Cà Mau Quê Xứ: Soạn Bài, Giáo Án, Phân Tích, Bố Cục, Tóm Tắt

Chia sẻ đến bạn đọc một tác phẩm văn học viết về con người và vùng đất Cà Mau đó chính là tác phẩm Cà Mau quê xứ của Trần Tuấn.

Xuất Xứ Và Hoàn Cảnh Sáng Tác Cà Mau Quê Xứ

Tác phẩm Cà Mau quê xứ được trích trong tập Uống cà phê trên đường của Vũ. Đó là những trải nghiệm gần gũi và đáng nhớ của ông khi đến mảnh đất Cà Mau.

Đừng bỏ lỡ tác phẩm 👉 Một Người Hà Nội

Nội Dung Tác Phẩm Cà Mau Quê Xứ

Đón đọc toàn bộ nội dung tác phẩm Cà Mau quê xứ được chia sẻ dưới đây nhé.

Ra Mũi Cà Mau, nhiều người hỏi “Đi làm gì ?”. Trời đất, còn câu hỏi nào lối hơn thế không ? Tôi đều trả lời một câu: “Đi chơi ?”. Đi chơi, thế thôi ! Làm gì là làm gì, khi bạn đặt chân tới Mũi ? Có lẽ trừ những anh bạn đồng nghiệp và không đồng nghiệp hộ khẩu đặt ngay xứ này thì mới dám nói : “Nào, hôm nay, ta ra Mũi làm cái này, cái nọ”.

Đi chơi, tôi thực ra nói vậy cũng là để đánh lừa cái ổ cứng xúc cảm đã ấp ứ tự bao giờ, đánh lừa bộ xi đi võng mạc, đánh lừa bộ khứu giác, vị giác đã nghẽn bụi đời quá lâu rồi đang khát thèm hạt phù sa ròng ròng tươi mới trong trí tưởng tự thuở xa lắc. Để khi khoác ba lô lần đầu về Đất Mũi, rằng, thôi thì, ta cứ lỏng tay thơ thẩn với Cà Mau …

Trong ổ cứng cũ mèm của tôi từ thuở nào còn lưu những cái phai Nguyễn Tuân, Anh Đức, Xuân Diệu từ hơn bốn mươi năm trước. Những trang ký trang thư trang thơ gieo mầm dưới mỗi câu mỗi chữ là hạt hy vọng ứ nghẹn khát khao bung nở cây trái hoà bình. Và trong những cái phai ấy là ngổn ngang xác giặc, hầm chông loang máu sình lầy, là những đoàn người tranh đấu, máu và nước mắt của bà má Năm Căn, là vệt than đước đen nhức nhối trên má em bé Cà Mau mà nụ hôn cuối cùng của người cha lưu dấu lại …

Những cái phai ấy, bây giờ thực tình mở ra xem lại, thấy thật khó và chậm. Bởi nó quá nặng. Tới bây giờ tôi ưa những dòng này của cô Tư (nhà văn Nguyễn Ngọc Tư) hơn : “Trẻ con chạy rượt, u hơi ở trên sàn nhà, nhảy lò cò bên những bụi hẹ, bụi ớt lơ thơ trồng trong thúng. Cá thòi lòi dạn dĩ theo con nước chạy rột rẹt dưới sàn nhà, có lúc ngóc đầu lên, nhìn thom lom, ý hỏi ai đây ta, ai mà lặn lội tới xứ bùn sình rừng rú này, ai mà ngó tui thiếu điều lòi con mắt ra, lạ lắm sao ?”.

Và tôi cũng ưa nhớ tới câu chuyện này hơn, của lão làng Sơn Nam kể về chúa đảng Cánh Buồm Đen và ngọn roi kỳ hiểm chuyên trị ác độ nhơn của Tư Hiền dọc ngang vùng đất Mũi thời mạt pháp, nhớ “Đạo phát cỏ” dóc tổ đến lạ lùng của ông Thầy Quýt …

Mà cũng thiệt lạ ! Bàn chân tôi từng đặt trên núi non hùng vĩ địa đầu đất nước, từng đi xa Tổ quốc hàng vạn dặm, vậy mà một doi đất con con bằng phẳng hao hao một góc Gò Nổi miền Trung này lại khiến tôi và anh bạn thi sĩ đồng hành mau chóng trở thành những kẻ nông nổi kỳ quặc. Giữa buổi trưa nắng tưng bừng muốn khô quăn mấy đọt phù sa bên mỏm non sông, chúng tôi hì hục lôi tập thơ còn thơm mùi mực của anh bạn ra để … đốt và thả xuống biển !

Chỉ vì trong tập ấy có bài thơ về đất phương Nam anh bạn hứng khởi viết trong tưởng tượng từ khi nào. Từng nghe anh bạn nhà văn đất Mũi kể đã chứng kiến đủ kiểu xúc động của các vị khách khi ngược ngàn cây số về thăm đất Mũi. Người ôm cây cột mốc, kẻ ôm cây đước, kẻ lại nằm lăn xuống bùn lầy để … khóc vì sướng ! Còn vô khối người vốc nắm đất, mang chai nước biển về đặt trên giá sách hoặc tặng người thân ở nhà. Giờ tới lượt bạn tôi gửi lại nơi này mấy đọt phù sa thơ kèm chút gió Lào cố quận. Trương Lệ Duyên, cô bé ở Ban quản lý Khu du lịch văn hoá Mũi Cà Mau bật cười : “Các anh ngộ thiệt, em chưa từng thấy !”. Áo trắng của Duyên hắt vào tôi một mảng mây nghìn tuổi.

– Hay là chính chỗ này Nguyễn Bính dằn chén hắt rượu qua đầu buổi hành Phương Nam ấy, Thảo ơi ! “Quê nhà xa lắc xa lơ đó / Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay”.

– Nhớ nhà rồi à, mới đi có 6 ngày – chàng thi sĩ thầm thì – “Giang hồ như … ngươi giang hồ vặt / Nghe tiếng cơm sôi đã nhớ nhà”. Như Nguyễn Bính mới là thứ thiệt, 6 tháng ngang dọc miền Tây không buồn … đánh răng !

Thế là cãi nhau, hai thằng miền Trung, giữa cái nắng miệt mài bên những hạt phù sa sinh nở khởi từ hai chữ “quê nhà” ấy của thi sĩ đất Bắc. Chúng tôi bắt gặp ở chốn tận cùng này hai chữ thiệt hay, đó là “quê xứ”. Cả tuần nay, lang thang từ Tiền Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, xuống Sóc Trăng, Bạc Liêu … rồi xuống miệt biển Kiên Giang, ra Phú Quốc vòng lên Long Xuyên, Cao Lãnh …, dọc đường chúng tôi đều nghe từ chợ tới thuyền, từ xe lam, xe lôi tới thổ mộ một con chữ thật du dương mà xa lăng lắc : “Xứ”.

