Bài Thơ Quốc Tế Ca: Nội Dung + Ý Nghĩa + Phân Tích

Bài Thơ Quốc Tế Ca ❤️️ Nội Dung, Ý Nghĩa, Phân Tích ✅ Đây Là Bài Ca Chính Thức Của Giai Cấp Vô Sản Trên Thế giới, Ra Đời Từ Phong Trào Công Nhận Của Pháp Cuối Thế Kỷ 19.

Nội Dung Bài Thơ Quốc Tế Ca

Thohay.vn chia sẻ đến bạn bài “Quốc Tế Ca” và bản dịch các bạn tham khảo tại đây.

L’internationale
Tác giả: Eugène Pottier

Debout ! les damnés de la terre !
Debout ! les forçats de la faim !
La raison tonne en son cratère :
C’est l’éruption de la fin.
Du passé faisons table rase,
Foule esclave, debout ! debout !
Le monde va changer de base :
Nous ne sommes rien, soyons tout !

C’est la lutte finale :
Groupons-nous, et demain,
L’Internationale
Sera le genre humain

Il n’est pas de sauveurs suprêmes :
Ni Dieu, ni César, ni tribun,
Producteurs, sauvons-nous nous-mêmes !
Décrétons le salut commun !
Pour que le voleur rende gorge,
Pour tirer l’esprit du cachot,
Soufflons nous-mêmes notre forge,
Battons le fer quand il est chaud !

C’est la lutte finale :
Groupons-nous, et demain,
L’Internationale
Sera le genre humain

L’État opprime et la loi triche ;
L’Impôt saigne le malheureux ;
Nul devoir ne s’impose au riche ;
Le droit du pauvre est un mot creux.
C’est assez, languir en tutelle,
L’égalité veut d’autres lois ;
« Pas de droits sans devoirs, dit-elle
« Égaux, pas de devoirs sans droits ! »

C’est la lutte finale :
Groupons-nous, et demain,
L’Internationale
Sera le genre humain

Hideux dans leur apothéose,
Les rois de la mine et du rail
Ont-ils jamais fait autre chose
Que dévaliser le travail ?
Dans les coffres-forts de la bande
Ce qu’il a créé s’est fondu
En décrétant qu’on le lui rende
Le peuple ne veut que son dû.

C’est la lutte finale :
Groupons-nous, et demain,
L’Internationale
Sera le genre humain

Les Rois nous soûlaient de fumées,
Paix entre nous, guerre aux tyrans !
Appliquons la grève aux armées,
Crosse en l’air, et rompons les rangs !
S’ils s’obstinent, ces cannibales,
À faire de nous des héros,
Ils sauront bientôt que nos balles
Sont pour nos propres généraux

C’est la lutte finale :
Groupons-nous, et demain,
L’Internationale
Sera le genre humain

Ouvriers, paysans, nous sommes
Le grand parti des travailleurs ;
La terre n’appartient qu’aux hommes,
L’oisif ira loger ailleurs.
Combien de nos chairs se repaissent !
Mais si les corbeaux, les vautours,
Un de ces matins, disparaissent,
Le soleil brillera toujours !

C’est la lutte finale :
Groupons-nous, et demain,
L’Internationale
Sera le genre humain

Bản dịch Quốc tế ca
Tác giả: Hồ Chí Minh

Điệp khúc

Trận này là trận cuối cùng
Ầm ầm đoàn lực, đùng đùng đảng cơ,
Lanh-téc-na-xi-ônan-lơ
Ấy là nhân đạo, ấy là tự do.

Đoạn I

Hỡi ai nô lệ trên đời,
Hỡi ai cực khổ đồng thời đứng lên!
Bất bình này chịu sao yên,
Phá cho tan nát một phen cho rồi!
Bao nhiêu áp bức trên đời,
Sạch sành sanh phá cho rồi mới tha!
Cuộc đời này đã đổi ra,
Xưa kia con ở nay là chủ ông!

Đoạn II

Công nông ta có đảng to,
Có nhớ ta mới có kho có tài.
Trời sinh đất để cho người,
Những đồ lười biếng thì mời đi đi,
Những đồ ǎn xổi ở thì,
Mình làm chúng hưởng lẽ gì xưa nay.
Nếu đem diệt sạch lũ này,
Mặt trời vẫn cứ ngày ngày xuân dung!

Đoạn III

Việc ta ta phải gắng lo,
Chẳng nhờ trời phật chẳng nhờ thần linh.
Công nông mình cứu lấy mình,
Sửa sang thế đạo kinh dinh nhân quyền.
Muốn cho đánh đổ cường quyền,
Tự do bình đẳng vẹn tuyền cả hai.
Thụt lò ta phải ra tay,
Sắt kia đang nóng đập ngay mà dùng!

Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Bài Ca Du Kích [Hồ Chí Minh] ❤️️ Nội Dung, Cảm Nhận

Ý Nghĩa Bài Thơ Quốc Tế Ca

Bài thơ Quốc tế ca có ý nghĩa kêu gọi nhân dân lao động đứng lên đấu tranh cho tự do, bình đẳng và nhân quyền, phá tan áp bức và cường quyền, xây dựng một xã hội mới với sự tham gia của công nông.

Hoàn Cảnh Ra Đời Của Bài Thơ Quốc Tế Ca

Trước hết cần khẳng định xuất xứ của bài hát “Quốc tế ca” là bài thơ “Quốc tế” của một thanh niên yêu nước người Pháp. Đó là EUGENE DOTTER, sinh ngày 4/10/1816 tại Pari trong một gia đình công nhân.

Lớn lên trong thời kỳ sôi sục của  cuộc cách mạng dân quyền Pháp, ông sớm hấp thụ những tư tưởng tiến bộ và gia nhập Quốc tế Cộng sản. Khi cuộc chiến tranh Pháp – Phổ (Đức) nổ ra, ông phản đối gay gắt cuộc chiến tranh phi nghĩa này. Lúc quân Phổ tiến vào nước Pháp, ông kêu gọi nhân dân đứng lên bảo vệ Tổ quốc.

Ông được bầu làm Ủy viên Công xã Pari, hoạt động trong Hội liên hiệp các nghệ sỹ. Với lòng ngưỡng mộ vô bờ bến Công xã Pari và với niềm tin mãnh liệt vào thắng lợi cuối cùng của giai cấp vô sản, ông đã sáng tác bài thơ “Quốc tế” với niềm tin “Lanh-téc-na-xi-ô- nan-lơ” sẽ là xã hội tương lai.

Bài thơ là lời kêu gọi đấu tranh, là bản tóm tắt đầy tài năng những nguyên lý của cách mạng vô sản. Do bị kiểm soát ngặt nghèo nên mãi 16 năm sau bài thơ mới được in trong tập thơ “Những bài ca cách mạng” và mới được mọi người biết đến.

Đến năm 1888, Pierre Degeyter, Đảng viên Đảng Công nhân Pháp dựa trên lời thơ của bài thơ “Quốc tế” đã phổ nhạc thành bài hát “Quốc tế ca”.

Ngày 23/7/1888, lần đầu tiên bài “Quốc tế ca” được ban đồng ca của Đảng Công nhân ở thành phố Lin (Pháp) hát trong ngày lễ. Cuối năm 1888, 6.000 bản nhạc được phát hành phổ biến rộng rãi ở nước Pháp và nước Bỉ. Tại đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản 2 (1889), “Quốc tế ca” được các đại biểu hát vang và sau đó lập tức được dịch ra nhiều thứ tiếng, truyền đi khắp thế giới, trở thành bài ca của toàn thể giai cấp vô sản trên hành tinh này.

Từ đấy “Dù người công nhân giác ngộ có lạc vào một nước nào, đến nơi nào, có cảm thấy xa lạ đến mấy, dù không biết tiếng, không quen người, xa Tổ quốc, cứ nghe điệu hát quen thuộc của “Quốc tế ca” thì người ấy cũng tìm được đồng chí và bạn hữu của mình”.

Năm 1925, Quốc tế ca lần đầu tiên được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc dịch ra tiếng Việt, hát theo điệu dân ca Việt Nam, đăng trên 2 tờ báo bí mật: Thanh niên và Công nông:

Hỡi ai nô lệ trên đời
Hỡi ai cực khổ đồng thời đứng lên!.
Bất bình này chịu sao yên,
Phá cho tan nát một phen cho rồi!.
Bao nhiêu áp bức trên đời
Sạch sành sanh phá cho rồi mới tha!
Cuộc đời này đã đổi ra,
Xưa kia con ở, nay là chủ công!.

(Điệp khúc):

Trận này là trận cuối cùng
Ầm ầm đoàn lực đùng đùng đảng cơ
Lanh – téc – na – xi – ô – nan – lơ
Ấy là nhân đạo, ấy là tự do.

Năm 1929 – 1930, một số thanh niên cách mạng Việt Nam học tại trường Đại học Phương Đông do Quốc tế Cộng sản mở tại Mát-xcơ-va (Liên xô) dịch bài “Quốc tế ca” ra tiếng Việt theo nhạc quốc tế. Bản dịch này được hát từ năm 1930 đến 1945 trong các cuộc mít tinh.

Tại Hà Nội, “Quốc tế ca” được hát lần đầu tiên vào năm 1938 trong cuộc mít tinh kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động 1/5 ở khu Đấu Xảo (nay là Cung văn hóa lao động). Từ năm 1945, bài “Quốc tế ca” được sửa đổi như hiện nay mà những người cộng sản Việt Nam vẫn hát.                                                    

Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Bài Thơ Lịch Sử Nước Ta [Hồ Chí Minh] ❤️️ Nội Dung, Phân Tích

Viết một bình luận