Nội dung tác phẩm Tấm Lòng Người Mẹ Lớp 11, Soạn Bài, Tóm Tắt, Đọc Hiểu, Giáo Án và những mẫu văn phân tích hay nhất.
NỘI DUNG CHÍNH
Giới Thiệu Tác Phẩm Tấm Lòng Người Mẹ
“Tấm lòng người mẹ” là một truyện ngắn đầy cảm động của nhà văn Victor Hugo, trích từ tiểu thuyết nổi tiếng “Những người khốn khổ” (Les Misérables) xuất bản năm 1862. Tác phẩm kể về cuộc đời của Phăng-tin, một người mẹ đơn thân phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng luôn sống với tấm lòng yêu thương con cái.
Nội dung chính:
- Phăng-tin đã hy sinh tất cả để nuôi dạy và chăm sóc cho con gái mình, Cô-dét. Mặc dù cuộc sống đầy gian khổ, cô luôn dành cho con tình yêu và sự quan tâm nhất.
- Tác phẩm thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng và sự hy sinh vô điều kiện của người mẹ, đồng thời phản ánh những bất công trong xã hội đã đè nặng lên cuộc đời của những người phụ nữ như Phăng-tin.
Giá trị nghệ thuật:
- Tác phẩm sử dụng ngôn ngữ giàu cảm xúc và hình ảnh sống động để khắc họa tình mẫu tử và những khó khăn mà Phăng-tin phải đối mặt
Tấm lòng người mẹ không chỉ là một câu chuyện về tình yêu thương mà còn là một thông điệp sâu sắc về lòng nhân ái và sự hy sinh.
Tặng bạn: 20+ Mẫu Viết Văn Bản Nghị Luận Về Một Tác Phẩm Thơ
Nội Dung Đoạn Trích Tấm Lòng Người Mẹ
Sau đây là nội dung đoạn trích Tấm lòng người mẹ cho những bạn nào đang cần nhé. Mời bạn tham khảo.
Phăng-tin bị đuổi ra khỏi xưởng vào một ngày cuối đông. Từ độ ấy, một mùa hè đã qua, rồi mùa đông lại trở về. Ngày ngắn, chị làm việc được ít. Mùa đông không có hơi ấm, không có ánh sáng, không có canh trưa, buổi chiều và buổi sáng liền nhau, lúc nào cũng có sương mù, lúc nào cũng như hoàng hôn, cửa kính mờ xám, không trông rõ ra ngoài nữa. Cả bầu trời như một cái cửa thông hơi dưới hầm, cả ngày bưng bít như trong một cái hũ. Mặt Trời trông thiếu não như một người nghèo. Cái mùa ghê gớm! Nó biến nước trời và lòng người thành đá. Bọn chủ nợ giày vò Phăng-tin.
Tiền chị kiếm ra quá ít ỏi. Nợ càng ngày càng nhiều. Thấy tiền gửi thất thường, vợ chồng Tê-nác-đi-ê luôn luôn viết thư thôi thúc. Lời thư làm cho chị khổ tâm, bưu phí làm cho chị cạn túi. Một lần, chúng viết thư nói rằng trời rét thế mà con Cô-dét của chị trần truồng rách rưới; cần sắm cho nó một cái váy len, vậy phải gửi ngay cho chúng mười phơ-răng. Phăng-tin nhận thư, cả ngày cầm trong tay đến nhàu nát. Buổi chiều, chị đến một hiệu cắt tóc ở phố. Chị bỏ lược, mớ tóc vàng óng ả đổ xuống đến ngang lưng. Người thợ cạo trầm trổ:
– Ôi! Tóc đẹp quá!
Phăng-tin hỏi:
– Ông trả tôi bao nhiêu?
– Mười phơ-răng.
– Ông cắt đi.
Chị mua một cái váy len gửi cho vợ chồng Tê-nác-đi-ê. Nhận được váy, vợ chồng chúng tức điên ruột. Chúng muốn Phăng-tin đưa tiền kia. Chúng đem váy mặc cho Ê-pô-nin (Éponine), con Sơn ca đáng thương thì vẫn rét run cầm cập. Phăng-tin nghĩ: “Con ta không rét nữa. Ta đã lấy tóc ta dệt cho con mặc rồi.”. Chị đội mũ chụp nhỏ để giấu cái đầu trụi tóc, tuy thế vẫn còn xinh.
Lòng người đàn bà ấy đang chịu những giày vỏ đen tối. Khi chị thấy không chải chuốt được nữa, chị đâm thủ ghét tất cả. Cả đến ông Ma-đơ-len mà chỉ cũng như tất cả mọi người, vẫn kính phục xưa kia, chị cũng phát ghét, ghét cay đắng. ghét hơn ai hết, vì chị đã lặp đi lặp lại quá nhiều lần rằng ông đã đuổi chị, làm cho chị khốn khổ đến thế. Những khi đi qua xưởng cũ có thợ thuyền đứng trông, chị và cười và hát to lên. Một bà thợ giả một hôm trông thấy chị cười và hát như thế, bảo: “Cái chị này rồi cũng chả ra gì.”.
Phăng-tin lòng đầy uất hận, bắt nhân tinh bừa với một người, chẳng cân nhắc gì. người đầu tiên mà chị gặp, một người mà chị không yêu, như muốn trêu tức mọi người vậy: người ấy là một thẳng khốn nạn, một tên gảy đàn hành khất, một dứa vô nghề nghiệp nghèo khốn. Hắn đánh đập chị rồi chán chị, bỏ chị dễ dàng cũng như khi chị bắt nhân tình với hắn. Phăng-tin vẫn yêu quý đứa con hết sức. Chị càng sa đọa, cuộc đời chị càng đen tối, thì hình ảnh đứa con thơ ngây yêu dấu lại càng sáng chói trong tâm hồn chị. Chị tự bảo: “Bao giờ ta giàu, thì ta sẽ đón Cô-dét của ta về với ta”, và chỉ cười sung sướng. Chứng họ cũ của chị vẫn không khỏi, lưng lại thường toát mồ hôi lạnh.
Một hôm, chị nhận được một bức thư của vợ chồng Tê-nác-đi-ẽ như sau: “Cô-dét mắc một chứng bệnh đang phát triển ở địa phương, người ta gọi là bệnh sốt ban. Cần nhiều thứ thuốc đắt tiền để chữa, chúng tôi chạy chữa đến sạt nghiệp, bây giờ thì chúng tôi không còn tiền nữa. Trong vòng tám ngày, nếu chị không gửi cho bốn mươi phơ-răng thì coi như con bé đi đứt”. Phăng-tin cười rộ lên như điền và nói với bà láng giềng:
– A, họ quỷ hoả thật! Bốn mươi phơ-răng, có thể thôi! Nghĩa là hai đồng vàng! Đào đâu ra? Họ thật ngớ ngẩn, những người nhà quê ấy họ ngớ ngẩn thật.
Nhưng rồi chị lại đi ra phía cầu thang, ghé cửa sổ đọc lại bức thư. Và chị xuống thang gác, chạy ra phố, vừa chạy vừa nhảy vừa cười khanh khách.
Có người gặp chị hỏi
– Có gì mà chỉ vui sướng thế hở?
Chị trả lời:
– Ở nhà quê họ vừa viết thư cho tôi. Thật là ngu ngốc. Họ đòi tôi gửi bốn mươi phơ-răng. Nhà quê thật.
Khi đi qua quảng trường, chị thấy có đám đông xúm quanh một chiếc xe kiểu rất lạ. Trên sản xe có một người đàn ông mặc áo đỏ đang nói huyền thuyền. Đó là một anh chàng nhổ răng đạo, đang giới thiệu với mọi người những hàm răng giả trọn vẹn, những ống thuốc đánh răng, những “nha thống thuỷ”, “nha thống tán”.
Phăng-tin len vào đám đông và cũng cười như mọi người. Bài diễn thuyết của tên nhổ răng dạo đầy những tiếng lỏng dành cho bọn vô lại và những chữ khó hiểu để cho khách tử tế. Thấy Phăng-tin cười, hắn bỗng kêu lên:
– Cái chị đang cười kia, răng chị đẹp quá! Nếu chị bán cho tôi hai cái bàn cuốc của chị thì tôi trả cho chị mỗi cái một đồng vàng.
Phăng-tin hỏi:
– Hai cái bàn cuốc của tôi là cái gì?
