Thương Nhớ Mùa Xuân: Nội Dung, Soạn Bài, Phân Tích, Tóm Tắt

Thohay.vn gửi đến bạn đọc nội dung tác phẩm Thương nhớ mùa xuân lớp 11 của tác giả Vũ Bằng, soạn bài, đọc hiểu và những bài văn phân tích hay nhất dưới đây.

Giới Thiệu Tác Phẩm Thương Nhớ Mùa Xuân

“Thương nhớ mùa xuân” là một tác phẩm nổi bật của nhà văn Vũ Bằng, được trích từ tập “Thương nhớ mười hai” sáng tác năm 1971. Tác phẩm này ra đời trong hoàn cảnh tác giả phải sống xa quê hương do tình cảnh đất nước bị chia cắt.

Nội dung chính

  • Khung cảnh mùa xuân: Tác phẩm khắc họa một cách chân thực và tuyệt đẹp cảnh sắc mùa xuân ở Hà Nội. Tác giả miêu tả thiên nhiên và đời sống sinh hoạt của con người nơi đây, từ những cành đào nở rộ đến không khí tươi vui của ngày Tết.
  • Nỗi nhớ quê hương: Dù sống xa quê, Vũ Bằng vẫn luôn nhớ về Hà Nội với những kỷ niệm không bao giờ phai mờ. Tác phẩm thể hiện nỗi nhớ da diết và tình yêu sâu đậm của tác giả dành cho quê hương.

Giá trị nghệ thuật

  • Ngôn ngữ miêu tả: Vũ Bằng sử dụng ngôn ngữ tinh tế, giàu hình ảnh để tái hiện cảnh sắc mùa xuân và cảm xúc của mình.
  • Tình cảm chân thành: Tác phẩm chứa đựng tình cảm chân thành, sâu sắc của tác giả, làm lay động lòng người đọc.

Ý nghĩa: “Thương nhớ mùa xuân” không chỉ là một bức tranh tuyệt đẹp về mùa xuân Hà Nội mà còn là lời nhắc nhở về tình yêu quê hương, đất nước. Tác phẩm giúp người đọc cảm nhận được sự gắn bó và nỗi nhớ quê hương của những người con xa xứ.

Tham khảo tác phẩm -> Tấm Lòng Người Mẹ Lớp 11 (Soạn Bài, Tóm Tắt, Phân Tích, Giáo Án)

Xuất Xứ Và Hoàn Cảnh Sáng Tác Tác Phẩm Thương Nhớ Mùa Xuân

Tác phẩm “Thương nhớ mùa xuân” được trích trong tập “Thương nhớ mười hai” của tác giả Vũ Bằng sáng tác năm 1971, ra đời trong hoàn cảnh tác giả phải sống xa quê hương vì tình cảnh đất nước bị chia cắt, viết về thiên nhiên, về con người Việt Nam trong mười hai tháng của một năm.

Nội Dung Tác Phẩm Thương Nhớ Mùa Xuân

Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng Giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.

Ởi ơi người em gái xoã tóc bên cửa sổ! Em yêu mùa xuân có phải vì nghe thấy rạo rực nhựa sống trong cành mai, gốc đào, chồi mận ở ngoài vườn? Chàng trai kia yêu mùa xuân, phải chăng là tại lúc đôi mùa giao tiễn nhau, chàng tưởng như nghe thấy đồi núi chuyển mình, sông hồ rung động trong cuộc đổi thay thường xuyên của cuộc đời? Mà người thiếu phụ nọ ở chân trời góc biển yêu mùa xuân có phải vì đấy là mùa xanh nên hi vọng được trở về nơi bến đợi sông chờ để ngâm lại khúc bạc đầu với người ra đi chưa biết ngày nào trở lại?

Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần và tôi cũng xây mộng ước mơ, nhưng yêu nhất mùa xuân không phải là vì thế.

Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huệ tình của cô gái đẹp như thơ mộng…

Người yêu cảnh, vào những lúc trời đất mang mang như vậy, khoác một cái áo lông, ngậm một ống điếu, mở cửa di ra ngoài tự nhiên thấy một cái thú giang hồ êm ái như nhung và không cần uống rượu mạnh cũng nghe như lòng mình say sưa một cái gì đó — có lẽ là sự sống!

Anh có thể đạp cỏ trên Hồ Gươm, đợi đến sâm sẩm tối ra ngồi ở Thuỷ Tạ nhìn các cô gái đẹp như tiên mặc áo nhung, áo len trăm màu ngàn sắc, in bóng hình xuống đáy nước lung linh; anh có thể vào một nhà hát thưởng vài khẩu trống”, “mở quả mứt” phong bao cho các chị em, rồi uống với mỗi em một li rượu “lấy may”; anh có thể đi vào một ngôi chùa khỏi nhang nghi ngút, dưa mắt nhìn xem có cô nào thực xinh thì quỳ ngay xuống bên cạnh cầu Trời khẩn Phật cho cô càng ngày càng đẹp và trong năm lấy được một người chồng xứng ý như… anh vậy.

Ấy đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi nó làm cho người ta muốn phát điện lên như thế đấy. Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nại, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ tỉ tỉ giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh.

Cùng với mùa xuân trở lại, tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá. Lúc ấy, đường sá không còn lầy lội nữa mà cái rét ngọt ngào, chứ không còn tê buốt căm căm nữa.

Y như những con vật nằm thu mình một nơi trốn rét thấy nắng ấm trở về thì lại bò ra để nhảy nhót kiếm ăn, anh cũng “sống” lại và thèm khát yêu thương thực sự. Ra ngoài trời, thấy ai cũng muốn yêu thương, về đến nhà lại cũng thấy yêu thương nữa.

Nhang trầm, đèn nến, và nhất là bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường, trước những bàn thờ Phật, bàn thờ thánh, bàn thờ tổ tiên làm cho lòng anh ấm lạ ấm lùng, tuy miệng chẳng nói ra nhưng trong lòng thì cảm như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan.

Đẹp quá đi, mùa xuân ơi — mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng Giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu Giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mát.

Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời dùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám, chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve sầu mới lột.

