Cõi Lá: Nội Dung Tác Phẩm, Đọc Hiểu, Soạn Bài, Phân Tích

Chia sẻ top mẫu phân tích bài Cõi lá của Đỗ Phấn hay nhất để giúp các em học sinh khám phá được những vẻ đẹp đầy chất thơ của tác phẩm.

Xuất Xứ Và Hoàn Cảnh Sáng Tác Tác Phẩm Cõi Lá

Tác phẩm Cõi lá của tác giả Đỗ Phấn được sáng tác sau khi ông quay lại với các tác phẩm viết văn của mình vào những năm 2005. Đây là tản văn chuyên về chủ đề Hà Nội được mọi người yêu mến.

Đừng bỏ lỡ tác phẩm 👉 Một Người Hà Nội

Nội Dung Tác Phẩm Cõi Lá

Trước tiên hãy cùng Thohay.vn đón đọc nội dung tác phẩm Cõi lá sau đây:

Bẽ bàng mùa xuân đến muộn. Khi cái nắng đã chao chát trên những lộc non báo hiệu mùa hè, chẳng hiểu vì sao lòng người bỗng rộn ràng đến thế. Oà thức cùng với xôn xao lá cành. 

Chín cây bồ đề trên đường Trần Nhân Tông làm thành một khoảng trời trong veo màu thạch lựu. Những chiếc lá non đu đưa trong gió tưởng như có tiếng chuông chùa huyền hoặc vọng về từ cõi thanh cao u tịch. Những đứa trẻ tan trường ríu rít dưới gốc cây như những thiên thần bước ra từ lá. Nhiều người Hà Nội chẳng có việc gì cũng vòng xe qua đoạn phố đông mà chật chội [..] này chỉ để ngắm nhìn một chút sắc lá ngọt ngào như mật chảy tháng Giêng.

Nhìn chung thì vòng đời của một chiếc lá bồ đề dù được mọc ra từ Hà Nội hay ở nơi Phật tổ Thích Ca Mâu Ni thuyết pháp cũng chỉ kéo dài không đến một năm. Có rất nhiều loài cây trong phố có một vòng đòi như vậy. Và hình như đó cũng là một đặc trưng của cây Hà Nội. Làm nên mùa lá rụng kéo dài suốt từ thu sang đông. Nó làm cho người đi xa nhớ về và người Hà Nội thì thao thiết đợi chờ những khoảnh khắc nghỉ ngơi thần trí trong cái biển người chộn rộn áo com này. Cô em gái của tôi sống xa Tổ quốc đã hai chục năm có lẻ.

Mỗi lần gọi điện về, nó lại hỏi con đường ven Hồ Gươm mùa này lá đã rụng? Lạ thế! Mùa nào cũng hỏi như vậy. Làm cho người ở nhà thấy thương. Cứ trả lòi bừa rằng đang ngổn ngang vàng rượi sắc lá ven hồ. Lá của những cây sấu cổ thụ ở phía đường Đinh Tiên Hoàng Lá bằng lăng, lá bàng đỏ chói trên đường Lê Thái Tổ. Thực ra thì chưa bao giờ những loại lá ấy rụng cùng một lúc với nhau. Cây com nguội vàng và cây bàng lá đỏ… nhiều khi rụng lá cách nhau cả đến… một mùa thu!

Những tưởng vô duyên đến như cây xà cù là cùng. Cứ như người đàn bà phổng phao nhạt hoét. Chỉ được mỗi ưu điểm về kích thước. Và cũng lại là nhược điểm. Mùa mưa bão rất mất công cắt tỉa bớt cành phòng khi bị đổ. Nhưng không hẳn thế. Thân hình cường tráng và lá cành rậm rạp đến thế của cây lại vô cùng yếu mềm trước một heo may đến sớm. Ngập cả lối đi những lá xanh chen lẫn lá vàng làm nên một mùa thu quyến rũ từng bước chân người.

[…]

Miên man trong cõi lá mùa xuân thành phố, gương mặt ai ai cũng như có phần trẻ lại. Hay tự nhận rằng mình như thế?

Đừng vội bỏ lỡ phân tích tác phẩm 🌷Mùa Lá Rụng Trong Vườn 🌷 đầy đủ nhất

Tóm Tắt Cõi Lá

Đón đọc mẫu tóm tắt tác phẩm Cõi lá sau đây để có thể nắm bắt được các ý chính của bài nhanh nhất.

Đỗ Phấn đã vẽ nên một Hà Nội thơ mộng, yên bình và dịu dàng, một Hà Nội không chỉ đẹp bởi những công trình kiến trúc văn hóa, mà còn bởi những giá trị văn hóa và tinh thần mà con người Hà Nội mang trong mình. Ông đã khắc họa nên những nét đẹp trong cuộc sống đời thường của người dân Hà Nội, những nét đẹp không lấn át, không xa hoa nhưng lại vô cùng đáng quý và đáng trân trọng.

Trong tác phẩm Cõi Lá, Đỗ Phấn đã vẽ lên bức tranh Hà Nội với những câu chuyện đời thường, những hình ảnh giản dị của cuộc sống, nhưng lại ẩn chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc, những giá trị nhân văn mà ai ai cũng đều cảm nhận được. Hà Nội của Đỗ Phấn là một thành phố tuyệt vời, là nơi đầy những giá trị văn hóa, lịch sử và tinh thần, là nơi mà ai ai cũng có thể tìm thấy những giá trị vĩnh cửu và những kỷ niệm đáng trân trọng.

Mời bạn xem thêm phân tích🌈 Những Đứa Con Trong Gia Đình🌈 

Về Tác Giả Tác Phẩm Cõi Lá

Đôi nét về tác giả tác phẩm Cõi lá được Thohay.vn chọn lọc và biên soạn dưới đây để chia sẻ đến bạn đọc.

