Viếng Bạn Của Hoàng Lộc [Nội Dung + Ý Nghĩa + Phân Tích]

Viếng Bạn [Hoàng Lộc] ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Ý Nghĩa, Phân Tích ✅ Chia Sẽ Viết Bài Thơ Viết Về Tình Đồng Đội Ý Nghĩa Nhất.

Nội Dung Bài Thơ Viếng Bạn Của Hoàng Lộc

Bài thơ: Viếng Bạn
Tác giả: Hoàng Lộc

Hôm qua còn theo anh
Đi ra đường quốc lộ
Hôm nay đã chặt cành
Đắp cho người dưới mộ

Đứa nào bắn anh đó
Súng nào nhằm trúng anh
Khôn thiêng xin chỉ mặt
Gọi tên nó ra anh!

Tên nó là đế quốc?
Tên nó là thực dân?
Nó là thằng thổ phỉ?
Hay là đứa Việt gian?

Khóc anh không nước mắt
Mà lòng đau như thắt
Gọi anh chửa thành lời
Mà hàm răng dính chặt

Ở đây không gỗ ván
Vùi anh trong tấm chăn
Của đồng bào Cửa Ngăn
Tặng tôi ngày phân tán

Mai mốt bên cửa rừng
Anh có nghe súng nổ
Là chúng tôi đang cố
Tiêu diệt kẻ thù chung.

Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️Viếng Lăng Bác [Viễn Phương] ❤️️ Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích

Ý Nghĩa Bài Thơ Viếng Bạn

Bài thơ Viếng Bạn tuy ngắn ngủi nhưng đã vừa diễn tả được lòng căm thù quân địch sâu sắc, vừa biểu hiện được tình đồng đội, đồng chí và tình quân dân mặn nồng, thiêng liêng. Bài thơ này ngắn gọn nhưng rất cảm động và sâu sắc, nói lên tình cảm của một người lính đối với đồng đội đã hy sinh trong chiến tranh và cảm giác đau khổ khi phải xa người thân.

Những Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Viếng Bạn Hay Nhất

☛ Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Viếng Bạn Hay Nhất

Bài thơ được bắt đầu một cách thật tự nhiên bằng việc nhắc lại một sự kiện cuối cùng trước khi bạn ngã xuống. Cái khoảng cách giữa “hôm qua” và “hôm nay” chỉ là 24 tiếng đồng hồ mà ở đây đã là một khoảng cách không thể tưởng tượng được giữa cõi sống và cõi chết.

Theo lối diễn tả thông thường, để phụ họa cho nỗi tiếc thương của người còn sống, thiên nhiên hay được “huy động” để sụt sùi, than khóc cùng con người.

Người bạn còn lại chỉ lặng lẽ chặt một cành cây để “đắp cho người dưới mộ”. Cành cây phủ ở trên mộ, che cho ngôi mộ, sao lại “đắp cho người dưới mộ” được? Nhưng có lẽ không ai bắt bẻ, chất vấn về câu thơ đột xuất này, chính vì nó đã là hợp lý nhất.

Bài thơ chỉ là “Viếng bạn”, chỉ là vài phút mặc niệm bên nấm mồ của bạn, chỉ vẻn vẹn có 6 khổ thơ 5 chữ, không có điều kiện miêu tả cụ thể cái chết của bạn mà sao người đọc hình dung rất rõ cái tư thế lúc chết cùng cả cuộc đời chiến đấu trước đó của người liệt sĩ, phải chăng vì nhờ có những câu ít có vẻ là thơ:

Đứa nào bắn anh đó/ Súng nào nhằm trúng anh/ Khôn thiêng xin chỉ mặt/ Gọi tên nó ra anh!/ Tên nó là đế quốc/ Tên nó là thực dân/ Nó là thằng thổ phỉ/ Hay là đứa Việt gian?

Trong một khúc hát có những chỗ tình cảm trào dâng nhất hoặc lắng đọng nhất, ấy là chỗ “cao trào”. Trong khúc “Viếng bạn” này, có thể xem cao trào ở chỗ: Khóc anh không nước mắt/ mà lòng đau như thắt/ Gọi anh chửa thành lời/ mà hàm răng dính chặt.

Ai đã từng nếm trải đau khổ mới thấy chí lý một điều: đau khổ đến mức không kêu than, cặp mắt cứ ráo hoảnh không một giọt lệ, lúc ấy đau khổ mới đến độ tột cùng. Nhưng có lẽ cái ấn tượng mạnh nhất đến với người đọc ở mấy câu thơ trên là nhờ tác giả đã bắt gặp được một cái âm khép “ắt”, lại là âm trắc để gieo vần ở khổ thơ thứ tư.

Càng đau khổ càng ái ngại hơn khi ở nơi đây, không thể có những phương tiện bình thường nhất để khâm liệm, để chôn xác bạn, chỉ có một tấm chăn, có lẽ tấm chăn này đã nhiều dịp ủ ấm hai người, nhất lại là “của đồng bào Cửa Ngăn”.

