Chó Sói Và Chiên Con Lớp 7 [Nội Dung Truyện + Tóm Tắt + Bài Học]

Chó Sói Và Chiên Con Lớp 7 ❤️️ Nội Dung Truyện, Tóm Tắt, Bài Học ✅ Gợi Ý Cách Soạn Bài, Đọc Hiểu, Tóm Tắt Câu Chuyện Nhanh Nhất.

Nội Dung Truyện Chó Sói Và Chiên Con Lớp 7

Hãy cùng tìm hiểu nội dung truyện ngụ ngôn Chó sói và chiên con lớp 7 trong bài viết hôm nay nhé!

Chó sói và chiên con
Tác giả: La Phông-ten

Kẻ mạnh, cái lẽ vẫn già,
Chuyện này tức khắc giải ra rõ ràng.
Dòng suối trong, chiên đang giải khát,
Dạ trống không, sói chợt tới nơi,
Đói, đi lảng vảng kiếm mồi,
Thấy chiên, động dại bời bời thét vang:
– Sao mày dám cả gan vục mõm
Làm đục ngầu nước uống của ta?
Tội mày phải trị không tha!
Chiên con sửng sốt thưa qua mấy lời:
– Xin bệ hạ hãy nguôi cơn giận,
Xét lại cho tường tận kẻo mà…
Nơi tôi uống nước phải là
Hơn hai chục bước cách xa dưới này.
Chẳng lẽ kẻ hèn này có thể
Khuấy nước ngài uống phía nguồn trên.
Con quái ác lại gầm lên:
– Chính mày khuấy nước ai quên đâu là
Mày còn nói xấu ta năm ngoái.
– Nói xấu ngài, tôi nói xấu ai,
Khi tôi còn chửa ra đời?
Hiện tôi đang bú mẹ tôi rành rành.
– Không phải mày thì anh mày đó!
– Quả thật tôi chẳng có anh em.
– Thế thì một mống nhà chiên
Quân bay có đứa nào kiềng sói đâu!
Chiên, chó, người cùng nhau một thói.
Họ mách ta, ta phải báo thù.
Dứt lời, tha tận rừng sâu
Sói nhai chiên đỏ, chẳng cầu đôi co.

Đọc hiểu tác phẩm 🔰Quan Âm Thị Kính 🔰 Nội Dung Vở Chèo, Tóm Tắt, Phân Tích

Kể Lại Truyện Ngụ Ngôn Chó Sói Và Chiên Con

Các em học sinh có thể tham khảo cách kể lại truyện ngụ ngôn Chó sói và chiên con thông qua mẫu gợi ý sau đây.

Truyện kể về một cuộc đối thoại giữa con sói đói và chú chiên con tội nghiệp bên bờ suối. Sẵn cơn đói bụng, chó sói tìm mọi cách để buộc tội chiên con, nhằm hợp lí việc mình ăn thịt con vật nhỏ bé kia.

Đầu tiên, nó buộc tội chiên con làm đục nước uống cùng mình. Nhưng than ôi, rõ ràng là sói uống nước ở nguồn trên, cách chỗ chiên con uống nước hơn hai chục bước. Nghe chiên con giải thích. Sói lại tiếp tục gợi chuyện. Nó bảo rằng năm ngoái, đã nghe thấy chiên con nói xấu về mình. Chiên con vội phân bua: Năm ngoái tôi còn chưa ra đời, bây giờ vẫn còn đang bú sữa mẹ.

Sói lại tiếp tục đổ tội rằng thế thì chính là anh chị của chiên con. Lần này, chiên con lại giải thích: Mẹ chỉ sinh mỗi tôi thôi, nên tôi chẳng có anh chị em nào cả. Đến mức này, sói chẳng thể chịu được nữa. Cơn đói bụng cồn cào khiến nó quên hết mọi chuyện, không thể bịa đặt được gì để vu oan cho chiên con nữa. Nó gào lên chiên con với chó và người là một hội cùng nhau nói xấu về nó. Nói xong nó lao lên ăn thịt chiên con tội nghiệp.

Về Tác Giả

Tổng hợp một số thông tin về tác giả La Phông-ten, người viết nên câu chuyện Chó sói và chiên con.