Tác Giả

– Tác giả Đỗ Phấn – ông là một họa sĩ tài ba sinh năm 1956 quê quán tại Hà Nội, những bút pháp nghệ thuật của ông tràn đầy màu sắc, đầy tài hoa, những gam màu sắc lạ thường đó được ông khắc họa qua hình ảnh đời sống sinh hoạt của người dân Thủ đô, những ngày tháng đó đã thấm nhuần trong tư tưởng của ông khi sáng tác tác phẩm.

– Nghệ thuật trong sáng tác của Đỗ Phấn ông thường viết về những hình ảnh của cuộc sống đời thường có thể qua những trang vẽ của mình. Với bút pháp nghệ thuật tài hoa, độc đáo cùng những màu sắc khác lạ qua việc khắc họa hình ảnh đời sống sinh hoạt của người dân, ngòi bút nhẹ nhàng và đầy tinh tế.

– Đỗ Phấn có nhiều tác phẩm nổi bật chủ yếu khắc họa về Hà Nội nơi ông gắn bó, các tác phẩm có thể kể đến như: Ngồi lê đôi mách với Hà Nội, Chuông đồng hồ, Bánh mì, Vòi nước công cộng,… những tác phẩm đó đã làm cho độc giả có cái nhìn chung nhất về cuộc sống, về con người. 

Tác Phẩm

1. Dấu hiệu thiên nhiên và sự bất ngờ của tác giả khi thời tiết giao mùa

– Dấu hiệu thiên nhiên: Khung cảnh mùa xuân hiện lên tươi đẹp, ấm áp: 

+ Bẽ bàng mùa xuân đến muộn. 

+ Cái nắng đã chao chát trên những lộc non báo hiệu mùa hè.

– Động từ “Òa thức”:  sự đột ngột, bất ngờ

= > Tác giả khéo léo sử dụng động từ gợi ra khung cảnh con người và thiên nhiên tỉnh dậy sau những ngày đông giá rét, chào đón một mùa xuân thật vui tươi và ấm áp.

= > Thể hiện sự ngạc nhiên thú vị khi tác giả bất ngờ nhận ra sự thay đổi của thiên nhiên lúc giao mùa. 

2. Sự thay đổi của thiên nhiên và lòng người khi thời tiết giao mùa

* Sự thay đổi của thiên nhiên:

– Chín cây bồ đề làm thành một khoảng trời trong veo màu thạch lựu. 

– Những chiếc lá non đu đưa trong gió. 

– […] chỉ để ngắm nhìn một chút sắc lá ngọt ngào như mật chảy tháng Giêng. 

= > Khung cảnh thiên nhiên ngọt ngào, ấm áp và tươi vui. 

* Sự thay đổi của lòng người: 

– Những đứa trẻ tan trường ríu rít dưới gốc cây…

– Nhiều người Hà Nội chẳng có việc gì cũng vòng xe qua đoạn phố đông mà chật chội, mà hỗn hào… 

=> Không khí trong lành, cảnh vật vui tươi, con người rạng rỡ vui tươi “Hà Nội ơi! Hà Nội thật đẹp biết bao, làm cho ai đi xa cũng phải nhớ về”: 

–   Trong khoảnh khắc tiết trời dịu ngọt ấy, tác giả nhớ về người em gái đi xa:

+ Cô em gái của tôi sống xa Tổ Quốc đã hai chục năm có lẻ. Mỗi lần gọi điện về, nó lại hỏi con đường ven Hồ Gươm mùa này lá đã rụng? Lạ thế! Mùa nào cũng hỏi như vậy […]”.

= > Từng chiếc lá, từng hàng cây – chúng cứ mãi ở đấy, đến mùa thì lại thay lá, những khoảnh khắc ấy tuy đơn sơ, nhưng lại khiến cho bao người con Hà Nội nơi xa quê phải nhớ về. 

= > Tác giả – người con nặng tình với mảnh đất Hà Nội. Với bao tình cảm yêu thương và gắn bó, ông đã giữ gìn để rồi viết nên từng trang giấy. “Cõi lá” đã thể hiện rất rõ tình cảm của tác giả dành cho Hà Nội, đồng thời cũng để lại cho độc giả biết bao cảm xúc và niềm xao xuyến về một mảnh đất để thương để nhớ.

Đọc thêm tác phẩm💚 Bắt Sấu Rừng U Minh Hạ 💚

Ý Nghĩa Nhan Đề Cõi Lá

Ý nghĩa nhan đề “Cõi lá” là lá rụng. Qua “cõi lá” ấy, tác giả đã phát hiện ra mùa thu quyến rũ từng bước chân người, mối liên hệ giữa cây, lá với con người: Trong khung cảnh mùa xuân thành phố miên man trong cõi lá thì gương mặt ai cũng như có phần như trẻ lại.

Bố Cục Tác Phẩm Cõi Lá

Bố cục tác phẩm Cõi lá của tác giả Đỗ Phấn được chia thành 2 phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “xôn xao lá cành”: Dấu hiệu thiên nhiên và sự bất ngờ của tác giả khi thời tiết giao mùa.
  • Phần 2: Tiếp đến “tự nhận rằng mình như thế”: Sự thay đổi của thiên nhiên và lòng người khi thời tiết giao mùa.

Đọc Hiểu Tác Phẩm Cõi Lá

Hi vọng những câu hỏi trong phần đọc hiểu tác phẩm dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững được những kiến thức trọng tâm của bài học.

👉 Câu 1: Tác giả của tác phẩm Cõi lá là?

