Trong bài viết này, Thohay.vn chia sẻ cho học sinh lớp 11 những mẫu tóm tắt, phân tích, sơ đồ tư duy của tác phẩm Và tôi vẫn muốn mẹ nổi tiếng.
NỘI DUNG CHÍNH
Xuất Xứ Và Hoàn Cảnh Sáng Tác Tác Phẩm Và Tôi Vẫn Muốn Mẹ
Tác phẩm Và tôi vẫn muốn mẹ được trích trong “Những nhân chứng cuối cùng” sáng tác năm 1985.
Gợi ý bài thơ 👉 Con Đường Mùa Đông 👉 nổi tiếng
Nội Dung Tác Phẩm Và Tôi Vẫn Muốn Mẹ
Thohay.vn cập nhật toàn bộ nội dung tác phẩm Và tôi vẫn muốn mẹ sau đây, xem ngay nhé!
Din-na Cô-si-ắc (Zina Kosyak) – tám tuổi. Hiện là thợ tóc
Lớp Một.
Tôi học xong lớp Một vào tháng Năm năm bốn mốt, và ba mẹ tiễn tôi đi trại hè đội viên ở Gô-tô-đi-sa (Gorodisha) gần Min-xcơ (Minsk). Tôi mới bơi được một lần ở đây, hai ngày sau đã là chiến tranh. Người ta đưa chúng tôi lên tàu và chở đi. Máy bay Đức bay trên đầu, còn chúng tôi hò reo: “Ura 7”. Chúng là máy bay lạ, chúng tôi nào hiểu. Cho đến khi máy bay đánh bom. Khi đó tất cả màu sắc đều biến mất.
Tất cả sắc màu. Lần đầu tiên từ “chết chóc” xuất hiện, mọi người đều nói cái từ khó hiểu đó. Còn ba mẹ thì không bên cạnh…
Khi chúng tôi rời khỏi trại, người ta bỏ đầy áo gối mỗi đứa thứ gì đó – đứa thì ngũ cốc, đứa thì đường. Cả những đứa bé nhất cũng không được chừa, tất cả đều phải mang gì đó theo mình. Chúng tôi phải mang càng nhiều thực phẩm càng tốt trên đường đi, và dùng rất dè sẻn. Nhưng trên tàu chúng tôi thấy những người lính bị thương. Họ rên la, đau đớn đến độ chúng tôi chỉ muốn trao hết tất cả cho. Chúng tôi gọi đó là: “Cho các ba án”. Chúng tôi gọi tất cả những người đàn ông mặc đồ lính là ba.
Người ta kể với chúng tôi là Min-xcơ đã cháy, cháy rụi, quân Đức đã chiếm mất rồi, nên chúng tôi sẽ đi về hậu phương. Chúng tôi đi về nơi không có chiến tranh. Họ chở chúng tôi đi cả tháng. Đưa chúng tôi về thành phố nào đó, nhưng cứ gần tới nơi, họ lại không để chúng tôi ở đó, vì quân Đức đã gần kể. Và cứ thế chúng tôi đến tận Mô-đô-vi-a (Mordovia).
Chỗ ấy rất đẹp, xung quanh là nhà thờ. Những ngôi nhà thấp, còn nhà thờ thì cao. Không có chỗ nằm ngủ, chúng tôi đành chợp mắt trên rơm rạ. Khi mùa đông đến, bốn đứa chung một đôi ủng. Rồi nạn đói bắt đầu. Không chỉ trại mồ côi đói, mà những người xung quanh chúng tôi cũng đói, bởi mọi thứ đều chuyển ra tiền tuyến. Trong trại có hai trăm năm mươi đứa trẻ, và có lần người ta gọi đi ăn trưa, nhưng chẳng có gì để ăn. Những cô bảo mẫu và giám đốc ngồi trong nhà ăn nhìn chúng tôi, mắt họ đầy lệ.
Chúng tôi có con ngựa Mai-ca (Maika). Nó già và rất dịu dàng chúng tôi dùng nó để chở nước. Ngày hôm sau, người ta giết Mai-ca. Và cho chúng tôi nước cùng một mẩu rất nhỏ thịt Mai-ca. Người ta giấu chúng tôi chuyện đó rất lâu. Không thì chúng tôi đã không thể nào ăn nổi. Không cách nào! Đó là con ngựa duy nhất trong trại trẻ chúng tôi. Và hai con mèo đói nữa. Những bộ xương! Thật tốt, sau này chúng tôi nghĩ, phúc đức làm sao, nhờ lũ mèo gầy trơ xương nên chúng tôi không phải ăn chúng. Chúng chẳng có gì để ăn cả.
Chúng tôi đi với những cái bụng ông như tôi chẳng hạn, có thể ăn cả xô xúp, bởi trong xúp chẳng có gì. Họ đổ cho tôi bao nhiêu, tôi sẽ ăn và ăn bấy nhiêu. Thiên nhiên đã cứu chúng tôi, những con vật nhai lại. Mùa xuân, trong bán kính vài cây số không một cái cây nào dâm chồi nẩy lộc.
Bởi chúng tôi đã ăn hết tất cả chồi mầm, chúng tôi tước cả lớp vỏ non. Chúng tôi ăn cỏ, ăn sạch. Người ta cho chúng tôi mặc những chiếc áo khoác ngắn, chúng tôi khoét túi áo để mang cỏ theo người, mang theo và nhai đi nhai lại. Mùa hè cứu độ chúng tôi, còn mùa đông trôi qua rất nặng nề. Những đứa trẻ nhỏ, chúng tôi có khoảng bốn mươi đứa, được cho ở riêng. Ban đêm chúng tôi khóc rền. Gọi ba gọi mẹ.
Các cô bảo mẫu và giáo viên cố không nhắc đến từ “mẹ” khi có mặt chúng tôi. Họ kể cho chúng tôi chuyện cổ tích và chọn những quyển sách không có từ này. Nhưng nếu ai đó bất ngờ nhắc đến “mẹ”, lập tức tất cả khóc oà. Gào khóc không nguôi.
Tôi học lại lớp Một, bởi cơ sự thế này: Tôi đã kết thúc lớp Một với bằng khen, nhưng khi tới trại mồ côi và người ta hỏi em nào bị thi lại, tôi đáp là em, vì tôi nghĩ: Thi lại tức là bằng khen. Đến lớp Ba, tôi trốn khỏi trại. Tôi đi tìm mẹ. Đói là và kiệt sức, tôi được ông già Bôn-sa-cốp (Bolshakov) tìm thấy trong rừng. Biết tôi từ trại mồ côi, ông mang tôi về gia đình mình. Cùng với bà, ba người chúng tôi sống đáp đổi qua ngày. Khi dần khoẻ lên, tôi bắt đầu giúp họ việc nhà: dọn cỏ, thu hoạch khoai tây – làm hết mọi việc. Chúng tôi ăn thứ bánh mì có rất ít bột mì. Nó đắng – đẳng làm sao.
Chúng tôi cho vào bột tất tần tật những gì xay ra được: rau muối, hoa hồ đào, khoai tây. Đến giờ tôi vẫn không thể thản nhiên nhìn cỏ mọng và ăn rất nhiều bánh mì. Tôi không cảm thấy no. Sau hàng chục năm trôi qua.