– Hai cải bàn cuốc là hai cái răng cửa hàm trên ấy. – Anh nhổ răng nói.
Phăng-tin kêu:
– Nói gì mà nghe ghê rợn thế!
Một mụ giả móm đứng cạnh nói lẩm bẩm:
– Hai đồng vàng cơ à! Thật là sướng nhé!
Phăng-tin bịt tai chạy trốn để khỏi nghe giọng nói khăn khăn của anh chàng ấy đuổi theo
– Nghĩ kĩ đi chị ơi! Hai đồng vàng được khối việc đấy. Nếu vừa ý, tối nay đến tìm tôi ở quán Ti-lắc (Tillae) nhớ.
Phăng-tin về đến nhà, còn lẩm bẩm tức giận. Chị kể chuyện lại cho bà Mác-go-rít (Marguerite):
– Bà thử nghĩ xem có nghe được không? Sao lại có thẳng cha đáng ghét thế! Sao người ta lại để cho những đứa như vậy đi dạo khắp nơi? Bẻ hai cái răng cửa của tôi à? Thế rồi mặt mũi của tôi sẽ ghê gớm như thế nào? Tóc còn mọc lại chữ răng thì bao giỏi. Gớm cái đồ yêu quái! Thả tôi đâm đầu từ tầng gác thứ năm xuống vỉa hè còn hơn. Hắn bảo tôi là tối nay hắn ở quán Ti-lắc.
Bà Mác-gơ-rít hỏi
– Thế hắn trả bao nhiêu?
– Hai đồng vàng.
– Thế là bốn mươi pho răng.
– Vâng, thể là bốn mươi phơ-răng. – Phăng-tin nhắc lại.
Chị yên lặng, trầm ngâm rồi giờ việc ra làm. Mười lăm phút sau, chị bỏ đồ khâu đẩy và chạy ra cầu thang đọc lại cải thư Tê-nác-đi-ê. Khi trở vào, chị hỏi bà Mác-gơ-rít ngồi khâu bên cạnh
– Bà nhỉ, sốt phát ban là gì nhỉ, bà có biết không?
– Có, đó là một thứ bệnh.
– Chữa bệnh này cần nhiều thuốc lắm phải không?
– Ô, những thứ thuốc ghê gớm lắm!
– Bệnh ấy đau ở đâu nhỉ?
-Nó đau như thế đấy.
-Trẻ con hay mắc, phải không?
– Nhất là trẻ con, dễ mắc lắm.
– Có chết được không hở bả.
– Chết lắm chứ lị.
Phăng-tin lại đi ra để đọc bức thư một lần nữa ở cầu thang.
Đến tối, năng ra phố và người ta thấy nàng đi về phía phố Pa-ri là phố các quán con. Hôm sau, trời chưa sáng, khi bà Mác-gơ-rít sang phòng Phăng-tin để cũng ngồi khâu chung một ngọn nến thì bà ta thấy Phăng-tin ngồi trên giường, mặt tái nhợt, lạnh lẽo, ghê rợn. Nàng không ngủ. Chiếc mũ chụp rơi xuống đầu gối, ngọn nến cháy cả đêm sắp tàn.
Trước cảnh tượng bất thường ấy, bà Mác-gơ-rít kinh ngạc đứng sững ở ngưỡng cửa như một pho tượng gỗ. Bà kêu.
– Lạy Chúa! Cây nến cháy hết cả như thế kia! Có tại biển gì xảy ra, hở chị Phăng-tin?
Rồi bà nhìn Phăng-tin đang quay cái đầu trọc lốc về phía bà.
Mới một hôm mà Phăng-tin đã già đi đến mười tuổi.
– Lạy Chúa! Chị Phăng-tin, chị làm sao vậy?
– Có gì đâu. Tôi vui thì có. Con tôi sẽ không chết về cái bệnh ác nghiệt ấy vì có thuốc rồi. Tôi rất hài lòng.
Phăng-tin nói thế và chỉ cho bà Mác-gơ-rít hai đồng tiền vàng chói ngời trên mặt bàn.
– Ôi Chúa ơi! Cả một cái gia sản như thế! Chị làm gì mà có được những đồng tiền vàng ấy?
– Có đấy ạ.
Phăng-tin trả lời thế thôi và cười. Ngọn nến chiếu rõ mặt chị. Nụ cười rớm máu. Một ít nước dãi đỏ dinh ở hai mép và ở miệng chị có một lỗ hổng đen! Hai cái răng đã bẻ đi rồi.
Phăng-tin gửi bốn mươi phơ-răng ấy cho Tê-nác-đi-ê. Thật ra thì vợ chồng Tê-nác-đi-ê đã đánh lừa nàng để lấy tiền, Cô-dét không ốm.
Phăng-tin ném gương qua cửa sổ. Từ lâu nàng không ở cái phòng ở tầng hai nữa mà lên ở trên gác xếp sát mái nhà, chỉ cài bằng một cái then con, một cái xó mà gác mái chếch lên mặt sàn, ra vào đụng đầu. Kẻ nghèo khổ chui vào buồng mình ở cũng như đi sâu vào số mệnh, càng vào cảng phải củi rạp lưng xuống. Phăng-tin không có giường nữa, nàng chỉ có một mảnh giẻ rách gọi là chăn, một cái đệm vứt xuống sàn và một chiếc ghế nát.
Cây hồng con nàng vẫn trồng đã chết khô trong một góc buồng. Trong góc khác có một cái công đựng bơ hay dùng dựng nước: mùa rét nước động lại, mỗi lần như thế, mặt nước để lại một vành băng trong lòng công. Phăng-tin đã không cần biết xấu hổ là gì, đến nay, nàng cũng không thiết làm dáng nữa. Đến thế là hết. Nàng đội những cái mũ chụp bắn đi ra phố. Vì bận hay vì chán chường, nàng để mặc cho quần áo rách nát, không vá víu nữa. Khi gót bít tất thủng, nàng gấp vào trong giày làm cho bít tất có những nếp dẫn dọc. Nàng đụp cái coóc-xê cũ nát bằng những mụn vải bò, hễ cựa một cái là toạc ra. Chủ nợ luôn mè nheo, không để cho nàng yên lúc nào. Ở ngoài đường cũng thấy họ, về nhà cứ đến cầu thang lại đã thấy họ. Đêm nào nàng cũng nghĩ ngợi và khóc lóc. Mắt nàng sáng quốc lên; nàng luôn luôn đau nhói ở phía trên bả vai bên trái. Nàng ho nhiều. Nàng thù ông Ma-đơ-len lắm, nhưng nàng không than thở. Nàng khâu mười bảy giờ một ngày. Nhưng một tên chủ thầu nhà pha lãnh thuê tù phụ nữ khâu giá rẻ, nên công khâu thuê ở ngoài cũng bị hạ xuống, chỉ được chín xu một ngày. Làm việc mười bảy giờ mà chỉ được chín xu! Bọn chủ nợ lại càng nghiệt ngã hơn bao giờ hết. Người bán đồ cũ của nàng đã bắt lại gần hết đồ đạc, thế mà lúc nào hắn cũng hỏi nàng: “Cái quân này lúc nào mày trả nợ tao?
Người ta còn muốn gì nữa, hở trời! Nàng thấy minh như một con vật bị người ta săn bắt và đương hoá nên hung tợn vì bị đuổi cùng đường. Cũng lúc ấy, nhà Tê-nóc-đi-e viết thư bảo nàng là chúng đã kiên nhẫn lắm rồi, đã tốt hết sức rồi, phải gửi ngay cho chúng một trăm phơ-răng. Gửi ngay, nếu không chúng sẽ tổng cổ Cô-dét ra cửa mặc cho rét mướt, mặc cho lang thang, mặc cho vừa thoát khỏi cái bệnh ghê gớm, mặc cho đứa bé muốn ra sao thì ra, có phải chết đường chết chợ cũng đành. Phăng-tin tự bảo: “Một trăm phơ-răng! Tìm đầu ra một việc làm công nhật năm phơ-răng? Thôi! Đành bán nốt vậy.”
Thế là người đàn bà xấu số ấy đi làm gái điếm.
Đón đọc thêm 💛 Bài Thơ Mẹ Tôi Của Phạm Văn Ngoạn 💛 những mẫu phân tích
Về Tác Giả Tác Phẩm Tấm Lòng Người Mẹ
Thohay.vn chia sẻ cho bạn thông tin về tác giả tác phẩm Tấm lòng người mẹ tại bài viết dưới đây.