Ấy là lúc thịt mỡ dưa hành đã hết, người ta bắt đầu trở về bữa cơm giản dị có cả om với thịt thăn điểm những lá tía tô thái nhỏ hay bát canh trứng cua vắt chanh ăn mát như quạt vào lòng. Cánh màn điều treo ở trước bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm “hoá vàng” và các trò vui ngày Tết cũng tạm thời kết thúc để nhường chỗ cho cuộc sống êm đềm thường nhật.

Các con lại đi học cả rồi. Dưới nhà, người làm ngồi nhắc lại chuyện Tết với nhau “tiền mở hàng được tất cả mười hai đồng” và “đánh tam cúc thua mất ba đồng mốt”. Một cảnh thanh bình thú vị diễn ra thấp thoáng ở ngoài vườn, sân gác.

Bảo là nóng ư? Không. Bảo là rét ư? Không. Thời tiết lúc đó kì lạ lắm: rét vẫn còn vương trên ngọn xoan đào, nhưng đất ở ngoài vườn khô ráo, sạch bong, mịn màng như thể đất rừng Đà Lạt sau một đêm sương, và qua những kẽ lá chòm cây, có những bông hoa nắng rung rinh trong bể nước.

Đêm xanh biêng biếc, tuy chưa có mưa rây, nhưng nhìn lên thấy rõ từng cánh sếu bay. Về khuya, trời vẫn rét một cách tình tứ nên thơ: mặc dầu vẫn phải đắp chăn bông, nhưng ban ngày không cần phải mặc áo ấm như hồi cuối Chạp. […]

Cuối tháng Giêng, có những đêm không mưa, trời sáng lung linh như ngọc, chỉ chừng mười giờ tối thì trăng mọc cao trên đỉnh đầu.

Cái trăng tháng Giêng, non như người con gái mơn mởn đào tơ, hình như cũng đẹp hơn các tháng khác trong năm thì phải: sáng nhưng không sáng lộng lẫy như trăng sáng mùa thu, đẹp nhưng không đẹp một cách úa héo như trăng tháng Một. Cái đẹp của trăng tháng Giêng là cái đẹp của nàng trinh nữ thẹn thùng, vén màn hoa ở lầu cao nhìn xuống để xem ai là tri kỉ, mặc dầu không có ai thấy để đoán biết tâm sự mình, nhưng cứ thẹn bâng khuâng, thẹn với chính mình. Ánh trăng lúc ấy không vàng mà trắng như sữa, trong như nước ôn tuyền. Đi vào giữa ánh sáng mơ hồ ấy, mình cảm như thấy mình bay trong không gian vô bờ bến.

Nằm ở trên cái giường tre ngoài vườn kê dưới một gốc lan tây thơm phức, mình nghe rõ ràng có tiếng trăng thủ thi thì thầm. Ở nhà ngoài, vọng vào câu chuyện của mấy cô hàng xóm. Không, vào tháng Giêng, người Bắc Việt ít có giải trí nghèo nàn trong rạp hát, nhà xỉ nế hay tiệm nhảy: một bà nói chuyện mới đi lễ chùa Trầm về, xin được một cây xâm “thượng thượng”; một cô khác trịnh trọng đưa biểu người chị em thân một gói quả Thiết Quan Âm của ông bác vừa ở Trùng Khánh về ăn Tết; một bà khác nữa giở hộp trầu ra, vừa nhai vừa cuốn theo lối “sâu kèn” những điếu thuốc lá ta ướp hoa ngâu.

Vào khoảng nửa đêm, thành phố im lăng lắng. Có mấy hạt mưa xuân bắt đầu. Người chồng đóng cửa lại, vào nhà. Không khí lại càng thân mật thêm lên. Chắt chịu trong mười mấy năm trời, kể từ lúc còn hai bữa cơm đèn cho đến bây giờ có đồng ra đồng vào, người vợ đêm xuân cảm thấy con tim có cánh, rót hai li rượu nhỏ màu trăng cùng đối ẩm với người chồng lấy nhau từ lúc hãy còn nghèo túng. Này, trầu vàng, vỏ tía ngon đáo để, hay là ta ăn một miếng, rồi bói một quẻ Kiều dầu năm xem xấu tốt ra sao hãy đi ngủ, hở mình?

[…] Người khách xa nhà nằm ngửa mặt lên trần, mơ lại những ngày xuân đã mất và cảm như tất cả những cái vui đẹp, say sưa đó thuộc vào một tiền kiếp xa xôi.

Đón đọc thêm 💛 Nhớ Bạn Phương Trời 💛 Nội Dung Bài Thơ, Phân Tích

Về Tác Giả Tác Phẩm Thương Nhớ Mùa Xuân

Chia sẻ cho bạn thông tin về tác giả tác phẩm Thương nhớ mùa xuân mà có thể bạn chưa biết đến.

– Vũ Bằng (3 tháng 6 năm 1913 – 7 tháng 4 năm 1984), có họ và tên đầy đủ là Vũ Đăng Bằng, là một nhà văn, nhà báo của Việt Nam.

– Ông là người có sở trường về viết truyện ngắn, tùy bút, bút ký. Ông đã vào Sài Gòn sau 1954 để làm báo và hoạt động tình báo.

– Ngoài bút hiệu Vũ Bằng, ông còn ký với những bút hiệu khác như: Tiêu Liêu, Vịt Con, Thiên Thư, Vạn Lý Trình, Lê Tâm, Hoàng Thị Trâm.

– Năm 17 tuổi (1931), ông xuất bản tác phẩm đầu tay Lọ Văn. Trong lãnh vực báo chí, ngay từ trong thập niên 30, thập niên 40, nghĩa là lúc ông còn rất trẻ, ông đã là chủ bút tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy, thư ký tòa soạn tờ Trung Bắc Chủ Nhật và cộng tác với nhiều tờ báo ở Hà Nội, Sài Gòn…

– Mặc cho người mẹ cản ngăn, muốn ông du học Pháp để làm bác sĩ y khoa. Vũ Bằng quyết chí theo nghiệp văn chương.