Dẫu sao tôi vẫn nhớ bao nhiêu chuyện. Tôi còn nhớ nhiều… Tôi nhớ một bé gái điên, lẻn vào vườn ai đó, tìm thấy một cái hang và đứng đó canh chuột. Em muốn ăn. Tôi nhớ gương mặt em, thậm chí cả cái áo không tay mà em mặc. Có lần tôi lại gần em, ern kể tôi nghe về con chuột. Rồi chúng tôi cùng ngồi canh con chuột đó.
Suốt cuộc chiến tôi đã đợi, đợi khi nào chiến tranh chấm dứt, sẽ thắng con ngựa của ông đi tìm mẹ. Khi những người tản cư ghé qua nhà, tôi luôn hỏi họ: “Mọi người có gặp mẹ cháu không?”. Người sơ tán đồng lắm, đồng đến nỗi mỗi nhà đều có một nồi nước tầm ma. Để người tị nạn có chút gì đó ấm áp mà hớp khi họ ghé qua. Ngoài ra chẳng có gì cho họ cả. Những cái nồi tầm ma ở mỗi nhà… Tôi nhớ rất rõ. Tôi là người đi hái tầm ma mà.
Chiến tranh kết thúc. Tôi đợi một, rồi hai ngày, nhưng không ai đến đón tôi. Mẹ không đến, và ba thì tôi biết, đang ở trong quân ngũ. Tôi đợi như thế suốt hai tuần, đến khi không còn sức để đợi nữa. Tôi lẻn trốn dưới gầm ghế một con tàu và ra đi…
Đi đâu? Tôi không biết. Tôi ngỡ (đó vẫn còn là nhận thức tuổi thơ) rằng tất cả các chuyến tàu đều đến Min-xoa. Và ở Min-xcơ mẹ đang chờ tôi! Sau đó ba tôi sẽ về.
Như một anh hùng! Với các huân chương mề đay,…
Nhưng họ đã mất tích đâu đó trong một trận bom.
Sau này những người láng giềng kể lại, cả hai đã lao đi tìm tôi. Họ chạy ra ga…
Tôi đã năm mươi mốt tuổi, tôi có hai con. Và tôi vẫn còn muốn mẹ.
Đọc thêm 👉 Bài Thơ Con Đường Không Chọn
Về Tác Giả Tác Phẩm Và Tôi Vẫn Muốn Mẹ
Tổng hợp những thông tin hữu ích về tác giả tác phẩm Và tôi vẫn muốn mẹ đầy đủ ý nhất sau đây.
Tác Giả
– Tiểu sử
- Avét-la-na A-lếch-xi-ê-vích sinh năm 1948
- Là nhà văn, nhà báo nổi tiếng người Bê-la-rút
– Tác phẩm chính
- Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ (1983)
- Những nhân chứng cuối cùng (1985)
- Lời nguyện cầu từ Chéc-nô-bưn – Chemobyl (1997)
- Các tác phẩm phi hư cấu của bà đã tạo thành tượng đài của sự thống khổ và lòng can đảm trong thời đại chúng ta
Tác Phẩm
1. Thời điểm và những sự kiện ban đầu xảy ra được lưu giữ trong kí ức của nhân vật.
Thời điểm: học xong lớp một vào tháng Năm năm 41 và bố mẹ tiễn tôi đi trại hè đội viên Gô-rô-đi-sa (Gorodisha) gần Min-xcơ (Minsk).
Sự kiện: mới bơi được một lần, hai ngày sau chiến tranh, đưa lên tàu và chở đi, máy bay Đức bay trên đầu còn chúng tôi hò reo.
2. Những hình ảnh mà nhân vật chứng kiến trên đường đi trại hè đội viên.
Đó là những chiếc máy bay lạ, cảnh chết chóc.
3. Hoàn cảnh của chuyến đi có gì khác thường?
Bị quân đội Đức chiêm mất thành phố và mọi người phải đến Mô-đô-vi-a (Mordovia).
4. Ấn tượng về nạn đói và chuyện ăn uống của con người trong đói khát.
Không chỉ trại mồ côi đói, mà những người xung quanh chúng tôi cũng đói bởi mọi thứ đều chuyển ra tiền tuyến.
Có con ngựa Mai-ca (Maika) già và rất dịu dàng nhưng bị giết; hai con mèo đói nữa.
5. Trạng thái tinh thần của những đứa trẻ khi thiếu vắng mẹ.
Những đứa trẻ òa khóc, gào khóc không nguôi.
6. Kết quả chờ đợi ba mẹ và niềm khát khao cháy bỏng của nhân vật.
Nhưng họ đã mất tích đâu đó trong một trận bom, sau này những người láng giềng kể lại, cả hai đã lao đi tìm tôi. Khi tôi đã 51 tuổi và tôi vẫn muốn khao khát muốn gặp lại mẹ.
Đừng bỏ lỡ tác phẩm 👉 Một Người Hà Nội
Ý Nghĩa Nhan Đề Tác Phẩm Và Tôi Vẫn Muốn Mẹ
Chia sẻ đến bạn đọc ý nghĩa nhan đề tác phẩm Và tôi vẫn muốn mẹ sau đây:
Nhân vật chính của câu chuyện là một cậu bé, luôn mong muốn gặp lại mẹ của mình. Nhưng dù tìm kiếm đến mọi nơi, anh không tìm được mẹ của mình và đành chấp nhận sự thật đau lòng rằng mẹ của anh có thể đã mất tích trong chiến tranh. Tuy nhiên, anh vẫn giữ hy vọng và nhớ mãi về mẹ của mình.
Bố Cục Và Tôi Vẫn Muốn Mẹ
Bố cục tác phẩm Và tôi vẫn muốn mẹ được chia thành các phần như sau:
- Phần 1 (Lớp một…không có chiến tranh): Chuyến di tản khỏi chiến tranh của nhân vật tôi.
- Phần 2 (Họ chở chúng tôi…hái tầm ma mà): Cuộc sống khó khăn, gian khổ trong chiến tranh.
- Phần 3 (Còn lại): Mong ước của nhân vật tôi.
Xem thêm tác phẩm 👉 Cải Ơi (Nguyễn Ngọc Tư)
Đọc Hiểu Tác Phẩm Và Tôi Vẫn Muốn Mẹ
Để tìm hiểu kĩ hơn về tác phẩm Và tôi vẫn muốn mẹ, hãy tham khảo những phần gợi ý trả lời các câu hỏi trong phần đọc hiểu dưới đây.
👉 Câu 1: Nêu những hiểu biết của em về nhà văn Xvét-la-na A-lếch-xi-ê-vích và văn bản “Và tôi vẫn muốn mẹ”.
Trả lời:
– Tác giả:
- Xvét-la-na A-lếch-xi-ê-vích sinh năm 1948, là nhà báo, nhà văn Bê-la-rút, được trao giải Nô-ben Văn học năm 2015. Một số tác phẩm tiêu biểu của bà: “Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ”, “Những nhân chứng cuối cùng”,…
- Các tác phẩm phi hư cấu của Xvét-la-na A-lếch-xi-ê-vích đã dựng lên “một tượng đài tưởng niệm sự thống khổ và lòng can đảm trong thời đại chúng ta”.
