Thơ Nôm Đường Luật Là Gì ❤️️ Đặc Điểm + Ví Dụ ✅ Tìm Hiểu Về Thơ Nôm, Giới Thiệu Các Tác Phẩm Thơ Nôm Nổi Tiếng Nhất.
NỘI DUNG CHÍNH
Thơ Nôm Là Gì
Thơ Nôm Là Gì? Thơ Nôm là các bài thơ được viết bằng chữ Nôm, đây là bộ chữ được người Việt tạo ra dựa trên chữ Hán, các bộ thủ, âm đọc và nghĩa từ vựng trong tiếng Việt. Đối với văn học Việt Nam, thơ Nôm góp phần xây dựng tạo nền văn học cổ truyền kéo dài nhiều thế kỷ.
Tìm hiểu thêm về 🌱Các Thể Thơ Hiện Đại, Cách Gieo Vần 🌱30+ Bài Thơ Mẫu
Truyện Thơ Nôm Là Gì
Truyện Thơ Nôm Là Gì?Truyện thơ Nôm hay còn gọi là Truyện Nôm, đây là thể thơ tiếng Việt viết bằng chữ Nôm dùng để kể chuyện. Truyện Thơ Nôm là một loại hình tự sự có khả năng phản ánh hiện thực xã hội và con người với phạm vi tương đối rộng nên có người gọi truyện thơ Nôm là tiểu thuyết trung đại (tiểu thuyết vừa).
Nội dung truyện thơ Nôm thường phản ánh đời sống xã hội cũng như thể hiện quan niệm, lí tưởng sống của tác giả thông qua việc miêu tả chi tiết, tường thuật tương đối đầy đủ về cuộc đời và tính cách nhân vật bởi một cốt truyện với hàng loạt sự kiện và biến cố nổi bật.
Truyện thơ Nôm tiêu biểu cho nền văn học cổ điển Việt Nam, phát triển mạnh vào cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19. Vì được viết bằng tiếng Việt bằng chữ Nôm nên chúng được gọi là truyện Nôm. Truyện Nôm là một bộ phận văn học đặc sắc, thể hiện tính thẩm mỹ độc đáo của văn học Việt Nam thời phong kiến mà không một nền văn học nào có được.
Thơ Nôm Đường Luật Là Gì
Thơ Nôm Đường Luật Là Gì? Đó là những bài thơ được viết bằng chữ Nôm theo thể Đường luật (gồm cả những bài thơ theo thể Đường luật hoàn chỉnh và cả những bài theo thể Đường luật phá cách có 5 chữ hoặc 6 chữ). Có thể nói thơ Nôm Đường luật là một thành tựu rực rỡ của thơ ca Việt Nam.
Tìm hiểu thêm 🌿Thơ Đường Luật Là Gì 🌿Cách Làm + 55+ Bài Thơ Đường Luật Hay
Đặc Trưng Cơ Bản Thơ Nôm Đường Luật
Cùng Thohay.vn tìm hiểu các thông tin về Đặc Trưng Cơ Bản Thơ Nôm Đường Luật sau đây nhé!
Thơ Nôm Đường luật là sự kết hợp hài hòa giữa “yếu tố Nôm” và “yếu tố Đường luật”. Hai yếu tố này đan xen vào nhau tạo nên giá trị của từng tác phẩm thơ Nôm Đường luật. Mỗi yếu tố có giá trị biểu đạt, biểu cảm và thẩm mỹ khác nhau nhưng cũng có tính độc lập tương đối, có thể tách rời nhau để xác định đặc trưng thể loại.
Nội dung của thơ Nôm đường luật rất phong phú, đa dạng phản ánh trung thực, toàn diện về đời sống xã hội và tình cảm của con người qua các đề tài như: thiên nhiên, chiến tranh, tình yêu, tình bạn…
Đặc điểm nghệ thuật của thơ Nôm đường luật
- Yếu tố nôm là những gì thuộc về dân tộc dân dã và bình dị
- Yếu tố đường luật là những gì tiếp thu từ nước ngoài tao nhã, ước lệ
Ví Dụ Về Thơ Nôm Đường Luật
Để có thể hiểu hơn về thể thơ này thì bạn có thể xem ngay các Ví Dụ Về Thơ Nôm Đường Luật mà Thohay.vn chia sẻ dưới đây.
