Tóm tắt kiến thức trọng tâm tác phẩm Bên bờ Thiên Mạc đầy đủ bố cục, tóm tắt, nội dung chính, giá trị nghệ thuật,… giúp các em học tốt.
NỘI DUNG CHÍNH
Xuất Xứ Và Hoàn Cảnh Sáng Tác Văn Bản Bên Bờ Thiên Mạc
Bên Bờ Thiên Mạc được viết 1967 kể về vị tướng Trần Bình Trọng tài năng đã hy sinh anh dũng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ 2 (năm 1285) khi ông mới 26 tuổi. Đoạn trích trong SGK thuộc chương 4, phần 2, kể về việc Trần Quốc Tuấn giao nhiệm vụ cho Hoàng Đỗ, con ông già Màn Trò.
Tìm hiểu thêm tác phẩm 👉 Viên Tướng Trẻ Và Con Ngựa Trắng
Nội Dung Đoạn Trích Bên Bờ Thiên Mạc
Đón đọc nội dung đoạn trích Bên bờ Thiên Mạc được chia sẻ ngay sau đây nhé.
Trần Bình Trọng dẫn họ về nhà Nhân Tông đang ở. Trần Quốc Tuấn hỏi cậu bé chăn ngựa một lần nữa về con đường qua Màn Trò. Ông hài lòng vì Hoàng Đỗ tỏ ra hiểu rõ bãi lầy. Ông giơ một viên sáp lớn lên trước mặt:
– Đây là một đạo lệnh bí mật bọc sáp. Khi vượt xong bãi lầy, cháu tách đi một đường riêng tới quân doanh của Thượng tướng quân Trần Quang Khải. Cháu sẽ trao tận tay Thượng tướng quân bản lệnh này và chỉ được trao cho chính tay Thượng tướng quân mà thôi. Nếu nửa đường gặp giặc, cháu phải cố vượt thoát. Nếu vượt không được thì phải nhai nuốt bản lệnh này đi. Việc lớn của nước nhà nằm trong viên sáp này đó!
Trần Quốc Tuấn trao viên sáp cho Hoàng Đỗ. Cậu bé chăn ngựa nhận viên sáp và cúi đầu nghĩ ngợi. Trần Quốc Tuấn chăm chú ngắm cậu bé. Ông đã được Trần Bình Trọng kể lại trận phá vây ải Khả Lá và những người lính được thưởng đồng tiền bạc. Ông hỏi:
– Cháu còn vương vấn điều chi trong lòng thế?
– Thưa Quốc công, cháu chỉ là thằng bé chăn ngựa. Nhưng bố cháu đã dạy cháu phải trung với nước. Dù có chết cho nước, cháu cũng không sợ, nhưng cháu sợ không đảm đương nổi việc này.
– Ờ, cháu cứ nói nữa đi. Thật thà như vậy là đáng khen đấy!
– Cháu sợ nửa đường gặp giặc
– Thì cháu làm thế nào?
– Cháu sẽ có vượt vòng vây
– Nếu chúng vây kín quá?
– Thì cháu sẽ làm đúng như lời Quốc công đã dặn là nhai nuốt bản lệnh này đi.
– Thế là cháu hiểu kĩ lời ta đó.
Nhưng cậu bé chăn ngựa tỏ ra băn khoăn hơn:
– Nuốt xong, cháu không chịu chết một mình đâu. Cháu sẽ xông vào chúng nó. May ra cháu đổi mạng cháu được vài mạng giặc.
– Thế thì ta lại càng khen cháu chứ sao!
Hoàng Đỗ kêu lên:
– Nhưng dạo chúng cháu phá vây trên ải Khả Lá thì lại thế này cơ. Khi chúng cháu xông vào, chúng cháu liều chết với giặc, cuối cùng… cuối cùng, chúng cháu không chết mà chính lũ giặc đứa thì chết, đứa thì bỏ chạy bán mạng…
Trần Quốc Tuấn bật cười lớn:
– Binh pháp gọi như thế là “vào đất chết để tìm lấy sống” đó. Có ai ngăn cháu làm như vậy đâu!
Trần Bình Trọng cũng cười:
– Thì lúc ấy ta lại thưởng thêm cho một đồng tiền bạc nữa chứ sao
Cậu bé chăn ngựa ngơ ngác:
– Nhưng nếu vào đất chết mà lại sống thì khi cháu gặp Thượng tướng quân, cháu biết ăn nói làm sao?
– Sao hử?
– Bởi trước khi liều chết, cháu đã phải nuốt bản mật lệnh này, còn đâu để mà trao tay cho Thượng tướng quân được nữa.
Trần Quốc Tuấn nheo mắt cười. Mặt ông tươi tắn và trẻ trung, sinh động. Ông móc trong bọc ra một vật và khẽ rung cổ tay. Tiếng lanh canh reo vui lại vang lên:
– Ta cũng đã nghĩ trước điều đó rồi. Khi ấy, cháu sẽ trao cái khóa bạc này cho Thượng tướng quân. Thượng tướng quân suy nghĩ rồi sẽ hiểu được ý ta. Nếu vật này có rơi vào tay quân Nguyên, chúng cũng không thể nào ngờ được rằng chiếc khóa bạc có liên quan gì đến vận nước đâu.
Hoàng Đỗ yên lòng. Cậu sụp lạy Trần Quốc Tuấn rồi quay sang lạy từ Trần Bình Trọng.
Trần Quốc Tuấn muốn để hai thầy trò tự do hơn, ông vẫy ông già Màn Trò cùng ra khỏi lều. Hai thầy trò Trần Bình Trọng ngắm vẻ mặt của Hoàng Đỗ. Cậu bé chăn ngựa đã biết đem tất cả những gì mình có, từ trí tuệ, tài năng đến tấm lòng hiến dâng cho nước. Có được những người lính như thế này thật là một hạnh phúc đối với những người làm tướng. Bất giác, Trần Bình Trọng lặp lại điều mà Quốc công Tiết chế đã từng nói. Nhưng đột nhiên, ông nhớ lại và thấy trước đây, ông chưa đối xử rộng tình với quân sĩ và gia nô của ông.
– Em… em!… – Trần Bình Trọng lúng túng – Ta… ta muốn… muốn…
Trần Bình Trọng lần trong mình để tìm thưởng cho cậu bé gia nô một vật gì trước lúc lên đường. Ông muốn vật ấy phải xứng với một cậu bé như Hoàng Đỗ. Nhưng ngoài bộ quần áo chiến và thanh kiếm dùng làm vật giữ mình ra, Trần Bình Trọng không còn vật gì khác.
