Tuyển Tập 40+ Bài Thơ Đường Trung Quốc Hay, Bất Hủ Nhất Về Tình Yêu, Cuộc Sống, Trăng… Nhiều Chủ Đề Của Các Tác Giả Nổi Tiếng.
NỘI DUNG CHÍNH
Thơ Đường Là Gì ?
Thơ Đường, hay còn gọi là Đường thi (唐詩), là toàn bộ thơ ca được sáng tác trong thời kỳ nhà Đường (618-907) ở Trung Quốc. Đây là một trong những thời kỳ hoàng kim của văn học Trung Quốc, với sự phát triển mạnh mẽ và phong phú của thi ca.
Đặc điểm của Thơ Đường
Ngôn ngữ và hình thức:
Thơ Đường thường được viết bằng chữ Hán, với ngôn từ trang nhã và cấu trúc chặt chẽ.
Các thể thơ phổ biến bao gồm ngũ ngôn (5 chữ mỗi câu) và thất ngôn (7 chữ mỗi câu), với các thể loại như tuyệt cú (4 câu) và bát cú (8 câu).
Nội dung:
Thơ Đường thường miêu tả thiên nhiên, tình yêu, lòng yêu nước, và các triết lý sống.
Các bài thơ thường thể hiện tâm trạng, cảm xúc của tác giả qua những hình ảnh và biểu tượng phong phú.
Phong cách:
Thơ Đường nổi tiếng với sự chắt lọc về ngôn từ, sâu sắc về ý tứ và giàu chất trữ tình
Các nhà thơ nổi tiếng như Lý Bạch, Đỗ Phủ, và Bạch Cư Dị đã để lại nhiều tác phẩm kinh điển, mỗi người có phong cách riêng biệt.
Các giai đoạn của Thơ Đường
Thơ Đường có thể chia thành bốn giai đoạn chính:
Sơ Đường (618-713): Thời kỳ đầu với những nhà thơ như Dương Quýnh, Lư Chiếu Lân.
Thịnh Đường (714-766): Thời kỳ phát triển rực rỡ với các nhà thơ nổi tiếng như Lý Bạch, Đỗ Phủ.
Trung Đường (766-835): Thời kỳ tiếp nối với những tác phẩm của Bạch Cư Dị, Nguyên Chẩn.
Vãn Đường (835-907): Thời kỳ cuối với sự xuất hiện của nhiều nhà thơ mới nhưng không còn rực rỡ như trước.
Ánh trăng sáng trước giường, Ngỡ là sương trên mặt đất. Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, Cúi đầu nhớ cố hương.
Thơ Đường không chỉ là một phần quan trọng của văn học Trung Quốc mà còn có ảnh hưởng sâu rộng đến văn học Việt Nam và nhiều nước khác.
Tìm Hiểu Về Thơ Đường Trung Quốc
Cùng Tìm Hiểu Về Thơ Đường Trung Quốc được chia sẻ chi tiết qua các thông tin sau đây:
Thơ Đường có thể chia ra làm 4 giai đoạn: Sơ Đường (618 – 713), Thịnh Đường (714 – 766), Trung Đường (766 – 835), Vãn Đường (835 – 907).
Thời Sơ Đường, các nhà thơ mệnh danh là “Tứ kiệt” gồm Dương Quýnh, Lư Chiếu Lân, Lạc Tân Vương và Vương Bột đã đổi được phần nào phong khí uỷ mị của thơ các triều đại trước.
Tới Trần Tử Ngang thì có phong trào đổi mới thi ca theo tinh thần phong nhã của “Kinh thi” và “phong cốt Hán Nguỵ”, chủ trương làm thơ phải có “ký thác”, nghĩa là nói lên tâm tình của mình, ghi lại cảm xúc thật sự của mình trước hiện thực đời sống, bỏ hẳn thơ sắc tình đời Lục triều, và thơ ca công tụng đức, thơ ứng chế của một số nhà thơ đầu đời Đường như Thẩm Thuyên Kỳ, Tống Chi Vấn. Các nhà thơ sau Trần Tử Ngang làm thơ “ký thác” đều theo 2 khuynh hướng chính là trữ tình, lãng mạn, hoặc hiện thực xã hội. Ba đại biểu lớn là Lý Bạch, Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị.
