Nỗi Buồn Chiến Tranh: Đọc Hiểu, Soạn Bài, Phân Tích, Giáo Án

Thohay.vn gợi ý cho các bạn những mẫu văn phân tích hay nhất của tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh của tác giả Bảo Ninh dưới đây.

Xuất Xứ Và Hoàn Cảnh Sáng Tác Nỗi Buồn Chiến Tranh

Tác phẩm được trích trong Nỗi buồn chiến tranh, NXB Văn học, Hà Nội, 1991, tr89 – 92, 277 – 283)

Sưu tầm những bài 🌼 Thơ Về Cách Mạng Tháng 8 🌼 hay nhất

Nội Dung Tác Phẩm Nỗi Buồn Chiến Tranh

Gửi đến bạn đọc nội dung tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh của tác giả Bảo Ninh sau đây.

MÙA KHÔ ĐẦU TIÊN SAU CHIẾN TRANH ĐẾN với miền hậu cứ Cánh Bắc của mặt trận B3 êm ả nhưng muộn màng. Tháng 9 và tháng 10, rồi tháng 11 nữa đã trôi qua, vậy mà trên dọc dòng Ya-crông-pôcô làn nước mùa mưa xanh ngát vẫn tràn ắp đôi bờ. Thời tiết bấp bênh. Ngày nắng. Đêm mưa. Mưa nhỏ thôi, nhưng mưa… Mưa… Núi non nhạt nhòa, những nẻo xa mờ mịt.

Cây rừng ướt át. Cảnh rừng lặng lẽ. Tối ngày đất rừng ngùn ngút bốc hơi. Biển hơi màu lục, ngụt mùi lá mục. Và, cho tới tận những ngày đầu tháng Chạp tất thảy những ngả đường trong rừng vẫn còn đang lầy lội khốn khổ, hư nát, bị hòa bình bỏ hoang, hầu như không thể qua lại được, dần dần tụt chìm xuống, mất dấu tích giữa cây rừng cỏ tốt um tùm.

Hành trình trong điều kiện thời tiết như thế, đường sá như thế cực nhọc, vất vả không tả được. Chỉ có non năm chục cây số từ thung lũng hồ Cá Sấu ở đông Sa Thầy ngang qua huyện 67 về ngã ba Đồi thánh giá trên bờ tây Pô cô mà một chiếc Zil ba cầu vâm váp máy khỏe nhường ấy cật lực chạy cả ngày không nghỉ vẫn để lỡ độ đường.

Phải mãi tối mới tới cửa truông Gọi Hồn. Xe đậu lại bên bờ một con suối rộng phủ đầy củi mục. Người lái ngủ trong ca bin, còn Kiên lên thùng xe mắc võng nằm một mình. Nửa đêm mưa xuống. Một màn mờ mỏng, dịu như sương, êm lặng rơi hầu như không thành tiếng.

Tấm bạt xe cũ nát lấm tấm dột. Nước mưa rỉ xuống thong thả rỏ giọt lên những bọc ni lông gói hài cốt tử sĩ xếp lát trên sàn xe. Không khí ẩm sánh lại, quánh ướt, từ từ lùa những ngón tay dài ngoằng lạnh toát vào bên trong bọc võng. Chảy rào rào buồn buồn, miên man như là dòng thời gian trôi thành tiếng, nghe nửa tỉnh nửa mơ. Cả trong lẫn ngoài giấc ngủ đều một đêm tối như bưng và mịt mùng hơi ẩm.

Gió ướt rượi thở dài. Tự nhiên có cảm giác là tuồng như chiếc xe bỗng dưng rời chỗ, im lìm lăn bánh, chạy êm ru, không cần động cơ, không người cầm lái, một mình mộng du trên con đường rừng cô quạnh. Và âm thầm lẫn trong tiếng suối là tiếng thở dài của rừng sâu nghe vời vợi xa xôi và tuyệt mù hư ảo như là âm vang vọng lại từ một thời nào đó, nhuö là tiếng của làn lá vàng rơi trên thảm cỏ từ lâu lắm rồi… Vùng này là vùng Kiên thông thuộc.

Chính là ở đây vào cuối mùa khô năm 69, mùa khô cực kỳ cùng khốn của toàn cõi B3, tiểu đoàn 27 độc lập, cái tiểu đoàn bất hạnh mà anh là một trong mười người may mắn còn được sống đã bị bao vây rồi bị tiêu diệt mất hoàn toàn phiên hiệu. Một trận đánh ghê rợn, độc ác bạo tàn…Mùa khô ấy, nắng to gió lớn, rừng bị ướt đẫm xăng đặc, cuồn cuộn lửa luyện ngục.

Các đại đội đã tan tác đang cố co cụm, lại bị đánh tan tác. Tất cả bị na-pan (Bom na pan, bom lân tinh) tróc khỏi công sự, hóa cuồng, không lính không quan gì nữa rùng rùng lao chạy trong lưới đạn dày đặc, chết dúi ngã dụi vào biển lửa. Trên đầu trực thăng rà rạp các ngọn cây và gần như thúc họng đại liên vào gáy từng người một mà bắn.

Máu tung xối, chảy tóe, ồng ộc, nhoe nhoét. Trên cái trảng hình thoi ở giữa truông, cái trảng mà nghe nói đến ngày nay cỏ cây vẫn chưa lại hồn để mọc lên nổi, thân thể giập vỡ, tanh bành, phùn phụt phì hơi nóng.
” Thà chết không hàng. . . Anh em , thà chết . . . ? ” – tiểu đoàn trưởng gào to, như điên, mặt tái dại, hốt hoảng hoa súng ngắn lên, và ngay trước mắt Kiên anh ta tự đọp vào đầu, phọt óc ra khỏi tai, Kiên líu lưỡi, kêu Oá Oá trong họng.

Bọn Mỹ xông tới, tiểu liên kẹp bên sườn. Đạn dày đặc tủa tới như đàn ong lửa. Kiên nấc to, buông súng ôm lấy một bên hông và khuỵu ngã; thong thả lăn từng vòng, từng vòng xuống lòng suối cạn, máu nóng hổi rưới đẫm bờ dốc thoải.

Tổng hợp cho bạn những bài 👉 Thơ Về Chiến Tranh Hay

Tóm Tắt Nỗi Buồn Chiến Tranh

Dưới đây là tóm tắt Nỗi buồn chiến tranh mà có thể bạn sẽ quan tâm.

Đoạn trích được tác giả Bảo Ninh dùng thủ pháp đồng hiện và bút pháp “dòng ý thức” để nói về đời sống nội tâm của nhân vật Kiên – một anh bộ đội bước ra từ cuộc chiến tranh với chấn thương tâm hồn nặng nề trước những hi sinh, mất mát, đổ vỡ do chiến tranh gây nên và trước khả năng mai một của trí nhớ cộng đồng về một thời kì lịch sử đặc biệt đã qua. Kiên luôn tự cật vấn đến đau đớn về tâm thế tồn tại trong cuộc đời, về thân phận của tình yêu, về chiến tranh như một môi trường thử thách khốc liệt đối với nhân tính.

