Thohay.vn chia sẻ cho các bạn nội dung, đọc hiểu, soạn bài, sơ đồ tư duy và những mẫu phân tích tác phẩm Đổi tên cho xã dưới đây.
NỘI DUNG CHÍNH
Tác Giả, Tác Phẩm Đổi Tên Cho Xã
Nội dung đầu tiên Thohay.vn chia sẻ cho các bạn đọc về tác giả, tác phẩm Đổi tên cho xã tại bài viết sau đây. Bạn tham khảo nhé.
Tác giả
- Lưu Quang Vũ (1948 – 1988), ông sinh ra ở Phú Thọ, là con trai của nhà viết kịch Lưu Quang Thuận.
- Năm 1954, gia đình ông chuyển về sống tại Hà Nội.
- Năm 1965 đến 1970, ông nhập ngũ và gia nhập Quân chủng phòng không – không quân.
- Năm 1970 – 1978, ông xuất ngũ là làm nhiều nghề để kiếm sống: làm ở Xưởng Cao su Đường sắt do Tạ Đình Đề làm Giám đốc, làm hợp đồng cho nhà xuất bản Giải phóng, chấm công trong một đội cầu đường, vẽ pa-nô, áp phích,…
- Năm 1978 – 1988, ông làm biên tập viên “Tạp chí sân khấu”.
- Giữa lúc tài năng đang vào độ chín, Lưu Quang Vũ qua đời trong một tai nạn ô tô trên quốc lộ số 5 tại Hải Dương, cùng với người bạn đời là nhà thơ Xuân Quỳnh và con trai Lưu Quỳnh Thơ.
- Ông để lại di sản văn học đồ sộ gồm kịch, thơ và tiểu luận, với các tác phẩm như Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Hương cây, Tôi và chúng ta, Sống mãi tuổi 17, Nàng Xita, Ngọc Hân công chúa,…
- Lưu Quang Vũ là hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm tám mươi của thế kỉ XX, và cũng là nhà soạn kịch tài năng nhất của văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại.
- Ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật sân khấu năm 2000
Tác phẩm
- Xuất xứ: trích trong vở kịch: Bệnh sĩ (Tuyển tập kịch, NXB sân khấu, Hà Nội 1994)
- Thể loại: hài kịch
- Bối cảnh: trụ sở xã
- Sự việc: cuộc họp bàn về việc đổi tên cho xã
- Cốt truyện: xoay quanh sự việc chính đó là đổi tên cho xã
- Phương thức biểu đạt: tự sự.
- Giá trị nội dung: Văn bản đã nêu lên và phê phán một hiện tượng nhức nhối trong xã hội Việt Nam, đó là thích sĩ diện. Qua đó, phản ảnh thực trạng xảy ra ở nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức,…
Tuyển tập 👉 Thơ Lưu Quang Vũ Viết Cho Xuân Quỳnh
Nội Dung Văn Bản Đổi Tên Cho Xã
Chia sẻ cho bạn về nội dung văn bản Đổi tên cho xã tại phía dưới bài viết này nhé.
Phố Cà,
Trụ sở Ủy ban xã, một căn phòng rộng được trang trí bởi nhiều cờ quạt, khẩu hiệu, áp phích, bản đồ, nổi bật những dòng chữ lớn: “Hùng Tâm vươn lên giàu mạnh hạnh phúc” và “Thay trời đổi đất sắp đặt Hùng Tâm”.
Tiếng pháo nổ rầm rộ từ lúc đèn chưa sáng. Tiếng pháo dứt, tiếng nhạc rầm rộ từ một chiếc loa to. Ông Nha – chủ tịch xã – đứng bên chiếc bàn có phủ vải hoa và đặt mi-cro, vẻ quan trọng.
Ngồi cạnh ông là anh Văn Sửu, thư kí của ông Nha, lăm lăm tay bút ghi chép. Các cán bộ, xã viên và đại diện những người dân của xã ngồi nghiêm chỉnh chung quanh, trong đó có ông Thình, ông bà Độp, anh Tỵ, ông Ruộng, cô Xoan, bà Thủ,…
ÔNG NHA – Thưa các đồng chí đại diện Dân, Chính, Đảng, đại diện các ban ngành tổ đội, khối nhóm. Thưa các vị đại biểu phụ lão, thanh niên, phụ nữ, thưa các cụ, các ông, các bà, các bác, các anh, các chị, các em, các cháu, thay mặt cán bộ nhân dân phố Cà nói riêng và toàn xã Cà Hạ nói chung.