– Sau năm 1954, Vũ Bằng vào Sài Gòn tiếp tục viết văn, làm báo. ông làm việc tại Việt Tấn Xã và cộng tác với nhiều tờ báo. Ông chuyên về dịch thuật nhiều hơn sáng tác. Đặc biệt với “cái ăn” ông viết rất tuyệt vời: Miếng ngon Hà Nội(bút ký, 1960),Miếng lạ miền Nam(bút ký, 1969) và trong Thương Nhớ Mười Hai(hồi ký, 1972).

Bạn xem thêm 💚 Mã Giám Sinh Mua Kiều 💚 Nội Dung, Tóm Tắt, Phân Tích, Soạn Bài

Ý Nghĩa Tác Phẩm Thương Nhớ Mùa Xuân

Tác phẩm “Thương nhớ mùa xuân” khắc họa tình yêu, một tình yêu nồng nàn mình dành cho mùa xuân, dành cho tháng Giêng, giành cho Hà Nội.

Bố Cục Văn Bản Thương Nhớ Mùa Xuân

Bố cục văn bản Thương nhớ mùa xuân được chia làm 4 phần như sau:

  • Phần (1): Giới thiệu về tháng Giêng và mùa xuân miên Bắc.
  • Phần (2): Không khí, con người, cảnh sắc thiên nhiên đặc trưng của Hà Nội vào mùa xuân.
  • Phần (3): Thời tiết đặc trưng và nếp sinh hoạt của người Hà Nội sau rằm tháng Giêng.
  • Phần (4): Vẻ đẹp độc đáo của trăng non tháng Giêng.

Tham khảo thêm ❤️️ Mưa Xuân 2 Nguyễn Bính ❤️️ Soạn Bài, Cảm Nhận, Phân Tích

Đọc Hiểu Tác Phẩm Thương Nhớ Mùa Xuân

Sau đây là đọc hiểu tác phẩm Thương nhớ mùa xuân mà có thể bạn sẽ cần.

👉 Câu 1: Đề tài của văn bản Thương nhớ mùa xuân là gì? Dựa vào đâu để em biết được điều đó?

Trả lời:

– Đề tài: tình yêu, nỗi nhớ quê hương, gia đình.

– Căn cứ xác định: dựa vào nội dung và nhan đề văn bản. Tác giả đã bộc lộ nỗi nhớ Hà Nội qua việc miêu tả thiên nhiên và cuộc sống con người khi mùa xuân đến. Qua đó, người đọc cảm nhận sâu sắc về tình yêu tha thiết, thầm lặng của nhà văn với quê hương.

👉 Câu 2: Chú ý cách tác giả giới thiệu về tháng Giêng và mùa xuân.

Trả lời: Giới thiệu trực tiếp vào mùa xuân, về tháng Giêng. Bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc mà không hề e ngại.

👉 Câu 3: Cảm xúc của nhân vật “tôi” trước mùa xuân như thế nào?

Trả lời:

– Cảm xúc: 

+ …làm cho tôi cảm thấy thích thú và hồi hộp.

+ …mỗi sợi tinh thần trong tôi như tràn ngập sự sống…

+ …trái tim tôi dường như trẻ hơn, đang rộn ràng muốn yêu thương và được yêu thương.

→ Trước mùa xuân, nhân vật “tôi” toát lên sự vui vẻ, hứng khởi và yêu đời. 

👉 Câu 4: Cảnh sắc và con người Hà Nội vào mùa xuân có đặc điểm gì?

Trả lời:

– Cảnh sắc và con người Hà Nội: 

…là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh.

…có tiếng trống chèo vọng lại tại những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng.

Bạn đọc thêm: Chùm Thơ Lớp 11

Giá Trị Văn Bản Thương Nhớ Mùa Xuân

“Thương nhớ mùa xuân” đã biểu lộ một cách rất chân thực và cụ thể về nỗi niềm nhớ thương da diết quê hương, gia đình của tác giả. Với cách viết tùy bút chân thực và cụ thể, ông đã biểu lộ tình cảm thiêng liêng đó. Nhớ về mùa xuân của đất Bắc, của Hà Nội, Vũ Bằng đã tả lại những cảnh sắc thiên nhiên và đời sống sinh hoạt của người thủ đô một cách rõ ràng trong tâm trí của người con xa quê. Giọng văn nhẹ nhàng, du dương, trầm bổng của ông đã đưa độc giả lạc vào thế giới hồi ức miên man, dạt dào cảm xúc. 

Sơ Đồ Tư Duy Thương Nhớ Mùa Xuân

Gửi đến bạn sơ đồ tư duy Thương nhớ mùa xuân tại bài viết dưới đây.

Sơ đồ tư duy Thương nhớ mùa xuân
Sơ đồ tư duy Thương nhớ mùa xuân

Tổng hợp cho bạn 100+ bài 💛 Thơ Về Mùa Xuân 💛 Hay Nổi Tiếng Nhất

Dàn Ý Thương Nhớ Mùa Xuân

Ban đang tìm kiếm dàn ý tác phẩm Thương nhớ mùa xuân mà vẫn chưa có thì hãy xem ngay bài viết dưới đây ngay nào.

a. Mở bài:

– Giới thiệu về tác giả Vũ Bằng:

+ Tên thật là Vũ Đăng Bằng, bút danh của ông là Thiên Thư

+ Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội

+ Các tác phẩm của ông thường là những tác phẩm miêu tả chân thực, chi tiết về thiên nhiên, con người và cuộc sống xung quanh

+ Bút pháp nhẹ nhàng, truyền cảm và có sức lôi cuốn với độc giả

– Giới thiệu về “Thương nhớ mùa xuân”:

+ Được trích trong tập “Thương nhớ mười hai”

+ Sáng tác năm 1971

+ Tác phẩm không chỉ đơn thuần là miêu tả lại vẻ đẹp thiên nhiên của đất nước khi xuân sang mà còn là những tình cảm của tác giả dành cho quê hương khi đang sống xa quê trong tình cảnh đất nước bị chia cắt

b. Thân bài:

– Nội dung chính: Miêu tả cảnh đẹp của Hà Nội mỗi khi xuân sang Tết đến

– Cảm hứng yêu mến mùa xuân, bắt đầu từ vẻ đẹp của mùa xuân, tháng giêng đã chắp bút cho những dòng tâm tư tình cảm của ông:

+ Lý giải tình yêu mùa xuân là lẽ tất yếu của con người

+ Tình yêu mùa xuân giống như những tình yêu vốn có, đơn giản trong cuộc sống thường nhật

+ Điệp ngữ “ai bảo… đừng”, “ai cấm… đừng” như càng nhấn mạnh tình yêu là lẽ tất yếu phải có của con người

– Lời tâm tình, thủ thỉ, trò truyện của tác giả về mùa xuân:

+ Mùa xuân giờ đây được so sánh với một thiếu nữ đang độ đôi mươi

+ Trong từng sự vật thiên nhiên dường như cũng đong đầy, căng tràn sự sống của sắc xuân

– Cảnh đẹp của thiên nhiên mùa xuân:

+ Tiết trời dịu nhẹ, mưa xuân lất phất bay, những chùm hoa mận đào xinh xinh hé nở

+ Tình yêu mùa xuân của thi sĩ bắt đầu là từ yêu cái mưa riêu riêu, gió lành lạnh, yêu tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại, câu hát huê tình của cô gái trong mộng…

+ Mùa xuân xứ lạnh miền Bắc được đặc tả qua những đặc điểm tự nhiên chỉ có miền Bắc mới có như: mưa xuân, cái lạnh run người, tiếng nhạn kêu,…

– Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật:

+ Bút pháp chấm phá

+ Ngôn ngữ giàu chất tạo hình, tình cảm gắn bó, chân thành và tha thiết

+ Không chỉ khắc họa lên vẻ đẹp không thể phai nhòa của mùa xuân miền bắc mà còn cho thấy nỗi nhớ da diết của thi nhân với mùa xuân của quê hương

c. Kêt bài: Nêu cảm nhận và nhận xét của em về tác phẩm trên

Tuyển tập 🍀100 Bài Thơ Hay Nhất Thế Kỷ 20🍀 hay nhất

Soạn Bài Thương Nhớ Mùa Xuân Lớp 11

Thohay.vn hướng dẫn bạn cách soạn bài Thương nhớ mùa xuân lớp 11 dưới đây. Bạn tham khảo thêm nhé.

👉 Câu 1: Đề tài chính của văn bản Thương nhớ mùa xuân là gì? Dựa vào đâu để em có thể biết được điều đó?

Trả lời:

– Đề tài chính của văn bản Thương nhớ mùa xuân chính là tình yêu thương đối với quê hương và gia đình. 

– Thông qua nội dung và nhan đề của văn bản Thương nhớ mùa xuân mà em đã biết được điều đó. Qua tác phẩm, tác giả đã bộc lộ nên được nỗi nhớ về đất Hà Nội và cũng qua cách miêu tả cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp cùng với đời sống sinh hoạt gần gũi của con người nơi đây. Dù đã là người con xa quê lâu năm nhưng những kí ức tươi đẹp về quê hương là thứ mà con người ta không bao giờ phai mờ.

👉 Câu 2: Trong phần 3, tác giả diễn đạt cảm xúc gì về mùa xuân ở Hà Nội?

– Cảm xúc: 

+ Rất tuyệt vời…

+ Tôi yêu mùa xuân nhất là từ sau ngày rằm tháng Giêng…

+ …cảm giác rất phấn khích, như được sống lại…

→ Tác giả hết sức say mê và yêu quý với mùa xuân ở Hà Nội, đặc biệt là từ sau ngày rằm tháng Giêng

👉 Câu 3: Thời tiết đặc trưng của Hà Nội sau rằm tháng Giêng như thế nào?

Trả lời:

Thời tiết đặc trưng: 

  • Thời tiết lúc đó kì lạ lắm: rét vẫn còn vương trên ngọn xoan đào, nhưng đất lại khô ráo, sạch bong…

→ Thời tiết không nóng cũng không rét, mang sự mát mẻ và rất dễ chịu.

👉 Câu 4: Em hiểu thêm được những gì về giá trị văn hoá dân tộc từ văn bản Thương nhớ mùa xuân?

Trả lời:

Qua văn bản “Thương nhớ mùa xuân”, em đã thấy được nhiều hơn về giá trị văn hoá dân tộc thông qua văn hóa con người Hà Nội thông qua những chi tiết miêu tả ngày Tết ở nơi đây. Tết miền Bắc gắn liền với hình ảnh hoa đào, bánh chưng xanh ăn chúng với thịt mỡ dưa hành. Ở ngoài Bắc, còn mùng là còn Tết, còn hoa đào là vẫn còn thấy Tết. Tết kết thúc cũng là lúc cuộc sống quay trở lại quỹ đạo như hàng ngày.

Bạn đọc thêm tác phẩm 👉 Mùa Xuân Xanh Của Nguyễn Bính

Giáo Án Thương Nhớ Mùa Xuân Lớp 11

Bạn chưa biết cách làm giáo án Thương nhớ mùa xuân như thế nào thì nhất định đừng bỏ qua bài viết này nhé.

I. MỤC TIÊU

1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt:

– Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình trong tuỳ bút, tản văn, giữa hư cấu và phi hư cấu trong truyện kí; đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết qua văn bản; phát hiện được giá trị văn hoá, triết lí nhân sinh từ văn bản.

– Yêu quý phong cảnh thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam, trân trọng những giá trị văn hoá, nhân văn đậm đà bản sắc dân tộc.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

– Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm.

– Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.

– Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.

b. Năng lực đặc thù

– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.

3. Về phẩm chất

– Giúp HS có ý thức học tập và rèn luyện đức tính trung thực và trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

– Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

– Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

– Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

– SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu hiểu biết của mình về tác phẩm “Thương nhớ mười hai”?

– HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời.

*Dự kiến sản phẩm: Nói về “Thương nhớ mười hai” là nói về 12 tháng trong năm của Hà Nội, có cảnh vật, ẩm thực, phong tục, tập quán của người Bắc Việt. Bên cạnh đó, thông qua các hình ảnh đẹp, tinh tế nhưng đượm buồn nhà văn còn bày tỏ nỗi nhớ, tình cảm của mình với người thân và quê hương. Mười hai tháng thương nhớ của Vũ Bằng là hình ảnh của Hà Nội xuân, hạ, thu, đông; là một Hà Nội đặc trưng với tháng giêng trăng non rét ngọt; của tháng hai tương tư hoa đào; hay của tháng chín, gạo mới, chim ngói; rồi của tháng chạp, nhớ ơi chợ Tết.