Chia sẻ bạn 99+ câu 👉 Ca Dao Tục Ngữ Về Bảo Vệ Hòa Bình 

Về Tác Giả Tác Phẩm Nỗi Buồn Chiến Tranh

Chia sẻ cho bạn thông tin tiểu sử về tác giả tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh dưới đây.

  • Bảo Ninh (1952) tên thật là Hoàng Ấu Phương, ngoài ra ông cò nhiều bút danh khác như Nhật Giang, Mã Pí Lèng,…
  • Quê quán: xã Bảo Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
  • Ông là nhà văn quân đội, từng trực tiếp tham gia chiến đấu trên chiến trường miền Nam trước năm 1975.
    • Bảo Ninh vào bộ đội năm 1969.
    • Chiến đấu tại mặt trận B3 Tây Nguyên, tại tiểu đoàn 5, trung đoàn 24, sư đoàn 10.
    • Năm 1975, ông giải ngũ.
  • Từ 1976 – 1981 học đại học ở Hà Nội, sau đó làm việc ở Viện Khoa học Việt Nam.
  • Từ 1984 – 1986 học khóa 2 trường viết văn Nguyễn Du, làm việc tại báo Văn nghệ Trẻ.
  • Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ 1997.
  • Bảo Ninh ra mắt công chúng bằng truyện ngắn đầu tay Trại “Bảy chú lùn” in trên tạp chí Văn nghệ quân đội năm 1987.
  • Ít lâu sau, cuốn tiểu thuyết đầu tay Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh xuất hiện nhưng do thị hiếu người đọc lúc bấy giờ nhà xuất bản đã đặt cho nó cái tên Thân phận của tình yêu.
  • Sau Nỗi buồn chiến tranh, tác giả hầu như chỉ sáng tác truyện ngắn.
  • Ngoài cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Nỗi buồn chiến tranh (Thân phận của tình yêu) và các tập truyện ngắn, Bảo Ninh còn viết một số bài trên báo Văn nghệ trẻ bàn về sự đổi mới của văn học.
  • Bảo Ninh là một nhà văn từng xông pha trận mạc nên ông rất am hiểu về chiến tranh, ông chuyên viết về đề tài về chiến tranh và muốn “văn của mình phải mang vẻ đẹp quân đội”. Ông từng chia sẻ mình “biết nhiều câu chuyện đương thời ở Việt Nam, nhưng không viết” , nhà văn chỉ tập trung viết về quá khứ chiến trường và cái quá khứ xa hơn của nó ở Hà Nội mà ông vẫn gọi là “thành phố quê hương thứ hai của tôi” .
  • Luôn đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn. Ông cho rằng mỗi nhà văn phải đi tìm cho mình một cái gì đó thật mới, thật riêng không lẫn với người khác. Bởi thế mà khi chọn viết về đề tài chiến tranh, Bảo Ninh cũng đã có nhiều trăn trở để tìm cho mình một góc cạnh khác trên mảnh đất ấy.
  • Quan niệm đã viết văn là phải có vốn văn hóa, hiểu biết sâu, phải có khả năng tìm tòi khám phá để nhận ra viên ngọc quý lấp lánh bên trong. Văn Bảo Ninh đẹp, một thứ văn có phần trau chuốt và giàu sức biểu cảm, một thứ văn có nghiêng về “vị nghệ thuật”.

Đón đọc thêm 💛 Lời Kêu Gọi Toàn Quốc Kháng Chiến 💛 Nội Dung + Phân Tích

Ý Nghĩa Tác Phẩm Nỗi Buồn Chiến Tranh

Nỗi Buồn Chiến Tranh là câu chuyện khắc họa lại cuộc đời đầy đau thương, bất hạnh của những mảnh đời khác nhau trong chiến tranh. Trái ngược với những cuốn tiểu thuyết lịch sử, luôn miêu tả chiến tranh với nét anh dũng, hào hùng, Nỗi Buồn Chiến Tranh chủ yếu đi sâu vào đời sống nội tâm của con người thời chiến.

Bố Cục Văn Bản Nỗi Buồn Chiến Tranh

Bố cục văn bản Nỗi buồn chiến tranh được chia là 2 phần như sau:

  • Phần 1 (từ đầu đến trí tưởng tượng): Trạng thái luôn sống với kí ức chiến tranh của nhân vật Kiên – dòng kí ức đã thôi thúc anh cầm bút để ghi chép lại tất cả trải nghiệm của một đoạn đời đặc biệt.
  • Phần 2 (phần còn lại): Những ấn tượng, cảm xúc và suy tư của mình khi đối diện với “núi bản thảo” bộn bề mà Kiên bỏ lại.

Xem thêm tác phẩm ❤️️ Chiến Thắng Mtao Mxây ❤️️ Nội Dung Tác Phẩm + Giá Trị + Phân Tích

Đọc Hiểu Tác Phẩm Nỗi Buồn Chiến Tranh

Thohay.vn chia sẻ cho bạn đọc hiểu tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh sau đây.

👉 Câu 1: Trong hồi ức của Kiên, chiến tranh đã hiện lên với “khuôn mặt” như thế nào? Theo hiểu biết của bạn, đây có phải là “khuôn mặt” duy nhất của chiến tranh không? Vì sao?

Trả lời:

– Trong hồi ức của Kiên, chiến tranh hiện lên với “khuôn mặt” đau khổ, tàn khốc.

– “Khuôn mặt” tàn khốc không phải là là khuôn mặt duy nhất trong chiến tranh. Vì đâu thể khẳng định rằng chiến tranh chỉ ngập tràn đau thương, cũng sẽ có lúc tình yêu thương thay thế, cũng có lúc niềm yêu đời, lạc quan xuất hiện như trong những tác phẩm: Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật.

👉 Câu hỏi 2: Sự thờ ơ của người đời đối với Kiên nói lên điều gì?

Trả lời:

  • Trong tác phẩm, sự thờ ơ của người đời đối với Kiên thể hiện nhiều điều:
  • Sự vô cảm đối với một người đã trải qua chiến tranh: Người đời thường không nhìn thấy sâu bên trong nhân vật Kiên, không thể cảm nhận được những mất mát và đau thương mà anh phải chịu đựng. Họ không biết đặt mình vào hoàn cảnh người khác.
  • Sự lãng quên hậu quả và mất mát của chiến tranh: Có lẽ họ coi chiến tranh là một phần quá khứ muốn quên đi, không muốn tiếp tục suy nghĩ về nó, không chú ý đến tinh thần người lính đã trải qua.

→ Sự thờ ơ ấy thể hiện sự thiếu hiểu biết, sự lãng quên và không đồng cảm với những người phải chịu đau khổ trong chiến tranh.

👉 Câu hỏi 3: Người kể chuyện và Kiên có điểm chung gì?

Trả lời:

– Họ cùng chia sẻ một nỗi buồn, nỗi buồn về chiến tranh to lớn, nỗi buồn cao quý, vượt lên trên hạnh phúc và đau thương.

– Nhờ vào nỗi buồn mà họ thoát khỏi chiến tranh, thoát khỏi việc bị chôn vùi trong cảnh giết chóc không ngớt, trong cảnh khốn khổ của những chiến binh… để trở lại con đường riêng của từng cuộc sống”.

