Chia sẻ nội dung bài thơ Bài Ca Côn Sơn Lớp 8 gồm Đọc Hiểu, Soạn Bài, Phân Tích, Giáo Án chi tiết giúp bạn đọc nắm được trọng tâm bài học và ôn tập tốt nhất.
NỘI DUNG CHÍNH
Giới Thiệu Bài Ca Côn Sơn
“Bài ca Côn Sơn” là một bài thơ nổi tiếng của Nguyễn Trãi, một trong những nhà thơ lớn của văn học Việt Nam. Bài thơ này thể hiện tình yêu thiên nhiên và sự thanh thản trong tâm hồn của tác giả khi sống tại Côn Sơn, một vùng đất yên bình và thơ mộng.
Bài Côn Sơn ca được Nguyễn Trãi sáng tác trong thời gian ông bị hiềm khích, chèn ép, đành phải cáo quan về sống ở Côn Sơn. Bài thơ được viết bằng chữ Hán trong tập “Ức Trai thi tập”.
Nội dung chính của bài thơ:
- Cảnh sắc thiên nhiên: Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của Côn Sơn với suối chảy rì rầm, đá rêu phơi, thông mọc như nêm và trúc xanh mát. Những hình ảnh này tạo nên một bức tranh thiên nhiên thanh bình và tĩnh lặng.
- Tâm trạng của tác giả: Nguyễn Trãi thể hiện sự hòa mình vào thiên nhiên, tìm thấy niềm vui và sự thư thái trong cuộc sống giản dị, xa rời những bon chen của cuộc đời.
- Triết lý sống: Bài thơ cũng chứa đựng những triết lý sâu sắc về cuộc sống, khuyến khích con người sống hòa hợp với thiên nhiên và tìm thấy hạnh phúc trong những điều giản dị.
Bố cục của bài thơ:
- Phần 1: Miêu tả cảnh sắc thiên nhiên Côn Sơn.
- Phần 2: Tâm trạng và cảm xúc của tác giả khi sống tại Côn Sơn.
- Phần 3: Triết lý sống và những suy ngẫm của tác giả.
Bài thơ không chỉ là một tác phẩm văn học mà còn là một lời nhắn nhủ về việc trân trọng và bảo vệ thiên nhiên, tìm thấy sự bình yên trong cuộc sống.
Xem chi tiết hơn tác phẩm👉 Côn Sơn Ca (Nguyễn Trãi)
Nội Dung Bài Thơ Bài Ca Côn Sơn Lớp 8
Dưới đây là nội dung bài ca Côn Sơn lớp 8 của tác giả Nguyễn Trãi gồm nội dung tiếng Hán, bản dịch và dịch nghĩa.
Côn sơn ca
Tác giả: Nguyễn Trãi
崑山歌
崑山有泉,
其聲冷冷然,
吾以為琴弦。
崑山有石,
雨洗苔鋪碧,
吾以為簞席。
岩中有松,
萬里翠童童,
吾於是乎偃息其中。
林中有竹,
千畝印寒綠,
吾於是乎吟嘯其側。
問君何不歸去來,
半生塵土長膠梏。
萬鐘九鼎何必然,
飲水飯蔬隨分足。
君不見:董卓黃金盈一塢,
元載胡椒八百斛。
又不見:伯夷與叔齊,
首陽餓死不食粟?
賢愚兩者不相侔,
亦各自求其所欲。
人生百歲內,
畢竟同草木。
歡悲憂樂迭往來,
一榮一謝還相續。
丘山華屋亦偶然,
死後誰榮更誰辱。
人間箬有巢由徒,
勸渠聽我山中曲。
Côn Sơn ca
Côn Sơn hữu tuyền,
Kỳ thanh lãnh lãnh nhiên,
Ngô dĩ vi cầm huyền.
Côn Sơn hữu thạch,
Vũ tẩy đài phô bích,
Ngô dĩ vi đạm tịch.
Nham trung hữu tùng,
Vạn lí thuý đồng đồng,
Ngô ư thị hồ yển tức kì trung.
Lâm trung hữu trúc,
Thiên mẫu ấn hàn lục,
Ngô ư thị hồ ngâm tiếu kì trắc.
Vấn quân hà bất quy khứ lai,
Bán sinh trần thổ trường giao cốc?
Vạn chung cửu đỉnh hà tất nhiên,
Ẩm thuỷ phạn sơ tuỳ phận túc.
Quân bất kiến: Đổng Trác hoàng kim doanh nhất ổ,
Nguyên Tái hồ tiêu bát bách hộc.
Hựu bất kiến: Bá Di dữ Thúc Tề,
Thú Dương ngạ tự bất thực túc?
Hiền ngu lưỡng giả bất tương mâu,
Diệc các tự cầu kì sở dục.
Nhân sinh bách tuế nội,
Tất cánh đồng thảo mộc.
Hoan bi ưu lạc điệt vãng lai,
Nhất vinh nhất tạ hoàn tương tục.
Khâu sơn hoa ốc diệc ngẫu nhiên,
Tử hậu thuỳ vinh cánh thuỳ nhục.
Nhân gian nhược hữu Sào Do đồ,
Khuyến cừ thính ngã sơn trung khúc.
Dịch nghĩa Bài ca Côn Sơn
Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi đệm êm.
Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có bóng trúc râm,
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.
Về đi sao chẳng sớm toan,
Nửa đời vướng bụi trần hoàn làm chi?
Muôn chung chín vạc làm gì,
Cơm rau nước lã nên tuỳ phận thôi.
Đổng, Nguyên để tiếng trên đời,
Hồ tiêu ăm ắp, vàng mười chứa chan.
Lại kia trên núi Thú San,
Di, Tề nhịn đói chẳng màng thóc Chu.
Hai đàng khó sánh hiền ngu,
Đều làm cho thoả được như ý mình.
Trăm năm trong cuộc nhân sinh,
Người như cây cỏ thân hình nát tan.
Hết ưu lạc đến bi hoan,
Tốt tươi khô héo, tuần hoàn đổi thay.
Núi gò đài các đó đây,
Chết rồi ai biết đâu ngày nhục vinh.
Sào, Do bằng có tái sinh,
Hãy nghe khúc hát bên ghềnh Côn Sơn.
Đón đọc thêm tập 👉 Thơ Chữ Hán Của Nguyễn Trãi 👉 ngoài Bài ca Côn Sơn lớp 8
Ý Nghĩa Của Bài Ca Côn Sơn
Ý nghĩa của Bài ca Côn Sơn lớp 8 ca ngợi vẻ đẹp thanh tĩnh, nên thơ của Côn sơn, qua đó bộc lộ cốt cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của Nguyễn Trãi.
Đọc Hiểu Bài Ca Côn Sơn
Phần đọc hiểu bài ca Côn Sơn sẽ giúp các em học sinh lớp 8 nắm bắt được nội dung chính của bài nhanh nhất.
👉 Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ ” Bài ca Côn Sơn”?
Đáp án: Thể thơ của bài thơ trên: lục bát
👉 Câu 2. Hãy liệt kê các hình ảnh, chi tiết miêu tả vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ở Côn Sơn?
Đáp án: Các hình ảnh, chi tiết miêu tả vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ở Côn Sơn: suối chảy rì rầm, đá rêu phơi, thông mọc như nêm, trúc bóng râm.
👉 Câu 3. Xác định biện pháp tu từ và tác dụng của biện pháp tu từ đó trong câu thơ:
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Đáp án:
– Hai câu thơ trên đã sử dụng phép so sánh tiếng suối với tiếng đàn cầm.
– Tác dụng: Phép so sánh nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, tiếng suối hay và đẹp như tiếng đàn cầm du dương vậy.
👉 Câu 4. Văn bản trên đề cập đến nội dung gì?
Đáp án: Văn bản trên đề cập đến nội dung: khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Qua đó ca ngợi tình yêu thiên nhiên, lối sống hòa hợp với thiên nhiên của nhà thơ Nguyễn Trãi.
Tặng bạn bài thơ nổi tiếng 👉 Cảnh Ngày Hè (Nguyễn Trãi) 👉 ngoài Bài ca Côn Sơn lớp 8
Giá Trị Bài Ca Côn Sơn
Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài ca Côn Sơn lớp 8 được chia sẻ cụ thể bên dưới, hãy cùng đón đọc ngay nhé.
- Giá trị nội dung: vẻ đẹp hấp dẫn, nên thơ của thiên nhiên Côn Sơn và tâm hồn, nhân cách thanh cao, sống hòa hợp với thiên nhiên của Nguyễn Trãi
- Giá trị nghệ thuật: Bài thơ sử dụng điệp từ, so sánh, giọng thơ nhẹ nhàng, êm đềm, bản dịch bằng thể thơ lục bát với ngôn ngữ trong sáng, sinh động.
Bố Cục Bài Ca Côn Sơn
Bài ca Côn Sơn được học trong chương trình lớp 8 là sự giao hòa trọn vẹn giữa con người và thiên thiên dưới ngòi bút tài hoa Nguyễn Trãi. Bố cục của bài thơ gồm 2 phần:
- Phần 1 – Cảnh trí Côn Sơn
- Phần 2 – Cuộc sống và tâm hồn Nguyễn Trãi ở Côn Sơn.
Đọc thêm bài thơ 👉 Mưa Xuân 2 Nguyễn Bính 👉 ngoài Bài ca Côn Sơn lớp 8
Dàn Ý Bài Ca Côn Sơn
Với dàn ý bài ca Công Sơn giúp các học sinh lớp 8 nắm được cấu trúc, dễ dàng triển khai thành bài văn phân tích đầy đủ những ý quan trọng, logic nhất.
