Chia sẻ bài thơ Đảo Sơn Ca lớp 8 của Lê Cảnh Nhạc, tác phẩm nói lên sự cảm phục sức sống mãnh liệt của thiên nhiên, con người trên đảo.
NỘI DUNG CHÍNH
Giới Thiệu Bài Thơ Đảo Sơn Ca
Bài thơ “Đảo Sơn Ca” của nhà thơ Lê Cảnh Nhạc miêu tả vẻ đẹp hoang sơ và thanh bình của hòn đảo Sơn Ca. Bài thơ vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp với cây cối xanh tươi, những đám hoa giấy vàng óng đầy sức sống và tiếng chim reo gọi trong gió biển, làm cho đảo trở nên bình yên và đáng yêu hơn bao giờ hết.
Đảo Sơn Ca của Lê Cảnh Nhạc được viết vào năm 07/04/2016 là một trong những áng thơ đặc sắc để lại ấn tượng khó quên cho bạn đọc. Tác giả viết bài thơ khi đi công tác tại Trường Sơn, tác phẩm là những rung động từ trái tim của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật và con người nơi đảo Sơn Ca.
Ngoài việc miêu tả cảnh sắc thiên nhiên, bài thơ còn ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của những người lính canh giữ hải đảo. Họ là những con người đang ngày đêm hy sinh thầm lặng để bảo vệ Tổ quốc, mang lại sự bình yên cho đất nước
Với thể thơ hiện đại bảy chữ xen tám chữ, nhà thơ đã phác họa nên bức tranh sinh động về Sơn Ca – một đảo cát nhỏ mang tên loài chim hay hót và hót hay, là điểm chốt trọng yếu của lực lượng canh giữ biển.
Mời bạn thưởng thức tác phẩm 👉 Trong Mắt Trẻ
Nội Dung Bài Thơ Đảo Sơn Ca
Bài thơ Đảo Sơn Ca nói về vẻ đẹp của thiên nhiên cũng như con người ở nơi đây. Hãy cùng đón đọc nội dung bài thơ được chia sẻ sau đây:
Quả bàng vuông xanh non màu lá
Mơn mởn thơm mùi nắng Sơn Ca
Hoa giấy đỏ dưới trời nắng cháy
Chim líu lo rót mật trước hiên nhà
Mái chùa cong veo chiều cổ tích
Tiếng cầu kinh bịn rịn níu hồn tôi
Khát từng giọt mưa mùa khô trên đảo
Cây vẫn mướt xanh vẫy gọi chim trời
Anh lính trẻ đứng canh chim làm tổ
Tiếng chim rơi nòng súng ngỡ sáo diều
Đảo Sơn Ca vẫn bốn mùa lảnh lót
Chim và người xây cột mốc tiền tiêu.
Đọc thêm 👉 Bức Thư Của Thủ Lĩnh Da Đỏ
Ý Nghĩa Nhan Đề Bài Thơ Đảo Sơn Ca
Bài thơ nói về vẻ đẹp thiên nhiên cũng như vẻ đẹp của những con người nơi đây, cụ thể là vẻ đẹp của người lính canh giữ hải đảo, yêu quý và cảm phục những con người đang ngày đêm vất vả, hi sinh vì Tổ quốc.
Đọc Hiểu Bài Thơ Đảo Sơn Ca
Tham khảo phần đọc hiểu bài thơ Đảo Sơn Ca dưới đây để có thể nắm được các ý chính của tác phẩm.
👉 Câu 1: Cảnh sắc của thiên nhiên trên đảo Sơn Ca?
Trả lời:
– Quả bàng xanh non mơn mởn thơm mùi nắng Sơn Ca.
– Hoa giấy nở đỏ rực một vùng trời, tiếng chim hót líu lo trước hiên nhà tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp.
👉 Câu 2: Cuộc sống sinh hoạt của con người trên đảo Sơn Ca như thế nào?
Trả lời:
– Mái chùa cong veo như trong những câu truyện cổ tích mà chúng ta thường được các bà, các mẹ kể cho nghe. Tiếng tụng kinh trong những ngôi chùa cổ kính mới bình yên làm sao.
– Mùa khô trên đảo cũng thường thiếu những giọt nước mưa tươi mát. Tuy nhiên cây cối vẫn luôn xanh mướt vẫy gọi và chào đón những chú chim trời bay đến.
Mái chùa cong veo như trong những câu truyện cổ tích mà chúng ta thường được các bà, các mẹ kể cho nghe. Tiếng tụng kinh trong những ngôi chùa cổ tạo ra cảm giác bình yên, thanh tịnh vô cùng, gần gũi như đã gắn bó từ lâu.
👉 Câu 3: Hình ảnh anh lính trẻ trên đảo Sơn Ca?
Trả lời:
– Người lính trẻ đứng canh chim làm tổ. Hình ảnh ấy khiến chúng ta liên tưởng đến việc anh lính trẻ đứng canh giữ hải đảo, bảo vệ đất nước ta khỏi ánh mắt của kẻ thù. Những tiếng chim vẫn lảnh lót kêu suốt bốn mùa ở đảo làm cho không khí nơi đây luôn rộn ràng mà không bị trầm tĩnh.
– Cả hình ảnh chim và người đều mang đến một hình ảnh vô cùng đẹp đẽ, đó là hình ảnh chim và người xây dựng cột mốc tiền tiêu.