– Văn bản:
- Văn bản “Và tôi vẫn muốn mẹ” rút từ cuốn sách “Những nhân chứng cuối cùng – Solo cho giọng trẻ em” của Xvét-la-na A-lếch-xi-ê-vích. Cuốn truyện này sử dụng hình thức phỏng vấn những người có tên tuổi, nghề nghiệp cụ thể, từng trải qua thực tế tàn khốc của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai từ khi còn thơ bé.
👉Câu 2: Những chi tiết nào miêu tả nạn đói trong chiến tranh được thể hiện trong văn bản “Và tôi vẫn muốn mẹ”?
Trả lời: Những chi tiết miêu tả nạn đói trong chiến tranh được thể hiện trong văn bản “Và tôi vẫn muốn mẹ” là:
- Trong trại có hai trăm năm mươi đứa trẻ, và có lần người ta gọi đi ăn trưa nhưng chẳng có gì để ăn.
- Chúng tôi có con ngựa Mai-ca, già và rất dịu dàng, chúng tôi dùng nó để lấy nước, ngày hôm sau, người ta giết Mai-ca và cho chúng tôi nước cùng một mẩu rất nhỏ thịt Mai-ca.
- Những cái bụng ỏng, có thể ăn cả xô xúp bởi trong xúp chẳng có gì, cho bao nhiêu sẽ ăn bất nhiêu.
- Hai con mèo đói, những bộ xương, phúc đứa là nhờ lũ mèo gầy trơ xương nên không phải ăn chúng, chúng chẳng có gì để ăn cả.
- Chúng tôi ăn cả chồi mầm, tước cả lớp vỏ non khiến trong bán kính vài cây số không cái cây nào đâm chồi nảy lộc cả.
- Ăn cỏ, ăn sạch, khoét túi mang cỏ thoe người, mang theo vào nhai lại. Mùa hè cứu độ chúng tôi còn mùa đông trôi qua rất nặng nề.
👉 Câu 3: Nội dung chính của văn bản “Và tôi vẫn muốn mẹ” là gì?
Trả lời: Tác phẩm “Và tôi vẫn muốn mẹ…” của A-lếch-xi-ê-vích khắc họa một bức tranh chiến tranh khốc liệt, nhưng ở đó vẫn có những đứa trẻ như nhân tôi hồn nhiên, ngây thơ nhưng mang những tình cảm thiêng liêng và tình cảm đầy sâu nặng của người mẹ. Từ đó giúp con người biết trân trọng cuộc sống hòa bình và càng yêu thương gia đình hơn.
👉 Câu 4: Thời điểm và những sự kiện ban đầu nào xảy ra được lưu giữ trong kí ức của nhân vật trong văn bản “Và tôi vẫn muốn mẹ”?
Trả lời:
- Thời điểm: học xong lớp một vào tháng Năm năm 41 và bố mẹ tiễn tôi đi trại hè đội viên Gô-rô-đi-sa (Gorodisha) gần Min-xcơ (Minsk).
- Sự kiện: mới bơi được một lần, hai ngày sau chiến tranh, đưa lên tàu và chở đi, máy bay Đức bay trên đầu còn chúng tôi hò reo.
Đọc thêm truyện thơ 👉 Nàng Ờm Nhắn Nhủ
Giá Trị Tác Phẩm Và Tôi Vẫn Muốn Mẹ
Xem thêm thông tin giá trị tác phẩm Và tôi vẫn muốn mẹ dựa trên hai khía cạnh chính đó là nội dung và nghệ thuật.
👉 Giá trị nội dung: Tác phẩm “Và tôi vẫn muốn mẹ…” của A-lếch-xi-ê-vích cho chúng ta thấy được một bức tranh hiện thực về chiến tranh khốc liệt, nhưng ở đó vẫn có những đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ, mang trong mình những tình cảm thiêng liêng. Từ đó, ta càng trân trọng cuộc sống hòa bình hiện nay và càng yêu thương gia đình hơn.
👉 Giá trị nghệ thuật:
- Truyện kí một thể loại mang đậm dấu ấn về khắc họa nhân vật.
- Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm.
- Câu từ dễ hiểu và hợp lí
Đón đọc phân tích tác phẩm 🔽 Dương Phụ Hành 🔽
Sơ Đồ Tư Duy Và Tôi Vẫn Muốn Mẹ
Hệ thống kiến thức về tác giả tác phẩm, nội dung chính, phân tích bài Và tôi vẫn muốn mẹ qua sơ đồ tư duy để các em có thể dễ hiểu và nắm bắt ý chính nhanh hơn.
Dàn Ý Và Tôi Vẫn Muốn Mẹ
Các em học sinh có thể tham khảo mẫu dàn ý tác phẩm Và tôi vẫn muốn mẹ sau đây để có thể viết bài văn thêm hay và đầy đủ ý.
I. Mở bài
- Giới thiệu về đại thi hào Avec-la-na A-lếch-xi-ê-vích: Bà là một đại thi hào, một nhà báo nổi tiếng người Bê-la-rút
- Giới thiệu về đoạn trích “Và tôi vẫn muốn mẹ” từ tác phẩm “Những nhân chứng cuối cùng”:
- Được sáng tác vào năm 1985
- Câu truyện là những dòng tâm sự của những nhân chứng cuối cùng trong những năm tháng của cuộc đại chiến thế giới lần thứ hai. Thông qua đó còn thể hiện những cảm xúc, suy nghĩ của tác giả
II. Thân bài
- Nội dung chính: Đoạn trích là phần mở đầu của tác phẩm, nói về những đứa trẻ mồ côi do chiến tranh. Chiến tranh đã tàn phá đi những thành phố, khiến gia đình phải chia ly. Thậm chí, còn đau đớn hơn khi có những đứa trẻ đac đánh mất cả người thân của mình.
- Nhân vật Dinacosiac là nhân vật xưng “tôi” trong câu chuyện trên và cũng là nhân chứng trong câu chuyện, thông qua câu chuyện kể lại những kí ức, kỉ niệm của bản thân mình
- Điểm nhìn trần thuật khiến cho câu chuyện càng có độ chính xác cao, càng có mức độ tin tưởng cao cũng như thấu hiểu được tâm lý của các nhân vật khác
- Thi thoảng có thay đổi điểm nhìn trần thuật để không bị giới hạn về không gian và thời gian kể chuyện. Không chỉ vậy mà còn giúp cho tác giả gửi gắm vào đó những cảm xúc, suy nghĩ của mình
- Xây dựng hình ảnh nhân vật Dinacosiac vô cùng đặc sắc và thành công. Nhân vật là một đứa trẻ đại diện cho số phận của những đứa trẻ trong thế chiến thứ hai, bất hạnh, cô đơn, lạc lõng với những hy vọng mờ mịt vào tương lai.
III. Kết bài: Nêu cảm nhận và suy nghĩ của em về tác phẩm
Xem thêm phân tích bài 🔽 Mộng Đắc Thái Liên 🔽
Soạn Bài Và Tôi Vẫn Muốn Mẹ Lớp 11
Tiếp theo sau đây là phần soạn bài Và tôi vẫn muốn mẹ trang 44 SGK ngữ văn 11 tập 2 chi tiết nhất.
👉 Câu 1 (trang 44 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Hãy tóm lược nội dung được kể lại trong văn bản và cho biết những điểm nhấn quan trọng của câu chuyện.