“Nhà em ở Ngã Năm Sóc Trăng, xứ ấy qua đây mất gần một buổi đò” – cô hàng trái cây trên chợ nổi Phụng Hiệp kẹp hai đứa nhỏ chao chao cái rổ rau sầu đâu xanh mướt. “Tui từ xứ Bạc Liêu qua” – ông lão xe lôi nằm ghếch chân hút thuốc gặp ở Long Xuyên. “Em đi lấy chồng, về nơi xứ xa …” – lảnh lót câu hát buồn vẫn thường nghe đây đó. “Cà Mau là xứ quê mùa/Muỗi bằng gà mái cọp tùa bằng trâu”. Không biết nhà văn xứ Quảng Nguyễn Thành Long – tác giả Lặng Lẽ Sa Pa đã về thấu miệt này chưa mà dịch Terre des hommes của Saint Exupéry (Bùi Giáng dịch Cõi Người Ta) ra thành “Quê xứ con người” hay đến vậy ?

… Giờ thì mấy anh em tôi ngồi cởi trần lai rai với gió trong ngôi nhà số 1. Cảm giác về xứ thật chon von, khi được ngồi trong chính ngôi nhà cuối cùng của dải đất hình chữ S, ngôi nhà được đánh số 1 trong hộ khẩu mà như thừa nhận của chủ nhà, anh Nguyễn Hoàng Phúc, nó là nhà đầu tiên tính từ Mũi trở vào của ấp Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau này.

Ngôi nhà sàn thưng lá dừa nước nằm theo leo giữa biển, tách bạch hẳn với xóm nhà bên kia, được dẫn ra bởi cây cầu lắt lẻo kết từ thân cây đước. Trên sàn nhà có đôi chục đàn bà con gái đang ngồi lột ghẹ lấy thịt, nói cười chọc ghẹo nhau rổn rảng. Nhà anh Phúc chị Tuyết là cơ sở gia công mặt hàng này, dân nơi này vẫn gọi là vựa. Ghẹ anh chị mua về phân loại, loại nhất, nhì và thấp nhất là loại ghẹ vạt.

Một ký ghẹ loại nhất giá mua 43.000 đồng, loại nhì 23.000 đồng, loại vạt chỉ 6.000 đồng. Hấp lên, mỗi ký ngót xuống còn 8 lạng, lột ra thịt cứ 10 ký tươi mới được 1 ký thịt. Cùng đám chị em, chị Tuyết thoăn thoắt xếp từng lát thịt ghẹ chắc nịch vào từng hộp nhựa, rồi xếp vào thùng xốp. Thịt ghẹ được ướp đông rồi bán qua Hà Tiên, và cả xuất khẩu sang Campuchia. Vào vụ, vựa ghẹ nhà anh chị mướn khoảng 20 đến 30 nhân công, chủ yếu là chị em, có cả các em gái nhỏ quanh ấp Mũi, ngày làm giỏi mỗi người được 5-6 chục ngàn đồng, bình thường cũng 3 chục ngàn…

– Ngưng tay làm với anh em một ly, anh Ba ! – Anh bạn đồng nghiệp của tôi thường trú ở Cà Mau cất tiếng mời

Ba Phúc vốc thêm mấy con nghẹ mới hấp thiệt ngon bỏ vào đĩa, xề lại “xây chừng” một ly rồi đứng dậy:

– Mấy anh cứ lai gai đi, em mấy hôm  mình, phải nghỉ ít hôm.

Có tiếng điện thoại reng, chị Tuyết đứng dậy nghe điện, là khách hàng gọi. Từ thuở nào, ông Nguyễn Văn Cốm – ông già chị Tuyết chống xuồng từ miệt Vĩnh Lợi – Bạc Liêu về xứ này lập nghiệp, mươi năm trước giao lại cho vợ chồng con gái cùng chàng rể Sóc Trăng hiền lành chịu thương chịu khó. Tôi bước ra chái bếp, nước biển lưng chừng chân cột nhà sàn ngợp nắng. Hai đứa nhỏ con của anh chị, đứa tám tuổi, đứa ba tuổi đang trần truồng nhảy nhót xối nước ùm ùm. Ba Phúc ở trần, cánh tay rắn chắc gạt lên gạt xuống chiếc cần bơm giếng đóng, nước vọt lên trắng loá mắt. Tôi vốc một hớp, ngọt lừ.

– Sâu thấu 180 mét đó anh, cả ấp Mũi chỉ có mình giếng này là nước ngọt nhất.

Nhìn xuống biển dưới sàn, thấy cả bầy cá bơi lượn lờ giương mắt nhìn lên, lại nhớ tới câu văn của cô Tư. Hôm tôi về Cà Mau, cô Tư rục rịch soạn đồ ra phố cổ Hội An dự hội với các nhà văn trẻ. Nghe nói là lần đầu tiên cô được đi xa đến vậy. Có một lần cô Tư trả lời trên báo Tiền Phong Chủ Nhật, giọng tưng tửng mà tôi cứ nhớ mãi, đại ý : “Nếu sinh ra ở thành phố, chắc gì tui đã … viết văn. Ở đó cuộc sống sôi động lắm, làm sao tui cô độc đến nỗi phải viết để khỏi phải nói chuyện một mình !”…

Bên cạnh tôi, những cây đước đóng mình xuống phù sa một dáng trầm ngâm, bình minh và hoàng hôn của một ngày treo trên cùng một cây đước. Lúc nãy ngồi ở nhà “Phó Mũi” Lê Hoàng Liêm (Chúng tôi gọi đùa về chức danh Phó Chủ tịch xã Đất Mũi của anh Liêm như vậy), chợt nghe câu chuyện bề bộn về con tôm và cây đước. Một dạo khi con tôm Cà Mau còn “ôm gốc đước”, cơ man những vạt rừng đước cường tráng xanh rậm rì đã phải dời chỗ nhường cho tôm.

Nhưng rồi đến lúc con tôm ngạt thở vì sình lầy, người ta lại kéo nhau đốn hạ đước để cho ra những vuông tôm sạch sẽ trong lành. Những vạt đước lui dần, cứ thế lui dần, mang theo những bình minh, hoàng hôn lùi xa con người. Anh bạn đồng nghiệp của tôi giở sổ tay đọc vanh vách quyết định kỷ luật của huyện uỷ Ngọc Hiển đối với hàng trăm đảng viên vi phạm, nghe se sắt làm sao.