Đọc thêm bài thơ 👉 Mưa Xuân 2 Nguyễn Bính
Giá Trị Nghệ Thuật Đảo Sơn Ca
Giá trị nghệ thuật Đảo Sơn Ca góp một phần không nhỏ vào thành công của bài thơ của tác giả Lê Cảnh Nhạc, xem chi tiết dưới đây nhé.
- Từ ngữ, hình ảnh đặc sắc gợi ra một không gian bình yên, đẹp đẽ
- Đan xen các câu thơ tả cảnh và tả người
- Lời thơ trong sáng, giọng điệu nhẹ nhàng, êm ái
Bố Cục Bài Thơ Đảo Sơn Ca
Bài thơ Đảo Sơn Ca của nhà thơ Lê Cảnh Nhạc là một bài thơ hay miêu tả vẻ đẹp hoang sơ, thanh bình của hòn đảo Sơn Ca cũng như vẻ đẹp của những người lính tiền tiêu đang ngày đêm canh giữ lãnh hải của tổ quốc. Bố cục bài thơ Đảo Sơn Ca gồm 3 khổ thơ với nội dung chi tiết từng khổ như sau:
- Phần 1 (Khổ thơ đầu tiên) cảnh sắc của thiên nhiên, cây cối trên đảo.
- Phần 2 (Khổ thơ thứ hai) vẻ đẹp của cuộc sống con người.
- Phần 3 (Khổ thơ cuối cùng) hình ảnh anh lính trẻ đứng canh chim làm tổ.
Mời bạn tham khảo thêm tác phẩm 👉 Những Chiếc Lá Thơm Tho Lớp 8
Dàn Ý Bài Thơ Đảo Sơn Ca
Nếu các em vẫn chưa biết cách lập dàn ý bài thơ Đảo Sơn Ca như thế nào cho logic, đầy đủ ý. Vậy thì hãy theo dõi phần gợi ý sau đây:
I. Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm Đảo Sơn Ca
II. Thân bài: Bài thơ Đảo Sơn Ca của tác giả Lê Cảnh Nhạc đã cho chúng ta thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên cũng như con người nơi đây (đặc biệt là vẻ đẹp của người lính canh giữ hải đảo)
– Khổ thơ đầu tiên là cảnh sắc của thiên nhiên, cây cối nơi đây:
- Quả bàng xanh non mơn mởn thơm mùi nắng Sơn Ca.
- Hoa giấy nở đỏ rực một vùng trời, tiếng chim hót líu lo trước hiên nhà tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp.
– Khổ thơ thứ hai là vẻ đẹp của cảnh vật nơi đây
- Mái chùa cong veo như trong những câu truyện cổ tích mà chúng ta thường được các bà, các mẹ kể cho nghe.
- Tiếng tụng kinh trong những ngôi chùa cổ kính mới bình yên làm sao.
- Ngoài ra, mùa khô trên đảo cũng thường thiếu những giọt nước mưa tươi mát.
- Tuy nhiên cây cối vẫn luôn xanh mướt vẫy gọi và chào đón những chú chim trời bay đến.
– Khổ thơ cuối cùng là hình ảnh anh lính trẻ đứng canh chim làm tổ.
- Hình ảnh ấy khiến chúng ta liên tưởng đến việc anh lính trẻ đứng canh giữ hải đảo, bảo vệ đất nước ta khỏi ánh mắt của kẻ thù.
- Những tiếng chim vẫn lảnh lót kêu suốt bốn mùa ở đảo làm cho không khí nơi đây luôn rộn ràng mà không bị trầm tĩnh.
- Cả hình ảnh chim và người đều mang đến một hình ảnh vô cùng đẹp đẽ, đó là hình ảnh chim và người xây dựng cột mốc tiền tiêu.
– Từ những từ ngữ mộc mạc, giản dị mà tác giả đã giúp chúng ta liên tưởng đến khung cảnh tuyệt đẹp của đảo Sơn Ca.
III. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề và những suy nghĩ của em về bài thơ.
Cập nhật thêm tác phẩm 👉 Nếu Mai Em Về Chiêm Hóa
Sơ Đồ Tư Duy Đảo Sơn Ca
Với mẫu sơ đồ tư duy Đảo Sơn Ca đầy đủ, dễ nhớ dưới đây sẽ giúp các em dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, nội dung tác phẩm.
Soạn Bài Đảo Sơn Ca Lớp 8
Tiếp theo sau đây Thohay.vn sẽ hướng dẫn các em trả lời các câu hỏi trong phần soạn bài Đảo Sơn Ca trang 31, 32 Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo chi tiết và cụ thể nhất.
Câu 1 (trang 32 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Chia sẻ cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ này.
Trả lời: Cảm xúc của em: thấy khâm phục sức sống mãnh liệt của con người và vạn vật trên đảo Sơn Ca bất chấp môi trường sống khắc nghiệt, đầy thử thách.
Câu 2 (trang 32 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Chỉ ra những hình ảnh, từ ngữ đặc sắc trong hai câu thơ: Chim líu lo rót mật trước hiện nhà và Mái chùa cong veo chiều cổ tích. Những hình ảnh, từ ngữ này gợi ra ý nghĩa gì?
Trả lời:
– Hình ảnh, từ ngữ đặc sắc: mái chùa cong veo, chiều cổ tích, líu lo (tượng thanh), rót (động từ chỉ hành động), mật ngọt (hình ảnh ẩn dụ, chuyển đổi giác quan từ thỉnh giác sang vị giác).
– Ý nghĩa của những hình ảnh, từ ngữ đặc sắc đó: gợi tả một không gian bình yên, đẹp như trong truyện cổ tích.