– Mặc dù cuộc sống “không mấy vui vẻ và tràn đầy tội lỗi” nhưng họ vẫn coi đó “là cuộc sống đẹp nhất mà chúng tôi mong ước”. 

– Họ cùng mong ước về hòa bình.

👉 Câu 4: Vì sao người kể chuyện lại xem dòng hồi tưởng của Kiên thể hiện “niềm cảm hứng, niềm lạc quan quay ngược về quá khứ”?

Trả lời:

Bởi vì nhờ những dòng kí ức đó mà Kiên được vĩnh viễn sống trong những ngày tháng đau thương nhưng huy hoàng, những ngày bất hạnh nhưng chan chứa tình người… ngày mà tất cả đều còn rất son trẻ, trong trắng và chân thành.

Tham khảo thêm tác phẩm 👉 Người Chiến Sĩ Giàu Nghị Lực Lớp 4

Giá Trị Tác Phẩm Nỗi Buồn Chiến Tranh

Chia sẻ cho bạn về giá trị tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh của tác giả Bảo Ninh sau đây.

👉 Giá trị nội dung

Qua đoạn trích, ta thấy rằng ý nghĩa của sự nhớ lại là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người. Những kỉ niệm về những người mình yêu quý, những trải nghiệm đáng nhớ và những thành tựu đã đạt được đều là những điểm sáng tạo nên màu sắc và ý nghĩa của cuộc sống. Nhớ lại quá khứ cũng là một nguồn động viên và sức mạnh khi ta đối mặt với nhứng khó khăn.

👉 Giá trị nghệ thuật

Sử dụng ngôi kể thứ ba xen lẫn ngôi kể thứ nhất, nvật trong đoạn trích gần như không có “hành động bên ngoài” mà chỉ có “hành động bên trong”.

Gửi đến bạn những bài 👉 Thơ Về Kháng Chiến Chống Mỹ

Sơ Đồ Tư Duy Nỗi Buồn Chiến Tranh

Dưới đây là sơ đồ tư duy Nỗi buồn chiến tranh mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn

Sơ Đồ Tư Duy Nỗi Buồn Chiến Tranh
Sơ Đồ Tư Duy Nỗi Buồn Chiến Tranh

Dàn Ý Nỗi Buồn Chiến Tranh

Thohay.vn hướng dẫn bạn cách lập dàn ý cho tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh tại bài viết sau đây.

I. Mở bài.

– Giới thiệu khái quát về tác giả Bảo Ninh

– Giới thiệu chung về tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh

II. Thân bài.

1. Nhân vật Kiên

– Nhân vật Kiên hiện lên là một người mang chồng chất những nỗi đau, cả ở quá khứ và cả ở hiện tại, vậy nhưng Kiên đã lựa chọn nhớ lại và viết về câu chuyện quá khứ để phục sinh về tinh thần.

– Như nhân vật “tôi” đã nói sau khi đọc số bản thảo tưởng như lộn xộn, khó hiểu của Kiên sau đó chúng ta mới biết rằng đó chính là “niềm cảm hứng, niềm lạc quan quay ngược về quá khứ”. Nơi quá khứ đó tưởng như đau đớn nhưng lại chan chứa tình người, ngày son trẻ, trong trắng và chân thành.

– Trạng thái tâm lí thường trực của nhân vật Kiên chính là trạng thái mơ màng, đăm chiêu, âu sầu.

– Những từ ngữ được tác giả sử dụng để miêu tả tâm lí đó: giật mình; hồn xiêu phách lạc, ý thức mờ mịt, lú lẫn, mê mẩn; cô quạnh, âu sầu;…

– Trong hồi ức của Kiên, chiến tranh hiện lên với “khuôn mặt” đau khổ, tàn khốc.

– “Khuôn mặt” tàn khốc không phải là là khuôn mặt duy nhất trong chiến tranh. Vì đâu thể khẳng định rằng chiến tranh chỉ ngập tràn đau thương, cũng sẽ có lúc tình yêu thương thay thế, cũng có lúc niềm yêu đời, lạc quan xuất hiện như trong những tác phẩm: Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật.

2. Nhận xét bản thảo của nhân vật Kiên

– “Lúc đầu không thể hiểu nổi, vì bản thảo quá lộn xộn, không theo trật tự nào cả nhưng sau đó anh đã hiểu ra và nhận định “khá cuốn hút”.”

– Những nhận xét trên có thể liên tưởng tới các cuốn tiểu thuyết hiện đại: tiểu thuyết hiện đại có thể không cần bắt buộc theo trình tự thời gian mà có thể là kể về hiện tại trước rồi mới vòng về quá khứ rồi lại quay lại hiện tại. Việc sắp xếp trên dựa vào tâm lí nhân vật và dụng ý của người sáng tác.

=>  “Nỗi buồn chiến tranh” nói về một vấn đề rộng, phản ánh lên mức độ nguy hiểm, sát thương cho chính con người trong thời chiến và sau thời chiến. Đó là nỗi đau không chỉ xuất hiện nơi thể xác mà còn in hằn ở tâm hồn. Do đó lựa chọn tiểu thuyết sẽ là phù hợp nhất, với quy mô rộng và khả năng chứa nội dung thì chỉ tiểu thuyết mới có thể giúp nhà văn giãi bày những dụng ý nghệ thuật trong tác phẩm.

III. Kết bài.

  • Nêu cảm nghĩ của bản thân sau khi đọc xong tác phẩm, triết lý nhân văn của tác phẩm. 

Tuyển chọn cho các bạn những bài 💚 Thơ Về Kháng Chiến Chống Pháp 💚 hay nhất

Soạn Bài Nỗi Buồn Chiến Tranh Lớp 12

Bạn chưa biết cách soạn bài Nỗi buồn chiến tranh lớp 12 như thế nào thì có thể tham khảo bài viết dưới đây nhé.

👉 Câu hỏi 1: “Chiến tranh” – hai tiếng ấy gợi cho bạn những ấn tượng, suy nghĩ gì? Nêu một số kênh thông tin đã đưa lại cho bạn những hiểu biết nhất định về chiến tranh.

Trả lời:

– “Chiến tranh” gợi lên hình ảnh tàn phá, đau khổ, sự hy sinh và niềm khao khát được hòa bình.

– Một số kênh thông tin đưa lại những hiểu biết nhất định về chiến tranh: youtube, facebook, tiktok, báo, truyện, sách,…

👉 Câu hỏi 2 : Kiên đã sống trong trạng thái như thế nào khi bị kí ức chiến tranh khuấy đảo?

  • “Hồn phách xiêu lạc, ý thức mờ mịt, lú lẫn, mê mẩn Kiên đi đi lại lại, kí ức lóe chớp”.
  • “Tau mỏi tê, run lên, tim như rách dần, cả hai buồng phổi nghẹt khói thuốc, miệng khô đắng, cổ tắc lại, nấc, anh cắm đầu viết”. 