Người còn sống đã gửi theo vong linh người đã khuất vật kỷ niệm cuối cùng ấp ủ tình quân dân và tình đồng chí. Nếu cả bài thơ là màu sắc u buồn, ngậm ngùi, tưởng niệm thì đến đây đã ít nhiều được sáng lên bởi một lời khấn thờ thiết tha mà cụ thể. Hẹn “mai mốt” nhưng âm điệu của bốn câu thơ cuối cùng cho ta cảm giác như tiếng súng trả thù của người bạn còn sống đã vang lên.


“Viếng bạn” là một bài thơ kiệm lời nhưng nhiều ý. Bài thơ ngắn ngủi đã cùng một lúc và rất tự nhiên vừa diễn tả được lòng căm thù quân địch sâu sắc, vừa biểu hiện được tình đồng đội, đồng chí và tình quân dân mặn nồng, thiêng liêng. Giọng thơ thâm trầm, lắng đọng phù hợp với cảnh ngộ nhưng không bi lụy, não nề.

Một bài thơ gọn gàng, hàm xúc. Không ai nghĩ tác giả làm thơ mà chỉ thấy anh thương bạn, nhớ bạn bởi vì mọi lời lẽ chỉ là những ngôn ngữ bình dị nhất. Thế mới biết, muốn hình ảnh, âm thanh, muốn nhịp điệu, tiết tấu điệu nghệ sao chăng nữa cũng không thể thay thế tình người để quyết định sức sống lâu bền của một bài thơ. “Viếng bạn” cũng là một trong số những bài thơ hay xuất hiện trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

Thật cảm động, bài thơ ra đời chẳng được bao lâu thì chính tác giả của nó đã hy sinh trong một chuyến đi công tác. Và đã có người viếng anh khi anh ngã xuống cũng như anh từng viếng đồng đội trong bài thơ.

Đến hôm nay đọc lại “Viếng bạn” ta như thấy vẫn còn nguyên vẹn không khí và cảm xúc của cả đối tượng lẫn chủ thể sáng tạo. Người đọc không mấy nghĩ bài thơ nói đến chủ đề liệt sĩ, chỉ thấy một tấm lòng, tình cảm thật lớn lao, sâu nặng mà giản dị của những người lính chung một chiến hào – những người đã có công lớn làm nên ngày hôm nay

Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Thơ Về Thành Cổ Quảng Trị, Sông Thạch Hãn ❤️️Nghĩa Trang Trường Sơn

☛ Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Viếng Bạn Học Sinh Giỏi

Hoàng Lộc sinh tháng 2-1922 ở huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Hoàng Lộc vốn là học sinh Trường Bưởi (Hà Nội), sau lên chiến khu gia nhập bộ đội, làm phóng viên của Báo Xông Pha, tờ báo của Vệ quốc quân khu 12 (bộ đội Hà Nội) đóng ở Bắc Giang. Khi Chiến dịch Thu Đông năm 1947 diễn ra, Hoàng Lộc tình nguyện đi mặt trận, cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt với những người lính chiến. Bài thơ “Viếng bạn” được viết trong dịp đó: 

 Trong tập bút ký “Chặt gọng kìm đường số 4”, Hoàng Lộc có nói rằng, bài thơ này viết là do đọc đoạn nhật ký “Khóc đồng chí TH. hy sinh ngày 8-1-1948 trong trận Bố Củng” của đồng chí T. Mặc dù điểm xuất phát vậy, nhưng đọc bài thơ, bạn đọc cảm nhận rằng, nhân vật tôi chính là Hoàng Lộc, phóng viên mặt trận, khóc một người đồng đội hy sinh.

Hôm qua còn theo anh
Đi ra đường quốc lộ

Hình như có kỷ niệm riêng của Hoàng Lộc với người liệt sĩ này. Không phải là “cùng anh” mà “theo anh”, nghĩa là người dẫn đường là anh, hoặc anh là người đi chiến đấu, còn tôi chỉ “theo anh” để viết bài. Anh là chính, còn tôi là phụ. Bạn đọc trẻ sinh ra trong hòa bình có thể ít cảm xúc ở câu thứ hai : “Đi ra đường quốc lộ”, coi đó là chuyện bình thường, không có gì đáng nói.

Nhưng, ai đã từng trải qua những năm tháng ở rừng, khi lực lượng ta còn yếu, kẻ thù kiểm soát không những ở các thành phố mà cả các con đường, nhất là những con đường quốc lộ. Lính tráng, xe cộ địch tuần tra và việc vượt đường quốc lộ của ta là cực kỳ nguy hiểm.

Đường quốc lộ được nhắc đến trong bài thơ này là Quốc lộ 4, chạy dọc biên giới Việt-Trung, từ Lạng Sơn, qua Cao Bằng, đến Quảng Ninh. Sau chiến thắng Biên giới năm 1950, ta mới giải phóng được quốc lộ này, còn thời điểm tác giả viết bài thơ “Viếng bạn”, quốc lộ do thực dân Pháp kiểm soát. “Đi ra đường quốc lộ”, chỉ chữ “ra” thôi, cũng biết bộ đội chúng ta ở trong rừng.

