Trưa Tha Hương: Nội Dung Tác Phẩm + Giá Trị + Phân Tích

Trưa Tha Hương ❤️️ Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích ✅ Tham Khảo Về Ý Nghĩa Nhan Đề, Xuất Xứ Và Hoàn Cảnh, Soạn Bài Chi Tiết.

Nội Dung Tuỳ Bút Trưa Tha Hương

Tuỳ bút Trưa tha hương” thuật lại nỗi nhớ quê hương da diết của một người con lâu ngày rời xa quê hương. Chỉ với những âm thanh quen thuộc, đơn sơ, mộc mạc, đã gợi lại trong trái tim những kỉ niệm xưa cũ không thể nào quên. Sau đây là nội dung tác phẩm.

Trưa tha hương
Tác giả: Trần Cư

Có một buổi trưa lung linh năng làm cho tôi nhớ quê hương vô hạn. Một buổi trưa ở Chúp

Nguyên hôm đó là một ngày nghĩ. Tôi đạp xe sang thăm Chúp ở bên kia bờ Cửu Long Giang. Tôi nghĩ chân ở một gia đỉnh người bạn Nam Kỷ. Sau bữa cơm trưa, ai nấy đều sửa soạn đi nghỉ. Bạn tôi ném cho một cái gối lớn để tôi nằm trên một cái ghẻ tràng ky trong phòng khách và sau khi đã khép bớt cửa sổ cho đỡ chói, anh mỉm cười nhìn tôi cỏ ý chúc ngủ ngon, rỏi sang phòng bên cạnh.

Trong phỏng bảy giờ tôi mát. Tôi nằm luồn hai tay đuổi gảy, miệng côn ngậm

tăm, vân vơ đợi giấc ngủ đến. Giờ phút ấy là giờ phút mở người ta thấy tâm hồn thành thơi, trồng rồng, không biết nghĩ cái gì. [… ]

Một cảnh cửa sổ bếp còn mở. Ngoài vườn, nẵng đẹp võ ngân. Khung cửa sổ đen xanh cắt lên vườn chuối một bức tranh mùa hạ nên thơ. Nẵng sưởi trên tàu chuỗi xanh non, chế xanh trong, chỗ lắng bỏng như mạ bạc, phản chiếu lên trần bếp một thứ ánh sáng rất dịu, xanh mướt và thái bình. Một con chim nào hót lảnh lót trong rừng cao su xa xa.. . tôi lại im lặng. Mọi vật, dưới nẵng, thỉu thu sắp chim trong một giác ngủ nặng nẻ. Thỉnh thoảng có hơi gió nhẹ lay động tàu chuối ngoài cửa sổ làm biến đối, chập chờn cải màu xanh dịu trên rèm cửa.

Bỗng nhiên, ở bên trải, ngoài hiên rộng, nổi lên tiếng võng đưa. Tiếng dây thừng căng thẳng cọ vào guốc võng kéo tụt, nghe buồn nản lạ. Bên ngoài, nẵng lung linh. Tiếng võng đưa kẽo kẹt như nạo vào hôn. Tôi năm không yên, phải nghiêng mình áp má lên gồi vì xúc động. Một cảm giác gì rất quen thuộc, rât xưa, xâm chiếm tâm hôn tôi, hình như bao lâu chưa GặP. Rồi một giọng ru em nói lên – một giọng người Bắc:

Cái cò lặn lội bờ ao

Ăn sung thì chát, ăn đào thì chua.

À ơi ơi… À ời ời

Tiếng hát ngừng ru. Trong im lặng, nắng như rung rinh vì vang tiếng võng đưa kéo kẹt.

Tự nhiên tối nhớ nhà. Phải chẳng tôi đã gặp lịnh hồn của đất nước. Hình như xa lắm, đã lâu rồi, ở mãi tít phương Bắc, trong gia định tối cũng có những buổi trưa oi ả với tiếng võng đêu đều… Khi cha tôi cảm tờ bão vào buông đề nghỉ trưa, mẹ tôi bảo vú em:

– Ru em ngủ, đừng đẻ nó khỏe cho ông nghỉ trưa.

Thẻ rồi vú em âm em tôi lên võng.