A. Đỗ Phấn
B. Đỗ Phủ
C. Đỗ Trung Lai
D. Đỗ Trung Quân

Đáp án: A

👉 Câu 2: Tác giả Đỗ Phấn sinh ra tại

A. Nghệ An
B. Hà Nội
C. Thanh Hóa
D. Quảng Ninh

Đáp án: B

👉 Câu 3: Ngoài sáng tác văn học, Đỗ Phấn còn được biết đến là một:

A. Nhà điêu khắc
B. Nhạc sĩ
C. Họa sĩ
D. Nhà nghiên cứu

Đáp án: C

👉Câu 4: Phong cách sáng tác của Đỗ Phấn thường là:

A. Những hình ảnh của cuộc sống đời thường
B. Hình ảnh người phụ nữ
C. Hình ảnh người nông dân
D. Hình ảnh làng quê Việt Nam

Đáp án: A

👉Câu 5: Tác phẩm nào dưới đây KHÔNG PHẢI của tác giả Đỗ Phấn?

A. Ngồi lê đôi mách với Hà Nội
B. Chuông đồng hồ
C. Vòi nước công cộng
D. Hành lý hư vô

Đáp án: D

👉Câu 6: Tác phẩm Cõi lá thuộc thể loại:

A. Tiểu thuyết
B. Tản văn
C. Tùy bút
D. Ký

Đáp án: B

👉Câu 7: Cõi lá đã làm nổi bật nét đặc trưng gì của cảnh sắc Hà Nội?

A. Sinh động, đầy sức sống
B. U tối, buồn bã
C. Ảm đạm, tiêu điều
D. Không có gì đặc sắc

Đáp án: A

👉Câu 8: Tính từ nào được sử dụng để miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên Hà Nội?

A. Trời trong veo
B. Nắng chao chát
C. Sắc lá ngọt ngào như mật
D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

👉Câu 9: Chủ đề của văn bản là:

A. Tình cảm của tác giả với người em ở nước ngoài
B. Tình yêu của tác giả với Hà Nội
C. Nét đẹp trong ẩm thực Hà Nội
D. Nét đẹp của con người Hà Nội

Đáp án: B

👉Câu 10: Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm là?

A. Nghệ thuật tả cảnh và chất trữ tình đặc sắc
B. Yếu tố cảm xúc tạo nên cái nhìn mới mẻ
C. Ngôn ngữ tản văn đầy tinh tế và lắng đọng
D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Đừng bỏ lỡ tác phẩm🌻 Cà Mau Quê Xứ 🌻

Giá Trị Tác Phẩm Cõi Lá

Tham khảo giá trị tác phẩm Cõi lá dựa trên hai khía cạnh cụ thể sau đây:

Giá Trị Nội Dung

Tác phẩm Cõi lá là tác phẩm im đậm dấu ấn của Đỗ Phấn khi đã khắc họa tình yêu của ông với mảnh đất Hà Nội thủ đô yêu dấu. Qua những hình ảnh về thiên nhiên, về con người, những đặc trưng của Hà Nội thật đẹp qua lăng kính của ông. Đó là tình cảm yêu thương của tác giả đã gửi gắm vào từng trang giấy.

Giá Trị Nghệ Thuật

Cõi lá là một tác phẩm mang khuynh hướng tản văn – đó là thể loại khó tuy nhiên với ngòi bút của tác giả đã sử dụng thành công thể loại này trong tác phẩm. Cùng với nghệ thuật về tả cảnh, nổi bật lên là chất trữ tình đầy màu sắc, yếu tố cảm xúc tạo nên cái nhìn mới mẻ với người đọc, ngôn ngữ tản văn đầy tinh tế và lắng đọng tạo nên nét sống động cho tác phẩm.

Sơ Đồ Tư Duy Cõi Lá

Cập nhật cho các em một số mẫu sơ đồ tư duy tác phẩm Cõi lá sau đây để có thêm tài liệu ôn tập.

Mẫu Sơ Đồ Tư Duy Cõi Lá
Mẫu Sơ Đồ Tư Duy Cõi Lá
Sơ Đồ Tư Duy Cõi Lá Chi Tiết
Sơ Đồ Tư Duy Cõi Lá Chi Tiết
Sơ Đồ Tư Duy Cõi Lá
Sơ Đồ Tư Duy Cõi Lá

Dàn Ý Cõi Lá

Để có thể triển khai bài văn phân tích tác phẩm Cõi lá logic và đầy đủ ý nhất, trước tiên bạn cần lập dàn ý chi tiết cho tác phẩm.

I. Mở bài: Giới thiệu đôi nét về tác phẩm, tác giả

II. Thân bài

– Tác giả Đỗ Phấn

+ Ông sinh năm 1956 tại Hà Nội

+ Bằng bút pháp nghệ thuật tài hoa, độc đáo cùng những màu sắc khác lạ qua việc khắc họa hình ảnh đời sống sinh hoạt của người dân Thủ đô.

– Tác phẩm Cõi lá: Nhà văn đã bằng tình yêu thương của mình, mà khắc họa nên vẻ đẹp của mùa xuân nơi mảnh đất Thủ đô, thật thơ mộng, thật dịu dàng, khiến cho bao trái tim bạn đọc phải xao xuyến về Hà Nội thương

– Tổng kết giá trị nội dung, giá trị của tác phẩm

– Nhận xét tình cảm của nhà thơ dành cho mảnh đất Hà Nội

III. Kết bài: Cảm nghĩ của bản thân về tác phẩm “Cõi lá”

Xem thêm tác phẩm 👉 Cải Ơi (Nguyễn Ngọc Tư)

Soạn Bài Cõi Lá Lớp 11

Thohay.vn sẽ cung cấp tài liệu soạn bài Cõi lá lớp 11, các em học sinh hãy tham khảo ngay sau đây để có thêm những kiến thức hữu ích khi tìm hiểu về tác phẩm.

👉 Câu 1 (trang 18 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Xác định bố cục của văn bản và cho biết bố cục ấy đã thể hiện đặc điểm nào của thể loại.

Trả lời: Bố cục: 2 phần

+ Phần 1: Từ đầu đến “xôn xao lá cành”: Dấu hiệu thiên nhiên và sự bất ngờ của tác giả khi thời tiết giao mùa.

+ Phần 2: Tiếp đến “tự nhận rằng mình như thế”: Sự thay đổi của thiên nhiên và lòng người khi thời tiết giao mùa.