I. Mở bài
– Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Trãi (những nét khái quát về cuộc đời, các tác phẩm chính,…)
– Giới thiệu khái quát về bài thơ “Bài ca Côn Sơn” (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)
II. Thân bài
a. Khung cảnh thiên nhiên ở Côn Sơn
– Thiên nhiên núi rừng ở Côn Sơn được nhà thơ chọn ra những đặc điểm tiêu biểu nhất, đặc sắc nhất để diễn tả – đây là bút pháp quen thuộc trong các tác phẩm thơ trung đại:
- Tiếng suối chảy rì rầm
- Những tảng đá với rêu xanh phủ kín
- Rừng thông mọc dày
- Rừng trúc xanh mát
→ Tất cả xây dựng nên một chốn thiên nhiên rộng lớn, xanh mát, nguyên sơ, chưa có dấu chân người, tràn đầy hấp dẫn
– Nhà thơ sử dụng nhiều hình ảnh so sánh để tô đạm vẻ đẹp thiên nhiên trong tâm tưởng của mình:
- So sánh tiếng suối nghe hay, trầm bổng, du dương như tiếng đàn
- So sánh tảng đá phủ rêu xanh như những chiếc đệm, chiếc chiếu êm vẫn hay ngồi
- So sánh những cây thông mọc dày đặc như là được nêm
→ Trong con mắt của tác giả, thiên nhiên hoang sơ cũng trở nên đầy hấp dẫn, lý thú, đẹp đẽ và nên thơ.
→ Đứng giữa thiên nhiên ấy, mở lòng mình ra, tác giả cảm nhận như đang hưởng thụ cuộc sống tuyệt vời với nhạc điệu, chiếu mềm, bóng mát do thiên nhiên ban tặng.
– Bài thơ sử dụng biện pháp điệp từ xen kẽ (Côn Sơn ta – Côn Sơn – ta) tạo cảm giác hòa quyện, đan xen, khó tách rời giữa con người và thiên nhiên.
→ Thiên nhiên như một người bạn tri âm, tri kỉ của nhà thơ.
b. Hình ảnh con người giữa cảnh vật thiên nhiên Côn Sơn
– Đại từ nhân xưng “ta” được lặp lại nhiều lần trong suốt bài thơ → Khẳng định sự hiện diện của con người – tuy nhỏ bé – nhưng vẫn làm chủ, chiếm hữu được thiên nhiên.
– Rất nhiều các động từ được sử dụng để làm rõ thêm sự chế ngự, làm chủ thiên nhiên của hình ảnh con người
→ Tất cả thể hiện tâm thế nhàn nhã, chủ động, làm chủ thiên nhiên của nhân vật trữ tình
→ Nhân vật trữ tình thả hồn mình, sống cuộc sống thanh cao, hòa mình vào giữa khung cảnh thiên nhiên Côn Sơn.
→ Ca ngợi mối quan hệ hào hợp, tri kỉ giữa con người và thiên nhiên
III. Kết bài: Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ
Mời bạn tham khảo thêm tác phẩm 👉 Những Chiếc Lá Thơm Tho Lớp 8
Sơ Đồ Tư Duy Bài Ca Côn Sơn
Nội dung trong những mẫu sơ đồ tư duy Bài ca Côn Sơn đã khái quát ngắn gọn toàn bộ những thông tin về tác phẩm. Các em lớp 8 hãy tham khảo để giúp cho việc ôn tập, củng cố kiến thức bài học của mình hiệu quả nhất nhé.
Soạn Bài Bài Ca Côn Sơn Lớp 8
Gợi ý soạn bài Bài ca Công sơn trang 66, SGK ngữ văn lớp 8 tập 1. Cùng tham khảo nhé!
👉 Câu 1 (trang 66, SGK Ngữ văn 8, tập 1): Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong bốn câu thơ đầu.
Đáp án: Các biện pháp tu từ và tác dụng được sử dụng trong bốn câu thơ đầu trên là:
- Biện pháp so sánh: tác giả so sánh tiếng “suối chảy” như “tiếng đàn cầm”, ngồi trên đá như ngồi chiếu êm với tác dụng làm tăng sức gợi hình và biểu cảm cho sự diễn đạt, thể hiện vẻ đẹp mảnh đất Côn Sơn, một nơi yên bình, yên ả, vắng lặng, êm đềm và gửi gắm tình cảm của tác giả.
- Sử dụng từ láy “rì rầm” với tác dụng miêu tả dòng nước nơi đây chảy xiết, càng làm nổi bật cho phong cảnh và cảnh vật của Côn Sơn.
=> Tất cả đều thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương và tình yêu với thiên nhiên Côn Sơn.
👉 Câu 2 (trang 66, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Nhân vật “ta” trong đoạn trích có thể là ai?
Đáp án: Nhân vật “ta” trong đoạn trích chính là tác giả, là nhà thơ Nguyễn Trãi.
👉 Câu 3 (trang 66, SGK Ngữ văn 8, tập 1): Tìm các chi tiết miêu tả thiên nhiên và nhân vật “ta” trong đoạn thơ, từ đó nhận xét về mối quan hệ giữa thiên nhiên và nhân vật “ta”.
Đáp án: Sử dụng điệp từ, đại từ nhân xưng “ta” nhằm nhấn mạnh sự có mặt của “ta” ở mọi cảnh đẹp của Côn Sơn.
⇒ Nhân vật trữ tình thả hồn mình, sống cuộc sống thanh cao, hòa mình vào giữa khung cảnh thiên nhiên Côn Sơn
⇒ Ca ngợi sức sống thanh cao, hòa hợp giữa con người với thiên nhiên.
👉 Câu 4 (trang 66, SGK Ngữ văn 8, tập 1): Em cảm nhận thế nào về hình ảnh và tâm hồn của nhân vật “ta” trong đoạn thơ?
- Nhân vật “ta” đang rất an nhàn, thảnh thơi, không bon chen với đời.
- Thể hiện qua các chi tiết: lúc thì lắng nghe tiếng suối, lúc thì lại ngồi lên đá, nằm dưới bóng thông, ngâm thơ dưới khóm trúc.
=> Tác giả đang hòa mình vào thiên nhiên để hưởng trọn cảnh đẹp non nước của Côn Sơn
Tham khảo thêm 👉 Thiên Trường Vãn Vọng Lớp 8 👉 ngoài Bài ca Côn Sơn
Giáo Án Bài Ca Côn Sơn Lớp 8
Cung cấp cho các thầy cô giáo mẫu giáo án Bài ca Côn Sơn chuẩn nhất theo chương trình học lớp 8 để có thể chuẩn bị tốt nhất cho tiết dạy của mình.
I. Mục tiêu
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
– Nhận diện được thể loại của văn bản.
– Xác định được bố cục của văn bản.
– Nhận biết và phân tích được sự hoà nhập nên thơ, thanh cao của Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn Sơn ở đoạn thơ trong “Bài ca Côn Sơn” và hồn thơ thắm thiết tình quê của Trần Nhân Tông trong bài “Thiên Trường vãn vọng”.
– Xác định và phân tích được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực riêng biệt:
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Bài ca Côn Sơn.
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Bài ca Côn Sơn.
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện;
– Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất:
– Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Yêu thương con người, yêu thiên nhiên…
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên:
– Giáo án;
– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
– Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh;
– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. Tiến trình dạy học
A. Hoạt động khởi động
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
– GV dẫn dắt vào bài học mới: Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu vẻ đẹp của thiên nhiên trong bài “Bài ca Côn Sơn” của tác giả Nguyễn Trãi.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ – GV yêu cầu HS: đọc và giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi và tác phẩm Bài ca Côn Sơn. – GV hướng dẫn cách đọc. GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB. – HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày sản phẩm thảo luận- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng. | I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Tên: Nguyễn Trãi – Sinh năm: 1380 – 1442 – Hiệu: ức Trai, con của Nguyễn Phi Khanh. – Quê quán: Chi Ngại – Chí Linh- Hải Dương, sau: Nhị Khê- Thường Tín – Hà Tây. – Ông là người toàn đức, toàn tài, có công lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh. – Là người VN đầu tiên được công nhận: danh nhân văn hoá thế giới (1980) – Cuộc đời: Gặp nhiều thăng trầm, oan ức. – Là nhà văn lớn của dtộc. – Các tác phẩm tiêu biểu: Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, ức Trai thi tập, Quân trung từ mệnh tập… 2. Tác phẩm – Bài thơ Côn Sơn ca được sáng tác trong thời gian ông bị chèn ép phải cáo quan về ở ẩn ở Côn Sơn. – Bài thơ được viết bằng chữ Hán trong tập “Ức Trai thi tập”. |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu:
– Nhận diện được thể loại của văn bản.
– Xác định được bố cục của văn bản.
– Nhận biết và phân tích được sự hoà nhập nên thơ, thanh cao của Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn Sơn ở đoạn thơ trong “Bài ca Côn Sơn” và hồn thơ thắm thiết tình quê của Trần Nhân Tông trong bài “Thiên Trường vãn vọng”.
