Truyện Tấm Cám [Bản Gốc]: Nội Dung + Tóm Tắt + Kể Lại Câu Chuyện

Truyện Tấm Cám [Bản Gốc] ❤️️ Nội Dung, Tóm Tắt, Kể Lại Câu Chuyện ✅Tổng Hợp Các Thông Tin Về Ý Nghĩa, Bố Cục, Đọc Hiểu Câu Chuyện.

Nội Dung Truyện Tấm Cám

Truyện Tấm Cám là một câu chuyện cổ tích nổi tiếng của Việt Nam. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Thohay.vn tìm hiểu chi tiết về nội dung câu chuyện này nhé!

Ngày xửa ngày xưa, có hai chị em cùng cha khác mẹ, chị tên là Tấm, em tên là Cám. Mẹ Tấm mất sớm, sau đó mấy năm cha Tấm cũng qua đời, Tấm ở với dì ghẻ là mẹ Cám. Bà mẹ kế này rất cay nghiệt, bắt Tấm phải làm hết mọi việc nặng nhọc từ việc nhà đến việc chăn trâu cắt cỏ. Trong khi đó Cám được nuông chiều không phải làm gì cả.

Một hôm bà ta cho hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng xúc tép, còn hứa “Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ”. Ra đồng, Tấm chăm chỉ bắt được đầy giỏ, còn Cám thì mải chơi nên chẳng bắt được gì. Thấy Tấm bắt được một giỏ đầy, Cám bảo chị :

-Chị Tấm ơi, chị Tấm! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về mẹ mắng.

Tin là thật, Tấm bèn xuống ao lội ra chỗ sâu tắm rửa. Cám thừa dịp trút hết tép của Tấm vào giỏ của mình rồi ba chân bốn cẳng về trước. Lúc Tấm bước lên chỉ còn giỏ không, bèn ngồi xuống bưng mặt khóc hu hu.

Nghe tiếng khóc của Tấm, Bụt liền hiện lên hỏi

– Vì sao con khóc?

Tấm kể lại hết sự tình cho Bụt nghe, Bụt bảo:

– Thôi con hãy nín đi! Con thử nhìn vào trong giỏ xem còn gì nữa không?

Tấm nhìn vào giỏ rồi nói:

– Dạ chỉ còn một con cá bống.

Bụt dặn dò Tấm:

– Con đem con cá bống ấy về thả xuống giếng mà nuôi. Mỗi bữa, con mang cho bống một ít cơm. Mỗi lần cho ăn con nhớ gọi thế này:

“Bống bống bang bang
Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta
Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người.”

Không gọi đúng như thế thì nó không lên, con nhớ lấy!

Nói xong Bụt biến mất. Tấm về nhà làm theo lời dặn của Bụt, thả bống xuống giếng. Rồi từ hôm ấy trở đi, cứ mỗi bữa ăn, Tấm đều để dành cơm, giấu đem ra cho bống. Mỗi lần nghe Tấm gọi, bống lại ngoi lên mặt nước đớp từng hạt cơm mà Tấm ném xuống. Người và cá ngày một quen nhau, bống ngày càng lớn lên trông thấy.

Thấy Tấm thường mang cơm ra giếng, mụ dì ghẻ sinh nghi, bèn sai Cám đi rình. Cám nấp ở bụi cây gần bờ giếng nghe Tấm gọi bống, bèn nhẩm thuộc rồi về kể lại cho mẹ nghe. Tối hôm ấy mụ dì ghẻ lấy giọng ngọt ngào bảo với Tấm:

– Con ơi con! Làng đã bắt đầu cấm đồng rồi đấy. Mai con đi chăn trâu, phải chăn đồng xa, chớ chăn đồng nhà, làng bắt mất trâu.

Tấm vâng lời, sáng hôm sau đưa trâu đi ăn thật xa. Ở nhà, mẹ con Cám mang bát cơm ra giếng, cũng gọi y như Tấm gọi. Bống vừa ngoi lên mặt nước, mẹ Cám đã chực sẵn, bắt lấy bống đem về nhà làm thịt ăn.

Đến chiều Tấm dắt trâu về, sau khi ăn xong Tấm lại mang cơm ra giếng, Tấm gọi nhưng chả thấy bống ngoi lên như mọi khi. Tấm gọi mãi, gọi mãi, cuối cùng chỉ thấy một cục máu nổi lên mặt nước. Biết là có chuyện chẳng lành, Tấm òa lên khóc. Bụt lại hiện lên hỏi:

– Tại sao con lại khóc?

Tấm kể sự tình cho Bụt nghe, Bụt bảo:

– Con bống của con, người ta đã ăn thịt mất rồi. Thôi con hãy nín đi! Rồi về nhặt xương nó, kiếm 4 cái lọ bỏ vào, đem chôn xuống dưới 4 chân giường con nằm.

Tấm trở về theo lời Bụt đi tìm xương bống, nhưng tìm mãi các xó vườn góc sân mà không thấy đâu cả. Một con gà thấy thế, kêu lên:

– Cục ta cục tác! Cho ta nắm thóc, ta bới xương cho!

Tấm bốc nắm thóc ném cho gà. Gà chạy vào bếp bới một lúc thì thấy xương ngay. Tấm bèn nhặt lấy bỏ vào 4 cái lọ và đem chôn dưới chân giường như lời bụt dặn.

Ít lâu sau nhà vua mở hội trong mấy đêm ngày. Trên các nẻo đường, già trẻ gái trai trong làng đều nô nức dập dìu tuôn về kinh như nước chảy. Hai mẹ con Cám cũng sắm sửa quần áo đẹp để đi trẩy hội. Thấy Tấm cũng muốn đi, mụ dì ghẻ nguýt dài, sau đó mụ lấy một đấu gạo trộn lẫn với một đấu thóc, bảo Tấm:

– Khi nào nhặt riêng gạo và thóc ra hai đấu thì mới được đi xem hội.

Nói đoạn, hai mẹ con Cám xúng xính vận quần áo đẹp lên đường đi trảy hội. Tấm tủi thân òa lên khóc. Bụt lại hiện lên hỏi:

– Tại sao con khóc?

Tấm chỉ vào cái thúng, thưa rằng:

– Thưa dì con bắt phải nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo, rồi mới được đi xem hội. Nhưng lúc nhặt xong thì hội đã tan mất rồi, chẳng còn gì để mà xem nữa ạ.

Bụt bảo: “Thôi con đừng khóc nữa. Con mang cái thúng đặt ra giữa sân, để ta sai chim sẻ xuống nhặt giúp cho.”

– Dạ… nhưng ngộ nhỡ chim sẻ ăn hết, thì khi về con sẽ bị đòn mất.

– Con cứ bảo chúng nó thế này:

“Rặt rặt (con chim sẻ) xuống nhặt cho tao
Ăn mất hạt nào thì tao đánh cho
Thì chúng nó sẽ không ăn của con đâu.”

Bụt vừa dứt lời, ở trên không có một đàn chim sẻ đáp xuống sân nhặt thóc ra một bên, gạo ra một bên. Chúng lăng xăng ríu rít, chỉ trong chốc lát đã nhặt xong, không vơi một hạt nào. Nhưng khi gạo đã nhặt xong, bầy chim sẻ bay đi rồi, Tấm lại nức nở khóc. Bụt lại hiện lên bảo:

– Nguyên do vì sao con lại khóc?

– Dạ nhìn con rách rưới quá, sợ rằng người ta không cho con vào xem hội.

– Con hãy đào những cái lọ xương bống đã chôn ngày trước lên thì sẽ có đủ những thứ con cần để con đi trẩy hội.

Tấm vâng lời, đi đào các lọ lên. Tấm đào lọ thứ nhất thấy toàn quần áo đẹp, lọ thứ hai lấy ra được một đôi hài thêu hoa, lọ thứ ba thì thấy có một con ngựa bé tí, nhưng vừa đặt con ngựa xuống đất bỗng chốc nó đã hí vang lên và biến thành ngựa thật. Đào đến lọ cuối cùng thì Tấm lấy ra được một bộ yên cương xinh xắn.

Tấm mừng quá vội tắm rửa rồi mặc quần áo mới vào. Trong phút chốc Tấm trở nên xinh đẹp, cưỡi lên lưng ngựa phóng như bay đến kinh thành. Nhưng khi ngựa phi qua một cây cầu đá để vào thành, chiếc hài của Tấm bỗng tuột khỏi chân rơi xuống nước, không kịp nhặt. Khi ngựa dừng lại ở trong hội, Tấm lấy khăn gói chiếc giầy còn lại rồi chen vào biển người.

Khi đoàn xa giá chở vua đi đến chân cầu. Hai con voi ngự dẫn đầu đoàn bỗng nhiên cắm ngà xuống đất kêu rống lên, không chịu đi qua cầu. Vua thấy vậy, bèn sai quân lính tìm kiếm xung quanh xem có gì lạ không, quân lính lập tức bủa vây tìm kiếm, phát hiện trên mặt nước có một chiếc hài thiêu hoa, họ liền vớt lên trình cho Vua xem. Vua ngắm nghía chiếc hài hồi lâu không chán và tấm tắc khen: “Chiếc hài này quả thật tinh xảo, lần đầu tiên Trẫm mới nhìn thấy một chiếc hài đẹp sắc xảo đến vậy! Người đi chiếc hài này chắc hẳn phải là trang tuyệt sắc”.

Vua liền truyền lệnh: mời tất cả những người con gái đi xem hội ướm thử hài, hễ ai đi vừa chiếc hài thì sẽ được vua lấy làm vợ.

Đám hội bỗng trở nên náo nhiệt, các bà, các cô chen nhau đến chỗ thử giầy. Nhưng chẳng có ai đi vừa cả. Mẹ con nhà Cám cũng vào ướm thử hài cầu may, nhưng không tài nào vừa được.