Vích-to Huy-gô (1802 – 1885) là một thiên tài nở sớm, là một nhà văn, thi sĩ, nhà viết kịch thuộc chủ nghĩa lãng mạn nổi tiếng của Pháp. Ông cũng đồng thời là một chính trị gia, một trí thức dấn thân tiêu biểu của thế kỷ XIX.
Mặc dù trải qua những năm tháng tuổi thơ vất vả, giằng xé trong tình cảm do cha và mẹ có mâu thuẫn, nhưng V. Huy-gô đã tận dụng được kho sách quý báu cùng sự giáo dục của mẹ và những trãi nghiệm khi theo cha chuyển quân để vươn lên trở thành một tên tuổi được cả thế giới ngưỡng mộ.
Ông chiếm một vị trí trang trọng trong lịch sử văn học Pháp. Các tác phẩm của ông đa dạng về thể loại và trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau, tiêu biểu như: Nhà thờ Đức bà Pa-ri (1831), Những người khốn khổ (1862), Tia sáng và bóng tối (1840), Lá thu (1831),…
Phong cách nghệ thuật: Mỹ học lãng mạn kết hợp với cảm quan hiện thực tạo nên sức lôi cuốn và thuyết phục của lí tưởng thẩm mỹ V. Huy-gô đối với cuộc đời. Đó là cái đẹp của tình thương yêu hòa đồng, của hạnh phúc bình đẳng và của sự tiến bộ vô tận của con người, và đó chính là giá trị bất hủ của ý nghĩa nhân văn trong tác phẩm của ông.
Thohay.vn Chia Sẽ 💕 Người Mẹ Vườn Cau 💕 Nội Dung, Cảm Nhận
Ý Nghĩa Tác Phẩm Tấm Lòng Người Mẹ
Tấm lòng người mẹ đã truyền cảm hứng cho độc giả về tình yêu thương, sự hy sinh và tình mẫu tử trong cuộc sống.
Bố Cục Tấm Lòng Người Mẹ
Bố cục Tấm lòng người mẹ được chia làm 4 phần như sau:
- Phần 1 (Từ đầu đến “Bọn chủ nợ giày vò Phăng-tin”): Hoàn cảnh khó khăn của Phăng-tin.
- Phần 2 (“Tiền chi kiếm ra quá ít ỏi”->”mồ hôi lạnh): Phăng-tin bán tóc mua áo cho con.
- Phần 3 (“Một hôm”->”Cô-dét không ốm”): Phăng-tin bán răng lấy tiền chưa bệnh cho con.
- Phần 4 (còn lại): Cuộc sống tuyệt vọng của Phăng-tin và quết định làm gái bán hoa để kiếm tiền đưa cho vợ chồng Tê – nác – đi – ê của cô.
Tuyển tập cho bạn 👉 Những Bài Thơ Hay Về Mẹ Của Xuân Quỳnh
Đọc Hiểu Tác Phẩm Tấm Lòng Người Mẹ
Bạn xem thêm đọc hiểu tác phẩm Tấm lòng người mẹ dưới đây nhé.
👉 Câu 1 (trang 86 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Truyện sử dụng ngôi kể nào?
Trả lời: Truyện sử dụng ngôi kể thứ ba.
👉 Câu 2 (trang 87 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Sự việc nào được kể trong phần (3)?
Trả lời: Phần (3) nói về việc Phăng-tin bán đi hai chiếc răng với hi vọng có thể cứu sống được con gái mình.
👉 Câu 3: (trang 86 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Câu đầu và câu cuối phần 1 nói lên điều gì về Phăng – tin?
Trả lời: Câu đầu và câu cuối phần (1) của truyện đã cho thấy tình cảnh lâm vào khó khăn, khổ sở của Phăng-tin: đó là một cô gái nghèo khổ và đang sống trong cảnh nợ nần.
👉 Câu 4 (trang 89 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Nội dung chính của đoạn trích Tấm lòng người mẹ là gì?
Trả lời: Nội dung chính của đoạn trích Tấm lòng người mẹ: nói về những việc làm của người mẹ đầy xót thương, phải bán tất cả để nuôi đứa con.
Xem ngay tác phẩm 💛 Và Tôi Vẫn Muốn Mẹ 💛 Tóm Tắt, Soạn Bài, Giáo Án, Phân Tích
Giá Trị Đoạn Trích Tấm Lòng Người Mẹ
Đoạn trích nói tình mẫu tử cao cả của người mẹ khốn khổ, bất chấp hi sinh mọi thứ để đánh đổi những điều tốt đẹp nhất dành cho đứa con gái tội nghiệp. Qua đó, ta thấy đoạn trích như một bức tranh hiện thực nói lên góc khuất của xã hội lúc bấy giờ về những mảnh đời éo le, đáng thương
Tặng bạn chùm: Thơ Lớp 11 Hay
Sơ Đồ Tư Duy Tấm Lòng Người Mẹ
Chia sẻ cho các bạn đọc sơ đồ tư duy Tấm lòng người mẹ sau đây.
Xem thêm 👉 Bài Thơ Mẹ Tôi của Lộc Tịnh [Nội Dung Bài Thơ, Phân Tích]
Dàn Ý Tấm Lòng Người Mẹ
Bạn chưa biết cách làm dàn ý Tấm lòng người mẹ như thế nào thì hãy tham khảo ngay nội dung mà chúng tôi chia sẻ dưới đây.
I. Mở bài
Dẫn dắt và giới thiệu về đoạn trích.
II. Thân bài
1. Khái quát:
a. Tác giả
– V. Huy – go (1802 – 1885) là một nhà văn, chính trị gia thi sĩ, nhà viết kịch nổi tiếng của Pháp.
– Ông viết nhiều thể loại như tiểu thuyết, thơ, kịch,..
– Các tác phẩm của ông chiếm một vị trí quan trọng trong nền văn học Pháp.
– Về phong cách nghệ thuật, các tác phẩm của V. Huygo là sự kết hợp giữa mỹ học lãng mạn và cảm quan hiện thực sâu sắc.
b. Tác phẩm
– Tiểu thuyết “Những người khốn khổ” là một trong những tác phẩm thành công nhất của V.Huy – go. Tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng và chuyển thể nhiều lần.
– Đoạn trích “Tấm lòng người mẹ” thuộc phần thứ nhất trong năm phần của tác phẩm.
2. Phân tích:
a. Hoàn cảnh của Phăng – tin:
– Phăng – tin bị đuổi khỏi xưởng vào một ngày cuối đông do mọi người đã biết việc làm “đáng xấu hổ” (có một đứa con gái) của cô.
– Thời tiết mùa đông khắc nghiệt, không có hơi ấm, không có canh trưa, buổi sáng và buổi chiều liền nhau.
– Bọn chủ nợ giày vò Phăng – tin.
b. Vợ chồng Tê-nác-đi-ê lừa Phăng – tin lần thứ nhất, khiến cô bán đi mái tóc:
– Vợ chồng Tê – nác – đi – ê viết thư thôi thúc Phăng – tin vì thấy tiền gửi thất thường. Chúng lừa cô rằng trời rất rét nên Cô – dét cần chiếc váy len.
– Phăng – tin, vốn rất yêu quý bộ tóc của mình, đã trải qua những đấu tranh, day dứt trong nội tâm:
+ Cô cầm bức thư trên tay cả chiều đến mức nhàu nát.
+ Buổi chiều, Phăng – tin quyết định bán tóc để lấy mười Phờ – răng.
+ Phăng – tin mua một chiếc váy lên và gửi đi mà không biết vợ chồng Tê – nác – đi – ê chỉ cần tiền nên đã lấy chiếc váy cho con gái của chúng mặc.
+ Phăng – tin tự an ủi bản thân rằng nhờ có chiếc váy mà Cô – dét đã ấm áp.
+ Mất đi mái tóc, Phăng – tin đau khổ, không còn chải chuốt được. Chị thù ghét tất cả và đau đớn vì bị đẩy vào đường cùng, trở nên sa đọa.
– Hình arh Cô – dét vẫn là niềm an ủi đối với Phăng – tin.
c. Vợ chồng Tê – nác – đi – ê lừa Phăng – tin lần thứ hai, ép cô gửi bốn mươi phờ – răng. Phăng – tin bán đi hai chiếc răng cửa.
– Vợ chồng Tê – nác – đi – ê lừa Phăng – tin rằng Cô – dét bị sốt ban, nếu trong tám ngày cô không gửi bốn mươi phờ – răng thì Cô – dét sẽ chết.