Thẻ rỏi tiếng kẽo kẹt nói lên cùng với tiếng ru êm não nẻ, trong kỈu mẹ tôi ra sản phơi nết mẫu cai quản ảo của người nhà Mới giặt. Màu trắng của vải tưới ra ngoài năng cũng sáng chói lên và hắt vào buồng học của tôi như cải dòng ảnh sảng gờn gợn, rung rinh chảy trên mảnh tường xa xôi là bên Chúp nảy. 

Tôi bỗng nhớ nhà như một đứa trẻ. Và ngạc nhiên sao lại nằm ở đây, ở chốn rừng rủ này. Thi ra tôi đã phải đi mắt hàng ngàn cây số mới nhận thấy ở giữa gia đỉnh người cãi hạnh phúc hàng ngày vẫn có ở chính trong gia đình tôi. [… ]

Tiếng ru đều đều hoả với tiếng võng kẽo kẹt có một cái gì đặc biệt Việt Nam – nhất là một buổi trưa ở chốn xa xôi, nghe một câu hát ru của quê hương minh, thâm thía và buồn mang mang quái

Qua bao thẻ kỉ, tâm hồn người nhà quê Việt Nam vẫn còn nguyên vẹn trong câu hát ru em. [… |

Trưa hôm nay, ôm con người, chắc lòng quê xúc động. người ấy cất tiếng ru: 

Cò về nuôi cái cùng con

Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng

Cao Bằng xa lắm… anh ơi!

Rồi một lúc lâu. lại tiếp giọng thiết tha, man mác một niềm nhớ tiếc:

Khi đi trúc mới mọc măng

Khi về trúc đã cao bằng ngọn tre

Tôi bỗng thấy tâm hồn bớt cô đơn hơn một chút. Bởi vi ở chốn xa lạ này, bên vách kia còn có một linh hồn cö đơn hơn, lạnh lùng hơn, nhưng âm thâm, tắm tôi hơn, cho nên tha hương hơn nữa…

Có tiếng đứa nhỏ cựa mình khóc. Tức thi tiếng võng kẽo kẹt đưa nhanh hơn, và tiếng ru lại nồi lên vồn vã:

À ơi ơi… À ời ời…
Đầu năm ăn quả thanh yên
Cuối năm ăn bưởi cho nên đèo bòng”…
Vì cam cho quýt đèo bòng
Vì em nhan sắc cho lòng anh mê…

Lạ chưa!

Thi ra cô thôn nữ vui vẻ, nhí nhảnh, tra hát ví vân còn sống trong lòng người đánh võng.

Rồi xử Bắc, với những làng tre xanh trên ruộng lửa, với các cổ thôn nữ khăn mö qua, những đêm trắng trai gái hát trông quân, Những đêm chèo vào ngày đám tất cả cuộc sống nhịp nhàng, đơn sơ, đây thi vị ngoài đồng ruộng, trong thôn xóm, tắt cả những cải gì rất đẹp của quê hương đều lần lượt hiện về trong lòng tôi vi câu hát…

Thi ra, cho củ cỏ đi quanh thế giới này đi nữa, trong khi Trái Đất mang ta, ta cũng mang trong lòng cả một thế giới.

Dù qua không gian, qua thời gian. ta vẫn còn một chút gì riêng biệt của ta. Tiếng nói có trọ trẹ, giọng có pha, nhưng tâm hồn vẫn vậy. [… ]

Chia sẻ tác phẩm 🌿Cây Tre Việt Nam [Thép Mới] 🌿 Nội Dung Tác Phẩm, Phân Tích

Tóm Tắt Trưa Tha Hương

Thohay.vn chia sẻ thêm cho bạn bản tóm tắt Trưa tha hương ngắn gọn sau đây.

Vào một buổi trưa ở Chúp, khi chứng kiến không gian quen thuộc, giản dị, gần gũi và đặc biệt khi được nghe tiếng hát ru của một người giọng Bắc. Nhân vật tôi bỗng nhớ lại những kỉ niệm ngày thơ ấu ở nơi quê nhà. Nhớ lại những dấu ấn thân thuộc mà dù đi tới đâu cũng không thể quên.