  • La Phông-ten sinh năm 1621 và mất năm 1695.
  • Quê quán: Pháp
  • La Phông-ten viết nhiều thể loại: thơ, tiểu thuyết, kịch, truyện, ngụ ngôn. Tập “Truyện” (1665) được nhiệt liệt hoan nghênh. Song chủ yếu La Fôngten là nhà ngụ ngôn với tập “Ngụ ngôn” (1668 – 94) nổi tiếng. Ngụ ngôn của La Fôngten có nguồn gốc ở ngụ ngôn của Êdôp (Ésope), Pheđrơ (Phèdre), ở ngạn ngữ của người Hinđu (Hindu), ở truyện phương Đông.
  • Tập thơ “Ngụ ngôn” của La Phông-ten là “một vở kịch có trăm hồi khác nhau”, với những ý nghĩa sâu sắc, những lời răn ý nhị, những đối thoại tuyệt diệu, tâm lí nhân vật tinh tế. Có những ngụ ngôn răn dạy luân lí, có những ngụ ngôn châm biếm. Càng về sau, ngụ ngôn La Phông-ten có tầm cỡ những bức tranh xã hội, chính trị rộng lớn.

Tìm hiểu thêm văn bản🍃 Đi Lấy Mật 🍃 Nội Dung Tác Phẩm, Giá Trị, Phân Tích

Về Tác Phẩm Chó Sói Và Chiên Con

Về tác phẩm Chó sói và chiên con, đây là một câu chuyện ngụ ngôn được trình bày dưới thể truyện thơ hết sức đặc sắc. Câu chuyện này có phương thức biểu đạt là biểu cảm, tự sự.

Chó sói và chiên con có bố cục gồm 2 phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “ngài uống phía nguồn trên”: Chiên con đang uống nước, bị sói đến đe dọa và lời giải thích của chiên con
  • Phần 2: Còn lại: Sói cố tình vặn vẹo lời giải thích của chiên con vì muốn ăn thịt chiên con.

Xuất Xứ Và Hoàn Cảnh Sáng Tác Chó Sói Và Chiên Con

Về xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác văn bản Chó sói và chiên con thì văn bản này được in trong Ngụ ngôn chọn lọc La Phông-ten, truyện Chó sói và chiên con, năm 1985.

Khám phá thêm🌱 Bầy Chim Chìa Vôi 🌱 Nội Dung, Ý Nghĩa

Ý Nghĩa Truyện Chó Sói Và Chiên Con

Ý nghĩa truyện “Chó sói và chiên con” phản ánh thói xấu: kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu thế. Qua câu chuyện đó, em hiểu được rằng với những kẻ độc ác và xấu xa thì mọi lí lẽ đều sẽ bị chúng bẻ cong nhằm có lợi cho bản thân mình. Thật đáng ghét và lên án thay.

Bài Học Chó Sói Và Chiên Con

Văn bản “Chó sói và chiên con” nói về đề tài kẻ mạnh và chân lí. Câu chuyện mang đến những bài học đắt giá trong cuộc sống trong các trường hợp đối diện với kẻ thù. 

Không Nên Nói Lý Lẽ Với Những Kẻ Ác

  • Cừu hiểu rõ rằng Sói là kẻ thù tự nhiên của mình, bản tính cực kì ác độc và tàn bạo, là động vật ăn thịt nên cực kì nguy hiểm. Những đối tượng ác độc như thế này không bao giờ chịu nghe lý lẽ, hoặc lời giải thích của đối phương, vì vậy, có thể khẳng định dùng lý lẽ để nói chuyện với những kẻ như thế này là không cần thiết và không có hiệu quả.
  • Sói cũng như những kẻ xấu trong xã hội chỉ quan tâm đến lợi ích mà bản thân sẽ đạt được, bất chấp chuyện đó trái với lẽ thường tình, đạo đức, phẩm chất thậm chí là dùng mọi thủ đoạn. Trong đoạn thơ trên, Sói không tiếp thu những lý lẽ của Cừu mặc dù đó là những lý lẽ đúng và chính xác, Sói liên tục nói vòng vo và nghĩ ra hàng loạt các lý do vô lý để dồn Cừu vào đường cùng.

=> Vì vậy trong trường hợp này, hãy sử dụng trí thông minh và sự tài trí của mình để đối phó với kẻ xấu, thậm chí, là những mưu mẹo. Đây là những kẻ không bao giờ nghe theo đạo lý hay lẽ phải, vì vậy phải dùng những cách đặc biệt nếu không chúng ta sẽ gặp phải nguy hiểm.

