Bài Thơ Những Giọt Lệ: Bài Thơ Người Đi Một Nửa Hồn Tôi Mất

Bài Thơ Những Giọt Lệ ❤️️ Bài Thơ Người Đi Một Nửa Hồn Tôi Mất ✅  Bài Thơ Được Sáng Tác Vào Năm 1925 Và Được Trích Dẫn Trong Tập Thơ “Mật đắng” Của Hàn Mặc Tử.

Nội Dung Bài Thơ Những Giọt Lệ Của Hàn Mặc Tử

Bài thơ: Những Giọt Lệ
Tác giả: Hàn Mặc Tử

Trời hỡi, bao giờ tôi chết đi?
Bao giờ tôi hết được yêu vì,
Bao giờ mặt nhựt tan thành máu,
Và khối lòng tôi cứng tợ si?

Họ đã xa rồi khôn níu lại,
Lòng thương chưa đã, mến chưa bưa…
Người đi, một nửa hồn tôi mất,
Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ.

Tôi vẫn còn đây hay ở đâu?
Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu?
Sao bông phượng nở trong màu huyết,
Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu?

Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Thơ Hàn Mặc Tử Về Trăng ❤️️ Những Bài Thơ Hay, Nổi Tiếng Nhất

Ý Nghĩa Bài Thơ Người Đi Một Nửa Hồn Tôi Mất

Bài thơ này chứa đựng nỗi đau buồn của một người đàn ông sau khi chia tay với người yêu của mình và câu thơ “Người đi một nửa hồn tôi mất” là câu thơ nổi tiếng nhất trong bài thơ này.

Những Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Những Giọt Lệ Hay Nhất

☛ Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Những Giọt Lệ Hay Nhất

“Những giọt lệ” là bài thơ đầu tiên ở trong phần “Mật đắng” của tập “ Thơ điên” (Còn gọi là Đau thương ). Sau “Hương thơm” với những Tối tân hôn, Huyền ảo, Đà Lạt trăng mờ, Mùa xuân chín, Đây thôn Vĩ dạ, Mơ hoa… đầy huyền ảo, tráng lệ và thi vị, Hàn Mặc Tử ( HMT) bắt đầu nếm những giọt mật đắng.

Trời hỡi bao giờ tôi chết đi,
Bao giờ tôi hết được yêu vì,
Bao giờ mặt nhật tan thành máu,
Và khối lòng tôi cứng tợ si

HMT đã thốt lên ngay từ câu đầu tiên: “Trời hỡi bao giờ tôi chết đi,” Câu thơ thể hiện sự tuyệt vọng khôn cùng. Không phải là những câu hỏi, một dòng tự sự trào tuôn từ tâm hồn tác giả. Sự mất mát và nỗi đau trong tim đã khiến tác giả viết nên những câu thơ rớm máu.

Trong toàn bộ trước tác của mình, HMT có hai lần kêu trời ( Trời hỡi! nhờ ai cho khỏi đói? – Lang thang). Là một tín đồ Thiên chúa rất ngoan đạo, nhưng từ trong tiềm thức, từ vết thương lòng còn vẹn nguyên tươi mới, như một phản xạ, Phêrô Phanxicô Nguyễn Trọng Trí đã kêu trời mà không viện Chúa.

Chú ý rằng, giai đoạn sau này, khi nỗi đau đã đằm xuống, đã lắng lại, Hàn đã nương gửi rất nhiều trong Chúa (Xuân như ý – Thượng thanh khí). Tác giả muốn được chết đi, để hết yêu hết ghét, để cõi lòng khô cứng vô cảm để khỏi phải chịu nỗi đau vò xé trong lòng.

Hãy để ý một hình ảnh rất gợi trong khổ thơ: “Mặt nhật tan thành máu” tại sao không phải sự ví von nào khác mà lại muốn mặt trời tan thành máu? Máu, hồn, trăng… những hình ảnh ấy ta bắt gặp với tần suất rất cao trong thơ của HMT, đặc biệt là Thơ điên. Phải chăng chỉ có hình ảnh của máu mới diễn tả hết nỗi đau của thi nhân?

Tại sao tác giả lại đầy đau khổ và tuyệt vọng như thế, ta hãy tìm lời lý giải ở khổ thơ tiếp theo

Họ đã xa rồi khôn níu lại,
Lòng thương chưa đã, mến chưa bưa.
Người đi một nửa hồn tôi mất,
Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ.

“Họ” ở đây chính là người yêu của thi nhân, hai người đã chia tay và “họ” đã ra đi. Thế nhưng thi nhân không mong như thế, người vẫn muốn níu lại tình yêu. “Khôn” có ý nghĩa níu kéo, tiếc nuối (khôn nguôi), biểu cảm hơn nhiều từ “không” vô cảm.