– Phăng – tin cố gắng tìm mọi cách để cứu Cô – dét:
+ Chị cười rộ lên như điên vì cuộc sống đã quá khốn khó, không biết lấy đâu ra số tiền lớn ấy.
+ Chị đọc lại bức thư, đi ra phố, vừa đi vừa cười khanh khách. Phăng – tin đã hóa điên vì quá khổ sở.
+ Khi nhận được lời đề nghị của người nhổ răng dạo, ban đầu Phăng – tin rất tức giận. Nhưng cuối cùng, Phăng – tin đã bán đi hai chiếc răng để có được hai đồng vàng gửi cho vợ chồng Tê – nác – đi – ê.
d. Phăng – tin trở nên kiệt quệ. Vợ chồng Tê – nác – đi – ê lừa Phăng – tin lần thứ ba, đẩy cô vào con đường trở thành gái điếm.
– Căn phòng Phăng – tin ở vô cùng tồi tàn.
– Phăng – tin không biết xấu hổ là gì, cũng không trang điểm làm dáng.
– Vợ chồng Tê – nác – đi ê lại gửi thư cho cô, bắt cô gửi một trăm phờ – răng.
– Phăng – tin đi làm gái điếm, bán cả thân xác và danh dự để cứu con.
3. Kết bài
Đoạn trích đã thể hiện tình yêu thương con vô bờ cùng số phận đau khổ của nhân vật Phăng – tin. Phăng – tin sẵn sàng hi sinh cả thân thể và danh dự của mình để cứu con. Đoạn trích cũng cho thấy sự thương cảm của tác giả dành cho số phận khốn khổ của những người dân lao động trong xã hội Pháp thời bấy giờ và phê phán những kẻ lừa đảo, gian ác, xã hội mục ruỗng cướp đi hạnh phúc con người.
Chia sẻ bạn nội dung và những bài văn phân tích 👉 Bài Thơ Về Thăm Mẹ Lớp 6
Soạn Bài Tấm Lòng Người Mẹ Lớp 11
Hướng dẫn cho những bạn nào chưa biết cách soạn bài Tấm lòng người mẹ lớp 11 tại bài viết dưới đây.
👉 Câu 1 (trang 89, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Việc Phăng-tin đọc lại bức thư một lần nữa nói lên điều gì?
Trả lời: Việc Phăng-tin đọc lại bức thư một lần nữa cho thấy sự đau khổ, tuyệt vọng của cô khi nghĩ về đứa con gái bé bỏng của mình.
👉 Câu 2: Hình dung tâm trạng của Phăng-tin sau khi đọc thư nhà Tê-nác-đi-ê.
Trả lời: Sau khi đọc thư nhà Tê-nác-đi-ê, tâm trạng của Phăng- tin vừa đau khổ vừa giày vò bản thân mình. Chị bất lực không thể làm gì được, nhưng cũng không thể làm ngơ trước tình hình của đứa con.
👉 Câu 3. Xác định và phân tích tình huống truyện, các chi tiết nói về không gian, thời gian trong văn bản. Tình huống và những chi tiết đó có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:
– Tình huống truyện: Phăng-tin bị đuổi việc khỏi xưởng. Nàng đã bán tóc để lấy tiền mua váy gửi về cho con gái. Sau đó, nàng nhận được thư con gái bị bệnh, cần một số tiền lớn để chữa trị nên đã quyết định bán răng.
– Thời gian: mùa hè qua, mùa đông trở lại
– Không gian: trên căn gác xép sát mái nhà, chỉ cài bằng một cái then con, một cái xó mà gác mái chếch lên mặt sàn, ra vào đụng đầu
=> Tình huống, những chi tiết đó góp phần khắc họa số phận bất hạnh, khốn khổ của Phăng-tin.
👉 Câu 4: Đoạn trích thể hiện quan điểm, tư tưởng nào của tác giả? Hãy lí giải cụ thể
Trả lời:
Đoạn trích thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc của tác giả:
– Vạch trần bộ mặt tàn bạo cũng như thế lực tàn ác của xã hội tư sản Pháp những năm đầu thế kỷ XIX.
– Niềm cảm thương cho số phận bất hạnh của những người lao động nghèo lúc bấy giờ.
– Trân trọng vẻ đẹp của tình mẫu tử thiêng liêng, đức hi sinh, vị tha.
Ngoài Phân tích bài thơ Mẹ tôi, mời bạn xem thêm 👉 Lời Tiễn Dặn Lớp 11
Giáo Án Tấm Lòng Người Mẹ Lớp 11
Bạn đang cần tìm giáo án Tấm lòng người mẹ lớp 11 thì hãy xem ngay bài viết sau đây.
I. MỤC TIÊU
1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt
– HS nhận biết, phân tích và đánh giá được một số yếu tố về nội dung (đề tài, chủ đề chính và chủ đề phụ, tư tưởng, các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh,…) và hình thức (câu chuyện, sự kiện, nhân vật, chi tiết quan trọng, không gian, thời gian, người kể chuyện toàn tri, sự thay đổi điểm nhìn) của văn bản truyện.
– HS hiểu và phân tích được nhận vật trong truyện. Qua đó hiểu được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc mới mẻ của tác phẩm.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung
– Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm.
– Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.
– Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.
b. Năng lực đặc thù
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Tấm lòng người mẹ.
– Năng lực nhận diện các yếu tố hình thức và nội dung của văn bản.
3. Về phẩm chất
– Giúp giáo dục HS về tình yêu thương trong gia đình, trong xã hội.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
– Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy
– Phiếu học tập, trả lời câu hỏi
– Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh
– SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
Chia sẻ bạn nội dung 👉 Bài Thơ Tóc Của Mẹ Tôi
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
– GV cho HS trả lời câu hỏi:
– HS trả lời, GV chốt kiến thức.
– GV dẫn dắt vào bài học: Hơn một thế kỉ qua, hàng triệu người trên thế giới làm quen với bộ tiểu thuyết lãng mạn tuyệt vời “Những người khốn khổ” của nhà văn Pháp Victo Huy-gô. Bài học hôm nay chúng ta sẽ khám phá một trích đoạn trong tác phẩm đó.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động: Đọc và tìm hiểu chung
a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản, hướng dẫn đọc và rèn luyện các chiến thuật đọc.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thể loại truyện ngắn và văn bản Tấm lòng người mẹ.
c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Bạn xem thêm bài luận 👉 Thuyết Phục Người Khác Từ Bỏ Thói Quen Xấu
5+ Mẫu Tóm Tắt Tấm Lòng Người Mẹ Ngắn Gọn
Thohay.vn gửi đến các bạn đọc 5+ mẫu tóm tắt Tấm lòng người mẹ ngắn gọn và hay nhất mà chúng tôi chia sẻ sau đây.
Tóm Tắt Tấm Lòng Người Mẹ Lớp 11 Hay Nhất
Trong đoạn trích “Tấm lòng người mẹ”, nhà văn Victor Hugo đã khắc họa một hình ảnh người mẹ đầy hy sinh và tình người. Câu chuyện xoay quanh cuộc đời của Phăng-tin, một người mẹ đơn thân phải vật lộn để nuôi con. Phăng-tin là một người phụ nữ rất nghèo, sống trong đói nghèo và cô phải làm mọi công việc để kiếm tiền nuôi con. Cô gửi con trai của mình về nhà của chủ trọ để chăm sóc và trả tiền công mỗi tháng.
Mặc dù cô rất cô đơn và khổ sở nhưng cô vẫn không quên tình yêu thương và sự chăm sóc cho con. Cuộc sống của Phăng-tin trở nên khó khăn hơn khi cô bị đuổi việc khỏi xưởng, mất quyền sống và chăm sóc cho con. Cô đã phải bán mái tóc của mình để có đủ tiền để mua quần áo cho con trai.
Tuy nhiên, đó không phải là hy sinh lớn nhất của Phăng-tin. Đứa con trai của cô mắc bệnh và cần phải chữa trị, và để có đủ tiền để trả cho viện trợ, Phăng-tin đã phải nhổ đi hai chiếc răng cửa của mình. Cô còn bị lừa bởi đôi vợ chồng tàn nhẫn và cuối cùng cô phải đi làm gái điếm để kiếm tiền nuôi con.