Canh khuya
Tác giả: Hồ Xuân Hương
Canh khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan mấy nước non
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy chòm
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình son trẻ tí con con
Trường ốc
Tác giả: Nguyễn Trãi
Trường ốc ba thu uổng mỗ danh,
Chẳng tài đâu xứng chức tiên sinh.
Cuốc cùn ước xáo vườn chư tử,
Thuyền mọn khôn đua bể lục kinh.
Án sách cây đèn hai bạn cũ,
Song mai hiên trúc một lòng thanh.
Lại mừng nguyên khí vừa thịnh,
Còn cậy vì hay một chữ đinh.
Cơm trời áo cha
Tác giả: Nguyễn Trãi
Ðã mấy thu nay để lệ nhà,
Duyên nào đeo đẳng khó chăng tha.
Một thân lẩn quất đường khoa mục,
Hai chữ mơ màng việc quốc gia.
Tài liệt lạt nhiều nên kém bạn,
Người mòn mỏi hết phúc còn ta.
Quân thân chưa báo lòng canh cánh,
Tình phụ cơm trời áo cha.
Túi thơ bầu rượu
Tác giả: Nguyễn Trãi
Túi thơ bầu rượu quản xênh xang,
Quẩy dụng đầm hâm mấy dặm đường.
Ðài Tử Lăng cao, thu mát,
Bè Trương Khiên nhẹ, khách sang.
Tằm ươm lúc nhúc, thuyền đầu bãi,
Hàu chất so le, khóm cuối làng.
Ngâm sách thằng chài trong thuở ấy,
Tiếng trào dậy khắp Thương Lang.
Chia sẻ thêm chùm thơ🌿Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật🌿 Ý Nghĩa
Thơ Nôm Đường Luật Việt Nam Hay Nhất
Thohay.vn tổng hợp những bài Thơ Nôm Đường Luật Việt Nam Hay Nhất, bạn có thể tham khảo ngay.
Cảnh thu
Tác giả: Hồ Xuân Hương
Thánh thót tầu tiêu mấy giọt mưa,
Khen ai khéo vẽ cảnh tiêu sơ,
Xanh um cổ thụ tròn xoe tán,
Trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ.
Bầu giốc giang sơn say chấp rượu,
Túi lưng phong nguyệt nặng vì thơ
Cho hay cảnh cũng ưa người nhỉ,
Thấy cảnh ai mà chẳng ngẩn ngơ.
An phận thì hơn
Tác giả: Nguyễn Bỉnh Khiêm
Giàu ba bữa khó hai niêu,
An phận thời hơn hết mọi điều.
Khát uống trà mai hơi ngột ngột,
Sốt kề hiên trúc gió hiu hiu.
Giang sơn tám bức là tranh vẽ,
Hoa cỏ tư mùa ấy gấm thêu.
Thong thả hôm rằm sớm thức,
Muôn vàn đã đội đức trời Nghiêu.
Sang cùng khó
Tác giả: Nguyễn Trãi
Sang cùng khó bởi chưng trời,
Lặn mọc làm chi cho nhọc hơi.
Tả lòng thanh, vị núc nác,
Vun đất ải, luống mồng tơi.
Liêm cần tiết cả, tua hằng nắm,
Trung hiếu niềm xưa, mựa nỡ dời.
Con cháu chớ hiềm song viết ngặt,
Thi thư thực ấy báu ngàn đời.
Hoa mai
Tác giả: Chưa rõ
Trội cành mai chiếm một chồi
Tin xuân mây mẩy điểm cành mai
Tinh thần sáng thủa trăng lạnh
Cốt cách đông khi gió thôi
Tiết cứng trượng phu tòng ấy bạn
Nết trong quân tử trúc là đôi
Nhà truyền thanh bạch chăng từng khối
Vậy xứng danh thơm đệ nhất khôi.
Trưng Vương
Tác giả: Chưa rõ
Trợ dân dẹp loạn trả thù mình,
Chị nhủ cùng em cất nghĩa binh.
Tô Định bay hồn vang một trận,
Lĩnh Nam mở cõi vững trăm thành,
Mới rày bảo vị ra ơn rộng,
Đã đội hoa quan xuống phúc lành.
Còn nước, còn non, còn miếu mạo,
Nữ trung đệ nhất đấng tài danh.