– GV nhận xét câu trả lời của HS, dẫn dắt kết nối hoạt động hình thành kiến thức mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung

a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản, hướng dẫn đọc và rèn luyện các chiến thuật đọc.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thể loại văn bản.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
– GV cho HS xem video và đọc văn bản, trả lời các câu hỏi sau:
+ Nêu xuất xứ và bối cảnh của đoạn trích.
+ Đề tài của văn bản Thương nhớ mùa xuân là gì? Dựa vào đâu để em biết được điều ấy?
+ Xác định nội dung chính của mỗi phần trong văn bản? Theo em, mạch logic chính gắn kết các phần trong văn bản là gì?
– HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi.
Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm
– HS trình bày sản phẩm thảo luận.
– GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. 
I. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ, bối cảnh đoạn trích:
– Thương nhớ mười hai (1971) là một tùy bút đặc sắc, thể hiện tình cảm nhớ thương gia đình, quê hương miền Bắc và Hà Nội của nhà văn trong bối cảnh ông phải sống xa quê hương vì chiến tranh chia cắt đất nước.
Tác phẩm là những trang vǎn về thiên nhiên, con người, phong tục của người Việt ở Bắc Bộ qua mười hai tháng trong một năm, mỗi tháng đều mang đặc trưng riêng.
– Đoạn trích trong SGK viết về tháng Giêng, thuộc chương một của tác phẩm.
b. Đề tài: mùa xuân miền Bắc (dựa vào nhan đề và nội dung văn bản).
c. Bố cục:
– Phần (1): Giới thiệu về tháng Giêng và mùa xuân miên Bắc.
– Phần (2): Không khí, con người, cảnh sắc thiên nhiên đặc trưng của Hà Nội vào mùa xuân.
– Phần (3): Thời tiết đặc trưng và nếp sinh hoạt của người Hà Nội sau rằm tháng Giêng.
– Phần (4): Vẻ đẹp độc đáo của trăng non tháng Giêng.
Mạch lô gích chính gắn kết các phần của VB là tình cảm thương nhớ quê hương da diết của tác giả.

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

Chia sẻ bạn 💛 Bài Thơ Nhớ Rừng Của Thế Lữ 💛 Nội Dung + Nghệ Thuật + Phân Tích

5+ Mẫu Tóm Tắt Thương Nhớ Mùa Xuân Ngắn Gọn

Gửi đến bạn 5+ mẫu tóm tắt Thương nhớ mùa xuân ngắn gọn mà chúng tôi đã chọn lọc dưới đây. Mời bạn tham khảo.

Tóm Tắt Thương Nhớ Mùa Xuân Ngắn Nhất

Vũ Bằng, một nhà văn và nhà báo người Việt, sinh vào năm 1913 và đã ra đi mãi mãi. Ông đã bắt đầu sáng tác trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, và nổi tiếng với sở trường về thể loại bút kí, tùy bút và truyện ngắn.

Tác phẩm “Thương nhớ mùa xuân” thể hiện niềm nhớ thương da diết về quê hương và gia đình. Với cách viết tùy bút chân thực và cụ thể, ông đã biểu lộ tình cảm thiêng liêng đó. Văn bản được trích từ tập Thương nhớ mười hai, trong đó tác giả đã gửi nỗi niềm nhớ thương quê vào từng trang sách, dù đất nước đang bị chia cắt và ông phải sống trong vùng kiểm soát của Mĩ – ngụy.

Nhớ về mùa xuân của đất Bắc, của Hà Nội, Vũ Bằng đã tả lại những cảnh sắc thiên nhiên và đời sống sinh hoạt của người thủ đô một cách rõ ràng trong tâm trí của người con xa quê. Giọng văn nhẹ nhàng, du dương, trầm bổng của ông đã đưa độc giả lạc vào thế giới hồi ức miên man, dạt dào cảm xúc. Ông đã nhắc đi nhắc lại như một lời tỏ tình thiết tha mà say đắm: “Mùa xuân của tôi… mùa xuân thần thái của tôi…” Qua đó, ông chứng tỏ tình yêu mùa xuân đã thấm đẫm vào sâu tâm hồn, máu thịt của người con đất Bắc.

Gửi đến bạn tác phẩm 💛 Gió Lạnh Đầu Mùa 💛 Nội Dung Truyện Ngắn, Giá Trị, Phân Tích

Tóm Tắt Văn Bản Thương Nhớ Mùa Xuân Hay Nhất

Tác phẩm “Thương nhớ mùa xuân” được Vũ Bằng sáng tác vô cùng nổi bật, khắc họa tình yêu, một tình yêu nồng nàn mình dành cho mùa xuân, dành cho tháng Giêng, tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết.

Nhớ về mùa xuân của đất Bắc, của Hà Nội là những cảnh sắc thiên nhiên và đời sống sinh hoạt của người thủ đô lại hiện rất rõ trong tâm trí của người con xa quê: “Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kiêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng…” Với giọng văn nhẹ nhàng, du dương, trầm bổng Vũ Bằng đã đưa độc giả lạc vào thế giới hồi ức miên man, dạt dào cảm xúc.

Nhà văn đã nhắc đi nhắc lại như một lời tỏ tình thiết tha mà say đắm: “Mùa xuân của tôi… mùa xuân thần thái của tôi…” Qua đó càng chứng tỏ tình yêu mùa xuân đã thấm đẫm vào sâu tâm hồn, máu thịt của người con đất Bắc. Để một lần nữa nhấn mạnh sức sống dẻo dai, mãnh liệt và sự cuốn hút lạ kì của mùa xuân, tác giả đã sử dụng cách nói cường điệu dù vậy nhưng vẫn thật tự nhiên làm sao.

Mùa xuân đến, mang theo bao vui tươi cùng cái không khi ấm áp, xe xe lạnh, làm cho con người ta thấy tràn đầy cả sức sống, dường như được trẻ ra bao nhiêu. Đó cũng là thông điệp của tác giả nói về vẻ đẹp của mùa xuân quê hương từ đó thêm yêu và gắn bó với quê hương yêu dấu.