Màu sắc phong cách của các nhà thơ đời Đường rất khác nhau, tuỳ người sáng tác theo đạo Nho, đạo Phật hoặc theo Lão Trang.
Thơ Đường có loại thơ như sau: “biên tái” (Cao Thích, Sầm Than sáng tác), thơ “điền viên” (Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên sáng tác), thơ “tân nhạc phủ” (Bạch Cư Dị, Nguyên Chẩn sáng tác), thơ “chính nhạc phủ” đời Vãn Đường (sáng tác Bì Nhật Hưu, Đỗ Tuấn Hạc) và theo khuynh hướng hiện thực (Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị sáng tác).
Sau đây là Những Bài Thơ Đường Trung Quốc Nổi Tiếng Nhất được sưu tầm để giới thiệu đến bạn đọc cùng tham khảo:
春日雪酬潘孟陽回文 – “Xuân nhật tuyết” thù Phan Mạnh Dương hồi văn Tác giả: Quyền Đức Dư
酒杯春醉好, 飛雪晚庭閒。 久憶同前賞, 中秋對遠山。
山遠對秋中, 賞前同憶久。 閒庭晚雪飛, 好醉春杯酒。
Dịch nghĩa
Ngày xuân uống say chén rượu, Buổi chiều tuyết bay trong sân nhàn. Nhớ mãi khi cùng thưởng thức, Trước ngọn núi xa trong tiết trung thu.
Trước ngọn núi xa trong tiết trung thu, Nhớ mãi khi cùng thưởng thức. Buổi chiều tuyết bay trong sân nhàn, Ngày xuân uống say chén rượu.
亞枝紅 – Á chi hồng Tác giả: Nguyên Chẩn
平陽池上亞枝紅, 悵望山郵事事同。 還向萬竿深竹里, 一枝渾臥碧流中。
Dịch nghĩa
Một nhành hoa đỏ thắm đang rủ sát mặt ao đất Bình Dương, Buồn mọi sự việc nơi các quán dịch đều nhàm chán như nhau. Chạnh nhớ về chốn cũ có luỹ tre xanh um tùm, Với cành hoa đỏ thắm rủ sát mặt nước biếc gợn sóng.
Chỉ có nó trên con đường quanh phòng trống, Thường cầm dao dài chặt cành nhỏ. Nơi tối tăm cứ dần thành um tùm, Cây xấu chặt rồi lại mọc dữ. Vì ta có sẵn cây cẩu kỷ, Nên gà tới đậu biết làm sao. Thế mới rõ cái thứ bất tài, Lại chóng lớn tốt bề bề.
欸乃曲其一 – Ai nãi khúc kỳ 1 Tác giả: Nguyên Kết
偶存名跡在人間, 順俗與時未安閑。 來謁大官兼問政, 扁舟卻入九疑山。
Dịch nghĩa
Ngẫu tồn danh tích tại nhân gian, Thuận tục dữ thì vị an nhàn. Lai yết đại quan kiêm vấn chính, Biển chu khước nhập Cửu Nghi san.
Tay đau nên làm biếng viết thư, Mắt kém nên nghỉ chơi cờ. Nắng chiếu bụi bay ngoài song cửa, Con ong mình dài đậu trên ống sáo tre. Mưu sinh chỉ làm việc vẽ rắn thêm chân, Làm việc quan đã từng vuốt râu cọp. Trên đời không còn ai biết người tài hay sao? Chưa kể tới có người còn tiến cử kẻ bất tài.
Lầu trăm thước trong thành cao chót vót, Hàng dương liễu xanh um tới tận bãi sông. Giả Sinh còn trẻ đã phải rơi lệ, Vương Xán khi xuân về vẫn phải xa nhà. Mãi mong cảnh tóc bạc quy ẩn giang hồ, Muốn thu trời đất vào trong chiếc thuyền con. Biết đâu rằng chuột thối lại thành ra món ngon, Người đời vẫn không ngừng ghen ghét chim phượng hoàng.