Thơ Nôm Trung Đại Việt Nam Chọn Lọc
Gửi đến bạn đọc các bài Thơ Nôm Trung Đại Việt Nam Chọn Lọc hay nhất.
Lòng thư thái
Tác giả: Nguyễn Bỉnh Khiêm
Vinh nhục bao phen hẳn đã từng
Lòng người sự thể dửng dừng dưng
Khen thì nên tốt, chê nên dại
Mất cũng chẳng âu được chẳng mừng
Có ai biết được lòng tri kỷ
Vời vợi non cao nguyệt một vừng
Cỏ xanh
Tác giả: Nguyễn Trãi
Cỏ xanh cửa dưỡng để lòng nhân,
Trúc rợp hiên mai quét tục trần.
Nghiệp cũ thi thư hằng một chức,
Duyên xưa hương hoả tượng ba thân.
Nhan Uyên nước chứa bầu còn nguyệt,
Ðỗ Phủ thơ nên bút có thần.
Nợ quân thân chưa báo được,
Hài hoa còn bợn dặm thanh vân.
Chế sư
Tác giả: Hồ Xuân Hương
Chẳng phải Ngô chẳng phải ta
Đầu thì trọc lốc áo không tà
Oản dâng trước mặt dăm ba phẩm
Vãi nấp sau lưng sáu bảy bà
Khi cảnh khi tiu khi chũm choẹ
Giọng hì giọng hỉ giọng hi ha
Tu lâu có nhẽ lên sư cụ
Ngất nghểu toà sen nọ đó mà
Than nhàn
Tác giả: Nguyễn Bỉnh Khiêm
Thân nhàn dầu tới dầu lui,
Thua được bằng cờ ai kẻ đôi.
Bạn cũ thiếu, ham đèn lẫn sách,
Tính quen chăng, kiếm trúc cùng mai.
Cày chống tuyết ngâm đòi cảnh,
Cuốc chơi xuân khắp mọi đồi.
Con cháu mựa hiềm song viết tiện,
Nghìn đầu cam quýt ấy là tôi.
Có thể bạn quan tâm thể thơ ❤️️Thất Ngôn Tứ Tuyệt ❤️️55 Bài Thơ Hay Nhất
Những Bài Thơ Nôm Nổi Tiếng Nhất
Nếu bạn đang tìm kiếm Những Bài Thơ Nôm Nổi Tiếng Nhất thì nhất định không nên bỏ qua chùm thơ sau:
Cảnh thu
Tác giả: Hồ Xuân Hương
Thánh thót tầu tiêu mấy hạt mưa,
Khen ai khéo vẽ cảnh tiêu sơ,
Xanh ôm cổ thụ tròn xoe tán,
Trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ.
Bầu dốc giang sơn say chấp rượu.
Túi lưng phong nguyệt nặng vì thơ.
Ơ hay, cánh cương ưa người nhỉ,
Ai thấy, ai mà chẳng ngẩn ngơ.”
Mời trâu
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương mới quệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá, bạc như vôi
Bảo kính cảnh giới bài 1
Tác giả: Nguyễn Trãi
Đạo đức hiền lành được mọi phương,
Tự nhiên cả muốn chúng suy nhường.
Lợi tham hết lấy, nhiều thì cạnh,
Nghĩa phải đem cho, ít chẳng phường.
Sự thế sá phòng khi được mất,
Lòng người tua đoán thuở mừng thương.
“Chẳng nhàn” xưa chép lời truyền bảo,
Khiến chớ cho qua một đạo thường.
Qua đèo ngang
Tác giả: Bà Huyện Thanh Quan
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá, đá chen hoa
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại, trời non nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
Chị em Thuý Kiều
Trích Truyện Kiều
Tác giả: Nguyễn Du
Đầu lòng hai ả tố nga
Thuý Kiếu là chị, em là Thuý Vân.
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn:
Làn thu thuỷ nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai
Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên “Bạc mệnh lại càng não nhân.
Phong lưu rất mực hồng quần
Xuân xanh xấp xỉ tới phần cập kê.
Êm đềm trướng rủ man che,
Tường đông ong bướmđi về mặc ai.
