giả dường như đang rung lên một nỗi buồn, tiếc nuối và đầy xót xa khi kể về hoàn cảnh của nhà mình và của dì Bảy.
👉Câu 7 (trang 60 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Trước hoàn cảnh của dì Bảy, tác giả có suy nghĩ gì?
Đáp án: Trước hoàn cảnh của dì Bảy, tác giả đồng cảm và thương xót cho những ngày cô quạnh vắng lặng đeo bám dì, băn khoăn không biết nếu ngày xưa đi bước nữa thì liệu bây giờ gì có được hạnh phúc hay không.
👉Câu 8 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Việc nhắc tên thật của dì Bảy ở đây có tác dụng gì?
Đáp án: Việc nhắc tên thật của dì ở đây có tác dụng gây ấn tượng cho người đọc về một nhân vật có thật, là người đã từng trải, vẫn sống trong sự cô độc suốt bao nhiêu năm.
Giáo Án Người Ngồi Đợi Trước Hiên Nhà
Chia sẻ thêm mẫu giáo án Người ngồi đợi trước hiên nhà cho những bạn đang tìm kiếm.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Mức độ yêu cầu cần đạt
- HS nhận biết được một số yếu tố hình thức (chất trữ tình, cái “tôi”, ngôn ngữ,…), nội dung (đề tài, chủ đề và ý nghĩa) của tản văn; kết hợp ôn lại các đặc điểm của các tác phẩm kí nói chung như: ngôi kể, tính xác thực của sự việc được kể, hình thức ghi chép.
- HS phân tích được ý nghĩa của các sự việc, chi tiết được chọn lọc ghi chép trong đoạn trích; nêu được mối quan hệ giữa các sự việc, chi tiết với suy nghĩ, cảm xúc của tác giả.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực riêng:
- Năng lực ngôn ngữ: Nhận biết được một số yếu tố hình thức: chất trữ tình, cái “tôi”, ngôn ngữ,… của bài tản văn.
- Năng lực văn học: Nhận biết được một số yếu tố nội dung: đề tài, chủ đề và ý nghĩa của bài tản văn; Phân tích được ý nghĩa của các sự việc, chi tiết được chọn lọc ghi chép trong đoạn trích; Nêu được mối quan hệ giữa các sự việc, chi tiết với suy nghĩ, cảm xúc của tác giả.
c. Phẩm chất: HS yêu quý, trân trọng truyền thống, cảnh vật và con người của quê hương, đất nước
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1.Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Tranh ảnh và thông tin về nhà văn Huỳnh Như Phương;
- Máy tính, máy chiếu, video clip;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Hoạt động khởi động:
- Mục tiêu: Tạo hứng thú, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình, từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Người ngồi trước hiên nhà.
- Nội dung: GV nêu câu hỏi gợi mở cho HS trả lời.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS..
- Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV nêu lên nhiều câu hỏi gợi mở cho HS thảo luận trả lời:
- Em có hiểu biết gì về những hi sinh, mất mát của dân tộc và nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm?
- Hãy nêu lên một ví dụ về sự hi sinh, mất mát đối với người phụ nữ trong cuộc kháng chiến mà em cho là mất mát lớn nhất.
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ bản thân để suy nghĩ trả lời các câu hỏi.
- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một vài HS chia sẻ câu trả lời trước cả lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe và nhận xét.
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá chia sẻ, câu trả lời thú vị của HS.
- Từ chia sẻ của HS, GV liên hệ để dẫn dắt vào bài học mới: Ở bài học trước, chúng ta đã được học về hình ảnh cây tre quật cường chiến đấu trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, giữ gìn độc lập cho đất nước. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau đọc và tìm hiểu một hình ảnh vô cùng đẹp khác, nhưng lại rất buồn về tình cảm vợ chồng trong cuộc kháng chiến ngày xưa. Hãy cùng bước vào văn bản Người ngồi đợi trước hiên nhà nhé!
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung
- Mục tiêu: Nắm được những kiến thức cơ bản về tác giả và tác phẩm Người ngồi đợi trước hiên nhà.