Chia sẻ bạn tác phẩm 👉 Quang Cảnh Làng Mạc Ngày Mùa

Tóm Tắt Văn Bản Thương Nhớ Mùa Xuân Ngắn Gọn

“Thương nhớ mùa xuân” là tác phẩm được khắc họa khung cảnh mùa xuân và miêu tả nó một cách chân thực và tuyệt đẹp. Tác giả đã bộc lộ nỗi nhớ về Hà Nội qua cách miêu tả cảnh sắc thiên nhiên cùng đời sống sinh hoạt của con người nơi đây. Dù đã xa quê nhưng những kí ức về quê hương là thứ mà không bao giờ phai mờ.

Có thể bạn sẽ quan tâm tác phẩm 🔻 Bài Học Đường Đời Đầu Tiên 🔻 Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích

Tóm Tắt Văn Bản Thương Nhớ Mùa Xuân Đầy Đủ

Vũ Bằng, một nhà văn và nhà báo người Việt, sinh năm 1913 và qua đời cách đây đã lâu. Từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông đã trở thành một tác giả nổi tiếng với sở trường viết về bút kí, tùy bút và truyện ngắn. Tác phẩm “Thương nhớ mùa xuân” của ông là một nỗi niềm thương nhớ đầy da diết về quê hương và gia đình.

Bài tùy bút của ông đã biểu lộ một cách rất chân thực và cụ thể tình cảm thiêng liêng ấy. Đoạn văn trích từ “Tháng Giêng mơ về trăng non rét ngọt” được in trong tập Thương nhớ mười hai. Tác phẩm này đã được viết ra trong thời kỳ đất nước còn bị chia cắt, khi tác giả – một người con xa quê – phải sống trong vùng kiểm soát của Mĩ-ngụy và gửi nỗi nhớ thương quê vào từng trang sách.

Với giọng văn nhẹ nhàng, du dương và trầm bổng, Vũ Bằng đã đưa độc giả lạc vào thế giới hồi ức miên man và dạt dào cảm xúc. Nhà văn đã nhắc đi nhắc lại như một lời tỏ tình thiết tha mà say đắm về tình yêu mùa xuân của mình. Ông khẳng định rằng mùa xuân và tháng Giêng – tháng đầu tiên của mùa xuân – luôn là thời điểm được người ta trông mong và yêu mến. Ai cũng thương nhớ mùa xuân, và không có gì lạ hơn khi người ta càng trìu mến tháng Giêng.

Ông đã viết: “Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.” Nhớ về mùa xuân của đất Bắc và của Hà Nội là những cảnh sắc thiên nhiên và đời sống sinh hoạt của người thủ đô lại hiện rõ trong tâm trí của người con xa quê.

Đón đọc thêm 👉 Thơ Về Mùa Xuân Của Tố Hữu

Tóm Tắt Văn Bản Thương Nhớ Mùa Xuân Hay

Tác phẩm này được viết trong thời gian tác giả đang xa cách quê hương đất Bắc. Với tình cảm tha thiết và nỗi nhớ nhung da diết về quê hương, tác giả đã vẽ lại bức tranh mùa xuân miền Bắc thật đẹp và bình yên. Mùa xuân của đất Bắc hiện lên với những nét đặc trưng tiêu biểu của vùng miền, như tiết trời se se, cảnh vật trong lành và những cơn mưa xuân riêu riêu.

Hơn thế nữa, tác giả đã miêu tả những phong tục tập quán của con người trong những ngày Xuân. Tình yêu quê hương đến mức coi quê hương là một phần trong cơ thể sống đã nuôi dưỡng tác giả. Ông say xưa, đắm mình trong những khoảnh khắc khi nhắc về quê, và những giây phút quây quần bên gia đình mỗi độ xuân về.

Tác giả đặc biệt bộc lộ tình cảm thương mến, yêu da diết nhất mùa xuân ở thời điểm sau rằm tháng giêng, khi mọi thứ mang một vẻ riêng của nó, của tiết trời và của những cơn mưa chuyển mình. Dần dần, mọi thứ nhường chỗ cho cuộc sống thường nhật, nhưng tình yêu với mùa xuân và quê hương vẫn mãi trong tâm hồn tác giả.

Tác giả đã bày tỏ những tình cảm của mình qua những câu văn nồng nàn và tha thiết: “Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến”. Câu văn này cho thấy tình yêu và tâm hồn mãnh liệt của tác giả dành cho quê hương và mùa xuân miền Bắc. Tác phẩm này là một tình khúc ca ngợi tình yêu quê hương và mùa xuân, là một tình ca thắm thiết của một con người đối với quê hương và tuổi xuân của mình.

Đọc thêm truyện thơ 👉 Nàng Ờm Nhắn Nhủ

3+ Mẫu Phân Tích Thương Nhớ Mùa Xuân Hay Nhất

Tổng hợp cho các bạn 3+ mẫu phân tích tác phẩm Thương nhớ mùa xuân hay nhất dưới đây.

Phân Tích Thương Nhớ Mùa Xuân Ngắn Gọn

Bài thơ “Thương Nhớ Mùa Xuân” của nhà thơ Vũ Bằng là một tác phẩm đặc biệt đáng trân trọng trong văn học Việt Nam. Nó vươn lên như một tấm gương tinh thần, tôn vinh sự đẹp đẽ và ý nghĩa tinh thần của mùa xuân.

Tác phẩm tập trung vào những kỷ niệm và lòng nhớ thương về mùa xuân, không chỉ là một mùa của thiên nhiên đẹp đẽ mà còn là mùa của những cảm xúc, kỷ niệm vượt thời gian. Nhà thơ Vũ Bằng đã thể hiện tâm trạng sâu sắc và nỗi nhớ thương một cách tinh tế qua từng câu thơ.

Bài thơ được viết dưới dạng thơ tự do, không bị ràng buộc bởi bất kỳ một biểu đồ cụ thể nào. Điều này tạo nên sự linh hoạt cho ngôn ngữ, giúp người thơ có thể thể hiện cảm xúc một cách tự do nhất.