Khi mẹ con Cám vừa bước ra thì gặp Tấm, Cám ghé tai nói nhỏ với mẹ:

– Mẹ ơi, ai như chị Tấm cũng đi thử hài đấy!

Mụ dì ghẻ bĩu môi:

– Con nỡm, chuông khánh còn chẳng ăn ai nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre!

Đến lượt Tấm, khi nàng vừa đặt chân vào chiếc hài thì vừa như in. Nàng mở khăn lấy chiếc hài còn lại đi vào, 2 chiếc giống nhau như đúc. Bọn lính hầu vỗ tay hò reo vui mừng. Lập tức vua sai đoàn tuỳ tùng rước nàng vào cung. Tấm bước lên kiệu trước con mắt ngạc nhiên, ganh tỵ và hằn học của mẹ con Cám.

Tấm tuy sống sung sướng trong hoàng cung, nhưng vẫn không quên ngày giỗ cha. Nàng xin phép vua cho về thăm nhà và sửa soạn cỗ cúng cha giúp dì. Mẹ con Cám thấy Tấm trở về ngoài mặt thì ra vẻ mừng rỡ nhưng trong bụng lại ghen ghét đố kị, tìm cách hại nàng. Nghĩ ra được kế hay, mụ dì ghẻ bảo Tấm:

– Cha con rất thích ăn cau têm trầu. Để tỏ lòng hiếu thảo với cha, con hãy trèo lên cây cau sau nhà hái một buồng cau to nhất để cúng cha.

Tấm vâng lời trèo lên cây cau, trèo lên tới sát buồng cau, thì ở dưới đất, mẹ con Cám cầm dao đốn gốc. Thấy cây rung chuyển, Tấm hỏi:

– Dì làm gì dưới gốc thế?

– Gốc cau lắm kiến, dì đuổi kiến để nó khỏi lên đốt con.

Tấm chưa kịp xé buồng cau, thì cây cau đã đổ. Tấm ngã lộn cổ xuống ao chết. Mụ dì ghẻ vội lấy quần áo của Tấm mặc cho Cám và đưa Cám vào cung thay Tấm chăm sóc nhà vua. Vua nghe vậy trong bụng không vui, nhưng không nói lời nào.

Tấm chết hóa thành chim Vàng Anh bay về cung, thấy Cám đang giặt quần áo cho vua. Vàng Anh hót:

– Phơi áo chồng tao, phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao.

Rồi chim Vàng Anh bay thẳng vào cung hót ríu rít rất vui tai. Vua đi đâu chim bay theo đó. Từ ngày Tấm mất, nhà Vua buồn lắm, lúc nào cũng nhớ đến Tấm. Thấy chim vàng anh quyến luyến theo mình không rời, vua thấy lạ bèn bảo:

– Vàng ảnh vàng anh, có phải vợ anh, chui vào tay áo.

Chim vàng anh lập tức bay lại đậu vào tay vua, rồi rúc vào tay áo. Vua yêu quý vàng anh đến quên ăn quên ngủ… Vua sai làm một cái lồng bằng vàng cho chim ở. Từ đó, ngày đêm vua chỉ mải mê với chim, không đoái hoài gì đến Cám.

Cám ghen tị với chim Vàng Anh vội về mách mẹ. Mẹ Cám xui Cám cứ bắt chim làm thịt ăn rồi kiếm điều nói dối vua. Trở về cung vua, Cám làm theo lời mẹ, nhân lúc Vua đi vắng, Cám bắt chim làm thịt nấu ăn rồi vứt lông chim ở ngoài vườn.

Thấy mất Vàng anh, vua hỏi, Cám đáp:

– Trong lúc bệ hạ đi vắng, Vàng Anh đã bị mèo vồ bắt mất rồi.

Vua nghe xong, không nói gì cả. Lặng người đi vì buồn.

Nơi vứt lông chim vàng anh bỗng mọc lên hai cây xoan đào, cành lá tươi tốt. Khi vua đi dạo vườn ngự, cành lá của chúng sà xuống che kín thành bóng, như hai cái lọng. Vua thấy cây rợp bóng mát, liền sai lính hầu mắc võng vào hai cây rồi nằm chơi hóng mát. Khi vua đi khỏi thì cành cây lại vươn thẳng trở lại. Kể từ đó, không ngày nào Vua không ra nằm hóng mát dưới hai cây xoan đào.

Cám biết chuyện, lại ghen tị với 2 cây xoan đào chạy về nhà mách mẹ. Mẹ nó bảo, cứ sai thợ chặt cây làm khung cửi rồi lại kiếm điều dối vua. Về đến cung, nhân một hôm gió bão, Cám sai thợ chặt cây xoan đào lấy gỗ đóng khung cửi. Thấy cây bị chặt, vua hỏi thì Cám đáp:

– Cây bị đổ vì bão, thiếp sai thợ chặt làm khung cửi để dệt áo cho bệ hạ.

Nhưng khi khung cửi đóng xong. Cám ngồi vào dệt lúc nào cũng nghe thấy tiếng khung cửi rủa mình:

“Cót ca cót két
Tranh lấy chồng chị.
Chị khoét mắt ra”

Thấy vậy Cám sợ hãi, vội về nhà mách mẹ. Mẹ nó bảo đốt quách khung cửi, rồi đem tro đi đổ cho rõ xa để được yên tâm. Về đến cung, Cám làm như lời mẹ nói. Nó đem tro đã đốt đi đổ ở lề đường cách xa hoàng cung.

Đống tro bên đường lại mọc lên một cây thị cao lớn, cành lá xum xuê. Đến mùa có quả, cây thị chỉ đậu được có một quả, nhưng mùi thơm ngát tỏa ra khắp nơi. Bà lão hàng nước gần đó có một hôm đi qua dưới gốc cây, ngửi thấy mùi thơm, ngẩng đầu nhìn lên thấy quả thị trên cành cao, bà bèn giơ bị ra mà rằng:

– Thị ơi, thị à, thị rơi bị bà, bà để bà ngửi chứ bà không ăn.

Bà lão vừa nói dứt lời, quả thị rụng ngay vào bị bà. Bà lão nâng niu quả thị đem về nhà cất trong buồng, thỉnh thoảng lại vào ngắm nhìn và ngửi mùi thơm.

Ngày nào bà lão cũng đi chợ sớm. Từ trong quả thị bỗng có một cô gái thân hình bé nhỏ như ngón tay bước ra, nhưng chỉ trong chớp mắt nàng đã biến thành Tấm. Tấm vừa bước ra đã cầm lấy chổi quét dọn nhà cửa sạch sẽ, rồi đi vo gạo thổi cơm, hái rau ở vườn nấu canh giúp bà lão hàng nước. Khi nghe thấy tiếng bà lão đi chợ về, Tấm lại thu mình bé nhỏ lại, rồi chui vào quả thị.

Lần nào đi chợ về, bà lão cũng thấy nhà cửa ngăn nắp, cơm ngon, canh ngọt sẵn sàng, thì lấy làm lạ lắm.

Một hôm bà lão giả vờ đi chợ, nhưng đến nửa đường lại lén quay về, rình ở bụi cây sau nhà. Trong lúc đó, Tấm từ quả thị bước ra rồi cũng làm việc như mọi ngày. Bà lão rón rén, bước lại nhìn vào khe cửa. Khi thấy cô gái xinh đẹp từ trong quả thị bước ra đang dọn dẹp nhà cửa thì bà mừng quá, bất thình lình xô cửa vào ôm choàng lấy Tấm và xé vụn vỏ thị.

Từ đó Tấm ở với bà hàng nước, hai người thương yêu nhau như hai mẹ con. Hàng ngày Tấm giúp bà lão các việc thổi cơm, nấu nước, gói bánh, têm trầu để cho bà bán hàng.

Một hôm vua xuất hành ra khỏi hoàng cung, Thấy có quán nước bên đường sạch sẽ, bèn ghé vào. Bà lão mang trầu, nước dâng lên vua. Thấy trầu têm cánh phượng, vua sực nhớ tới trầu vợ mình têm ngày trước cũng y như vậy, liền hỏi:

– Trầu này ai têm?

– Trầu này con gái lão têm – bà lão đáp.

– Con gái của bà đâu, gọi ra đây cho ta xem mặt.

Bà lão gọi Tấm ra. Tấm vừa xuất hiện, vua nhận ra ngay vợ mình ngày trước, có phần trẻ đẹp hơn xưa. Vua mừng quá, bảo bà lão hàng nước kể lại sự tình, rồi ra lệnh truyền cho quân hầu lập tức đưa kiệu rước Tấm về cung. Nhớ ơn bà lão hàng nước, vua cho đón cả bà vào cung để phụng dưỡng.

Mẹ con Cám thấy Tấm trở về được vua yêu thương như xưa, thì nó không khỏi sợ hãi. Hôm nọ, Cám bèn lân la gặp Tấm hỏi thăm dò:

– Chị Tấm ơi, chị Tấm! Chị làm thế nào mà đẹp thế?

Tấm không đáp, chỉ hỏi lại:

– Có muốn đẹp không để chị giúp!

Cám bằng lòng ngay. Tấm sai quân hầu đào một cái hố sâu và đun một nồi nước sôi. Tấm bảo Cám xuống hố rồi sai quân hầu dội nước sôi vào hố. Cám chết. Mụ dì ghẻ thấy vậy cũng lăn đùng ra chết.

Đọc thêm truyện 🍀Cây Bút Thần Lớp 3 🍀 Nội Dung Truyện Cổ Tích, Tóm Tắt, Ý Nghĩa

Truyện Tấm Cám Của Tác Giả Nào, Xuất Xứ Từ Đâu

Truyện Tấm Cám của tác giả nào, xuất phát từ đâu? Cùng Thohay.vn tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Tấm Cám là một truyện cổ tích đặc sắc trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Câu chuyện này được truyền miệng từ bao đời nay, là kết quả của quá trình sáng tác tập thể, gắn bó mật thiết với các sinh hoạt tinh thần trong đời sống cộng đồng.