Tốt Bụng Quá Sẽ Trở Thành Ngu Dốt

Cừu trong đoạn thơ ngụ ngôn là hình tượng tượng trưng cho bên thiện, tốt bụng và hiền lành, tuy nhiên, lại quá hiền lành chưa đủ sự thông minh khi đối phó Sói, dẫn đến việc mất cả tính mạng.

=> Bài học đặt ra là cần phải sự khôn ngoan và mưu mẹo, đừng quá tốt bụng dẫn đến việc mình sẽ chịu thiệt. Cuộc sống luôn tồn tại nhiều thành phần khác nhau, sự thông minh đôi khi rất cần thiết. Hãy rèn luyện kỹ năng của mình để ứng phó được những tình huống trong cuộc sống.

Đón đọc bài thơ ✨ Gặp Lá Cơm Nếp [Thanh Thảo] ✨ Giá Trị Nội Dung Và Nghệ Thuật

Đọc Hiểu Tác Phẩm Chó Sói Và Chiên Con Lớp 7

Gợi ý cách đọc hiểu tác phẩm Chó sõi và chiên con lớp 7 chi tiết.

1. Hình ảnh con chiên con đi uống nước và bị sói bắt gặp:

  • Con chiên con đang “giải khát”, nó uống nước chứ không làm hại đến ai.
  • Con sói đói đang đi kiếm mồi, bắt gặp chiên con, nó “thét vang” dọa nạt:

Sao mày dám cả gan vục mõm
Làm đục ngầu nước uống của ta”

  • Chiên con khúm núm giải thích, nó gọi sói bằng “bệ hạ”: rằng nó không dám “khuấy nước ngài uống phía trên”
  • Sói vẫn không tha, nó lại vặn vẹo rằng chiên con “nói xấu” nó năm ngoái trong khi năm ngoái chiên con còn chưa ra đời.
  • Sói vẫn tiếp tục vặn vẹo và cho rằng anh em nhà chiên nói xấu nó.

=> Một chiên con thật thà, nhút nhát, đáng thương luôn bị con sói vô tình, độc ác vặn vẹo hết sức vô lí

2. Cái kết đáng thương của chiên con:

  • Sói viện cớ, vặn vẹo vô lí: chiên khuấy nước của nó làm đục, chiên nói xấu nó, … vì mục đích: muốn ăn thịt chiên con
  • Kết quả: “sói nhai chiên nhỏ, chẳng cầu đôi co”

=> Chiên con thật thà, hiền lành nhưng nhút nhát, sợ hãi trước con sói to lớn đã bị con sói ăn thịt. Đây chính là thói xấu: kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu.

=> Hình tượng nghệ thuật cụ thể: sói – chiên con; hình tượng khái quát: kẻ mạnh – kẻ yếu trong xã hội. Hành vị này cần được lên án gay gắt.

Giá Trị Truyện Chó Sói Và Chiên Con Lớp 7

Tổng kết các giá trị truyện Chó sói và chiên con lớp 7 cho học sinh tham khảo.

Giá trị nội dung

  • Con cừu non đáng thương, khúm núm, sợ sệt đã bị con sói độc ác ăn thịt.
  • Sói cố tình vặn vẹo, hạch sách cừu non chỉ vì muốn ăn thịt nó. Đây chính là thói xấu: kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu thế.

Giá trị nghệ thuật

  • Hình tượng nghệ thuật vừa cụ thể – khái quát
  • Tình huống truyện độc đáo

Đừng bỏ qua bài thơ 🔰Tiếng Gà Trưa [Xuân Quỳnh] 🔰Nội Dung Bài Thơ, Phân Tích

Soạn Bài Chó Sói Và Chiên Con Lớp 7

Hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong phần soạn bài Chó sói và chiên con lớp 7.

👉Câu 1 (trang 36 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Theo em, mỗi người bạn tốt cần có những đức tính gì?

Đáp án: Theo em, một người bạn tốt cần có những đức tính:

  • Biết lắng nghe, chia sẻ.
  • Biết quan tâm.
  • Trung thực
  • Giúp đỡ khi bạn bè gặp khó khăn.
  • Tôn trọng quyết định, bí mật… của nhau

👉Câu 2 (trang 36 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Trong trường hợp nào thì một người được xem là “kẻ mạnh” ?