Ngôn ngữ của tác phẩm rất giàu cảm xúc và tinh tế. Nhà thơ sử dụng hình ảnh và ngôn ngữ lãng mạn để truyền đạt sự kỷ niệm và lòng nhớ thương. Điều này tạo ra một không gian tâm trạng độc đáo cho người đọc, khiến họ cảm nhận được vẻ đẹp và sự thần kỳ của mùa xuân.

Từng chi tiết trong bài thơ, từ hoa, cỏ, gió đến ánh nắng, đều được mô tả một cách tỉ mỉ. Những hình ảnh này tạo ra một bức tranh sống động và tươi sáng về mùa xuân.

Cảm xúc được thể hiện qua từ ngữ như “thương nhớ,” “lắm,” “bồi hồi,” và “ngao ngán.” Những từ này mang lại một không gian tâm trạng mộc mạc và cảm động, khiến người đọc cảm nhận được sự chân thành của tác giả.

Tóm lại, “Thương Nhớ Mùa Xuân” của Vũ Bằng là một tác phẩm tinh tế, thể hiện tâm trạng và tình cảm sâu sắc của người thơ đối với mùa xuân. Từng chi tiết và cảm xúc được thể hiện qua ngôn ngữ lãng mạn, tạo ra một không gian tâm trạng đẹp và cảm động cho người đọc.

Xem thêm 👉 Viết Bài Văn Phân Tích Một Tác Phẩm Văn Học 

Phân Tích Tác Phẩm Thương Nhớ Mùa Xuân Hay Nhất

Mùa xuân không chỉ mang đẹp của thiên nhiên mà còn từ lòng người mỗi người. Ai ai cũng toát lên vẻ đẹp dịu dàng, quyến rũ và nồng nàn khi đón chào mùa xuân mới. Trong tác phẩm “Thương nhớ mùa xuân”, Vũ Bằng đã viết:“Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống trong người căng lên như máu”. Mùa xuân khiến trái tim con người thổn thức, háo hức, sự sống trong ta muốn cựa quậy, muốn bùng cháy.

Xuân đã làm cho tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn những ngày đông giá. Rét của mùa xuân không còn giống như rét “căm căm” của mùa đông xứ Bắc, mà là một cái lạnh thật dịu dàng, nhẹ nhàng biết bao.

Với ngòi bút tài hoa, cảm nhận tinh tế và ngôn ngữ giàu chất thơ, Vũ Bằng đã khiến người đọc hồi tưởng về kí ức của những mùa xuân đã qua, cái không khí và mùi hương của xuân ở quê hương, của lòng người thoang thoảng mênh mang.

Và xuân đến mang tới một tháng giêng tươi đẹp nhất, hội tụ những vẻ đẹp ngọt ngào nhất. Như trong “Vội Vàng”, Xuân Diệu đã từng nói: “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Còn trong văn của thi sĩ Vũ Bằng, tuy không được dịu ngọt và hối hả như Xuân Diệu, nhưng lại mang vẻ đằm thắm và da diết khiến người đọc phải say mê, đắm chìm trong đó. Khi tháng giêng về, đó cũng là lúc đất trời chuẩn bị có sự chuyển giao diệu kỳ và đầy tinh tế.

Đất bắc mang một nét đẹp thật trong veo, đằm thắm, có sự hòa quyện nhịp nhàng giữa con người với cảnh sắc thiên nhiên của đất trời. Và có lẽ vì thế mà lòng người cũng đồng điệu, hòa cùng nhịp điệu nhộn nhịp của mùa xuân.

Không biết vì lý do gì, cứ “Tự nhiên như thế”, người người, nhà nhà “ai cũng chuộng mùa xuân”. Không có gì lạ khi người ta yêu chiều, thích thú khi đón chào tháng giêng bởi “tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân”. Vì thế mà “người ta càng trìu mến”. Xuân đến, mang bao điều tươi mới, mang tới sức sống tràn đầy, cho cây lá đâm chồi nảy lộc, cho hương sắc đất trời càng thêm rực rỡ, cho lòng người càng dịu dàng nồng say.

Xuân cứ ngọt ngào như vậy thì ai mà chẳng mê! “Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng” thì khi ấy “mới hết được người mê luyến mùa xuân”.

Vũ Bằng cũng giống như mọi người, chàng thi sĩ ấy cũng bày tỏ tình cảm yêu quý của mình dành cho mùa xuân xinh đẹp: “Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần và tôi cũng xây mộng ước mơ, nhưng yêu nhất mùa xuân không phải vì thế.

Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng…” Mùa xuân của Vũ Bằng là mùa xuân của miền Bắc Việt Nam, là cái không khí của xuân Hà Nội, là những cơn mưa xuân nhỏ li ti, kéo dài tới hàng mấy ngày, là những cơn gió man mát thi thoảng lại thổi một luồng qua những người đi đường, là âm thanh đặc trưng của mùa xuân,… Tất cả những điều ấy đã tạo nên một xuân dịu dàng, nồng nàn khiến cho không chỉ tác giả mà biết bao tâm hồn con người phải đắm say vào đó.

Khi đất trời giao thoa, không khí dễ chịu, cảnh vật tươi tắn, những “người yêu cảnh” khi ấy chỉ muốn “khoác một cái áo lông, ngậm một ống điếu mở cửa đi ra ngoài tự nhiên thấy một cái thú giang hồ êm ái như nhung và không cần uống rượu mạnh cũng như lòng mình say sưa một cái gì đó – có lẽ là sự sống”. Người ta có thể dạo chơi, rồi thưởng thức hết vẻ đẹp của cái xuân ấy, thế là đã hết ngày. Vậy đấy, “cái mùa xuân thần thánh của tôi làm cho người ta muốn phát điên lên như thế ấy.

Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh”. “Cùng với mùa xuân trở lại”, tâm hồi, trái tim “người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá”.

Nhưng lúc ấy, đường sá ngoài kia chẳng còn sự lầy lội, ẩm ướt của cái giá lạnh mùa đông, thay vào đó là tiết trời dịu ngọt, êm ả, man mác, khiến ta sung sướng và hạnh phúc biết bao. Ra ngoài trời, thấy ai cũng muốn yêu thương, về đến nhà lại cũng thấy yêu thương nữa.