Thơ Nôm Đường Luật Hồ Xuân Hương Ý Nghĩa
Tuyển tập các bài Thơ Nôm Đường Luật Hồ Xuân Hương Ý Nghĩa, mời bạn cùng thưởng thức
Hang Cắc Cớ
Trời đất sinh ra đá một chòm
Nứt làm hai mảnh hỏm hòm hom
Kẽ hầm rêu mốc trơ toen hoẻn
Luồng gió thông reo vỗ phập phòm
Giọt nước hữu tình rơi lõm bõm
Con đường vô ngạn tối om om
Khen ai đẽo đá tài xuyên tạc
Khéo hớ hênh ra lắm kẻ dòm
Làm lẽ
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng,
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung.
Năm chừng mười hoạ hay chăng chớ,
Một tháng đôi lần có cũng không.
Cố đấm ăn xôi xôi lại hỏng,
Cầm bằng làm mướn mướn không công.
Nỗi này ví biết dường này nhỉ,
Thời trước thôi đành ở vậy xong.
Tự tình 2
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn,
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám.
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!
Tự tình 3
Chiếc bánh buồn vì phận nổi lênh,
Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh.
Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng,
Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.
Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến,
Giong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh.
Ấy ai thăm ván cam lòng vậy,
Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh.
Cái nợ chồng con
Hỡi chị em ơi có biết không
Một bên con khóc một bên chồng
Bố cu lổm ngổm bò trên bụng
Thằng bé hu hơ khóc dưới hông
Tất cả những là thu với vén
Vội vàng nào những bống cùng bông
Chồng con cái nợ là như thế
Hỡi chị em ơi có biết không
Bỡn bà lang khóc chồng
Văng vẳng tai nghe tiếng khóc gì
Thương chồng nên nõi khóc tì ti
Ngọt bùi thiếp nhớ mùi cam thảo
Cay đắng chàng ơi vị quế chi
Thạch nhũ, trần bì sao để lại
Quy thân, liên nhục tẩm mang đi
Dao cầu thiếp biết trao ai nhỉ
Sinh ký chàng ơi, tử đắc quy.
Đài Khán Xuân
Êm ái chiều xuân tới khán đài
Lâng lâng chẳng bợn chút trần ai
Ba hồi triêu mộ chuông gầm sóng
Một vũng tang thương nước lộn trời
Bể ái nghìn trùng khôn tát cạn
Nguồn ân muôn trượng dễ khơi vơi
Nào nào cực lạc là đâu tá
Cực lạc là đây chín rõ mười
Chợ Trời chùa Thầy
Hoá công xây đắp đã bao đời,
Nọ cảnh Sài Sơn có chợ Trời.
Buổi sớm gió đưa trưa nắng đứng,
Ban chiều mây họp, tối trăng chơi.
Bày hàng hoa quả tứ mùa sẵn,
Mở phố giang sơn bốn mặt ngồi.
Bán lợi mua danh nào những kẻ,
Chẳng nên mặc cả một đôi lời.
Đèo Ba Dội
Một đèo, một đèo, lại một đèo
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo
Cửa son đỏ loét tùm hum nóc
Hòn đá xanh rì lún phún rêu
Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc
Đầm đìa lá liễu giọt suơng gieo
Hiền nhân quan tử ai mà chẳng
Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo
Đọc thêm chùm❤️️Thơ Chữ Nôm Của Hồ Xuân Hương ❤️️Chùm Thơ Chữ Hán Hay
Thơ Nôm Đường Luật Của Hồ Xuân Hương Hay Đặc Sắc
Tiếp tục tổng hợp thêm một số bài Thơ Nôm Đường Luật Của Hồ Xuân Hương Hay Đặc Sắc, cùng xem ngay nhé!
Chùa Hương Tích
Bày đặt vì ai khéo khéo vòm
Nứt ra một lỗ hổng hòm hom
Người quen cửa Phật chen chân xọc
Kẻ lạ bầu Tiên mỏi mắt dòm
Giọt nước hữu tình rơi thánh thót
Con thuyền vô trạo cúi lom khom
Lâm tuyền quyến cả phồn hoa lại
Rõ khéo trời già đến dở dom
Ốc nhồi
Bác mẹ sinh ra phận ốc nhồi
Đêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi
Quân tử có thương thì bóc yếm
Xin đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi
Vịnh cái quạt
Một lỗ xâu xâu mới cũng vừa
Duyên em dính dán tự ngàn xưa
Chành ra ba góc da còn thiếu
Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa
Mát mặt anh hùng khi tắt gió
Che đầu quân tử lúc sa mưa
Nâng niu ướm hỏi người trong trướng:
“Phì phạch trong lòng đã sướng chưa?”