Tác phẩm “Tấm lòng người mẹ” đã truyền tải một thông điệp sâu sắc về tình mẫu tử. Dù đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống, Phăng-tin vẫn luôn hy sinh tất cả cho đứa con trai của mình. Cuộc đời của cô là một hành trình đầy khó khăn nhưng cô đã giữ vững tình yêu thương và sự chăm sóc cho con. Đó là một câu chuyện đầy cảm động và giá trị nhân văn.
Xem thêm 👉 Mẫu Viết Bài Văn Trình Bày Ý Kiến Về Một Hiện Tượng (Vấn Đề) Mà Em Quan Tâm
Tóm Tắt Tấm Lòng Người Mẹ Văn 11 Cánh Diều Chi Tiết
“Tấm lòng người mẹ” trích những người khốn khổ nói về hiện thực cuộc sống đầy khó khăn nhưng vẫn ẩn chứa tình người nồng ấm, đặc biệt là tình mẫu tử thiêng liêng, cao cả giữa người mẹ Phăng-tin với đứa con thơ của mình. Phăng-tin xuất hiện ở đầu tác phẩm với nét mặt buồn tủi vì bị đuổi việc khỏi xưởng, bị tước đi quyền sống, quyền chăm sóc cho đứa con của mình.
Một mình nuôi con, cô không muốn con phải chịu khổ cùng mình nên đã gửi con về cho gia đình chủ trọ chăm sóc và trả tiền công mỗi tháng. Thế nhưng nay đã mất việc, cô phải bán đi mái tóc của mình để có đủ tiền gửi về cho con mua quần áo đẹp. Phăng-tin nói rằng cô hết tóc thì có thể đội mũ len nhưng con cô là Cô-đét thì phải được mặc ấm.
Khó khăn đó làm chị dần gục ngã, chị như hóa điên dại, nhảy múa, ca hát khắp nơi, nhưng trong lòng chị vẫn nung nấu một ước mơ “Bao giờ ta giàu, thì ta sẽ đón Cô-dét của ta về với ta”. Khó khăn chồng chất khó khăn khi cô phải nhổ đi hai chiếc răng cửa của mình để có tiền gửi về cho con chữa bệnh. Ông trời quả biết trêu đùa lòng người, việc làm mà cô cho là điên rồ nhất nhưng vì con gái của mình nên cô can tâm tình nguyện, ấy thế mà đôi vợ chồng kia lại lừa cô, đứa bé chẳng bị bệnh gì cả.
Đứng trên bờ vực của cuộc đời, răng cô vẫn còn rỉ máu vì đau đớn thì lại nhận được tin trời dáng. Bọn chủ nợ đòi cô một trăm đồng vàng nếu không sẽ cho cô sống không bằng chết. Căn buồn nhỏ bé cùng với tình trạng của cô bây giờ chẳng phải là đang sống không bằng chết hay sao? Thế nhưng vẫn vì con cái mà cô đã tiến vào hố đen u ám của cuộc đời, con đường “đi làm gái điếm”.
Đọc thêm mẫu văn 👉 Thảo Luận Ý Kiến Về Một Vấn Đề Trong Đời Sống
Tóm Tắt Bài Tấm Lòng Người Mẹ Nổi Bật
“Tấm lòng người mẹ” là một tác phẩm đầy xúc động, đặc biệt là khi tác giả đưa ra những hình ảnh về cuộc sống khốn khó của những người mẹ, trong đó, Phăng-tin là một biểu tượng của tình mẫu tử thiêng liêng và cao cả. Phăng-tin, một người mẹ đầy tình người, đã phải đối mặt với hàng loạt khó khăn trong cuộc sống. Được mô tả như một người phụ nữ buồn tủi vì mất việc và phải chịu đựng sự tước đoạt quyền sống cùng quyền chăm sóc cho đứa con thơ. Đối mặt với sự khó khăn, Phăng-tin không chỉ nhận trách nhiệm chăm sóc con mình mà còn tìm mọi cách để đảm bảo đứa con được một cuộc sống tốt hơn. Hành động gửi con về nhà chủ trọ để chăm sóc và trả tiền công là một biểu hiện của tình mẫu tử cao cả và lòng hy sinh.
Không chỉ mất việc, Phăng-tin còn phải đối mặt với những khó khăn tài chính nặng nề. Hình ảnh cô bán mái tóc của mình để có tiền gửi về cho con mua quần áo đẹp là một biểu hiện rõ ràng về lòng nhân ái và tình mẫu tử vô song. Cô không chỉ lo lắng cho tương lai của con mà còn nhận trách nhiệm tuyệt vời trong việc đảm bảo đứa trẻ được phục vụ đầy đủ. Những khó khăn không dừng lại ở đó khi Phăng-tin phải nhổ răng cửa để có tiền chữa bệnh cho con. Hành động này không chỉ là một biểu hiện của sự hy sinh mà còn là sự cảm nhận sâu sắc về trách nhiệm và tình yêu thương của một người mẹ.
Cuộc sống đầy khó khăn khiến Phăng-tin buồn bã, dần gục ngã và thậm chí trở nên điên dại. Tuy nhiên, tâm hồn của cô vẫn giữ lại ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn cho con. Hành động nhảy múa, ca hát của cô có thể được hiểu là sự giải tỏa tâm trạng, nhưng bên trong, cô vẫn nuôi dưỡng giấc mơ về một tương lai tươi sáng. Bức tranh về cuộc sống của Phăng-tin không chỉ là hình ảnh bi thảm mà còn là minh chứng cho lòng nhân ái, hy sinh, và tình mẫu tử cao quý giữa một người mẹ và đứa con thơ. Đồng thời, nó cũng là một tác phẩm nghệ thuật sâu sắc về tình người và cuộc sống.
Đón đọc thêm 20+ mẫu 👉 Trình Bày Suy Nghĩ Về Tình Cảm Của Con Người Với Quê Hương
Tóm Tắt Bài Tấm Lòng Người Mẹ Hay
“Tấm lòng người mẹ” là một truyện ngắn đầy cảm động của nhà văn Victor Hugo. Tác phẩm kể về cuộc đời của Phăng-tin, một người mẹ đơn thân đầy khó khăn nhưng luôn sống với tấm lòng yêu thương con cái. Cô đã hy sinh tất cả để nuôi dạy và chăm sóc cho đứa con của mình. Phăng-tin bị đuổi việc khỏi xưởng, bị tước quyền sống và quyền chăm sóc cho đứa con của mình.
Cô gửi con về cho gia đình chủ trọ chăm sóc và trả tiền công mỗi tháng. Tuy nhiên, cô đã phải bán đi mái tóc của mình để có đủ tiền gửi về cho con mua quần áo đẹp. Cô đã hy sinh rất nhiều cho con, từ việc nhổ đi hai chiếc răng cửa của mình để có tiền chữa bệnh cho con đến việc đứng trên bờ vực của cuộc đời, hy vọng có thể giúp con của mình thoát khỏi nghèo đói.
Tuy nhiên, cuộc sống của Phăng-tin lại trở nên khốn khó hơn khi cô bị lừa bởi đôi vợ chồng bất nhân và đành phải đi làm gái điếm để kiếm tiền nuôi con. Tác phẩm đưa ra một thông điệp sâu sắc về tình mẫu tử và tình người.
Cô đã hy sinh tất cả cho đứa con của mình, vượt qua mọi khó khăn, cô đánh đổi tất cả để có thể nuôi dạy con một cách tốt nhất. Tấm lòng yêu thương của Phăng-tin đã làm nên một câu chuyện cảm động và đáng suy ngẫm.
Đọc thêm truyện thơ 👉 Nàng Ờm Nhắn Nhủ
Tóm Tắt Bài Tấm Lòng Người Mẹ Ngắn Gọn
Phăng-tin bị đuổi khỏi xưởng may, phải chật vật kiếm sống để vừa trả nợ vừa gửi tiền về nuôi con. Vợ chồng Tê-nác-đi-ê luôn viết thư thúc giục, rút cạn từng đồng của chị. Nào là bảo Cô-dét trần truồng rách rưới, cần cái váy len tận mười phơ-răng. Khi thì lại bảo Cô-dét bị bệnh, cần bốn mươi phơ-răng để chữa trị. Phăng-tin nghèo khổ chẳng còn cách nào xoay sở.