Từ hôm nay, nói cụ thể hơn là từ giờ phút này, (xem đồng hồ) 14 giờ 30 phút ngày 1 tháng 3, lịch sử xã ta mở sang một trang mới. Xã Cà Hạ của chúng ta được đổi tên thành xã Hùng Tâm, phố Cà – thủ phủ của xã ta – sẽ thành thị trấn Hùng Tâm.
Chấm dứt cái tên Cà và Cà Hạ nôm na của một quá khứ tối tăm, nghèo khổ. Là con cháu vua Hùng Vương, chúng ta chọn đặt tên mới Hùng Tâm ý nói lên cái tâm hào hùng của người dân xã ta. […]
(Tiếng trống ếch nổi lên. Hai thiếu niên một nam một nữ tiến vào bước đều theo nhịp trống, miệng hô: “Một, hai! Một, hai!”. Tiếng trống ngừng.)
Thưa các đồng chí, thưa các vị đại biểu, cũng giờ phút này, tôi xin long trọng tuyên bố kế hoạch xây dựng cách tân, toàn diện và triệt để, rộng lớn và phong phú, mới mẻ và khoa học: Hợp tác xã Cà Hạ từ nay sẽ được đổi tên là “Liên đoàn Tổ hợp tác xã Công Nông Thương Tín Hùng Tâm”. […] Đề nghị vỗ tay! (Tất cả vỗ tay). […]
(Tiếng trống, tiếng vỗ tay lại ran lên. Văn Sử đứng dậy)
VĂN SỬU – Thay mặt Hội đồng thư kí, được sự ủy nhiệm của đồng chí Nguyễn Toàn Nha, Chủ nhiệm, giờ là Giám đốc Liên đoàn Tổ hợp Công Nông Thương Tín, gọi tắt là Liên hợp xã Hùng Tâm, tôi xin tuyên đọc danh sách các đồng chí được bổ nhiệm vào các chức trách mới trong cơ cấu của Liên hợp xã chúng ta!
Thứ nhất, đồng chí Bạch Bá Thình (ông Thình đứng dậy) thôi giữ chức Đội trưởng đội Sáu để giữ chức Chủ nhiệm Trung tâm Công nghệ kiêm Trưởng ban Ngoại vụ của Liên hợp xã. Đồng chí Lê Khắc Tự thôi giữ chức Tổ trưởng Tổ nề mộc để nhận chức Chủ nhiệm Trung tâm Xây dựng và kiến thiết cơ bản.
Đồng chí Hà Thị Thủ thôi giữ chức Cửa hàng trưởng Cửa hàng mua bán xã để giữ chức Chủ nhiệm Công ty dịch vụ Thương nghiệp Hùng Tâm. Đồng chí Hà Văn Ruộng thôi giữ chức Đội trưởng đội Hai để giữ chức Chủ nhiệm Trung tâm Điều phối nhân lực và sản xuất nông nghiệp. Bà Độp, nguyên Trưởng trại lợn, được cử giữ chức Chủ nhiệm Trung tâm Chăn nuôi gia súc. […]
ÔNG ĐỘP – (Đứng dậy) Còn tôi, Bùi Văn Độp, danh sách ngoài kia thiếu tôi, tôi ở bộ phận nào ạ?
ÔNG NHA – Trước ông làm gì nhỉ?
ÔNG ĐỘP – Linh tinh ạ. Vợ em phụ trách trại lợn, nay là Trung tâm Chăn nuôi gia súc, nghe hay thật. Còn em… Thì bác đã từng cử em đấy: việc chính của em là… hoạn lợn ạ, hoạn lợn cho cả hợp tác xã, có khi cả các xã bạn. Bác quên rồi à?
ÔNG NHA – Nhớ rồi. Cả huyện này không ai hoạn lợn khéo bằng ông Đập xã ta, hoạn cho lợn cả vùng. Ông thường làm dưới trại à?
ÔNG ĐỘP – Không a, em đi lang thang, nhà nào gọi thì mình đến tận nhà hoạn. Loáng cái xong ngay!
ÔNG NHA – Bây giờ làm ăn mới rồi, quy mô khoa học, bỏ cách làm việc tuy tiện ấy đi. Sẽ phân cho ông một gian sau khu kho cũ làm trụ sở. Đâu muốn hoạn phải mang lợn đến tận trụ sở.
ÔNG ĐỘP — Trụ sở? Trụ sở hoạn lợn ạ?