Bất chợt nhìn xuống mặt Hoàng Đỗ, Trần Bình Trọng sực nghĩ ra một điều lớn lao. Ông trang nghiêm bảo cậu bé nô tì:
– Em hãy quỳ xuống và ngẩng mặt lên!
Trần Bình Trọng rút kiếm, cầm lên phía mũi nhọn. Ông tha thiết nói:
– Lòng em hẳn khao khát điều này.
Trần Bình Trọng dùng mũi kiếm rạch lên trán Hoàng Đỗ thành một ô vuông nhỏ và lột làn da có thích chàm ba chữ “Quan trung khách”, ba chữ phân biệt những người dân tự do với các nô tì thân phận gần như loài vật. Máu từ trán Hoàng Đỗ chảy xuống khuôn mặt rạng rỡ của cậu bé chăn ngựa. Trần Bình Trọng cắt một vạt áo chiến của mình và dùng thuốc dấu buộc trán cho Hoàng Đỗ. Đây là món thuốc gia truyền rất hiệu nghiệm mà ông luôn luôn đem theo bên mình. Ông đặt hai tay lên đôi vai của cậu bé và nói với tất cả niềm xúc động, trìu mến của mình:
– Hoàng Đỗ! Kể từ lúc này, em không còn là một nô tì nữa. Kể từ lúc này, em là em nuôi của ta! Em có bằng lòng không?
Hoàng Đỗ toan cúi lạy Trần Bình Trọng để tạ ơn nhưng ông ngăn lại và ôm cậu bé vào lòng. Giữa lúc hai thầy trò Trần Bình Trọng gần gũi nhau như thế, tiếng trống đồng bỗng ình ình đánh. Từ ngoài cửa, Trần Quốc Tuấn và ông già Màn Trò vội vã bước vào.
– Giặc đến. Thuyền của chúng đã thấp thoáng ngang bến đò Chương Dương rồi.
Ông già Màn Trò hổn hển báo tin. Nhưng ông chợt sửng sốt nhìn mãi lên trán đứa con trai. Rồi ông kêu lên một tiếng nghi hoặc:
– Con? Có thật không con?
Ông già bước mau lại gần cậu bé chăn ngựa. Ông đưa tay định cởi mảnh vải buộc trán cậu bé. Nhưng bàn tay gầy guộc của ông vừa mới giơ lên tới nơi lại hạ xuống, rờ rẫm rồi đặt lên vai con. Trần Bình Trọng im lặng nhìn hai cha con người lính chăn ngựa. Ông cảm thấy sung sướng và bằng lòng về hành động của mình.
Đọc thêm 👉 Quang Trung Đại Phá Quân Thanh
Tóm Tắt Bên Bờ Thiên Mạc
Để nắm bắt những ý chính của văn bản Bên bờ Thiện Mạc hãy tham khảo bản tóm tắt ngắn gọn sau đây nhé.
Tác phẩm là câu chuyện kể về Trần Quốc Tuấn giao nhiệm vụ quan trọng cho Hoàng Đỗ, con của một nô tì ở vùng đất Thiên Mạc. Trước khi giao nhiệm vụ ông đã căn dặn cậu về sự quan trọng của nhiệm vụ lần này và căn dặn cậu nếu gặp giặc phải cố gắng trốn thoát và phải nhai nuốt bản lệnh không được để nó lọt vào tay giặc.
Hoàng Đỗ đã tự nghĩ ra cách để chiến thắng lũ giặc và được Trần Quốc Tuấn trao thưởng. Ông đã khắc ba chữ “Quan trung khách” lên trán cậu bé. Với cậu bé, đây là món quà quý giá mà cậu rất trân quý. Sau đó, Trần Quốc Tuấn nhận Hoàng Đỗ là em.
Chia sẻ bạn tác phẩm 👉 Hoàng Lê Nhất Thống Chí
Về Tác Giả Tác Phẩm Bên Bờ Thiên Mạc
Chia sẻ đến bạn đôi nét về tác giả, tác phẩm Bên bờ Thiên Mạc của tác giả Hà Ân.
Tác Giả
- Hà Ân tên thật là Hoàng Hiển Mô, sinh ngày 16 tháng 1 năm 1928, mất ngày 25 tháng 1 năm 2011 tại Hà Nội.
- Ông quê ở Hà Nội, là một nhà văn Việt Nam. Ông nổi tiếng với các tác phẩm tiểu thuyết lịch sử, truyện kể lịch sử và dã sử.
- Năm 1947, ông gia nhập Trung đoàn thủ đô liên khu I trong kháng chiến chống Pháp, rồi làm trưởng ty Hoa kiều vụ tỉnh Lào Cai năm 1948.
- Năm 1955, ông về làm giáo viên văn hóa ở trường quân y và hậu cần. Năm 1964, Hà Ân bắt đầu làm công việc nghiên cứu ở Viện bảo tàng quân đội. Từ năm 1964, ông làm biên tập viên cho Nhà xuất bản Hà Nội đến khi nghỉ hưu năm 1990.
Tác Phẩm
1. Nhân vật Đỗ Hoàng
– Nhiệm vụ của Hoàng Đỗ là giao một đạo lệnh bí mật bọc sáp cho Thượng tướng quân Trần Quang Khải.
– Đây là nhiệm vụ rất quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp tới sự an nguy của vua Nhà Trần. Hoàng Đỗ rất dũng cảm, vượt qua nguy hiểm để hoàn thành nhiệm vụ
– Lời nói: “Bố cháu dạy cháu phải trung với nước. Dù có chết cho nước, cháu cũng không sợ, nhưng cháu sợ không đảm đương nổi việc này ”; “Nuốt xong, cháu không chịu chết một mình đâu. Cháu sẽ xông vào chúng nó. May ra cháu đổi mạng cháu được vài mạng giặc”; “Nhưng nếu vào đất chết mà lại sống thì khi cháu gặp Thượng tướng quân cháu biết ăn nói làm sao?”
-> Hoàng Đỗ rất nhanh nhẹn, mưu trí, thông minh và vô cùng cẩn trọng.