Câu 3 (trang 32 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Liệt kê hình ảnh gợi tả đảo Sơn Ca theo hai nhóm:
– Nhóm hình ảnh miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên (cảnh vật, màu sắc, âm thanh, mùi vị…).
– Nhóm hình ảnh miêu tả cuộc sống sinh hoạt của con người trên đảo.
Tác giả thể hiện tình cảm, cảm xúc gì qua những hình ảnh trên?
Trả lời:
Hình ảnh miêu tả vẻ đẹpthiên nhiên | Hình ảnh miêu tả cuộc sống sinh hoạt của con người |
– Quả bàng vuông xanh non màu lá – Mơn mởn thơm mùi nắng Sơn Ca – Hoa giấy đỏ dưới trời nắng cháy – Chim líu lo rót mật trước hiên nhà – Cây vẫn mướt xanh vẫy gọi chim trời. – Đảo Sơn Ca văn bốn mùa lảnh lót | – Mái chùa cong veo chiều cổ tích – Tiếng cầu kinh bịn rịn níu hồn tôi- Khát từng giọt mưa mùa khô trên đảo – Anh lính trẻ đứng canh chim làm tổ – Chim và người xây cột mốc tiền tiêu |
=> Tình cảm, cảm xúc của tác giả: tình yêu thiên nhiên, con người, rộng hơn là tình yêu đất nước.
Câu 4 (trang 32 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Nêu chủ đề của bài thơ.
Trả lời: Chủ đề: sự cảm phục sức sống mãnh liệt của thiên nhiên, con người trên đảo.
Tham khảo thêm 👉 Thiên Trường Vãn Vọng Lớp 8
Giáo Án Đảo Sơn Ca Lớp 8
Với mẫu giáo án Đảo Sơn Ca chuẩn nhất dưới đây sẽ giúp thầy cô dễ dàng chuẩn bị giáo án trước khi đến lớp và có tiết dạy thành công.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được nội dung bao quát của văn bản: nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
- Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật, phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
- Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả trong văn bản văn học, hiểu mỗi người đọc có thể có cách tiếp nhận riêng đối với một văn bản văn học; biết tôn trọng và học hỏi cách tiếp nhận của người khác.
2. Năng lực
a. Năng lực đặc thù
- Nêu được nội dung bao quát của văn bản: nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
- Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật, phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
- Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả trong văn bản văn học, hiểu mỗi người đọc có thể có cách tiếp nhận riêng đối với một văn bản văn học; biết tôn trọng và học hỏi cách tiếp nhận của người khác.
b. Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua những biểu hiện sau:
- Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp
- Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ
- Biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt bằng hợp tác theo nhóm
- Biết chọn lọc ngữ liệu phù hợp với bài học
3. Phẩm chất
- Yêu thương và nuôi dưỡng niềm tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
II. Phương tiện dạy học và học liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động khởi động
2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học.
3. Nội dung: GV đặt câu hỏi gợi mở HS trả lời.
4. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
5. Tổ chức thực hiện
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV yêu cầu học sinh: Em có hiểu biết gì về hòn đảo Sơn Ca?
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.
- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV mời 1-2 học sinh chia sẻ trước lớp.
– GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV gợi mở: Sơn Ca – một đảo nhỏ trong xã đảo Nam Yết thuộc Huyện đảo Trường Sa mang tên một loài chim nằm trong nhóm Tứ đại danh ca có giọng hót mê hoặc tuyệt vời và kiểu bay liệng kỳ dị nhất. Đảo Sơn Ca cũng gắn liền với quyết tâm giữ gìn chủ quyền biển đảo quê hương của bộ đội Hải quân Việt Nam…
– GV dẫn dắt vào bài: Bài thơ Đảo Sơn Ca là một trong những bài thơ vô cùng đặc sắc của nhà thơ Lê Cảnh Nhạc. Bài thơ đã mang đến cho chúng ta thấy được những hình ảnh xinh đẹp của hòn đảo này bên canh đó ca ngợi vẻ đẹp của những người lính giữ đảo. Để tìm hiểu rõ hơn về vẻ đẹp ấy, mời các bạn bắt đầu vào bài học mới.
IV. Hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản.
1. Mục tiêu: Nhận diện và hiểu được một số yếu tố đặc điểm của văn bản.
2. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh và chuẩn kiến thức GV.
4. Tổ chức dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu HS:· Em hãy nêu một số nét về tác giả?· Xác định thể thơ?· Phương thức biểu đạt chính trong bài là gì?· Xác định ngôi kể của văn bản?· Nêu xuất xứ của tác phẩm Đảo Sơn Ca? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập – GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết) Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động – GV gọi 2-3 trình bày trước lớp – GV yêu cầu các HS khác lắng nghe và nhận xét đồng đẳng, điều chỉnh (nếu có) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét đánh giá và chốt kiến thức. – GV bổ sung: Gặp nhà thơ Lê Cảnh Nhạc hẳn nhiều người có chung cảm nhận từ ông toát lên sự ân cần, hồn hậu mà khiêm nhường, như muốn ẩn mình vào đám đông. Bắt đầu làm thơ từ khá sớm, sau đó ông chuyển sang văn xuôi rồi lại quay về với thơ. Ông viết nhiều thể loại, đề tài, nhưng lắng đọng nhất là những bài thơ về số phận con người với những chiêm nghiệm được, mất. Thơ của ông hướng thiện, quan niệm đúng, sai rõ ràng, sòng phẳng; tứ thơ giản dị khiến người đọc dễ nắm bắt những thông điệp sâu sắc tự nhiên. | I. Đọc – hiểu văn bản 1. Tác giả Lê Cảnh Nhạc là người đa tài, đã xuất bản bốn tập thơ, năm tập truyện ký; tác giả ca từ của hơn 100 ca khúc, hợp xướng; tác giả kịch bản nhiều chương trình nghệ thuật. – Ông đã đoạt Giải thưởng Cuộc thi sáng tác văn học cho thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam và Trung ương Đoàn 1990-1991; hai lần đồng Giải A – Giải thưởng Văn học nghệ thuật, báo chí 5 năm của Bộ Quốc phòng (2009-2014 và 2014-2019)… – Hiện nay nhà thơ Lê Cảnh Nhạc là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội; hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. 2. Tác phẩm – Thể thơ: Tự do – Phương thức biểu đạt: Biểu cảm – Xuất xứ: In trong tập Quân đội nhân dân cuối tuần, ra ngày 20/12/2019) |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
1. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn bản.
2. Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản.
3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu liên quan đến văn bản Nhớ đồng và chuẩn kiến thức GV.
4. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Khám phá văn bản. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi: Câu 1: Chia sẻ cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ này. Câu 2: Chỉ ra những hình ảnh, từ ngữ đặc sắc trong hai câu thơ: Chim líu lo rót mật trước hiên nhà và Mái chùa cong veo chiều cổ tích. Những hình ảnh, từ ngữ này gợi ra ý nghĩa gì? Câu 3: Liệt kê hình ảnh gợi tả đảo Sơn Ca theo hai nhóm: – Nhóm hình ảnh miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên (cảnh vật, màu sắc, âm thanh, mùi vị,…) – Nhóm hình ảnh miêu tả cuộc sống sinh hoạt của con người trên đảo.Tác giả thể hiện tình cảm, cảm xúc gì qua những hình ảnh trên? Câu 4: Nêu chủ đề của bài thơ? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập – GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết) Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động | II. Khám phá văn bản – Cảm nhận về tình yêu, niềm hi vọng mà bài thơ có thể gợi ra cho các em, ví dụ như: khâm phục sức sống mãnh liệt của con người và vạn vật trên đảo Sơn Ca bất chấp môi trường sống khắc nghiệt, đầy thử thách. – Hình ảnh, từ ngữ đặc sắc: mái chùa cong veo, chiều cổ tích, líu lo (tượng thanh), rót (động từ chỉ hành động), mật ngọt (hình ảnh ẩn dụ, chuyển đổi giác quan từ thính giác sang vị giác) – Ý nghĩa của những hình ảnh, từ ngữ đặc sắc đó: gợi tả một không gian bình yên, đẹp như trong truyện cổ tích. – Hình ảnh miêu tả vè đẹp thiên nhiên + Quả bàng vuông xanh non màu lá + Mơn mởn thơm mùi nắng Sơn Ca + Hoa giấy đỏ dưới trời nắng cháy + Chim líu lo rót mật trước hiên nhà + Cây vẫn mướt xanh vậy gọi chim trời + Đảo Sơn Ca vẫn bốn mùa lảnh hót – Hình ảnh miêu tả cuộc sống, sinh hoạt của con người: |
Đón đọc mẫu phân tích tác phẩm 👉 Mắt Sói Lớp 8
5+ Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Đảo Sơn Ca Hay Nhất
Tổng hợp những bài văn mẫu cảm nhận, phân tích bài thơ Đảo Sơn Ca hay nhất dưới đây sẽ giúp các em học sinh lớp 8 có thêm nhiều tư liệu ôn tập và trau dồi thêm kĩ năng viết của mình tốt hơn.
Bài Văn Phân Tích Bài Thơ Đảo Sơn Ca Điểm 10
Bài thơ “Đảo Sơn Ca” của nhà thơ Lê Cảnh Nhạc là một tác phẩm thơ đầy sức sống và tình cảm, mang đến cho người đọc những trải nghiệm tuyệt vời về cảnh đời trên đảo Sơn Ca. Bài thơ này mở đầu bằng việc miêu tả sự sống động và tươi đẹp của đảo Sơn Ca, với những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp và màu sắc rực rỡ. Nhà thơ Lê Cảnh Nhạc tài hoa đã sử dụng những từ ngữ tinh tế và hình ảnh sinh động để tạo nên hình ảnh đậm chất thơ ca, giúp người đọc cảm nhận được sự hùng vĩ và thơ mộng của đảo Sơn Ca.
Quả bàng vuông xanh non màu lá
…
Chim và người xây cột mốc tiền tiêu.
Từ đầu bài thơ, chúng ta được mở ra một không gian xanh tươi với hình ảnh của quả bàng vuông xanh non màu lá. Quả bàng, như một biểu tượng của sự tươi mới và sự phát triển, mang đến cho đảo Sơn Ca một sự tươi trẻ và sức sống mãnh liệt. Ngoài ra, hình ảnh này còn đánh dấu sự thay đổi và tiến bộ của đảo Sơn Ca theo thời gian. Quả bàng vuông xanh non màu lá cũng gợi lên trong tâm trí người đọc một cảm giác tươi mát, như là một lời mời gọi đến với thiên nhiên hoang sơ và sự sống động của đảo.