- Nội dung: HS sử dụng SGK, đọc văn bản, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu HS xem lại khái niệm tản văn ở phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này. – GV kiểm tra việc HS đọc VB khi ở nhà, lưu ý HS mục đích của các câu hỏi ở cột bên phải VB trong khi đọc VB. – GV chú ý HS những điều khi đọc tản văn và yêu cầu các em trả lời: + Bài tản văn viết về ai, về sự việc gì (đề tài)? + Tác giả sử dụng phương thức biểu đạt nào? Chỉ ra tác dụng của việc kết hợp đó. + Vấn đề tác giả nêu lên có ý nghĩa xã hội như thế nào? + Những yếu tố nào bộc lộ trực tiếp tình cảm, ý nghĩ của tác giả? – GV yêu cầu HS tóm tắt VB. – GV yêu cầu HS tra cứu Internet để tìm hiểu thêm về tác giả Huỳnh Như Phương và thông tin về những hi sinh, mất mát của nhân dân ta trong thời kì chống Mỹ cứu nước. Đồng thời, GV yêu cầu HS tra cứu các từ ngữ, hình ảnh, chi tiết khó trong VB. – GV chiếu tranh minh họa sau và đặt câu hỏi gợi mở: Tranh minh họa và nhan đề VB có mối liên hệ gì? – GV yêu cầu HS phân chia bố cục và khái quát nội dung chính từng phần. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – HS đọc VB, tìm hiểu thông tin về tác giả, tác phẩm và trả lời các câu hỏi gợi mở. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – GV mời một vài HS trình bày phần tìm hiểu của mình trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét. – HS trả lời câu hỏi gợi mở: Tranh minh họa và nhan đề có mối liên hệ bổ sung, tương trợ cho nhau. Bởi cả hai đều làm nối bật nên hình ảnh có một người luôn ngồi đợi trước hiên nhà, chờ đợi những đứa con xa chiến đấu của mình trở về. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức. – GV bổ sung kiến thức, giới thiệu về tác giả Huỳnh Như Phương. + Huỳnh Như Phương (1925 – 1991) là nhà giáo chuyên giảng dạy lí thuyết văn học ở trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG TP.HCM, đồng thời là nhà nghiên cứu, phê bình văn học trước năm 1975. + Lúc chưa tời 20 tuổi, ông đã có bài đăng trên các tạp chí có khuynh hướng thiên tả lúc đó như “Trình Bày”, “Đối Diện”. | I. Đọc và tìm hiểu chung 1. Đọc văn bản – Bài tản văn viết về dì Bảy (Lê Thị Thỏa), một người phụ nữ quê ở Quảng Ngãi, đã chờ đợi chồng suốt cả cuộc chiến tranh. Chồng hi sinh trong chiến đấu, dì thầm lặng sống một mình cho đến lúc già. – Tác giả sử dụng phương thức biểu đạt tự sự và biểu cảm. Sự biểu cảm thể hiện qua lời người kể chuyện, nhằm bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của tác giả với câu chuyện được kể. – Vấn đề tác giả nêu lên là vấn đề xuất hiện rất nhiều trong xã hội vào những năm tháng chiến tranh, những người phụ nữ phải chịu cảnh chia li người chống thân yêu của mình. – Yếu tố ngôi kể đã bộc lộ trực tiếp tình cảm, ý nghĩ của tác giả. 2. Tìm hiểu chung a) Tác giả – Tên khai sinh: Huỳnh Như Phương. – Quê quán: Quảng Ngãi – Năm sinh: 1955 – Thể loại sáng tác: Phê bình văn học. – Tác phẩm tiêu biểu: Dẫn vào tác phẩm văn chương (1986); Trường phá thức Nga (2007), Những nguồn cảm hứng trong văn học (2008),… b) Tác phẩm – Xuất xứ: Trích trong Thành phố – những thước phim quay chậm, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2018. – Thể loại: tản văn – Bố cục: + Phần 1: Từ đầu đến “đôi người đôi ngả”: Tình cảnh ly tán “kẻ Bắc người Nam” của những gia đình có người tập kết ra Bắc.. + Phần 2: Tiếp đến “tìm mộ phần của dượng”: Tình cảnh đáng thương của dì Bảy khi dượng Bảy ra chiến trận. + Phần 3: Còn lại: Tấm lòng thủy chung, son sắt của dì. |
Khám phá thêm 🔻 Đẽo Cày Giữa Đường 🔻Nội dung, nghệ thuật
Sơ Đồ Tư Duy Người Ngồi Đợi Trước Hiên Nhà
Gửi tặng bạn đọc một số sơ đồ tư duy bài Người ngồi đợi trước hiên nhà:
4 Mẫu Phân Tích Người Ngồi Đợi Trước Hiên Nhà Hay Nhất
Nhất định không nên bỏ qua các mẫu phân tích Người ngồi đợi trước hiên nhà hay nhất sau đây bạn nhé!
Mẫu Phân Tích Người Ngồi Đợi Trước Hiên Nhà Hay – Mẫu 1
Tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà được viết theo ngôi kể thứ nhất, chất tự sự xen lẫn trữ tình, miêu tả giúp ta hình dung được sự hi sinh thầm lặng của những người phụ nữ.