– Khi được tướng Trần Bình Trọng tặng quà và nhận làm em, Hoàng Đỗ rất cảm kích, từ nay em không còn là thân phận nô lệ trở thành một người lính trẻ tuổi được giao phó trọng trách lớn lao, em rất hãnh diện về điều đó.
-> Hoàng Đỗ là nhân vật trẻ tuổi, rất nhanh nhẹn, thông minh và dũng cảm.
2. Nhân vật Trần Bình Trọng
– Tướng Trần Bình Trọng là vị tướng tài, ông đã nhìn nhận ra những người lính tốt, sẵn sàng nhận nhiệm vụ, ông đã nhận ra sự nhanh nhẹn, mưu trí và thông minh của cậu bé chăn ngựa. Ông cảm thấy hạnh phúc khi có những người lính dũng cảm sẵn sàng hi sinh vì Tổ Quốc.
– Trước sự gần gũi của thượng tượng Trần Hưng Đạo với nhân dân, vị tướng trẻ còn thấy mình mình chưa đối xử rộng với các quân sĩ.
– Trần Bình Trọng cảm động trước lòng dũng cảm của Hoàng Đỗ khi nhận giao nhiệm vụ.
– Trần Bình Trọng là người rất tình cảm, trọng nghĩa tình. Ông biết nhiệm vụ của Hoàng Đỗ rất nguy hiểm nên muốn động viên tinh thần cho cậu bé bằng một món quà ý nghĩa. Ông đã xóa 3 chữ “Quan Trung Khách” và nhận Hoàng Đỗ làm em. Hành động này thể hiện rõ sự thấu hiểu của ông với lính của mình. Món quà vô giá xóa bỏ thân phân nô lệ cho 1 em bé nhỏ.
– Trần Bình Trọng là một vị tướng giỏi, dũng cảm, điều binh khiển tướng chọn quân sĩ tốt, trân trọng những đóng góp của nhân dân. Luôn luôn học hỏi. Ông là người trọng nghĩa tình, hiểu rõ giá trị của tự do, và gần gũi với quân sĩ, nhân dân.
Đọc thêm tác phẩm 👉 Hồi Trống Cổ Thành
Ý Nghĩa Nhan Đề Tác Phẩm Bên Bờ Thiên Mạc
Nhan đề “Bên bờ Thiên Mạc” có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện nội dung và chủ đề của tác phẩm. Nó cho biết bối cảnh thời gian và không gian của tác phẩm: câu chuyện xảy ra vào thời điểm quân Nguyên đang xâm lược Trung Quốc. Qua đó, thể hiện khí phách anh hùng, lòng yêu nước và ý chí quyết tâm bảo vệ bờ cõi của đất nước ta. Nhan đề ngắn gọn, súc tích, gợi nhiều liên tưởng, tạo sự tò mò, thu hút người đọc.
Bố Cục Văn Bản Bên Bờ Thiên Mạc
Văn bản Bên bờ Thiên Mạc gắn với sự kiện cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên lần thứ hai (năm 1285). Có thể chia văn bản thành 2 phần như sau:
- Phần 1: Trần Quốc Tuấn giao nhiệm vụ đưa tin cho Hoàng Đỗ.
- Phần 2: Trần Bình Trọng xóa bỏ thân phân phận nô tì cho Hoàng Đỗ.
Đọc Hiểu Đoạn Trích Bên Bờ Thiên Mạc
Thohay.vn giúp bạn trả lời những câu hỏi trong phần đọc hiểu đoạn trích Bên bờ Thiên Mạc dưới đây.
👉 Câu 1. Trần Quốc Tuấn đã giao nhiệm vụ gì cho Hoàng Đỗ?
Trả lời: Trần Quốc Tuấn đã giao nhiệm vụ đưa tin đến tướng quân Trần Quang Khải cho Hoàng Đỗ.
👉 Câu 2. Khi nhận được nhiệm vụ, thái độ của Hoàng Đỗ như thế nào?
Trả lời: Hoàng Đỗ cảm thấy băn khoăn, sợ không đảm đương được nhiệm vụ này.
👉 Câu 3. Phần thưởng xứng đáng mà Trần Bình Trọng đã trao cho cậu bé Hoàng Đỗ là gì?
Trả lời: Phần thưởng xứng đáng mà Trần Bình Trọng đã trao cho cậu bé Hoàng Đỗ là việc xóa bỏ thân phận nô tì của cậu, cho cậu làm một người dân tự do.
👉 Câu 4. Hãy hình dung, tưởng tượng về nỗi xúc động của ông già Màn Trò
Trả lời: Ông già Màn Trò bất ngờ, xúc động, không dám tin Hoàng Đỗ đã thoát khỏi thân phận nô tì thấp kém.
Tham khảo thêm 👉 Thiên Trường Vãn Vọng Lớp 8
Giá Trị Văn Bản Bên Bờ Thiên Mạc
Điểm qua những giá trị nội dung và nghệ thuật trong văn bản Bên bờ Thiên Mạc dưới đây:
- Giá trị nội dung: Đoạn trích kể về việc Trần Quốc Tuấn giao nhiệm vụ hết sức quan trọng và tuyệt mật cho Hoàng Đỗ, con ông già Màn Trò, một nô tì ở vùng Thiên Mạc. Trước giờ chia tay, Trần Bình Trọng đã xóa vết xăm nô tì trên trán Hoàng Đỗ để cậu bé trở thành người dân bình thường.
- Giá trị nghệ thuật: Cách diễn tả tâm lý nhân vật độc đáo, phương thức đối thoại hấp dẫn làm cho câu chuyện hay hơn, sinh động hơn. Sự kết hợp nhuần nhị giữa kiến thức lịch sử, cảm xúc dồi dào, tưởng tượng phong phú của tác giả.
Sơ Đồ Tư Duy Bên Bờ Thiên Mạc
Hi vọng những mẫu sơ đồ tư duy Bên bờ Thiên Mạc được chia sẻ bên dưới sẽ giúp ích cho các em học sinh hệ thống lại kiến thức của mình nhanh nhất.
Soạn Bài Bên Bờ Thiên Mạc Lớp 8
Nội dung chi tiết hướng dẫn soạn bài Bên bờ Thiên Mạc trang 72 SGK Ngữ văn 8 tập 2:
👉 Câu 1 (trang 72 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Tác phẩm Bên bờ Thiên Mạc gắn liền với sự kiện lịch sử nào của dân tộc? Xác định nội dung chính của mỗi phần trong đoạn trích.