Vịnh cái quạt II
Mười bảy hay là mười tám đây,
Cho ta yêu dấu chẳng rời tay.
Mỏng dày chừng ấy, chành ba góc,
Rộng hẹp dường nào, cắm một cay.
Càng nóng bao nhiêu thời càng mát,
Yêu đêm không phỉ lại yêu ngày.
Hồng hồng má phấn duyên vì cậy,
Chúa dấu vua yêu một cái này.
Cái kiếp tu hành
Cái kiếp tu hành nặng đá đeo
Vị gì một chút tẻo tèo teo
Buồm từ cũng muốn về Tây Trúc
Trái gió cho nên phải lộn lèo
Chùa Quán Sứ
Quán Sứ sao mà cảnh vắng teo
Hỏi thăm sư cụ đáo nơi neo
Chày kinh, tiểu đế suông không đấm
Tràng hạt vãi lần đếm lại đeo
Sáng banh không kẻ khua tang mít
Trưa trật nào ai móc kẽ rêu
Cha kiếp đường tu sao lắt léo
Cảnh buồn thêm ngán nợ tình đeo
Chùa Sài Sơn
Khen thay con tạo khéo khôn phàm
Một đố giương ra biết mấy ngàm
Triền đá cỏ leo sờ rậm rạp
Lạch khe nước rỉ mó lam nham
Một sư đầu trọc ngồi khua mõ
Hai tiểu lưng tròn đứng giữ am
Đến nơi mới biết rằng Thánh Hoá
Chồn chân mỏi gối hãy còn ham
Du Cô Tự
Thầy tớ thong dong dạo cảnh chùa
Cầm thư lưng túi rượu lưng hồ
Cá khe lắng kệ đầu ngơ ngác
Chim núi nghe kinh cổ gật gù
Then cửa từ bi nêm chật cánh
Nén hương tế độ cắm đầy lò
Nhà sư ướm hỏi nhà sư tí
Phúc đức nhà ngươi được mấy bồ
Đá Ông Chồng Bà Chồng
Khéo khéo bày trò tạo hoá công
Ông Chồng đã vậy lại Bà Chồng
Tầng trên tuyết điểm phơ đầu bạc
Thớt dưới sương pha đượm má hồng
Gan nghĩa dãi ra cùng tuế nguyệt
Khối tình cọ mãi với non sông
Đã kia còn biết xuân già giặn
Chả trách người ta lúc trẻ trung
Đề Nhị Mỹ Nhân Đồ
Ấy bao nhiêu tuổi hỡi cô mình
Chị cũng xinh mà em cũng xinh
Trăm vẻ như in tờ giấy trắng
Ngàn năm còn mãi cái xuân xanh
Phiếu mai chăng dám đường kia nọ
Bồ liễu thôi đành phận mỏng manh
Có một thú vui sao chẳng vẽ
Trách người thợ ấy khéo vô tình
Đánh đu
Bốn cột khen ai khéo khéo trồng
Người thì lên đánh kẻ ngồi trông
Trai đu gối hạc khom khom cật
Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng
Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới
Hai hàng chân hạc duỗi song song
Chơi xuân có biết xuân chăng tá
Cọc nhổ đi rồi lỗ bỏ không
Sưu tầm thêm những vần 🍀Thơ Hồ Xuân Hương Châm Biếm, Chửi, Trào Phúng 🍀 Hay Nhất
Thơ Nôm Đường Luật Nguyễn Bỉnh Khiêm Hay Sâu Sắc
Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng là một cái tên nổi bật khi nhắc đến thơ nôm, sau đây là các bài thơ Nôm Đường Luật Nguyễn Bỉnh Khiêm Hay Sâu Sắc mà bạn không nên bỏ lỡ.
Thế gian biến đổi
Thế gian biến cải vũng nên đồi,
Mặn nhạt, chua cay lẫn ngọt bùi.
Còn bạc, còn vàng, còn đệ tử,
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi.
Xưa nay đều trọng người chân thật,
Ai nấy nào ưa kẻ đãi buôi.
Ở thế mới hay người bạc ác,
Giàu thì tìm đến, khó thì lui.