Trả lời: Truyện kể về nhân vật “tôi”, vào năm 1941 – năm tốt nghiệp lớp Một và đang tham gia vào một chuyến đi trại hè, chiến tranh đã nổ ra. Nhân vật “tôi” và hàng chục đứa trẻ khác được đưa đi sơ tán và sống trong trại trẻ mồ côi. Tình cảnh của chúng rất khó khăn khi luôn phải chịu cảnh đói khát và di tán. Nhân vật “tôi” trốn ra và sống cùng một gia đình nghèo khó ở ngoài. Và nhân vật “tôi” vẫn luôn ấp ủ mong muốn tìm mẹ của mình Cho đến ngày nay, khi đã 51 tuổi, mong muốn ấy vẫn luôn ở đó.
– Điểm nhấn quan trọng của câu chuyện là các sự kiện liên quan đến mẹ – điều đã được khái quát ở nhan đề của văn bản.
👉 Câu 2 (trang 44 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Chỉ ra những yếu tố tạo nên tính xác thực của các sự kiện được nhân vật kể lại cũng như trạng thái tâm lí của nhân vật trước các sự kiện đó.
Trả lời: Những yếu tố tạo nên tính xác thực của các sự kiện được nhân vật kể lại là:
– Nhân vật “tôi” tự kể câu chuyện của chính mình. Nhân vật “tôi” là người có tên tuổi, nghề nghiệp cụ thể.
– Tháng, năm sự kiện diễn ra.
– Địa điểm được nêu ra cụ thể, đầy đủ.
– Các sự việc đều diễn ra liền mạch và được thể hiện rõ nét qua cảm nhận của nhân vật.
👉 Câu 3 (trang 44 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Phân tích một số chi tiết, hình ảnh tạo nên bức tranh cuộc sống đặc biệt được tái hiện trong văn bản. Chi tiết, hình ảnh nào đã thực sự gây ấn tượng mạnh với bạn? Vì sao?
Trả lời: Chi tiết:
- Máy bay đánh bom, tất cả sắc màu đều biến mất. Lần đầu đứa bé biết đến từ chết chóc.
- Trên tàu, những đứa trẻ chứng kiến cảnh nhiều người lính bị thương, rên la vì đau đớn.
- Không có chỗ ngủ, những đứa trẻ đành ngủ trên rơm rạ.
- Triền miên trong đói khát, người ta giết thịt cả con ngựa già thân thiết duy nhất, rồi phải ăn cây cỏ để sống qua ngày.
- Trong trại hè mồ côi, hàng chục đứa bé khóc òa gọi ba mẹ.
- Đứa bé lớp ba trốn trại đi tìm mẹ, đói lả đến kiệt sức, may được ông già đem về nuôi…
- Sau hàng chục năm trôi qua, cái cảm giác đói và thiếu mẹ vẫn luôn đeo bám nhân vật.
=> Những ngày đau thương, đói khát, hãi hùng và thiếu thốn tình mẹ của bao đứa trẻ trong chiến tranh khốc liệt – đó chính là nét đặc biệt của bức tranh cuộc sống được tái hiện trong văn bản.
* Hình ảnh gây ấn tượng nhất: Vì đói khát, người ta phải ghết thịt cả con ngựa già thân thiết duy nhất Mai-ca vì: Phải chứng kiến cảnh đó là một điều tàn nhẫn, ám ảnh với một đứa trẻ. Qua đó, ta thấy được sự tàn nhẫn khủng khiếp của chiến tranh, không chỉ hủy hoại thể xác mà còn tàn phá tinh thần, đặc biệt là những đứa trẻ.
👉 Câu 4 (trang 45 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Toàn bộ câu chuyện được kể bởi một người vì chiến tranh mà đã phải nếm trải những ngày tháng đau thương ở tuổi ấu thơ, tác giả chỉ là người ghi lại. Vậy trong việc tạo lập văn bản này, tác giả đóng vai trò gì? Phân tích thái độ của tác giả khi ghi lại các sự kiện mà nhân chứng kể lại.
Trả lời:
– Việc tạo lập văn bản này, tác giả đóng vai trò quan trọng trong việc tạo lập văn bản để nhân vật “tôi” kể chuyện. Tác giả đã ghi lại bằng cách lựa chọn ngôn từ, giọng kể, sắp xếp các sự việc, sáng tạo các chi tiết, hình ảnh giàu ý nghĩa.
– Qua đó, nhà văn thể hiện thái độ đồng cảm với những đau thương, mất mát mà nhân chứng phải trải qua.
👉 Câu 5 (trang 45 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Theo bạn, những yếu tố nào có khả năng tạo nên sức lay động của văn bản đối với người đọc? Thông điệp mà bạn nhận được từ văn bản “Và tôi vẫn muốn mẹ…” là gì?
Trả lời: Các chi tiết tạo nên sức lay động:
- Những đứa trẻ lần đầu nhìn thấy máy bay, không hề biết những nguy hiểm đang cận kề. Tận khi tất cả khung cảnh xung quanh những đứa trẻ mất, thì chúng mới biết cái khốc liệt và thê thảm của những thứ này.
- Chúng phải trải qua một mình mà không được ở bên cạnh bố mẹ.
- Những đứa trẻ gặp những ngày lính bị thương và sẵn sàng cho đi tất cả những gì chúng có.
- Những đứa trẻ không có chỗ ăn, chỗ ngủ.
- Những đứa trẻ phải xa gia đình của mình, nhớ bố mẹ đến mức đêm nào cũng khóc.
=> Đây đều là những chi tiết chân thực được kể bằng lời của người trực tiếp trải qua những biến cố đó. Vì vậy, cảm xúc chân thật được gắn với từng sự kiện, hoàn cảnh.
– Thông điệp: Chiến tranh đã khiến những gia đình phải xa cách, sinh ly tử biệt. Chiến tranh là thứ tàn phá nhân loại.
Đọc thêm tác phẩm ✨ Kiêu Binh Nổi Loạn ✨ nội dung + nghệ thuật
Giáo Án Và Tôi Vẫn Muốn Mẹ Lớp 11
Chia sẻ đến các quý thầy chô mẫu giáo án Và tôi vẫn muốn mẹ được biên soạn chuẩn nhất theo chương trình ngữ văn lớp 11 dưới đây.
I. MỤC TIÊU
1. Về mức độ/yêu cầu cần đạt
– Nhận biết và phân tích được yếu tố trữ tình, yếu tố tự sự, ngôn ngữ văn học… trong văn bản.
– Nhận biết và phân tích được cái tôi của tác giả và ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản.
– Xác định và phân tích được đặc trưng của thể loại bút kí và đặc sắc nghệ thuật của bài kí.
– Phân tích, cảm nhận về vẻ đẹp hồn nhiên thơ ngây của những đứa trẻ mong muốn có mẹ trong văn bản.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực riêng biệt:
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản.
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.
3. Phẩm chất
– Biết trân trọng cuộc sống hòa bình và thêm yêu thương gia đình hơn.
– Chăm chỉ, tự giác học tập, tìm tòi và sáng tạo.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
– Giáo án;
– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
– Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh;
– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh
– SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
– GV đặt câu hỏi gợi dẫn: Hãy chia sẻ câu chuyện cảm động về tình cảm mẹ con mà bạn từng biết qua các tác phẩm nghệ thuật (văn học, sân khấu, điện ảnh).