– Xác định và phân tích được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
* NV1: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ – GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời câu hỏi: + Xác định thể thơ. + Xác định cách gieo vần của bài thơ. + Xác định bố cục của bài thơ. – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi – HS trình bày sản phẩm. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày sản phẩm thảo luận – GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng * NV2:Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ- GV đặt câu hỏi: – GV yêu cầu HS thảo luận: + Cảnh Côn Sơn được miêu tả qua những hình ảnh cụ thể nào? + Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong bài thơ. + Qua những chi tiết trên, em có nhận xét gì về cảnh trí Côn Sơn? + Cho biết trong bài tác giả đã sử dụng đại từ nào? Sử dụng mấy lần? Đại từ đó chỉ ai?+ Nhân vật “ta” đã làm gì ở Côn Sơn? + Các hoạt động đó đã vẽ nên một chân dung tâm hồn Nguyễn Trãi như thế nào ở Côn Sơn? Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi – HS trình bày sản phẩm .Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày sản phẩm thảo luận – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng GV chốt lại kiến thức * NV3: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ – GV yêu cầu học sinh trả lời một số câu hỏi: + Qua những điều đã tìm hiểu ở trên, hình ảnh ta” đặc biệt là tâm hồn “ta” được thể hiện như thế nào? + Hãy rút ra nội dung và nghệ thuật văn bản. – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi; – HS trình bày sản phẩm. | 3. Đọc – kể tóm tắt – Thể loại: Thơ lục bát – Gieo vần: rầm – cầm, êm- nêm + Chữ cuối câu 6 vần với chữ 6 câu 8 + Chữ cuối câu 8 vần với chữ cuối câu 8 cặp dưới. – Bố cục: 2 phần + Phần 1 – Cảnh trí Côn Sơn + Phần 2 – Cuộc sống và tâm hồn Nguyễn Trãi ở Côn Sơn. II. Tìm hiểu chi tiết1. Cảnh trí Côn Sơn a. Cảnh trí Côn Sơn: + Suối chảy rì rầm – đàn cầm + Đá rêu phơi – chiếu êm + Thông – như nêm + Trúc râm – Nghệ thuật lấy động để tả tĩnh: – Tiếng suối rì rầm => sự tĩnh lặng, thanh bình= > Thiên nhiên êm ái, dịu dàng đầm ấm bao dung. Một thiên nhiên khoáng đạt, thanh tĩnh và nên thơ. b. Cảnh sống và tâm hồn Nguyễn Trãi ở Côn Sơn: – Đại từ “ta” – Có mặt 5 lần – Chỉ Nguyễn Trãi đang sống những ngày nhàn tả, ẩn dật ở Côn Sơn. + Ta nghe tiếng suối + Ta ngồi trên đá + Ta lên + Ta nằm + Ta ngâm thơ nhàn=>Thời gian rỗi rãi một cách bất đắc dĩ. Với tâm hồn thi sĩ đây là dịp để thảnh thơi, thả hồn vào suối, vào thông, vào trúc nơi rừng cao bóng cả. – Chữ “nhàn”: tâm trạng của NTrãi thực tế chỉ nhàn một nửa, thực chất ông vẫn luôn đau đáu một nỗi niềm muốn đem sức mình phò vua, giúp nước. – Chữ “nhàn” mang tính tích cực, không hề bất lực, không buông xuôi mà vẫn tha thiết với đời. => Hiện lên hình ảnh Nguyễn Trãi đang sống trong ung dung, nhàn tả, thả hồn mình vào cảnh trí Côn Sơn, ông giao hoà tuyệt đối với thiên nhiên. => Thể hiện nhân cách thanh cao, phẩm chất thi sĩ, nghệ sĩ lớn của Nguyễn Trãi. III. Tổng kết |
Tìm đọc thêm tác phẩm 👉 Bồng Chanh Đỏ 👉 ngoài Bài ca Côn Sơn lớp 8
10+ Mẫu Phân Tích Bài Thơ Bài Ca Côn Sơn Hay Nhất
Chia sẻ 10+ mẫu phân tích bài thơ Bài ca Côn Sơn hay nhất giúp các em có thể học tốt và đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, bài thi môn văn lớp 8.
Viết Đoạn Văn Phân Tích Bài Ca Côn Sơn Đơn Giản
Bài ca Côn Sơn là một trong những bài thơ hay nhất của nhà thơ Nguyễn Trãi, miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên khoáng đạt, thanh tĩnh, nên thơ, ở đây có suối chảy rì rầm, có bàn đá rêu phơi, của rừng trúc xanh, màu xanh của lá che ánh nắng mặt trời tạo khung cảnh cho thi nhân ngồi ngâm thơ nhàn một cách thú vị, nhà thơ sống một cuộc sống an nhàn, thanh thản trong những ngày tháng ẩn cư.
Đồng thời nó cũng thể hiện sự giao hòa trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên bắt nguồn từ nhân cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của chính Nguyễn Trãi. Tuy nhiên cuộc sống an nhàn chỉ là vẻ bề ngoài, thực chất trong sâu thẳm đáy lòng Nguyễn Trãi ông vẫn đau đáu lo cho dân, cho nước.
Bài Văn Phân Tích Bài Ca Côn Sơn Điểm 10
Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.
Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta năm.
Trong rừng có bóng trúc râm,
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.
…
Hãy nghe khúc hát bên ghềnh Côn Sơn.
(Bản dịch trong sách “Thơ chữ Hán Nguyễn Trãi)
Trong các bản dịch “Côn Sơn ca” thì bản dịch này là thanh thoát hơn, thể hiện được hồn thơ Nguyễn Trãi đã nhiều năm ở ẩn tại động Thanh Hư thuộc Côn Sơn. Thời thơ ấu, Nguyễn Trãi từng sống với mẹ và ông ngoại tại đấy. Nguyễn Trãi đã xem Côn Sơn là “quê cũ” của mình.
“Côn Sơn ca” là bài ca giao cảm với thiên nhiên, cũng là bài ca tâm trạng thời thế, triết lý về cuộc đời.
Phần đầu nói về vẻ đẹp lâm tuyền của Côn Sơn bằng bốn cảnh: Suối, đá, thông và trúc. Trong nguyên tác chữ Hán, tác giả viết bằng thơ bốn chữ và thơ năm chữ, nhằm miêu tả vẻ đẹp Côn Sơn tầng tầng lớp lớp xuất hiện:
“Côn Sơn hữu tuyền,
Kỳ thanh linh linh nhiên
Ngô dĩ vi cầm huyền
Côn Sơn hữu thạch
Vũ tẩy đài phô bích
Ngô dĩ vi đạm tịch…”
Cảnh đẹp thứ nhất là suối Côn Sơn, tiếng nước chảy róc rách như tiếng đàn cầm. Cảnh đẹp thứ hai là đá, mưa sạch rêu biếc như chiếu êm. Cảnh đẹp thứ ba là rừng thông, tán lá như những chiếc lọng rủ bóng đáng yêu gắn bó với tâm hồn nhà thơ.
Suối, đá, trúc, thông là nơi nương tựa, nâng đỡ tâm hồn, là đối tượng để thi nhân cùng với thiên nhiên giao hòa giao cảm, để “Ta cho là đàn cầm”, để “Ta cho là đệm chiếu”, để “Ta nghỉ ngơi” trong rừng thông, để “Ta ngâm nga” bên rừng trúc. Hình ảnh thơ là âm thanh, là màu sắc gắn liền với cảm giác, với tâm hồn nhà thơ bằng những liên tưởng vô cùng thiết tha, đằm thắm:
“Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có bóng trúc râm,
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn”.
Gắn bó, chan hoà với suối, đá, thông, trúc Côn Sơn, chính là biểu lộ tấm lòng của Nguyễn Trãi đối với quê cũ yêu thương. Mấy chục năm trời loạn lạc, ly hương, không đêm nào ông không nằm mộng nhớ quê nhớ luống cúc vườn cũ.
Giọng thơ trầm hẳn xuống: Nguyễn Trãi đang vui thú say sưa lắng nghe tiếng suối róc rách, đang say mê ngắm nhìn rêu đá, thông rủ bóng, trúc xanh mát, rồi trầm ngâm tự nói với mình, tự nhắc nhở mình:
“Về đi sao chẳng sớm toan
Nửa đời vướng bụi trần hoàn làm chi?”
Câu thơ chữ Hán nghĩa là: Hỡi người sao không về đi, nửa đời người giam buộc mình mãi trong cát bụi làm chi? Bốn chữ “Bất quy khứ lai” lấy cảm hứng từ bài “Quy khứ lai từ” của Đào Tiềm một danh sĩ cao khiết đời Tấn bên Trung Quốc đã coi thường danh lợi không chịu khom lưng uốn gối vì mấy đấu gạo lương bổng, đã treo ấn từ quan, trở về vườn cũ, cày ruộng, ương cúc, thảnh thơi với tháng ngày.
Nguyễn Trãi làm quan, tài năng không được thi thố, bị bọn quyền thần, nịnh thần chèn ép. Có lúc ông tự than: “Dưới công danh đeo khổ nhục” (“Ngôn chí” -2), hoặc: “Được thua phú quý dầu thiên mệnh – Chen chúc làm chi cho nhọc nhằn” (“Mạn thuật”-5). Người anh hùng thuở “Bình Ngô” đã từng “Viết thư thảo hịch tài giỏi hơn hết mọi thời” thế mà giờ đây tự trách mình “Nửa đời vướng bụi trần hoàn làm chi?”, điều đó cho thấy Nguyễn Trãi đang sống những ngày tháng đầy bi kịch.
Đó là tâm trạng thời thế. Năm 1429, Lê Thái Tổ đã sát hại Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo, hai đại công thần; còn Nguyễn Trãi cũng đã bị hạ nhục. Sau đó tuy được tha nhưng chỉ là một cô thần “thanh chức”. Nguyễn Trãi đã nhiều năm sống trong tâm trạng muốn trở về Côn Sơn làm bạn với cỏ hoa chốn lâm tuyền:
“Ngoài năm mươi tuổi ngoài chưng thế,
Ắt đã trong bằng nước ở bầu”.
Nguyễn Trãi có lúc tự dặn mình: “Vườn quỳnh dù có chim hót – Cõi trần có trúc đứng ngăn”. Nhưng trước áp lực của bọn nịnh thần, ông phải lui về Côn Sơn. Mấy năm sau Lê Thái Tôn lại xuống chiếu vời Nguyễn Trãi ra làm quan.
Trong biểu tạ ân, ông hả hê nói: “Cảm mà chảy nước mắt, mừng mà sợ trong lòng”; ông tự cho mình là con ngựa già “còn kham rong ruổi”. là cây thông qua năm rét mà “còn dạn tuyết sương”. Chẳng bao lâu sau đó, Nguyễn Trãi đã về hẳn Côn Sơn… Cuộc đời Nguyễn Trãi đã phản ánh tâm trạng đầy bi kịch giằng xé, đúng như ông đã viết trong “Côn Sơn ca”:
”Về đi sao chẳng sớm toan,
Nửa đời vướng bụi trần hoàn làm chi?”
Nguyễn Trãi nhân nghĩa quá, trung thực quá, thanh liêm quá…” (Phạm Văn Đồng), và đó là nguồn gốc sâu xa bi kịch vô cùng đau thương của người anh hùng thuở “bình Ngô”.
“Côn Sơn ca” còn hàm chứa triết lý về cuộc đời của Ức Trai. Trước hết ông nói về giàu sang phú quý, bần tiện, vinh và nhục ở đời. Đổng Trác đời Đông Hán, Nguyên Tải đời Đường chức trọng quyền cao, phú quý đến cực độ, cuối cùng chết trong ô nhục, để lại tiếng dơ muôn đời:
“Muôn chung chín vạc làm gì,
Cơm rau nước lã nên tùy phận thôi.