Về Tác Giả Trần Cư

Sưu tầm một số thông tin quan trọng về tác giả Trần Cư:

  •  Trần Cư tên thật là Trần Ngọc Cư, sinh ngày 3-4-1918 tại Huê Lăng – Thủy Nguyên – Hải Phòng, sinh ra trong một gia đình đông con. Để ông có thể được học hành đàng hoàng cha mẹ đã rất vất vả, cố gắng.
  • Với bao nỗ lực của bản thân và gia đình, Trần Cư lấy được tấm bằng tú tài triết học phần một (năm 1938). Không muốn là gánh nặng thêm cho người thân, ông quyết định thi vào ngành bưu điện Đông Dương, đi làm lấy tiền phụ giúp gia đình, đồng thời học nốt phần hai. Sau đó ông tập trung viết báo.
  • Được bạn bè mách bảo, Trần Cư tìm đến với báo chí. Vào năm 1941, lần đầu tiên trong đời ông có bài đăng trên tờ Tin mới văn chương
  • Tiểu thuyết thứ bảy là tờ báo Trần Cư cộng tác lâu dài nhất. Trên tờ báo này, ông chủ yếu đăng các tác phẩm văn học như truyện ngắn, ký, tùy bút. Nhiều người cùng thời giờ vẫn còn nhớ những tác phẩm khá chắc tay của ông như Trưa tha hương (17-7-1943), Trên lái thần (12-1944)…

Sưu tầm mẫu phân tích🌼 Ông Một [Vũ Hùng] 🌼 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích

Về Tác Phẩm Trưa Tha Hương

Về tác phẩm Trưa tha hương, đây là văn bản thuộc thể loại tùy bút, có phương thức biểu đạt chính là tự sự kết hợp miêu tả.

Bài tùy bút Trưa tha hương viết về cảm xúc, tâm trạng nhớ nhà của nhân vật “tôi” khi nghe thấy âm thanh tiếng ru của người xứ Bắc. Nhận ra những hạnh phúc giản dị nơi quê nhà mà bấy lâu nay đã quên mất.

Đề tài và bối cảnh câu chuyện đó rất đặc biệt vì ở chính quê người, ở căn nhà của người khác nhân vật tôi lại bắt gặp được những âm thanh quen thuộc, nhắc nhớ những kỉ niệm xưa cũ.

Xuất Xứ Và Hoàn Cảnh Sáng Tác Trưa Tha Hương

Tiếp theo là một số thông tin về xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác Trưa tha hương:

  • Tuỳ bút này được ra đời vào tháng 17/07/1943
  • Đoạn trích trong SGK trích từ Tổng hợp Văn học Việt Nam, tập 30A, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995

Đọc thêm văn bản🌱 Con Hổ Có Nghĩa 🌱 Tìm hiểu chi tiết

Ý Nghĩa Nhan Đề Tác Phẩm Trưa Tha Hương

Nhan đề tác phẩm Trưa tha hương ý chỉ về khung cảnh buổi trưa ở một nơi xa quê hương của tác giả. Vào buổi trưa, tại nơi đất khách quê người, tác giả lại bắt gặp những âm thanh quen thuộc, điều đó khiến tác giả nhớ về quê hương của mình

Bố Cục Văn Bản Trưa Tha Hương

Bố cục văn bản Trưa tha hương được chia thành 3 đoạn như sau:

  • Đoạn 1: Từ đầu đến “xanh dịu trên rèm cửa”: Tình huống, địa điểm, thời gian của câu chuyện
  • Đoạn 2: Tiếp theo đến “nguyên vẹn trong câu hát ru em”: Những âm thanh quen thuộc đưa nhân vật trở về với những kỉ niệm xưa cũ ở quê hương.
  • Đoạn 3: Còn lại: Câu hát ru quen thuộc, đầy kí ức về quê hương

Đọc hiểu tác phẩm ❤️️Dọc Đường Xứ Nghệ ❤️️ Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích

Đọc Hiểu Tác Phẩm Trưa Tha Hương

Gợi ý cho các em học sinh cách đọc hiểu tác phẩm Trưa tha hương chi tiết.