Chị đành phải bán đi mái tóc, hai chiếc răng cửa để có tiền gửi về nuôi con. Cuộc sống của chị ngày một khó khăn. Phăng-tin không còn thiết tha gì đến việc làm dáng. Bọn chủ nợ thì cứ dày xéo chị. Thậm chí, vợ chồng Tê-nác-đi-ê còn dọa sẽ đuổi Cô-dét ra khỏi nhà nếu Phăng-tin không gửi một trăm phơ-răng cho chúng. Rơi vào đường cùng, chị đành quyết định bán nốt bản thân mình, đi làm gái điếm.
Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Bài Thơ Có Một Mẹ Thôi ❤️️ Nội Dung, Ý Nghĩa, Cảm Nhận
5+ Mẫu Phân Tích Tấm Lòng Người Mẹ Hay Nhất
Thohay.vn tổng hợp cho bạn 5+ mẫu phân tích tấm lòng người mẹ hay nhất mà bạn có thể tham khảo dưới đây.
Phân Tích Bài Tấm Lòng Người Mẹ Hay Nhất
Nhà văn Victor Hugo đã chia sẻ tư tưởng nhân đạo sâu sắc trong tác phẩm của ông, nhấn mạnh tài năng và lòng tốt là những điều đáng trọng nhất trong cuộc đời. Trong tiểu thuyết “Những người khốn khổ,” ông thể hiện điều này qua nhân vật Phăng-tin.
Phăng-tin, một phụ nữ đáng thương, bị đuổi khỏi xưởng vào mùa đông vì có một đứa con ngoài giá thú. Cô phải đối mặt với thời tiết khắc nghiệt và áp lực tài chính do chủ nợ đòi nợ. Vợ chồng Tê-nác-đi-ê lừa dối Phăng-tin, khiến cô bán mái tóc và sau đó ép cô gửi tiền. Tình yêu của Phăng-tin dành cho con và sự phấn đấu của cô trong cuộc sống khiến người đọc cảm thấy đau đớn và đồng cảm.
Cuộc sống của Phăng-tin trở nên khốn khổ hơn, và cuối cùng, cô phải trở thành gái điếm để cứu con gái. Victor Hugo với sự tài tình miêu tả tâm lý của nhân vật đã thể hiện sâu sắc tình yêu cao cả của Phăng-tin cho con và nỗi khổ của cô trong bối cảnh xã hội khắc nghiệt.
Phăng-tin sống trong đau khổ và sự đánh đập của cuộc đời. Vợ chồng Tê-nác-đi-ê không ngừng lừa dối cô. Bằng cách tăng số tiền và làm tình trạng của Cô-dét trở nên nghiêm trọng hơn, họ tiếp tục làm khó khăn cuộc sống của Phăng-tin. Chị vô cùng đau đớn và bối rối trước số tiền lớn mà họ yêu cầu.
Sự sợ hãi và căng thẳng ngày càng gia tăng trong tâm hồn của Phăng-tin. Cô thậm chí đã bán mái tóc quý giá của mình để thu thập tiền. Những lời đề nghị kỳ lạ và đáng sợ từ vợ chồng Tê-nác-đi-ê khiến chị trở nên không ổn định tinh thần. Phăng-tin cảm thấy khó xử với số tiền lớn đó và không biết làm thế nào để có được nó.
Khi chị nhận được đề nghị bán răng, cô tỏ ra tức giận nhưng cũng bị nó làm xao lãng. Chị đã cố gắng tìm hiểu những khía cạnh khó hiểu của cuộc sống, cảm thấy không thể tìm ra lối thoát. Khi biết về bệnh tình của Cô-dét, Phăng-tin đã đau đớn đến mức tận cùng. Chị chịu đựng được đau đớn và khát khao sống hạnh phúc của con gái mình, nhưng cũng không tránh khỏi sự bối rối và lo sợ trước số tiền lớn đó.
Tuy Phăng-tin tỏ ra tức giận trước lời đề nghị này, nhưng cuối cùng chị đã phải bán răng để có đủ tiền. Sự thay đổi về ngoại hình của chị cũng là một biểu tượng cho sự đau đớn và đấu tranh tinh thần của cô. Phăng-tin đã hi sinh bản thân mình một lần nữa vì Cô-dét, không để cho bệnh tình của con gái trở nên nghiêm trọng hơn.
Tuy sau đó có một sự cố đáng sợ xảy ra, khi Phăng-tin bị đánh đập và hành hạ, nhưng tình yêu và hy sinh của chị vẫn luôn nổi bật. Chị đã quyết định hi sinh bản thân một lần nữa để cứu con gái. Cuộc sống đầy khổ đau đã làm cho Phăng-tin trở nên thay đổi, nhưng tình yêu cao cả của một người mẹ dành cho con không bao giờ thay đổi.
Trong cuộc đời khốn khó, Phăng-tin đã mất lý trí và tha hóa. Xã hội bất lương đã đẩy chị vào con đường này. Cô sống trong một không gian kém may mắn và đắm chìm trong tình trạng tinh thần tồi tệ. Mọi thứ xung quanh cô thể hiện sự suy tàn và thiếu sức sống. Cô sống trong điều kiện thảm họa với một cái giường xẻo chật chội, một mảnh đệm bất tiện, và cây hồng chết khô. Xã hội đã lấy đi tất cả từ Phăng-tin, và cô đã từ bỏ vẻ ngoại hình của mình, bất chấp sự chỉ trích của người khác.
Phăng-tin thể hiện sự chống đối đối với xã hội và đau đớn bất lực. Dù bị bóc lột và tra tấn, cô vẫn đứng vững. Cô bị lừa dối bởi vợ chồng Tê-nác-đi-ê và buộc phải làm những điều không tưởng để thu thập tiền. Cô trở thành một cái bóng của bản thân trước sự ám ảnh của xã hội bất lương.
Cuối cùng, tình yêu và hy sinh của Phăng-tin cho con gái đã đạt đến đỉnh điểm. Cô đã quyết định làm gái điếm để có đủ tiền. Chị đã bán danh dự của mình để cứu Cô-dét. Tình yêu và đau khổ của Phăng-tin đều được thể hiện mạnh mẽ trong đoạn trích này.
Đoạn trích kết thúc bằng một cái kết ám ảnh và kinh dị, với sự tham lam của vợ chồng Tê-nác-đi-ê và sự hy sinh cuối cùng của Phăng-tin. Đoạn trích này phản ánh tài năng và lòng nhân đạo của tác giả V. Huy-go, đồng thời lên án xã hội bất lương và những kẻ tham lam và tàn ác
Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Bài Thơ Mẹ Là Tất Cả Của Hoa Nghiêm ❤️️ Nội Dung, Ý Nghĩa
Phân Tích Tình Huống Truyện Tấm Lòng Người Mẹ Chi Tiết
“Những người khốn khổ” của Vitor Hugo chắc hẳn đã không còn xa lạ với những độc giả say mê văn học, tác phẩm cũng chính là tiểu thuyết nổi tiếng nói về câu chuyện xã hội Pháp với đầy đủ mọi khía cạnh từ cái tốt, cái xấu, lịch sử, chính trị, văn hóa, tất cả đều xoay quanh cuộc đời tìm lại chính mình của một cựu tù khổ sai tên Jean Valjean. Trong đó, ấn tượng nhất có lẽ là đoạn trích “Tấm lòng người mẹ” kể về tình mẫu tử thiêng liêng của người mẹ Phăng-tin, cô bất chấp tất cả để mong cho con mình được no đủ, hạnh phúc.
Mở đầu đoạn trích, tác giả sử dụng ngôi kể thứ ba giúp ta thấy được toàn bộ hoàn cảnh đáng thương của người phụ nữ xấu số Phăng-tin. Phăng-tin đã nghèo rồi nay còn túng quẫn thêm khi bị đuổi ra khỏi xưởng vào một ngày trời đông lạnh giá.
Xoay quanh cô không một hơi ấm, không chút ánh sáng mà lúc nào cũng chỉ thấy sương mù, thấy như hoàng hôn, không rõ ngoài cửa. Bầu trời trong mắt cô u ám đó phải chăng cũng u ám như chính cuộc đời của cô, phải chăng với người nghèo khổ thì cuộc sống xung quanh có tốt đẹp đến đâu thì trong mắt họ luôn luôn biến thành một màu u tối.
Vì cuộc sống mưu sinh, Phăng-tin đã phải gửi gắm đứa con của mình cho trủ quán trọ. Khó khăn chồng chất khó khăn khi cô đã gửi gắm sai người. Thấy cô gặp khó khăn, đôi vợ chồng chủ trọ không những không giúp đỡ mà còn liên tục gửi thư thôi thúc cô gửi tiền về cho con gái mình.