– Bố cục trên cho biết đặc điểm của thể loại: kết hợp yếu tố tự sự trữ tình và miêu tả thiên nhiên để bộc lộ tình cảm, ý nghĩa của tác giả.

👉 Câu 2 (trang 18 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Bạn hiểu như thế nào là “cõi lá”? Qua “cõi lá” ấy, tác giả đã phát hiện ra điều gì về mối liên hệ giữa cây, lá với con người?

Trả lời:

– Cõi lá: Nơi lá sinh trưởng, phát triển và thay đổi.

– Qua “cõi lá” ấy, tác giả đã phát hiện ra mối quan hệ khăng khít về mối liên hệ giữa cây, lá với con người. Thông qua sự thay đổi của vạn vật, cây lá, con người cũng phát hiện những thay đổi của đất trời từ đó lòng người cũng có những cảm nhận riêng.

👉 Câu 3 (trang 18 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Phân tích một vài đoạn văn có sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình/ nghị luận hoặc miêu tả thiên nhiên với miêu tả con người và làm rõ tác dụng của sự kết hợp ấy trong văn bản.

Trả lời:

– Đoạn văn có sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình, miêu tả thiên nhiên, miêu tả con người: “Những chiếc lá non đu đưa trong gió tưởng như có tiếng chuông chùa huyền hoặc vọng về từ cõi thanh cao u tịch. Những đứa trẻ tan trường ríu rít dưới gốc cây như những thiên thần bước ra từ lá. Nhiều người Hà nội chẳng có việc gì cũng vòng xe qua đoạn phố đông mà chật chội… này chỉ để ngắm nhìn một chút sắc lá ngọt ngào như mật chảy tháng Giêng”.

– Sự kết hợp ấy khiến cho đoạn văn trở nên sinh động, hài hòa, gần gũi và dễ dàng đi vào lòng người đọc.

👉 Câu 4 (trang 18 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Xác định chủ đề, đánh giá ý nghĩa thông điệp của văn bản.

Trả lời:

– Chủ đề của văn bản: Nói về vẻ đẹp thiên nhiên.

– Ý nghĩa thông điệp của văn bản: Truyền tải tình yêu thiên nhiên và sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người trong cuộc sống.

👉 Câu 5 (trang 18 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Chỉ ra một vài biểu hiện của nét đẹp văn hóa được thể hiện trong văn bản.

Trả lời: Một vài biểu hiện của nét đẹp văn hóa được thể hiện trong văn bản là:

– “Nhiều người Hà nội chẳng có việc gì cũng vòng xe qua đoạn phố đông mà chật chội… này chỉ để ngắm nhìn một chút sắc lá ngọt ngào như mật chảy tháng Giêng”.

– “Cô em gái của tôi sống xa Tổ Quốc đã hai chục năm có lẻ. Mỗi lần gọi điện về, nó lại hỏi con đường ven Hồ Gươm mùa này lá đã rụng? Lạ thế! Mùa nào cũng hỏi như vậy […]”.

👉 Câu 6 (trang 18 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Qua việc đọc tản văn Cõi lá, bạn hãy nêu một số lưu ý khi đọc hiểu các văn bản thuộc thể loại này.

Trả lời: Một số lưu ý khi đọc hiểu các văn bản tản văn thuộc thể loại này là:

  • Tìm hiểu chất trữ tình, cái tôi của tác giả thể hiện qua văn bản
  • Tìm hiểu ngôn ngữ của văn bản.
  • Xác định chủ đề mà văn bản muốn gửi đến người đọc.
  • Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết.

Đọc thêm truyện thơ 👉 Nàng Ờm Nhắn Nhủ

Giáo Án Cõi Lá Lớp 11

Chia sẻ mẫu giáo án tác phẩm Cõi lá được biên soạn chuẩn nhất theo mẫu giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp giáo viên có sự chuẩn bị tiết học tốt nhất trước khi lên lớp giảng dạy.

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

– Xác định được thể loại văn bản.

– Nhận biết và phân tích được yếu tố trữ tình, yếu tố tự sự, ngôn ngữ văn học… trong văn bản.

– Nhận biết và phân tích được cái tôi của tác giả và ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản.

– Xác định và phân tích được đặc trưng của thể loại bút kí và đặc sắc nghệ thuật của bài kí.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

b. Năng lực riêng biệt:

– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.

– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản.

– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.

3. Phẩm chất:

– Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Yêu thương con người, yêu thiên nhiên…

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

– Giáo án;

– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

– Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh;

– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

– GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học Cõi lá ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu và ngắm nhìn một khía cạnh khác của vẻ đẹp thiên nhiên.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
– GV yêu cầu HS: đọc và giới thiệu về tác giả Trương Nam Hương và tác phẩm Trong lời mẹ hát.
– GV hướng dẫn cách đọc. GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB.
– HS lắng nghe.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
– HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– HS trình bày sản phẩm thảo luận
– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
– Tên: Đỗ Phấn
– Năm sinh: 1937
– Quê quán: sinh tại thành phố Huế, quê ở huyện Triệu Phong, tình Quảng Trị.
– Ông là một nhà văn, đồng thời cũng là một nhà văn hóa và có sự gắn bó sâu sắc với Huế.
– Ông có sở trường về tùy bút, bút kí.
– Các tác phẩm chính của ông: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (1971), Rất nhiều ánh lửa (1979) …
2. Tác phẩm
– Cõi lá được in trong Hà Nội thì không có tuyết, NXB Trẻ, năm 2013).
– Năm xuất bản: Tháng 3/2008.

Xem thêm tác phẩm 👉 Rừng Xà Nu

5+ Mẫu Phân Tích Cõi Lá Hay Nhất

Chia sẻ những mẫu phân tích tản văn Cõi lá của Đỗ Phấn dưới đây, hi vọng sẽ giúp các bạn học sinh lớp 11 có thêm nhiều nguồn tư liệu tham khảo củng cố kiến thức rèn kỹ năng viết văn ngày một tốt hơn.