Một điểm đáng chú ý khác là tác giả đã sử dụng hình ảnh của mùi thơm nắng Sơn Ca để tạo nên một không gian đầy hương vị và ấm áp. Mùi thơm của nắng mang đến cho người đọc một cảm giác dịu dàng và gợi nhớ về những buổi sáng tươi mới trên đảo. Nắng Sơn Ca không chỉ là nguồn sáng mà còn là nguồn năng lượng và sức sống cho đảo. Mỗi tia nắng tràn đầy trên đảo Sơn Ca là như một lời chào đón, một lời mời gọi đến với cuộc sống và vẻ đẹp của đảo.
Bài thơ tiếp tục với hình ảnh của hoa giấy đỏ dưới trời nắng cháy. Hình ảnh này tượng trưng cho sự rực rỡ và sức sống trên đảo. Hoa giấy đỏ như những điểm chấm phá trong cảnh sắc tự nhiên của đảo, tạo nên một sự hài hòa và quyến rũ. Màu đỏ của hoa giấy cũng mang ý nghĩa của sự đam mê và nhiệt huyết, tạo thêm một lớp màu sắc đặc biệt cho bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp của đảo Sơn Ca.
Chim líu lo rót mật trước hiên nhà là một hình ảnh sống động và đặc biệt, mang đến cho người đọc một cái nhìn sâu sắc về cuộc sống hàng ngày trên đảo Sơn Ca. Tiếng chim vang lên trong không gian yên bình, tạo nên một âm thanh tươi vui và thân thuộc, như một bản giao hưởng nhỏ của thiên nhiên. Hình ảnh này không chỉ đơn thuần là một cảnh quan, mà còn là một phần của cuộc sống của người dân trên đảo, thể hiện sự chăm sóc và tình yêu thương của họ đối với tự nhiên xung quanh.
Ngoài ra, trong bài thơ còn xuất hiện hình ảnh độc đáo của mái chùa cong veo chiều cổ tích. Mái chùa này không chỉ là một công trình kiến trúc đẹp mắt, mà còn mang đậm tinh thần truyền thống và linh thiêng. Hình ảnh của mái chùa cong veo tạo nên một không gian bí ẩn và cổ tích, khiến người đọc như lạc vào một thế giới khác, nơi mà những điều kỳ diệu có thể xảy ra. Mái chùa trở thành một biểu tượng của sự bảo vệ và gắn kết của người dân đối với đảo, và cũng là nơi để họ tìm kiếm sự yên bình và tâm linh.
Anh lính trẻ đứng canh chim làm tổ là hình ảnh thể hiện sự chăm sóc và bảo vệ của con người đối với thiên nhiên. Bản thân hình ảnh này cũng có thể gợi lên trong người đọc một tình cảm yêu thương và trách nhiệm sâu sắc hơn. Anh lính trẻ đứng canh bảo vệ những tổ chim như một biểu tượng của sự quan tâm và tình yêu thương không chỉ đối với chim mà còn đối với môi trường tự nhiên nói chung.
Cuối cùng, tác giả nhắc đến đảo Sơn Ca vẫn bốn mùa lảnh lót, tượng trưng cho sự thay đổi và thử thách trong cuộc sống. Mỗi mùa đều mang đến những trạng thái khác nhau của đảo, từ mùa xuân tươi mới đến mùa đông lạnh giá, tạo nên một sự đa dạng và phong phú về cảm xúc và trải nghiệm.
Chim và người xây cột mốc tiền tiêu, tượng trưng cho sự gắn kết và sự cống hiến của con người đối với đảo Sơn Ca. Hình ảnh này mang đến cho người đọc một cảm giác yêu thương và sự hiếu hạnh, đồng thời khơi gợi ý nghĩ về tình yêu và sự quý trọng của con người đối với quê hương và văn hóa của mình.
Bài thơ này mang đến cho chúng ta một cái nhìn sâu sắc và tình cảm về cuộc sống và vẻ đẹp của đảo Sơn Ca. Qua từng dòng thơ, chúng ta cảm nhận được tình yêu và sự kỳ diệu của thiên nhiên, cũng như tình người và sự gắn kết của con người với đất đai. Tác giả đã truyền tải thành công thông điệp về sự quan tâm và bảo vệ môi trường, cũng như ý nghĩa của việc giữ gìn và trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống.
Đảo Sơn Ca với thiên nhiên hoang sơ và vẻ đẹp kỳ diệu là nguồn cảm hứng bất tận cho những người yêu thơ và tìm kiếm sự tĩnh lặng và thanh thản. Bài thơ “Đảo Sơn Ca” của Lê Cảnh Nhạc là một tác phẩm tuyệt vời, đáng để đọc và trân trọng.
Hướng dẫn 👉 Viết Bài Văn Phân Tích Một Tác Phẩm Văn Học
Mẫu Phân Tích Bài Thơ Đảo Sơn Ca Hay Nhất
Nhà thơ Lê Cảnh Nhạc là một trong những nhà thơ sáng tác những tác phẩm về chủ đề quê hương đất nước. Thơ ông luôn thể hiện những tình yêu quê hương đất nước to lớn mà ông dành cho Tổ quốc. Cũng chính nhờ có cảm xúc dâng trào ấy mà ông đã sáng tác biết bao bài thơ hay khiến ai đọc cũng phải nhớ đến.
Trong tất cả tác phẩm của ông thì có tác phẩm Đảo Sơn Ca đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Bài thơ đã khắc họa chân thực vẻ đẹp của đảo Sơn Ca, không chỉ có vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ mà còn có cả vẻ đẹp oai hùng của anh lính trẻ đứng canh gác miền hải đảo cho quê hương đất nước thân yêu.