Mời bạn đọc thưởng thức thêm những bài Những Bài Thơ Đường Của Trung Quốc Bất Hủ nổi tiếng sau đây:
安南送曹別敕歸朝 – An Nam tống Tào Biệt Sắc quy triều Tác giả: Cao Biền
雲水蒼茫日欲收, 野煙深處鷓鴣愁。 知君萬里朝天去, 為說征南已五秋。
Dịch nghĩa
Mây nước xanh bao la, nắng sắp tắt, Chim chá cô kêu buồn thảm trong sương khói miền xa xôi cùng cực này. Được biết ông sắp ra đi vạn dặm trên đường trở về chầu vua, Xin tâu giùm là tôi đi nam đã được 5 năm rồi.
鸚鵡 – Anh Vũ Tác giả: La Ẩn
莫恨雕籠翠羽殘, 江南地暖隴西寒。 勸君不用分明語, 語得分明出轉難。
Dịch nghĩa
Đừng có hờn giận lông xanh rụng trong lồng quý, Đất Giang Nam ở đây ấm áp mà Lũng Tây (quê mi) thì lạnh lẽo. Khuyên mi đừng có nói hết mọi sự thật, Vì mọi sự thật nói ra hết, mi sẽ gặp tai hoạ.
Chim anh vũ xưa bay đến sông Ngô Bãi trên sông mới truyền lại tên Anh Vũ Chim anh vũ đã bay về Tây qua núi Lũng Bãi thơm cây xanh biếc làm sao! Khói toả ra từ lá cây lan làm gió thơm nổi dậy Bờ liền với hoa đào, sóng gấm sinh Lúc ấy người đi đày trông hoài cõi xa Trên bãi dài mảnh trăng cô đơn còn soi sáng cho ai.
鸚鵡洲送王九之江左 – Anh Vũ châu tống Vương Cửu chi Giang Tả Tác giả: Mạnh Hạo Nhiên
Xưa có lên lầu Hoàng Hạc trên bờ Từ xa đã yêu thích bãi Anh Vũ trong sông Hình thế bãi uốn khúc bao quanh bởi nước xanh Chim uyên ương vịt nước đầy đầu bãi Mặt trời lặn trên doi đất dài Cát vàng lấp lánh bởi nắng quái chiều hôm Người chài kéo dây thuyền nhiều màu sắc Những cô giặt vải kết lại những chiếc xiêm lụa Trăng sáng thấy toàn bông lau trắng Gió thổi thoang thoảng mùi hương hoa lan đỗ nhược Anh lên đường bình yên và nhớ đừng quên…
飲李十二宅 – Ẩm Lý thập nhị trạch Tác giả: Trương Kế
重門敝春夕, 燈燭靄余煇。 醉我百尊酒, 留連夜未歸。
Dịch nghĩa
Nhà nhà làm buổi chiều xuân kém đi, Đèn đuốc và mây làm ta ngột ngạt. Uống cả trăm chén ta đã say, Chủ nhà cứ giữ lại, liền mấy tối chưa cho về.
Phủ Đông Bích chứa sách Vườn phía Tây nhiều nho sĩ Đọc Kinh Thi biết việc nước Giảng Kinh Dịch hiểu lòng trời Chức vụ cao được vua trọng Ơn vua cuồn cuộn, (vừa) uống rượu say sưa vừa hát khúc nhạc xuân Tận tình vì người tri âm.
Bến sông lạnh, vạc vui chơi, Chẳng làm gì mà đầy đủ. Không cần nghĩ khi lật bộ lông trắng như ngọc, Tuỳ ý mổ mạ non. Trắng như tuyết phủ sau khi tắm, Gió nổi lên một khi tung bay. Có bầy nào trên biển xanh, Lại ngày ngày thảnh thơi có hình ảnh trong sáng như thế?
幼女詞 – Ấu nữ từ Tác giả: Thi Kiên Ngô
幼女才六歲, 未知巧與拙。 向夜在堂前, 學人拜新月。
Dịch nghĩa
Con gái nhỏ mới lên sáu tuổi, Chưa biết sẽ khéo léo hay vụng về. Nhưng ban đêm đứng trước nhà, Học người lớn van vái trăng non.
巴童答 – Ba Đồng đáp Tác giả: Lý Hạ
巨鼻宜山褐, 龐眉入苦吟。 非君唱樂府, 誰識怨秋深?
Dịch nghĩa
Cự tỵ nghi sơn cát, Bàng my nhập khổ ngâm. Phi quân xướng nhạc phủ, Thuỳ thức oán thu thâm?