👉 Câu hỏi 3: Yếu tố nào về môi trường xung quanh đã làm cho ký ức về chiến tranh của nhân vật Kiên trở nên sống động?

Trả lời:

– Trong đêm tối ấy,

– Cơn mưa nhỏ đang dần tràn ngập không khí u ám và gió mùa Đông Bắc thổi mạnh.

→ Những điều này có thể khiến nhân vật cảm thấy cô đơn, lạc lõng và gợi lại những ký ức đau buồn về quá khứ.

👉 Câu 4. Tác giả đã miêu tả như thế nào về quá trình phục hiện của thế giới kí ức?

Trả lời:

Tác giả đã miêu tả khá chi tiết về quá trình phục hiện của thế giới kí ức, từ nội tâm nhân vật đến những kí ức

Bạn xem thêm 💛 Thơ Về Việt Bắc 💛 Hay Nhất

Giáo Án Nỗi Buồn Chiến Tranh Lớp 12

Thohay.vn hướng dẫn bạn cách soạn giáo án Nỗi buồn chiến tranh lớp 12 dưới đây.

I. MỤC TIÊU

1. Về mức độ/yêu cầu cần đạt

– HS hiểu được thông điệp của văn bản: Chiến tranh không chỉ gây ra những mất mát về vật chất, mà còn phá hủy tinh thần và con người.

– HS biết suy ngẫm về giá trị của cuộc sống, ý nghĩa của tình yêu và sự quý trọng của hòa bình.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

– Hình thành năng lực làm việc nhóm, năng lực gợi mở,…

– Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.

– Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.

b. Năng lực đặc thù

– Năng lực cảm thụ phân tích văn bản văn học.

– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả Bảo Ninh và văn bản Nỗi buồn chiến tranh.

– Năng lực nhận biết, phân tích một số yếu tố nghệ thuật của tiểu thuyết hiện đại.

3. Về phẩm chất

– Biết trân trọng những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.

– Chăm chỉ, tự giác học tập, tìm tòi và sáng tạo.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

– Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

– Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

– Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

– SGK, SBT Ngữ văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục đích: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: HS dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV chiếu cho HS xem video về chiến tranh:

– GV đặt câu hỏi gợi dẫn: Chiến tranh – hai tiếng ấy gợi cho bạn những ấn tượng, suy nghĩ gì? Nêu một số kênh thông tin đã đưa lại cho bạn những hiểu biết nhất định về chiến tranh.

 HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

– HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Trao đổi, thảo luận báo cáo

– Học sinh trả lời.

– Học sinh khác thảo luận, nhận xét.

– GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

– GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản

I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN
a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản, hướng dẫn đọc và rèn luyện các chiến thuật đọc.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến
c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
– Yêu cầu HS: Trình bày ngắn gọn thông tin về tác giả Bảo Ninh (HS đã chuẩn bị ở nhà).
– HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– Từ phần chuẩn bị ở nhà, HS thảo luận theo nhóm đôi, bổ sung những chi tiết còn thiếu.
– GV quan sát, hỗ trợ HS.
Bước 3: Trao đổi, thảo luận báo cáo
– GV gọi 2 HS phát biểu
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
– GV nhận xét và đưa ra kết luận.
1. Tác giả
– Bảo Ninh (1952) tên thật là Hoàng Ấu Phương, ngoài ra ông cò nhiều bút danh khác như Nhật Giang, Mã Pí Lèng,…
– Quê quán: Xã Bảo Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
– Ông là nhà văn quân đội, từng trực tiếp tham gia chiến đấu trên chiến trường miền Nam trước năm 1975.
+ Bảo Ninh vào bộ đội năm 1969.
+ Chiến đấu tại mặt trận B3 Tây Nguyên, tại tiểu đoàn 5, trung đoàn 24, sư đoàn 10.
+ Năm 1975, ông giải ngũ.
– Từ 1976 – 1981 học đại học ở Hà Nội, sau đó làm việc ở Viện Khoa học Việt Nam.
– Từ 1984 – 1986 học khóa 2 trường viết văn Nguyễn Du, làm việc tại báo Văn nghệ Trẻ.
– Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ 1997.
– Bảo Ninh ra mắt công chúng bằng truyện ngắn đầu tay Trại “Bảy chú lùn” in trên tạp chí Văn nghệ quân đội năm 1987.
– Ít lâu sau, cuốn tiểu thuyết đầu tay Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh xuất hiện nhưng do thị hiếu người đọc lúc bấy giờ nhà xuất bản đã đặt cho nó cái tên Thân phận của tình yêu.
– Sau Nỗi buồn chiến tranh, tác giả hầu như chỉ sáng tác truyện ngắn.
– Ngoài cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Nỗi buồn chiến tranh (Thân phận của tình yêu) và các tập truyện ngắn, Bảo Ninh còn viết một số bài trên báo Văn nghệ trẻ bàn về sự đổi mới của văn học.
– Bảo Ninh là một nhà văn từng xông pha trận mạc nên ông rất am hiểu về chiến tranh, ông chuyên viết về đề tài về chiến tranh và muốn “văn của mình phải mang vẻ đẹp quân đội”. Ông từng chia sẻ mình “biết nhiều câu chuyện đương thời ở Việt Nam, nhưng không viết”, nhà văn chỉ tập trung viết về quá khứ chiến trường và cái quá khứ xa hơn của nó ở Hà Nội mà ông vẫn gọi là “thành phố quê hương thứ hai của tôi”.

Đón đọc thêm chùm ✳️ Thơ Ca Cách Mạng ✳️ hay nhất, ngoài Thơ Về Kháng Chiến Chống Pháp

4+ Mẫu Phân Tích Nỗi Buồn Chiến Tranh Hay Nhất

Tổng hợp cho các bạn đọc 4+ mẫu phân tích Nỗi buồn chiến tranh hay nhất mà bạn có thể tham khảo.

Phân Tích Nỗi Buồn Chiến Tranh Của Bảo Ninh Hay Nhất

Chiến tranh, đây là một đề tài muôn thuở của nền văn học Việt Nam chúng ta. Sau mỗi cuộc chiến tranh ác liệt như đã mở ra một bức tranh chứ đầy những dư âm bi thương mà có lẽ vẫn còn cất giấu mãi trong tâm hồn con người. Như Bảo Ninh, ông là một tác giả của tác phẩm “Nỗi buồn chiến tranh” đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông khi đã phản ánh nên một hiện thực tàn khốc của chiến tranh năm xưa. Tác phẩm được xoay quanh nhân vật tên Kiên, một người lính đã trở về từ sa trường đầy bi thương và ôm trong mình nỗi buồn sâu thẳm, những ký ức kinh hoàng đến ám ảnh và dường như không thể hòa nhập vào cuộc sống bình thường. Tác phẩm mang giá trị hiện thực của chiến tranh, những mất mát to lớn của người lính trẻ. 