1. Tình huống, địa điểm, thời gian của câu chuyện

– Thời gian: Một buổi trưa lung linh

– Địa điểm

  • Ở Chúp, bên kia bờ Cửu Long Giang
  • Ở nhà một người bạn Nam Kỳ

– Tình huống: Nhân vật tôi nằm nghỉ trưa ở nhà người bạn, trước không gian trưa vắng lặng và âm thanh tiếng ru quen thuộc.

– Cảnh vật: “Một cách cửa bếp còn mở ….xanh dịu trên rèm cửa”

2. Tiếng hát ru gợi nhắc lại những kỉ niệm tuổi thơ

– Âm thanh:

  • Tiếng dây thừng căng thẳng cọ vào guốc võng kẽo kẹt nghe buồn nản lạ.
  • Tiếng võng đưa kẽo kẹt như nạo
  • Một giộng ru em nổi lên – một giọng người Bắc.

– Âm thanh quen thuộc đưa tác giả về những kí niệm ngày xưa

  • “Tự nhiên tôi thấy nhớ nhà”, “tôi bỗng nhớ nhà như một đứa trẻ”
  • Nhớ về những kỉ niệm ngày xưa với thầy, mẹ, với vú em

→ Tâm trạng buồn man mác, tâm hồn người nhà quê Việt Nam vẫn còn nguyên trong câu hát ru em

  • Nhớ về khung cảnh quen thuộc ở xứ Bắc

→ Những âm thanh quen thuộc ở quê hương vẫn còn mãi trong tâm hồn những người con xa xứ, dù đi tới đâu, ở bất cứ nơi nào vẫn nhớ tới quê hương thân yêu của mình.

Giá Trị Tác Phẩm Trưa Tha Hương

Sau khi đọc hiểu tác phẩm, bạn cần ghi nhớ hai giá trị về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm như sau:

Giá trị nội dung

  • Văn bản như lời nhắc nhở, đưa ta trở về với cội nguồn về với quê hương mình, dù có đi đâu làm gì thì vẫn luôn khắc sâu hình bóng quê nhà.

Giá trị nghệ thuật

  • Nghệ thuật tả cảnh đặc sắc, bức tranh nông thôn buổi trưa hiện ra chân thực, sinh động.
  • Ngôn ngữ giàu chất thơ, thể hiện cảm xúc nhớ thương, da diết.

Mời bạn đọc thêm 🔰Những Cánh Buồm [Hoàng Trung Thông] 🔰Nội Dung Bài Thơ, Phân Tích

Soạn Bài Trưa Tha Hương

Hướng dẫn cách soạn bài Trưa tha hương chi tiết theo các câu hỏi gợi ý.

👉Câu 1 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Bài tùy bút Trưa tha hương viết về chuyện gì? Tình huống, địa điểm, thời gian xảy ra câu chuyện có gì đặc biệt?

Đáp án:

  • Bài tùy bút Trưa tha hương viết về cảm xúc, tâm trạng nhớ nhà của nhân vật “tôi” khi nghe thấy âm thanh tiếng ru của người xứ Bắc. Nhận ra những hạnh phúc giản dị nơi quê nhà mà bấy lâu nay đã quên mất.
  • Tình huống, địa điểm, thời gian xảy ra câu chuyện đó rất đặc biệt vì ở chính quê người, ở căn nhà của người khác nhân vật tôi lại bắt gặp được những âm thanh quen thuộc, nhắc nhớ những kỉ niệm xưa cũ.

👉Câu 2 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tiếng hát ru đã làm nhân vật “tôi” nhớ đến những gì?

Đáp án:

  • “Tự nhiên tôi thấy nhớ nhà”, “tôi bỗng nhớ nhà như một đứa trẻ”
  • Nhớ về những kỉ niệm ngày xưa với thầy, mẹ, với vú em
  • Nhớ về khung cảnh quen thuộc ở xứ Bắc

👉Câu 3 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Dẫn ra một số câu, đoạn thể hiện rõ tình cảm xúc động và những suy nghĩ sâu lắng của tác giả khi nghe tiếng hát ru.