Đổng, Nguyên để tiếng trên đời,
Hồ tiêu ăm ắp, vàng mười chứa chan”.
Tác giả nhắc lại cách ứng xử và cái chết của Bá Di, Thúc Tề đời Ân, Chu, từ đó suy ngẫm về “hiền ngu” ở đời, chung quy chỉ là “đều làm cho thỏa được như ý mình”.
Kiếp người khác nào “cây cỏ”, đời người một trăm năm, mừng, buồn, lo, vui, cái nọ đi, cái kia đến, tốt tươi rồi khô héo, tuần hoàn nối tiếp nhau trong vòng một trăm năm hữu hạn. Sự chiêm nghiệm của nhà thơ thấm một nỗi buồn mênh mông, khi tóc đã bạc, chỉ còn biết làm bạn với mấy núi, trăng ngàn:
“Láng giềng một áng mây bạc,
Khách khứa hai ngàn núi xanh”.
Ý nghĩa cuộc đời là gì? Nguyễn Trãi mang màu sắc bi quan chưa hẳn đã sai? Đời người “Trăm năm còn có gì đâu? – Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì”(“Cung oán ngâm khúc”). Với Nguyễn Trãi lúc này thì chết là hết. Sự phủ định đầy ngao ngán:
“Núi gò đài các đó đây
Chết rồi ai biết đâu ngày nhục vinh”.
Nguyễn Trãi viết “Côn Sơn ca” trước bao lâu vụ án Lệ chi viên xảy ra? Tâm trạng thời thế, triết lý về cuộc đời mà Nguyễn Trãi nói đến trong phần hai bài ca là cả một nỗi buồn thấm sâu, toả rộng trong tâm hồn nhà thơ.
Hai câu kết như một lời thiết tha nhắn gọi:
“Sao, Do bằng có tái sinh,
Hãy nghe khúc hát bên ghềnh Côn Sơn”.
Sao Phủ và Hứa Do hai cao sĩ đời vua Nghiêu trong lịch sử truyền kỳ Trung Quốc không màng công danh, chỉ thích sống cuộc đời ẩn sĩ, coi trọng thanh cao, chan hoà với núi cao rừng thẳm. Nguyễn Trãi một mặt cảm thông, kính trọng tấm gương sáng của hai Người Hiền xa xưa, mặt khác tự hào biểu lộ niềm tự hào về tâm thế của mình: trở về Côn Sơn là để thoát vòng danh lợi, được chan hòa với suối rừng thiên nhiên, sống cuộc đời nhàn hạ, thanh cao. Đó là âm điệu trữ tình, là nội dung tư tưởng tình cảm của “Khúc hát bên ghềnh Côn Sơn” vậy.
Nếu Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo…là khúc ca thắng trận của người anh hùng thì thơ Quốc âm thi tập, Ức Trai thi tập là tấm lòng, là tâm thế của Ức Trai. “Côn Sơn ca” là bài hát về suối, đá, thông, trúc, là tình yêu quê hương, là những suy ngẫm buồn lo về cuộc đời, về kiếp người hữu hạn trong dòng chảy vô hạn của thời gian. Cảnh sắc thiên nhiên Côn Sơn đã trở thành tâm hồn của Ức Trai.
Nguyễn Trãi tự hào cuộc đời mình thanh cao, thương cuộc đời mình đầy bi kịch thương đời người cát bụi. Chất triết lý “Côn Sơn ca” giàu tính nhân văn để lại dấu ấn đậm đà trong lòng ta…
Hướng dẫn 👉 Viết Bài Văn Phân Tích Một Tác Phẩm Văn Học 👉 ngoài Bài ca Côn Sơn lớp 8
Phân Tích Bài Ca Côn Sơn Đầy Đủ Ý
Côn sơn ca của Nguyễn Trãi là một bài thơ nguyên tác bằng chữ Hán viết theo thể thơ khác và dài. Ở đây, chúng ta được học một đoạn dịch theo thể thơ lục bát mang vóc dáng thơ ca dân tộc:
“Côn Sơn suối chảy rì rầm…
Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.”
Nguyễn Trãi là người có công rất lớn trong việc phụ tá vua Lê lợi cầm quân đánh giặc Minh xâm lược thế kỉ XV. Nhưng khi hòa bình được lập lại, đất nước đi vào công cuộc xây dựng và phát triển thì ông bị quan nịnh thần ghen ghét, nghi ngờ.
Đang làm quan, Nguyễn Trãi xin cáo quan về ở ẩn. Trong thời gian đó, có lẽ Nguyễn Trãi đã viết nên bài thơ Côn Sơn ca. Với Nguyễn Trãi, Côn Sơn là vùng đất gắn bó bằng nhiều kỉ niệm từ thuở ấu thơ đến lúc tuổi già. Nơi đây có núi non hùng vĩ, cây cối tốt tươi, sơn thủy hữu tình.
Đây là đất được phong của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, ông ngoại của Nguyễn Trãi. Cha ông từng đến dạy học ở nơi đây, rồi kết duyên với tiểu thư con gái quan tư đồ. Bản thân Nguyễn Trãi cũng đã nhiều năm tuổi trẻ sống ở đây.
Khi cáo quan, Nguyễn Trãi về với Côn Sơn như về với nơi chôn nhau, cắt rốn, về với bạn bè tri kỉ tri âm. Mỗi hòn đá, gốc cây, ngọn suối, đất nước và mây trời Côn Sơn gắn bó với người anh hùng, vị danh nhân văn hóa thế giới bằng tình cảm máu thịt. Vì thế, Côn Sơn ca là tiếng nói cất lên từ trái tim sâu nặng, tha thiết của Nguyễn Trãi.
Trước hết chúng ta cần hiểu đại từ “ta” trong đoạn thơ là để chỉ ai? “Ta” chính là Nguyễn Trãi. Trong đoạn thơ tám dòng lục bát mà xuất hiện năm lần đại từ ta. Ta hiện ra liền mạch, nối tiếp trong những dòng thơ sáu âm tiết, riêng dòng thứ sáu, “ta” điệp hai lần liền: “ta lên ta nằm”.
Nếu để ý sẽ thấy kết cấu đoạn thơ khá chặt chẽ. Câu sáu tả cảnh, câu tám xuất hiện “ta” với những hành động cụ thể mang ý nghĩa tác giả tự họa chân dung mình. Điều đó gợi cảm giác giữa thiên nhiên cây rừng, đá núi, suối reo của Côn Sơn , hình ảnh Nguyễn Trãi thấp thoáng, đan cài, vấn vít, hòa quyện không phút nào rời xa.
Con người và thiên nhiên như muốn nhập làm một, tạo thành sự sống toàn cảnh cho Côn Sơn. Sống giữa Côn Sơn, Nguyễn Trãi đã nhìn ngắm, suy ngẫm và làm những việc việc gì? Đoạn thơ chia làm hai đoạn nhỏ thể hiện hai khía cạnh nội dung:
“Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.”
Nghe tiếng suối rì rầm, nhà thơ tưởng tượng ra tiếng đàn khi trầm, khi bổng, réo rắt bên tai. Nhìn thấy mặt đá phẳng có rêu phơi, nhà thơ ngồi trên đá mà ngỡ như đang “ ngồi chiếu êm”. Trí tưởng tượng và nghệ thuật so sánh của những vật dụng của con người, gần gũi, thân thương với con người.
Đôi tai nhạy cảm của thi sĩ đã thổi hồn vào tiếng suối, khiến cho nó vốn đơn điệu trở thành cây đàn đa thanh, cuốn hút. Xúc giác tinh tế của nhà thơ đã hóa cho mặt đá vốn khô rắn thành mặt chiếu dịu êm. Những biến đổi ấy kì diệu làm sao! Nguyễn Trãi đã thưởng thức những nét đẹp ấy ở Côn Sơn một cách say mê, hào hứng. Đến bốn câu thơ sau, niềm say mê hào hứng ấy tiếp tục được đẩy lên cao hơn:
“Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có bóng trúc râm,
Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn…”
Câu năm và câu sáu tiếp tục nghệ thuật so sánh tài hoa và một cử chỉ thanh thản tuyệt vời. Đọc thơ, ta ngỡ Nguyễn Trãi đang nằm giữa một rừng thông xanh ngắt, mát rợp, thả hồn trong sắc màu của cỏ cây, đắm chìm trong bóng râm, gió thoảng, ngủ một giấc ngon lành, để quên hết sự đời, rũ bỏ mọi vướng bận, để hóa thân vào hư không, vũ trụ. Nhưng đến hai câu cuối thì bất ngờ thay, Nguyễn Trãi không ngủ, trái lại ông đã cất tiếng ngâm thơ, những bài “thơ nhàn”.
Tóm lại, đoạn thơ tám dòng của bài Côn Sơn ca cho ta thấy một sự giao hòa tuyệt đối giữa Nguyễn Trãi với cảnh vật Côn Sơn. Sự giao hòa đó vừa nói lên nhân cách thanh cao, vừa nói lên phẩm chất thi sĩ lớn lao của Nguyễn Trãi và tất cả là dựa trên một triết lý sâu xa: con người và thiên nhiên là một, muốn sống thanh thản, con người hãy đến với thiên nhiên, tìm ở thiên nhiên những vẻ đẹp, những biến đổi kì diệu để có cách ứng xử đúng nhất…
Gợi ý 👉 Viết Bài Văn Giới Thiệu Một Cuốn Sách Yêu Thích👉 ngoài Bài ca Côn Sơn 8
Phân Tích Bài Ca Côn Sơn Siêu Hay
Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca) là một bài thơ chữ Hán nổi tiếng. Có lẽ Nguyễn Trãi viết bài thơ này trong thời kì ông cáo quan về ở ẩn ở Côn Sơn để giữ cho tâm hồn được thanh cao, trong sạch.