ÔNG NHA – (Với Văn Sửu) Có cái tên nào đẹp tại không nhỉ, chứ “hoạn lợn”.. nghe nó thô thiển làm sao ấy? Chủ nghĩ giùm tôi!
VĂN SỬU — (Suy nghĩ) Hoạn lợn … Hoạn lợn… Đảng rồi, gọi là Trung tâm Triệt sản gia súc.
ÔNG NHA – Trung tâm Triệt sản gia súc, được đấy! (Vời ông Đập) Ông sẽ được cử làm Chủ nhiệm Trung tâm Triệt sản gia súc Hùng Tâm
ÔNG ĐỘP — Triệt sản
ÔNG NHA – Nghĩa là hoạn đấy!
ÔNG ĐỘP — Vâng vâng, em hiểu, triệt sản tức là hoạn! Nghe văn minh hẳn: Chủ nhiệm Trung tâm Triệt sản gia súc Hùng Tâm, đồng chí Bùi Văn Độp… Hay quá! (Với vợ) Có chữ nghĩa có khác. Hay quá, u nó ạ!
(Mọi người huyên náo bàn bạc, cười nói.)
ÔNG ĐỘP – (Với vợ) Tôi bây giờ là Chủ nhiệm Trung tâm Triệt sản đấy nhá, không phải lão Độp hoạn lợn, bà đừng có xem thường. Mà bà cũng là Chủ nhiệm Trung tâm Chăn nuôi, ghê thật, thần tình thật, đổi mới có khác!
BÀ ĐỘP — Thi vẫn thế chứ cỏ gỉ mà khác. Đúng là dở hơi!
VĂN SỬU – Này bà kia, phát ngôn cho cẩn thận!
ÔNG ĐỘP – Phát ngôn cho cẩn thận! Cứ toàn những kiểu người như bà thì đất nước bao giờ tiến lên được! (Với Sin) Bao giờ thì em được nhận chức Chủ nhiệm cùng trụ sở a?
VĂN SỬU – Ngay ngày mai. Nhưng liệu đấy, bây giờ làm ăn phải tân tiến, khoa học. Trăm mắt người ta nhìn vào. Ngay cả ăn mặc cũng không được lôi thôi, lếch thếch như thế kia nữa. Phải ăn mặc sao cho ra mình là người làm khoa học, hiểu chưa?
ÔNG ĐỘP — Rõ ạ.
(Mọi người giải tán dần, chỉ còn ông Nha, anh Văn Siu và ông Thình.)
ÔNG NHA — (Với Si) Được đấy chử, chủ Sửu? Buổi lễ rất trang nghiêm và đẩy khi thế. Nhờ có chủ. Tôi có đầu óc, có ý chí cao, hoài bão lớn nhưng chữ nghĩa thì không có nhiều. Hồi bé, cha mẹ không cho minh học hành, sau này lại bận công tác, chạy như cờ lông công suốt, nhưng phải nói mình có chỉ tiến thủ
VĂN SỬU – Vâng, gì chứ chỉ tiến thủ, đầu óc táo bạo, quy mô thì ai bị được với bác, em chỉ là thư kí giúp việc bác….
ÔNG NHA – Như Nguyễn Trãi phò Lê Lợi, chú lắm chữ nghĩa, giỏi. Riêng cái khoản đặt tên quan trọng lắm chứ! […] Cũng như Cà Hạ đổi là Hùng Tâm vậy.
ÔNG THÀNH – Nhưng bác ạ, việc đổi tên xã, rồi kế hoạch đổi mới cách tân hợp tác xã ta thành Liên đoàn tổ hợp xã, em nghĩ là việc quan trọng, không biết trên tỉnh, trên huyện có tán thành không ạ?
ÔNG NHA — Tán thành chứ! Tôi đã báo cáo rồi. Nói thật với ông: Chú em rể tôi vừa trúng chủ tịch huyện, chú ấy nể tôi lắm. Huyện, tỉnh cũng rất cần có một nơi là điển hình đi đầu trong việc năng động bung ra, tiên tiến táo bạo. Họ sẽ ủng hộ ta. (Với Sửu) Khâu tuyên truyền tôi giao cho chú, cần nhất là khâu tuyên truyền, chú hiểu không? Thấm nhuần không?
VĂN SỬU – Thấm nhuần, quán triệt ạ.