– HS tiếp nhận nhiệm vụ.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– HS thực hiện nhiệm vụ
- Bước 3: Trao đổi, thảo luận báo cáo
– Học sinh trả lời.
– Học sinh khác thảo luận, nhận xét.
– GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
– GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
– GV dẫn dắt: Trong vũ trụ có lắm kì quan, nhưng kì quan đẹp nhất là trái tim người mẹ. Tình mẫu tử luôn là thứ tình cảm thiêng liêng, cao đẹp nhất, là sự vỗ về, ôm ấp tuổi thơ ta đến khi chúng ta trưởng thành, mẹ vẫn luôn là một phần quan trọng. Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về văn bản “Và tôi vẫn muốn mẹ…” để thấu tỏ được niềm khao khát có mẹ của một đứa trẻ trong hình hài một người lớn nhé.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản
I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN | |
a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản, hướng dẫn đọc và rèn luyện các chiến thuật đọc. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến. c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: | |
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ: Tìm hiểu chung về tác giả A-lếch-xi-ê-vích và văn bản Và tôi vẫn muốn mẹ. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV chia lớp thành 2 nhóm để trả lời các câu hỏi sau: + Nêu một số nét cơ bản về tác giả và xuất xứ của văn bản Và tôi vẫn muốn mẹ. + Hãy tóm lược nội dung được kể lại trong văn bản và cho biết nhưng điểm nhấn quan trọng trong câu chuyện.– Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – Các nhóm thảo luận vấn đề Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, chốt kiến thức | 1. Tác giả và xuất xứ văn bản – A-lếch-xi-ê-vích sinh năm 1948, là nhà báo, nhà văn Bê-la-rút, được trao giải Nô-ben Văn học vào năm 2015. – Một số tác phẩm tiêu biểu: Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ (1983), Những nhân chứng cuối cùng (1985), Lời nguyện cầu từ Chéc-nô-bin – Chernobyl (1977). Các tác phẩm phi hư cấu của A-lếch-xi-ê-vích đã dựng lên một tượng đài tưởng niệm sự thống khổ và lòng can đảm trong thời đại chúng ta.- Văn bản Và tôi vẫn muốn mẹ… rút từ cuốn Những nhân chứng cuối cùng – Solo cho giọng trẻ em. Cuốn truyện kí này sử dụng hình thức phỏng vấn những người có tên tuổi, nghề nghiệp cụ thể, từng trải qua thực tế khốc liệt của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai từ khi còn thơ bé. Với hình thức này, tác giả đã chọn lọc, sắp xếp sự kiện để đem đến cho người đọc những câu chuyện sinh động, hãi hùng trong kí ức của các nhân vật. 2. Tóm lược nội dung được kể lại trong văn bản và những điểm nhấn quan trọng trong câu chuyện – Tóm lược: Năm 1941, tôi – lúc ấy còn là một đứa bé tám tuổi – sau khi từ biệt bố mẹ đi dự trại hè đội viên, gặp một trận bom của phát xít Đức, chứng kiến sự đổ máu, chết chóc → “Tôi” cũng như bao đứa trẻ khác phải rời trại hè, mang theo lương thực, thực phẩm về một vùng hậu phương xa xôi, nơi không có đạn bom → Ở vùng đất mới, những đứa trẻ biết thế nào là thiếu thốn, đói khát, chẳng có gì để ăn đến nỗi phải giết cả con ngựa già chuyên chở đồ đạc, thậm chí ăn cả chồi mầm, vỏ cây. → Trên tất cả là nỗi nhớ mẹ, nhớ đến mức gào khóc không nguôi → Đến lớp ba, tôi trốn trại, được một gia đình ông già cưu mang → Trong lòng tôi chỉ có một nỗi ước ao được đi tìm mẹ → Cứ thế mãi sau này, khi đã năm mươi mốt tuổi, tôi vẫn muốn có mẹ. – Điểm nhấn quan trọng của câu chuyện là các sự kiện liên quan đến mẹ – điều đã được khái quát ở nhan đề của văn bản. Mẹ luôn hiện diện trong mọi thời khắc cuộc sống đau thương thời thơ ấu của “tôi”, và ước muốn gặp lại mẹ trở thành nỗi ám ảnh thường xuyên thường trực trong lòng nhân vật. Vậy mà, cuối cùng phải đối diện với sự thật phũ phàng: chiến tranh đã cướp đi tất cả những gì gần gui, thân thương nhất của con người. |
Cập nhật thêm bài👉 Một Đời Như Kẻ Tìm Đường
Thuyết Minh Và Tôi Vẫn Muốn Mẹ Lớp 11
Đón đọc thêm bài thuyết minh Và tôi vẫn muốn mẹ sau đây để các em học sinh lớp 11 có thể hiểu hơn về tác phẩm.
“Và tôi vẫn muốn mẹ” là tác phẩm truyện kí nói về những kí ức về chiến tranh được lưu giữ qua ký ức của những đứa trẻ vừa chân thực, nhưng cũng đầy khốc liệt. Dưới cái nhìn của nhân vật tôi đó là bức tranh nhiều màu sắc có chút ngây ngô của trẻ con, có cả tình yêu thương sâu sắc dành cho gia đình. Truyện kể về nhân vật tôi, là một cậu bé mới học xong lớp một và vừa xa gia đình. Tuổi thơ của cậu bắt đầu trải qua nhiều khó khăn, mất mát khi có sự xuất hiện của chiến tranh tàn khốc.
Cậu cùng những đứa trẻ khác được đưa lên tàu và chở đi chỗ khác. Nhưng cứ đi mãi, đi mãi vì mỗi khi đi đến đâu thì nơi đó lại có chiến tranh. Những đứa trẻ lần đầu nhìn thấy máy bay, không hề biết những nguy hiểm đang cận kề. Tận khi tất cả khung cảnh xung quanh những đứa trẻ mất, thì chúng mới biết cái khốc liệt và thê thảm của những thứ này. Chúng phải trải qua một mình mà không được ở bên cạnh bố mẹ. Những đứa trẻ gặp những ngày lính bị thương và sẵn sàng cho đi tất cả những gì chúng có.
Trong con mắt của những đứa trẻ ngây thơ này, thì đó như là những người cha của mình vì cha của những đứa trẻ này cũng đang phục vụ cho quân đội. Vì quân Đức đang chiếm đóng và tàn phá nặng nề, những đứa trẻ sẽ được đến những nơi mà không có chiến tranh.
Nhưng đến nơi không có chiến tranh thì cuộc sống của những đứa trẻ vẫn không thể có một cuộc sống đủ đầy. Không có chỗ ăn, chỗ ngủ mà phải chợp mắt trên những đống rơm rạ. Chúng thiếu thốn đồ ăn đến mức mà những người bảo mẫu ở đấy phải giết cả con vật đang chở nước để ăn. Thiếu đồ ăn ngày một nhiều đến mức những đứa trẻ phải ăn cả vỏ cây và những chồi non, nếu như chúng không muốn chết đói. Thiếu đồ ăn không phải là điều tồi tệ nhất với những đứa trẻ mà là việc chúng phải xa gia đình của mình.