Đối với Nguyễn Trãi, Côn Sơn là một miền đất có sức hút kì lạ. Chẳng thế mà hai lần cáo quan về ở ẩn, ông đều tìm về với Côn Sơn. Và núi rừng Côn Sơn thanh vắng đã trở thành một thế giới riêng đầy thân thương gắn bó với thi nhân. Tại Côn Sơn, Nguyễn Trãi được sống với chính mình. Dường như thiên nhiên đã trở thành cứu cánh cho tâm hồn ông- một tâm hồn đớn đau vì nhân tình thế thái. Tại Côn Sơn, mọi vật đối với ông trở nên có tình, có nghĩa, như bầu bạn, như tri âm
Cảnh trí Côn Sơn thanh tĩnh, rộng mở, để cho tâm hồn Nguyễn Trãi hoá thân tìm về, ùa vào đó mà quên đi mọi nỗi ưu phiền:
Côn Sơn suối chảy rì rầm
…
Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.
(Trích Côn Sơn ca)
Đoạn mở đầu bài Côn Sơn ca đem đến cho người đọc bao cảm nhận mới mẻ về tâm hồn thi sĩ của Ức Trai. Trong cảm xúc của ông, cảnh trí Côn Sơn hiện ra thật thơ mộng và lãng mạn: có tiếng suối chảy rì rầm, có đá rêu phơi êm ái, có rừng thông mọc rậm, dày, có rừng trúc xanh mát…, vừa có cái hoang dã của thiên nhiên, vừa có hơi ấm của cuộc sống đầy ắp tình người. Hơn nữa, trong con mắt thi nhân, thiên nhiên không chỉ là cảnh, mà đã trở thành nhà.
Ngôi nhà thiên nhiên ấy thật đặc biệt: suối là đàn, rêu là chiếu, bóng thông làm giường, bóng tre trúc là nơi ngâm vịnh thơ ca. Thật là tuyệt thú! Và trong ngôi nhà thiên nhiên ấy, ông để tâm hồn mình giao hoà với cảnh và vẽ lại nó bằng một ngọn bút tài hoa. Bức tranh thiên nhiên được chấm phá bằng âm thanh rì rầm của tiếng suối được cảm nhận như tiếng đàn:
Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Một hình ảnh so sánh thật độc đáo và gợi cảm. Suối đang chảy hay thi nhân đã thả hồn mình vào tiếng suối, làm rung lên cung đàn diễn tả nỗi khát khao yêu cuộc sống? Năm trăm năm sau, thi sĩ Hồ Chí Minh cũng có chung cảm nhận ấy: Tiếng suối trong như tiếng hát xa. Phải chăng những tâm hồn nghệ sĩ đã tìm về với nhau?
Sau những giây phút thả hồn mình cùng tiếng suối, thi nhân lặng đến ngồi bên những phiến đá mà thời gian đã rêu phong bao phủ. Ông ngồi chơi ngắm cảnh, hay ngồi đánh cờ một mình? Có lẽ là cả hai. Trên nhân gian này, không ít người đã từng ngồi trên đá, nhưng làm sao họ cảm nhận được như thi nhân?
Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.
Một hình ảnh so sánh liên tưởng đầy thú vị khiến ta không khỏi ngỡ ngàng. Nguyễn Trãi trở về Côn Sơn không phải là để ẩn dật theo đúng nghĩa của cách sống ẩn dật, mà ông trở về Côn Sơn với nỗi hân hoan đầy tự do của một con người trở về nhà mình (Hoàng Phủ Ngọc Tường).
Và trong ngôi nhà ấy, ông không những được tha hồ nghe nhạc rừng, ngồi trên đá đánh cờ, mà còn được nằm dưới bóng thông râm mát, được ngâm thơ nhàn dưới bóng trúc xanh. Một cuộc sống mà người và cảnh gắn bó với nhau, hoà nhập vào nhau.
Lòng Ức Trai thanh thản đến lạ kì. Chưa bao giờ mà tâm hồn thi sĩ của Ức Trai lại được bộc lộ đầy đủ, sâu sắc và đầm thắm đến thế! Cũng tại Côn Sơn này, hồn thơ Ức Trai còn tiếp tục rộng mở để đón nhận thiên nhiên, chở thiên nhiên về chất đầy kho. Nhân cách thanh cao và tâm hồn thi sĩ của nguyễn Trãi thực sự là tấm gương sáng để ta soi vào.
Mời bạn tham khảo thêm 👉 Trình Bày Ý Kiến Về Một Vấn Đề Xã Hội Lớp 8 👉 ngoài Bài ca Côn Sơn
Bài Văn Phân Tích Bài Ca Côn Sơn Xuất Sắc
Đoạn trích “Bài ca Côn Sơn” nằm trong bài thơ “Côn Sơn ca” của Nguyễn Trãi đã được dịch thành tám câu thơ lục bát. Chỉ với tám câu thơ nhưng tác giả đã lột tả được hết vẻ đẹp non nước hữu tình của Côn Sơn. Tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình tuyệt đẹp.
Trong đoạn thơ có nhắc tới địa danh Côn Sơn, đây là tên của một dãy núi nằm ở xã Chi Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Ông ngoại của Nguyễn Trãi là Trần Nguyên Đán cũng đã nhiều năm ở ẩn tại động Thanh Hư trong dãy núi Côn Sơn này.
Thời thơ ấu, Nguyễn Trãi đã cùng sống với mẹ và ông ngoại tại đây, chính vì thế mà mọi cảnh vật nơi Côn Sơn này đã trở nên gần gũi, thân thuộc và hòa hợp một cách tự nhiên trong tâm hồn tác giả. Ông đã cảm nhận rất rõ nét và sắc sảo từng vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đây. Đoạn thơ có cấu trúc tứ bình, thể hiện một vẻ đẹp hài hòa của thiên nhiên. Cảnh đẹp đầu tiên được thể hiện trong câu thơ đầu:
“Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”
Đây là câu thơ miêu tả tiếng nước chảy trong suối, âm thanh ấy róc rách và rì rầm khiến cho nhà thơ cảm thấy thích thú, khơi dậy lên trí tưởng tượng và ví von của tác giả, ông cho đó là nhạc của tiếng đàn, cụ thể là tiếng của “đàn cầm”. Lấy âm thanh của đàn cầm để so sánh với tiếng suối, ẩn dụ “đàn cầm” biểu lộ một niềm vui, sự giao cảm với dòng suối, coi suối mà mảnh hồn của “ta”.
Cách cảm nhận tiếng suối của tác giả cũng thể hiện rõ Côn Sơn có một không gian tĩnh lặng và trầm mịch, mọi thứ hoang sơ và thuần khiết, nghe rõ từng tiếng suối chảy. Tiếng suối đã trở thành thứ âm thanh mua vui cho những tháng ngày tác giả ở ẩn nơi đây. Ở hai câu thơ tiếp theo là miêu tả vẻ đẹp của đá núi ở Côn Sơn:
“Côn Sơn có đá rêu phơi
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm”
Đá trong núi Côn Sơn được mua xối làm cho phẳng lì và rêu mọc lên xanh biếc, những cây rêu đó làm cho những phiến đã trở nên mềm mại và êm hơn, khiến nhà thơ ví đá thành “chiếu êm”. Cách ví đó cho thấy những phiến đã ở nơi Côn Sơn đã trở thành chiếu thảm, nơi nghỉ ngơi để ngắm cảnh suối rừng.
Hình ảnh “đá rêu phơi” tạo nên một sức sống mãnh liệt của cảnh vật nơi đây, trên những phiến đá lại mọc lên những rêu xanh mướt giống như những tiên cảnh Ví với “chiếu êm” còn cho thấy sự bình yên của khung cảnh nơi đây, người thi sĩ có thể ngồi xuống và thả mình vào không khí trong lành, thanh mát của núi rừng Côn Sơn. Cảnh đẹp thứ ba trong bức tranh thiên nhiên Côn Sơn là hình ảnh cây thông:
“Trong ghềnh thông mọc như nêm
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm”
Hình ảnh cây thông tạo nên sự cao lớn và rộng rãi của không gian, những cây thông bát ngát như những chiếc lọng xanh phủ bóng, bóng của cây thông và màu xanh mát ấy chở che cho ta nghỉ ngơi. Cuối cùng là vẻ đẹp của rừng trúc:
“Trong rừng có trúc bóng râm
Trong màu xanh ngát ta ngâm thơ nhàn”
Lại một màu xanh nữa, màu xanh của trúc đã góp phần tạo nên một màu xanh trùng điệp nơi khung cảnh Côn Sơn, một màu xanh mát rượi là những bóng mát nghỉ chân, tha hồ ngâm nga. Những cây trúc còn thể hiện cho sự trường tồn và sức sống mạnh mẽ của rừng núi Côn Sơn.
Như vậy, đoạn “Bài ca Côn Sơn” đã cho người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của núi rừng Côn Sơn, bằng bút pháp miêu tả vô cùng tinh tế và sống động của Nguyễn Trãi, Côn Sơn hiện lên như một thắng cảnh, một bức tranh tứ bình về thiên nhiên.
Phân Tích Bài Ca Côn Sơn Của Nguyễn Trãi
Từ xưa đến nay, đề tài thiên nhiên trong thơ ca cổ thường rất phong phú. Các nhà thơ Việt Nam thời trung đại đã viết nhiều áng thơ hay về vẻ đẹp của quê hương, trong đó có Nguyễn Trãi, nhà thơ tài hoa, cũng là vị anh hùng xuất sắc của dân tộc ta, đã sáng tác “Bài Ca Côn Sơn” trong những ngày ông về ở ẩn nơi quê nhà. Bài thơ vửa khắc họa cảnh thiên nhiên yên tĩnh, trong lành, vừa bộc lộ những cảm xúc đẹp của thi sĩ khi ngắm nhìn rừng núi quê hương:
“Côn Sơn suối chảy rì rầm
…
Trong màu xanh ngát ta ngâm thơ nhàn”
Bài thơ vốn được viết bằng chữ Hán nhưng đã được dịch ra tiếng Việt với thể thơ lục bát du dương, uyển chuyển. Bản dịch được đánh giá là hay, thể hiện đầy đủ xúc cảm của nguyên tác. Mở đầu bức tranh Côn Sơn là một âm thanh êm đềm:
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
Nhà thơ cảm nhận thiên nhiên trước hết bằng thị giác, và từ đó, đối tượng trữ tình là phong cảnh Côn Sơn hiện ra rất tao nhã, yên tĩnh. Âm thanh tiếng suối của thiên nhiên được so sánh với “tiếng đàn cầm bên tai”. Tiếng đàn thánh thót thường thể hiện cảm xúc và tâm trạng của người nghệ sĩ. Còn tiếng suối kia, phải chăng là tiếng của núi rừng êm êm tâm tình cùng người thi sĩ?