Vì con cô đã phải cắt đi mái tóc quý giá, nhưng chắc chắn rằng, không gì quý giá hơn con của mình, cô bị trọc đầu thì có thể đội mũ nhưng Cô-đét thì không thể không có quần áo mặc. Thật vậy, không gì đẹp đẽ thiêng liêng bằng tình mẫu tử. Cô đã suy nghĩ, dằn vặt tột cùng khi một bên là áp lực của đồng tiền, một bên là nỗi tủi hổ khi không lo được đầy đủ cho con.
Hình ảnh bức thư cô cầm trên tay “đến nhàu nát” quả thật không thể dấu được tâm trạng dối bời của cô lúc bấy giờ. Chính hoàn cảnh đó đã đẩy chị vào đường cùng, khiến chỉ bắt đầu có những giày vò đen tối, tha hóa. Chị căm ghét tất cả, hận ông Ma-đơ-len đã đuổi chị khiến chị sống không bằng chết như vậy.
Để rồi chị hành động buông thả bản thân, chị bắt đầu sống sao cho đúng cái câu mà một bà thờ già đã nói khi thấy chị cười và hát: “Cái chị này rồi cũng chẳng ra gì”. Phải chẳng con người ta đối mặt trước nghịch cảnh đều bị tha hóa? Giống như nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn của Nam Cao.
Hai con người này đều vì gánh chịu những định kiến không có nhân tính từ miệng đời mà mặc kệ dòng đời đưa đẩy. Nhưng sâu thẳm trong trái tim chúng ta đâu chỉ toàn sỏi đá, trái tim vẫn le lói ngọn lửa của yêu thương, tình người. Nếu Chí Phèo có bát cháo hành của Thị Nở để bùng cháy lên ngon lửa khao khát thành người lương thiện, thì Phăng-tin cũng vậy.
Hình ảnh đứa con ngây thơ, trong sáng luôn là ngọn lửa sáng chói trong tâm hồn cô, cho cô niềm tin khát vọng cuộc sống. Cho dù cuộc đời có quật ngã chị bằng những cơn ho dai dẳng, bằng những giọt mồ hôi lạnh toát thì chị vẫn luôn nung nấu ước mơ rằng: “Bao giờ ta giàu, thì ta sẽ đón Cô-đét của ta về với ta”.
Bi kịch của cuộc đời đã khiến cô như hóa điên dại. Đến nỗi khi nhận được thư của hai vợ chồng chủ trọ nói rằng con cô bị ốm và cần số tiền lớn để chữa trị. Một người cơm ba bữa còn chẳng đủ thì lấy đâu ra những hai đồng vàng để gửi về cho con. Đau đớn tủi hổ đã dồn nén chị đến vỡ òa. Chị chạy ra phố vừa đi vừa cười, nhưng ta có thể cảm nhận được nụ cười đó chứa đựng một biển sâu nước mắt, nước mắt của người mẹ.
Chua xót thay khi đến cuối cùng cô vẫn chọn hi sinh bản thân mình để vì con cái, cô đã chấp nhận nhổ hai chiếc răng cửa của mình, thứ đều kiện mà cô là điên rồ sẽ hủy hoại dung nhan của cô nhưng sao có thể đau đớn bằng khi thấy con mình bị bệnh. Trời ơi, sao ông trời có thể tàn nhẫn với một người phụ nữ bé nhỏ như thế! Nụ cười rớm máu và một lỗ hổng đen ở miệng đã khiến cho bà Mác-gơ-rít thẫn thờ, khiến cho chính chúng ta đau nhói.
Ấy thế mà cuộc đời thật biết trêu ngươi những người nghèo khổ khi cho họ gặp được những người độc ác, vô nhân tính như đôi vợ chồng chủ trọ, họ lợi dụng tình thương con của Phăng-tin mà lừa gạt con cô bị bệnh để chiếm đoạt số tiền mà cô đã đánh đổi bằng cả mạng sống.
Tới lúc này nàng bơ phờ, mất sức sống, phòng của cô bây giờ là cái gác sét mà mỗi lần đi sâu vào là phải khom dần người xuống. Ta cũng thầm hiểu được đó là ẩn ý của tác giả ví nó như cuộc đời của cô vậy. Càng cố gắng lại càng bị lún sâu vào hố đen của cuộc đời.
Chủ nợ, con cái, công việc dày vò tâm trí cô không nguôi, để rồi đỉnh điểm khiến cô chính thức xa ngã, không lối thoát. Nếu như Chí Phèo chọn cái chết để giải thoát cho bản thân thì cô còn cả món nợ khổng lồ, còn cả khát khao đón con trở về lo cho con đầy đủ nên cô đã chọn con đường “đi làm gái điếm”.
Đoạn trích “Tấm lòng người mẹ” thể hiện quan điểm nhức nhối, bất bình trước khung cảnh xã hội phong kiến Pháp xưa đầy dãy những oan trái, bất công, đầy đọa những con người vô tội. Qua đó, tác giả gửi gắm khát vọng về cuộc sống hòa bình, công bằng, văn minh trong xã hội.
Dành tặng bạn những mẫu văn 👉 Phân Tích Một Tác Phẩm Thơ 👉 hay nhất
Phân Tích Tấm Lòng Người Mẹ Lớp 11 Của Học Sinh Giỏi
Victor Hugo đã từng phát ngôn: “Cuộc sống giống như một bông hoa, trong khi tình yêu lại như mật ngọt.” Tất nhiên, tình mẫu tử chính là nguồn mật ngọt nguyên tắc và ấm áp nhất trong cuộc sống. Trích đoạn từ “Tấm lòng người mẹ” trong tác phẩm kinh điển “Những người khốn khổ” là một câu chuyện đầy cảm xúc về tình mẫu tử, về người mẹ hi sinh tất cả cho con cái. Điều này làm cho chúng ta nhận thức được sức mạnh phi thường của tình mẫu tử trong hành trình hằng ngày.
Phăng-tin, một người phụ nữ xinh đẹp và tràn đầy tình yêu thương dành cho đứa con của mình. Dù phải đối mặt với những khó khăn vô cùng, cô không bao giờ từ bỏ đứa con hoang của mình. Thậm chí, cô quyết định để lại Cô-dét, đứa con gái đáng yêu, cho một gia đình khác nuôi nấng. Cô hi sinh mái tóc và thậm chí cả răng để đảm bảo rằng Cô-dét có thể sống một cuộc sống tốt đẹp. Phăng-tin đối mặt với những cảm xúc đau đớn khi nhận thức về sự thay đổi về ngoại hình của mình, nhưng tình mẹ trích lụy khiến cô vượt qua mọi thử thách.
Tuy nhiên, cuộc sống không dừng lại ở đó, và Phăng-tin tiếp tục phải đối mặt với những đau thương và khó khăn. Nhà Tê-nác-đi-ê, nơi Cô-dét đang sống, không chỉ không động viên mà còn áp đặt thêm gánh nặng cho Phăng-tin. Cô buộc phải bán răng để có tiền gửi cho con, đồng thời chấp nhận trở thành gái điếm để kiếm tiền nuôi sống đứa con của mình. Tất cả những đau khổ này chỉ để bảo vệ và đảm bảo cho hạnh phúc của Cô-dét.
Tình mẫu tử, như ta thấy trong câu chuyện này, không chỉ là động lực để vượt qua khó khăn mà còn là sức mạnh để hy sinh và chấp nhận mọi thách thức. Phăng-tin không chỉ yêu thương con mình, mà còn chống đối với xã hội đen tối và tham lam. Tình mẹ là niềm hy vọng duy nhất khi cuộc sống trở nên khắc nghiệt.
Chuyển sang góc độ phổ quát, tình mẫu tử không chỉ là một yếu tố tự nhiên mà còn là động lực quan trọng trong cuộc sống con người. Người mẹ không ngần ngại hi sinh để mang lại hạnh phúc cho con cái, cung cấp cho họ những giá trị đạo đức và tri thức. Tình mẫu tử không đòi hỏi sự đền đáp, nhưng sự hiếu thảo và thấu hiểu từ con cái là một biểu hiện tuyệt vời của tình mẫu tử.