Đáp án:

  • “Kẻ mạnh” là người có sức mạnh tốt hơn về sức khỏe hoặc mạnh mẽ hơn ở ý chí, bản lĩnh, giỏi hơn ở tri thức.
  • Theo em, “kẻ mạnh” có thể xuất hiện ở mọi lúc, mọi hoàn cảnh trong đời sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Đó có thể là người có sức khoẻ tốt nhất trong một lớp học, người có học giỏi nhất lớp,… “Kẻ mạnh” còn là người phải biết giúp đỡ, bảo vệ, chia sẻ với những người yếu hơn mình.

*Suy ngẫm và phản hồi

👉Câu 1 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): iệt kê một số từ ngữ chỉ không gian và thời gian trong văn bản Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con theo mẫu đơn dưới đây (làm vào vở) . Nhận xét về không gian trong hai văn bản. 

Đáp án:

Tên văn bảnTừ ngữ chỉ không gianTừ ngữ chỉ thời gian
Hai người bạn đồng hành và con gấuTrong rừng, trong đám lá, trong cát, trên cây.đương, bấy giờ
Chó sói và chiên conDòng suối trong, phía nguồn trên, rừng sâu.Tức khắc, năm ngoái, khi tôi còn chửa ra đời

👉Câu 2 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Xác định tình huống trong hai văn bản Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con. Tình huống ấy có tác dụng thế nào trong việc thể hiện đặc điểm nhân vật?

Đáp án:

 – Hai người bạn đồng hành và con gấu: 

  • Tình huống truyện: Hai người bạn đang đi trong rừng thì một chú gấu nhảy ra vồ. Người bạn đi trước đã bỏ mặc người còn lại để leo lên cây. Người còn lại đã giả chết và thoát khỏi con gấu.
  • Tác dụng: Nhờ sự xuất hiện của con gấu ta thấy được người bạn đi trước tham sống sợ chết, chỉ biết lo nghĩ cho bản thân mình, bỏ mặc bạn bè lúc hoạn nạn. Người bạn còn lại đã biết cách ứng phó linh hoạt với khó khăn, dũng cảm đối mặt. 

– Chó sói và chiên con: 

  • Chiên con đang uống nước bên bờ suối thì gặp một con sói. Vì đói bụng nên con sói tìm đủ mọi lý do để vặn vẹo, hạch sách chiên con và lấy cớ ăn thịt chú.
  • Tác dụng: Chó sói là một con vật gian xảo, độc ác, hống hách, bịa đặt và vô lý. Trong khi đó chiên con lại hồn nhiên, ngây thơ đến đáng thương.

👉Câu 3 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tóm tắt truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu. 

Trả lời: Câu chuyện kể về việc hai người đi trong rừng và gặp một con gấu. Một người bạn nhanh chân chạy trốn trên cây và bỏ mặc bạn đối mặt với nguy hiểm. Thật may mắn người bạn nhanh trí giả chết để thoát nạn. Câu chuyện thể hiện một bài học về người bạn tốt là người bạn không bỏ mặc mình trong lúc khó khăn. 

👉Câu 4 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Trong văn bản truyện ngụ ngôn cũng như trong các văn bản truyện nói chung, lời thoại của nhân vật thường góp phần thể hiện đặc điểm của nhân vật ấy. Hãy tóm tắt cuộc đối thoại giữa hai nhân vật trong Chó sói và chiên con và cho biết lời thoại đã góp phần thể hiện đặc điểm của mỗi nhân vật như thế nào?

Đáp án:

– Tóm tắt lời thoại: Chú chiên con đang uống nước bên bờ suối. Một con sói đói ăn đang lảng vảng gần đó liền tìm cách ăn thịt chiên con. Nó lại gần và thét lên tra hỏi chiên con tại sao lại làm đục nước. Chiên con sửng sốt giải thích nơi mình uống nước cách xa suối nguồn phía trên của sói. Con sói lại tìm cớ khác rằng năm ngoái chiên đã nói xấu nó. Chiên con sợ hãi bèn đáp rằng năm ngoái chiên con vẫn chưa ra đời. Con sói vẫn hung hăng lại tìm ra lí do vô lí khác, cho rằng không phải chiên con thì đó là anh của chú. Thế nhưng con sói vẫn lấy lý do vô cớ để buộc tội chiên con nhằm ăn thịt bằng được chú chiên nhỏ.

– Tác dụng của lời thoại trong việc thể hiện đặc điểm từng nhân vật:

  • Nhân vật sói đã thể hiện thói hung hăng, độc ác, gian xảo, hống hách, bịa đặt và vô lý. 
  • Nhân vật chiên con đã cho thấy bản tính nhút nhát, hiền lành, yếu đuối và sự đáng thương.