Tả tiếng suối bằng tiếng đàn là một cách miêu tả thật độc đáo, ta có cảm giác như nhân vật trữ tình đang say sưa thưởng thức âm thanh đó như thưởng thức nghệ thuật tuyệt đỉnh của mẹ thiên nhiên. Về sau này, nhà thơ Hồ Chí Minh cũng có lần tả “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”, cũng là so sánh một âm thanh của tự nhiên với một âm thanh du dương do con người tạo ra.
Hai nhà thơ ở hai thời đại khác nhau đều gặp gỡ ở tình yêu thiên nhiên tha thiết, nhưng tiếng suối – đàn cầm của Nguyễn Trãi thì đẹp một cách cổ điển, còn tiếng suối – tiếng hát của Hồ Chí Minh thì đẹp hiện đại, lấp lánh trẻ trung…
Thế đấy, nhà thơ tả tiếng suối để khắc họa không gian yên tĩnh, đây là nghệ thuật lấy động tả tĩnh. Và giữa không gian ấy là hình ảnh:
“Côn Sơn có đá rêu phơi
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm”
Nhà thơ tả “đá” mới thật độc đáo làm sao: Ông cảm nhận đá qua màu rêu đã phơi nắng phơi mưa qua bao ngày bao tháng. Hình ảnh ấy khiến người đọc có cảm giác rằng đá Côn Sơn đã bao lâu “trơ gan cùng tuế nguyệt”. Có lẽ nó mang trong mình chiều dài năm tháng và bề dày của những trang lịch sử, là hình ảnh của một thiên nhiên lâu đời, nguyên thủy mà nhà thơ mến yêu và gắn bó.
Chính vì vậy, Nguyễn Trãi “ngồi trên đá như ngồi chiếu êm”. Lại là nghệ thuật so sánh rất đặc sắc, đưa thiên nhiên trở nên gần gũi vô cùng. Côn Sơn như ngôi nhà lớn, mà thảm rêu phơi kia đã trở thành chiếu êm của con người, giúp cho nhân vật trữ tình thảnh thơi ngồi nghỉ, để viết lên những vần thơ hay, êm êm như cảnh Côn Sơn.
Côn Sơn còn có những rừng thông tươi xanh bốn mùa, để nhà thơ hòa mình sảng khoái:
“Trong rừng thông mọc như nêm
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.”
Người xưa thường yêu thông, vì nó là loài cây không sợ sương tuyết, cứ xanh tươi và mọc thẳng bất chấp phong ba. Hình ảnh rừng thông khiến cho cảnh Côn Sơn trở nên hùng tráng, với cách so sánh giản dị “thông mọc như nêm”. Cánh rừng thông ấy không bao giờ gục ngã trong bão gió, đây là nét đẹp của sức sống, của niềm tin. Phải chăng ẩn ý của nhà thơ là như vậy?
Rồi, con người xuất hiện dưới bóng mát rừng thông, trong một hành động thể hiện tâm thế thoải mái, thân thuộc là “ta lên ta nằm”. Rừng và thi nhân hài hòa trong một mối gắn bó mật thiết, bóng thông mát rượi che cho nhà thơ say giấc nồng ban trưa. Người đọc như cảm nhận được một tâm hồn dạt dào thi hứng và yêu mến thiên nhiên quê hương của Nguyễn Trãi.
Côn Sơn không phải chỉ có thông reo, mà còn có rừng trúc tươi đẹp, hiền hòa, làm say đắm cả lòng người:
Trong rừng có bóng trúc râm
Trong màu xanh mát, ta ngâm thơ nhàn.
Cây trúc là loài cây đặc trưng của nhiều vùng quê Việt Nam. Có lẽ ở Côn Sơn thì trúc mọc thành rừng, nên nhà thơ dùng những cụm từ gợi tả như: “trúc râm”, “màu xanh mát” để vẽ lên cảnh đẹp. Trúc tượng trưng cho người quân tử trong thơ ca cổ, và cũng gợi lên những ý nghĩa tốt lành nhất.
Nhà thơ Nguyễn Khuyến khi viết về quê ông, vùng đồng bằng Bắc Bộ cũng điểm xuyết và hình bóng tương đẹp của trúc: “Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”. Trở về với Nguyễn Trãi, dưới bóng trúc, nhà thơ “ngâm thơ nhàn” thì thật là thú vui thanh cao, nguồn tưới tươi mát cho tâm hồn con người. Giọng ngâm thơ sang sảng khiến cho rừng trúc càng xanh, càng đẹp!
Bút pháp miêu tả bức tranh Côn Sơn của Nguyễn Trãi thật tài tình: hình ảnh thơ tươi đẹp, liên tưởng thú vị độc đáo, hình ảnh thiên nhiên và con người sóng đôi một cách tự nhiên…
Từ đó, ta thấy được sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên, và nhân cách thanh cao, ung dung của nhà thơ tòa sáng trên từng câu chữ. “Bài ca Côn Sơn” không phải chỉ là một bức tranh đẹp, nó quả thật còn là một bản nhạc về tình yêu thiên nhiên và niềm hạnh phúc khi được ngắm nhìn vẻ đẹp thiên nhiên quê hương của nhà thơ.
Xem thêm 👉 Giới Thiệu Về Một Cuốn Sách (Truyện) Lớp 8👉 ngoài Bài ca Côn Sơn
Bài Phân Tích Bài Ca Côn Sơn Đạt Điểm Cao
Từ thời cổ đại, chủ đề thiên nhiên luôn là một nguồn cảm hứng phong phú trong thơ ca. Các nhà thơ Việt Nam thời trung đại, đặc biệt là Nguyễn Trãi – nhà thơ tài hoa và anh hùng của dân tộc, đã sáng tác ‘Bài Ca Côn Sơn’ khi ông trở về ẩn dật tại quê nhà. Bài thơ không chỉ mô tả vẻ đẹp tĩnh lặng, thanh bình của thiên nhiên Côn Sơn mà còn lộ rõ tâm hồn tươi sáng của nhà thơ:
‘Suối Côn Sơn rì rầm chảy suốt
…
Trong bóng cây xanh, ta ngâm thơ mộng’
Mặc dù bản gốc của bài thơ được viết bằng chữ Hán, nhưng bản dịch ra tiếng Việt sử dụng hình thức lục bát du dương, tinh tế. Bản dịch được đánh giá cao về khả năng truyền đạt đầy đủ cảm xúc của bản gốc. Bức tranh Côn Sơn mở đầu bằng âm thanh nhẹ nhàng:
Tiếng suối Côn Sơn rì rầm,
Như âm nhạc nhẹ bên tai
Nhà thơ trải nghiệm thiên nhiên qua ánh nhìn đầu tiên, nơi phong cảnh Côn Sơn hiện lên tinh tế, yên bình. Tiếng suối tự nhiên được so sánh với ‘âm nhạc nhẹ bên tai’. Âm thanh thánh thót của đàn cầm thường truyền đạt cảm xúc và tâm hồn của nghệ sĩ. Tiếng suối, có lẽ là tiếng của núi rừng êm đềm, có thể là tâm tư nhẹ nhàng của nhà thơ.
Mô tả âm thanh suối bằng hình ảnh của đàn cầm là một cách miêu tả độc đáo, giúp độc giả cảm nhận như nhân vật đang tận hưởng âm nhạc tuyệt vời của thiên nhiên. Hồ Chí Minh cũng từng so sánh ‘Tiếng suối trong như tiếng hát xa’, kết nối âm thanh tự nhiên với âm thanh của con người. Hai nhà thơ, ở hai thời kỳ khác nhau, gặp gỡ trong tình yêu thiên nhiên, nhưng tiếng suối – đàn cầm của Nguyễn Trãi mang vẻ đẹp cổ điển, trong khi tiếng suối – tiếng hát của Hồ Chí Minh tỏa sáng hiện đại và trẻ trung…
Nhà thơ tận dụng việc mô tả tiếng suối để tái hiện không gian yên bình, kỹ thuật nghệ thuật biểu hiện sự yên tĩnh thông qua sự chuyển động. Trong không gian đó, hình ảnh nổi bật là:
‘Côn Sơn đá rêu phơi
Ngồi trên đá, như chiếu êm’
Nguyễn Trãi sử dụng cách miêu tả độc đáo để thể hiện vẻ độc đáo của ‘đá’ Côn Sơn, qua lớp màu rêu được tô điểm bởi ánh nắng và giọt mưa, như một biểu tượng của thời gian dày đặc và lịch sử sâu sắc. Đá Côn Sơn dường như đã trải qua rất nhiều ‘tuế nguyệt’, mang đến cảm giác của sự bền vững và độ lâu dài của tự nhiên.
Chiều dài và bề dày của lịch sử nằm trong hình ảnh này, tạo nên một thiên nhiên cổ kính, gần gũi với trái tim của nhà thơ. Việc ‘ngồi trên đá như ngồi chiếu êm’ không chỉ là một biểu tượng, mà còn là một sự so sánh tinh tế, làm cho thiên nhiên trở nên thân thiện. Côn Sơn như một ngôi nhà lớn, thảm rêu trải phơi trở thành chiếc chiếu êm cho con người, giúp nhân vật trữ tình ngồi nghỉ thoải mái, viết ra những bài thơ nhẹ nhàng, như cảnh Côn Sơn.
Côn Sơn còn sở hữu những rừng thông xanh tươi, nơi nhà thơ tận hưởng sự sảng khoái:
‘Rừng thông mọc như những cây nêm
Tìm bóng mát, ta nằm ta len.’
Người xưa luôn trân trọng cây thông, vì chúng không sợ gió tuyết, luôn xanh tươi và thẳng đứng kiên cường. Hình ảnh rừng thông làm cho Côn Sơn trở nên hùng vĩ, qua so sánh giản dị ‘thông mọc như những cây nêm’. Rừng thông không bao giờ gục ngã trước bão gió, thể hiện sức sống và lòng tin vững chắc.