Trả lời:
– Sự kiện: cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên lần thứ hai (năm 1285).
– Có thể chia văn bản thành 2 phần:
+ Phần 1: Trần Quốc Tuấn giao nhiệm vụ đưa tin cho Hoàng Đỗ.
+ Phần 2: Trần Bình Trọng xóa bỏ thân phân phận nô tì cho Hoàng Đỗ.
👉 Câu 2 (trang 72 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Hãy liệt kê tên các nhân vật trong đoạn trích. Những nhân vật nào là nhân vật có thật trong lịch sử?
Trả lời:
– Các nhân vật trong đoạn trích: Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng, Hoàng Đỗ, ông già Màn Trò.
– Những nhân vật lịch sử là: Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng.
👉 Câu 3 (trang 72 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Nêu một số chi tiết cụ thể (lời nói, suy nghĩ, hành động…) mà tác giả đã sử dụng để khắc họa về Trần Bình Trọng, Trần Quốc Tuấn và Hoàng Đỗ. Từ đó, nhận xét về tính cách, phẩm chất của ba nhân vật ấy.
Trả lời:
Trần Bình Trọng | Trần Quốc Tuấn | Hoàng Đỗ |
+ “Cậu bé chăn ngự đã biết đem tất cả hạnh phúc đối với những người làm tướng” => Ông rất có mắt nhìn người, không coi thường năng lực của Hoàng Đỗ dù biết cậu chỉ là một cậu bé chăn cừu. + “Nhưng đột nhiên, ông nhớ lại và thấy trước đây, ông chưa đối xử rộng tình với quân sĩ và gia nô của ông.” => Một người chủ tướng, chủ nhân tốt, biết nghĩ đến người cấp dưới của mình. + “Trần Bình Trọng dùng mũi kiếm… dùng thuốc đấu trán cho Hoàng Đỗ” => Là một người chủ tướng nhưng Trần Bình Trọng thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của người dưới trướng mình. => Trần Bình Trọng là vị tướng tài năng, rất giỏi nhìn người, có sự thấu hiểu cho những người dưới trướng mình. | + “Đây là một đạo…Việc lớn của nước nằm trong viên sáp này đó” => Trần Quốc Tuấn rất có mắt nhìn người. Hoàng Đỗ chỉ là một đứa trẻ nhưng khi được ông giao nhiệm vụ cậu cũng sẵn sàng nhận và làm. + “Binh pháp gọi như… như vậy đâu!” => Ông là người học rộng hiểu sâu. + “Ta cũng đã nghĩ trước…. vận nước đâu” => Luôn suy nghĩ, dự liệu, cẩn thận trước mọi thứ. => Trần Quốc Tuấn là người có mắt nhìn người rất tinh tế và nhìn đúng người. Luôn suy nghĩ, dự liệu, cẩn thận trước mọi thứ. | + “Phải trung với nước. Dù có chết cho nước cháu cũng không sợ” => mặc dù cậu bé này vẫn còn nhỏ tuổi nhưng trong thâm tâm cậu đã cháy lên ngọn lửa yêu nước vô cùng lớn, sẵn sàng hi sinh vì nước, dù có chết thì cũng chẳng sợ gì. + “cháu sợ không đảm đương được việc này” => đứng trước với việc lớn như này mà bản thân mình phải tự làm cậu cũng tỏ ra lo lắng và sợ hãi. + “Nuốt xong, cháu không chịu chết… mạng giặc.” => Hoàng Đỗ là một cậu bé gan dạ, có lòng căm hận giặc. => Hoàng Đỗ là một cậu bé ngoan ngoãn, nhanh nhẹn và có lòng yêu nước nồng nàn từ khi còn rất nhỏ. |
👉 Câu 4 (trang 72 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Đặc điểm của truyện lịch sử được thể hiện qua những yếu tố nào ở văn bản này?
Trả lời:
Đặc điểm của truyện lịch sử | |
Nội dung liên quan đến nhân vật lịch sử | Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng. |
Nội dung liên quan đến sự kiện lịch sử | Cuộc chiến đánh quân Mông-Nguyên lần thứ hai của quân đội nhà Trần. |
Yếu tố nghệ thuật | không đơn thuần là kể lại sự kiện lịch sử, con người có thật mà có sự đan xen với yếu tố hư cấu, tưởng tượng, có sự bổ sung, sáng tạo của tác giả. |
Bối cảnh | là một hoàn cảnh xã hội cụ thể đặt trong một sự kiện lịch sử cuộc chiến đánh quân Mông-Nguyên lần thứ hai của quân đội nhà Trần. |
Nhân vật chính | ngoài những nhân vật chính có thật trong lịch sử như Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng còn có các nhân vật hư cấu như cha con ông già Màn Trò – Hoàng Đỗ. |
Từ ngữ | các từ ngữ chỉ tước hiệu hay danh xưng thời phong kiến như: nô tì, tướng quân… |
👉 Câu 5 (trang 72 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Trong đoạn trích trên, điều gì gây ấn tượng sâu sắc nhất đối với em? Vì sao?
Trả lời: Điều gây ấn tượng sâu sắc nhất với em trong đoạn trích trên là tinh thần dũng cảm của chú bé Hoàng Đỗ, tuy tuổi nhỏ nhưng em đã làm được những điều có ích cho đất nước.
👉 Câu 6 (trang 72 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Đoạn trích Bên bờ Thiên Mạc giúp em hiểu thêm được gì về tấm lòng của những người con nước Việt khi đất nước có giặc ngoại xâm?
Trả lời: Khi đất nước lâm nguy trước kẻ thù xâm lực, mỗi người dân Việt Nam cần phải đứng lên dũng cảm chống lại giặc ngoại xâm, thể hiện tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc bằng nhiều cách khác nhau.
Xem chi tiết hơn tác phẩm👉 Côn Sơn Ca (Nguyễn Trãi)
Giáo Án Bên Bờ Thiên Mạc Lớp 8
Gợi ý cho các thầy cô giáo mẫu giáo án Bên bờ Thiên Mạc chuẩn nhất được biên soạn bám sát chương trình ngữ văn 8, hi vọng thầy cô sẽ có thêm nhiều tư liệu để chuẩn bị bài giảng tốt nhất.
I. MỤC TIÊU
1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt:
– Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiết, cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ,…), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, thái độ người kể,…)trong truyện lịch sử và tiểu thuyết.