👉Câu 5 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Xác định đề tài và nêu bài học mà em rút ra từ mỗi văn bản. 

– Hai người bạn đồng hành và con gấu:

  • Đề tài: Tình bạn.
  • Bài học: Đừng bao giờ đặt niềm tin vào những kẻ bỏ mặc bạn bè trong cơn hoạn nạn.

– Chó sói và chiên con:

  • Đề tài: Ỷ mạnh hiếp yếu.
  • Bài học: Ỷ mạnh hiếp yếu là một thói xấu đáng bị lên án. Cần phải bảo vệ lẽ phải, bảo vệ những người yếu đuối, hiền lành, lên án thói hung hăng, độc ác.

👉Câu 6 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) : Trong hai văn bản: Chó sói và chiên con, Chó soi và cừu non, em thích văn bản nào hơn? Vì sao? Viết một đoạn văn khoảng 4 đến 5 câu nêu cảm nhận của em về văn bản ấy. 

Đáp án: Em thích câu chuyện Chói sói và chiên con. Câu chuyện mang đến một bài học đắt giá trong cuộc sống trong các trường hợp đối diện với kẻ thù. 

Giáo Án Chó Sói Và Chiên Con Lớp 7

Quý thầy cô có thể tham khảo mẫu giáo án Chó sói và chiên con lớp 7 được Thohay.vn gợi ý dưới đây nhé!

I.  MỤC TIÊU

1. Kiến thức: 

  • Nhận biết được một số yếu tố của truyện ngụ ngôn như: đề tài, sự kiện, tình huống, cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian; tóm tắt được truyện một cách ngắn gọn.
  • Nêu được ấn tượng chung về truyện ngụ ngôn, nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm; nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm.

2. Năng lực:

a. Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

b. Năng lực riêng:

  • Năng lực nhận biết, phân tích một số yếu tố của truyện ngụ ngôn
  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản 
  • Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân
  • Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản;
  • Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các văn bản khác có cùng chủ đề.

3. Phẩm chất:

  • Có ý thức vận dụng tri thức ngữ văn vào các VB được học.
  • Yêu thương bạn bè, người thân, biết ứng xử đúng mực, nhân văn.

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên: 

  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Tranh ảnh minh họa bài Hai người bạn đồng hành và con gấu và Chó sói và chiên con;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. Khởi động
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học Những tình huống hiểm nghèo.
  3. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS liên quan đén bài học Những tình huống hiểm nghèo, nhận thức và thái độ học tập của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:
  • Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
    • GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp để trả lời các câu hỏi: Trong trường hợp nào thì một người được xem là “kẻ mạnh”?.
    • GV gợi ý cho HS: Có người cho rằng kẻ mạnh là kẻ có sức mạnh, muốn làm gì thì làm. Nhà văn Nam Cao trong truyện ngắn Đời thừa lại cho rằng: Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ người kẻ khác trên đôi vai mình. Ý kiến của em như thế nào?
  • Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
    • HS nghe yêu cầu của GV, trao đổi theo cặp.
  • Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
    • GV mời 2 – 3 HS trình bày phần thảo luận của mình trước lớp.
  • Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
    • GV nhận xét, đánh giá.
    • GV dẫn vào bài học: Bài học hôm nay, chúng ta sẽ học về những văn bản liên quan đến tình huống hiểm nghèo. Các em hãy cùng theo dõi để biết kẻ mạnh trong các văn bản này là ai nhé!

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm của hai truyện ngụ ngôn Hai người bạn đồng hành và con gấuChó sói và chiên con.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về tác giả, tác phẩm của hai truyện ngụ ngôn.
  3. Sản phẩm học tập: HS nêu được một số nét về tác giả của hai truyện ngụ ngôn và thông tin về hai truyện ngụ ngôn.
  4. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận:

+ Nhóm 1, 3: Nêu thông tin chính về tác giả Ê-dốp.