Có lẽ ý của nhà thơ là như vậy? Sau đó, con người xuất hiện dưới bóng mát rừng thông, trong hình ảnh thoải mái, thân thuộc ‘ta nằm ta len’. Rừng và thi nhân hòa mình trong sự kết nối chặt chẽ, bóng thông mát mẻ che cho nhà thơ say giấc trưa, để lại cho người đọc một cảm giác của tâm hồn dâng trào với thơ ca và tình yêu quê hương của Nguyễn Trãi.
Côn Sơn không chỉ có tiếng reo của rừng thông, mà còn che phủ bởi rừng trúc xanh tươi, tạo nên bức tranh thanh bình và quyến rũ:
Trong bóng trúc, ta ngắm thơ nhàn,
Trong màu xanh mát, lòng say đắm.
Trúc là biểu tượng của lòng quân tử trong thơ cổ, và ở Côn Sơn, trúc trở thành rừng, với hình ảnh như ‘trúc râm’, ‘màu xanh mát’ để mô tả vẻ đẹp của cảnh quan. Trúc không chỉ là biểu tượng tích cực mà còn kích thích sự thanh cao. Dưới bóng trúc, Nhuyễn Trãi ‘ngâm thơ nhàn’, mang lại niềm vui thanh cao, như nguồn nước tươi mát làm tươi mới tâm hồn con người. Hình tượng trúc kết hợp với giọng ngâm thơ làm cho rừng trúc trở nên xanh tươi, hấp dẫn hơn!
Bức tranh Côn Sơn của Nguyễn Trãi được mô tả một cách tài tình: hình ảnh tươi đẹp, liên tưởng độc đáo, và sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người. Bút pháp này tạo nên một bản nhạc tuyệt vời về tình yêu thiên nhiên và niềm hạnh phúc khi chiêm ngưỡng vẻ đẹp tự nhiên của quê hương nhà thơ.
Xem thêm 👉 Viết Bài Văn Nghị Luận Về Một Vấn Đề Đời Sống 👉 ngoài Bài ca Côn Sơn lớp 8
Mẫu Phân Tích Bài Ca Côn Sơn Ngắn Gọn
Nguyễn Trãi một người quân sư tài ba, một nhà thơ lớn của dân tộc. Ông không trực tiếp đánh giặc nhưng qua ngòi bút của mình ông đã làm lung lay biết bao nhiêu quân xâm lược khiến cho chúng không cần đánh cũng đã thua rồi.
Căn bản là ở sự chính nghĩa của ta và ngòi bút sắc sảo không thể chối cãi được của Nguyễn Trãi. Tuy nhiên thì chúng ta không chỉ biết đến ông hùng hồn sắc sảo trong Bình Ngô đại cáo mà còn biết đến sự nhẹ nhàng của thiên nhiên trong Côn Sơn ca của ông. Có thể nói ông viết thơ ca chính luận cũng hay mà đến thơ ca thiên nhiên cũng hay không kém.
Bức tranh thiên nhiên Côn Sơn hiện lên thật đẹp qua cảm nhận của tác giả. Chúng ta như đắm chìm cùng những sắc đẹp nơi đây:
“Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
………
Trong rừng có bóng trúc râm,
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.”
Bức tranh thiên nhiên ấy hiện lên với âm thanh, màu sắc, hình ảnh rất đẹp. Chỉ có trong mấy câu thơ mà tác dụng sử dụng đến ba phép so sánh nhằm nhấn mạnh những vẻ đẹp thiên nhiên nơi đây. Tiếng suối Côn Sơn không giống như tiếng hát của người con gái trong Cảnh khuya, Hồ Chí Minh đã nói: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”.
Mà tiếng suối ở đây được ví như tiếng đàn cầm du dương bên tai, trong rừng rêu trên đá khiến cho nhà thơ ngồi trên đó cảm giác giống như là đang ngồi trên đệm êm. Những bóng trúc râm và những cây thông cao vút. Có thể nói nơi đây từ màu sắc xanh của cây rừng đến những tiếng suối rì rầm kia giao hòa với tâm hồn người nghệ sĩ. Dưới sự thoải mái của tâm hồn cũng như thanh thản tươi đẹp của thiên nhiên nhà thơ cất lên những câu thơ như ngâm nga trong khoảng không gian ấy.
Thông được so sánh như nêm để cho thấy được ở Côn Sơn những cây thông ấy quả thật rất nhiều. Phải chăng chính sự dày đặc của thông của trúc là nơi che chở tâm hồn nhà thơ tránh khỏi những bụi trần? Cũng có thể những cây thông kia là những người tri kỉ bầu bạn với nhà thơ.
Là một người nghệ sĩ thì thiên nhiên cảnh đẹp luôn làm cho người ta thoải mái và thăng hoa. Chính vì thế mà thiên nhiên chính là những gì mà nhà thơ tìm thấy được khi về quê ở ẩn. Nhà thơ đang vui say như thế nhưng giọng thơ bỗng nhiên như trùng lại vì những câu thơ tiếp theo nhà thơ bỗng trầm ngâm tự nói với mình, tự nhắc nhở mình:
“Về đi sao chẳng sớm toan,
Nửa đời vướng bụi trần hoàn làm chi?
………
Hai đàng khó sánh hiền ngu,
Đều làm cho thỏa được như ý mình. ”
Nhà thơ như thể hiện sự đúng đắn của mình khi cáo quan về ở ẩn. Nửa đời làm quan Nguyễn Trãi bị những nịnh thần chèn ép. Chính vì thế mà ông chán ghét cảnh quan trường sự tận trung của ông như thế được coi là đã đủ. Câu hỏi “Nửa đời vướng bụi trần hoàn làm chi?” như lời tự nhắc nhở của nhà thơ đối với chính bản thân mình.
Nhà thơ cũng giống như Nguyễn Bỉnh Khiêm “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn người đến chốn lao xao”. Để về được Côn Sơn một cách thật sự thì Nguyễn Trãi cũng phải trải qua biết bao nhiêu lần được vua mời ra làm quan. Ông tự cảm thấy vừa mừng vì được vua tín nhiệm nhưng cũng vừa sợ trước cảnh quan trường nhiều thủ đoạn bon chen.
Ông quả thật là một người “nhân nghĩa quá, trung thực quá, thanh liêm quá…” (Phạm Văn Đồng). Và phải chăng đó chính là bi kịch giằng xé trong Nguyễn Trãi. Ông muốn giúp nước giúp vua nhưng lại không muốn chịu cảnh quan trường bon chen hãm hại lẫn nhau.
Điều đó làm cho lương tâm ngay thẳng của ông không thể chấp nhận được. Mà một khi đã không còn thích với chốn quan trường ấy thì nhất quyết là không thể làm được gì. Thế rồi nhà thơ nói về quy luật ở đời. Đồng Trác đời Đông Hán, Nguyên Tải đời Đường kia đều có những công danh, vinh hóa phú quý cả một đời thế nhưng khi chết lại để lại tiếng xấu, còn Bá Di thúc tề đời Ân, Chu thà nhịn đói cũng không lấy thóc.
Hai cách sống, hai cách lựa chọn khác nhau ấy đã làm nổi bật lên quan điểm sống của Nguyễn Trãi đã chọn. Đó là thà có ăn uống nước lã đi chăng nữa mà để lại tiếng thơm muôn đời còn hơn là phú quý giàu sang để rồi để một đời ô nhục không bao giờ hết. Chung quy sự “hiền, ngu” ở đời đều là để thỏa ý mình mà thôi. Và cũng chính từ những suy nghĩ ấy Nguyễn Trãi như thể hiện cuộc đời triết lý nhân sinh của mình:
“Trăm năm trong cuộc nhân sinh,
Người như cây cỏ thân hình nát tan.
……….
Sào, Do bằng có tái sinh,
Hãy nghe khúc hát bên ghềnh Côn Sơn. ”
Nhà thơ ví thân phận của con người chẳng khác nào cây cỏ cả rất dễ nát tan, dễ bị dẫm đạp. Quan điểm triết lý ấy chưa hẳn là bi quan mà nó nói lên cái mong manh của sự sống chết của con người. Nó giống như câu thơ “Sông có khúc, người có lúc”. Thân phận con người không thể lúc nào cũng hiển đạt sung sướng được vì thế cho nên cũng giống như cây cỏ kia con người có lúc giàu sang hạnh phúc nhưng cũng có lúc nghèo khổ ô nhục.
Cái sự tốt tươi kia thay đổi tuần hoàn. Nguyễn Trãi viết “Côn Sơn ca” trước bao lâu vụ án Lệ Chi Viên xảy ra? Tâm trạng thời thế, triết lí về cuộc đời mà Nguyễn Trãi nói đến trong phần hai bài ca là cả một nỗi buồn thấm sâu, tỏa rộng trong tâm hồn nhà thơ. Suy cho cùng thì dẫu có hiển đạt hay nhục nhã thì khi chết đi con người cũng chẳng biết gì nữa. Đặc biệt là hai câu thơ cuối của tác giả đã thể hiện được sự thiết tha của Nguyễn Trãi:
“Sào, Do bằng có tái sinh,
Hãy nghe khúc hát bên ghềnh Côn Sơn. ”
Sài Phủ, Hứa Do đều là những vị quan thanh liêm thời vua Nghiêu Trung Quốc. Cả hai người ấy đều không màng danh lợi mà quyết định sống một cuộc đời ẩn dật chính vì thế mà nhà thơ như học tập những con người như thế. Và bằng tiếng gọi tha thiết nhà thơ như muốn nếu họ tái sinh thì hãy nghe khúc hát bên ghềnh Côn Sơn. Bài ca ấy thể hiện nỗi niềm của nhà thơ và phải chăng nhà thơ như muốn tìm những người tri kỉ, những người có thể hiểu được bản thân mình.