“Nỗi buồn chiến tranh” một tác phẩm tái hiện lại những trận đánh đẫm máu, những cái chết đầy thương tâm và sự hủy diệt khủng khiếp mà chiến tranh đã gây ra. Chính Bảo Ninh, người đã dùng tác phẩm phơi bày những góc khuất của chiến tranh cũng như những hành động phi nhân đạo, những tổn thương tinh thần và thể xác mà con người phải gánh chịu. Bên cạnh đó, tác phẩm đã khắc họa nỗi buồn sâu sắc của nhân vật Kiên khi anh không thể hòa nhập vào cuộc sống đời thường.

Nhân vật Kiên, một người lính trẻ, chính anh cũng là nhân vật chính trong tác phẩm “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh. Khi xưa anh đã trải qua những năm tháng vô cùng ác liệt và khốn khó của chiến tranh. Kiên đã mang trong lòng những vết thương vô tận trong lòng không thể phai mờ. Và sau chiến tranh, anh đã trở về với cuộc sống thường ngày, nhưng anh vẫn luôn bị ám ảnh bởi những điều kinh hoàng về những trận chiến ngày xưa.

Bảo Ninh đã miêu tả nhân vật Kiên một cách rất chi tiết, với chúng ta khi nhìn vào Kiên một người rất giàu tình cảm. Anh luôn yêu thương đồng đội và là người rất trân trọng những giá trị tốt đẹp về cuộc sống xung quanh. Bản thân anh là người giàu cảm xúc, vì vậy anh luôn nhớ về những người đồng đội của mình, những người mà anh phải chứng kiến họ hy sinh, kể cả những ký ức đẹp đẽ của tuổi thơ, đặc biệt là mối quan hệ sau đậm với Phương, một cô nàng rất dễ mến. Vẻ đẹp trong tâm hồn của Kiên thể hiện qua những hành động dũng cảm của anh, luôn đối mặt với những khó khăn thử thách phía trước. Anh là người chẳng ngần ngại mà tham gia vào đội đi lượm lặt hài cốt đồng đội, mặc dù Kiên biết rằng đó là một công việc vô cùng hiểm nguy và đầy gian truân. Không chỉ dừng lại ở đó, Kiên luôn là người có ý thức và trách nhiệm trong công việc, bản thân anh ngày đêm luôn trăn trở về những điều đã xảy ra trong chiến tranh. Vì vậy Bảo Ninh đã cho chúng ta thấy một chi tiết rất đặc biệt rằng, Kiên đã quyết tâm viết lại lịch sử chiến tranh theo cách nhìn của riêng Kiên, vì bản thân anh sau khi trở về đời thường luôn mong muốn thế hệ sau sẽ hiểu được những gì đã xảy ra trong thời chiến và với mong muốn riêng mình anh mong mọi thứ sẽ không bao giờ lặp lại những bi kịch tương tự. 

Cuộc đời người lính không đơn thuần, họ đã phải trải qua nhiều đau thương và mất mát. Như Kiên, anh đã liên tục có những vết thương tâm lý về những ký ức kinh hoàng trong chiến tranh. Phải đối mặt với cái chết nhiều lần và bản thân anh cũng đã phải chịu nhiều thương tích. Và Kiên dần anh đã cảm thấy lạc long và cô đơn trong cuộc sống đời thường. Cuộc đời anh chưa dừng lại ở đó, anh đã thường xuyên bị những cơn ác mộng quấy rối, những hồi tưởng về chiến tranh hành hạ. Kiên vẫn luôn cảm thấy lạc lõng, mãi về sau bản thân của Kiên vẫn không thể hòa nhập được với xã hội. Bản thân Kiên luôn cho rằng mình không thuộc về nơi đây. Tổn thương trong quá khứ vẫn luôn đi theo anh đến suốt cuộc đời. Kiên dần mất niềm tin vào cuộc sống của chính anh, dần mọi giá trị tốt đẹp anh từng tin tưởng đã không còn. Mọi hy vọng trong anh dần như bế tắc hẳn. 

Nhưng thời gian rồi chữa lành mọi vết thương. Mặc dù bị ám ảnh bởi những ký ức trong chiến tranh năm xưa, nhưng với Kiên anh vẫn luôn luôn khát vọng được sống một cuộc đời bình dị và hạnh phúc. Trong anh mong muốn được quên đi quá khứ tối tăm và sẽ được yêu thương. Và khi Kiên tìm đến văn chương, với anh đây như là cách giải tỏa tâm trạng u uất của mình. Anh hy vọng rằng qua mỗi trang anh ghi ra sẽ có thể giúp đỡ và chia sẻ những kinh nghiệm mà anh đã trải qua và mong giúp họ hiểu được những điều đã xảy ra trong chiến tranh.

“Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh đã thể hiện cho sự đồng cảm sâu sắc với những người lính ở Việt Nam. Kiên, một nhân vật một lần nữa đã đại diện cho thế hệ tre Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh hy sinh và ám ảnh tâm lý nặng nề. Và chính nhân vật này đã cho lời cảnh tỉnh cho thế hệ sau về tất cả những hậu quả ghê gớm của chiến tranh. Sau tất cả, tác giả đã thể hiện tác phẩm một cách chân thực về những hậu quả ghê gớm của chiến tranh đối với con người. Đây lại là một tác phẩm mang giá trị nhân đạo về cuộc sống một cách rất chân thật. 

Gợi ý bạn 15+ 👉 Mẫu Giới Thiệu Về Một Tác Phẩm Nghệ Thuật Lớp 11

Phân Tích Đoạn Trích Nỗi Buồn Chiến Tranh Ngắn Gọn

Trong tác phẩm “Nỗi buồn chiến tranh” của nhà văn Bảo Ninh, nhân vật Kiên được xây dựng là một nhân vật đã từng tham gia chiến tranh nên tâm lí cũng như tinh thần của Kiên đã bị ám ảnh bởi những kí ức đau thương của chiến tranh. Bởi vậy khi nhớ về hình ảnh ấy anh lại bị những dòng kí ức bủa vây và cuốn đi theo mạch kí ức đó.

Những lúc như vậy, anh lại ngồi viết, nhưng cách viết của anh đang nương theo những dòng kí ức ấy và câu từ trong bản thảo của anh lộn xộn, không có trình tự, phải chăng Kiên đã rơi vào nỗi bi kịch tinh thần và không thể dứt khỏi kí ức đau buồn chiến tranh. Nhưng hãy nhìn theo một hướng khác, Kiên đã có sự lựa chọn của riêng mình, đó là “nhớ và viết để được phục sinh về tinh thần”. Khi chúng ta nhớ lại những trải nghiệm, chúng ta không chỉ ghi nhận một phần của quá khứ mà còn tạo ra một liên kết với nó.

Qua việc nhớ và viết, Kiên có thể “phục sinh” tinh thần bằng cách tái tạo lại những trải nghiệm, cảm xúc và ý nghĩa của cuộc sống. Việc này giúp chúng ta không chỉ đối diện với những thách thức mà còn tìm ra những ý nghĩa sâu sắc và hướng đi mới trong cuộc sống.

Với hoàn cảnh của nhân vật Kiên, anh ta không thể dứt khỏi kí ức chiến tranh, anh ta khó hòa nhập với cộng đồng nhưng có lẽ, việc nhớ và viết chính là phương pháp trị liệu tốt nhất để anh có thể tìm thấy sự bình an trong tâm hồn, anh có thể gặp lại đồng đội đã hi sinh, có thể nhớ lại kí ức tươi đẹp và có lẽ, đó là lựa chọn phù hợp với Kiên.