Truyện cổ tích có nguồn gốc xa xưa được phát triển trong xã hội có giai cấp cùng với sự xuất hiện chế độ tư hữu tư sản, chế độ gia đình phụ quyền thời cổ.

Tác phẩm Tấm Cám đưa vào SGK được chọn từ Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 4, của Nguyễn Đổng Chi, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1975.

Truyện Tấm Cám Có Những Nhân Vật Nào

Truyện Tấm Cám có những nhân vật nào? Xem ngay gợi ý dưới đây để biết chi tiết nhé!

  • Cô Tấm: Nhân vật chính
  • Cô Cám: Chị em cùng cha khác mẹ với Tấm
  • Dì ghẻ: mẹ của Cám, mẹ kế của Tấm
  • Ông Bụt: Người giúp đỡ Tấm
  • Nhà vua: Người đem lòng yêu Tấm
  • Bà lão: bà lão hàng nước, mẹ nuôi của Tấm.

Đón đọc🌿 Sự Tích Hồ Ba Bể 🌿 Nội Dung Kể Chuyện, Ý Nghĩa, Tóm Tắt

Giới Thiệu Tác Phẩm Tấm Cám

Xem thêm một số thông tin giới thiệu về tác phẩm Tấm Cám trong chương trình học

  • Theo hệ thống thể loại văn học dân gian thì Tấm Cám thuộc loại truyện cổ tích thần kì. 
  • Câu chuyện Tấm Cám bản đầy đủ được đưa vào chương trình Ngữ Văn lớp 10 tập 1 trang 65 – 72
  • Nội dung chính: Tấm Cảm là một tác phẩm tự sự. Đây là câu chuyện về cuộc đời Tấm – cô gái mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống với mẹ con người dì ghẻ độc ác, trải qua nhiều nỗi khổ, Tấm đã tìm thấy hạnh phúc và đấu tranh quyết liệt đến cùng để giành lại cuộc sống, giữ gìn được hạnh phúc.

Bố Cục Câu Chuyện Tấm Cám

Bố cục câu chuyện Tấm Cám có thể được chia thành 3 phần như sau:

  • Phần 1 (từ đầu đến “Tấm bước lên kiệu trước con mắt ngạc nhiên và hằn học của mẹ con Cám”): Thân phận và con đường đến với hạnh phúc của Tấm
  • Phần 2 (tiếp đó đến “truyền cho quân hầu đưa kiệu rước Tấm về cung”): Con đường đấu tranh và giữ hạnh phúc của Tấm
  • Phần 3 (còn lại): Hành động trả thù của Tấm

Đừng nên bỏ qua truyện ❤️️Sọ Dừa ❤️️ Nội Dung, Ý Nghĩa, 5 Mẫu Kể Lại Chuyện

Ý Nghĩa Câu Chuyện Tấm Cám

Sự biến hóa của Tấm thể hiện sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của kẻ ác. Đây là sức mạnh của cái thiện chiến thắng cái ác qua cuộc đấu tranh không khoan nhượng đến cùng. Chiến thắng ấy thể hiện niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của cái thiện với cái ác, tinh thần lạc quan và ước mơ về một xã hội công bằng.

Đọc Hiểu Truyện Tấm Cám

Gợi ý cách đọc hiểu truyện Tấm Cám cho các em học sinh cùng tham khảo.

1. Thân phận và con đường đi đến hạnh phúc của Tấm

    a) Thân phận của Tấm

– Số phận của Tấm:

  • Mẹ chết khi còn nhỏ tuổi
  • Cha chết, Tấm ở với dì ghẻ – là mẹ đẻ của Cám
  • Tấm vất vả làm việc suốt ngày đêm

=> Hoàn cảnh đáng thương, côi cút, cô đơn. Đồng thời, cô cũng là cô gái hiền dịu và khát khao được vui chơi, hạnh phúc.

– Bản chất của mẫu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám

  • Mâu thuẫn gia đình: mâu thuẫn giữa Tấm và Cám, mâu thuẫn giữa Tấm và dì ghẻ

=> Trong hai mâu thuẫn trên, mâu thuẫn giữa Tấm và Cám là mâu thuẫn xuyên suốt toàn truyện, liên tục và ngày càng quyết liệt. Còn mâu thuẫn giữa Tấm và dì ghẻ đóng vai trò phụ trợ, bổ sung.

  • Mâu thuẫn xã hội: Tấm là hiện thân của cái thiện, hiền lành, lương thiện. Còn mẹ con Cám là hiện thân của cái ác, cái xấu. Do đó, mâu thuẫn giữa Tấm với mẹ con Cám xét đến cùng là mâu thuẫn giữa cái thiện với cái ác.

b) Con đường đến với hạnh phúc của Tấm

  • Đi bắt tép: Tấm chăm chỉ xúc đầy giỏ, Cám lừa Tấm trút hết giỏ cá và nhận phần thưởng. Tấm khóc, Bụt hiện lên và cho Tấm cá bống.
  • Mẹ con Cám gạt Tấm đi chăn trâu ở đồng xa, giết cá bống để ăn thịt. Tấm khóc. Bụt hiện lên bảo Tấm cho xương cá đựng vào bốn chiếc lọ chôn ở bốn chân giường.
  • Đi trẩy hội, Dì ghẻ trộn thóc lẫn gạo, bắt Tấm nhặt không cho đi trẩy hội. Tấm khóc. Bụt hiện lên, sai một đàn chhim sẻ xuống nhặt giúp
  • Tấm không có quần áo đẹp mặc đi hội. Tấm tủi thân khóc. Bụt hiện lên cho Tấm quần áo, khăn, giày, xe ngựa. Tấm đến gặp vua, đánh rơi chiếc hài và may mắn trở thành hoàng hậu.

=> Mâu thuẫn chủ yếu xoay quanh hơn thua về vật chất và tinh thần. Tấm bị mẹ con Cám cướp đoạt trắng trợn công sức lao động, phần thưởng, niềm vui tinh thần. Tấm luôn thụ động, không tự giải quyết được mâu thuẫn mà phải nhờ vào Bụt.

⇒ Tấm nhờ chăm chỉ, lương thiện mà được Bụt giúp đỡ, từ cô gái mồ côi nghèo trở thành hoàng hậu. Con đường tìm đến hạnh phúc của Tấm dù có nhiều khó khăn, trắc trở nhưng cuối cùng, Tấm đã tìm được hạnh phúc cho bản thân mình. Đó cũng là con đường đến với hạnh phúc của các nhân vật lương thiện trong truyện cổ tích Việt Nam nói chung, truyện cổ tích thế giới nói riêng.

2. Con đường đấu tranh giành lấy hạnh phúc của Tấm

  • Ngày giỗ bố, Tấm về nhà trèo lên cây cau, gì ghẻ chặt gốc cây, Tấm chết hóa thành chim vàng anh. Cám được đưa vào cung thay Tấm.
  • Chim vàng anh bay vào cung, báo hiệu sự có mặt của mình bằng lời cảnh cáo đanh thép: “Giặt áo chồng tao/ thì giặt cho sạch/ phơi áo chồng tao/ phơi lao phơi sào/ chớ phơi bờ rào/ rách áo chồng tao”, hai mẹ con Cám bắt chim vàng anh, ăn thịt.
  • Tấm tiếp tục hóa thân vào cây xoan đào và tuyên chiến trực tiếp với hai mẹ con Cám: “Kẽo cà kẽo kẹt/ lấy tranh chồng chị/ chị khoét mắt ra”. Hai mẹ con Cám đốt khung cửi.
  • Từ đống tro tàn, Tấm tiếp tục hóa thân vào quả thị, Tấm trở lại với cuộc đời.
  • Tấm hóa thành quả thị, ngày ngày chui ra quét dọn, nấu cơm cho bà hàng nước, sau đó gặp lại nhà vua và trở về làm hoàng hậu. Mẹ con Cám ngỡ ngàng và chết một cách thảm khốc.

=>Mâu thuẫn xung đột ngày càng quyết liệt, dữ dội. Tấm luôn trong thế chủ động, đấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt. Tấm không còn khóc, không còn Bụt giúp đỡ, những lần hóa thân của Tấm cho thấy sự chiến đấu không khoan nhượng, sức sống mãnh liệt không thể tiêu diệt của cái thiện.

=>Tấm từ một cô gái nhu mì, thụ động ngày càng trở nên chủ động đấu tranh để giữ hạnh phúc của mình. Sự chiến thắng của Tấm là sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác.

3. Hành động trả thù của Tấm

  • Tấm trở về cung, trở lại làm hoàng hậu, ngày càng trở nên xinh đẹp
  • Cám muốn xinh đẹp như chị, Tấm chỉ cách cho Cám, bảo Cám xuống hố sâu rồi dội nước sôi vào hố. Mụ gì ghẻ thấy vậy cũng lăn đùng ra chết.

=> Hành động trả thù của Tấm là đích đáng, phù hợp với quá trình đấu tranh của Tấm, vì mẹ con Cám đã nhiều lần hại Tấm hòng tiêu diệt Tấm đến cùng, không cho Tấm con đường sống. Tấm phải trả thù thì mới có thể tồn tại.

Mặt khác, hành động trả thù của Tấm phù hợp với quan niệm của nhân dân về sự chiến thắng cuối cùng của cái thiện với cái ác bởi mâu thuẫn của Tấm và mẹ con Cám không còn là mâu thuẫn gia đình mà là mâu thuẫn xã hội, là mâu thuẫn giữa thiện và ác, giữa người bóc lột và người bị bóc lột. Tấm trả thù là để đòi lại quyền sống, quyền làm người.