Những đứa trẻ nhớ bố mẹ đến mức đêm nào cũng khóc, khiến cho những người giáo viên không dám nhắc đến mẹ trước mặt bọn chúng. Khi ngày càng nhớ mẹ, nhân vật tôi đã trốn đi để tìm mẹ. Nhưng hỏi hết chỗ này đến chỗ kia, qua bao thời gian vẫn không chờ được mẹ của mình. Khi mà chiến tranh đã kết thúc nhưng mà cha mẹ của nhân vật tôi vẫn không đến. Có thể là họ đã mất tích ở đâu đó, cũng có thể đã chết trong chiến tranh. Nhưng nhân vật tôi vẫn đợi, vẫn còn muốn gặp mẹ của mình.
Tham khảo thêm mẫu 👉 Thuyết Minh Về Một Tác Phẩm Văn Học
5+ Mẫu Tóm Tắt Và Tôi Vẫn Muốn Mẹ Ngắn Gọn
Thohay.vn chia sẻ cho các em học sinh những mẫu tóm tắt Và tôi vẫn muốn mẹ ngắn gọn sau đây, đừng bỏ lỡ nhé.
Tóm Tắt Và Tôi Vẫn Muốn Mẹ Bằng Sơ Đồ Tư Duy
Tóm Tắt Và Tôi Vẫn Muốn Mẹ Đơn Giản
Câu chuyện “Và tôi vẫn muốn mẹ…” của A-lếch-xi-ê-vích khắc họa hình ảnh một cậu bé sống trong thời kỳ chiến tranh. Cậu phải sống trong những hoàn cảnh rất khắc nghiệt với các đứa trẻ khác. Tuy chiến tranh khốc liệt, nhưng ở đó vẫn có những đứa trẻ với tâm hồn trong sáng, ngây thơ mang những tình cảm thiêng liêng và tình cảm đầy sâu nặng, đặc biệt với người mẹ của mình.
Cậu bé trong câu chuyện luôn mong muốn gặp lại mẹ của mình nhưng dù tìm kiếm mọi nơi vẫn không tìm được mẹ và đành chấp nhận sự thật đau lòng rằng có thể mẹ đã mất tích trong chiến tranh. Tuy vậy, cậu ấy vẫn giữ hy vọng và nhớ về mẹ của mình. Câu chuyện thể hiện sự khổ đau và cảm xúc của các em nhỏ trong thời kỳ chiến tranh.
Tóm Tắt Và Tôi Vẫn Muốn Mẹ Ngắn Nhất
Bài viết kể về một cậu bé sống trong thời kỳ chiến tranh. Cậu bị xa lánh khỏi gia đình và phải sống trong những hoàn cảnh khắc nghiệt với những đứa trẻ khác. Các đứa trẻ phải chịu đựng nhiều thiếu thốn như không có đủ thức ăn và phải chờ đợi ở những nơi an toàn.
Tình trạng đói khát và cuộc sống bất ổn khiến những đứa trẻ cảm thấy mất mát và nhớ gia đình, đặc biệt là mẹ. Nhân vật chính của câu chuyện là một cậu bé, luôn mong mỏi được gặp lại mẹ. Dù tìm kiếm khắp nơi, cậu không tìm thấy mẹ và phải chấp nhận sự thật đau lòng rằng mẹ có thể đã mất tích trong chiến tranh. Tuy nhiên, cậu vẫn giữ hy vọng và luôn nhớ về mẹ. Câu chuyện phản ánh nỗi đau và cảm xúc của trẻ em trong thời kỳ chiến tranh.
Xem thêm 👉 Viết Bài Văn Phân Tích Một Tác Phẩm Văn Học
Tóm Tắt Và Tôi Vẫn Muốn Mẹ Hay Nhất
Nhân vật tôi, như một đứa trẻ trong chiến tranh, luôn mang trong mình nỗi nhớ nhung về bố mẹ và mong muốn gặp lại họ. Dù đã trải qua rất nhiều khó khăn, đói khát, mất mát và cô độc nhưng tôi vẫn không bao giờ từ bỏ hy vọng tìm được bố mẹ của mình. Trong cuộc sống của tôi, những ký ức về chiến tranh còn vẹn nguyên như những chiếc lá khô trong mùa thu.
Tôi vẫn còn nhớ đến những ngày trẻ thơ đầy hạnh phúc, nơi có bố mẹ, nơi có gia đình. Nhưng bây giờ, chỉ còn lại tôi và những đứa trẻ khác phải chịu đựng sự đau khổ trong chiến tranh. Chúng tôi phải tìm kiếm mọi cách để tồn tại, để sống sót qua những ngày đen tối. Những đêm tôi thức khuya, tôi lại nghĩ về bố mẹ. Tôi ước ao được gặp lại họ, ôm lấy họ và nói rằng tôi rất nhớ và yêu thương họ.
Tuy nhiên, tôi biết rằng cuộc sống của tôi đã đổi thay hoàn toàn kể từ khi bước chân vào thế giới đầy khắc nghiệt của chiến tranh. Mặc dù đã tìm kiếm mọi nơi, nhưng tôi vẫn không tìm thấy bố mẹ của mình. Những nỗ lực của tôi để tìm kiếm bố mẹ đã trở thành một cuộc phiêu lưu dài và cảm giác mệt mỏi đã dần tràn ngập trong tâm hồn tôi.
Mặc dù tôi đã trưởng thành và có cuộc sống mới nhưng tôi vẫn luôn nhớ về bố mẹ của mình. Tôi vẫn mong muốn có thể gặp lại họ, ôm lấy họ và nói rằng tôi rất nhớ và yêu thương họ. Nỗi nhớ về bố mẹ vẫn đeo bám tôi như một chiếc áo quá khứ và tôi vẫn luôn muốn tìm kiếm họ, mãi mãi.
Tóm Tắt Và Tôi Vẫn Muốn Mẹ Đầy Đủ Ý
“Và tôi vẫn muốn mẹ” là một câu chuyện kí về những kỷ niệm về cuộc chiến tranh, được ghi lại thông qua những hồi ức chân thực nhưng không kém phần khắc nghiệt của những đứa trẻ. Từ góc nhìn của nhân vật chính, nó vẽ nên một bức tranh sặc sỡ, mang trong đó sự ngây thơ của tuổi thơ, cũng như tình cảm sâu sắc dành cho gia đình. Tác phẩm kể về cuộc hành trình của nhân vật, một cậu bé mới vượt qua lớp một và đang trải qua giai đoạn rời xa gia đình.
Tuổi thơ của cậu bắt đầu được thấu hiểu qua nhiều khó khăn và mất mát, khi cuộc chiến tranh tàn khốc kéo đến. Cùng với những đứa trẻ khác, cậu được đưa lên tàu và dẫn đi nơi khác. Nhưng dù đi đâu, chiến tranh vẫn là bóng ma luôn đe dọa. Lần đầu tiên đứa trẻ nhìn thấy máy bay, không hay biết rằng nguy hiểm đang gần kề. Chỉ khi mọi thứ xung quanh đứa trẻ bị lụi tàn, chúng mới nhận ra sự kinh khủng và đau thương của nó. Họ phải đối diện một mình, không có cha mẹ bên cạnh.
Đứa trẻ đối mặt với những ngày lính bị thương và sẵn sàng đối diện với mọi thách thức. Trong mắt của đứa trẻ, họ nhìn những người lính như những người cha, bởi cha của chúng đang phục vụ trong quân đội. Với quân Đức đang chiếm đóng và gieo rắn giữa, đứa trẻ được đưa đi nơi không có chiến tranh. Nhưng nơi đó không thể mang lại một cuộc sống đầy đủ cho đứa trẻ. Không có thức ăn, không có chỗ để ngủ, chúng phải gác mắt trên bãi cỏ.