Mở đầu tản văn tác giả giới thiệu hoàn cảnh chia tay nhân vật Dượng Bảy, được tác giả giới thiệu rõ ràng: “Sau khi Hiệp định Geneve được kí kết, cuối năm 1954 ở quê tôi gần một nửa gia đình có người thân đi tập kết ra miền Bắc. Không khí làng quê chùng xuống vì tình cảnh kẻ Bắc người Nam”.
Đó là một hoàn cảnh đặc biệt khi mà dượng Bảy và dì mới cưới, còn là vợ chồng son: “Mới một tháng trước đó, nhà tôi rộn rã với đám cưới của dì Bảy. Dượng Bảy người Tam Kỳ, mồ côi cả cha mẹ, đi bộ đội, đóng quân ở làng tôi, thầm yêu dì, rồi đơn vị đứng ra làm lễ cưới. Chỉ một tháng sau là đơn vị chuyển đi, đôi người đôi ngả.” Từ đây, suốt ngần ấy năm cuộc đời dì Bảy ở vậy chờ chồng trước hiên nhà. Dượng Bảy và dì Bảy gắn bó với nhau chỉ ít ngày và hạnh phúc cũng chỉ ngắn ngủi như vậy. Nhưng suốt cả một cuộc đời dỉ Bảy vẫn ngồi đợi chồng trước hiên nhà.
Mạch cảm xúc nhẹ nhàng, dẫn dắt người đọc đi theo kí họa về cuộc đời dì Bảy. “Năm dượng đi, dì tròn 20 tuổi. Suốt 20 năm sau đó, có những người ngỏ ý, dạm hỏi, dì vẫn không lung lạc, với niềm tin sẽ có ngày dượng trở về. Gần cuối cuộc chiến tranh, tin nhắn của dượng về nhà thường xuyên hơn. Hình như lời cầu nguyện của dì linh ứng để dượng tránh hòn tên mũi đạn nơi chiến trường.”. Dì vẫn luôn cầu mong dượng còn sống, những tin tức truyền về thường xuyên trở thành niềm hi vọng lớn lao với dì Bảy
Khi những người em của dì lần lượt trở về nhưng dượng vẫn không có tin tức dì vẫn ngồi trước hiên nhà chờ đợi. “Dì Bảy tôi lại ngồi trước hiên nhà mỏi mắt nhìn ra đường cái. Nhưng hai cậu tôi lần lượt trở về mà dượng Bảy vẫn không tin tức”.
Dì Bảy trở thành quả phụ, tác giả không miêu tả rõ sự đau khổ của dì Bảy, không đi sâu vào tâm lí nhân vật như trong truyện ngắn mà liên tưởng tới những câu chuyện cổ với hình ảnh người kị sĩ trong chiến trận – một sự liên tưởng độc đáo, hình tượng hóa dượng Bảy. Thế nhưng người thầm lặng nhất vẫn là dì Bảy: người phụ nữ ấy suốt hai mươi năm qua lặng lẽ đợi chồng, để giờ đây nén lại đau thương lập bàn thờ cho chồng.
Hạnh phúc trong một tháng nhưng với dì Bảy có lẽ là duyên nợ cả đời – dì ở vậy. Có người đàn ông ưng dì, mặc dù dì đã ngoài bốn mươi. Dì ở vậy với mẹ già tới khi bà mất. Dì vẫn ngồi trước hiên vào mỗi buổi chiều để chờ đợi. Một sự khắc khoải đến đau lòng. Đọc đến đây, ta không khỏi liên tưởng tới hình ảnh kẻ chinh phụ đợi người chinh phu trong thơ cổ. Hay nàng Tô Thị ôm con chờ chồng hóa đá vọng phu…
Đến cuối tản văn ta mới biết được tên gọi của người phụ nữ tên thật là Lê Thị Thỏa – một trong bao người phụ nữ bình dị đã đi qua chiến tranh, năm nay tròn 80 tuổi, đang ngồi một mình đợi Tết ở ngôi nhà gần cầu Vĩnh Phú thuộc thị trấn Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Việc giới thiệu tên gọi địa chỉ của dì Bảy khiến ta càng thêm trân trọng sự hi sinh vĩ đại của người phụ nữ Việt.
Trải qua chiến tranh có biết bao thế hệ thanh niên lên đường nhập ngũ bảo vệ Tổ quốc. Nhiều người vĩnh viễn nằm lại chiến trường, để lại niềm tiếc thương vô hạn trong lòng bạn bè, người thân. Người mất là sự hi sinh vĩnh viễn nhưng đau xót hơn là người ở lại cùng nỗi trống vắng, cô đơn dài dằng dặc của thiếu phụ thờ chồng.