Đọc hiểu tác phẩm ❤️️Vua Chích Chòe ❤️️ Nội Dung, Ý Nghĩa, Mẫu Kể Chuyện

Soạn Bài, Trả Lời Câu Hỏi Tấm Cám

Hướng dẫn cách soạn bài, trả lời câu hỏi truyện Tấm Cám.

👉Câu 1 (trang 72 skg ngữ văn 10 tập 1)

Xung đột truyện: quan hệ dì ghẻ – con chồng, giữa những người chị em cùng cha khác mẹ.

Từ đoạn truyện về chiếc yếm đỏ đến đoạn truyện Tấm đi xem hội: mâu thuẫn vật chất và tinh thần trong cuộc sống.

– Những mâu thuẫn trong gia đình:

  • Tấm bị mẹ con Cám bắt làm việc vất vả
  • Tấm bị lừa trút hết giỏ tép.
  • Mẹ con Cám ăn thịt cá bống
  • Mẹ con Cám đi hội, bắt Tấm ở nhà nhặt thóc trộn với gạo.

– Những mâu thuẫn xã hội (đẳng cấp):

  • Cái chết và sự hóa thân của Tấm (chim vàng anh, hai cây xoan đào,khung cửi, cây, quả thị)

– Diễn biến truyện cho ta hình dung sự phát triển của hai tuyến nhân vật:

  • Tuyến nhân vật phản diện- mẹ con Cám: càng ngày càng tàn nhẫn, độc ác.
  • Tuyến nhân vật Tấm: hành động và phản ứng yếu ớt, trở nên quyết liệt và chủ động hơn.

👉Câu 2 (trang 72 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Tấm trải qua 4 lần hồi sinh: tấm bị giết hóa thành chim vàng anh → cây xoan đào → khung cửi → cây thị (quả thị)

  • Các hình thức biến hóa này cho thấy vẻ đẹp, phẩm chất của nhân vật (trong sáng, bình dị) đó cũng là sự phát triển trong ý thức đấu tranh của nhân vật.
  • Sự hóa thân của nhân vật là yếu tố kì ảo thể hiện sự vươn lên đấu tranh của Tấm để giành lấy hạnh phúc, giữ lấy hạnh phúc, quá trình đấu tranh quyết liệt của cái thiện trước cái ác.
  • Sự biến hóa, hồi sinh có thể bị ảnh hưởng từ thuyết luân hồi của đạo Phật, qua đó thể hiện ước muốn, khát vọng hạnh phúc của người dân lao động. Cô Tấm ở đây chết đi sống lại để giành và giữ hạnh phúc

👉Câu 3 (Trang 72 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Hành động trả thù của Tấm đối với mẹ con Cám: là hành động gây nhiều ý kiến trái chiều – Tấm đúng, Tấm sai.

  • Tấm là nhân vật cổ tích, mang đặc trưng của kiểu nhân vật chức năng, không có tính cách riêng, thể hiện tinh thần, thái độ, cách đánh giá của nhân vật đều chịu sự chi phối
  • Truyện Tấm Cám tập trung phản ánh đạo lý của nhân dân ta: ở hiện gặp lành, ác giả ác báo. Mẹ con Cám liên tiếp gây ra cái chết cho Tấm nên chúng phải chết là hợp với logic truyện

👉Câu 4 (trang 72 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Bản chất mâu thuẫn và xung đột trong truyện:

  • Mâu thuẫn mẹ con Cám với Tấm là mâu thuẫn dì ghẻ con chồng- vấn đề thuộc về phạm trù đạo đức, nguyên nhân từ việc kế thừa khối lượng vật chất trong gia đình.
  • Mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác, cái thật và cái giả. Tấm đại diện cho cái thiện, sự ngay thẳng, mẹ con Cám hiện thân của cái ác, giả dối, lười biếng
  • Mâu thuẫn giai cấp: mâu thuẫn giữa người bị áp bức với kẻ áp bức.

=> Cuộc đấu tranh quyết liệt của Tấm chính là cuộc đấu tranh vì chính nghĩa, vì công bằng.

Những Hình Ảnh Về Truyện Tấm Cám

Dưới đây là những hình ảnh về truyện Tấm Cám mà chúng tôi sưu tầm được.

Hình Ảnh Tấm Và Nhà Vua
Hình Ảnh Tấm Và Nhà Vua
Những Hình Ảnh Về Truyện Tấm Cám
Những Hình Ảnh Về Truyện Tấm Cám
Những Hình Ảnh Đẹp Nhất Truyện Tấm Cám
Những Hình Ảnh Đẹp Nhất Truyện Tấm Cám
Hình Ảnh Bụt Giúp Tấm
Hình Ảnh Bụt Giúp Tấm
Hình Ảnh Về Truyện Tấm Cám
Hình Ảnh Về Truyện Tấm Cám

Tìm hiểu ❤️️Truyện Thạch Sanh Lý Thông ❤️️ Nội Dung Câu Chuyện, Ý Nghĩa

Giáo Án Truyện Tấm Cám

Chia sẻ cho các giáo viên mẫu giáo án Truyện Tấm Cám chi tiết.

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

  • Những mâu thuẫn, xung đột giữa dì ghẻ và con chồng trong gia đình phụ quyền thời cổ, giữa thiện và ác trong xã hội. Sức sống mãnh liệt của con người và niềm tin của nhân dân.
  • Kết cấu của truyện cổ tích : người nghèo khổ, bất hạnh trải qua nhiều hoạn nạn cuối cùng được hưởng hạnh phúc. Sử dụng hợp lí, sáng tạo các yếu tố thần kì.

2. Kĩ năng

– Biết cách đọc-hiểu một truyện cổ tích thần kì, nhận biết truyện cổ tích thần kì qua đặc trưng thể loại.

3. Thái độ, phẩm chất

– Có được tình yêu đối với người lao động, củng cố niềm tin vào sự chiến thắng của cái thiện, của chính nghĩa trong cuộc sống. Biết yêu lẽ phải, công bằng, biết đấu tranh để bảo vệ cái thiện, chính nghĩa, biết lên án diệt trừ cái ác, cái xấu.

4. Định hướng phát triển năng lực

– Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

II. Phương tiện

1. Giáo viên: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

2. Học sinh: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

III. Phương pháp thực hiện

Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp.

IV. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp

Sĩ số: …………………………….

2. Kiểm tra bài cũ

Kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh

3. Bài mới

Hoạt động 1. Hoạt động khởi động

Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, mâu thuẫn giữa người xấu xa tàn độc với người hiền lành vốn là cuộc đấu tranh thường xuyên xảy ra tạo nên cốt truyện chung của thể loại truyện cổ tích, và ở đó hạnh phúc và chiến thắng luôn ở những con người bất hạnh và hiền lành. Để thấy được điều đó tiết học hôm nay, chúng ta đi vào tìm hiểu truyện cổ tích “Tấm Cám”

Hoạt động của GV và HSKiến thức cần đạt
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
GV hướng dẫn hs tìm hiểu phần tiểu dẫn.
I. Tìm hiểu chung:
Tìm hiểu thể loại truyện cổ tích
? GV: Nêu khái niệm, phân loại, đặc trưng, nội dung của truyện cổ tích ?
HS nhóm 1:
HS: trả lời.
1. Thể loại
– Khái niệm: SGK/18
– Phân loại:
+ Truyện cổ tích thần kì
+ Truyện cổ tích sinh hoạt
+ Truyện cổ tích loài vật.
– Đặc trưng truyện cổ tích thần kỳ:
+ Có sự tham gia của các yếu tố thần kì.
+ Đối tượng: Con người nhỏ bé trong xã hội.
+ Kết cấu phổ biến: Nhân vật chính trải qua hoạn nạn cuối cùng được hưởng hạnh phúc thoả nguyện mơ ước .
GV: Truyện cổ tích Tấm Cám được phổ biến ở nhiều dân tộc trên thế giới. Theo thống kê của nữ sĩ người Anh trên thế giới có 564 kiểu truyện Tấm Cám. Ở Việt Nam có 30 kiểu truyện Tấm Cám– Nội dung: Thể hiện mâu thuẫn, xung đột trong gia đình, ngoài xã hội; cuộc đấu tranh giữa thiện – ác, tốt – xấu; đề cao cái thiện phê phán cái ác; thể hiện mơ ước thiện chiến thắng ác, xã hội công bằng hạnh phúc. Kết thúc: có hậu.
+ GV: HD HS tiếp cận cận văn bản bằng cách kể chuyện và diễn xuất ( đóng vai) Chú ý: giọng kể chuyện chậm rãi, biểu cảm, phù hợp tính cách các nhân vật.
HS nhóm 2:2. Văn bản
GV: Truyện cổ tích Tấm Cám có thể chia mấy phần? Tóm tắt nội dung mỗi phần? Chủ đề của truyện là gì:
HS: trả lời
– Thể loại: Truyện cổ tích thần kì.
→ Được phổ biến ở nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới.
– Tóm tắt văn bản:
– Bố cục
+ P1: Cuộc đời và số phận bất hạnh của Tấm, nhưng Tấm luôn được giúp đỡ.
+ P2: Hạnh phúc đến với Tấm.
+ P3: Cuộc đấu tranh không khoan nhượng qua những kiếp hồi sinh của Tấm để giành lại hạnh phúc.
– Chủ đề: phản ánh số phận của cô gái mồ côi bất hạnh với ước mơ chiến thắng cái ác để giành và giữ hạnh phúc
GV hướng dẫn hs tìm hiểu văn bảnII. Đọc – hiểu văn bản
1. Nhân vật và mâu thuẫn – xung đột chủ yếu
? GV: Truyện gồm có những nhân vật nào? Giữa các nhân vật có mâu thuẫn – xung đột gì?
HS: trả lời.
– Trong quan hệ gia đình: mâu thuẫn gia đình
Tấm >< Cám (hai chị em cùng cha khác mẹ) → Mâu thuẫn Tấm – Cám là chủ yếu, xuyên suốt toàn truyện, liên tục và ngày càng căng thẳng, quyết liệt.
Tấm >< Dì ghẻ (Con chồng và dì ghẻ)
GV: Mâu thuẫn, xung đột giữa Tấm với Cám và mụ gì ghẻ -có thể phân thành mấy chặng?
HS: trả lời.
→ Mâu thuẫn dì ghẻ – con chồng chỉ đóng vai trò bổ sung, phụ trợ.
– Trong quan hệ xã hội:
+Phe thiện: Tấm và Ông Bụt
+Phe ác: Cám và dì ghẻ
→ Mâu thuẫn vì quyền lợi xã hội.
GV: Tóm tắt các sự việc chính trong từng chặng?
HS: trả lời.
2. Diễn biến của mâu thuẫn- xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám
GV: Ở chặng 1, em thấy nhân vật Tấm được giới thiệu với thân phận và phẩm chất ntn?
HS: trả lời.
– Thân phận:
+ Mồ côi, ở với dì ghẻ cay nghiệt.
+ Bị bóc lột sức lao động, cướp công vật chất
+ Bị đày đọa về tinh thần.
→ Thân phận bất hạnh, đáng thương, bị cướp đoạt từ công sức lao động đến những khát khao nhỏ bé.
? Phản ứng của Tấm trước những âm mưu, việc làm độc ác của mẹ con Cám?
HS: trả lời.
– Phản ứng của Tấm trước những âm mưu, việc làm độc ác của mẹ con Cám: khóc.
→ Đó là phản ứng tự nhiên của một con người yếu đuối, thụ động vì bất lực trước những trớ trêu của phận mình.
? GV: Bản chất của mẹ con Cám?
HS: trả lời
– Bản chất của mẹ con Cám: độc ác, nhẫn tâm hành hạ Tấm.
Hoạt động 3. Hoạt động thực hành
Lập bảng tóm tắt các sự việc (SV) và chi tiết thể hiện diễn biến của mâu thuẫn – xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám.
Hoạt động 4. Hoạt động ứng dụng
– GV nêu vấn đề, yêu cầu các nhóm thảo luận và trình bày :
Hãy viết 1 đoạn văn với chủ đề: Những con người bất hạnh quanh ta.
– Yêu cầu: Trình bày bằng kĩ thuật sơ đồ tư duy (SĐTD) hoặc khăn trải bàn.Yêu cầu sản phẩm :
– Trình bày bằng kĩ thuật Sơ đồ tư duy (SĐTD), trên khổ giấy A0 (hoặc bảng)
– Phương tiện: Giấy A0, bút dạ, bút – sáp màu hoặc phấn-bảng.
– Hình thức: Sáng tạo, sinh động, rõ ràng, không trình bày nhiều chữ.
– Nội dung : hợp lí, thực tế, thuyết phục.