Mẫu Phân Tích Cõi Lá Nâng Cao

Đỗ Phấn sinh năm 1956 quê ở Hà Nội. Ông là một cây bút sung sức, viết văn từ thời còn phổ thông, sáng tác ở nhiều mảng và hầu hết đều rất thành công. Cõi lá là một tùy bút nhẹ nhàng, trong sáng viết về Hà Nội, mảnh đất kinh kỳ văn hiến, nơi chứa đựng biết bao kỉ niệm tuổi thơ của Đỗ Phấn. Đến với Cõi lá người đọc sẽ bàng hoàng, xúc động trước vẻ đẹp mơ màng của Hà Nội qua mùa lá rụng.

Văn bản mở đầu bằng dấu hiệu thiên nhiên của Hà Nội lúc giao mùa. Khung cảnh mùa xuân hiện lên thật tươi đẹp, ấm áp “Bẽ bàng mùa xuân đến muộn. Cái nắng đã chao chát trên những lộc non báo hiệu mùa hè. Oà thức cùng với xôn xao lá cành.” Động từ oà thức cho thấy sức sống mạnh mẽ của thiên nhiên, đất trời và vạn vật. Dưới những biến chuyển của thời gian những lộc non, cành biếc cũng muốn cựa quậy, vươn mình để đón nắng sớm. Nhà văn cũng vô cùng ngạc nhiên thú vị khi tác giả bất ngờ nhận ra sự thay đổi của thiên nhiên lúc giao mùa.

Cũng từ lúc ấy thiên nhiên bắt đầu có sự thay đổi rõ rệt “chín cây bồ đề làm thành một khoảng trời trong veo, những chiếc lá non đu đưa trong gió” Nhờ ngôn ngữ giàu tính tạo hình nhà văn đã vẽ lên một khung cảnh thiên nhiên thật ngọt ngào, tươi vui. Dưới khung cảnh thiên nhiên ấy, lòng người cũng rộn ràng, rộng mở “Những đứa trẻ tan trường ríu rít dưới gốc cây như những thiên thần bước ra từ lá”. Phép so sánh gợi lên sự đổi thay của lòng người khi mùa xuân đến, thiên nhiên đã mang đến những điều thật tích cực, giúp cuộc sống của con người thêm ý nghĩa.

Cõi lá không chỉ ấn tượng với những người ở nơi đây mà còn là niềm mong nhớ của những người xa quê. Cô em gái của nhà văn đã xa nhà hai chục năm có lẻ ấy thế mà mỗi lần gọi điện về lại phải hỏi xem Hồ Gươm mùa này lá đã rụng hay chưa? Có lẽ với những người đi xa mùa lá rụng của Hà Nội là một mùa chẳng thể phai mờ trong ký ức.

Trong Cõi lá Đỗ Phấn đặc biệt ấn tượng với những cây xà cừ. Cây xà cừ vừa là biểu tượng chỉ sự cường tráng và đồng thời cũng là biểu hiện của sự yếu đuối. Dưới cái nhìn của Đỗ Phấn cây xà cừ giống như một người đàn bà phổng phao nhạt hoét nhưng lại có ưu điểm về kích thước. Thân hình cường tráng đến thế ấy vậy mà lại vô cùng mỏng manh yếu đuối trước một heo may đến sớm. Sự khó khăn trong việc nên giữ hay chặt cây xà cừ khiến nhà văn phải băn khoăn tự hỏi về giá trị của nó.

Đỗ Phấn cũng không ngần ngại bày tỏ sự ngưỡng mộ của mình trước vẻ đẹp của cây xà cừ trong những khoảnh khắc của mùa thu khi mà “lá xanh chen lẫn lá vàng làm nên một mùa thu quyến rũ từng bước chân người”. Có thể nói dưới cảm nhận của Đỗ Phấn thiên nhiên, vạn vật không còn là những vật vô tri vô giác mà còn mang dáng dấp, hơi thở của con người. Nhà văn đã thật sự hiểu được tiếng nói, âm thanh của thiên nhiên để lắng nghe và cảm nhận một cách trọn vẹn nhất.

Xuyên suốt Cõi lá là một giọng văn mượt mà, nhẹ nhàng và giàu chất thơ. Giọng văn trữ tình kết hợp với nghị luận đã lột tả được vẻ đẹp của thiên nhiên và con người dưới các cảm nhận, đánh giá của nhà văn. Có một mối liên hệ thật kì diệu giữa cây, lá và con người. Lá rụng, cây rung và lòng người như hoà theo với lá. Con người cảm nhận và lắng nghe được trọn vẹn mọi nét biến chuyển thật tự nhiên của cây lá và đất trời.

Cõi lá đã vẽ lên một Hà Nội đẹp đến nao lòng mùa lá rụng. Qua tản văn của Đỗ Phấn mỗi chúng ta lại càng thêm yêu mến và gắn bó hơn với Hà Nội, mảnh đất văn hóa, linh thiêng.

Xem thêm 👉 Viết Bài Văn Phân Tích Một Tác Phẩm Văn Học 

Phân Tích Cõi Lá Ngắn Gọn

Đỗ Phấn, mặc dù khởi đầu với sự bén duyên với hội họa, nhưng ông đã chứng minh sự đa tài của mình khi bước chân vào thế giới văn chương. Nhà văn tự mình mô tả mình là một “tay ngang” không qua bất kỳ trường lớp chuyên nghiệp nào, nhưng tâm hồn của ông đầy tự nhiên và niềm đam mê với Hà Nội. Đỗ Phấn tin rằng mọi trải nghiệm đẹp và xấu của nơi mình sống sẽ trở thành “ký ức theo ta suốt đời” và có thể là nguồn cảm hứng cho sự sáng tạo văn hóa nghệ thuật. Tản văn “Cõi lá”, sáng tác năm 2008, là một trong những tác phẩm được yêu thích nhất của ông, nổi bật với phong cách đặc trưng của nhà văn.