+ Nhóm 2, 4: Nêu thông tin chính về tác giả La Phông-ten.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS lắng nghe, thảo luận nhóm để nêu thông tin về các tác giả.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời đại diện 2 nhóm trình bày thông tin về Ê-dốp và La Phông-ten, 2 nhóm còn lại nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
a. Ê-dốp (Aesop)
– Ê-dốp (620 – 560 TCN). Sống ở Hy Lạp cổ đại.
– Khi còn trẻ, ông đã từng đi chu du khắp nơi.
– Ê-dốp không viết truyện ngụ ngôn của mình ra giấy, sau mỗi chuyến đi ông lại kể cho mọi người xung quanh những câu chuyện vô cùng thú vị. Ngụ ngôn Ê-dốp chính là tập hợp những câu chuyện do mọi người kể lại.

b. La Phông-ten (La Fontaine)
– La Phông-ten (1621 – 1695), sinh tại Sa-to Chi-e-ri trong một gia đình không có ai theo nghệt thuật. Bố ông làm nghề quản lý rừng. Tuổi thơ sống thiếu đi tình cảm người mẹ bởi mẹ mất sớm, ông được hưởng sự giáo dục tự do và kiến thức sâu rộng của người bố.
– Là nhà thơ ngụ ngôn nổi tiếng bậc nhất của Pháp.
– Ông sáng ở nhiều thể loại khác nhau như truyện, thơ, tiểu thuyết, kịch…
– Không chỉ là nhà sáng tác văn học tài ba mà ông còn là một người cực kì uyên bác cả về thiên nhiên, văn hóa và xã hội.
– Văn phong của La Phông-ten giàu chất thơ, đầy tính dí dỏm và mang hàm súc đa tầng nghĩa.
– Thơ ngụ ngôn của La Phông-ten:
+ Tiêu biểu cho bút pháp của ông vừa sâu sắc, nhẹ nhàng, linh hoạt lại uyên bác nhưng cũng đầy tính hài hước, dí dỏm, có khi đầy mơ mộng và phóng túng.
+ Kết hợp nhuần nhuyễn những câu thơ rất ngắn 2 hay 3 âm tiết diễn tả rất linh hoạt các tình huống khác nhau của cuộc sống.
+ Mang đậm tính dân tộc, thể hiện tình yêu của La Phông-ten đối với nước Pháp à được xem là biểu trưng của văn học Pháp.
2. Tác phẩm
– Hai người bạn đồng hành và con gấu được trích từ Truyện ngụ ngôn Ê-dốp, Phạm Khải Hoàn dịch, Nguyễn Tâm giới thiệu, Đinh Huỳnh vẽ tranh, NXB Văn học, 2013.
– Chó sói và chiên con được trích từ Ngụ ngôn chọn lọc La Phông-ten, Tú Mỡ dịch, NXB Văn học, 1985.
3. Đề tài và bài học rút ra từ mỗi truyện
– Đề tài:
+ Truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu: Chỉ khi gặp hoạn nạn thì ta mới biết được người bạn đích thực sẽ là người ở lại giúp đỡ ta.
+Truyện Chó sói và chiên con: người yếu và kẻ mạnh.
– Bài học:
+ Truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu: Đừng bao giờ đồng hành với một kẻ sẵn sàng bỏ rơi bạn lúc gặp hoạn nạn. Vì không có người bạn thật sự nào mà lại bỏ lại bạn bè của mình trước khó khăn, hoạn nạn.
+ Truyện Chó sói và chiên con: Hãy sử dụng trí thông minh, và sự tài trí của mình để đối phó với kẻ xấu, thậm chí, là những mưu mẹo, không nên lói lý lẽ với những kẻ ác. 

Gợi ý phân tích bài✨ Con Mối Và Con Kiến ✨Hay nhất

Sơ Đồ Tư Duy Chó Sói Và Chiên Con

Các em học sinh có thể dựa vào mẫu sơ đồ tư duy Chó sói và chiên con dưới đây để nắm vững bài học hơn.

Sơ Đồ Tư Duy Chó Sói Và Chiên Con Dễ Hiểu
Sơ Đồ Tư Duy Chó Sói Và Chiên Con Dễ Hiểu

5 Mẫu Tóm Tắt Truyện Chó Sói Và Chiên Con

Sưu tầm 5 mẫu tóm tắt truyện Chó sói và chiên con gửi đến các em học sinh cùng phụ huynh tham khảo.

Mẫu Tóm Tắt Truyện Chó Sói Và Chiên Con Ngắn Gọn – Mẫu 1

Văn bản: “Chó sói và chiên con” kể về con cừu non đáng thương, khúm núm, sợ sệt đã bị con sói độc ác ăn thịt. Sói cố tình vặn vẹo, hạch sách cừu non chỉ vì muốn ăn thịt nó. Đây chính là thói xấu: kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu thế.