Mặc ai tài trí
Mặc ai rằng trí, mặc ai tài,
Ngay khoẻo đà hay giống củ khoai.
Cáo đội oai hùm mà lỡm chúng,
Ruồi nương đuôi ngựa luống khoe người.
Nhân tình cho biết dứa là nghệ,
Ba chén đầy, nay cũng ráo vơi.
Thú Tiêu dao
Chòm tự nhiên, lều một căn,
Quét không thay thảy bụi hồng trần.
Nghìn hàng cam quít con đòi cũ,
Mấy đứa ngủ tiều bầu bạn thân.
Thấy nguyệt tròn thời kể tháng,
Nhìn hoa nở mới hay xuân.
Cày ăn, đào uống yên đòi phận,
Sự thế chăng hay đã Hán Tần
Thế tục
Vụng, khéo nào ai chẳng có nghề,
Khó khăn phải luỵ đến thê nhi.
Được thời thân thích chen chân đến,
Thất thế hương lân thỉnh mặt đi.
Thớt có tanh tao ruồi đỗ bấy,
Ang không mật mỡ kiến bò chi!
Thế nay những trọng người nhiều của,
Lặng đến tay không ai kẻ vì?
Dại khôn
Làm người có dại mới nên khôn,
Chớ dại ngây chi, chớ quá khôn.
Khôn được ích mình, đừng để dại,
Dại thì giữ phận, chớ tranh khôn.
Khôn mà hiểm độc là khôn dại,
Dại vốn hiền lành ấy dại khôn.
Chớ lấy rằng khôn khinh kẻ dại,
Gặp thời, dại cũng hoá nên khôn.
Mùa thu chơi thuyền
Nước xuôi nước ngược nổi đòi triều,
Thuyền khách chơi gác mái chèo.
Mái thốc trăng, gương thuở hứng,
Buồm có gió mặc cơn phiêu.
Phơ phơ đầu bạc ông câu cá,
Leo lẻo dòng xanh con mắt mèo.
Âu lộ cùng ta như có ý,
Đến đâu thì cũng cố đi theo
Nhàn
Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Rượu, đến gốc cây, ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý, tựa chiêm bao.
Thú nhàn
Lẩn thẩn ngày qua tháng qua,
Một phen xuân tới một phen già.
Ái ưu vằng vặc trăng in nước,
Danh lợi lâng lâng gió thổi hoa.
Án sách hãy còn án sách cũ,
Nước non bạn với nước non nhà.
Tìm hiểu thêm về 🌸Thơ Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt Là Gì 🌸 Cách Làm Thơ + 30 Bài Hay Nhất
Thơ Nôm Đường Luật Lớp 10
Chia sẻ bài Thơ Nôm Đường Luật Lớp 10 mà các em học sinh nên biết.
Cảnh ngày hè
Tác giả: Nguyễn Trãi
Rồi hóng mát thuở ngày trường,
Hoè lục đùn đùn tán rợp giương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
Thơ Nôm Đường Luật Lớp 11
Cuối cùng là những bài Thơ Nôm Đường Luật Lớp 11, các em học sinh có thể đọc và tìm hiểu trước khi lên lớp.
Tự tình
Tác giả: Hồ Xuân Hương
Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,
Oán hận trông ra khắp mọi chòm.
Mõ thảm không khua mà cũng cốc,
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om.
Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ
Sau giận vì duyên để mõm mòm.
Tài tử văn nhân ai đó tá?
Thân này đâu đã chịu già tom!
Thương vợ
Tác giả: Trần Tế Xương
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ, âu đành phận,
Năm nắng mười mưa, dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:
Có chồng hờ hững cũng như không!
Câu cá mùa thu
Tác giả: Nguyễn khuyến
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Là vàng trước gió khẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối buông cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo
Vịnh khoa thi Hương
Tác giả: Trần Tế Xương
Nhà nước ba năm mở một khoa,
Trường Nam thi lẫn với trường Hà.
Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm ọe quan trường miệng thét loa.
Lọng cắm rợp trời: quan sứ đến;
Váy lê quét đất, mụ đầm ra.
Nhân tài đất bắc nào ai đó?
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.
Trọn bộ🌿 Thơ Lớp 11 Hay 🌿 Chùm 35+ Bài Thơ Nhiều Chủ Đề