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

4. Củng cố

  • Những hiểu biết khái quát về truyện cổ tích.
  • Mâu thuẫn, xung đột trong truyện cổ tích “Tấm Cám”.

5. Dặn dò

  • Học bài cũ.
  • Chuẩn bị tiết tiếp theo của bài này.

10+ Mẫu Kể Lại Chuyện, Tóm Tắt Truyện Tấm Cám Ngắn Gọn

Tổng hợp các mẫu kể lại chuyện, tóm tắt truyện Tấm Cám ngắn gọn cho bạn đọc tham khảo.

Kể Lại Câu Chuyện Tấm Cám Ngắn Gọn

Truyện kể về hai nhân vật chính là cô Tấm và Cám. Tấm hiền lành, chăm chỉ, tốt bụng. Cám thì lười biếng, được cưng chiều. Vì bố mất sớm nên Tấm phải ở cùng với người dì ghẻ và người em cùng cha khác mẹ là Cám. Tấm luôn bị mẹ con Cám đối xử bất công và cực nhọc.

Một lần Tấm và Cám đi bắt tép, ai bắt được nhiều tép hơn sẽ được thưởng. Cám lừa Tấm lên bờ rồi chút hết tép trong giỏ của Tấm vào giỏ mình. Trong giỏ của Tấm chỉ còn lại một con cá bống. Tấm khóc nức nở và được Bụt hiện lên giúp đỡ. Nhờ sự giúp đỡ của Bụt, Tấm có người bạn để tâm sự là cá bống, có quần áo mặc đi chơi hội, được bầy chim sẽ giúp đỡ.

Đến ngày hội làng, khi đi xem hội Tấm lỡ đánh rơi một chiếc giày và được nhà vua nhặt được. Vua truyền lệnh: hễ ai ướm giày vừa chân thì vua sẽ lấy làm hoàng hậu. Tấm đi vừa chiếc giày và trở thành hoàng hậu. Thấy vậy, mẹ con Cám ghen tị. Một lần Tấm về giỗ cha, nàng trèo lên hái cau thì mẹ con Cám chặt cây cau và hại chết Tấm. Sau lần ấy, Cám vào cung tiến cung. Tấm nhiều lần hóa thân biến thành con chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, và cuối cùng là trong quả thị để trở thành con gái của bà cụ. Nhờ miếng trầu têm mà vua nhận ra Tấm, nàng trở lại làm hoàng hậu. Mẹ con Cám chết.

Kể Lại Câu Chuyện Tấm Cám Bằng Lời Của Tấm

Trong cuộc đời, ai cũng sẽ trải qua những chuyện khiến bản thân mình trưởng thành hơn và không thể nào quên được. Tôi đã trải qua nhiều lần “chết đi sống lại” mới có được một cuộc sống viên mãn, hạnh phúc như hiện tại. Tôi xin phép kể cho các bạn nghe về câu chuyện của cuộc đời tôi.

Tôi sinh ra trong một gia đình nhà nông bình thường. Mẹ tôi chẳng may qua đời sớm, tôi sống cùng với cha. Chẳng bao lâu cha tôi lấy một người phụ nữ khác về làm vợ và sinh được một người em gái tên là Cám. Chẳng bao lâu sau, cha tôi qua đời để lại tôi sống cùng dì và em. Tuy nhiên, họ không coi tôi là người trong gia đình mà đối xử với tôi vô cùng quá đáng. Hằng ngày tôi phải làm việc lam lũ từ sáng đến tối mịt mà không có ngày nghỉ.

Tôi nhớ có lần dì treo thưởng cho tôi và Cám xem ai bắt được nhiều cá tôm hơn sẽ thưởng cho một chiếc yếm đào. Tôi hì hục làm việc từ sáng đến tối, Cám chỉ ham chơi nhưng cuối cùng đã lừa tôi, trút hết cá tôm vào giỏ của nó để mang về lấy thưởng chỉ để sót lại một chú cá bống.

Tôi buồn bã nhưng quyết định mang cá bống về thả vào giếng để nuôi, ngày ngày cho nó ăn, chăm sóc nó và coi nó như một người bạn thân thiết. Một hôm, tôi đi làm về gọi mãi không thấy cá bống lên ăn cơm, tôi đau buồn. Bụt hiện lên và cho tôi biết rằng họ đã giết hại cá của tôi, Bụt bảo tôi đi tìm xương cá và đem chôn dưới chân giường, tôi vâng lời nghe theo.

Một thời gian sau, nhà vua mở hội, mẹ con Cám không cho tôi đi chơi, bắt tôi ở nhà nhặt gạo và thóc bị trộn lẫn lại riêng ra. Tôi bất lực thì Bụt hiện lên và giúp tôi nhặt chúng. Bụt bảo tôi đào xương cá bống lên, tôi sững sờ khi xương cá biến thành bộ trang phục đẹp đẽ.

Tôi cám ơn Bụt và đi đến lễ hội. Trên đường đi không may tôi làm rơi chiếc giày, nhưng thật bất ngờ, vua nhặt được và ra lệnh ai đi vừa chiếc giày đó sẽ lấy về làm vợ. Vì đó là chiếc giày của tôi nên không ai đi vừa dù có cả mẹ con Cám. Sau khi thử vừa chiếc giày, vua lấy tôi về làm vợ, tôi trở thành hoàng hậu và có cuộc sống hạnh phúc bên cạnh nhà vua.

Một lần tôi về giỗ cha, Cám có bảo tôi trèo cây hái cau, tôi liền trèo vì từ nhỏ tôi đã quen với những việc này, nhưng điều tôi không ngờ chính là mẹ con họ đã chặt gốc cây lúc tôi đang hái cau khiến tôi ngã xuống ao và chết rồi đưa Cám vào cung thay tôi làm hoàng hậu.

Cuộc đời tôi không chấm hết ở đó, nhà được Bụt giúp đỡ, tôi biến thành chim vàng anh ở cạnh vua, Cám lại giết hại chim. Tôi hóa thân thành cây xoan, ả ta chặt cây hòng tiêu diệt. Tôi hóa thân thành khung cửi, cô ta đốt khung cửi và ném tro ra xa hoàng cung. Ở nơi xa áy tôi hóa thành cây thị và được một bà lão hái quả về nhà.

Hằng ngày tôi giúp bà dọn dẹp nhà cửa, sau đó trở thành con của bà. Một hôm, nhà vua đi qua đó nhận ra miếng trầu tôi têm nên đã đón tôi trở lại hoàng cung.

Mẹ con Cám nhìn thấy tôi xinh đẹp hơn xưa vừa sợ hãi vừa tò mò. Tôi đã trừng trị hai mẹ con ả một cách thích đáng sau những tội ác họ đã làm và sống hạnh phúc với nhà vua đến bây giờ.

Tóm Tắt Truyện Tấm Cám Theo Nhân Vật Tấm

Tấm là cô gái hiền lành, chăm chỉ, mẹ cha mất sớm , phải ở với mẹ con dì ghẻ. Tấm bị Cám, con gái của dì ghẻ lừa lấy hết giỏ tép . Bụt hiện lên cho Tấm cá bống làm bạn, nhưng mẹ con Cám cũng lừa ăn thịt mất Bống. Bụt giúp Tấm tìm và chôn xương bống.