Đáp án: Một số câu, đoạn thể hiện rõ tình cảm xúc động và những suy nghĩ sâu lắng của tác giả khi nghe tiếng hát ru:

  • Tiếng võng đưa kẽo kẹt như nạo vào hồn tôi
  • Tự nhiên tôi nhớ nhà. Phải chăng tôi đã gặp hình hồn của đất nước.
  • Tôi bỗng nhớ nhà như một đứa trẻ… trong gia đình tôi.
  • Tôi bỗng thấy tâm hồn bớt cô đơn hơn một chút.
  • Thì ra, cho dù có đi quanh thế giới này đi nữa, trong khi Trái Đất mang ta, ta cũng mang trong lòng cả một thế giới.

👉Câu 4 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Dẫn ra một hoặc hai câu văn thể hiện rõ đặc điểm của tùy bút: ngôn ngữ rất giàu hình ảnh và cảm xúc.

Đáp án:

Những làng tre xanh trên ruộng lúa, với các cô thôn nữ khăn mỏ quạ, những đêm trăng trai gái hát trống quân, những đêm trèo ngày vào đám, tất cả cuộc sống nhịp nhàng, đơn sơ, đầy thi vị ngoài đồng ruộng, trong thôn xóm, tất cả những cái gì rất đẹp của quê hương đều lần lượt hiện về trong lòng tôi vì câu hát”

👉Câu 5 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Bài tùy bút cho em hiểu thêm được gì về điệu hát ru miền Bắc?

Đáp án:

Bài tùy bút cho em hiểu thêm về điệu hát ru miền Bắc là: Điệu hát ru miền Bắc không đơn thuần chỉ để hát ru em, ru con ngủ mà nó còn là điệu hồn dân tộc, nó là kí ức tuổi thơ của biết bao con người. Nó nhắc nhớ người ta về cội nguồn dân tộc và nơi chôn rau cắt rốn của mình. 

Giáo Án Trưa Tha Hương

Sau đây là mẫu giáo án giảng dạy bài Trưa tha hương được Thohay.vn sưu tầm gửi đến bạn, xem ngay nhé!

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1.Mức độ yêu cầu cần đạt

  • HS nhận biết được một số yếu tố hình thức (chất trữ tình, cái “tôi”, ngôn ngữ,…), nội dung (đề tài, chủ đề và ý nghĩa) của tùy bút và tản văn; kết hợp ôn lại các đặc điểm của các tác phẩm kí nói chung như: ngôi kể, tính xác thực của sự việc được kể, hình thức ghi chép.
  • HS phân tích được ý nghĩa của các sự việc, chi tiết được chọn lọc ghi chép trong đoạn trích; nêu được mối quan hệ giữa các sự việc, chi tiết với suy nghĩ, cảm xúc của tác giả.

2. Năng lực

a. Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

b. Năng lực riêng:

  • Năng lực ngôn ngữ: Nhận biết được một số yếu tố hình thức: chất trữ tình, cái “tôi”, ngôn ngữ,… của bài tùy bút.
  • Năng lực văn học: Nhận biết được một số yếu tố nội dung: đề tài, chủ đề và ý nghĩa của bài tùy bút; Phân tích được ý nghĩa của các sự việc, chi tiết được chọn lọc ghi chép trong đoạn trích; Nêu được mối quan hệ giữa các sự việc, chi tiết với suy nghĩ, cảm xúc của tác giả.

c. Phẩm chất: HS yêu quý, trân trọng truyền thống, cảnh vật và con người của quê hương, đất nước

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Chuẩn bị của giáo viên:

  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Tranh ảnh và thông tin về nhà văn Trần Cư;
  • Máy tính, máy chiếu, video clip;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. Hoạt động khởi động
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Trưa tha hương.
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS nêu những hiểu biết về điệu hát ru của miền Bắc.
  4. Sản phẩm: Chia sẻ và câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:
  • Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
    • GV đặt câu hỏi cho HS: Em có hiểu biết gì về điệu hát ru (ru con) của miền Bắc?
  • Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
    • HS suy nghĩ và liên hệ theo yêu cầu của GV.
  • Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
    • GV mời một vài HS chia sẻ, trình bày hiểu biết của mình trước lớp, yêu cầu HS cả lớp lắng nghe và nhận xét.
  • Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
    • GV nhận xét, khen ngợi các HS có chia sẻ hay và thú vị.
    • Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Nỗi nhớ quê hương là một tỏng những đề tài quen thuộc trong văn học Việt Nam. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng đến với những thanh âm đơn sơ, mộc mạc nhưng lại vô cùng thân thuộc, gần gũi gợi lên những kỉ niệm xưa cũ không thể nào quên trong văn bản Trưa tha hương nhé!