Trong núi xanh, vị học sĩ nảy nướng con cá mè, Ngựa trắng chạy khuất rồi, thân còn náu bên sườn núi. Người xưa đã dùng đủ ba năm. Khi còn trẻ từng mở hơn cả vạn quyển sách. Mây khô đầy cửa tụ lại làm nghiêng cả cột che, Nước vào mùa thu nổi gần thềm, tuôn xuống rãnh. Phú quý đương nhiên là kết quả sức lao động mà có, Thân trai nên đọc sách nhiều có thể chất đầy năm xe.
巴陵夜別王八員外 – Ba Lăng dạ biệt Vương Bát viên ngoại Tác giả: Giả Chí
柳絮飛時別洛陽, 梅花發後到三湘。 世情已逐浮雲散, 離恨空隨江水長。
Dịchnghĩa
Khi hoa liễu bay, tôi dời Lạc Dương, Đến khi tôi tới Tam Tương thì hoa mai đã tàn rồi. Tình đời mau phai nhạt như đám mây trôi, Nhưng tình cảm lúc biệt ly thì còn mãi như dòng sông.
Liễu xanh cỏ ngát hương ngoài lộ Tuổi trẻ ra đi đâu có khó Trên lầu trằn trọc suốt năm canh Ly biệt tháng ba hoa ướt rũ
Vô tình nào khổ tựa đa tình Một tấc tơ lòng muôn vạn mớ Chân trời mặt đất còn chia ngăn Chỉ có nhớ nhau không hạn chỗ
断章 / Đoạn Chương
你站在桥上看风景, 看风景人在楼上看你。 明月装饰了你的窗子, 你装饰了别人的梦。
Dịch nghĩa
Em đứng trên cầu ngắm phong cảnh, Người đứng trên lầu ngắm phong cảnh lại ngắm nhìn em. Trăng sáng tô điểm của sổ phòng em Em tô điểm giấc mộng của người.
Còn chảy mãi lệ tương tư thẫm đỏ Hoa, liễu buồn thôi nở chốn lầu son, Không yên giấc, mưa gió ngoài song cửa sầu với sầu, tìm đến cuối hoàng hôn Nuốt chẳng trôi, những lời vàng tiếng ngọc Gương sáng soi khuôn mặt đã hao gầy Mày chau lại, mong canh thâu chóng hết Chao ôi! Non xanh thấp thoáng không ngăn được Nước biếc mênh mông trôi chẳng dừng.
七夕 – Thất tịch Tác giả: Bạch Cư Dị
煙霄微月澹長空, 銀漢秋期萬古同。 幾許歡情與離恨, 年年並在此宵中。
Dịch nghĩa
Trăng mờ trời đạm khói lồng mây, Ngân Hán ngàn thu chẳng đổi thay. Bao nỗi hoan tình cùng ly hận, Hằng năm đều ở tại đêm nay.
Trắng như tuyết trên núi, Sáng như trăng ở trong mây. Nghe lòng chàng có hai ý, Nên thiếp quyết cắt đứt. Ngày hôm nay nâng chén sum vầy, Sớm mai đã đưa tiễn nhau ở bên sông. Đi lững thững trên dòng nước, Nước cứ chảy xuôi mãi từ đông về tây (mà không quay về).
Vời vợi trăng trong sáng dặm trường Nỗi buồn chất ngất giận thêm vương Người đi biên tái bao giờ lại ? Kẻ ở thềm xưa luống đoạn trường Thất sủng thứ phi về viện ở Tàn binh lão tướng ẩn cung tường Não nề trăng tỏ người đau xót Thỏ ngọc xa hay chuyện thế thường ?
关雎 – Thuộc Thư Kinh Tác giả: Chưa rõ
关关雎鸠、 在河之洲。 窈窕淑女、 君子好逑。
Dịch nghĩa
Đôi chim thư cưu hót hoạ nghe quan quan, Ở trên cồn bên sông. Người thục nữ u nhàn, Phải là lứa tốt của bậc quân tử (vua).