Ngày hội, mẹ con Cám bắt Tấm nhặt thóc gạo, không cho đi dự. Bụt hiện lên giúp và chỉ cho Tấm cách có quần áo đẹp đi dự hội. Tấm đánh rơi chiếc giày, vua nhặt được và nhờ đó cô được chọn làm hoàng hậu. Ngày giỗ cha, Tấm về trèo hái cau, bị dì ghẻ chặt cây,Tấm ngã xuống ao chết đuối, biến thành chim vàng anh. Cám thế chân chị trong cung vua.

Chim vàng anh quấn qu‎ýt bên vua, bị Cám giết thịt, lông chim lại biến thành cây xoan đào che mát cho vua. Cám chặt xoan đào, đóng khung cửi, bị khung cửi mắng, liền đốt khung, vứt tro ven đường. Từ đống tro tàn, một cây thị mọc lên, thị chín, rơi vào bị của bà lão hàng nước. Ngày ngày, tấm chui ra từ quả thị, giúp bà hàng nước dọn dẹp nhà cửa và nấu cơm nước. Bà cụ xé vỏ thị, Tấm trở lại làm người sống cùng bà lão.

Nhà vua đi qua ,nghỉ chân tại hàng nước, nhận ra miếng trầu têm cánh phượng của Tấm. Tấm được đón trở lại cung làm hoàng hậu. Cám bị Tấm trừng trị, dì ghẻ cũng lăn ra chết theo con. Tấm sống cuộc sống hạnh phúc suốt đời .

Tóm Tắt Truyện Tấm Cám Theo Những Sự Việc Chính

Tấm là cô gái hiền lành, tốt bụng, chăm chỉ nhưng phải ở với dì ghẻ và con của bà ta là Cám. Tấm luôn bị đối xử tàn nhẫn, bất công. Khi đi bắt tép, Tấm bị Cám lừa lấy hết tôm tép giành mất yếm đỏ, hội đến Tấm cũng không được đi. Nhờ sự giúp đỡ của Bụt Tấm mới có được quần áo đi chơi hội. Vì đi vừa chiếc giày mà nhà vua nhặt được hôm hội làng Tấm trở thành hoàng hậu. Thế nhưng nàng vẫn bị mẹ con Cám tính kế hại chết. Hết chặt cây cau khiến nàng ngã chết lại đến giết chim vàng anh, chặt xoan đào, đốt khung cửi (những thứ Tấm hóa thành). Cuối cùng sau bao khó khăn Tấm bước ra từ quả thị đoàn tụ với vua trở về trừng trị mẹ con Cám.

Xem bài viết đầy đủ 🔻 Truyện Thánh Gióng 🔻 Nội Dung, Giá Trị, Đọc Hiểu

Tóm Tắt Truyện Tấm Cám Bằng Sơ Đồ Tư Duy Hình Ảnh

Sơ Đồ Tư Duy Hình Ảnh Truyện Tấm Cám Chi Tiết
Sơ Đồ Tư Duy Hình Ảnh Truyện Tấm Cám Chi Tiết
Sơ Đồ Tư Duy Tấm Cám Ngắn Gọn
Sơ Đồ Tư Duy Tấm Cám Ngắn Gọn
Sơ Đồ Tư Duy Tấm Cám
Sơ Đồ Tư Duy Tấm Cám
Sơ Đồ Tư Duy Hình Ảnh Truyện Tấm Cám
Sơ Đồ Tư Duy Hình Ảnh Truyện Tấm Cám

Kể Lại Truyện Cổ Tích Tấm Cám

Truyện “Tấm Cám” kể về nhân vật chính là Tấm, một cô gái hiền lành, xinh đẹp. Cha mẹ mất sớm, Tấm phải ở với dì ghẻ và người em cùng cha khác mẹ là Cám.

Một hôm, dì ghẻ cho mỗi chị em một chiếc giỏ, sai đi bắt tép và hứa ai bắt nhiều hơn sẽ được thưởng một chiếc yếm đào. Tấm chăm chỉ, chẳng mấy chốc mà gió đã đầy tôm tép. Cám cả buổi chỉ mải rong chơi nên chẳng bắt được con nào. Đến chiều, Cám lừa Tấm lội xuống ao tắm gội, rồi trút hết tôm tép sang giỏ của mình và đem về nhận chiếc yếm đào.

Khi Tấm lên bờ thì chỉ còn chiếc giỏ không. Tấm khóc, Bụt hiện lên bảo Tấm nhìn vào trong gió xem có thấy gì không. Tấm nhìn vào thì thấy có con cá bống. Tấm đem cá bống về nuôi, ngày cho ăn. Mẹ con Cám biết được liền lừa Tấm đi chăn trâu đồng xa để bắt cá lên giết thịt. Tấm trở về không thấy cá bống đâu, liền khóc lóc. Bụt hiện lên bảo Tấm lấy xương cá bống bỏ vào bốn chiếc lọ, chôn vào bốn chân giường.

Ít lâu sau, vua mở hội, mẹ con Cám sắm sắm sửa quần áo đẹp để đi chơi hội. Mụ dì ghẻ tìm cách không cho Tấm dự hội. Mụ ta lấy thóc và gạo trộn lẫn với nhau, bắt Tấm nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo rồi mới được đi hội. Tấm không biết làm thế nào chỉ ngồi khóc.

Bụt hiện lên sai chim sẻ nhặt thóc giúp và bảo Tấm đào bốn chiếc lọ ở chân giường lên. Bốn chiếc lọ biến thành quần áo đẹp giúp Tấm đi dự hội. Trên đường đi, Tấm đánh rơi chiếc hài xuống nước. Khi ngựa của vua đi ngang qua cứ đứng lại không chịu đi tiếp. Vua sai người xuống nước thì thấy chiếc hài. Vua truyền lệnh aai đi vừa hài sẽ được làm vợ vua. Mọi người đều đến thử nhưng không ai vừa. Tới lượt Tấm thì chiếc hài vừa như in. Tấm được vua đưa vào cung làm hoàng hậu.

Đến ngày giỗ cha, nàng xin về nhà. Dì ghẻ lập mưu giết tâm và đưa Cám vào thay. Lại nói Tấm sau khi chết hóa thành chim vàng anh bay đến cung vua. Vua ngày ngày say mê vàng anh khiến cám ghen tức. Nhân cơ hội, Cám giết chết vàng anh và vứt lông ra sau vườn.

Từ chỗ lông ấy mọc lên một cây xoan đào. Vua đi qua thấy cây xoan đào toả bóng mát liền sai lính mắc võng ở đây. Cám thấy vậy liền chặt cây xoan đào làm khung cửi để dệt áo cho vua. Lúc Cám dệt vải, nghe thấy tiếng kêu của khung cửu giống tiếng Tấm, hoảng sợ liền đốt khung cửi đem tro đổ ra ngoài cung. Từ chỗ đó mọc lên một cây thị, lớn lên, cả cây chỉ có một quả duy nhất.

Có bà lão đi qua thấy quả thị liền bào: “Thị ơi thị rụng bị bà, bà để bà ngửi chứ bà không ăn”. Từ ngày có quả thị trong nhà, bà lão thấy nhà cửa sạch sẽ, tươm tất lạ thường. Bà quyết tâm tìm ra nguyên nhân và phát hiện ra Tấm. Bà xé nát vỏ thì và bảo Tấm ở hẳn với bà.

Một hôm, nhà vua đi ngang qua, thấy hàng nước liền ghé vào nghỉ ngơi. Vua nhìn thấy miếng trầu têm cánh phượng liền ngạc nhiên hỏi bà lão: “Trầu này ai têm?”. Bà lão nói rằng trầu do con gái mình têm và gọi Tấm ra. Vua nhận ra vợ mình thì vô cùng hạnh phúc liền rước Tấm vào cung.

Cám thấy chị trở về xinh đẹp hơn xưa liền tò mò hỏi chị. Tấm chỉ cho Cám cách tắm nước sôi để tránh hơn. Cám làm theo và chết bỏng. Dì ghẻ nghe tin cũng uất ức mà chết theo.

Đóng Vai Tấm Kể Lại Câu Chuyện Tấm Cám Ngắn Gọn

Người xưa có câu ở hiền gặp lành quả không bao giờ sai, ngẫm từ cuộc đời của ta, ta thấy những người ăn ở độc ác sớm muộn cũng sẽ bị trời xanh trừng phạt.

Ta là Tấm, sinh ra trong gia đình nghèo khó, sớm đã mồ côi cha mẹ, phải ở cùng dì ghẻ và em cùng cha khác mẹ tên là Cám. Ta và Cám trạc tuổi nhau, ta là chị nhưng giống như kẻ hầu người hạ, người làm cho hai mẹ con dì ghẻ, suốt ngày làm lụng quần quật còn Cám chỉ biết ăn chơi.

Dường như thương cảm với số phận của ta nên ông trời đã hóa thân thành Bụt giúp đỡ, từ lần ta và Cám cùng đi mò tép, Cám chẳng chịu mò nhưng cuối ngày lại lừa ta trút hết giỏ tép của ta sang giỏ của ả đem về lấy thưởng.

Khi đó ta uất ức mà khóc, Bụt hiện lên và cho ta con cá bống nhỏ, ta đem cá về nuôi trong giếng, hàng ngày gọi cá lên ăn cơm. Ai ngờ mẹ con nhà Cám vô cùng độc ác, lừa ta đi chăn trâu đồng xa rổi ở nhà gọi cá bống của ta lên làm thịt. Ta về cá bống chỉ còn là nắm xương, Bụt lại bảo ta bỏ xương cá vào bốn lọ rồi chôn ở bốn chân giường, ta luôn làm theo lời Bụt.