Gợi ý 👉 Viết Bài Văn Nghị Luận Phân Tích, Đánh Giá Một Tác Phẩm Văn Học

Phân Tích Tác Phẩm Nỗi Buồn Chiến Tranh Của Học Sinh Giỏi

Đã hơn 30 năm từ ngày tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh (tên ban đầu là Thân phận của tình yêu) của nhà văn Bảo Ninh (tên thật là Hoàng Ấu Phương, quê Bảo Ninh, Quảng Bình) ra đời và nổi tiếng khắp thế giới. Nó được xem là “cuốn tiểu thuyết xúc động nhất về chiến tranh Việt Nam”, “cuốn sách chạm vào mẫu số chung của nhân loại”, “thành tựu lớn nhất của văn học Đổi mới”… Tiểu thuyết đã được dịch ra 15 thứ tiếng, và có những thứ tiếng có 2 phiên bản, giới thiệu ở 18 nước trên thế giới.

Trên tờ quảng cáo bản dịch tiếng Trung ghi rõ “Bốn lần được đề cử giải Nobel”. Nhiều người đã đem Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh đặt cùng hàng với Phía Tây không có gì lạ của Remarque, Người đọc của Bernhard Schlink (Đức), Người đua diều của Khaled Hosseini (Ba Tư). Đã có rất nhiều bài phê bình và cả những luận văn, luận án về tác phẩm này, hầu như không còn gì để viết nữa.

Dẫu vậy, số phận Nỗi buồn chiến tranh vẫn chưa xong xuôi, vẫn còn những ý kiến trái chiều. Tác phẩm sau khi xuất bản đã nhận Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1991, rồi bị cấm từ năm 1993 đến 2005, đến 2006 lại được phép xuất bản trở lại. Sau năm 1991 đã có nhiều nhà văn có tên tuổi viết bài phê bình Bảo Ninh. Tôi nhớ tại Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ 8, 2010, tại Hà Nội, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã tiến ra giữa hội trường xin lỗi nhà văn Bảo Ninh vì đã viết bài phê phán ông.

Năm 2011 sách được Giải thưởng châu Á của Nhật Bản (Nikkei Asia Prize). Nhưng ở Việt Nam cho đến nay tác phẩm vẫn chưa lọt vào Giải thưởng Nhà nước, mặc dù theo tôi, nó đã xứng đáng từ lâu, vì nó đứng vào hàng kinh điển thế giới. Một số trường đại học ở Mĩ đưa Nỗi buồn chiến tranh vào loại sách bắt buộc phải đọc. Nhà văn Diêm Liên Khoa (Trung Quốc) cũng liệt vào sách phải đọc đối với học viên lớp sáng tác mà ông phụ trách.

Bảo Ninh là nhà văn cựu chiến binh, quê Quảng Bình, sinh năm 1952 tại Nghệ An, trong một gia đình nhiều đời nho gia, bố là nhà ngữ học nổi tiếng Hoàng Tuệ, từng làm Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học, nghiên cứu về chuẩn tiếng Việt và nhiều vấn đề liên quan đến chính sách ngôn ngữ của Nhà nước.

Sau năm 1975, Hoàng Ấu Phương được giải ngũ, học Trường viết văn Nguyễn Du khóa III, bắt đầu viết văn từ năm 1987. Thời đi bộ đội, Phương từng đọc tiểu thuyết Phía Tây không có gì lạ của nhà văn Erich Maria Remarque (1898 – 1970) viết về Thế chiến thứ nhất. Hòa bình, thân phụ nhà văn sau chuyến đi Pháp có mang về tập tiểu thuyết Cuộc đời và số phận của Grossman (1905 – 1964), viết về cuộc sống người dân Xô-viết trong chiến tranh chống phát xít. Cả hai cuốn sách có tính phản tư về lịch sử đều có ảnh hưởng đến tư tưởng và nghệ thuật của Bảo Ninh.

Khi viết Nỗi buồn chiến tranh theo kiểu phản tư, không phải Bảo Ninh không biết trước những hiểm nguy đang chờ đợi ông. Nghệ thuật của ông có tính chất dấn thân và suốt thời gian hơn 30 năm, trước bao dư luận, ông vẫn giữ thái độ im lặng bình thản. Từ đây ta thấy ý thức nghệ thuật và tinh thần dũng cảm của nhà văn Bảo Ninh.

Nỗi buồn chiến tranh thuộc loại tiểu thuyết chỉ có một nhân vật chính xuyên suốt toàn bộ tác phẩm. Các nhân vật khác đều là phụ, xuất hiện thấp thoáng trong các tình tiết. Kiên là nhân vật chính mang ba vai. Là người chiến sĩ sống sót sau chiến tranh của một đơn vị, không thể tự giải thoát khỏi các hồi tưởng về cuộc chiến tranh vừa qua và về các đồng đội đã mất như một chứng bệnh trầm cảm.

Là người đánh mất mối tình đẹp đẽ của mình. Là người viết tiểu thuyết với ý thức sứ mệnh. Với ba vai đó, tiểu thuyết thể hiện ba nội dung cơ bản: cuộc chiến tranh khốc liệt với vô vàn chết chóc; chiến tranh và sự hủy diệt hạnh phúc đời thường; ý thức về chuyện viết văn về đề tài chiến tranh, muốn vượt qua truyền thống cũ.

Vấn đề đầu tiên đối với nhà văn là viết về chiến tranh như thế nào. Khi bắt đầu tiểu thuyết Kiên đã tự nêu câu hỏi: “Vì sao anh lại chọn chiến tranh và vì sao nhất thiết phải là nó?” (Bảo Ninh, Nỗi buồn chiến tranh, Nxb Trẻ, 2011, các trích dẫn về sau đều lấy từ nguồn này). Anh chọn nó chính là để thay đổi nó. Vấn đề chính là ở cách nhìn về chiến tranh.

Cuốn sách đã đi ngược lại với truyền thống thể hiện chiến tranh đã thành công thức. Một số người cho rằng, viết như thế là “xúc phạm” người đã khuất, vì không viết họ như những anh hùng. Nhưng chiến tranh là một đề tài rộng lớn, mà các hành động anh hùng trong chiến đấu chỉ là một phương diện. Chiến tranh còn là chết chóc, là hủy diệt, là mất mát đau thương… – những điều không thể không viết.

Đất nước ta ở vào một vị trí địa chính trị thế nào đó mà thường phải đương đầu với chiến tranh và buộc phải sống còn. Sau tất cả, hòa bình thật quý giá. Đó cũng là tư tưởng của Hồ Chí Minh khi ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, 19/12/1946. Từ cuộc kháng chiến chống Pháp, sang cuộc kháng chiến chống Mĩ, tiểu thuyết về chiến tranh ở Việt Nam ra đời trong nhu cầu giáo dục truyền thống anh hùng. Trần Đăng, Nguyễn Đình Thi, Nguyên Ngọc, Hồ Phương, Nguyễn Văn Bổng, Võ Huy Tâm, Nguyễn Quang Sáng, Anh Đức, Nguyễn Thi, Nguyễn Trọng Oánh, Chu Lai, Nam Hà… và biết bao nhà văn Việt Nam khác đã sáng tác tiểu thuyết về chiến tranh như thế.