– Nhận biết được nhân vật lịch sử và nhân vật hư cấu.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung
– Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm.
– Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.
– Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.
b. Năng lực đặc thù
– Hiểu được cách thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả được thể hiện qua văn bản và tác dụng, ý nghĩa của những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu.
– Phân tích được nhân vật, chi tiết, tình huống trong văn bản.
– Viết được đoạn văn nêu cảm nhận về một nhân vật trong truyện.
3. Về phẩm chất
– Trân trọng, tự hào, kính yêu và biết ơn đối với anh hùng dân tộc.
– Sống có trách nhiệm với quê hương, đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
– Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy.
– Phiếu học tập.
– Các phương tiện kỹ thuật, những hình ảnh liên quan đến chủ đề bài học.
– Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp.
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà.
2. Chuẩn bị của học sinh
– SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
– GV tổ chức cho học sinh diễn tiểu phẩm
Tiểu phẩm: Hào khí Đông A
Nội dung: Trong dịp đầu xuân năm mới, ông nội dẫn các cháu đi thắp hương ở đền Trần – Nam Định. Ông nội kể cho các cháu nghe về triều đại nhà Trần, về 3 lần đánh thắng quân Nguyên Mông oanh liệt của nhà Trần.
Ông: Hôm nay nhân dịp đầu xuân năm mới, mỗi người con trên đất thành Nam đều hội tự về đây nơi đền Trần linh thiêng để thắp nén nhang thơm dâng lên các vị vua nhà Trần cảm tạ công đức nhà Trần và cầu mong sức khỏe, công danh.
Cháu trai: Ông ơi! nơi nay không khí thật cổ kính linh thiêng, khói nhang thơm ngát, dòng người tấp nập mà không ồn ào vẫn yên tĩnh lạ thường.
Ông: xoa nhẹ mái tóc cháu và nhẩn nha kể về chiến tích hào hùng của dân tộc khi 3 lần đánh tan quân Nguyên – Mông. Ông còn chỉ cho các cháu về dấu tích của cuộc kháng chiến đó là những cọc nhọn trên sông Bạch Đằng, về Hào khí Đông A và những cánh tay khắc chữ “Sát Thát”
Câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn khi 3 ông cháu đến thắp hương ở tượng đài Trần Hưng Đạo.
Ông: kể về vị tướng tài ba thời Trần, gạt bỏ đi hiềm khích để đoàn kết chung một lòng đánh giặc bảo vệ đất nước, một vị tướng già gần gũi và đối xử chân thành với nhân dân, quân lính. Trong các cuộc kháng chiến có biết bao vị tướng tài đã không tiếc thân mình hi sinh cho đất nước, phải kể đến Trần Bình Trọng.
Cháu gái: cháu nhớ câu nói nổi tiếng của ông khi bị tướng giặc bắt : “Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”.
Cháu trai: Tướng Trần Bình Trọng là vị tướng tài như thế nào? Xin mời các bạn cùng đến với bài học hôm nay “Bên bờ Thiên Mạc” của Hà Ân.
– HS tiếp nhận nhiệm vụ.
– GV dẫn dắt vào bài học mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung
a. Mục tiêu: Nêu được những nét chính về nhà văn Hà Ân và đọc hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật đoan trích văn bản “Bên bờ Thiên Mạc”.
b. Nội dung: Vận dụng kĩ năng đọc thu thập thông tin để tìm hiểu về tác giả và tác phẩm. HS trình bày dự án được giao trước đó về tác giả, tác phẩm.
c. Sản phẩm: HS báo cáo, thuyết trình một số nét cơ bản về tác giả, tác phẩm.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV yêu cầu HS hia sẻ nội dung tìm hiểu của mình về những hiểu biết chung về tác giả và tác phẩm. – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – HS suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận– GV mời đại diện mỗi bài 1 nhóm lên trình bày – Các nhóm còn lại căn cứ vào bài làm của mình để nhận xét bài của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện – GV đánh giá kết quả chung và ý thức của HS. | I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả– Hà Ân tên thật là Hoàng Hiển Mô, (16 tháng 1 năm 1928 – 25 tháng 1 năm 2011 tại Hà Nội), quê ở Hà Nội; là một nhà giáo, nhà văn Việt Nam. Ông nổi tiếng với các tác phẩm tiểu thuyết lịch sử, truyện kể lịch sử và dã sử. 2. Tác phẩm – Hoàn cảnh sáng tác: truyện lịch sử kể về vị tướng Trần Bình Trọng tài năng đã hy sinh anh dũng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ 2 (năm 1285) khi ông mới 26 tuổi. – Xuất xứ: trích trong truyện “Bên bờ Thiên Mạc”. – Thể loại: truyện lịch sử – Bố cục: 2 phần + Phần 1: Hoàng Đỗ được giao nhiệm vụ. + Phần 2: Trần Bình Trọng nhận Hoàng Đỗ làm em. |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
Cập nhật thêm tác phẩm🍃Nam Quốc Sơn Hà 🍃
5+ Mẫu Phân Tích Bên Bờ Thiên Mạc Hay Nhất
Tuyển tập những mẫu văn phân tích bài Bên bờ Thiên Mạc hay nhất dưới đây để các em có thể trau dồi thêm kĩ năng viết của mình hay hơn.
Phân Tích Truyện Bên Bờ Thiên Mạc Đặc Sắc
Tác giả Hà Ân tên thật là Hoàng Hiền Mô, quê ở Hà Nội; là một nhà văn Việt Nam. Ông nổi tiếng với các tác phẩm tiểu thuyết lịch sử, truyện kể lịch sử và dã sử. Bên bờ Thiên Mạc là tập truyện lịch sử gồm năm chương, kể về một địa danh lịch sử nổi tiếng gắn với tên tuổi những người anh hùng thời nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ 2.
Đoạn trích Bên bờ Thiên Mạc thuộc chương 4, phần 2, kể về việc Trần Quốc Tuấn giao nhiệm vụ hết sức quan trọng và tuyệt mật cho Hoàng Đỗ, côn ông già Màn Trò, một nô tì ở vùng Thiên Mạc. Trần Quốc Tuấn cũng dành một phần thưởng dành cho Hoàng Đỗ. Đoạn trích cũng đã thể hiện tình yêu quê hương đất nước một cách tha thiết và mãnh liệt, khi dân ta đang bị quân giặc xâm lược.