“Phó Mũi” Lê Hoàng Liêm vốn xuất thân từ lính biên phòng vặn tấm lưng gầy gò trên ghế, gương mặt đen sạm cứ quặn lại : “Khó lắm các anh à. Là cả một cuộc đấu tranh lớn của chúng tôi đấy ! Cà Mau mà không còn đước thì còn gì nữa đâu”. Tôi ngồi đó chợt hình dung về những trái đước bắt gặp khi ngồi trên thuyền xuyên qua những vàm những lạch. Những trái đước đeo trên cây như những hạt phù sa, đến một ngày cắm thẳng xuống phù sa, mọc lên những thân đước mới.

Về Sài Gòn, tôi lẩn mẩn với câu hỏi, không biết sau khi nước non liền dải cụ Nguyễn có về thăm Cà Mau chưa, mà để ý thấy sau này cụ hình như chưa một lần viết lại về xứ này. Anh bạn thi sĩ Phan Hoàng mách : “Hỏi già Sáng ! Nguyễn Tuân xuống miền Tây thì chỉ có Nguyễn Quang Sáng tháp tùng”. Bên đầu kia điện thoại, giọng già Sáng khề khà rặt chất Cánh Đồng Hoang:

– Năm 1976, tui có đưa Nguyễn Tuân xuống miền Tây, nhưng lần ấy ổng chỉ dừng ở Châu Đốc (An Giang), không dìa Cà Mau. Những lần sau ổng vào Nam, nhưng tui nhớ cũng chỉ ở lại Sài Gòn, hình như cũng hổng xuống xứ đó.

Nguyễn Tuân chưa về tới Cà Mau ? Hay là Nguyễn đi theo cách của mình, một mình thơ thẩn dò đường ra Mũi không để ai biết ai hay, như kiểu ông từng vào miền Trung tha thẩn với Cửa Đại một đêm ? Riêng chi tiết Nguyễn Tuân về núi Sam Châu Đốc cũng rặt một kiểu của Nguyễn. Nơi ấy thờ Bà Chúa Xứ và Lăng Thoại Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại – người có công khai khẩn vùng đất mới này với công trình kỳ vĩ là con kênh Vĩnh Tế dài 90 cây số đào suốt 5 năm trời. Nguyễn đã tìm về đây, để tạ ơn người khai sinh ra quê xứ …

Tôi về, mang theo cái nhìn lánh đen như than đước của cô gái không tên gặp ở bến Năm Căn. Than hầm từ thân cây đước xứ này nghe nói tốt hơn mọi thứ than củi trên đời, đượm bền hơi lửa và không hề có khói. Không có khói, mà sao bước chân lên tàu rời Mũi, mắt tôi chợt cay nhoè …

Xem thêm tác phẩm 👉 Cải Ơi (Nguyễn Ngọc Tư)

Tóm Tắt Cà Mau Quê Xứ

Xem thêm mẫu tóm tắt tác phẩm Cà Mau quê xứ ngắn gọn dưới đây để có thể nắm bắt được nội dung chính của bài.

Cà Mau- mảnh đất được nhà văn Trần Tuấn lựa chọn là mảnh đất sẽ đến thăm quan và khám phá, tất cả như ngoài sức tưởng tượng của ông một khung cảnh tuyệt đẹp và hài hòa giữa thiên nhiên và con người, để rồi sau chuyến đi đó, tác giả đã viết nên tác phẩm Cà Mau quê xứ.

Đối với tác giả, đây là vùng đất luôn nằm trong trí tưởng tượng từ lâu của mình, tác giả đã ấp ủ nó chỉ chờ ngày được xách ba lô lên và đi. Để rồi khi thực sự được đến Cà Mau, tác giả yêu và đắm chìm trong cái khung cảnh và con người nơi đây.

Về Tác Giả Tác Phẩm Cà Mau Quê Xứ

Tham khảo thêm một số thông tin về tác giả tác phẩm Cà Mau quê xứ được Thohay.vn biên soạn chi tiết dưới đây.

Tác Giả

  • Trần Tuấn sinh năm 1967 tên khai sinh là Trần Ngọc Tuấn, quê ở Hà Nội.
  • Trong làng báo cũng như kho tàng văn học Việt Nam, anh là một giọng bút ký có dấu ấn riêng sâu sắc và đầy ý nghĩa, với cách viết nhấn nhá, nhiều liên tưởng.

Tác Phẩm

1. Vẻ đẹp của đất Mũi Cà Mau

a. Tính chất tươi mới, sống động của thực tế đời sống con người vùng Đất Mũi.

– Anh bạn nhà văn Đất Mũi kể đã chứng kiến đủ xúc động của các vị khách khi đến đây “Người ôm cây cột mốc, kẻ ôm cây được, kẻ lại nằm lăn xuống bùn lầy để … khóc vì sướng!”

+ Cảnh mấy anh em nhà báo cởi trần ngôi lai rai tại ngôi nhà số 1 của xã Đất Mũi, qua câu chuyện về những con người cụ thể, thêm thấu hiểu cung cách làm ăn và sinh sống của cư dân nơi đây.

+ Cảnh những người phụ nữ ngồi lột thịt ghẹ tại một cơ sở gia công thực phẩm của vợ chồng nhà anh Phúc, chị Tuyết – một bức tranh sinh động về lao động sản xuất của con người Đất Mũi.

+ Câu chuyện gay cấn một thời về sự lựa chọn giữa con tôm và cây lược, liên quan đến sinh mệnh chính trị của bao nhiêu người, được kể lại trong ngôi nhà của Phó Chủ tịch xã Đất Mũi Lê Hoàng Liêm.

→ Ở thời điểm bài tản văn ra đời, những khung cảnh nhật vật đó chính là câu chuyện của hiện tại, có tình thời sự nóng hổi, mang hơi thở của cuộc sống bề bộn đang chuyển mình, vận động. Quan sát dòng chảy của cuộc sống để ghi lại một cách chân thực, đó là thế mạnh vốn có của thể loại kí.

b. Đến với Mũi Cà Mau, tác giả liên tưởng đến những nhà thơ, nhà văn sau

– Trước Cách mạng có Nguyễn Bính – nhà thơ lãng mạn từng đặt chân đến Mũi Cà Mau trong những chuyến giang hồ như nhà thơ tự nhận; trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ có Nguyễn Tuân với bài kí Khi nào Bắc Nam đã được thồng nhất, anh sẽ vô thăm đầu trước hết?, Anh Đức có tập bút kí Bức thư Cà Mau; Xuân Diệu có bài thơ Mũi Cà Mau. Nhắc đến vùng đất này không thể không nhắc đến nhà văn Sơn Nam – một pho từ điển sống về Nam Bộ; Nguyễn Ngọc Tư – một nhà vă sống và viết ở Cà Mau.