Như vậy qua đây ta thấy được những tâm tư tình cảm của Nguyễn Trãi qua bài thơ này. Nhà thơ về quê ở ẩn đắm chìm trong không gian cảnh vật nơi Côn Sơn, thiên nhiên ấy giống như tri kỉ của nhà thơ vậy. Hồn thơ cùng với thiên nhiên như hòa vào làm một. Đặc biệt qua đó ta cũng thấy được những quan điểm suy nghĩ của nhà thơ về sự “hiền, ngu” trong cuộc đời.
Tham khảo thêm 👉 Viết Văn Bản Thuyết Minh Giải Thích Một Hiện Tượng Tự Nhiên
Phân Tích Nghệ Thuật Côn Sơn Ca Chi Tiết
Nguyễn Trãi nhà văn hóa, nhà thơ lớn của dân tộc. Ông để lại số lượng tác phẩm đồ sộ, phong phú. Bên cạnh những tác phẩm thể hiện lòng yêu nước, thương dân thiết tha còn có một mảng sáng tác khác thể hiện tâm hồn rất thi sĩ của ông đó là mảng đề tài sáng tác về thiên nhiên, qua đó thể hiện lòng yêu thiên nhiên, cảnh vật ở mỗi vùng quê khác nhau. Côn sơn ca là một bài thơ như vậy.
Bài ca Côn Sơn được Nguyễn Trãi viết bằng chữ Hán với thể thơ khác, khi dịch được viết bằng thể thơ lục bát, một thể thơ thuần dân tộc. Tác phẩm nhiều khả năng được sáng tác vào thời gian Nguyễn Trãi bị chèn ép phải cáo quan trở về ở ẩn tại Côn Sơn. Nhưng trong bài thơ vẫn nổi bật lên là tình yêu thiên nhiên, cảnh vật sâu sắc của tác giả.
Viết về Côn Sơn trong sáng tác của Nguyễn Trãi có rất nhiều, nhưng ít có bài nào lại miêu tả cụ thể và chi tiết về Côn Sơn như vậy. Trong đoạn thơ được trích, cảnh vật Côn Sơn được miêu tả khá đầy đủ: dòng suối, phiến đá, rừng tùng, rừng trúc.
Điều đặc biệt khi miêu tả Côn Sơn tác giả đã vận dụng hết các giác quan để cảm nhận đầy đủ vẻ đẹp của nó: cảm nhận bằng âm thanh (rì rầm); cảm nhận bằng xúc giác (ngồi trên đá rêu như ngồi trên chiếu êm); cảm nhận bằng thị giác (màu xanh của rừng trúc) kết hợp với đó là biện pháp so sánh: như tiếng đàn cầm, như chiếu êm, như nêm đã gợi ra khung cảnh thiên nhiên lâu đời, nguyên thủy, tạo ra cảm giác thanh cao, mát mẻ, trong lành.
Côn Sơn đã được Nguyễn Trãi cảm nhận bằng sự hiểu biết, bằng tâm hồn thiết tha yêu quý, bởi vậy nó mang một vẻ đẹp sống động, đầy ắp âm thanh, đậm đà màu sắc, giàu chất nhạc, chất họa. Qua những cảm nhận đó ta còn thấy được những sáng tạo độc đáo của ông trong bút pháp thể hiện.
Nhà thơ đã lấy âm thanh của con người để ví với âm thanh của tiếng suối, khiến cho âm thanh đó trở gần gũi, ấm áp hơn. Thiên nhiên còn đáp ứng tất cả các yêu cầu khác của con người: nghe, nằm, ngâm thơ,… kết hợp với đại từ ta, khẳng định tư thế làm chủ trước thiên nhiên của con người. Nhưng đằng sau đó vẫn là sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên, đến với thiên nhiên để tìm lại cảm giác thanh tĩnh, yên bình cho bản thân.
Qua bức tranh phong cảnh Côn Sơn ta không chỉ thấy một Côn Sơn đẹp đẽ, trong lành mà còn thấy được tấm lòng của Nguyễn Trãi đối với nơi đây. Ông là người có lòng yêu thiên nhiên tha thiết, hơn nữa còn cho thấy tâm hồn thanh cao, giàu cảm xúc và mang trong mình nhân cách trong sáng của một nhà thơ lớn.
Trong đoạn trích, tác giả đã vận dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật, vẽ nên bức tranh Côn Sơn thật đẹp đẽ, trong trẻo. Sử dụng biện pháp liệt kê, so sánh (như ngồi chiếu êm, như nêm,…). Nhịp thơ đa dạng như bản nhạc, khiến cho cả bức tranh trở nên tươi vui, tràn đầy sức sống.
Bằng tình yêu thiên nhiên Côn Sơn tha thiết, Nguyễn Trãi đã khắc họa nơi đây thật trong trẻo, thanh bình. Con người và thiên nhiên hòa quyện làm một với nhau bắt nguồn từ nhân cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của chính Nguyễn Trãi.
Bật mí cách 🌻 Viết Đoạn Văn Ghi Lại Cảm Nghĩ Về Một Bài Thơ Tự Do Lớp 8 👉 ngoài Bài ca Côn Sơn
Phân Tích Nhân Vật Ta Trong Bài Ca Côn Sơn Xuất Sắc
Tác phẩm Bài ca Côn Sơn của tác giả Nguyễn Trãi sáng tác trong thời gian về ở ẩn Côn Sơn, sống giữa vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên, non nước hữu tình nơi này. Đọc Bài ca Côn Sơn, ta không khỏi ngỡ ngàng trước cái ta Nguyễn Trãi, một cái ta thấm đượm cái tình của tâm hồn thanh cao, trong sáng. Nguyễn Trãi là người suốt đời ôm ấp một lí tưởng cao đẹp: lí tưởng vì dân vì nước. Nỗi niềm dân nước thường trực canh cánh khôn nguôi trong ông.
Dưới triều Lê, Nguyễn Trãi những mong đem tài năng và trí lực của mình vào việc giúp ích cho nước, cho dân. Nhưng sống giữa cảnh bon chen ganh ghét ở triều đình, tài năng của Nguyễn Trãi bị đố kị; trong khi đó nhà vua lại tin theo những lời xúc xiểm, không trọng dụng những người như ông.
Mất lòng tin ở triều đình, Nguyễn Trãi đành phải cáo quan về ở ẩn, tìm về với ba khóm trúc vườn xưa để giữ cho tâm hồn được thanh sạch và cao đạo. Và Côn Sơn, ngọn núi tượng trưng cho khát vọng của Nguyễn Trãi về sự giao hoà giữa con người và vũ trụ, đã trở thành nơi để thi nhân tìm về.
Sống ở Côn Sơn, cái ta trữ tình của Nguyễn Trãi được khẳng định:
Côn Sơn suối chảy rì rầm
…
Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.
Trong các sáng tác trữ tình của Nguyễn Trãi, hầu như chủ thể trữ tình không xuất hiện trực danh mà chỉ ẩn đằng sau để kín đáo gửi trao cảm xúc, nỗi niềm:
Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén
Ngày vắng xem hoa rẽ cây.
(Ngôn chi – Bài 10)
Cùng lắm mới ngôn xưng là khách:
Khách đến, chim mừng, hoa xẩy động
Chè tiên, nước kín, nguyệt đeo về
(Thuật hứng – Bài 3)
Ở Côn Sơn ca thì khác. Nhân vật trữ tình đã xuất hiện với chân dung là cái ta – một cái ta nhàn và một cái ta thi sĩ.
Lúc thì ta mơ màng lắng nghe suối chảy, chim hót:
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Lúc thì mượn đá để ngồi (Hoàng Phủ Ngọc Tường) ngắm cảnh hoặc đánh cờ một mình:
Côn Sơn có đá rêu phơi
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm
Có lúc thì lại tha thẩn giữa đồi thông, tìm bóng mát nằm thảnh thơi:
Trong ghềnh thông mọc như nêm
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Rồi lại trầm mặc đứng dưới bóng trúc rợp mát màu xanh mà ngâm thơ, vịnh cảnh:
Trong rừng có trúc bóng râm
Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.
Thật là lãng mạn và thi vị. Một cái ta thi sĩ ngâm thơ nhàn, lắng nghe mọi rung động tinh tế của thiên nhiên và cảm nhận nó bằng tâm hồn nghệ sĩ (nghe tiếng suối mà như nghe tiếng đàn, ngồi trên đá lại tưởng ngồi chiếu êm).
Một cái ta thảnh thơi (dù là trong khoảnh khắc) dạo chơi, ngắm cảnh, nằm dưới bóng râm, ngâm thơ… Dường như Nguyễn Trãi đã quên đi hết mọi ưu phiền. Không còn cảnh bon chen giành giật của chốn cửa quyền nhiều hiểm hóc, lòng người cực hiểm, chỉ có người và cảnh quấn quýt giao hoà với nhau. Với nhân vật ta, cuộc sống ấy thật hạnh phúc và có ý nghĩa. Côn Sơn đã trở thành nhà của nhân vật ta – một ngôi nhà thân thương, ấm áp tình người.
Trong cảm quan của nhân vật ta, một thế giới nhân gian rộng mở để tâm hồn thi nhân tìm đến, đón nhận thi nhân trở về với chính mình.
Đoạn thơ đã khép lại mà hình ảnh nhân vật ta với tất cả những vẻ đẹp của nhân cách thanh cao và tâm hồn thi sĩ thì cứ sừng sững trước mặt người đọc.
Bài thơ “Côn Sơn Ca” không phải chỉ hay và đẹp ở ý và tình, nó là sự thể hiện sâu sắc nhất về một tâm hồn trong sạch, thanh thản, giàu xúc cảm, một nhân cách đẹp, vĩ đại, sống gần gũi, hài hòa với thiên nhiên. Nhân vật “ta” không phải chỉ là một nhà thơ yêu thiên nhiên thuần túy, mà còn là một bậc túc nho có khí tiết thanh cao, đang sống cuộc đời ẩn dật, nhưng chẳng phải là lánh việc đời. Bậc túc nho ấy đang có những giờ phút lắng đọng tâm hồn để chiêm nghiệm, và khi có cơ hội lại ra giúp nước giúp đời.
Tham khảo thêm 👉 Thảo Luận Ý Kiến Về Một Vấn Đề Trong Đời Sống Lớp 8 👉 ngoài Bài ca Côn Sơn