Mở đầu, là chuyện Trần Quốc Tuấn gặp cậu bé chăn ngựa, trông cậu bé cũng sáng sủa và hiểu rất rõ về bãi lầy. Nơi mà chút nữa cậu bé sẽ mang bản lệnh trao cho Thượng tướng quân. Trần Quốc Tuấn đã giao cho Hoàng Đỗ một nhiệm vụ vô cùng quan trọng có liên quan tới vận mệnh của đất nước. Trước khi giao, ông đã có những lời căn dặn cho cậu bé vì đây là việc lớn nên không thể để xảy ra sai sót nào được. Khi gặp giặc là phải cố gắng vượt thoát, còn nếu vượt không được phải nhau nuốt bản lệnh không để cho quân giặc lấy được bản lệnh đó.
Hoàng Đỗ là một cậu bé ngoan ngoãn, nhanh nhẹn và có lòng yêu nước nồng nàn từ khi còn rất nhỏ, đây quả là một đức tính tốt và đáng để học hỏi cậu bé. “Phải trung với nước. Dù có chết cho nước cháu cũng không sợ” mặc dù cậu bé này vẫn còn nhỏ tuổi nhưng trong thâm tâm cậu đã cháy lên ngọn lửa yêu nước vô cùng lớn, sẵn sàng hi sinh vì nước, dù có chết thì cũng chẳng sợ gì.
Thế nhưng vì cậu cũng chỉ một cậu bé nên đứng trước với việc lớn như này mà bản thân mình phải tự làm cậu cũng tỏ ra lo lắng và sợ hãi. Cậu sợ đi nửa đường bị giặc bao vây, miệng thì nói sợ là vậy nhưng chính cậu bé lại tự nghĩ ra cách làm sao để mình chiến thắng lũ giặc và nếu có phải chết cậu cũng phải kéo lấy mấy tên giặc chết theo.
Nhiều thắc mắc là vậy nhưng cậu bé cũng rất thông minh tính toán cả việc lỡ nuốt bản lệnh rồi thì lấy gì đưa cho Thượng tướng quân. Cậu bé tuy nhỏ tuổi mà thông minh vô cùng, dám làm cả việc lớn không sợ nguy hiểm, không sợ chết. Trần Quốc Tuấn quả thật rất có mắt nhìn người. Hoàng Đỗ chỉ là một đứa trẻ nhưng khi được ông giao nhiệm vụ cậu cũng sẵn sàng nhận và làm. Ông còn suy nghĩ thêm nếu như đất nước có thêm nhiều người lính có tấm lòng gan dạ, sẵn sàng hiến thân vì nước thì thật hạnh phúc và tốt biết bao.
Vì sự can đảm và lòng gan dạ, sẵn sàng vì nước mà hiến thân mình của cậu bé nên ông quyết định tìm một phần thưởng để thưởng cho cậu bé. Đang trong thời gian giặc hoành hành xâm chiếm nước ta nên ông chẳng có gì ngoài mấy bộ quần áo chiến và thanh kiếm dùng làm vật giữ mình ra thì ông không có gì khác. Cậu còn ít tuổi quá nên áo chiến và kiếm cũng không dùng được.
Suy nghĩ hồi lâu bỗng nhìn xuống mặt Hoàng Đỗ và sực nhớ ra một điều lớn lao. Ông đã rút thanh kiếm ra, dùng mũi kiếm rạch lên trán cậu bé một ô vuông nhỏ và lột làn da có thích chàm ba chữ “Quan trung khách” ba chữ này là để phân biệt thân phận những người dân tự do với các nô tì thân phận thấp hèn gần như loài vật. Cậu bé hẳn sẽ khao khát điều này lắm vì khi lột bỏ ba chữ đó đi thân phận của cậu không còn là một nô tì nữa, cuộc đời của cậu sẽ bớt cơ cực, khổ sở đi.
Trần Quốc Tuấn với tấm lòng rộng lượng, nhân hậu đã nhận Hoàng Đỗ là em nuôi của mình, điều này chắc chẳng bao giờ cậu dám mơ tưởng đến. Việc cậu làm cũng xuất phát từ lòng yêu nước mãnh liệt, một lòng vì đất nước của mình. Thế nhưng, điều mà cậu không ngờ là cậu lại được một phần thưởng lớn như vậy.
Sự xúc động của già Màn Trò khi nhìn lên trán đứa con trai của mình. Ông sửng sốt và cảm thấy vô cùng vui sướng. Thâm chí, ông còn không tin vào mắt mình hỏi con trai có thật không con. Niềm vui sướng của người cha khi thầy con trai mình thoát khỏi thân phận nô tì, cuộc đời của cậu như được bước sang một trang mới sáng sủa hơn, đỡ cực khổ hơn trước. Cũng vì lòng dũng cảm, sẵn sàng làm nhiệm vụ có liên quan tới vận mệnh của đất nước mà cậu bé đã được trao phần thưởng vô cùng quý báu này.
Trần Quốc Tuấn là người có mắt nhìn người rất tinh tế và nhìn đúng người. Hoàng Đỗ là cậu bé tuy còn ít tuổi nhưng đã có lòng yêu nước nồng nàn, sẵn sàng hiến thân mình vì đất nước thân yêu. Truyện Bên bờ Thiên Mạc là một tác phẩm hay và ý nghĩa ngợi ca tấm lòng và tinh thần yêu nước của tầng lớp quần chúng, nhân dân.
Hướng dẫn 👉 Viết Bài Văn Phân Tích Một Tác Phẩm Văn Học
Phân Tích Văn Bản Bên Bờ Thiên Mạc Ngắn Gọn
Truyện “Bên bờ Thiên Mạc” là một tác phẩm văn học lịch sử nổi tiếng trong văn hóa Việt Nam. Được viết dưới bút danh “Sơn Tinh”, tác phẩm này đã thu hút sự quan tâm và yêu mến của đông đảo độc giả từ nhiều thế hệ khác nhau.
Trần Quốc Tuấn, một vị tướng uyên thâm và giàu kinh nghiệm, đã giao phó một nhiệm vụ quan trọng cho Hoàng Đỗ – một cậu bé nô tì người làm việc tại vùng đất Thiên Mạc. Trước khi trao nhiệm vụ, ông đã dành thời gian để đính chính sự quan trọng của nhiệm vụ và cảnh báo cậu rằng nếu gặp kẻ thù, cậu phải tìm mọi cách để trốn thoát hoặc trong trường hợp không thể, phải nhai nuốt lệnh chỉ để tránh để lọt vào tay quân giặc. Tuy nhiên, dù là một đứa trẻ, Hoàng Đỗ không ngại đối mặt với nỗi sợ hãi và lo lắng. Trái tim cậu bé tràn đầy lòng can đảm và ý chí chiến đấu.