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc và kiểm tra việc đọc của HS

  1. Mục tiêu: Nắm được đặc điểm và cách đọc thể loại này, đồng thời biết được những thông tin về tác giả Trần Cư, tác phẩm Trưa tha hương.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS dựa vào các nội dung nêu ở cột bên phải VB để kiểm tra việc đọc ở nhà của HS và hướng dẫn HS tìm hiểu những thông tin về tác giả Trần Cư, tác phẩm Trưa tha hương.
  3. Sản phẩm học tập: HS đọc văn bản, nêu được một số nét về tác giả Trần Cư và thông tin tác phẩm Trưa tha hương.
  4. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV hỏi HS về việc đọc ở nhà bằng cách yêu cầu nêu nội dung chính xác hoặc dựa vào các nội dung nêu ở cột bên phải trong VB này để kiểm tra việc đọc của HS.  
– GV yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm nổi bật của thể loại tùy bút cũng như lưu ý về cách đọc VB theo thể loại này.
– GV cho HS tìm hiểu các từ ngữ khó và tổ chức đọc diễn cảm một số đoạn văn hay trong bài tùy bút.
– GV yêu cầu HS dựa vào sư chuẩn bị ở nhà và thông tin trong SGK đẻ tìm hiểu về tác giả Trần Cư và tác phẩm Trưa tha hương.
– GV yêu cầu HS phân chia bố cục cho VB và đặt tên cho từng phần.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS đọc bài và thực hiện theo yêu cầu GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
– GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức è Ghi lên bảng.
– GV bổ sung thêm thông tin về tác giả Trần Cư:
+ Trần Cư sinh ra trong một gia đình đông con, với bao nỗi lực của bản thân và gia đình, ông đã lấy được bằng tú tài triết học phần một (năm 1938), sau đó thi vào ngành bưu điện Đông Dương, đi làm phụ gia đình và đồng thời học nốt phần hai, rồi tập trung viết báo.
+ Năm 1941, lần đầu tiên trong đời ông có bài đăng trên tờ Tin mới văn chương.+ Những bài viết của ông luôn mang màu sắc của Tự lực văn đoàn.+ Tiểu thuyết thứ bảy là tờ báo ông cộng tác lâu dài nhất.
I. Đọc và tìm hiểu chung
1. Đọc văn bản
 2. Tìm hiểu chung
a) Tác giả
– Tên đầy đủ: Trần Ngọc Cư.
– Năm sinh: 1918
– Quê quán: Thùy Nguyên, Hải Phòng.
– Thể loại sáng tác: truyện ngắn, ký, tùy bút.
– Phong cách sáng tác: chứa đầy cảm xúc về tất cả những khía cạnh trong cuộc sống của tác giả.
– Tác phẩm tiêu biểuTrưa tha hương (1943), Trên lái thần (1944),….    
b) Tác phẩm
– Xuất xứ: In trong “Bình luận 6 giờ”, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2017.
– Bố cục: 3 phần
+ Phần 1: Từ đầu đến “xanh dịu trên rèm cửa”: Tình huống, địa điểm , thời gian của câu chuyện.
+ Phần 2: Tiếp đến “nguyên vẹn trong câu hát ru em”: Những âm thanh quen thuộc đưa nhân vật trở về với những kỉ niệm xưa cũ ở quê hương.
+ Phần 3: Còn lại: Câu hát ru quen thuộc, đầy kí ức về quê hương.  

Đọc thêm tác phẩm 🌿Em Bé Thông Minh 🌿 Nội Dung Truyện Cổ Tích, Ý Nghĩa, Giá Trị

Sơ Đồ Tư Duy Trưa Tha Hương

Lưu ngay các mẫu sơ đồ tư duy Trưa tha hương sau đây để phục vụ cho việc học nhé!