→ Những liên tưởng đó cho thấy, Mũi Cà Mau là miền đất khơi gợi nhiều cảm hứng sáng tạo cho các nhà văn, nhà thơ. Đến với Mũi Cà Mau cũng là đến với một vùng văn chương, vì thế, cầm bút viết về vùng đất này, tác giả không khỏi cảm thấy có những thách thức.

2. Tâm thế của tác giả và nghệ thuật viết tản văn

a. Tâm thế của tác giả khi đến với mũi Cà Mau

– Tác giả đến với Mũi Cà Mau với tâm thế rất nhẹ nhàng: đi chơi. Nhưng ở đây, đi chơi cũng có nghĩa là đến với miền đất lạ, đi tìm niềm hứng khởi mới, để được trải nghiệm bằng tất cả các giác quan và cảm xúc.

– Với tác giả – người viết tản văn – những trải nghiệm thực tế như vậy vô cùng quan trọng. Nó đánh thức khả năng khám phá về vùng đất và con người nơi đây. Nó gợi lên trong lòng người viết những cảm xúc mới mẻ, những quan sát và suy ngẫm có chiều sâu. Bằng liên tưởng bất chợt, nó kết nối hiện tại với quá khứ, chuyện đời và trang văn, hiện thực và ước vọng… Đây là những điều kiện cần thiết cho sự sáng tạo trong tản văn.

b. Chất trữ tình trong bài tản văn

– Chất trữ tình trong bài tản văn được bộc lộ qua cảm xúc của người viết, cùng với cách thể hiện vừa đa dạng, vừa có nhiều nét độc đáo. Chẳng hạn:

+ Người viết đến với Mũi Cà Mau với tâm thế nhẹ nhõm, nhưng kì thực để “thỏa nỗi khát thèm hạt phù sa ròng ròng tươi mới”. Những rung động mới mẻ, tức thì của tâm hồn khi tiếp xúc với con người và cảnh vật đang thay thế cho sự hiểu biết về một vùng đất qua trang văn của những người đi trước.

+ Mượn lời văn trong tác phẩm của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư nói hộ nỗi niềm “Cá thòi lòi dạn dĩ theo con nước chạy rột rẹt dưới sàn nhà, có lúc ngóc đầu lên, nhìn thom lom, ý hỏi ai đây ta, ai mà ngó tui thiếu điều lòi con mắt ra, lạ lắm sao?”.

+ Thấy được sự bồi hồi rất lạ của lòng mình đối với những kiểu bày tỏ niềm xúc động của bao nhiêu người từ mọi miền về đây.

+ Nhìn cảnh quan, sản vật, con người lắng nghe lời ăn tiếng nói của quê xứ Cà Mau với niềm yêu mến, gần gũi, thân tình.

+ Đồng cảm với mọi lo toan, bề bộn trong cuộc mưu sinh của những con người gắn bó với quê hương mũi Cà Mau.

+ Không giấu được niềm xúc động kín đái khi rời Mũi Cà Mau “Than hầm từ thân cây được xứ này nghe nói tốt hơn mọi thứ than củi trên đời, đượm bên hơi lửa và không hề có khói. Không có khói, mà sao bước chân lên tàu rời Mũi, mắt tôi chợt cay nhòe”.

→ Như vậy, chất trữ tình của bài tản văn khi được thể hiện trực tiếp (người viết tự bộc lộ cảm xúc), khi được thể hiện gián tiếp (những hình ảnh khách quan của cuộc sống có sức lay động tình cảm người đọc nhờ cách tái hiện của tác giả). Chất trữ tình hầu như có mặt từ đầu đến cuối văn bản, trở thành yếu tố nổi trội đúng với đặc trưng của tản văn.

Đọc thêm truyện thơ 👉 Nàng Ờm Nhắn Nhủ

Ý Nghĩa Tác Phẩm Cà Mau Quê Xứ

Tác phẩm Cà Mau quê xứ ca ngợi khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp và con người hiền lành tại vùng đất mũi Cà Mau. Đồng thời bộc lộ những cảm xúc, niềm mến thương của tác giả đối với vùng đất này.

Bố Cục Cà Mau Quê Xứ

Về bố cục tác phẩm Cà Mau quê xứ được chia thành 3 phần, cụ thể là:

  • Phần 1: Từ đầu đến thơ thần với Cà Mau: Lúc tác giả đặt chân đến vùng đất Cà Mau
  • Phần 2: Tiếp đến những thân ổ mới: Mô tả về khung cảnh và cuộc sống của những con người Cà Mau
  • Phần 3: Còn lại: Tình cảm của tác giả

Đón đọc phân tích tác phẩm 🔽 Dương Phụ Hành 🔽

Đọc Hiểu Tác Phẩm Cà Mau Quê Xứ

Tiếp theo sau đây là các câu hỏi trong phần đọc hiểu các em học sinh hãy tham khảo để hiểu hơn về tác phẩm Cà Mau quê xứ.

1. Tác giả đến Mũi Cà Mau với mục đích gì?

Tác giả đến Mũi Cà Mau với mục đích là đi chơi. 

2. Chú ý những liên tưởng của tác giả về văn học.

Những liên tưởng của tác giả về văn học đó là những cái phai của Nguyễn Tuân, Anh Đức, Xuân Diệu từ hơn 40 năm trước. Những trang kí, trang thư, trang thơ gieo mầm dưới mỗi câu mỗi chữ là hạt hi vọng ứ nghẹn khát khao bung nở cây trái hòa bình.

3. Trạng thái tình cảm của tác giả và mọi người khi đến với Mũi Cà Mau.

Đối với tác giả, đây là vùng đất luôn nằm trong trí tưởng tượng từ lâu của mình, tác giả đã ấp ủ nó chỉ chờ ngày được xách ba lô lên và đi. Để rồi khi thực sự được đến Cà Mau, tác giả yêu và đắm chìm trong cái khung cảnh và con người nơi đây.

4. Hình ảnh nhà thơ Nguyễn Bính xuất hiện trong liên tưởng góp phần tô đậm thêm tâm trạng gì của người viết?

Hình ảnh nhà thơ Nguyễn Bính xuất hiện trong liên tưởng góp phần tô đậm thêm tâm trạng nhớ nhà. 

5. Từ “xứ” được nói ở đây có kết nối như thế nào với nhan đề?

Từ “xứ” ở đây chỉ các địa điểm của mũi Cà Mau. 