Mẫu Tóm Tắt Truyện Chó Sói Và Chiên Con Ngắn – Mẫu 2

Chó sói đang bị đói và trên đường đi kiếm mồi thì bắt gặp Chiên con đang uống nước bên bờ suối. Sói nảy sinh ý định ăn thịt Chiên con. Nó dùng những lời lẽ ranh ma để buộc tội chiên con nhằm để chiên con khuất phục trước mình. Cuối cùng, dù Chiên con dùng lí lẽ khuất phục nhưng chó sõi vẫn vồ lấy và ăn thịt Chiên con tội nghiệp.

Mẫu Tóm Tắt Truyện Chó Sói Và Chiên Con Ấn Tượng – Mẫu 3

Truyện kể về một chú chiên con xấu số. Một ngày nọ, khi chú ta đang uống nước ở dòng suối, thì từ xa xuất hiện một con sói đói. Con sói thấy chiên con thì lập tức vồ lại, thét vang lên rằng tại sao chiên con dám vục mõm làm đục nước uống của nó.

Thế nhưng, chiên con tuy sửng sốt, vẫn kịp thời biện minh cho mình. Nó khẳng định rằng mình uống nước ở phần cuối của dòng suối, nên không thể làm đục nước nguồn trên của sói được. Nghe vậy, sói lại tiếp tục gầm gào để vu oan cho chiên con. Nó bảo chiên con năm ngoái đã nói xấu nó, thì chiên con phân bua năm ngoái mình chưa ra đời. Nhưng con sói gian ác lại khăng khăng không phải chiên con thì là anh chị của chiên con. Chiên con lập tức phân bua mình là con một.

Đến vậy, sói vẫn chưa chịu dừng lại. Gào lên không phải anh chị chiên con thì là họ nhà chiên, là chó, là người, tất cả cùng một hội nói xấu nhà sói. Chao ôi, lúc này con sói đói đã chẳng nghĩ ngợi được gì nữa rồi. Cứ thế nó bất chấp lí lẽ, vồ lên và ăn thịt chiên con.

Mẫu Tóm Tắt Truyện Chó Sói Và Chiên Con Ngắn Hay – Mẫu 4

Chó sói đói đang đi kiếm mồi thì bắt gặp Chiên con đang uống nước bên bờ suối. Sói nảy sinh ý định ăn thịt Chiên con nên đã dùng những lời lẽ ranh ma để buộc tội chiên con, từ đó sói có lý do chính đáng để ăn thịt chú chiên con đáng thương. Từ đó tác giả đã đưa ra bài học: Sói chính là kẻ mạnh đang ăn hiếp kẻ yếu thế như chú cừu non tội nghiệp kia.

Mẫu Tóm Tắt Truyện Chó Sói Và Chiên Con Hay Nhất – Mẫu 5

Một hôm, ở trong khu rừng nọ, chú chiên con đang đứng bên dòng suối trong uống từng ngụm nước nhỏ để giải khát thì bất ngờ gặp chó sói. Con chó sói với cái bụng đói rỗng tuếch đang lảng vảng đi kiếm mồi. Từ xa, nó nhìn thấy chiên con nên đã lấy cớ chiên làm đục nước và lớn tiếng thét vang “Sao mày dám cả gan vục mõm/ Làm đục ngầu nước uống của ta? Tội mày phải trị không tha!”.

Trước lời buộc tội vô lý ấy, chiên con đã dũng cảm phân trần rằng nước nơi chiên và sói uống nước cách nhau hơn hai chục bước. Sói tiếp tục kết tội chiên nói xấu sói vào năm ngoái. Một lần nữa đứng trước lời bịa đặt, chiên đáp lại rằng khi đó chiên chưa ra đời và bây giờ còn đang bú sữa mẹ. Không từ bỏ dã tâm ăn thịt chú chiên con, sói lại tiếp tục vu khống anh của chiên nói xấu sói. Chiên lại tiếp tục phản bác rằng nó không có anh em.

Cuối cùng, sói lại gia tăng những lí sự cùn để đổ tội cho cả mống nhà chiên, chó, người và nói rằng phải báo thù, sau đó thì tha chiên vào tận rừng sâu để ăn thịt.

Tìm hiểu chi tiết tác phẩm 🌿 Gò Me [Hoàng Tố Nguyên] 🌿 Nội Dung, Nghệ Thuật 

Viết một bình luận