Bởi vì: “lòng thương chưa đã, mến chưa bưa,” câu thơ vừa trần trụi, thực tế vừa hoài niệm khôn cùng, vừa thật thà, vừa tinh tế. Từ sự nuối tiếc ấy mạch thơ đẩy tiếp đến hai câu tuyệt tác: “Người đi một nửa hồn tôi mất/ Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ” Tác giả hai lần nhắc đến từ một nửa như muốn thể hiện sự mất mát, chia phôi.

Cách đấy hai thế kỷ, Nguyễn Du đã viết: “Vầng trăng ai xẻ làm đôi” và ở một bài thơ khác HMT cũng viết: Hôm nay có một nửa trăng thôi/ Một nửa trăng ai cắn vỡ rồi…/Ta nhớ mình xa thương đứt ruột/ Gió làm nên tội buổi chia phôi! (Một nửa trăng) chắc cũng đều xuất phát từ một tâm trạng, một nỗi niềm như thế.

Nếu hai câu trên là những dòng trần thuật phảng phất tiếc nuối, hoài niệm thì hai câu còn lại là sự thú nhận của tác giả với chính mình về sự mất mát ấy, sự mất mát đã làm cho thi nhân yếu đuối, dại khờ, tràn lệ và ước sao cõi lòng có thể “cứng tợ si”.

Tôi thích cách dùng một số từ ngữ rất hay, rất độc đáo của HMT trong bài thơ này: tợ (mà không phải tựa); Khôn ( mà chẳng phải không); bưa (một từ địa phương, còn xuất hiện trong câu thơ: “Đã no nê, đã bưa rồi, thế hệ” – Đêm xuân cầu nguyện). Đôi khi người ta có thể quên cả bài thơ và ý nghĩa rắc rối của nó, nhưng lại rất nhớ một câu thơ là lạ trong đó như: “Lòng thương chưa đã, mến chưa bưa”.

Tôi vẫn còn đây hay ở đâu?
Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu?
Sao bông phượng nở trong mầu huyết
Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu?

Cả khổ thơ là những câu hỏi nối tiếp nhau, không lời đáp, là tiếng lòng tha thiết thoát ra từ trái tim đau khổ. Thi nhân rơi vào trạng thái tuyệt vọng, không nhận biết được chính mình. Một trạng thái tâm lý thường gặp trong thơ mới khi các tác giả muốn tìm hiểu bản ngã của mình, hướng tới cái Tôi đích thực. (Chế Lan Viên – Ai bảo giùm ta có có ta không? – Điêu tàn).

Toàn bộ hồn vía của câu thơ thứ hai thu vào trong từ “bỏ”, nó thể hiện rõ nhất tâm trạng của tác giả. Trong tâm trạng ấy, màu hoa phượng rất đỗi thân thuộc của tuổi thơ đã trở nên màu huyết, và những đốm lửa đỏ tươi màu máu ấy như những giọt lệ nhỏ trong lòng thi nhân. Hoa phượng đã trở nên người bạn tri giao.

Tác giả đặt câu hỏi nhưng thực ra là tự trả lời đấy thôi. Và ở đây, nước mắt lại chảy vào lòng. “Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu?” Nó không còn là những giọt lệ thông thường nữa, nước mắt đã trở thành những hạt ngọc. Thi nhân quý trong những giọt nước mắt của mình, những giọt lệ cho mối tình giang dở mà người tôn thờ. Thật đáng quý biết bao những giọt lệ như thế.

Trong cuộc đời ngắn ngủi 28 năm trần thế của mình, HMT đã có và chia tay nhiều mối tình, nhưng Mộng Cầm là mối tình sâu sắc nhất. Thi sĩ đã dành hẳn những tập thơ ưng ý nhất của mình để tặng cho mối tình ấy (Thơ điên, Xuân như ý): Trăm năm vẫn một lòng yêu/ Và còn yêu mãi rất nhiều em ơi… ( Muôn năm sầu thảm). Không chỉ nhỏ lệ, HMT còn nhỏ máu, phun máu, trào hồn,… :

Máu tim ta tuôn ra làm biển cả…( Biển hồn ta)
Ta muốn hồn trào ra đầu ngọn bút ( Rớm máu)

“Những giọt lệ” là cung bậc cảm xúc đầu tiên, là những xót xa, đau đớn, day dứt, u hoài mà HMT đã dành cho mối tình của mình như thi nhân từng nói: ” Nàng đánh tôi đau quá, tôi bật ra tiếng khóc, tiếng gào, tiếng rú. Có ai ngăn cản được tiếng lòng tôi! Tôi đã sống mãnh liệt và đầy đủ. Sống bằng tim, bằng phổi, bằng máu, bằng lệ, bằng hồn… Tôi đã vui buồn, giận, hờn đến gần đứt sự sống” ( Tựa Thơ điên).