Đến một ngày vua tổ chức yến hội, ta cũng muốn đi trẩy hội nhưng mụ dì ghẻ lại đem thóc gạo đổ lẫn vào nhau bắt ta nhặt riêng ra, chẳng khác nào muốn cấm ta đi hội. May thay khi đó Bụt đã gọi một đàn chim sẻ xuống nhặt giúp ta, lại còn giúp ta có được yếm đào, giày đẹp và ngựa tốt từ những lọ xương cá chôn dưới chân giường.

Ta lên ngựa đi đến lễ hội, chẳng may làm rơi một chiếc giày, nhà vua trên đường đi đã nhặt được giày đó và tổ chức lễ ướm thử giày, ai ướm vừa sẽ được làm vợ vua. Biết bao người ướm không vừa, ta lên biết là giày của mình nên vừa như in, sau đó ta được vua cho rước kiệu về cung.

Biết hai mẹ con dì ghẻ luôn ghen ghét ta được làm hoàng hậu nhưng ta vốn không để tâm, ngày giỗ cha ta vẫn về thắp hương. Chẳng ngờ được mụ dì ghẻ lại lừa ta trèo lên cây cau sau đó chặt cây làm ta ngã xuống sông chết, ngay tức khắc đem đồ của ta cho Cám mặc vào cung thế chỗ của ta.

Không chịu được oan khuất này ta hóa thân thành chim vàng anh về bên cạnh vua, mẹ con Cám lại giết thịt chim, ta hóa thành cây xoan đào lại đem chặt xoan làm khung cửi, ta hóa thân làm khung cửi kêu những tiếng oán thán thì đem đốt khung cửi đi. Thế rồi ta đành hóa thân thành quả thị, hàng ngày sống cùng một bà lão, chờ một ngày vua đi qua đây sẽ nhận ra trầu cánh phượng mà ta têm. Cuối cùng cũng có ngày đó, vua đi ngang qua quán nước của bà lão, nhận ra trầu ta têm và đón ta về cung.

Ngay khi ta về mẹ con Cám lo sợ nơm nớp, một hôm Cám hỏi ta sao lại xinh đẹp hơn xưa như vậy, ta liền chỉ cách cho Cám, ả bằng lòng ngay và thế là ta sau quân đào hố sâu, cho Cám xuống hố rồi đổ nước sôi dội vào đó. Cám chết ngay khi đó, mụ dì ghẻ nghe tin cũng lăn đùng ra chết theo

Kể Lại Câu Chuyện Tấm Cám Ngắn Gọn Lớp 3

Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm vốn hiền lành, xinh đẹp lại chăm chỉ. Còn Cám đã xấu xa lại lười biếng. Mọi công việc trong nhà đều do Tấm làm hết. Mỗi khi gặp phải khó khăn, Tấm nhận được sự giúp đỡ của Bụt.

Sau này, Tấm trở thành hoàng hậu. Nhưng mẹ con Cám vẫn tìm cách hãm hại nàng. Mượn ngày giỗ cha, dì ghẻ gọi Tấm về rồi tìm cách giết chết. Sau khi chết, Tấm lần lượt hóa thân thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị. Để rồi cuối cùng trở lại làm người và được đoàn tụ với nhà vua. Còn mẹ con Cám thì bị trừng phạt thích đáng.

Kể Lại Câu Chuyện Tấm Cám Ngắn Gọn Lớp 4

Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm vốn hiền lành, xinh đẹp lại chăm chỉ. Vốn mồ côi cha mẹ từ sớm, Tấm phải sống cùng dì ghẻ và Cám. Mọi công việc trong nhà đều đến tay nhưng vẫn bị mẹ con Cám ngược đãi, tìm cách hãm hại.

Mỗi lần gặp khó khăn, Bụt đều hiện lên giúp đỡ. Bụt giúp Tấm có được cá bống để khi trở về không bị dì ghẻ mắng. Bụt gọi lũ chim sẽ đến nhặt thóc và cho Tấm quần áo đẹp đi dự hội.

Sau này, Tấm thử vừa chiếc hài và trở thành hoàng hậu. Nhưng mẹ con Cám vẫn tìm cách hãm hại nàng. Mượn ngày giỗ cha, dì ghẻ gọi Tấm về sai trèo lên cây hái cau xuống cùng cha còn mình thì ở dưới chặt cây. Tấm ngã xuống ao và chết. Dì ghẻ đưa Cám vào cung thay cho Tấm.

Sau khi chết, Tấm lần lượt hóa thân thành chim vàng anh. Nhưng đều bị Cám hãm hại nên lần lượt hóa thân thành cây xoan đào, khung cửi, quả thị. Đến cuối cùng vì “ở hiền gặp lành”, Tấm được trở lại làm người và đoàn tụ với nhà vua. Còn mẹ con Cám thì bị trừng phạt thích đáng.

Khám phá câu chuyện🔻 Đẽo Cày Giữa Đường 🔻 Nội Dung, Giá Trị, Phân Tích

Kể Lại Câu Chuyện Tấm Cám Lớp 5 Ngắn Gọn

Bố mẹ mất sớm, Tấm phải ở chung với Cám và dì ghẻ là mẹ của Cám. Hằng ngày, Tấm bị mẹ con Cám bắt phải làm việc vất vả, khổ sở. Cám còn lừa lấy hết tép của Tấm trong một lần hai chị em đi hớt tép. Tấm chỉ còn sót lại mỗi một con cá bống nhưng mẹ con nhà Cám cũng thịt mất.

Một hôm, hai mẹ con Cám đi trẩy hội, để Tấm ở nhà nhặt thóc trộn lẫn với gạo. Tấm buồn lắm, òa lên khóc thì Bụt hiện lên, nhờ chim sẻ nhặt giúp và Tấm có được quần áo đẹp đi hội. Chẳng may trong lúc đi chơi hội, Tấm làm rơi một chiếc giày, ngựa của nhà vua đi qua nhặt được mới truyền lệnh ai ướm thử vừa được chiếc giày đó sẽ trở thành vợ của vua.

Biết bao nhiêu người con gái đến thử giày, có cả mẹ con Cám nhưng không vừa, chỉ đến khi Tấm xỏ vào thì vừa in, vua liền cưới Tấm về làm vợ.

Một lần, khi Tấm về giỗ bố, mẹ con Cám đã lừa Tấm trèo lên cây cau để chặt cây và giết hại Tấm, Cám thay chị vào ở với vua. Nhưng vua chẳng đoái hoài gì đến Cám, chỉ yêu chim vàng anh mà Tấm biến thành. Cám giết chim vàng anh, vứt lông ra vườn. Lông đó mọc thành cây xoan đào, vua lại mê mẩn ngày ngày mắc võng ở đó.

Cám tiếp tục chặt cây xoan đào, gỗ của cây biến thành khung cửi. Khung cửi biết nói tiếng người, Cám sợ quá đốt luôn khung cửi thì mọc lên cây thị. Bà cụ đi ngang qua nhặt được quả thị và Tấm chui ra sống cùng bà. Sau này, nhà vua đi ngang qua quán nước của bà cụ và tìm được Tấm. Tấm chỉ cho Cám cách làm da trắng, Cám làm theo và chết, mẹ Cám cũng chết theo. Tấm sống hạnh phúc bên người mình yêu thương.

Kể Lại Câu Chuyện Tấm Cám Lớp 10

Ngày xửa ngày xưa, ở một ngôi làng nọ, có một cô Tấm xinh đẹp, hiền lành, chịu thương chịu khó nhưng không may cha mất sớm, phải sống trong sự ghẻ lạnh, cay độc của mụ dì ghẻ và con gái riêng của bà.

Tấm phải một mình làm lụng vất vả, quần quật suốt cả ngày không một phút nghỉ ngơi, trong khi Cám – con gái riêng của bà mẹ kế lại vô cùng lười biếng, sung sướng, không phải đụng tay vào bất cứ công việc gì.

Một hôm, Tấm và Cám cùng đi vớt tép và ai hớt được nhiều sẽ có yếm đỏ. Cám mải rong chơi nên chẳng bắt được một con nào, chính vì thế, Cám âm mưu cướp hết tất cả số tép bắt được của Tấm, trút hết vào giỏ mình rồi lẳng lặng chạy về nhà trước.

Tấm phát hiện, tủi thân ngồi khóc nức nở. Ông Bụt thương tình hiện lên, bảo Tấm xem trong giỏ còn gì không, Tấm tìm thấy một con cá bống còn sót lại trong giỏ. Ông Bụt mách nàng hãy mang con cá bống về nuôi. Kể từ đó, con cá bống trở thành người bạn thân tri âm tri kỷ của Tấm.

Mẹ con Cám thấy vậy, đem lòng ghen ghét, không muốn Tấm được vui vẻ, hạnh phúc nên đã lừa Tấm đi chăn trâu thật xa và ở nhà giết chết con cá bống. Tấm về gọi mãi nhưng không thấy cá bống đâu, òa khóc nức nở.

Bụt lại hiện lên và bảo nàng tìm nhặt xương cá còn sót lại, bỏ vào bốn cái lọ và đem chôn ở bốn chân giường. Đến ngày hội làng, mọi người nô nức đi xem hội. Mẹ con Cám vì không muốn Tấm đi theo nên đã trộn thóc lẫn gạo bắt Tấm nhặt.

Tấm tủi thân ngồi khóc, Bụt hiện lên, sai đàn chim sẻ nhặt giúp Tấm, rồi ông bảo Tấm hãy đào bốn cái lọ xương bống dưới chân giường lên. Trong lọ có quần áo đẹp, khăn, nón, giày… và một con ngựa hồng. Tấm vui sướng, tắm rửa, thay đồ, cưỡi ngựa đi xem hội.