Tình mẫu tử mang lại ý nghĩa lớn lao cho cuộc sống con người, là nguồn động viên khi chúng ta mệt mỏi, là sức mạnh để vượt qua khó khăn. Nó giúp chúng ta nhìn nhận cuộc sống với trái tim biết ấm áp. Hơn nữa, tình mẫu tử giúp chúng ta hiểu rõ về nguồn cội và giữ vững những giá trị căn bản. Thiếu đi tình mẫu tử, con người trở nên cô đơn và lạc lõng, không thể phát triển một cách toàn diện.
Cuộc sống chỉ có một và mẹ chỉ có một. Do đó, chúng ta nên trân trọng, yêu thương mẹ cha khi họ vẫn ở bên cạnh chúng ta. Điều này không chỉ là để đáp lại tình mẫu tử mà còn để chúng ta trở thành những người cha mẹ tốt, thấu hiểu và đầy tình thương:
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con.”
Tham khảo mẫu 👉 Nghe Và Tóm Tắt Nội Dung Thuyết Trình Về Một Tác Phẩm Thơ
Phân Tích Tình Mẫu Tử Trong Tấm Lòng Người Mẹ Ngắn Gọn
Trong đoạn trích “Tấm lòng người mẹ,” bức tranh về bất công trong xã hội hiện hóa qua cuộc đời của Phăng-tin, một người mẹ đơn thân đầy hy sinh và đau khổ. Đoạn trích mở đầu bằng ngôi kể thứ ba tinh tế, đưa người đọc đến khung cảnh u ám của bầu trời, phản ánh sự đau đớn trong cuộc sống của Phăng-tin.
Bà mẹ này, vừa bị đuổi việc khỏi nhà máy, phải đối mặt với cuộc sống khó khăn để mưu sinh và lo cho đứa con nhỏ. Cuộc sống đẩy Phăng-tin đến tận cùng đau đớn khi cô bị mất nguồn thu nhập chính. Muốn lo cho con gái ở nhà ông bà chủ trọ, cô phải vô cùng hy sinh. Hành động bán mái tóc của mình để có tiền mua quần áo cho con là biểu tượng cho sự hi sinh vô điều kiện của người mẹ.
Áp lực giữa đồng tiền và sự chăm sóc cho con khiến Phăng-tin trở nên căm thù và đầy thù hận. Cô căm thù ông Ma-đơ-len, người đã gây ra cuộc sống khốn khổ này. Trong tâm hồn nhỏ bé, đứa con bé bỏng là nguồn sáng và ấm áp nhất, là điểm tựa tinh thần duy nhất của Phăng-tin.
Tuy nhiên, bản chất tàn nhẫn của xã hội lại lên ngôi khi hai vợ chồng chủ trọ lừa dối cô, đánh cắp đồng tiền vàng cô gửi về chữa bệnh cho con. Hành động này khiến Phăng-tin phải bán cả hai chiếc răng cửa của mình. Đây là một tình huống đau lòng, là sự thể hiện rõ ràng nhất của sự đau đớn và bất công.
Khó khăn còn chồng chất khi bị chủ nợ giáo giết tìm kiếm. Cuối cùng, để trang trải cuộc sống và lo cho con, Phăng-tin đành phải “đi làm gái điếm.” Hành động này không chỉ là biểu tượng cho sự tuyệt vọng, mà còn là một bức tranh đen tối về sự đau khổ và bất công trong cuộc sống của người phụ nữ nhỏ bé này.
Chia sẻ đến bạn những bài văn mẫu về 👉 Phân Tích Một Tác Phẩm Truyện
Phân Tích Tình Mẫu Tử Trong Tấm Lòng Người Mẹ Tiêu Biểu
Tình mẫu tử là một đề tài bất tận của văn học nghệ thuật. Trong cuộc sống, điều gì cũng có thể thay đổi nhưng có lẽ tình mẫu tử là tình cảm vĩnh cửu nhất, không thể đong đếm được. Thông qua trích đoạn “Tấm lòng của mẹ” trong tác phẩm “Những người khốn khổ’ của nhà văn Vích-to Huy-gô, em càng thấy được sự sáng tỏ về tình cảm thiêng liêng đó không chỉ tồn tại trên sách truyện mà nó luôn luôn đúng với cuộc sống của chúng ta.
Hình ảnh Phăng-tin – một cô gái bị hoàn cảnh xô đẩy, hấp hối sau khi bị đuổi việc khỏi công xưởng, phải gửi gắm đứa con gái Cô-dét cho người khác nuôi. Cô có tình yêu thương con sâu sắc, nhưng hoàn cảnh xô đẩy, bị đuổi việc, chủ nợ liên tục giục giã, lâm vào đường cùng mà cô đã bất chấp làm mọi công việc, bán tất cả mọi thứ – bán tóc, bán răng và thậm chí cô bán đi cả danh dự và nhân phẩm của mình để đi làm gái điếm.
Tác phẩm khắc họa lên hình ảnh người mẹ sẵn sàng hi sinh tất cả để đổi lại lấy cuộc sống ấm no cho cô con gái. Qua đó, ta thấy được sức mạnh của tình mẫu tử thiêng liêng, lớn lao, hi sinh tất cả, đó là thứ tình cảm không gì có thể đánh đổi dễ dàng.
Trong cuộc sống, tình cảm thương yêu, đùm bọc, che chở,…mà người mẹ dành cho con, tình cảm ấy vừa tự nhiên vừa cao cả. Những việc làm và tình cảm mẹ dành cho con không gì có thể sánh bằng. Bởi mẹ chính là người đã chăm sóc nuôi nấng ta từng ngày, vượt qua bao nhiêu gian lao vất vả, vượt qua tất cả những khó khăn thử thách của cuộc đời là người chắp cho ta những đôi cánh ước mơ để bay đến chân trời hi vọng.
Mẹ chính là nơi nương tựa vô cùng vững chãi cho mỗi đứa con sau mỗi lần vấp ngã; là nơi mỗi người con như chúng ta có thể thổ lộ mọi điều thầm kín; là hình ảnh thu nhỏ của những ước mong, những khát khao thanh bình và hạnh phúc, là nguồn động viên, là tình yêu, là cả những day dứt, dằn vặt, trăn trở, là niềm tự hào chính đáng của một con người.
Từ khi sinh ra đến khi khôn lớn, trưởng thành, mẹ luôn dõi theo từng bước chân của con. Khi con vấp ngã, mẹ sẵn sàng nâng con dạy. Khi con vui hay buồn, mẹ luôn là người ở bên con, chia sẻ và động viên con. Như nhà thơ Chế Lan Viên đã có câu “Con dù lớn vẫn là con của mẹ, đi suốt cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con”.
Và quả thật, nhìn lại từ xưa đến nay, có biết bao tấm lòng người mẹ làm ta thêm thổn thức. Chắc hẳn bạn vẫn còn nhớ câu chuyện cổ tích sự tích cây vú sữa được nghe kể ngày ấu thơ. Câu chuyện kể về đứa con hư vì bị mẹ mắng mà bỏ nhà đi, khi quay lại nhà mẹ đã mất vì thương nhớ con.
Người mẹ hóa thành cây vú sữa. Lá cây một mặt xanh bóng, một mặt đỏ hoe như mắt người mẹ khóc chờ con. Hương vú sữa cũng ngọt ngào tựa dòng sữa mẹ. Thế mới thấy, mẹ sẵn sàng bao dung, vị tha trước những hành vi sai trái của con.
Cũng ngược về hơn nửa thế kỉ trước là tấm gương những bà mẹ Việt Nam anh hùng tuy mất hết con ruột trong chiến trận nhưng sẵn sàng nhận và cưu mang những người chiến sĩ khác. Họ sẵn sàng dùng cái chết của bản thân để đảm bảo an toàn cho những “đứa con chiến sĩ” thoát khỏi sự truy lùng ráo riết của giặc.
Là người con trong xã hội hiện đại, chúng ta càng phải hiểu rõ trách nhiệm bản thân trước tình mẫu tử ấy. Hãy cố gắng tu dưỡng, rèn luyện để đền đáp công ơn cha mẹ: biết giúp đỡ việc gia đình, phấn đấu trong học tập, biết yêu thương người khác.
Cuộc đời của con chính là những trang nhật kí của người mẹ, nơi mẹ gửi trọn bao vui buồn, bao hi vọng. Tình mẫu tử là mạch nguồn bất tận, không bao giờ vơi cạn. Vậy nên, ai đang được sống trong niềm may mắn đó hãy biết trân trọng từng ngày.
Hướng dẫn bạn 👉 Viết Bài Văn Phân Tích Một Tác Phẩm Văn Học