Mở đầu bài thơ tác giả Lê Cảnh Nhạc đã cho chúng ta chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên với màu xanh non của cây bàng cùng với mùi nắng tươi mới ở đảo Sơn Ca.
Quả bàng vuông xanh non màu lá
…Chim líu lo rót mật trước hiên nhà
Thiên nhiên nơi đây được bao trùm bởi màu xanh non của những cây bàng. Bên cạnh đó, cảnh quan nơi đây còn được tô điểm thêm màu đỏ của những cây hoa giấy dưới trời nắng vàng. Nhờ có những điểm nhấn của những bông hoa giấy này mà khung cảnh đảo Sơn Ca không bị quá đơn điệu bởi một màu xanh của lá cây. Ngoài việc thưởng thức cảnh đẹp bằng thị giác thì tác giả còn cho chúng ta cảm nhận vẻ đẹp ấy bằng cả khứu giác và thính giác.
Chúng ta dùng khứu giác để cảm nhận được mùi nắng nơi đây thơm biết nhường nào. Có thể nói mùi nắng nơi đây chất chứa thêm thêm mùi vị mặn mà của biển cả khiến chúng ta ngửi một lần là không thể nào quên được. Tiếp theo là chúng ta cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên của đảo Sơn Ca qua thính giác. Từng tiếng chim hót líu lo bên hiên nhà vừa tạo một khung cảnh thanh bình nhưng không bị tĩnh lặng.
Đến với khổ thơ thứ hai chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính ở nơi đây.
Mái chùa cong veo chiều cổ tích
…Cây vẫn mướt xanh vẫy gọi chim trời
Hình ảnh mái chùa cong vút đã tạo nên một khung cảnh cổ kính mà những mái chùa cong veo ấy chúng ta thường được nghe các bà, các mẹ kể cho mình nghe qua những câu truyện cổ tích. Tiếng tụng kinh trong những ngôi chùa cổ kính mới bình yên làm sao.
Từng tiếng tụng kinh bịn rịn giữ hồn tôi lại, khiến tâm hồn tôi thanh tịnh và yên lòng hơn bao giờ hết. Ngoài ra, mùa khô trên đảo cũng thường thiếu những giọt nước mưa tươi mát. Tuy nhiên cây cối vẫn luôn xanh mướt vẫy gọi và chào đón những chú chim trời bay đến. Cảnh vật nơi đây luôn mang một vẻ đẹp nao lòng khiến chúng ta không thể nào miêu tả được hết vẻ đẹp ấy.
Kết thúc bài thơ là hình ảnh của người lính và những cánh chim trời như một lời tuyên bố của tác giả rằng con người và thiên nhiên nơi đây luôn hòa hợp với nhau tạo nên một bức tranh vô cùng sinh động.
Anh lính trẻ đứng canh chim làm tổ
..Chim và người xây cột mốc tiền tiêu.
Khổ thơ cuối cùng là hình ảnh anh lính trẻ đứng canh chim làm tổ. Hình ảnh ấy khiến chúng ta liên tưởng đến việc anh lính trẻ đứng canh giữ hải đảo, bảo vệ đất nước ta khỏi ánh mắt của kẻ thù. Những tiếng chim vẫn lảnh lót kêu suốt bốn mùa ở đảo làm cho không khí nơi đây luôn rộn ràng mà không bị trầm tĩnh. Tác giả liên tưởng tiếng chim rơi trước nòng súng như những tiếng sáo diều vi vu mà yên bình.
Cả hình ảnh chim và người đều mang đến một hình ảnh vô cùng đẹp đẽ, đó là hình ảnh chim và người xây dựng cột mốc tiền tiêu. Hai hình ấy hòa hợp với nhau tạo nên một bức tranh đẹp đến rung động lòng người.
Qua bài thơ Đảo Sơn Ca, tác giả Lê Cảnh Nhạc đã mang đến cho chúng ta một bức tranh về thiên nhiên nơi hải đảo hùng vĩ nhưng không kém phần bình yên. Từ những lời thơ mộc mạc mà giản dị đã cho chúng ta được dạo quanh đảo Sơn Ca để chiêm ngưỡng vẻ đẹp ngút ngàn ấy.
Chúng ta không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn được chiêm ngưỡng cả những vẻ đẹp của những người lính ngày ngày canh giữ hải đảo cho chúng ta. Nếu có cơ hội thì chúng ta hãy đến nơi đây để được tận hưởng hết những vẻ đẹp ở nơi đây.
Phân Tích Bài Thơ Đảo Sơn Ca Đơn Giản
Chúng ta không thể không khen ngợi bài thơ “Đảo Sơn Ca” của nhà thơ Lê Cảnh Nhạc, một tác phẩm thơ đặc sắc, tràn đầy sức sống và cảm xúc sâu lắng. Từ đầu bài thơ, người đọc được dẫn vào một không gian xanh ngát, bao la, với hình ảnh của những quả bàng vuông xanh non, tươi mới như biểu tượng cho sự phát triển và nảy nở của đảo Sơn Ca.
Bằng cách sử dụng hình ảnh của mùi thơm nắng Sơn Ca, tác giả đã tạo ra một không gian đầy hương vị, ấm áp và gần gũi. Mùi thơm dịu dàng của nắng như làm tan đi bao âu lo, đem đến cho người đọc cảm giác êm đềm, yên bình, và nhớ nhung về những buổi sáng trên đảo.