6. Chú ý cái nhìn của người viết đối với những chi tiết thực của đời sống được ghi lại.

Họ đều dành tình cảm cho nơi đây, lưu luyến không rời. Lang thang đi qua nhiều mảnh đất, từ “xứ” như xuất hiện ở khắp mọi nơi. Đó như cái hãnh diện của những con người khi nhắc đến quê hương của mình. Tác giả được ở nơi đây, cùng hòa vào khung cảnh sống sinh hoạt của những con người Cà Mau. Ở đó có những ngôi nhà được dựng lên bằng những thứ cảnh vật có sẵn ở đây. Có những con người cần cù chịu khó, đang làm những công việc mưu sinh. Khung cảnh sinh hoạt của người Cà Mau luôn gắn liền với cây đước, nó mang lại nhiều tài nguyên, mang theo thứ ánh sáng đẩy lùi khó khăn cho con người.

7. Những khó khăn, bộn bề mà con người ở đất Mũi Cà Mau đã trải qua.

Những con tôm bị ngạt thở vì sình lầy, những cây đước bị mọi người thi nhau đốn hạ đước để cho ra những vuông tôm sạch sẽ trong lành. 

8. Cách thể hiện cảm xúc của tác giả ở phần kết.

Ông thấy mọi thứ ở đây đều đẹp và đặc biệt, mà không ở nơi đâu có được. Để rồi nhà văn nhớ nhung, yêu thương đến nước mắt nhòe đi. Tác giả phải dành cho vùng đất này nhiều tình cảm lắm nên cảm xúc mới chợt dâng trào lên như thế.

Cập nhật thêm bài👉 Một Đời Như Kẻ Tìm Đường

Giá Trị Cà Mau Quê Xứ

Cập nhật thêm cho các em học sinh thông tin về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm Cà Mau quê xứ sau đây:

  • Giá trị nội dung: Tác phẩm Cà Mau quê xứ được khắc họa chân thực về mảnh đất Cà Mau, phía cuối của hình chữ S Việt Nam, ông chủ yếu kẻ về chuyến đi trải nghiệm thực tế của mình, kể về khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp và con người hiền lành nơi đây. Tác giả đã bộc lộ những cảm xúc, niềm mến thương nơi này qua từng nét viết. Khung cảnh ở Cà Mau được tác giả gợi ra qua những trang ký của Nguyễn Tuân, Anh Đức và Xuân Diệu.
  • Giá trị nghệ thuật: Bài thơ được viết theo thể thơ tự do giúp tác giả thể hiện được hết tâm tư vào tác phẩm. Ngôn ngữ thơ hay và giản dị nhưng ấn tượng. Khắc họa hiện thực chân thật và mang ý nghĩa to lớn.

Sơ Đồ Tư Duy Cà Mau Quê Xứ

Chia sẻ đến các em học sinh sơ đồ tư duy Cà Mau quê xứ chi tiết sau đây để có thể hệ thống lại nội dung bài nhanh nhất.

Sơ Đồ Tư Duy Cà Mau Quê Xứ
Sơ Đồ Tư Duy Cà Mau Quê Xứ
Sơ Đồ Tư Duy Cà Mau Quê Xứ Chi Tiết
Sơ Đồ Tư Duy Cà Mau Quê Xứ Chi Tiết
Mẫu Sơ Đồ Tư Duy Cà Mau Quê Xứ
Mẫu Sơ Đồ Tư Duy Cà Mau Quê Xứ

Dàn Ý Cà Mau Quê Xứ

Hi vọng mẫu dàn ý tác phẩm Cà Mau quê xứ chi tiết dưới đây sẽ giúp các em học sinh triển khai bài văn thêm logic, đầy đủ ý hơn.

I. Mở bài

– Giới thiệu khái quát về tác giả Trần Tuấn (những nét chính về con người, cuộc đời và đặc điểm sáng tác,…)

– Giới thiệu khái quát về tác phẩm Cà Mau quê xứ (xuất xứ, những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật,…)

II. Thân bài

– Mục đích của tác giả khi đến Cà Mau

– Khung cảnh và cuộc sống của những con người Cà Mau

– Tình cảm, cảm xúc mà tác giả dành cho đất mũi này

III. Kết bài: Khẳng định lại đặc sắc về nội dung và nghệ thuật thông qua truyện ngắn. Từ đó thấy được những tình cảm của tác giả dành cho Cà Mau.

Đừng bỏ lỡ 💚 Văn Bản Về Chính Chúng Ta 💚

Soạn Bài Cà Mau Quê Xứ Lớp 11

Thohay.vn hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong phần soạn bài trang 50 SGK ngữ văn 11 tập 2 chuẩn nhất.

👉 Câu 1 (trang 50 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Tác giả có tâm thế như thế nào khi đến với Mũi Cà Mau? Tâm thế đó có ý nghĩa gì đối với người viết tản văn?

Trả lời: Tác giả có tâm thế rất thoải mái khi đến với Mũi Cà Mau. Tâm thế đó sẽ giúp nhà văn có cái nhìn sâu sắc và tinh tế hơn về cảnh sắc thiên nhiên cùng con người nơi đây. 

👉 Câu 2 (trang 50 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Tính chất tươi mới, sống động của thực tế đời sống con người vùng Đất Mũi được thể hiện qua những khung cảnh, nhân vật nào?

Trả lời: Tính chất tươi mới, sống động của thực tế đời sống con người vùng Đất Mũi được thể hiện qua những khung cảnh, nhân vật như:

+ Những con người Cà Mau luôn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và vất vả với cuộc sống. 

+ Họ phải chịu nhiều thiên tai và đối mặt với sự thiếu thốn vật chất.

+ Tuy nhiên họ luôn tỏ ra vui vẻ và lạc quan, vẫn rất hiếu khách và chất phác. 

→ Đó chính là thứ níu chân tác giả tại nơi đây.

👉 Câu 3 (trang 50 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Đến với Mũi Cà Mau, tác giả liên tưởng đến những nhà thơ, nhà văn nào đã có duyên nợ với vùng đất này? Những liên tưởng đó có ý nghĩa gì?

Trả lời: Đến với Mũi Cà Mau, tác giả liên tưởng đến những nhà thơ, nhà văn đã có duyên nợ với vùng đất này là Nguyễn Tuân, Anh Đức và Xuân Diệu. Những liên tưởng đó đã càng khẳng định sức hấp dẫn và thú hút của con người và mảnh đất nơi đây.

👉 Câu 4 (trang 50 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Chất trữ tình được thể hiện như thế nào trong bài tản văn? 