Sơ Đồ Tư Duy Trưa Tha Hương Chi Tiết
Sơ Đồ Tư Duy Trưa Tha Hương Chi Tiết
Sơ Đồ Tư Duy Trưa Tha Hương
Sơ Đồ Tư Duy Trưa Tha Hương

2 Mẫu Phân Tích Trưa Tha Hương Hay Nhất

Chia sẻ một số mẫu phân tích tác phẩm Trưa tha hương hay nhất cho bạn đọc tham khảo.

Mẫu Phân Tích Trưa Tha Hương Ngắn – Mẫu 1

Bài tùy bút Trưa tha hương viết về chuyện không gian ở Chúp khiến nhân vật “tôi” nhớ nhà. Bối cảnh của câu chuyện này đặc biệt ở chỗ nó không phải ở Việt Nam mà là ngoại quốc nhưng lại có những âm thanh như ở quê nhà Việt Nam.

Tiếng hát ru đã làm nhân vật “tôi’ nhớ về những kỉ niệm lúc ở nhà: “Những làng tre xanh trên ruộng lúa, với các cô thôn nữ khăn mỏ quạ, những đêm trăng trai gái hát trống quân, những đêm chèo ngày vào đám, tất cả cuộc sống nhịp nhàng, đơn sơ, đầy thi vị ngoài đồng ruộng, trong thôn xóm,tất cả những cái gì rất đẹp của quê hương đều lần lượt hiện về trong lòng tôi vì câu hát”

Điều đó chứng tỏ tất cả những âm thanh quen thuộc ở quê hương vẫn còn mãi trong tâm hồn của nhân vật tôi, dù đi tới đâu, ở bất cứ nơi nào thì vẫn nhớ tới quê hương thân yêu của mình.

Tác giả sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh và cảm xúc, nghệ thuật ngôn từ đặc sắc của tác giả giúp hình ảnh làng quê Bắc Bộ hiện lên đầy sinh động, gần gũi, nên thơ, đan cài với cảm xúc nhớ nhung và tự hào của nhân vật.

Thông qua tác phẩm Trưa tha hương, ta có thể nhận thấy rằng quê hương luôn là điều tuyệt vời nhất với mỗi người, dù đi xa đến đâu thì hình bóng, âm thanh quen thuộc của quê hương sẽ luôn ngự trị trong trái tim của ta.

Mẫu Phân Tích Trưa Tha Hương Ngắn Hay – Mẫu 2

Bài tùy bút Trưa tha hương viết về cảm xúc, tâm trạng nhớ nhà của nhân vật “tôi” khi nghe thấy âm thanh tiếng ru của người xứ Bắc. Qua dòng hồi tưởng, nhân vật nhận ra những hạnh phúc giản dị nơi quê nhà mà bấy lâu nay đã quên mất.

Đề tài của vản bản là sự thân thuộc của quê hương và bối cảnh xảy ra câu chuyện rất đặc biệt vì khi đang ở căn nhà của người khác, trên quê hương của người khác, nhân vật tôi lại bắt gặp được âm thanh quen thuộc và nhớ về biết bao kỉ niệm xưa cũ.

Tiếng hát ru đã làm nhân vật “tôi” nhớ nhà, nhớ về những ngày thơ ấu ở xứ Bắc với biết bao kỉ niệm hiện về: “Tự nhiên tôi nhớ nhà. Phải chăng tôi đã gặp linh hồn của đất nước…tiếng võng đều đều.”

Tác giả đã thể hiện rõ tình cảm xúc động và những suy nghĩ sâu lắng của mình khi nghe hát ru “Tiếng ru đều đều hòa với tiếng võng kẽo kẹt có một cái gì đặc biệt Việt Nam – nhất là một buổi trưa ở chốn xa xôi, nghe một câu hát ru của quê hương mình, thấm thía và buồn mang mang quá.”

Thông qua tác phẩm Trưa tha hương, ta có thể nhạn ra rằng, điệu hát ru miền Bắc mang cả vẻ đẹp của cả dân tộc chứ không chỉ đơn thuần là câu hát ru con ngủ, nó chứa đựng văn hóa dân tộc nhắc ta nhớ tới cội nguồn cũng những điều thân yêu và gắn bó sâu sắc, làm đậm nét hơn hai chứ “quê hương”.

Đừng nên bỏ qua câu chuyện 💚 Ếch Ngồi Đáy Giếng 💚 Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích

Viết một bình luận