Với ý nghĩ sáng tạo và nghị lực vượt trội của mình, Hoàng Đỗ đã tự nghĩ ra một chiến thuật để đánh bại đám quân giặc và thuận lợi nhận được sự công nhận từ Trần Quốc Tuấn. Như một phần thưởng xứng đáng cho sự dũng cảm và sự đóng góp của cậu, ông đã trao cho Hoàng Đỗ một bộ quần áo chiến binh và một thanh kiếm.
Thậm chí, ông còn tự tay lột da và chàm ba chữ “Quan trung khách” lên trán của cậu bé. Ba chữ này trở thành biểu tượng đại diện cho thân phận cao quý của những người tự do, đồng thời phân biệt cậu với những nô tì thấp kém. Với Hoàng Đỗ, đó thực sự là món quà quý giá mà cậu luôn khát khao và trân trọng.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ thành công, Trần Quốc Tuấn đã chấp nhận Hoàng Đỗ làm em nuôi của mình. Điều này chứng tỏ sự tín nhiệm và lòng nhân ái của ông dành cho cậu bé. Từ đó, Hoàng Đỗ không chỉ có một người hướng dẫn và bảo vệ, mà còn có một gia đình thứ hai, nơi cậu được yêu thương và chăm sóc.
Cuộc đời của Hoàng Đỗ từ đó trở nên khác biệt. Cậu bé không chỉ học được những kỹ năng chiến đấu và sự can đảm từ Trần Quốc Tuấn, mà còn được nuôi dưỡng tinh thần tự do và độc lập.
Tác phẩm “Bên bờ Thiên Mạc” không chỉ là một câu chuyện hấp dẫn về cuộc sống và sự nghiệp của Trần Bình Trọng, mà còn là một sự tôn vinh và khắc họa chân thành về tình yêu đất nước và lòng trung thành với mầm non Việt Nam. Qua những trang sách, độc giả sẽ được trải nghiệm những trận chiến hào hùng, những tình huống gay cấn và những khía cạnh tâm lí sâu sắc của nhân vật chính.
“Bên bờ Thiên Mạc” là một tác phẩm đáng đọc và đáng trân trọng, mang lại cho chúng ta những bài học về lòng dũng cảm, trách nhiệm và tình yêu đất nước. Nhờ tác phẩm này, chúng ta có thêm hiểu biết về quá khứ lịch sử của đất nước và những người anh hùng đã hy sinh vì tổ quốc.
Gợi ý 👉 Viết Bài Văn Giới Thiệu Một Cuốn Sách Yêu Thích
Phân Tích Đoạn Trích Bên Bờ Thiên Mạc Hay Nhất
Bên bờ Thiên Mạc của Trần Bình Trọng và năm chương, kể về một địa danh lịch sử nổi tiếng gắn với tên tuổi những người anh hùng thời nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần thứ 2 (năm 1285).
Đoạn trích trong sách giáo khoa kể về việc Trần Hưng Đạo giao nhiệm vụ quan trọng cho Hoàng Đỗ, con ông già Màn Trò, một nô tì ở vùng đất Thiên Mạc. Trước đó, ông căn dặn cậu về sự quan trọng của nhiệm vụ, dặn rằng nếu bị giặc bắt phải cố gắng trốn thoát, còn không phải nhai nuốt bản lệnh không được để lọt vào tay quân giặc.
Trước giờ chia tay, Trần Bình Trọng và Hoàng Đỗ đã có cuộc trò chuyện. Ông đã xóa vết xăm nô tì trên trán Hoàng Đỗ để cậu bé trở thành người dân bình thường. Ông còn lột làn da có thích chàm ba chữ “Quan trung khách” lên trán cậu bé. Ba chữ phân biệt giữa người tự do với các nô tì. Sau đó, ông còn nhận Hoàng Đỗ là em nuôi.
Nhiệm vụ mà Trần Quốc Tuấn giao cho Hoàng Đỗ đã đặt ra một thử thách lớn cho cậu bé. Thế nhưng, Hoàng Đỗ vẫn không chút do dự, dũng cảm nhận lời. Điều đó thể hiện qua lời nói của cậu: “Phải trung với nước. Dù có chết cho nước cháu cũng không sợ”, “Cháu sợ không đảm đương được việc này”, “Nuốt xong, cháu không chịu chết một mình đâu. Cháu sẽ xông vào chúng nó. May ra cháu đổi mạng cháu được vài mạng giặc”. Cậu chỉ sợ không làm tròn nhiệm vụ, để giặc làm hại nước. Có thể thấy, cậu sẵn sàng hy sinh tính mạng cho đất nước.
Bên cạnh đó, Hoàng Đỗ rất thông minh, nhanh nhẹn. Lo lắng bị giặc vây bắt, Hoàng Đỗ đã nói với Trần Quốc Tuấn và có màn đối đáp tài năng. Cậu còn được ông ban thưởng bộ quần áo chiến và một thanh kiếm.
Tác giả đã có cách diễn tả tâm lí nhân vật độc đáo, phương thức đối thoại hấp dẫn cùng với sự kết hợp giữa kiến thức lịch sử với trí tưởng tưởng tượng phong phú của tác giả làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, sinh động hơn.
Đoạn trích Bên bờ Thiên Mạc đã góp phần giáo dục tinh thần yêu nước cho thế trẻ hôm nay. Tác phẩm thật giàu giá trị nhân văn cao đẹp.
Tham khảo mẫu 👉 Nghe Và Tóm Tắt Nội Dung Thuyết Trình Về Một Tác Phẩm Thơ
Bài Phân Tích Nhân Vật Trần Bình Trọng Trong Văn Bản Bên Bờ Thiên Mạc Điểm 10
Trong văn bản “Bên bờ Thiên Mạc” của Hoài Ân, nhân vật Trần Bình Trọng được xây dựng một cách tinh tế và sắc nét. Nhân vật này không chỉ là một nhân vật chính trong câu chuyện, mà còn là biểu tượng của sự gan dạ và lòng trung thành. Trần Bình Trọng được miêu tả là một người lính trung thành và dũng cảm, luôn sẵn sàng hy sinh cho đồng đội và đất nước.