Tác giả đã không kìm được nữa mà phải thốt lên rằng “Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến”. Mùa xuân xinh đẹp như thế, ai mà chẳng yêu, ai mà chẳng nhớ, với tác giả mùa xuân Hà Nội khiến lòng nhà thơ đầy rộn ràng, nhộn nhịp, say đắm vô cùng.

Đặc biệt ông “yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng” bởi lúc này đây “Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác”.

Nhưng đồng thời cũng là lúc phải chia tay với những bữa cơm “thịt mỡ dưa hành” nhà nhà lại “bắt đầu trở về bữa cơm giản dị có cà om với thịt thăn điểm những lá tía tô thái nhỏ hay bát canh trứng cua vắt chanh ăn mát như quạt vào lòng”.

Thương nhớ mùa xuân của Vũ Bằng là những dòng cảm xúc thật dịu dàng, nhẹ nhàng, trong tẻo và đầy tươi mới của mùa xuân “Bắc Việt”. Nó gợi nhắc cho độc giả về không khí nhộn nhịp, rộn rã, những thanh âm trong trẻo và ngọt lành của một mùa xuân xinh tươi, tràn đầy sức sống.

Bạn tham khảo 20+ 👉 Mẫu Thuyết Minh Về Một Tác Phẩm Văn Học Hay Nhất

Phân Tích Bài Thương Nhớ Mùa Xuân Nâng Cao

Vũ Bằng (1913 – 1984) có tên thật là Vũ Đăng Bằng, bút danh như Thiên Thư. Ông sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng quê gốc lại ở Hải Dương. Đặc điểm chung của sáng tác của Vũ Bằng là phong cách miêu tả chân thực cuộc sống xung quanh, về thiên nhiên và con người, sự thay đổi của quê hương đất nước với một giọng văn nhẹ nhàng, truyền cảm và có sức hấp dẫn với người đọc. Thương nhớ mùa xuân là một thi phẩm tiêu biểu cho phong cách sáng tác của ông.

Tác phẩm “Thương nhớ mùa xuân” trích trong tập “Thương nhớ mười hai” của tác giả Vũ Bằng được sáng tác năm 1971. Đây là lúc tác giả sống xa quê hương vì tình cảnh đất nước chia lìa. Vì thế những dòng tâm sự của ông trong tuỳ bút này luôn chất chứa những tình cảm nâng niu, trìu mến với quê hương, đất nước và với mùa xuân tươi đẹp.

Cảm hứng yêu mến mùa xuân, bắt đầu từ vẻ đẹp của mùa xuân, tháng giêng đã chắp bút cho những dòng tâm tư tình cảm của tác giả. Ban đầu tác giả lý giải tình yêu mùa xuân, yêu tháng giêng chính là lẽ tất yếu của con người. “Ai bảo được non đừng thương nước, ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân”, phép điệp ngữ ai bảo… đừng, ai cấm… đừng nhấn mạnh tình yêu mùa xuân chính là lẽ tất yếu trong cuộc đời của mỗi con người.

Những quy luật tự nhiên của con người như trai yêu gái, non thương nước, mẹ yêu con, bướm yêu hoa thì ai cũng phải công nhận. Thì tình yêu mùa xuân của con người cũng tự nhiên như thế, chẳng ai có thể cấm được. Mùa xuân vốn cũng đẹp, dịu dàng thế nên ai mà chẳng yêu mến mùa xuân.

Đoạn văn tiếp nối rất tự nhiên như lời tâm tình, trò chuyện của tác giả với một thiếu nữ trong tưởng tượng. Ông hình dung tình yêu mùa xuân của chàng trai và cô gái trẻ rạo rực như nhựa sống trong lòng, chỉ chờ dịp đặc biệt nào đó mà bất ngờ bung tỏa. Trong từng nhành mai, gốc đào đều rạo rực nhựa sống; núi cũng chuyển mình, sông hồ cũng rung động trong cuộc đổi thay của cuộc đời.

Mùa xuân đẹp, rạo rực với tiết trời dịu nhẹ, mưa xuân lất phất bay, những chùm hoa mận đào xinh xinh hé nở. Thi sĩ yêu mùa xuân như yêu đôi mày ai, như yêu sông xanh núi tím nhưng yêu mùa xuân không phải chỉ có thế. Tình yêu mùa xuân của thi sĩ bắt đầu là từ yêu cái mưa riêu riêu, gió lành lạnh, yêu tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại, câu hát huê tình của cô gái trong mộng… Những câu văn đã khắc hoạ vẻ đẹp rực rỡ, tràn trề nhựa sống của mùa xuân.

Bút pháp chấm phá, gợi tả đã khắc hoạ vẻ đẹp rất độc đáo, đặc trưng chỉ có ở mùa xuân xứ Bắc Kỳ. Cái mưa riêu riêu, gió lành lạnh, tiếng nhạn kêu trong đêm xanh… tất cả những điều đó chỉ có mùa xuân ở xứ Bắc mới có. Đó cũng là điều tự hào, là niềm nhớ thương da diết của thi nhân.

Thi sĩ còn dõng dạc gọi là mùa xuân của tôi, mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội… các từ ngữ sở hữu kết hợp với các danh từ riêng nhấn mạnh tình yêu, niềm khát khao được thâu trọn mùa xuân của thi nhân. Cũng cho thấy nỗi nhớ da diết của thi nhân với mùa xuân của quê hương mình.

Có thể nói đây là một trong những tùy bút xuất sắc về đề tài mùa xuân. Với ngôn ngữ giàu chất tạo hình, tình cảm gắn bó, chân thành và tha thiết, tùy bút đã tái hiện một mùa xuân tuyệt đẹp trong mắt người đọc. Qua đó thể hiện tình yêu và sự gắn bó tha thiết của thi nhân với mùa xuân quê hương, nhất là với thủ đô Hà Nội yêu dấu.

Hướng dẫn các bạn 👉 Viết Bài Văn Nghị Luận Phân Tích, Đánh Giá Một Tác Phẩm Văn Học 👉 tác phẩm thơ

Viết một bình luận