Cảm xúc mạnh mẽ của tác giả bắt đầu ngay từ đầu tản văn khi mùa xuân đến muộn. “Bẽ bàng mùa xuân đến muộn” là bức tranh tả cảm của Đỗ Phấn, khi mà nắng chói lọi qua những đám lộc non, báo hiệu mùa hè, nhưng lòng người bỗng tràn đầy hứng khởi. Cây cỏ, lá cây, tất cả những gì thuộc về đất đỏ Hà Nội đều hòa mình vào bức tranh tư duy sắc màu của tác giả. Đỗ Phấn sử dụng từ ngôn ngữ sáng tạo, như “òa thức”, để mô tả sự bất ngờ và mạnh mẽ của tâm hồn khi đối diện với vẻ đẹp tự nhiên. Câu văn đột ngột, cùng với “òa thức” ở đầu câu, nhấn mạnh sự khoan khoái và tràn đầy năng lượng của con người.

Mùa xuân, là đề tài thường gặp trong văn chương, nhưng Đỗ Phấn đã đưa ra cái nhìn mới, tinh tế về mùa xuân Hà Nội. Tác giả tập trung vào màu lá, đặc biệt là màu thạch lựu, để miêu tả sự đẹp đẽ của cây bồ đề. Cây bồ đề không chỉ là cây, mà là một phần của không gian riêng tư, nơi con người có thể tránh xa khỏi thế giới bên ngoài. Màu thạch lựu đỏ óng ánh, mô tả những chiếc lá đan cài vào nhau, tạo nên một bức tranh lung linh huyền diệu dưới ánh sáng mặt trời.

Sự nhạy bén của tác giả không chỉ là ở cái nhìn tổng thể, mà còn ở sự chú ý đến từng chi tiết nhỏ nhất của tự nhiên. Đỗ Phấn nhìn nhận và mô tả sự chuyển động nhẹ nhàng của những chiếc lá non, như những chiếc lá đu đưa trong gió, tưởng như phát ra âm thanh của chuông chùa huyền bí hoặc gió thổi từ cõi u tịch thanh cao. Sự so sánh và hình ảnh hóa âm thanh thông qua văn từ làm cho đoạn văn trở nên sống động và quyến rũ.

Hình ảnh về hàng cây bồ đề chỉ là một phần nhỏ trong cuộc sống của Hà Nội, nhưng nó là nguồn cảm hứng vô tận cho Đỗ Phấn. Tác giả không chỉ dừng lại ở việc mô tả vẻ đẹp bề ngoài của cây cỏ, mà còn nhìn nhận sâu sắc về vòng đời của chúng. Việc cây bồ đề chỉ sống không đến một năm, nhưng lại làm nên mùa lá rụng trải dài từ thu đến đông, là một đặc trưng độc đáo của Hà Nội.

Cảnh lá rụng, lá mọc trở thành một phần không thể thiếu trong trái tim những người con xa quê, mang lại niềm an tâm và yên bình trong cuộc sống hối hả. Đỗ Phấn thậm chí nhấn mạnh sự gắn bó này qua câu chuyện về em gái sống xa quê, luôn hỏi về lá cây mỗi khi gọi điện về.

Cuối cùng, Đỗ Phấn kết thúc tản văn của mình bằng sự nhấn mạnh về tình cảm của mình đối với “Cõi lá” của Hà Nội. Miên man trong cõi lá mùa xuân thành phố, tác giả tự hỏi về vẻ trẻ trung của gương mặt mỗi người khi bước vào “Cõi lá”. Đối với ông và nhiều người con của Hà Nội, những hàng cây và lá cây đã trở thành một phần không thể thiếu của văn hóa thủ đô. Ngay cả trong sự hối hả, đông đúc của phố phường, “Cõi lá” vẫn luôn mở cửa đón chào và truyền động lực, trẻ hóa tâm hồn.

Tản văn “Cõi lá” của Đỗ Phấn không chỉ là một tác phẩm văn học, mà còn là một bức tranh trữ tình, thể hiện rõ phong cách văn hóa, tình yêu và hiểu biết sâu sắc về thiên nhiên và con người Hà Nội. Cây từ và ngôn ngữ giàu hình ảnh của tác giả đã làm cho khung cảnh Hà Nội mùa xuân hiện lên trước đầu người đọc.

Điều này chứng minh rằng, để mô tả một nơi và hiểu biết về nó, không chỉ cần từ văn, mà còn cần có trái tim nhạy cảm và mắt nhìn sáng tạo. Đỗ Phấn đã tạo nên một tác phẩm văn học độc đáo, làm cho độc giả không chỉ đọc, mà còn trải qua và cảm nhận sâu sắc về Hà Nội, nơi có “Cõi lá” mơ mộng và bình yên.

Đọc thêm mẫu 👉 Giới Thiệu Về Một Tác Phẩm Nghệ Thuật

Phân Tích Tác Phẩm Cõi Lá Hay Nhất

Đỗ Phấn sinh năm 1956 tại Hà Nội, ông cầm bút viết văn từ khi còn là học sinh trung học phổ thông nhưng lớn lên lại theo nghiệp hội hoạ. Ông trở lại cầm bút từ những năm 2005 và chủ yếu sáng tác những tác phẩm viết về Hà Nội – quê hương của ông. Tản văn Cõi lá là một trong những thi phẩm xuất sắc của Đỗ Phấn. Tác phẩm đã cho thấy một Hà Nội rất thơ mộng và một tình yêu tha thiết của nhà văn với mảnh đất nơi mình sinh ra.