Một trong những đặc điểm nổi bật của Trần Bình Trọng là lòng trung thành với đồng đội. Trong cuộc chiến chống quân xâm lược, Trần Bình Trọng luôn đứng vững bên cạnh đồng đội và không bao giờ từ bỏ. Anh ta luôn sẵn sàng chịu đựng khó khăn và hi sinh bản thân để bảo vệ đồng đội và đất nước. Điều này cho thấy sự tận tụy và lòng trung thành của Trần Bình Trọng đối với những người xung quanh.
Ngoài ra, Trần Bình Trọng còn được miêu tả là một người dũng cảm. Anh ta không sợ hãi đối mặt với nguy hiểm và luôn sẵn sàng chiến đấu cho công lý. Trong cuộc chiến, Trần Bình Trọng đã thể hiện sự can đảm và sự quyết tâm không ngừng nghỉ để bảo vệ đất nước. Nhân vật này trở thành một biểu tượng của sự dũng cảm và sự kiên nhẫn trong cuộc sống.
Tuy nhiên, Trần Bình Trọng cũng có những khía cạnh đáng chú ý khác. Anh ta là một người thông minh và sáng tạo, luôn tìm cách để vượt qua khó khăn và đạt được mục tiêu của mình. Trần Bình Trọng không chỉ là một người lính dũng cảm, mà còn là một nhà lãnh đạo thông minh và tài ba.
Tổng kết lại, nhân vật Trần Bình Trọng trong văn bản “Bên bờ Thiên Mạc” của Hoài Ân là một nhân vật tuyệt vời, biểu tượng của sự gan dạ và lòng trung thành. Anh ta không chỉ là một người lính dũng cảm, mà còn là một người thông minh và sáng tạo. Nhân vật này đã để lại ấn tượng sâu sắc với người đọc và truyền đi thông điệp về lòng trung thành và sự kiên nhẫn trong cuộc sống.
Mời bạn tham khảo thêm 👉 Trình Bày Ý Kiến Về Một Vấn Đề Xã Hội Lớp 8
Phân Tích Bên Bờ Thiên Mạc Lớp 8 Nâng Cao
Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ hai của dân tộc ta, có rất nhiều tấm gương anh hùng, dũng cảm, tiêu biểu như Trần Quốc Tuấn, Trần Hưng Đạo, Lê Văn Hưu,… Trong đó, đoạn trích “Bên bờ Thiên Mạc” đã kể về câu chuyện Hoàng Đỗ, một cậu bé nô tì, nhưng đã dũng cảm nhận nhiệm vụ theo dõi quân giặc, tìm ra kế sách đánh giặc. Đoạn trích đã thể hiện tấm lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm chống giặc ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.
Tình huống giao nhiệm vụ của Trần Quốc Tuấn cho Hoàng Đỗ đã đặt ra một thử thách lớn cho cậu bé. Hoàng Đỗ là một cậu bé nô tì, vốn bị coi thường, khinh rẻ trong xã hội. Thế nhưng, khi được Trần Quốc Tuấn giao nhiệm vụ quan trọng, Hoàng Đỗ đã không chút do dự, dũng cảm nhận lời.
Hoàng Đỗ đã thể hiện lòng yêu nước, trung thành với đất nước qua những lời nói: “Phải trung với nước. Dù có chết cho nước cháu cũng không sợ”, “Cháu sợ không đảm đương được việc này”, “Nuốt xong, cháu không chịu chết, chỉ sợ không làm tròn nhiệm vụ, để giặc làm hại nước”. Hoàng Đỗ đã sẵn sàng hy sinh thân mình để bảo vệ đất nước.
Không chỉ vậy, Hoàng Đỗ còn là một cậu bé thông minh, nhanh nhẹn, gan dạ. Cậu bé đã vượt qua nhiều khó khăn, nguy hiểm để hoàn thành nhiệm vụ. Cậu bé đã lẻn vào trại giặc, nghe ngóng tình hình, tìm ra kế sách đánh giặc. Cậu bé đã dũng cảm đối mặt với quân giặc, sẵn sàng hy sinh thân mình để bảo vệ đất nước.
Câu chuyện về Hoàng Đỗ là một minh chứng tiêu biểu cho tấm lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm chống giặc ngoại xâm của nhân dân Việt Nam. Trong những thời khắc đất nước lâm nguy, mỗi người dân Việt Nam đều sẵn sàng đứng lên, bất chấp khó khăn, gian khổ để bảo vệ quê hương, đất nước.
Đoạn trích Bên bờ Thiên Mạc cũng thể hiện lòng tự tôn dân tộc của nhân dân Việt Nam. Hoàng Đỗ là một cậu bé nô tì, nhưng cậu bé vẫn mang trong mình lòng tự hào dân tộc. Cậu bé đã dũng cảm vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm để hoàn thành nhiệm vụ. Cậu bé đã thể hiện ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước, không chịu khuất phục trước giặc ngoại xâm.
Tấm lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm chống giặc ngoại xâm, , thể hiện lòng tự tôn dân tộc của nhân dân Việt Nam là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Truyền thống này đã được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử và được thể hiện qua nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau. Trong thời kỳ chống giặc ngoại xâm, truyền thống này đã được phát huy mạnh mẽ, góp phần to lớn vào thắng lợi của các cuộc kháng chiến.
Đoạn trích Bên bờ Thiên Mạc đã góp phần giáo dục cho thế hệ trẻ về truyền thống yêu nước, tinh thần dũng cảm chống giặc ngoại xâm, thể hiện lòng tự tôn dân tộc của dân tộc ta. Qua đoạn trích, chúng ta càng thêm yêu quý, tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Về nghệ thuật, đoạn trích được viết theo thể truyện, kết hợp với yếu tố tự sự, miêu tả, đối thoại,… ngôn ngữ giản dị, trong sáng, giàu cảm xúc.
Đoạn trích Bên bờ Thiên Mạc là một đoạn trích hay, giàu ý nghĩa, thể hiện tấm lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm chống giặc ngoại xâm cũng như lòng tự tôn dân tộc của nhân dân Việt Nam.
Tham khảo gợi ý 👉 Viết Bài Văn Nghị Luận Về Một Vấn Đề Đời Sống