Hôm nay đã chặt cành
Đắp cho người dưới mộ.

Hai câu này cho thấy rằng, người viếng bạn không phải là đồng chí T., người đã cùng chiến đấu bên cạnh và chứng kiến sự hy sinh của bạn mình. Người đến bên mồ viếng bạn, đã xa bạn một ngày rồi, mang kỷ niệm “ra đường quốc lộ” với bạn. “Hôm nay đã chặt cành/ Đắp cho người dưới mộ”.

Khi chôn cất liệt sĩ xong, trước khi từ biệt, đồng đội thường chặt những cành cây đắp lên mang ý nghĩa gửi tình cảm của mình ở lại, nhưng trong hoàn cảnh này, tôi tin rằng, khi tác giả đến viếng thì bạn đã yên nghỉ dưới mồ rồi, người viếng có thể đã chặt cành cây đắp thêm lên mồ bạn.

Chữ “chặt cành” vừa mang nghĩa cụ thể là chặt cành cây, vừa mang một nghĩa bóng là phải chia lìa, phải dứt một cái gì quý giá. Đứng bên mộ bạn, tác giả muốn biết “đứa nào” đã bắn bạn mình:

Tên nó là đế quốc
Tên nó là thực dân
Nó là thằng thổ phỉ
Hay là đứa Việt gian

Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, chúng ta có rất nhiều kẻ thù. Ngoài kẻ thù chính là giặc Pháp (Pháp đế quốc, thực dân) còn có bọn Việt gian, những người Việt làm tay sai cho Pháp. Và đặc biệt ở vùng núi phía Bắc, bọn thổ phỉ hoạt động chống phá cách mạng.

Lực lượng thổ phỉ này, sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc nhiều năm, chúng ta còn phải mất nhiều công sức để tiêu diệt chúng. Chỉ cần đọc khổ thơ này thôi, chúng ta cũng biết được thời điểm bài thơ ra đời là những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.

Những người lính vĩnh biệt đồng đội, “Khóc anh không nước mắt… Mà hàm răng dính chặt”. Họ nén chịu đau thương, nén chịu sự mất mát, không bao giờ bi lụy. “Biến đau thương thành sức mạnh”, căm thù thì phải tính chuyện trả thù, đó là ý nghĩ thường trực của người lính trong lễ truy điệu hoặc khi đứng viếng bên mồ bạn.

Hy sinh ở chiến trường nhiều liệt sĩ không còn thể xác, mà thân thể họ đã tan biến vào đất trời Tổ quốc. Có khi thể xác còn, nhưng do hoàn cảnh ác liệt của cuộc chiến, đồng đội không thể lấy được thi thể về để chôn cất. Còn phần lớn được chôn cất, nhưng nói chung không có quan tài.

Trong bài “Tây Tiến”, Quang Dũng viết: “Áo bào thay chiếu anh về đất…”, nghĩa là thời đó, ở các làng quê nghèo, người dân dùng chiếu bó thi thể người chết trước khi mai táng, còn những người lính thì chỉ có “áo bào”, áo lính mà thôi. Người lính hy sinh trong bài thơ này còn được liệm bằng tấm chăn của người bạn, tấm chăn đó vốn do đồng bào Cửa Ngăn tặng.

Cửa Ngăn là đâu? Theo trí nhớ, một lần đọc trên báo tôi đã nghe có người giải thích rằng, Cửa Ngăn là một địa phương thuộc tỉnh Quảng Ninh, nhưng tôi không biết cụ thể nơi nào. Thời chống Pháp, quần áo, chăn màn thiếu thốn vô cùng, hầu hết các gia đình nông dân đều không có chăn, nếu có thì “quý hơn vàng”. Thế mà, vì thương người lính, dân đã tặng tấm chăn đó, và đến lượt mình, người lính đã dùng tấm chăn đó để liệm người liệt sĩ trước khi mai táng. Chỉ chi tiết này thôi cũng nói được tình cảm tốt đẹp của quân-dân và đồng đội.

Mai mốt bên cửa rừng
Anh có nghe súng nổ…

Mồ bạn được chôn cất trong rừng, bạn hãy yên nghỉ, còn chúng tôi sẽ ra cửa rừng, chắc là dọc theo Quốc lộ 4, để tiêu diệt bọn giặc trả thù cho bạn.

“Viếng bạn” của Hoàng Lộc là bài thơ đầu tiên viết về liệt sĩ của quân đội ta. Lời thơ mộc mạc, chân thành, hầu như không có mỹ từ nào, cốt diễn đạt được tình cảm mộc mạc, chân thành của người lính. Có người không rõ tác phẩm của Hoàng Lộc, đã xếp ông là hiện tượng “thơ một bài”, ý nói về thơ, Hoàng Lộc chỉ có bài này mà thôi.

Viết một bình luận