Đặc trưng của tản văn là viết rất tùy hứng, phóng túng, theo mạch cảm xúc, gần giống như thể loại tuỳ bút. Dựa vào một điểm tựa nào đó tác giả sẽ tuỳ hứng triển khai những nội dung của tác phẩm, qua đó gửi gắm tình cảm của mình. Điểm tựa vững chắc của tản văn chính là tình cảm của nhân vật trữ tình – tác giả gửi gắm vào đó. Với tản văn Cõi lá nhà văn Đỗ Phấn đã gửi vào đó một tình cảm tha thiết, một sự gắn bó khăng khít, chân thành với mảnh đất Hà Nội giàu truyền thống văn hoá, một Hà Nội thanh lịch, vừa gần, vừa xa…

Như cái tiêu đề của nó Cõi lá là viết về những mùa lá của Hà Nội, giống như lời bài hát “Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ”. Đặc trưng những hàng cây cổ thụ to già là nét quen thuộc, làm nên bản sắc riêng của Hà Nội. Thấy lá nhất là những thảm lá đỏ rải xuống mặt đường phố, những con ngõ xưa là thấy xốn xang cả tâm hồn.

Tác phẩm bắt đầu bằng những dòng tâm trạng của nhân vật trữ tình khi mùa xuân đến “Bẽ bàng mùa xuân đến muộn, khi những cái nắng đã chao chát báo hiệu mùa hè, chẳng hiểu vì sao lòng người lại rộn ràng đến thế”. Tôi thích nhất những tính từ được nhà văn sử dụng trong đoạn văn này. Các tính từ như chao chát, bẽ bàng, xôn xao mang đến cho những câu văn sự đằm thắm, nhẹ nhàng và thật giàu tính nhạc. Có lẽ nhân vật trữ tình cũng đang say sưa và ngây ngất trước cái sự thay đổi kỳ diệu của thiên nhiên trước khoảnh khắc giao mùa. Lòng người và vạn vật cùng “oà thức” trước khoảnh khắc tuyệt diệu ấy.

Mạch cảm hứng tiếp tục được triển khai qua những mùa lá đặc trưng của thủ đô Hà Nội. Đầu tiên là màu lá của những cây bồ đề trên đường Trần Nhân Tông. Phép so sánh “những cây lá non đu đưa trong gió tưởng như có tiếng chuông chùa huyền hoặc vọng về từ cõi thanh cao u tịch” gợi đến vẻ thanh cao của những chiếc lá bồ đề.

Tán lá bồ đề toả ra xanh mát, mang theo cả không khí của đất trời, gợi đến những mùa ngọt ngào của thủ đô Hà Nội. Dưới tán lá ấy người Hà Nội đã sinh sống và làm nên những nét văn hoá đặc trưng của mình. Vì thế mà có nhiều người Hà Nội chẳng có việc gì cũng vòng xe qua đoạn phố đông mà chật chội này chỉ để ngắm nhìn một chút sắc lá ngọt ngào; dưới gốc cây này trẻ con tan trường ríu rít dưới gốc cây giống như những thiên thần bước ra từ lá. Cây lá và người đã gắn bó thật khăng khít đến thế.

Mỗi mùa lá của Hà Nội đều có một đặc trưng và ý nghĩa riêng. Vì thế mà người em gái của tôi xa quê đã lâu nhưng nhớ về Hà Nội là nhớ ngay về những mùa lá. Vô duyên như gốc cây xà cừ, cành lá phổng phao, cường tráng, cứ tưởng là oai phong lắm nhưng cũng yếu mềm như ai, chỉ một cơn gió heo may là khiến lá rụng ngập cả lối đi trên chân người.

Mùa lá rụng của Hà Nội là một nét văn hoá đặc trưng của thủ đô. Cũng là mùa yêu mến, mùa tự hào của người Hà Nội. Chỉ thoáng thấy lá rụng trên con phố nhỏ là bao kỷ niệm ùa về chập chờn, chập chờn…

Hướng dẫn 👉 Viết Bài Văn Nghị Luận Phân Tích, Đánh Giá Một Tác Phẩm Văn Học

Phân Tích Tác Phẩm Cõi Lá Siêu Hay

Nhà văn Lê Minh Khuê đã từng chia sẻ rằng : “Tha thiết yêu Hà Nội, Đỗ Phấn chỉ viết về cái đẹp Hà Nội xưa, ông vẽ ra những cái đẹp để chúng ta thêm yêu mà giữ lại những nét đẹp ấy”. Thật vây, trong hầu hết các tác phẩm của mình, từ tản văn, tiểu thuyết, truyện ngắn,..

Đỗ Phấn luôn thể hiện một tình yêu thương, nhớ nhung về vẻ đẹp của mảnh đất Hà Nội ngày xa xưa. Điều đó đã được thể hiện rất rõ qua tác phẩm “Cõi lá”, qua đây nhà văn đã bằng tình yêu thương của mình, mà khắc họa nên vẻ đẹp của mùa xuân nơi mảnh đất Thủ đô, thật thơ mộng, thật dịu dàng, khiến cho bao trái tim bạn đọc phải xao xuyến về Hà Nội thương.

Mở đầu tác phẩm, khung cảnh mùa xuân hiện lên, nhưng có vẻ xuân năm nay đến hơi chậm chăng?: “Bẽ bàng mùa xuân đến muộn. Khi cái nắng đã chao chát trên những lộc non báo hiệu mùa hè”. Mùa xuân tới khi những tia nắng đã soi rọi qua những mầm lộc non mới nhu. Lòng người ai cũng nao nức, rộn ràng và “Òa thức cùng với xôn xao lá cành”.

Òa thức là một động từ được tác giả sử dụng khéo léo, gợi khung cảnh con người và thiên nhiên tỉnh dậy sau những ngày đông giá rét, chào đón một mùa xuân thật vui tươi và ấm áp.

