Trưa Hè [Bàng Bá Lân]: Nội Dung Bài Thơ, Ý Nghĩa, Cảm Nhận

Trưa Hè [Bàng Bá Lân] ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Ý Nghĩa, Cảm Nhận ✅ Thohay.vn Chia Sẽ Bài Thơ Viết Về Cảnh Đẹp Mùa Hè.

Nội Dung Bài Thơ Trưa Hè Của Bàng Bá Lân

Bài thơ: Trưa Hè
Tác giả: Bàng Bá Lân

Dưới gốc đa già, trong vũng bóng,
Nằm mát, đàn trâu ngẫm nghĩ nhai.
Ve ve rung cánh, ruồi say nắng;
Gà gáy trong thôn những tiếng dài.

Trời lơ cao vút không buông gió;
Đồng cỏ cào phô cánh lượt hồng,
Êm đềm sóng lụa trôi trên lúa;
Nhạc ngựa đường xa rắc tiếng đồng.

Quán cũ nằm lười trong sóng nắng,
Bà hàng thưa khách ngủ thiu thiu
Nghe mồ hôi chảy đầm như tắm…
Đứng lặng trong mây một cánh diều.

Cành thưa, nắng tưới, chim không đứng;
Quả chín bâng khuâng rụng trước hè.
Vài cô về chợ buông quang thúng
Sửa lại vành khăn dưới bóng tre.

Thời gian dừng bước trên đồng vắng;
Lá ngập ngừng sa nhẹ lướt ao.
Như mơ đường khói lên trời nắng;
Trường học làng kia tiếng trống vào.

Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Thơ 5 Chữ Về Mùa Hè ❤️️ Tuyển Tập 25+ Bài Thơ Hay Nhất

Ý Nghĩa Bài Thơ Trưa Hè

Bài thơ “Trưa hè” của Bàng Bá Lân miêu tả một buổi trưa hè với những hình ảnh rất đẹp và sống động.

Những Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Trưa Hè Hay Nhất

Những Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Trưa Hè Hay Nhất.

Trời lơ cao vút không buông gió;

…. Đứng lặng trong mây một cánh diều.

Đoạn thơ Trưa hè của Bàng Bá Lân mới đặc sắc làm sao , sử dụng rộng rãi các biện pháp tu từ giúp cho đoạn văn thêm nổi bật và sống động . Trong tất cả các hình ảnh tu từ so sánh ẩn dụ và nhân hoá ấy , em ấn tượng sâu sắc và đặc biệt về biện pháp nhân hoá :” Êm đềm sóng lụa trôi trên lúa “.

Nhạc điệu của câu thơ gợi lên được hình ảnh cánh đồng lượn sóng yên ả , ta tưởng tượng được một nơi yên bình biết bao ! Đặc biệt hơn câu có 7 từ thì 6 từ điệp âm với nhau ” êm+đềm, lụa+lúa, trôi+trên . Một phong cách mới lạ đặc biệt hiện đại của thơ ca Việt Nam . Bàng Bá Lân quả thực có con mắt tinh tế lựa chọn từ ngữ chuẩn mục tạo nên điểm nhấn cho đoạn văn .

Bà hàng thưa khách ngủ thiu thiu/ Nghe mồ hôi chảy đầm như tắm…

Trong hai câu thơ, tác giả đã sử dụng thành công hình ảnh so sánh “nghe mồ hôi chảy đầm như tắm”. SO sánh giúp câu thơ hay hơn, sinh động hơn, gợi hình, gợi cảm hơn.

Đồng thời, qua đó người đọc có những hình dung về cái nóng nực của buổi trưa hè, đồng thời cho thấy nhọc nhằn của con người. Mượn những hình ảnh thơn này, tác giả thể hiện tình yêu thương dành cho người bà đang nhọc nhằn mở hàng chờ khách trong trưa hè nóng.

So với các mùa khác trong năm khi đi vào thi ca Việt, mùa hè có vẻ thiệt thòi hơn bởi dường như kém phần gợi cảm. Không có cái mát mẻ và những thảm lá rụng vàng của mùa thu, không có cái sinh sôi ấm áp nảy lộc đâm chồi của mùa xuân, không có cái buốt giá tê tái đến hắt hiu của mùa đông, mùa hè nổi lên cái nóng nhiều lúc như thiêu đốt, nắng nóng đến sạm tóc sạm da, cơm thấy khó ăn, rượu không muốn uống.

Thế nhưng đối với người nghệ sĩ thì không bao giờ có một vùng cấm hay ranh giới nào của thi ca khi lòng mình đã ngân lên. Vì thế, mùa hè, dù có thể ít hơn các mùa khác nhưng vẫn đi vào nhiều tác phẩm với những ấn tượng khó phai, làm nên một nỗi nồng nàn riêng biệt.

Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Thơ Về Hoa Phượng Mùa Hè Tuổi Học Trò ❤️️50+ Bài Ngắn Hay

Viết một bình luận