Mảnh trăng thanh lầu cao che khuất Lòng đau vì xa cách nhiều năm Tiếng tiêu điệu sáo lặng im Một mình buồn bã ngóng nhìn phương xa Bên chân trời chim bay cá lặn Mòn mõi vì âm tín không về Chiếu chăn hờn oán não nề Kim thoa bẻ gãy lời thề còn đâu Giếng nước sâu mà giây thì ngắn Xiêm y buồn người chẳng điểm trang Dùng dao chém nước nước liền Kéo kia cắt đứt mối tình được không? Theo dòng nước loạn hồng trôi mãi Tấm tình em một phiến vì chàng Xin làm mây núi Vu Sơn Nhập sâu vào cõi mộng hồn người thương.
淮上喜會梁川故人 – Hoài thượng hỷ hội Lương Xuyên cố nhân Tác giả: Vi Ứng Vật
Trên sông Hoài mừng gặp bạn cũ đất Lương Xuyên Từng làm khách tại Giang Hán Mỗi lần gặp nhau uống rượu say mới về Sau khi chia tay, đời như mây trôi Thời gian như nước chảy, thấm thoắt đã mười năm Gặp lại nhau vui cười, tình vẫn như xưa Mái tóc đã điểm bạc Vì nguyên cớ gì không trở về Trên sông Hoài nhìn về núi mùa thu.
Trên cầu xuân nhìn về phía nam nước mênh mông Một dãy núi quang tạnh đảo những đỉnh xanh (trên mặt nước) Vườn Tần hoa rụng sương rơi ướt Bá Lăng rượu mới, tan hết mùi nồng Rồng xanh bay lên trời chỉ còn đế trống ở hai cửa Phượng đỏ rời đi xa cách chín từng Từ vạn cổ là nơi người đi chia tay Ngâm thơ xong buồn không chịu được với tiếng chuông chiều.
Ngọn núi vắng sau cơn mưa Thời tiết ban đêm đã là thu rồi Ánh trăng sáng chiếu qua rừng cây tùng Suối nước xanh chảy trên đá Nghe có tiếng trúc xào xạc mấy cô đi giặt áo về Tiếng lá sen xao động có người hạ thuyền xuống Tùy ý, hương xuân đã hết Các vương tôn muốn ở lại thì tự nhiên
Tiễn ông nơi đình Bá Lăng, Sông Bá chảy mênh mông. Trên cây cổ thụ không thấy hoa, Dưới đất cỏ xuân như lộ vẻ thương tâm. Tôi hỏi đường người đất Tần tại ngã rẽ chia tay, Đáp rằng chính là con đường xưa Vương Xán đi về nam. Đường cũ xa vời vợi dẫn tới Tây kinh, Mây chiều đang nổi trên hoàng cung. Đúng vào lúc chiều tà chia tay buồn đứt ruột, Ai hát bài “Ly Ca” không còn lòng dạ đâu mà nghe.
Ông lão nhà nghèo ở trong núi, Cày cấy đất núi được ba bốn mẫu. Lúa ít đóng thuế nhiều nên không có lúa để ăn, Gom về kho quan để mốc thành đất. Cuối năm, cày bừa để dựa góc nhà trống không, Ông kêu con cháu lên núi hái hạt dẻ rừng về ăn. Nhà buôn ở Tây Giang kho báu có cả trăm hộc, Chó nuôi trên thương thuyền ngày nào cũng có thịt ăn.
Chim xuân cưu kêu trên mái nhà, Hoa hạnh trắng thông bên đang nở. Cầm rìu chặt cành vươn xa, Lấy cuốc khơi mạch suối. Chim én bay về nhận ra tổ cũ của mình, Người cũ xem lịch mới. Cầm chung rượu trên tay nhưng không uống, Xót thương người phương xa.
Thiết giáp trường qua tử vị vong, Đôi bàn sắc tướng hỉ tiên thường. Ngao phong nộn ngọc song song mãn, Xác đột hồng chi khối khối hương. Đa nhục cánh liên khanh bát túc, Trợ tình thuỳ khuyến ngã thiên trường? Đối từ giai phẩm thù giai tiết, Quế phất thanh phong cúc đới sương.
見 我 師 – Kiếp ngã Sư Tác giả: Chưa rõ
回 鄉 見 我 師 他 今 已 白 頭 相 見 不 能 說 相 感 別 亦 難
Dịch nghĩa
Về quê, gặp lại thầy tôi Nay mái tóc thầy đã bạc trắng Thầy trò nhìn nhau mà không nói nên lời Cùng dâng trào cảm xúc và thật khó khi phải nói lời chia tay.