Hoa giấy đỏ nở dưới ánh nắng chói chang là biểu tượng cho sự rực rỡ và sức sống tràn đầy trên đảo. Màu đỏ của hoa giấy tạo ra một cảm giác lãng mạn và cuốn hút, đẩy mạnh cảm xúc của người đọc, khiến họ bị hấp dẫn và lạc vào vẻ đẹp huyền diệu của đảo.
Hình ảnh chim líu lo rót mật trước hiên nhà gợi lên hình ảnh một cuộc sống đơn giản và thân thuộc trên đảo. Tiếng chim reo vang trong không gian yên bình như làm trái tim mỗi người trở nên ấm áp và hạnh phúc, đem lại cho họ cảm giác an lành và yên bình.
Mái chùa cong veo chiều cổ tích và tiếng cầu kinh bịn rịn níu hồn tôi là những hình ảnh linh thiêng và thiêng liêng, tạo nên một không gian bình yên và trang nghiêm. Sự kết hợp giữa hình ảnh của mái chùa cong veo và tiếng cầu kinh tạo ra một cảm giác thanh tịnh và sâu lắng trong lòng người đọc.
Bài thơ còn nhắc đến mong chờ từng giọt mưa mùa khô trên đảo, là biểu tượng cho hy vọng và niềm tin. Hình ảnh này gợi lên trong người đọc một cảm giác tươi mới và hân hoan, như một lời cầu chúc cho sự mạnh mẽ và phồn thịnh.
Anh lính trẻ đứng canh chim làm tổ là biểu tượng của sự chăm sóc và bảo vệ của con người đối với thiên nhiên. Hình ảnh này thể hiện sự gắn kết và tương tác tốt đẹp giữa con người và tự nhiên, làm cho đảo Sơn Ca trở nên gần gũi và thân thuộc hơn với mỗi người.
Tóm lại, bài thơ “Đảo Sơn Ca” là một kiệt tác thơ với những trải nghiệm đặc biệt về cuộc sống trên đảo và mối quan hệ hòa quyện giữa con người và thiên nhiên. Các hình ảnh trong bài thơ không chỉ tạo ra một không gian đầy màu sắc và cảm xúc mà còn đưa người đọc vào một thế giới mới lạ, kỳ diệu.
Gợi ý 👉 Viết Bài Văn Giới Thiệu Một Cuốn Sách Yêu Thích
Phân Tích Bài Thơ Đảo Sơn Ca Lớp 8 Nâng Cao
Nhà thơ Lê Cảnh Nhạc là một trong những nhà thơ rất nổi tiếng và đã sáng tác rất nhiều tác phẩm về chủ đề quê hương đất nước. Thơ của ông luôn thể hiện một tình yêu mãnh liệt dành cho Tổ quốc và không ngừng ca ngợi những vẻ đẹp của quê hương. Nhờ vào cảm xúc cháy bỏng đó, ông đã sáng tác biết bao nhiêu bài thơ tuyệt vời khiến người đọc không thể quên.
Trong tất cả các tác phẩm của ông, có một bài thơ đặc biệt mang tên “Đảo Sơn Ca” đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Bài thơ này đã vẽ lên một cách rất chân thực vẻ đẹp của đảo Sơn Ca, không chỉ là vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên mà còn là vẻ đẹp oai phong của những anh lính trẻ đứng canh gác miền hải đảo, bảo vệ quê hương yêu dấu.
Mở đầu bài thơ, tác giả Lê Cảnh Nhạc đã cho chúng ta thấy vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên với màu xanh tươi mát của cây bàng và hương thơm mới mẻ của nắng ở đảo Sơn Ca. Các câu thơ đầu tiên đã tạo nên một khung cảnh rực rỡ, tươi sáng trong tâm trí của người đọc:
Cây bàng xanh mơn mởn như lá non
… Tiếng chim líu lo rót mật trước hiên nhà
Nơi đây, thiên nhiên được phủ lên bởi màu xanh của những cây bàng tươi tắn. Đồng thời, khung cảnh đảo Sơn Ca còn thêm sắc đỏ của những bông hoa giấy dưới ánh nắng vàng. Nhờ những điểm nhấn này, không gian đảo Sơn Ca không bị đơn điệu chỉ với một màu xanh của cây lá.
Bên cạnh việc trải nghiệm vẻ đẹp bằng mắt, tác giả còn cho chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp bằng mũi và tai. Mùi nắng ở đây thơm ngọt đến mức không thể quên, không chỉ mang hương vị mặn mà của biển cả mà còn thêm sự tươi mát của đảo Sơn Ca. Tiếp theo, chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên của đảo Sơn Ca qua tiếng chim hót líu lo trên hiên nhà, tạo nên một khung cảnh yên bình nhưng không nhàm chán.
Đến với khổ thơ thứ hai, chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính ở nơi đây:
Mái chùa cong veo chiều cổ tích
… Cây vẫn mướt xanh vẫy gọi chim trời
Hình ảnh của những mái chùa cong vút tạo ra một khung cảnh đầy ấn tượng và sâu sắc, là điểm tựa của sự cổ kính và trầm mặc. Những mái chùa cong veo đó thường được truyền miệng qua các câu chuyện cổ tích, mang đến cho chúng ta những trải nghiệm màu sắc và đầy hấp dẫn. Tiếng cầu kinh vang lên trong những ngôi chùa cổ kính truyền tải một cảm giác an bình và sâu lắng. Mỗi âm vang của tiếng cầu kinh đều làm cho tâm hồn chúng ta trở nên thanh thản và bình yên hơn, tạo ra một không gian trong lành và thư thái.