Mẫu Phân Tích Người Ngồi Đợi Trước Hiên Nhà Ngắn Hay – Mẫu 2
Chiến tranh đã qua đi những những hậu quả mà chiến tranh để lại thì vẫn còn mãi. Một trong những hậu quả nặng nề mà chiến tranh để lại có là sự cô đơn, bơ vơ, chờ đợi trong mòn mỏi đến vô vọng của những người phụ nữ có chồng đi chiến trận và ở lại vĩnh viễn nơi chiến trường xa xôi kia.
Dì Bảy trong bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà của nhà văn Huỳnh Như Phương chính là người phụ nữ như thế.
Dì Bảy và dượng Bảy lấy nhau được chừng một tháng thì dượng phải ra miền Bắc tập kết. Hạnh phúc ngắn chẳng tày gang thì đôi người đôi ngả. Dì ở nhà mong ngóng chờ đợi tin tức của chồng mình qua những dòng thư ngắn, những lời hỏi thăm, những món quà nhỏ nhờ người quen gửi hộ.
Mặc dù đang ở độ tuổi xuân sắc có biết bao người hỏi tới dì, muốn mang đến cho dì một mái ấm hạnh phúc, nhưng dì nhất quyết không chấp nhận, không bao giờ lung lạc. Dì luôn chờ đợi một ngày dượng sẽ chờ về. Ngay cả khi biết rằng dượng đã không còn nữa, dì vẫn không mở lòng, dì vẫn ôm vào lòng hình bóng dượng.
Không chỉ có dì Bảy còn rất nhiều người phụ nữ họ phải chịu những nỗi tổn thương sâu sắc về tinh thần, cả đời họ là sự chờ đợi, ngóng chông để rồi thất vọng và cô đơn cứ bấu víu lấy mình. Họ hi sinh tuổi thanh xuân, hạnh phúc cá nhân của mình để góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Họ chính là những người anh hùng thầm lặng, không cần cầm súng, cầm gươm, giáo chiến đấu với kẻ thù. Họ âm thầm, lặng lẽ là hậu phương vững chắc, là điểm tựa tinh thần cho những chiến sĩ ngoài chiến trường xa xôi kia.
Một lần nữa, xin hãy biết ơn những người mẹ, người vợ Việt Nam anh hùng. Họ đã dành cả tuổi xuân ngắn ngủi, ít ỏi của mình để đổi lấy bình yên, độc lập cho cả dân tộc Việt Nam ta.
Mẫu Phân Tích Người Ngồi Đợi Trước Hiên Nhà Chọn Lọc – Mẫu 3
Đọc tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà của Huỳnh Như Phương, tôi mãi ấn tượng về nhân vật dì Bảy, người dì đại diện cho số phận biết bao người phụ nữ nơi hậu phương mòn mỏi chờ chồng, dành cả cuộc đời để hi sinh thầm lặng cho gia đình, cho quê hương, Tổ quốc.
Dì Bảy là một nhân vật đã để lại trong tôi nhiều sự thương mến và cảm phục. Dì lấy chồng khi mới 20 tuổi. Dượng Bảy lại phải đi tập kết và chiến đấu. Vậy là từ ngày cưới, cả hai vợ chồng dì chưa được ở cạnh nhau bao lâu. Họ gặp nhau chỉ qua những cánh thư.
20 năm sau, Dượng Bảy mới có thể nhờ người gửi chiếc nón bài thơ cho dì làm quà và để chứng tỏ tình cảm của mình, để an ủi những ngày chờ mong dài đằng đẵng. Thế nhưng, trước khi chiến tranh kết thúc khoảng mươi ngày, dượng Bảy đã mãi mãi ra đi nơi chiến trường, dì Bảy đã trở thành người phụ nữ góa chồng. Vậy là suốt hơn 20 năm chờ đợi, biết bao thương nhớ, biết bao buồn tủi, biết bao là những nỗi lo lắng, bồn chồn, cuối cùng dì vẫn không đợi được một hạnh phúc trọn vẹn.
Mất chồng, dì Bảy vẫn cứ lầm lũi ngồi bên bậc thềm, nhìn ra xa như trông đợi điều gì. Dì Bảy đã phải hi sinh hạnh phúc cá nhân mình vì nghĩa lớn. Tôi biết, không chỉ có dì Bảy, mà còn có rất nhiều người phụ nữ trên dải đất hình chữ S này cũng chung cảnh ngộ như dì. Họ đều đã hi sinh thầm lặng, cao cả cho cuộc kháng chiến, để đất nước được thống nhất và phát triển.