Tháng tám, trời thu cao, gió giận dữ gào thét, Cuốn đi ba lớp cỏ tranh trên mái nhà ta. Cỏ tranh bay qua sông, rải xuống miền đất bên sông. Cao thì vắt vẻo treo trên ngọn cây rừng; Thấp thì tả tơi rơi chìm xuống ao nước. Lũ trẻ xóm nam khinh ta già yếu, Nhẫn tâm làm giặc cướp ngay trước mặt ta. Chúng công khai ôm cỏ tranh đi vào trong xóm trúc; Ta khô môi rát miệng, kêu thét mà không được. Trở về, chống gậy, thở than. Một lát sau, gió yên mây đen như mực. Trời thu bát ngát đen tối lúc chiều tà. Chiếc chăn vải dùng nhiều năm, lạnh như sắt, Bị đứa con thơ khó ngủ đạp rách toang. Ở đầu giường mái nhà dột, không chổ nào khô; Vết mưa nhiều như gai vẫn còn chưa hết. Từ khi gặp cơn loạn lạc, mình ít ngủ, Suốt đêm dài ướt đẫm, biết làm sao hết được! Mong sao có được ngàn vạn gian nhà lớn, Để giúp cho các hàn sĩ trong thiên hạ đều được vui vẻ, Không bị kinh động vì mưa gió, yên ổn như núi non! Hỡi ôi, biết bao giờ được trông thấy nhà này đứng cao sững trước mắt, Dù cho riêng nhà ta bị phá vỡ, mình có chịu rét đến chết, cũng thoả lòng!
Mời bạn theo dõi thêm chùm Thơ Đường Trung Quốc Lớp 10 Ngắn và đặc sắc nhất được chọn lựa sau đây:
黃鶴樓送孟浩然之廣陵 – Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng Tác giả: Lý Bạch
故人西辭黃鶴樓, 煙花三月下揚州。 孤帆遠影碧空盡, 惟見長江天際流。
Dịch nghĩa
Bạn cũ từ biệt tại lầu Hoàng Hạc đi về phía tây, Tháng ba hoa khói, xuống Dương Châu. Bóng chiếc buồm lẻ phía xa dần khuất vào trong nền trời xanh, Chỉ còn thấy dòng Trường Giang vẫn chảy bên trời.
Móc ngọc tơi bời ở rừng phong, Khí ở núi Vu và kẽm Vu ảm đạm mịt mờ. Trên sông, nước và trời cùng trôi chảy, Ngoài ải, gió và mây liên tiếp mù đất. Cúc từng chòm nở hai lần dòng lệ xưa, Thuyền lẻ loi buộc chặt mối tình quê cũ. Nơi nơi giục giã dao thước may áo rét, Tiếng chày chiều dồn dập thành cao Bạch Đế.
Hứng trở về Tác giả: Nguyễn Trung Ngạn
老丧尸变态到底, 藻花香气主解。 在家看苍鹭, 虽然江南没有那么有说服力。
Dịch nghĩa
Dâu già lá rụng tằm vừa chín, Lúa sớm nở hoa thơm, cua đang lúc béo. Nghe nói ở nhà dẫu nghèo vẫn tốt, Đất Giang Nam tuy vui, cũng chẳng bằng về nhà.
室友的怨恨- Nỗi oán của người phòng khuê Tác giả: Vương Xương Linh
Người đàn bà trẻ nơi phòng khuê không biết buồn, Ngày xuân trang điểm lộng lẫy bước lên lầu đẹp. Chợt thấy màu (xuân) của cây dương liễu đầu đường, Hối hận đã để chồng đi tòng quân kiếm tước hầu.
Người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi, Nơi đây chỉ còn lại lầu Hoàng Hạc. Hạc vàng một khi bay đi đã không trở lại, Mây trắng ngàn năm vẫn phiêu diêu trên không. Mặt sông lúc trời tạnh, phản chiếu cây cối Hán Dương rõ mồn một, Cỏ thơm trên bãi Anh Vũ mơn mởn xanh tươi. Trời về chiều tối, tự hỏi quê nhà nơi đâu? Trên sông khói toả, sóng gợn, khiến người sinh buồn!