Trước đó đã có biết bao tác phẩm phản ánh chiến tranh vệ quốc của Liên Xô, Trung Quốc cũng nhằm giáo dục truyền thống anh hùng. Các tiểu thuyết chiến tranh, do yêu cầu tuyên truyền, cổ vũ tinh thần chiến đấu và chiến thắng, đều thể hiện nhất loạt ta thắng địch thua, ta chính nghĩa địch phi nghĩa, ta dũng cảm địch hèn nhát, ta là người địch là thú vật, ta chính nghĩa thì hi sinh là chuyện lương tâm và tất yếu… Đó là công thức chung.

Là nhà văn, Bảo Ninh nghĩ: “Nghề văn là nghề chuyên nghiệp về sự ngẫm nghĩ. Nhà văn tự xem mình là kẻ có khả năng, có trách nhiệm và có ham thú đúc kết nhân tình thế thái đặng tìm ra cho bản thân mình và bạn đọc của mình những giá trị, những ý nghĩa vừa cố định vừa đổi thay không ngừng của đời sống con người, một đời sống tuy ngắn ngủi và khá là ảm đạm, nhiều buồn đau và bất hạnh, song lại cũng hàm chứa vô cùng tận những lẽ đời đáng sống, những giá trị cao quý, những vẻ đẹp tuyệt vời, hạnh phúc và niềm vui.” Cái khó ở đây là ở chỗ, đối với “những giá trị, những ý nghĩa vừa cố định vừa đổi thay không ngừng”, nhiều người chỉ thấy mặt cố định, mà không thấy sự đổi thay của chúng.

Là người lính đi qua chiến tranh, nhà văn Bảo Ninh, sau khi chiến tranh kết thúc, đã nói lên một tiếng nói khác, có phần ngược lại: “Nỗi buồn chiến tranh”. Là nhân chứng của chiến tranh, là người đã chứng kiến biết bao chiến sĩ của ta đã hi sinh, ông đã thấy những giá trị đổi thay. Nỗi buồn chiến tranh là tiểu thuyết đã vượt lên chiến tranh. Ở đây chiến tranh chỉ là bối cảnh, còn nội dung tiểu thuyết là nỗi buồn đau triền miên mà chiến tranh để lại.

Đó là nỗi buồn của chết chóc hủy diệt, nỗi buồn của tuổi trẻ phôi pha, nỗi đau của tình yêu tan vỡ. Viết về chiến tranh là viết về thể nghiệm đời sống đau đớn của những người trải qua chiến tranh, đó là quan điểm nhân văn. “Dằng dặc trôi qua trong hồi ức của Kiên vô vàn những hồn ma thân thiết, lẳng lặng âm thầm kéo lê mãi trong đời anh nỗi đau buồn chiến tranh.” Nhà văn Kiên “thâm tâm luôn muốn viết về chiến tranh sao cho khác trước”.

Bảo Ninh không miêu tả, kể chuyện về cuộc chiến, không kể lại bất cứ trận đánh nào, mà kể về suy nghĩ, cách ứng xử về cuộc chiến. Hiện lên trước mắt ta là nhân vật Kiên, người lính trinh sát năm xưa nay đi tìm và quy tập hài cốt các đồng đội đã hi sinh, với vô vàn hồi tưởng về những đồng đội và những cái chết, những biến thái tâm lí, những cơn điên dại, hồi tưởng về người yêu và tình yêu đã mất, với khát vọng viết lại “nội dung của lời trăng trối” của người lính chống Mĩ.

Ông từ chối chi tiết điển hình trong quá trình phát triển của lịch sử, để viết theo dòng chảy của hồi ức và tâm trạng. Chi tiết hiện thực của ông rất nhiều, nhưng không sắp xếp theo thứ tự lí tính. Truyện của ông không có cốt truyện, không có trật tự thời gian tuyến tính, không có kết cục rõ ràng. Nhân vật của ông không sống với thời đại mới sau chiến thắng chấn động địa cầu, mà sống với quá khứ.

“Không phải là cuộc sống mới, thời đại mới, không phải là những hi vọng về tương lai tốt đẹp đã cứu giúp tôi, mà trái lại, những tấm thảm kịch của quá khứ đã nâng đỡ tâm hồn tôi…” Người kể chuyện trong tiểu thuyết của ông không điều khiển được cái viết: “Không phải là anh, mà là một cái gì đấy đối lập, thậm chí thù nghịch với anh đang viết, đang không ngừng vi phạm, không ngừng lật ngược tất cả những giáo điều cùng tất cả những tín niệm văn chương và nhân sinh sâu bền nhất của anh.

Và hoàn toàn không cưỡng nổi, mỗi ngày Kiên một dấn mình thêm vào vòng xoáy của nghịch lí hiểm nghèo ấy của bút pháp.” “Trong từng chương một, Kiên viết về chiến tranh một cách rất tùy ý như thể ấy là một cuộc chiến tranh chưa từng được biết tới, như thể cuộc chiến của riêng anh.” “Ngấm ngầm anh tin mình tồn tại ở đời với một thiên mệnh vô danh, thiêng liêng và cao cả, song tuyệt đối bí ẩn.” Kiên là một trường hợp điển hình của chứng PTSD (chứng rối loạn tâm lí hậu chấn thương), và nhờ hồi tưởng, nhờ viết tiểu thuyết mà vượt qua cơn bệnh.

Nhưng Kiên vẫn không phải là người đã hoàn thành cuốn tiểu thuyết, mà phải là một người khác tỉnh táo hơn, bởi Kiên không thoát khỏi nhân vật để thành tác giả. Khi được hỏi mối quan hệ giữa nhân vật Kiên và Bảo Ninh như thế nào, thì tác giả Nỗi buồn chiến tranh trả lời: “Kiên là nhân vật hư cấu, hoàn toàn không phải tôi, đời sống và chiến đấu của anh ta cực kì khác tôi, nhưng Kiên cũng chính là tôi.” Kiên là nhân vật hư cấu, nhưng Kiên cũng chính là Bảo Ninh. Bảo Ninh đã thay đổi cách viết về chiến tranh. Những ai đã đọc Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh sẽ không thể nào viết lại chiến tranh theo kiểu cũ được nữa.

Toàn bộ tiểu thuyết được kể bằng ngôi thứ ba với điểm nhìn duy nhất của Kiên, và nhiều khi Kiên gạt bỏ luôn ngôi thứ ba để đứng ra kể chuyện xưng “tôi” theo ngôi thứ nhất, nhất là khi nói về cách viết tiểu thuyết. Chỉ có chương cuối cùng là lời của một người đọc đặc biệt xưng “tôi” biên tập lại bản thảo dang dở và đánh giá đúng bản thảo.