Nguồn cảm hứng của thi nhân xuất phát tận trong đáy hồn đau khổ vô biên, và tuôn ra ” khi máu cuồng rền vang dưới ngòi bút”. Nó đưa ta vào một ” vườn thơ rộng rinh, không bờ bến, càng đi xa càng ớn lạnh…”

☛ Mẫu Cảm Nhận Bài Thơ Những Giọt Lệ Của Học Sinh Giỏi

Những giọt lệ thơ đã bắt đầu bằng những lời tự vấn lòng mình trong nỗi ám ảnh của sự sống bị hủy diệt. Một lời van, một nỗi hờn, một cảm giác đớn đau vì thất tình đã hòa tan vầng mặt trời trong máu. “Bao giờ… bao giờ… bao giờ?”, tất cả những lời ấy như một cơn lốc xoáy cuộn tâm hồn vào chốn hư vô băng cứng.

Đàng sau mong mỏi được chết là khát vọng sống riết róng; đàng sau lời chối bỏ tình yêu là trái tim ngộp thở vì yêu, đàng sau sự đóng băng xúc cảm là nỗi lòng đang tổn thương, lột xác trở về vẹn nguyên hình hài ban sơ yếu ớt run rẩy vì tuyệt vọng. Cảm giác ấy chỉ có thể và phải là Hàn Mặc Tử diễn đạt thì mới thực. Bởi nó được viết ra giữa lúc thống khổ dâng tràn.

Ở đâu, cội nguồn của những tổn thương dày vò ấy? Là hoàn cảnh “họ đã xa rồi” ư? Nhân gian bao lần nhỏ lệ biệt ly! Hay là do “khôn níu lại”? Cũng chẳng có gì mới mẻ những nuối tiếc về một điều quí giá đã mất đi. Sự lý giải nằm ngay trong ẩn số của tâm hồn :

Lòng thương chưa đã , mến chưa bưa

Đó là khát vọng mãnh liệt nhất đã tan thành mây khói, lững lờ trong những chữ “chưa” đau đáu khát khao. Nếu dùng chữ “không” để tăng thêm cảm giác tuyệt vọng thì thực chất bài thơ sẽ bị hỏng hoàn toàn. Có lẽ Hàn Mặc Tử cũng chẳng phải đắn đo những chữ “không” – “chưa” như một thi sĩ mới học nghề muốn cường điệu hóa cảm xúc.

Bởi trong giờ phút ấy, chỉ có tấm lòng thành thực nhất mới tự nhiên kết thành chữ “chưa” đầy nước mắt, ám ảnh của những hạnh phúc đã trải qua và nỗi bất hạnh thực tại. Thời gian ngưng đọng trong khoảnh khắc để nhà thơ ý thức rất rõ khoảng trống chân không vô trọng lực của lòng mình. Tất cả quay cuồng, đảo lộn, là cảm nhận :

Tôi điên tôi nói như người dại
Van lạy không gian xóa những ngày

Là sự hòa trộn:

Xin dâng này máu đang tươi
Này đây tiếng khóc giọng cười chen nhau

Là nửa mê, nửa tỉnh, nửa chết nửa tồn tại:

Người đi một nửa hồn tôi mất
Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ

Trong tiếng lòng của thi nhân, ta nghe một nỗi niềm thiết tha cùng cuộc sống, với con người. Tình Yêu ấy đâu chỉ là tình cảm lứa đôi mà còn là tình yêu lớn thi nhân dành cho đời. Vậy nên, trong giờ phút biệt ly thống khổ, nhà thơ đã bộc lộ niềm đau dâng lên đỉnh điểm.

Khổ thơ cuối là sự diễn tả chi tiết của trạng thái thất tình, từ nhận thức đến vô thức, trong cái nhìn chập chờn ảo ảnh. Sẽ chẳng có gì đáng nói ở khổ thơ này ngoại trừ những dẫn chứng tuyệt đối chính xác cho một bác sĩ tâm thần học, nếu như không có “những giọt châu” khép lại bài thơ. Đó là phẩm chất của “những giọt lệ” tình. Để gọi về một Tình Yêu sống trọn với một “lòng thương” đang nức nở.

☛ Mẫu Cảm Nhận Bài Thơ Những Giọt Lệ Xuất Sắc Nhất

Người đi một nửa hồn tôi mất là một câu thơ chất chứa nỗi niềm đau đớn, buồn thương của nhà thơ Hàn Mặc Tử. Câu thơ này được trích dẫn từ bài thơ Những giọt lệ nổi tiếng (phần Mật đắng – Tập Thơ điên).

Tiếp nối mạch cả xúc của “Hương thơm” với Tối tân hôn, Huyền ảo, Đà Lạt trăng mờ… thì lúc này nhà thơ lại đã bắt đầu nếm những cay đắng. Đó cũng chính là nguồn cảm hứng để nhà thơ viết lên câu thơ xót xa: Người đi một nửa hồn tôi mất. Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết này ngay nhé!