Trả lời: Chất trữ tình đã được thể hiện rất rõ ràng trong bài tản văn thông qua những cảm giác và tình cảm của tác giả giành cho thiên nhiên và con người mũi Cà Mau. Dù đã rời khỏi vùng đất đó nhưng những kí ức của ông với nơi đây vẫn còn nguyên vẹn, đó là thứ níu kéo tình cảm của ông, làm ông lưu luyến không rời để rồi nhớ nhung.

👉 Câu 5 (trang 50 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Dưới ngòi bút tác giả, sắc màu riêng của vùng Đất Mũi hiện lên như thế nào?

Trả lời: Dưới ngòi bút tác giả, sắc màu riêng của vùng Đất Mũi hiện lên vừa mang chất hiện thực vừa mang chất trữ tình. 

👉 Câu 6. (trang 50 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Nêu nhận xét của bạn về cách sử dụng ngôn ngữ và các biện pháp tu từ trong tác phẩm.

Trả lời: Qua bài tản văn có thể thấy tác giả đã sử dụng rất nhiều biện pháp tu từ bằng câu hỏi tu từ như để thỏa mãn những thắc mắc của mình về mảnh đất và con người nơi ấy, đồng thời qua đó gửi gắm tình cảm của mình vào trong với ngôn từ mang đậm chất tản văn.

Xem thêm phân tích bài 🔽 Mộng Đắc Thái Liên 🔽

Giáo Án Cà Mau Quê Xứ Lớp 11

Chia sẻ cho các quý thầy cô giáo mẫu giáo án Cà Mau quê xứ được biên soạn chuẩn nhất theo sách giáo khoa lớp 11, hi vọng giáo viên sẽ có tiết dạy thật thành công.

I. MỤC TIÊU

1. Về mức độ/yêu cầu cần đạt

– Nhận biết và hiểu được đặc điểm của tác phẩm tản văn – một tiểu loại của kí, thể hiện ở cái nhìn đậm màu sắc chủ quan của người viết trước thực tại đời sống; ở sự phóng túng trong liên tưởng, sự tự do trong sử dụng ngôn ngữ và tổ chức văn bản.

– Phân tích được sự phối hợp các yếu tố tự sự, biểu cảm, thuyết minh trong bài tản văn; tính chất phi hư cấu và hư cấu thể hiện cách khai thác chất liệu đời sống và sự tưởng tượng của người viết.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

– Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm.

– Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.

– Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.

b. Năng lực đặc thù

– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Cà Mau quê xứ.

– Năng lực nhận diện các yếu tố hình thức và nội dung của văn bản.

3. Về phẩm chất

– Biết yêu mến cảnh quan thiên nhiên, các sắc màu văn hóa của đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

– Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

– Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

– Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

– SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

  • Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi: Ba tiếng Mũi Cà Mau gợi lên trong bạn những suy nghĩ, cảm xúc gì? Bạn đã được biết gì về vùng đất mũi Cà Mau (qua sách báo, phim ảnh và các phương tiện truyền thông…).

  • Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

– HS thực hiện nhiệm vụ

  • Bước 3: Trao đổi, thảo luận báo cáo

– HS trả lời câu hỏi, GV mời 2 -3 HS chia sẻ.

  • Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

– GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt vào bài học:

Tổ quốc tôi như một con tàu
Mũi thuyền ta đó, mũi Cà Mau

Đây là miền đất cực nam cua tổ quốc, đã đi vào những trang văn, trang thơ của các nghệ sĩ dạt dào cảm xúc. Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về văn bản Cà Mau quê xứ để có thêm hiểu biết về vùng đất xinh đẹp này nhé.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản

I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN
a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản, hướng dẫn đọc và rèn luyện các chiến thuật đọc.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến.
c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
– GV yêu cầu HS đọc nội dung SGK và trả lời câu hỏi:
+ Nêu hiểu biết của em về tác giả và xuất xứ của văn bản Cà Mau quê xứ.
+ Nêu nội dung chính của văn bản Cà Mau quê xứ.– HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– HS thảo luận nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.
– GV quan sát, hỗ trợ HS.
Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm
– HS trình bày sản phẩm thảo luận.
– GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
– GV nhận xét, chốt lại kiến thức.
1. Tác giả, xuất xứ tác phẩm
– Trần Tuấn sinh năm 1967 tên khai sinh là Trần Ngọc Tuấn, quê ở Hà Nội.
– Trong làng báo cũng như kho tàng văn học Việt Nam, anh là một giọng bút ký có dấu ấn riêng sâu sắc và đầy ý nghĩa, với cách viết nhấn nhá, nhiều liên tưởng.
* Xuất xứ:
– Thể loại: Tản văn
– Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
– Tác phẩm Cà Mau quê xứ được trích trong tập Uống cà phê trên đường của Vũ. Đó là những trải nghiệm gần gũi và đáng nhớ của ông khi đến mảnh đất Cà Mau.
2. Nội dung chính
Cà Mau quê xứ được khắc họa chân thực về mảnh đất Cà Mau, phía cuối của hình chữ S Việt Nam, ông chủ yếu kể về chuyến đi trải nghiệm thực tế của mình, kể về thiên nhiên tươi đẹp và con người hiền lành nơi đây. Tác giả đã bộc lộ những cảm xúc, niềm mến thương nơi này qua từng nét viết. Khung cảnh ở Cà Mau được tác giả gợi ra qua những trang ký của Nguyễn Tuân, Anh Đức và Xuân Diệu.
II. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung, phân tích được vẻ đẹp của Mũi Cà Mau..
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

Xem thêm tác phẩm 👉 Lời Tiễn Dặn

5+ Mẫu Phân Tích Cà Mau Quê Xứ Hay Nhất

Tổng hợp những mẫu phân tích Cà Mau quê xứ hay nhất để các em học sinh có thể học hỏi và rèn luyện thêm kĩ năng diễn đạt, cách dùng từ sao cho thật ấn tượng.

Phân Tích Cà Mau Quê Xứ Siêu Hay

Mảnh đất Cà Mau đã trở thành điểm đến đặc biệt đối với nhà văn Trần Tuấn. Trước khi đặt chân đến đây, ông đã từng tưởng tượng và mơ ước về vùng đất này. Cà Mau luôn tồn tại trong trí tưởng tượng và khao khát khám phá của tác giả, và ông chờ đợi một cơ hội để thực hiện chuyến hành trình tới đây. Khi cuối cùng có cơ hội này, Trần Tuấn không ngần ngại đặt ba lô lên và bắt đầu cuộc hành trình của mình.