Không chỉ có dì Bảy còn rất nhiều người phụ nữ cũng phải chịu những nỗi tổn thương sâu sắc về tinh thần, dành cả đời mình để chờ đợi người chồng nơi chiến trận khốc liệt. Họ hi sinh tuổi thanh xuân, hạnh phúc cá nhân của mình để góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Họ không cần cầm súng, cầm gươm giáo trực tiếp chiến đấu với kẻ thù mà âm thầm, lặng lẽ nơi hậu phương vững chắc, là điểm tựa tinh thần cho những chiến sĩ ngoài chiến trường xa xôi kia, vun vén gia đình nhỏ nơi quê nhà yêu dấu.
Tôi tin rằng lớp người trẻ chúng tôi tôi và những thế hệ mai sau sẽ đều ghi nhớ công ơn của các thế hệ trước. Mong rằng chiến tranh sẽ không bao giờ lặp lại, sẽ không còn ai phải chịu cảnh ngộ, phải hi sinh như dì Bảy.
Mẫu Phân Tích Người Ngồi Đợi Trước Hiên Nhà Tiêu Biểu – Mẫu 4
Hình ảnh người phụ nữ qua thời gian đều khác nhau nhưng có lẽ hình ảnh người phụ nữ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Hình ảnh người phụ nữ hiện lên vừa đảm đang chịu khó nhưng cũng hết mực thủy chung chờ đợi người chồng đi đánh trận của mình trở về. Và hình ảnh dì Bảy trong tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương đã để lại cho em một ấn tượng sâu sắc.
Nhà văn khắc họa lên người phụ nữ đang thời xuân sắc, vẻ đẹp rạng ngời thì người chồng đi chiến đấu bảo vệ nước nhà, cả hai mới cưới nhau chưa được bao lâu thì người chồng dứt áo ra đi để lại dì Bảy côi cút một mình cùng niềm hi vọng một mai đất nước giải phóng người chồng mình yêu sẽ trở về bên mình. Những gì mà dì Bảy biết được đều qua những lá thư ngắn người chồng gửi về.
Sau 20 năm trời dài đằng đặng dì vẫn chờ đợi chồng và người chồng đã gửi chiếc nón bài thơ cho dì làm quà để chứng tỏ tình cảm của mình để an ủi những ngày chờ mong dài đằng đẵng. Tưởng chừng ngày hạnh phúc của hai người được đoàn tụ bên nhau sau khoảng thời gian xa cách ấy cũng là lúc người chồng nằm mãi ở vùng đất xa xôi không trở về nữa. Bao nhiêu nhớ thương, chờ đợi, tủi hờn đã vỡ òa chú đã không trở về và cũng không còn một mai hạnh phúc trọn vẹn ấm êm nữa.
Mất đi người chồng hằng đêm mong nhớ, dì Bảy dường như mất đi cả những niềm tin vào cuộc sống, động lực duy nhất trong dì tới bấy giờ đã hết chỉ còn vụn vẹn những kỉ niệm qua từng trang thư, từng dòng chữ. Ngày ngày dì ngồi lầm lũi bên hiên nhà chờ đợi một điều gì đó, giấc mơ, hay đây chỉ là mộng mị mà dì chưa tỉnh giấc tất cả trong dì chỉ cần nói đây không phải sự thật mà thôi nhưng tất cả đều không thể thay đổi được điều gì khác ngoài chấp nhận sự thật đau đớn này.
Dì Bảy đã phải hi sinh hạnh phúc cá nhân mình vì nghĩa lớn. Tôi biết, không chỉ có dì Bảy, mà còn có rất nhiều người phụ nữ trên dải đất hình chữ S này cũng chung cảnh ngộ như dì. Họ đều đã hi sinh thầm lặng, cao cả cho cuộc kháng chiến, để đất nước được thống nhất và phát triển. Chúng ta, những thế hệ hôm nay phải biết ơn và làm được điều gì để đền đáp được công ơn đó.
Không chỉ có dì Bảy mà biết bao người phụ nữ ngoài kia cũng đang như dì Bảy nước mắt ngấn lệ, khóe mặt ướt đậm trực trờ rơi lệ. Họ đã hi sinh cả cuộc đời xuân sắc để chờ một người và hi sinh người họ yêu cho tổ quốc vì mong muốn một mai đất nước hòa bình ấm no tất cả đều hướng tới một tình yêu đất nước vĩ đại.
Đọc, tìm hiểu tác phẩm 🌻Chuyện Cơm Hến🌻 Nội Dung, Nghệ Thuật
bài viết bị sai chính tả rất nhiều