Trời hỡi, bao giờ tôi chết đi?
Bao giờ tôi hết được yêu vì,
Bao giờ mặt nhật tan thành máu
Và khối lòng tôi cứng tựa si?

Họ đã xa rồi khôn níu lại,
Lòng thương chưa đã, mến chưa bưa…
Người đi một nửa hồn tôi mất,
Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ.

Tôi vẫn còn đây hay ở đâu?
Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu?
Sao bông phượng nở trong màu huyết,
Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu?

Trong cuộc đời của mình Hàn Mặc Tử đã chia tay nhiều mối tình. Tuy nhiên Mộng Cầm là mối tình sâu sắc nhất của nhà thơ. Đó cũng chính là nguồn cảm hứng của nhà thơ sáng tác nên tập thơ ứng ý nhất. Tập thơ này để tặng cho mối tình ngắn ngủi ấy.

Mở đầu bài thơ Hàn Mặc Tử đã thốt lên với câu đầu tiên: Trời hỡi bao giờ tôi chết đi?” Câu thơ này đặt ra một câu hỏi phải bao nhiêu tuyệt vọng thì con người ta mới có thể đau đớn xót xa tới vật. Với Hàn Mặc Tử khi đó chính là nỗi thất vọng khôn nguôi. Bởi nhà thơ mất mát và đau khổ chính là nguồn cảm hứng để nhà thơ viết nên những vần thơ này. Toàn bộ bài thơ Những giọt lệ nhà thơ đã có hai lần than trời.

Trời hỡi, bao giờ tôi chết đi?
Bao giờ tôi hết được yêu vì,
Bao giờ mặt nhật tan thành máu
Và khối lòng tôi cứng tựa si?

Sở dĩ tác giả muốn chết đi bởi như vậy mới hết yêu hết ghét và để lòng khô cứng cũng như những vết thương lòng không nhói đau. Đó cũng chính là lý do nhà thơ sử dụng câu thơ Mặt nhật tan thành máu.. Hình ảnh này ta bắt gặp nhiều trong tập Thơ điên. Có lẽ chỉ có hình ảnh của máu mới diễn tả được hết nỗi đau của người thi nhân

Người đi một nửa hồn tôi mất – Câu thơ tình buồn của Hàn Mặc Tử

Tại sao ở khổ đầu tiên nhà thơ lại có cảm xúc như vậy. Bởi khi này hai người đã chia tay. Tuy nhiên đó không phải là điều mà nhà thơ mong muốn, bởi người vẫn muốn níu giữ tình yêu. Đó là sự tiếc nuối khôn nguôi đối với một mối tình. Những câu thơ này gợi lên một sự hoài niệm xót xa. Từ sự tiếc nuối ấy nhà thơ đã thốt lên câu Người đi một nửa hồn tôi mất.

Họ đã xa rồi khôn níu lại,
Lòng thương chưa đã, mến chưa bưa…
Người đi, một nửa hồn tôi mất,
Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ.

Nếu như hai câu trên là những dòng trần thuật và hoài niệm thì hai câu cuối lại là sự thú nhận của nhà thơ đối với sự mất mát. Bởi chính sự mất mát này đã làm cho nhà thơ yếu đuối và dại khờ. Nó tràn lệ và làm cho hồn của nhà thơ bỗng dại khờ.

Cả khổ thơ cuối cùng chính là những câu hỏi dồn dập không hồi đáp và cũng chính là tiếng lòng của người thi nhân. Phải rơi vào trạng thái tuyệt vọng như vậy mới làm con người ta không còn nhận biết được chính mình. Đó cũng chính là trạng thái tâm lý muốn hướng tới cái tôi đích thực và đi tìm bản ngã của mình.

Tôi vẫn còn đây hay ở đâu?
Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu?
Sao bông phượng nở trong màu huyết,
Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu?

Trong tâm trạng ấy làm màu hoa phượng – màu hoa gắn liền với tuổi thơ cũng trở thành màu huyết. Và những đốm lửa nhỏ ấy cũng chính là những giọt lệ trong lòng người thi nhân. Đó cũng chính là những giọt lệ của mối tình còn giang dở. Thật đáng quý biết bao với các mối tình như thế.

Người đi một nửa hồn tôi mất là một câu thơ hay và xuất sắc trong bài Những giọt lệ. Đó là những cảm xúc đầu tiên đầy đau đớn, xót xa mà nhà thơ dành cho mối tình của mình. Đọc bài thơ, chúng ta dễ dàng cảm nhận được những suy tư và nỗi niềm của ông. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này nhé!

Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Thơ Hàn Mặc Tử Viết Cho Mộng Cầm, Chuyện Tình ❤️️ Chùm Thơ

Viết một bình luận