Khi tác giả đặt chân đến Cà Mau, ông đã được chứng kiến một khung cảnh tuyệt đẹp và hài hòa giữa thiên nhiên và con người. Vùng đất này đưa Trần Tuấn vào một thế giới đầy quyến rũ và độc đáo. Khung cảnh tự nhiên tại Cà Mau đã ấn tượng mạnh vào tâm trí của tác giả, và ông đã thể hiện sự kính trọng và yêu thương đặc biệt đối với nơi này thông qua việc viết tác phẩm “Cà Mau quê xứ.”

Trong tác phẩm, Trần Tuấn đã chia sẻ với độc giả những trải nghiệm và cảm xúc của mình khi khám phá Cà Mau. Ông đã ghi lại những động viên mạnh mẽ từ những người dân và câu chuyện cuộc sống ở đây. Điều này đã giúp tạo ra một tác phẩm đầy ấn tượng và tôn vinh vùng đất Cà Mau, đồng thời chia sẻ niềm đam mê và tình cảm đặc biệt của tác giả đối với đất nước và con người Cà Mau.

Phân Tích Cà Mau Quê Xứ Của Trần Tuấn Ngắn Gọn

Tác giả đã chọn vùng đất mũi Cà Mau là điểm dừng chân cho chuyến hành trình khám phá của mình. Bất chấp sự tò mò và sự thắc mắc của nhiều người, tác giả luôn ấp ủ mong muốn được đến với nơi đây để tìm hiểu và khám phá những điều mới mẻ. Điều này bởi vì đất Cà Mau luôn nằm trong trí tưởng tượng của tác giả từ lâu và để cho ước mơ ấy trở thành hiện thực, tác giả đã chuẩn bị sẵn sàng. Khi đến nơi, tác giả bị cuốn hút bởi vẻ đẹp tự nhiên và con người nơi đây.

Từ trước đến nay, đã có rất nhiều nhà văn, nhà thơ đến đây và để lại những tác phẩm đầy cảm xúc về những cuộc chiến chống giặc và những cuộc chia ly. Những hình ảnh ấy đã khắc sâu trong lòng tác giả. Trong chuyến đi, tác giả cũng được nghe kể về những câu chuyện của những người đã từng đặt chân tới Cà Mau. Họ đều dành tình cảm và yêu thương cho nơi đây, như một tình yêu quê hương đong đầy cảm xúc.

Những ngôi nhà đơn giản được dựng lên từ những thứ cảnh vật có sẵn ở đây, cùng với những người dân chịu khó lao động là hình ảnh sống động và sinh động của đời sống con người ở Cà Mau. Cây đước, biểu tượng thiên nhiên và con người nơi đây, mang lại nhiều tài nguyên và đem lại ánh sáng đẩy lùi khó khăn cho con người.

Những hình ảnh về Cà Mau, về những con người đôn hậu, thật thà vẫn còn đọng lại trong tâm trí tác giả sau khi trở về Sài Gòn. Giờ đây, tác giả nhận ra rằng không có gì có thể sánh bằng những thứ ở Cà Mau. Những làn khói than của cây đước cứ như đang níu giữ bước chân của tác giả và những con người đang rời khỏi nơi đây.

Xem thêm 👉 Viết Bài Văn Phân Tích Một Tác Phẩm Văn Học 

Phân Tích Cà Mau Quê Xứ Của Trần Tuấn Hay Nhất

Những miền tổ quốc trên đất nước luôn là nguồn cảm hứng để mỗi nhà thơ, nhà văn sáng tạo ra những tác phẩm ấn tượng. Tác giả Trần Tuấn cũng như thế, ông đi nhiều trải nghiệm nhiều để thấy cái hay cái đẹp của con người Việt Nam. Nổi bật trong số các tác phẩm của ông là “Cà Mau quê xứ” được trích trong “Uống Cà phê trên đường của Vũ”. Tác phẩm là những trải nghiệm của ông trên đất mũi Cà Mau và những tình cảm của ông dành cho nơi đây.

Cà Mau là điểm cuối cùng của dải đất Việt Nam, chính cái khung cảnh mộc mạc giản dị, cùng con người dẻo dai chất phác đã in đậm vào tâm trí của nhà văn Trần Tuấn. Ở truyện ngắn này, tác giả đã kể về Cà Mau qua thiên nhiên và con người nơi đây. Từ đó bộc lộ những tình cảm, cảm xúc của mình với vùng đất mũi này. Khung cảnh ở Cà Mau được tác giả gợi ra qua những trang ký của Nguyễn Tuân, Anh Đức và Xuân Diệu. Đó là những bụi đầm lầy, những bụi cây đước hay là những giọt phù sa.

Chính cái thiên nhiên này đã thôi thúc tác giả thành những “kẻ nông nổi kì quặc”. Thiên nhiên ở đây thật đơn giản và bình dị. Những cây đước là những cây mọc nhiều nhất ở Cà Mau. Tác giả miêu tả những cây đước đắm mình xuống phù sa với những đàn cá tôm, gắn với bình minh và hoàng hôn trên đất mũi. Trần Tuấn đã miêu tả cái khung cảnh thiên nhiên này bằng ngòi bút thật sống động và chân thật.

Nhưng cái mà khiến tác giả ấn tượng và dùng ngòi bút của mình nhiều nhất là những con người nơi đây. Có một hình ảnh rất hay như tác giả nói về con cá với ý nghĩ “ai đây ta, ai mà lặn lội tới xứ bùn sinh rừng rú này”. Câu văn pha chút gì đó hài hước và tò mò như con người nơi đây dành cho tác giả. Nhưng có lẽ, chính những con người ấy đã lưu dấu chân của nhà văn ở lại. Những con người Cà Mau luôn khó khăn, bộn bề vất vả với cuộc sống. Họ bị thiên tai, đối mặt với nhiều thiếu thốn vật chất. Nhưng những người Cà Mau vẫn rất hiếu khách và chất phác..

Tác giả miêu tả về những người đến với đất mũi Cà Mau “Người ôm cây cột mốc, kẻ ôm cây đước, kẻ lại nằm lăn xuống bùn lầy”. Những hình ảnh hết sức là chân thật, đó là cái tình cảm của không chỉ riêng tác giả, mà cả những người khi đến đây muốn dành cho vùng đất mũi Cà Mau này.

Khi đã rời đất Cà Mau trong tác giả vẫn còn rất nhiều cảm xúc, lời nói chưa có lời giải đáp. Việc Trần Tuấn liên hệ đến Nguyễn Tuân như cho thấy những trăn trở của ông về tình cảm dành cho vùng đất này. Tác giả đã về nhưng những hình ảnh về thiên nhiên và con người nơi đây như vẫn còn hiện nguyên trong ức của ông. Ông thấy mọi thứ ở đây đều đẹp và đặc biệt, mà không ở nơi đâu có được.