Chúng phải chịu đói, đến mức người giúp việc phải giết thú dã ngoại để có thức ăn. Thiếu thốn không phải là điều tồi tệ nhất, điều tồi tệ nhất là phải rời xa gia đình. Đứa trẻ nhớ bố mẹ đến mức khóc hàng đêm, khiến cho giáo viên cũng không dám nhắc đến mẹ trước mặt chúng. Ngày càng nhớ mẹ, nhân vật chính đã quyết định bỏ trốn để tìm mẹ.
Nhưng dù đi bao nhiêu nơi, qua bao thời gian, mẹ vẫn chưa về. Khi cuộc chiến tranh kết thúc, cha mẹ của nhân vật vẫn chưa trở về. Có thể họ đã mất tích ở đâu đó, có thể họ đã rời bỏ trong cuộc chiến tranh. Nhưng nhân vật chính vẫn chờ đợi, vẫn mong được gặp mẹ của mình.
Hướng dẫn 👉 Viết Văn Bản Nghị Luận Về Một Tác Phẩm Truyện
3+ Mẫu Phân Tích Và Tôi Vẫn Muốn Mẹ Hay Nhất
Hi vọng những mẫu phân tích Và tôi vẫn muốn mẹ sẽ giúp các học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo, ôn luyện, trau dồi vốn từ để biết cách viết bài văn phân tích hay.
Mẫu Phân Tích Và Tôi Vẫn Muốn Mẹ Đặc Sắc Nhất
“Và tôi vẫn muốn mẹ” là đoạn trích được trích trong truyện “Những nhân chứng cuối cùng” sáng tác năm 1985 của đại thi hào Avec-la-na A-lếch-xi-ê-vích. Bà đã khéo léo ghi lại những dòng tâm sự của các nhân chứng cuối cùng trong những năm tháng của cuộc đại chiến thế giới lần thứ hai. Thông qua tác phẩm hiện thực tàn khốc sau chiến tranh hiện ra với đầy vẻ đau thương, khốn khổ, mất mát nhất, để lại những ám ảnh trong lòng người đọc.
Xvét-la-na A-lếch-xi-ê-vích là một nhà báo người Bê-la-rút, sinh năm 1948. Với sở trường là một người viết báo nên bà hiểu hơn cả những tình hình nóng hổi của thế sự, nhất là đại chiến thế giới lần thứ hai. Tái hiện cuộc chiến tranh đẫm máu và nước mắt, bà đã viết nên tác phẩm “Những nhân chứng cuối cùng”, tác phẩm là những chiêm nghiệm sâu sắc của bà về thế sự, cuộc đời của con người. Với tác phẩm này cùng với những đóng góp không mệt mỏi cho lĩnh vực báo chí và văn học bà đã vinh dự được nhận giải thưởng Nobel năm 2015.
Đoạn trích Và tôi vẫn muốn mẹ thuộc phần đầu của cuốn truyện khi tác giả phỏng vấn về các nhân vật cũng chính là nhân chứng sau cuộc chiến tranh khốc liệt, đặc biệt xoáy sâu vào nỗi mất mát từ khi còn nhỏ của những đứa trẻ. Vì chiến tranh đã khiến cho những người ông, người cha của chúng phải dấn thân vào chiến trường, những người đã ra đi mà không bao giờ quay trở lại, những ám ảnh về cuộc chiến sẽ là vết thương còn đau xót mãi với các nhân vật. Thông qua nội dung ấy tác phẩm đã nêu bật một chủ đề mang tính thời đại: tố cáo tội ác của chiến tranh đã cướp đi hạnh phúc của biết bao gia đình, đồng cảm với nỗi đau khổ, mất mát của con người, khát khao về một cuộc sống hoà bình, không có chiến tranh.
Dinacosiac là nhân vật xưng tôi, người kể chuyện và cũng là nhân chứng trong câu chuyện này. Điểm nhìn trần thuật chính là điểm nhìn từ bên trong, nhân vật đứng ra kể lại câu chuyện của bản thân mình, những thứ mình quan sát được từ xung quanh và cả thấu hiểu được tâm lý của những nhân vật khác.
Thỉnh thoảng điểm nhìn của người kể chuyện cũng thay đổi, đôi khi người kể chuyện như đứng ngoài tác phẩm, biết hết mọi diễn biến, tình tiết liên quan đến tác phẩm, không bị giới hạn bởi không gian và thời gian kể chuyện. Với việc sử dụng người kể chuyện ngôi thứ nhất, câu chuyện trở nên chân thật, sống động và tạo được sự đồng cảm, gần gũi với người đọc. Người kể chuyện ngôi thứ nhất đã có những trải nghiệm của chính bản thân mình nên việc kể tự nhiên, linh hoạt hơn.
“Và tôi vẫn muốn mẹ” dẫu chỉ là một đoạn trích nhỏ, ngắn nhưng cũng đã xây dựng thành công nhân vật Dinacosiac. Đây là linh hồn trong đoạn truyện này. Dinacosiac là một đứa trẻ có thể nói là bất hạnh vì không còn ai thân thích trong cuộc chiến này. Mẹ bị lạc do chiến trận, bố thì đi vào chiến trường, Dinacosiac bơ vơ trong trại trẻ mồ côi giống như bao đứa trẻ tội nghiệp khác.
Cậu bé đã có thời gian lưu lạc dài từ nơi này sang nơi khác trên máy bay hoặc những chiếc xe ngựa cũ kỹ. Những mảnh đất cậu đã đi qua đều nhuốm màu tàn tạ của chiến tranh. Cậu nhớ như in những ngày đói khát phải ăn cỏ để sống qua ngày, những đứa trẻ tranh nhau trên nồi súp loãng toàn nước, khóc mếu máo vì nhớ mẹ, sợ hãi, hoảng hốt vì luôn phải chạy trốn kẻ thù… đó là những ngày tháng đen tối mà cậu sẽ không thể nào quên. Nhân vật là một đứa trẻ đại diện cho số phận của những đứa trẻ trong thế chiến thứ hai, bất hạnh, cô đơn, lạc lõng với những hy vọng mờ mịt vào tương lai.
Tác phẩm là một thước phim cận cảnh tái hiện lại những năm tháng mù mịt của thế giới trong chiến tranh, qua đó bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc với số phận con người trong xã hội.
Hướng dẫn 👉 Viết Bài Văn Nghị Luận Phân Tích, Đánh Giá Một Tác Phẩm Văn Học
Phân Tích Và Tôi Vẫn Muốn Mẹ Hay Nhất
Chiến tranh luôn tàn khốc, nó gây ra cho con người biết bao những tổn thương nặng nề. Xvét-la-na A-lếch-xi-ê-vích cũng đã tái hiện cái thực tế tàn bạo đó, cùng với tình cảm mẹ con thiêng liêng qua tác phẩm “Và tôi vẫn muốn mẹ…” được trích trong “Những nhân chứng cuối cùng” sáng tác năm 1985.