Bằng chứng rất rõ ràng, in hằn lên cả thân cây “Những thân cây u sần mấu cục đầy thương tích do con người gây nên?” Nhưng đối với tác giả điều đó chẳng có gì là bất ngờ cả, bởi chúng đã cùng người Hà Nội trải qua bao nhiêu gian khó, nếu “Những gốc sấu già Hà Nội lại nhẵn nhụi như những cây chò chỉ trên đường Hùng Vương?” Thì mới là một điều kì tích. Lang thang trên con đường vào mùa xuân ấy, tác giả cảm thấy gương mặt ai cũng vui mừng, phấn khởi đặc biệt là trẻ lại, hay phải chăng tác giả đang cảm thấy bản thân như vậy?: “Hay tự nhận rằng mình như thế?” Chính nhà văn cũng rất thắc mắc điều đó.

Đỗ Phấn- người con nặng tình với mảnh đất Hà Nội. Với bao tình cảm yêu thương và gắn bó, ông đã giữ gìn để rồi viết nên từng trang giấy. “Cõi lá” đã thể hiện rất rõ tình cảm của tác giả dành cho Hà Nội, đồng thời cũng để lại cho độc giả biết bao cảm xúc và niềm xao xuyến về một mảnh đất để thương để nhớ.

Phân Tích Cõi Lá Lớp 11 Đặc Sắc

“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất bỗng hóa tâm hồn”

Những dòng thơ lôi cuốn của nhà thơ Chế Lan Viên đã khắc sâu lên tâm hồn con người, làm nổi bật mối gắn bó không thể tách rời giữa họ và mảnh đất mà họ gọi là nhà. Từ nguồn gốc, qua những địa điểm mà chúng ta bước chân, mỗi khoảnh khắc trở thành một đoạn hồi ức đậm nét trong cuộc hành trình của cuộc sống. Điều này đã được nhà văn Đỗ Phấn chứng minh thông qua tản văn mộng mơ của mình, “Cõi lá.”

Được biết đến với tư cách là một họa sĩ, Đỗ Phấn đã chuyển giao tài năng sáng tạo của mình từ bức tranh lên trang giấy văn. Không theo học qua các trường lớp chuyên nghiệp, ông tự xưng mình là “tay ngang” trong văn chương. Nhưng tình yêu của ông dành cho Hà Nội, Thủ đô nghìn năm văn hiến, được truyền đạt qua những tản văn như “Cõi lá.” Đỗ Phấn cho rằng mọi trải nghiệm đẹp và xấu đều là “ký ức theo ta suốt đời,” là nguồn cảm hứng sáng tạo cho văn học và nghệ thuật.

Trong các tác phẩm như “Ngồi lê đôi mách với Hà Nội”, “Hà Nội thì không có tuyết”, “Bâng quơ một thời Hà Nội”,… Đỗ Phấn đã thể hiện sự quan sát tinh tường, cảm nhận tế nhị và sự gắn bó sâu sắc với Hà Nội. “Cõi lá,” sáng tác vào năm 2008, là một trong những tản văn được yêu thích nhất của ông, thể hiện rõ đặc trưng phong cách của nhà văn.

Bắt đầu với cảm xúc mãnh liệt khi mùa xuân về, Đỗ Phấn mô tả sự rộn ràng của tâm hồn khi đối mặt với sự sống lại của thiên nhiên. Mỗi chi tiết được lựa chọn kỹ lưỡng, như láy “Bẽ bàng” ở đầu câu, nhấn mạnh sự tương tác giữa con người và môi trường. Ông thể hiện sự khâm phục của mình trước vẻ đẹp của mùa xuân thông qua từ ngữ mô tả sôi động và sống động.

Nhà văn không chỉ tập trung vào cảm nhận về mùa xuân Hà Nội mà còn đưa ra những chia sẻ sâu sắc về cây cỏ và mùa lá rụng. Được bắt gặp đặc trưng của Hà Nội – lá rụng quanh năm, Đỗ Phấn thể hiện sự quan tâm và tận tâm của mình đối với tự nhiên. Cây cỏ không chỉ là những thực thể sống, mà còn là những nguồn cảm hứng không ngừng cho những tác phẩm nghệ thuật và văn hóa.

Qua việc mô tả cây bồ đề và những chi tiết nhỏ như màu thạch lựu, nhà văn đưa người đọc bước chân vào một thế giới tách biệt, nơi mà sự hòa mình vào thiên nhiên trở nên hiển nhiên. Những góc phố, những hàng cây không chỉ là hình ảnh mà còn là cảm xúc, là những ký ức “tan trường ríu rít dưới gốc cây như những thiên thần bước ra từ lá.”

Đặc biệt, nhà văn chia sẻ chi tiết về cây xà cừ, biểu tượng của sự cường tráng và đồng thời của sự yếu đuối trước thiên nhiên. Sự mất mát và khó khăn trong việc duy trì cây xà cừ khiến ông phải tự hỏi về giá trị của nó. Nhưng đồng thời, ông cũng không ngần ngại bày tỏ sự ngưỡng mộ với vẻ đẹp của nó trong những khoảnh khắc mùa thu, khi “lá xanh chen lẫn lá vàng làm nên một mùa thu quyến rũ từng bước chân người.”

Kết thúc tản văn, nhà văn nhấn mạnh tình cảm của mình với “Cõi lá,” những góc yên bình giữa sự náo nhiệt và hối hả của Thủ đô Hà Nội. “Miên man trong cõi lá mùa xuân thành phố,” – câu chốt của tản văn thể hiện lòng yêu thương, lòng trải nghiệm và sự hiểu biết sâu sắc về Hà Nội của Đỗ Phấn. “Cõi lá” không chỉ là nơi giữ gìn những ký ức, mà còn là nơi làm trẻ hóa tâm hồn, tạo nên những khoảnh khắc yên bình và trọn vẹn giữa cuộc sống năng động. Đối với nhà văn này, “Cõi lá” không chỉ là một nơi trú ẩn mà còn là biểu tượng của sự sống đầy đủ và không ngừng sáng tạo.

Xem thêm cách 👉 Viết Văn Bản Nghị Luận Phân Tích, Đánh Giá Một Truyện Kể

Viết một bình luận