Bên cạnh đó, trong mùa khô trên đảo, những giọt nước mưa mát là điều mà tôi luôn khao khát. Mặc dù vậy, cây cỏ vẫn luôn xanh tươi và rợp bóng, chào đón sự đến của những chú chim trời, tạo ra một khung cảnh sống động và tươi mới. Cảnh vật ở đây mang lại cho chúng ta một vẻ đẹp đầy mê hoặc, mà không có từ ngữ nào có thể diễn tả hết được sự tuyệt vời và cuốn hút của nó.
Hơn nữa, không thể không nhắc đến sự yên bình và tĩnh lặng của nơi đây. Khi ta đặt chân đến đây, ta cảm nhận được sự thanh bình tràn đầy trong không gian. Mái chùa cong veo như một biểu tượng của sự cổ kính và độc đáo, khiến ta nghĩ ngay đến những câu chuyện cổ tích mà chúng ta đã từng nghe qua.
Tiếng cầu kinh vang lên trong không gian, âm thanh nhẹ nhàng và tĩnh lặng, mang lại cảm giác yên tĩnh và an lành trong lòng. Mùa khô trên đảo thường mang lại những ngày nắng nóng và khô cằn, nhưng cây cối vẫn luôn xanh tươi và rợp bóng mát, tạo nên một khung cảnh tươi đẹp và thú vị. Những chú chim trời bay lượn trên bầu trời xanh thẳm, đến từ khắp nơi để tìm kiếm sự bình yên và hạnh phúc nơi đây. Chẳng có gì tuyệt vời hơn khi được ngắm nhìn cảnh vật đẹp như tranh vẽ và thả hồn mình vào không gian yên tĩnh và thanh bình.
Kết thúc bài thơ “Đảo Sơn Ca” là một hình ảnh đầy ý nghĩa về người lính và những cánh chim trời, như một tuyên bố của tác giả về sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên tại nơi đây, tạo nên một bức tranh sống động và tuyệt vời.
Anh lính trẻ đứng canh chim làm tổ
… Chim và người xây cột mốc tiền tiêu.
Đoạn thơ cuối cùng miêu tả anh lính trẻ đứng canh chim làm tổ. Hình ảnh này gợi nhớ đến việc anh lính trẻ đang đứng canh bảo vệ hải đảo, đất nước chúng ta khỏi sự đe dọa từ kẻ thù. Tiếng chim vẫn vang lên suốt bốn mùa trong đảo, tạo nên một không khí sôi động và không bao giờ yên tĩnh. Tác giả so sánh tiếng chim rơi trước nòng súng với tiếng sáo diều bay lượn êm dịu.
Hình ảnh của chim và người cùng nhau xây dựng cột mốc tiền tiêu mang đến một hình ảnh tuyệt đẹp, tượng trưng cho sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên. Hai hình ảnh này hoà quyện với nhau, tạo nên một bức tranh đẹp đến mức làm xúc động lòng người.
Từ bài thơ “Đảo Sơn Ca”, tác giả Lê Cảnh Nhạc đã truyền tải cho chúng ta một bức tranh về thiên nhiên tại hải đảo hùng vĩ, nhưng vẫn mang đến sự yên bình. Nhờ những câu thơ đơn giản và chất phác, chúng ta được khám phá đảo Sơn Ca với những cảnh đẹp tuyệt vời.
Mời bạn xem thêm cách 👉Viết Đoạn Văn Ghi Lại Cảm Nghĩ Về Một Bài Thơ Tự Do Lớp 8
Cảm Nhận Về Bài Thơ Đảo Sơn Ca Lớp 8 Ngắn Gọn
Bài thơ Đảo Sơn Ca của Lê Cảnh Nhạc gửi gắm những thông điệp giá trị. Mở đầu bài thơ, tác giả khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên của đảo Sơn Ca qua nhiều giác quan. Với thị giác, thiên nhiên hiện ra với màu xanh non của những cây bàng, tô điểm thêm màu đỏ của những cây hoa giấy dưới trời nắng vàng.
Với khứu giác, đó là “mùi nắng”, nhà thơ đã sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, từ đó gợi ra vẻ tươi mới, nắng dường như còn chất chứa thêm thêm mùi vị mặn mà của biển. Về thính giác, âm thanh tiếng chim hót líu lo bên hiên nhà vừa tạo một khung cảnh thanh bình nhưng không bị tĩnh lặng.
Vẻ đẹp của đảo Sơn Ca còn hiện lên qua hình ảnh mái chùa cong vút cùng với tiếng cầu kinh khiến không gian trở nên thanh bình, tĩnh lặng. Vào mùa khô trên đảo cũng thường thiếu những giọt nước mưa tươi mát nhưng cây cối vẫn xanh tươi vẫy gọi những chú chim tới.
Ở khổ thơ cuối, hình ảnh người lính xuất hiện với công việc canh giữ chủ quyền của đất nước. Hình ảnh “cánh chim trời” như một lời tuyên bố của tác giả rằng con người và thiên nhiên nơi đây luôn hòa hợp với nhau. Bài thơ Đảo Sơn Ca đã bộc lộ tình yêu thiên nhiên, con người và rộng hơn là tình yêu đất nước của tác giả.
Xem thêm bài 👉 Nghe Và Tóm Tắt Nội Dung Thuyết Trình Của Người Khác