Nhờ có sự thương tình của ông Bụt hiền lành, cô Tấm đã được đi trẩy hội và nên duyên chồng vợ với nhà vua, trở thành hoàng hậu. Mẹ con Cám thấy vậy lòng ganh ghét đố kỵ càng dâng cao. Trong lòng luôn nung nấu ý định giết chết Tấm để giành giật vị trí hoàng hậu lại cho Cám.

Trong một lần Tấm về quê giỗ cha, hai mẹ con Cám dụ dỗ Tấm trèo lên cây cau và chặt đứt cây, Tấm ngã xuống, chết ngay tại chỗ.

Sau đó, Cám vào cung, làm hoàng hậu thay Tấm, còn cô Tấm lần lượt biến đổi thành con chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi nhưng cũng đều bị mẹ con Cám tìm cách hãm hại, trả thù. Cuối cùng, nàng ẩn mình trong quả thị để trở thành con gái của bà cụ hàng nước.

Trong một lần nhà vua tình cờ ngao du, đi sang hàng nước của bà cụ, phát hiện thấy miếng trầu được têm cánh phượng rất khéo léo, công phu hệt như vợ mình đã từng làm, chàng lập tức hỏi bà cụ. Khi Tấm xuất hiện, nhà vua đã nhận ra và đưa nàng về cung, sống một cuộc sống hạnh phúc, viên mãn.

Cám thấy chị quay về, xinh đẹp hơn xưa đem lòng ganh ghét. Cám liền hỏi chị cách để xinh đẹp hơn rồi làm theo và chết. Mụ dì ghẻ cũng uất ức lên mà chết theo con.

Kể Lại Câu Chuyện Tấm Cám Bằng Tiếng Anh

The main charater is a girl named Tam, her life was full of sorrow and misery but at the end she had found the happiness in her life. She was motherless, and after her father was gone, she lived with sterpmother’s control.

With the god’s help. Tam became the Queen but her sterpmother did not leave her alone. She tried to kill Tam and had some successful time. But finnally Tam came back to her life. Meanwhile, the King found Tam was not died and took her home. And this time, she fought back to her stepmother. Afterall, her stepmother and her sterpmother’s daughter died.

Tạm dịch:

Nhân vật chính là cô gái tên Tấm, cuộc đời cô đầy đau khổ và tủi cực nhưng cuối cùng cô đã tìm được hạnh phúc của đời mình. Cô mồ côi mẹ, sau khi cha mất, cô sống dưới sự kiểm soát của mẹ kế.

Với sự giúp đỡ của ông Bụt. Tấm trở thành hoàng hậu nhưng mẹ kế không để cô yên. bà đã cố gắng giết Tấm và đã có một thời gian thành công nhưng cuối cùng Tấm cũng sống lại nhờ sự thiện lương của mình. Trong khi đó, nhà vua tìm thấy Tấm chưa chết và đưa cô về nhà. Và lần này, cô đã vùng lên chiến đấu lại mẹ kế của mình. Cuối cùng, mẹ kế và con gái ruột của bà bị chết.

Tóm Tắt Truyện Tấm Cám Bằng Tiếng Nhật

タムとカムは同じ父と母から生まれた姉妹です。 首都は優しく、美しく、勤勉です。 そして、カムは邪悪で怠け者でした。 家事はすべてタムがやってくれます。 困難に直面するときはいつでも、タムはブッダから助けを受けます。 その後、タムは女王になりました。 しかし、カムの母と娘は依然として彼女に危害を加えようとしました。 父親の命日を借りて、継叔母はタムに電話をかけ、彼を殺そうとしました。 彼の死後、タムは金色の鳥、桃の木、織機、果物に変身しました。 そしてついに人間に戻り、王と再会する。 そして、カムの母と娘は適切に罰せられました。

Tạm dịch:

Tâm và Cám là chị em cùng cha khác mẹ. Tấm vốn nhân hậu, xinh đẹp và chăm chỉ, Tấm làm tất cả việc nhà còn Cám thì xấu xa và lười biếng. Bất cứ khi nào Tấm gặp khó khăn, cô đều nhận được sự giúp đỡ từ ông Bụt. Tấm sau đó trở thành hoàng hậu. Tuy nhiên, mẹ con Cám vẫn tìm cách hãm hại cô. Mượn ngày giỗ cha, dì gọi cho Tấm về nhà để ra tay sát hại. Sau khi chết, Tấm biến thành một con chim vàng anh, một cây đào, một khung cửi và một quả thị. Cuối cùng, cô Tấm trở lại hình dạng con người và đoàn tụ với nhà vua. Còn mẹ con Cám thì bị trừng phạt thích đáng.

Truyện Tấm Cám Chế Vui

Chuyện kể rằng, ngày xửa ngày xưa, trong một gia đình nọ, có hai người con gái cùng cha khác mẹ. Tấm là con của bà vợ cả, Cám là con của bà vợ lẽ. Người cha mất rồi, mẹ Tấm cũng mất, nên Tấm phải ở cùng với dì ghẻ là mẹ của Cám.
– Tấmmmm! Tao đã cấm mày xào nấm với dấm rồi cơ maaaaaaaaà. Đầu mày có bị ấm không? Cẩn thận tao cho vài đấm.
– Tấmmmm! Mày hâm à, mày câm à. Sao mày đâm thủng cái mâm???

Hàng ngày, những lời đay nghiến, chửi bới Tấm xảy ra như cơm bữa, cho dù gì ghẻ đã đôi lần bị phê bình trước tổ dân phố vì vi phạm nếp sống văn minh gia đình văn hoá. Tấm làm gì cũng bị bà mắng, trong khi Cám cũng đâm thủng mâm lúc chơi đùa với Tấm thì lại được mẹ khen là văn võ song toàn.

Một ngày nọ, dì ghẻ bỗng thèm ăn tép xào khế. Bà liền gọi hai cô đến và rằng: “Hai con! Hai con hãy ra ngoài ao tắm rửa giặt giũ cho sạch, cho thơm. Nhân tiện lúc đi ngang qua đồng bắt cho mẹ ít tép. Đứa nào bắt được nhiều tép về đây thì ta thưởng cho yếm đỏ, tôm thì càng tốt” .

Hai cô vâng lời mẹ và chạy đi. Tấm chăm lam, chăm làm. Cô nhảy ào xuống đồng. Một tay cô mò từng con tép, bắt từng con tôm bỏ vào giỏ. Còn tay kia bứt từng con đỉa đang bám chặt vào đùi, nhìn trước ngó sau rồi vứt mạnh về phía Cám đang say giấc trên bờ.

Chẳng mấy chốc, giỏ tép đã đầy kín. Tấm cất tiếng gọi Cám đi về. Tỉnh dậy, Cám bỗng thấy hoảng sợ vô cùng khi nhìn thấy giỏ của mình trống rỗng. Như thế này thì mẹ sẽ đánh mất. Vừa mới hôm qua thôi, Cám còn chứng kiến cảnh mẹ mình đấm lia lịa vào mõm con chó becgie vì nó trót xơi trộm của bà củ khoai lang. Con chó dữ tợn là thế mà phải bỏ chạy, để lại bốn chiếc răng cửa ở bãi chiến trường. Nhớ đến cảnh đó, Cám bất giác đưa tay che lấy miệng mình…

Về đến nhà, dì ghẻ đon đả ra đón Cám và thưởng cho Cám cái yếm đỏ. Còn Tấm, cô khóc tấm tức rồi lủi thủi ra chiếc giếng sau nhà. Cô thấy cuộc đời sau lắm trái ngang. Cô đã bỏ ra bao nhiêu công sức để bắt đầy giỏ tôm tép mang về cho mẹ ghẻ, vậy mà lúc lên bờ, cô đã cả tin khi nghe Cám nói: “Chị Tấm ơi chị Tấm. Đầu chị lấm chị ngụp cho sâu kẻo về mẹ mắng”. Rồi lừa lúc Tấm quay đi, Cám đã tráo bỏ giỏ rỗng của mình lấy giỏ đầy của Tấm rồi phi trâu một mạch về lĩnh yếm mới, bỏ lại đằng sau vài viên gạch do Tấm ném với theo.

“Thôi thì của đi thay người”, Tấm tặc lưỡi. Sau đó cô nhẹ nhàng thả con cá Bống trong giỏ xuống giếng. Con cá Bống này là của một người đàn ông lạ mặt tặng cho. Lúc ở ngoài đồng tép, đang nằm đập thùm thụp hai tay xuống đất vì uất ức, bất chợt ngẩng lên, Tấm bỗng thấy ông ta từ đâu xuất hiện. Ông tự giới thiệu mình là Bụt. Tấm nhớ rõ lắm vì cái tên này lần đầu tiên cô thấy có trên đời.

Lúc đầu cô đã nghĩ thầm “Tên gì mà xấu tệ, sao không giới thiệu tên Việt hay Hảo đi cho đẹp???”. Tuy nhiên, cô đã trở nên có cảm tình khi nghe ông nhẹ nhàng hỏi: “Vì sao con khóc?”. Sau khi nghe Tấm kể lại mọi chuyện, ông Bụt mới cho Tấm con cá Bống này và dặn, mỗi khi cho Bống ăn cơm, hãy nhớ gọi: “Bống ơi Bống! Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta. Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người.” Dặn xong, ông bỏ chạy vì bị con chó becgie mà Tấm mang theo nhe bộ hàm thiếu bốn chiếc răng cửa ra dọa.

Kể từ ngày đó, mỗi lần sau bữa ăn, Tấm đều lén trút một bát cơm nóng hổi vào trong yếm và nhảy tưng tưng ra ngoài giếng để cho Bống. Những lúc như vậy, Tấm phải vừa nhảy vừa huýt gió để dì ghẻ và Cám khỏi nghi ngờ về hành động của mình. Tuy nhiên, hành động đó của Tấm đã không qua được con mắt tinh đời của dì ghẻ.

Giới thiệu 🌊Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh 🌊 Nội Dung Truyền Thuyết, Ý Nghĩa, Giá Trị

Viết một bình luận