Trong con mắt của những đứa trẻ thơ, chúng chưa biết được chiến tranh là như thế nào. Nhưng thông qua những con chữ ta vẫn có thể thấy được những cảnh tượng tang thương, ám ảnh mà chiến tranh mang lại. Nhân vật tôi tự kể câu chuyện của mình, tự nhớ lại những ký ức tuổi thơ mà mình đã trải qua để thấy được cái hiện thực của chiến tranh và những giá trị của tình cảm gia đình.
Nét đẹp đầu tiên của nhân vật tôi lúc bé đó chính là một đứa trẻ hồn nhiên, kiên cường. Nhân vật tôi reo hò khi lần đầu tiên thấy máy bay, chỉ biết ngồi lên xe đi và nghĩ mình đang được đi trại hè. Những đứa trẻ ngây thơ được chuẩn bị cho rất nhiều bánh kẹo, sẵn sàng sẻ chia số bánh kẹo đó cho những người lính bị thương. Chúng không biết rằng mai sau đây chúng sẽ không còn cái gì để ăn.
Khi đói khát ngày một nhiều, cuộc sống của những đứa trẻ càng khổ cực hơn khi phải ăn cả cỏ, vỏ cây. Đọc những câu văn này khiến người đọc phải xót xa, thương cho tình cảnh khốn khó này. Nhưng khó khăn là thế nhưng nhân vật tôi vẫn rất là kiên cường, có gì ăn nấy thích nghi nhanh trước hoàn cảnh. Là một đứa trẻ nhưng có thể làm rất nhiều công việc để giúp đỡ người khác.
Nét tính cách thứ hai cũng là nét tính cách khiến người đọc ấn tượng nhất đối với nhân vật tôi. Nhân vật tôi có tình cảm sâu sắc với ba mẹ của mình, đó có lẽ là thứ tình cảm giúp nhân vật tôi vượt qua sự khốc liệt của chiến tranh. Lúc nào cũng muốn được tìm lại mẹ, không ngại khó khăn khổ cực. Những câu chuyện mà nhân vật tôi kể, không có những khung cảnh gia đình áp, ở đó toàn sự chia ly xa cách.
Nhưng ta vẫn có thể cảm nhận được sự yêu thương của nhân vật tôi dành cho cha mẹ, cũng như của cha mẹ dành cho nhân vật tôi. Thứ tình cảm đó khắc sâu vào tâm trí của tác giả theo nhân vật tận đến sau này. Đó là thứ tình cảm khát khao dai dẳng đi theo suốt những năm tháng trưởng thành của nhân vật tôi. Tựa đề câu chuyện là “Và tôi vẫn muốn mẹ…” cho thấy thứ tình cảm mãnh liệt tình mẫu tử.
Khi nhân vật tôi chỉ là một đứa trẻ, tình yêu lớn nhất là dành cho gia đình của mình. Dù có đói khát thì chúng vẫn không khóc lóc mà chỉ khóc khi nhớ đến mẹ của mình. Tận khi lớn lên thì thứ tình cảm đó vẫn không mất đi. Dù có không còn chiến tranh, cuộc sống đủ đầy thì thứ tình cảm đó vẫn ăn sâu nảy mầm trong tâm trí của nhân vật tôi.
Viết về đề tài chiến tranh, các nhà văn Việt Nam cũng có rất nhiều tác phẩm nói về hiện thực chiến tranh và ca ngợi tình cảm gia đình trong thời kỳ đó. Như “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. Cả hai nhà văn đều dùng những ngòi bút riêng của mình để lên án cái thảm khốc của chiến tranh và ca ngợi cái kiên cường, tình cảm con người trong thời kỳ đó.
Qua tác phẩm “Và tôi vẫn muốn mẹ…” của A-lếch-xi-ê-vích ta thấy được một bức tranh chiến tranh khốc liệt, nhưng ở đó vẫn có những đứa trẻ như nhân tôi hồn nhiên, ngây thơ nhưng mang những tình cảm thiêng liêng. Từ đó ta càng trân trọng cuộc sống hòa bình hiện nay và càng yêu thương gia đình hơn.
Đọc thêm cách 👉 Viết Văn Bản Nghị Luận Phân Tích, Đánh Giá Một Tác Phẩm Thơ
Phân Tích Và Tôi Vẫn Muốn Mẹ Ngắn Gọn
Tác phẩm “Và tôi vẫn muốn mẹ…” của A-lếch-xi-ê-vích khắc họa một bức tranh chiến tranh khốc liệt, nhưng ở đó vẫn có những đứa trẻ như nhân tôi hồn nhiên, ngây thơ nhưng mang những tình cảm thiêng liêng và tình cảm đầy sâu nặng của người mẹ. Từ đó giúp con người biết trân trọng cuộc sống hòa bình và càng yêu thương gia đình hơn.
Văn bản “Và tôi vẫn muốn mẹ…” được lấy trong cuốn Nhân chứng cuối cùng – Solo cho giọng trẻ em của tác giả Xvét-la-na A-lếch-xi-ê-vích. Cuốn truyện được tác giả sử dụng như một hình thức phỏng vấn khi công việc của bà cũng chính là một nhà báo đã có kinh nghiệm trong việc hoạt động đời sống. Phỏng vấn những người có tên tuổi, có địa vị về cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đầy gian khổ và khốc liệt từ khi còn nhỏ đến khi còn sống sót trưởng thành, cho thấy những mất mát khi cuộc chiến tranh xảy ra.
Đoạn trích “Và tôi vẫn muốn mẹ…” thuộc phần đầu của cuốn truyện khi tác giả phỏng vấn các nhân vật, nhân chứng sau cuộc chiến tranh thế giới và thấy được hiện thực khốc liệt, những mất mát từ khi còn nhỏ của những đứa trẻ.
Nhân vật chính của câu chuyện là một cậu bé, luôn mong muốn gặp lại mẹ của mình. Nhưng dù tìm kiếm đến mọi nơi, anh không tìm được mẹ của mình và đành chấp nhận sự thật đau lòng rằng mẹ của anh có thể đã mất tích trong chiến tranh. Tuy nhiên, anh vẫn giữ hy vọng và nhớ mãi về mẹ của mình.
“Và tôi vẫn muốn mẹ…” là một đoạn trích để lại ấn tượng sâu sắc tới bạn đọc nhờ tính chân thực, thực tế và giá trị nhân văn sâu sắc mà tác giả đã khắc họa. Nhờ những hình ảnh như vậy, ta biết được những tàn ác mà cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đã ảnh hưởng đến cuộc sống của con người như thế nào, những mất mát đã phải trải qua của con người trong xã hội chiến tranh xưa. Nhờ có như vậy mà xã hội cần lên án chiến tranh, bạo lực để ảnh hưởng đến cuộc sống sau này. Tác phẩm vẫn còn nguyên giá trị và ý nghĩa nhân văn để con người có thể suy ngẫm và thay đổi cuộc sống, thay đổi suy nghĩ về chiến tranh trên Trái Đất.
Với tài năng nghệ thuật cũng như khả năng về báo chí mà tác giả đã tạo nên một tác phẩm thành công khi dùng ngòi bút khắc họa chân thực cuộc sống của những con người trải qua cuộc chiến tranh đầy khốc liệt. Những câu từ phỏng vấn gần gũi, tinh tế đã góp phần tạo nên thành công của tác phẩm.
Xem thêm cách 👉 Viết Văn Bản Nghị Luận Phân Tích, Đánh Giá Một Truyện Kể