Để rồi nhà văn nhớ nhung, yêu thương đến nước mắt nhòe đi. Tác giả phải dành cho vùng đất này nhiều tình cảm lắm nên cảm xúc mới chợt dâng trào lên như thế. Qua bài thơ ta thấy tác giả dùng rất nhiều các biện pháp liệt kê, nhiều hình ảnh so sánh cùng với ngôn ngữ giản dị sinh động. Để từ đó thấy được vẻ đẹp và thiên nhiên con người vùng đất Cà Mau, và tình cảm của tác giả dành cho vùng đất này.

Qua truyện ngắn “Cà Mau quê xứ”, ta thấy được tài năng sáng tạo đặc sắc của Trần Tuấn. Ông đã mang đến cho người đọc một bức tranh về vùng đất Cà Mau giản dị đơn sơ mà con người thì chất phác thật thà.

Hướng dẫn 👉 Viết Bài Văn Nghị Luận Phân Tích, Đánh Giá Một Tác Phẩm Văn Học

Phân Tích Bài Cà Mau Quê Xứ Ngắn Nhất

Các vùng quê trên khắp đất nước luôn là nguồn cảm hứng cho những tác phẩm sáng tạo của các nhà văn, nhà thơ. Trần Tuấn cũng không ngoại lệ, ông đã trải qua nhiều chuyến đi để hiểu sâu hơn về đất nước và con người Việt Nam. Trong số những tác phẩm của ông, “Cà Mau quê xứ” là một điểm nhấn đáng chú ý, được trích từ tập truyện “Uống Cà phê trên đường của Vũ”. Tác phẩm này là tổng hợp của những trải nghiệm của tác giả tại Cà Mau cùng những tình cảm chân thành dành cho nơi đây.

Cà Mau, đích đến cuối cùng của vùng đất Việt Nam, đã chạm sâu vào tâm hồn của nhà văn Trần Tuấn. Trong truyện ngắn này, tác giả đã mô tả về Cà Mau qua cảnh vật và con người. Từ đó, ông thể hiện những cảm xúc và tình cảm của mình đối với vùng đất này.

Trong bức tranh về Cà Mau, tác giả miêu tả các hình ảnh sống động như cây đước, phù sa, cùng với cuộc sống bề dày và khó khăn của những người dân nơi đây. Tình cảm của tác giả và những người đến thăm vùng đất mũi Cà Mau được thể hiện qua những cảm nhận chân thực và chân thành.

Truyện ngắn “Cà Mau quê xứ” là một tác phẩm xuất sắc của Trần Tuấn, tái hiện một cách sinh động về vùng đất Cà Mau và con người chân thật của nơi đây.

Phân Tích Cà Mau Quê Xứ Lớp 11 Đặc Sắc

Tác phẩm “Cà Mau quê xứ” của nhà văn Trần Tuấn là một tác phẩm chân thực và cảm động về mảnh đất Cà Mau, vùng đất nằm ở phía cuối của hình chữ S Việt Nam. Tác giả đã viết về chuyến hành trình của mình đến Cà Mau và chia sẻ những trải nghiệm thực tế và những cảm xúc sâu sắc về đất nước và con người nơi này.

Tác phẩm bắt đầu bằng việc Trần Tuấn kể về mục đích của mình khi đến Cà Mau. Ông muốn tìm hiểu và khám phá về vùng đất này, với tất cả những gì ông đã từng nghe và tưởng tượng. Khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp của Cà Mau được tác giả mô tả một cách tinh tế và sống động. Những đoạn ký sự về Cà Mau của các tác giả khác như Nguyễn Tuân, Anh Đức, và Xuân Diệu cũng được đề cập, cho thấy sự tương tác và tương thích giữa những người viết về vùng đất này.

Trong tác phẩm, Trần Tuấn chia sẻ những cảm xúc và tình cảm đặc biệt của mình đối với Cà Mau. Ông đã ghi lại những động viên và hỗ trợ từ những người dân tại đây, cũng như những câu chuyện về cuộc sống của họ. Tác phẩm này là một bức tranh sống động về Cà Mau và là sự tôn vinh của tác giả đối với đất nước và con người Cà Mau.

 Đầy là một tác phẩm thể hiện sự kết hợp tinh tế giữa thể thơ tự do, ngôn ngữ đơn giản, và sự khắc họa hiện thực chân thật. Tác giả đã sử dụng thể thơ tự do để tạo ra một không gian sáng tạo linh hoạt, cho phép ông thể hiện tâm hồn và cảm xúc của mình đối với mảnh đất Cà Mau một cách tự do và chân thành.

Trong tác phẩm này, ngôn ngữ được sử dụng rất giản dị nhưng lại ấn tượng và sâu sắc. Tác giả không dùng những từ ngữ phức tạp hay cầu kỳ, mà thay vào đó, ông sử dụng từ ngữ gần gũi, thân quen để diễn đạt những ý tưởng và tình cảm của mình. Những từ ngữ như “Cà Mau quê xứ,” “nguyên dãi đòi,” “lúa mì nở trắng” tạo nên những hình ảnh sống động và hấp dẫn, giúp độc giả dễ dàng hình dung và đồng cảm với tác giả.

Tác phẩm còn khắc họa hiện thực chân thật của Cà Mau một cách rất sinh động. Trần Tuấn đã mô tả vẻ đẹp của thiên nhiên, vùng đất ven biển, và cuộc sống của người dân Cà Mau bằng những chi tiết rất cụ thể. Ông miêu tả những con đường, cánh đồng lúa mì, con người làm nghề chài, những ngôi nhà nhỏ, và cả những món ăn đặc sản của vùng đất này. Tất cả những mô tả này khiến độc giả có cảm giác như mình đang sống trong cảnh vật của Cà Mau.

Tuy tác phẩm chỉ dài khoảng một trang, nhưng nó mang trong mình ý nghĩa to lớn. Trần Tuấn không chỉ miêu tả vẻ đẹp của Cà Mau mà còn thể hiện sự kính trọng và tôn vinh đối với đất nước và con người nơi này. Tác phẩm này trở thành một bức tranh sống động về Cà Mau và là một lời ca tụng tình yêu và tình thân quê hương. Nó thể hiện lòng tự hào và lòng tri ân của tác giả đối với nguồn gốc và vùng đất của mình.

Chia sẻ đến bạn những bài văn mẫu về 👉 Phân Tích Một Tác Phẩm Truyện 

Viết một bình luận