Cái “tôi” này cũng chẳng phải ai xa lạ, rất có thể là cái “tôi” đã xuất hiện trong văn bản. Người đọc xưng “tôi” này đã vượt qua các định kiến của những người hàng xóm, coi Kiên là “nhà văn phường”, một kẻ dị biệt, thị dân, tiểu tư sản, cực đoan, bạc nhược, để hiểu được “có chung một Nỗi buồn chiến tranh mênh mang, nỗi buồn cao cả, cao hơn hạnh phúc và vượt trên đau khổ”. Toàn bộ tiểu thuyết được thể hiện bằng những hồi tưởng đứt đoạn của Kiên.

Bảo Ninh thích dùng lối tạt lùi (flashback) để nhớ lại một chi tiết ngắn của quá khứ, làm cho cả tiểu thuyết được dệt bằng các đoạn hồi tưởng ngắn và suy ngẫm. Sẽ là ngây thơ nếu ai đó tin vào lời của nhà văn Kiên trong truyện, để tin rằng tiểu thuyết viết lộn xộn, tuỳ tiện vô thức. Chính những tạt lùi ngắn ngủi đã băm vụn cuộc chiến, để không tái hiện hoàn chỉnh nó nữa, vì ai cũng đã biết hết, mà chỉ tái hiện các mảnh vụn, những mảnh ghép làm nên “cuộc chiến của riêng Kiên” và nỗi buồn của anh mà mọi người chưa biết.

Điểm nhìn của nhân vật Kiên và của người kể chuyện Kiên không trùng khít, bởi điểm nhìn sau hàm chứa một thái độ phản tư, phân tích những gì đã nhìn thấy và hồi tưởng, một điểm nhìn hậu chiến, điểm nhìn của người đã ra khỏi cuộc chiến và suy tư về nó, vượt lên nó. Nhìn bề ngoài, tất cả các chương của cuốn tiểu thuyết đều song hành trên một mặt bằng thời gian, bất cứ lúc nào Kiên đều có thể trở đi trở lại với những thời điểm quen thuộc với anh trong cuộc chiến, như thể thời gian không trôi qua.

Nhưng đọc kĩ, sẽ thấy, cốt truyện chủ yếu là câu chuyện viết tiểu thuyết của Kiên. Từ chuyện đi làm nhiệm vụ quy tập hài cốt liệt sĩ, Kiên nảy ra ý muốn kể lại lời trăng trối của những người đã mất, rồi tiếp theo là chuyện viết, cách viết, viết thâu đêm, viết rồi bỏ, chuyện vô vàn cái chết, chuyện gia đình của Kiên, chuyện tình tan vỡ của Kiên, chuyện Kiên bất lực với câu chuyện và biến mất, và kết thúc bằng một ai đó biên tập tiểu thuyết và tiểu thuyết đã hoàn thành.

Một siêu tiểu thuyết (metafiction), trong tiểu thuyết hàm chứa một tiểu thuyết, tiểu thuyết về ý thức đổi mới cách viết một đề tài. Nỗi buồn chiến tranh của nhà văn Bảo Ninh mang một chủ đề kép. Nó không chỉ nêu một cách nhìn khác về chiến tranh, mà còn đề xuất một cách viết khác về đề tài chiến tranh, đề xuất một đổi thay về phương pháp sáng tác nữa.

Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh còn là một tiểu thuyết xuất sắc về ngôn ngữ văn học. Toàn bộ tác phẩm không phải lời kể chuyện thông thường, mà là lời độc thoại của nhân vật do người kể chuyện mượn để làm điểm tựa, lời của nhân vật Kiên.

Vì thế đọc tiểu thuyết như là đọc lời bộc bạch, trữ tình, tâm sự của một tâm hồn. “Giấc mơ lay thức tâm hồn Kiên. Thì ra, anh, Kiên cũng có một thời trai trẻ trung, cái thời mà giờ đây khó lòng mường tượng lại được nữa, cái thời mà toàn bộ con người anh, nhân tính và nhân dạng, còn chưa bị bạo lực của chiến tranh hủy hoại, cái thời anh cũng ngập lòng ham muốn, cũng biết say sưa, si mê, cũng trải những cơn bồng bột, và cũng ngốc nghếch ngẩn ngơ, cũng từng tan nát cả cõi lòng vì tình yêu thương đau khổ, vì ghen tuông tủi hờn và cũng đáng được ưu ái như các bạn anh bây giờ.

Chao ôi, chiến tranh là cõi không nhà, không cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông, không đàn bà, là thế giới thảm sầu vô cảm và tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con người!” Câu văn dài với nhiều thành phần phụ, với các từ trùng điệp, lặp lại, ngân nga như thơ, như ru người đọc vào hồi tưởng mà chìm ẩn trong nhịp điệu ấy là nỗi niềm tiếc nuối vô hạn và nỗi buồn sâu thẳm.

Nhà văn Diêm Liên Khoa, người đánh giá cao và giới thiệu tiểu thuyết này với độc giả Trung Quốc tỏ ý tiếc là tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh giàu chất trữ tình quá. Theo ông có lẽ phải viết với lời văn giễu nhại. Ý kiến đó theo tôi không hợp. Người ta có thể giễu nhại một cuộc đại nhảy vọt, cuộc cách mạng văn hóa kệch cỡm như chính Diêm Liên Khoa đã làm trong các tiểu thuyết của ông, nhưng khó mà giễu nhại một cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, thống nhất đất nước.

Nhưng khúc trữ tình với khúc ai ca tuy gần mà cũng có khác nhau. Nỗi buồn chiến tranh vẫn chỉ là nỗi buồn, nỗi đau, mà chưa phải là thể loại khúc ca, bài ca. Dịch là Chiến tranh ai ca có thể làm giảm nhẹ sức suy nghĩ hàm chứa trong tiểu thuyết. Tất nhiên bản dịch của dịch giả Hạ Lộ là một đóng góp lớn đối với văn học Việt Nam, rất đáng quý.

Bạn xem thêm 👉 Viết Bài Văn Phân Tích Một Tác Phẩm Văn Học 👉 siêu hay

Cảm Nhận Về Tác Phẩm Nỗi Buồn Chiến Tranh Hay

“Nỗi Buồn Chiến Tranh” là một tác phẩm văn học hiện đại đầu tiên của Việt Nam viết về chiến tranh từ góc nhìn khác, khẳng định mạnh mẽ vai trò cá nhân trong xã hội và đem lại những suy nghĩ sâu sắc về con đường dấn thân của thế hệ trong chiến tranh. Cuốn sách đưa người đọc vào những hồi ức trong bom đạn, mang đến những giây phút cảm động và đầy xót xa.

Bằng cách tái hiện số phận của con người trong thời loạn ly, tác giả đã nắm bắt được những suy tư về quá khứ và sự buồn bã đong đầy trong từng trang sách. “Nỗi Buồn Chiến Tranh” không chỉ là một tác phẩm văn học đặc biệt, mà còn là thông điệp cảm động về tính chất hủy diệt của chiến tranh đối với con người.

Dành tặng bạn những mẫu văn 👉 Phân Tích Một Tác Phẩm Thơ 👉 hay nhất

Viết một bình luận