ÔNG THỈNH – Bác ạ, còn việc của em, thủ thực là em chưa hiểu… chưa quán triệt lắm! Cái chức Chủ nhiệm Trung tâm Công nghệ kiêm Trưởng ban Ngoại vụ của em, em chưa hiểu rõ là làm những việc gì. Trước em làm Đội trưởng đội Sáu là đội làm những nghề phụ của xã: tết thảm bẹ ngô, đan sọt, làm phấn viết bảng cho học trò,…
ÔNG NHA – Dẹp những việc manh mún đỏ lại. Giờ ông là Chủ nhiệm Trung tâm Công nghệ, ta đi vào công nghệ, trên đã có chủ trương cho bung ra, ta bung ra, sản xuất những thứ thu lợi nhuận kinh tế nhiều hơn cho xã. Tôi đã cân nhắc kĩ, đã tham khảo ý kiến nhiều chuyên gia trên huyện, trên tỉnh.
Tôi đã lên cả Binh Đà là quê vợ của thằng em chồng con em gái của vợ thẳng em vợ tôi để tìm hiểu. Ông Thỉnh ạ, tôi đã quyết định rồi: không thảm bẹ ngô, không sọt, không phấn bảng học trò gì nữa, ta bung ra pháo.
ÔNG THÌNH – “Bung ra pháo” là thế nào ạ?
ÔNG NHA – Là thế: pháo! Ta chuyển sang sản xuất pháo, ông hiểu chưa?
ÔNG THÌNH – Như vậy là ta trồng cà pháo ạ?
ÔNG NHA – Sao ông lại tối dạt thế nhỉ? Trồng cà pháo là thế nào. Không phải cà pháo mà là pháo. Pháo nổ ấy. (Làm điệu bộ) Đoành đoành đoành!
ÔNG THÌNH – À, em hiểu, pháo Tết. […]
ÔNG NHA – Từ hôm nay ông sẽ hiểu, đồng chí Chủ nhiệm Trung tâm Công nghệ Hùng Tâm ạ. Ngoài việc làm pháo, ông còn phụ trách ngoại vụ, nghĩa là ngoại giao, tiếp khách, giao thiệp. Việc này cũng rất quan trọng. Phải làm sao để toàn huyện, toàn tỉnh, toàn quốc biết tiếng chúng ta.
VĂN SỬU – Đúng! Phải có chí tiến thủ, phải có hoài bão lớn.
ÔNG NHA – Tôi tuy không được học hành nhiều nhưng tôi có đầu óc nhìn xa trông rộng. Tôi quyết cho hai đứa con tôi học hành đến nơi đến chốn. Cái Nhàn hiện đã tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp, được giữ lại viện nghiên cứu khoa học, nó sẽ trở thành một nhà khoa học, tôi giao cho nó nhiệm vụ phải trở thành một nhà khoa học có tên tuổi. […] Không làm thì thôi, đã làm phải danh tiếng hơn người. Phải không chú Sửu?
VĂN SỬU – Dạ. Đúng ạ. Cô Nhàn thừa hưởng ở bác đầu óc táo bạo, thông minh. Nhất định cô ấy sẽ trở thành một nhà khoa học danh tiếng.
Tìm Hiểu Thêm 🌿 Gió Và Tình Yêu Thổi Trên Đất Nước Tôi 🌿 Lưu Quang Vũ
Ý Nghĩa Nhan Đề Đổi Tên Cho Xã
Văn bản Đổi tên cho xã đã nêu lên và phê phán một hiện tượng nhức nhối trong xã hội Việt Nam, đó là thích sĩ diện.
Tóm Tắt Đổi Tên Cho Xã
Gửi đến bạn đọc tóm tắt Đổi tên cho xã ngắn gọn nhất sau đây. Mời bạn tham khảo.
Văn bản kể về lễ đổi tên xã Cà Hạ thành xã Hùng Tâm. Sự việc diễn ra trong buổi công bố tên xã mới. Việc đổi tên xã khiến chính quyền xã phải phân công lại nhiệm vụ cho từng người.
Sau khi nghe phân công nhiệm vụ, ông Sửu thắc mắc về nhiệm vụ của mình và được giao cho vị trí chủ nhiệm trung tâm Triệt sản gia súc. Chưa ai hiểu rõ được nhiệm vụ mình được giao là gì, mọi người bàn tán rất nhiều. Kết thúc văn bản là cuộc nói chuyện của ông Nha, ông Thỉnh và Văn Sửu.
Bạn xem thêm 💛 Bài Thơ Tiếng Việt Của Lưu Quang Vũ 💛 Nội Dung, Ý Nghĩa, Cảm Nhận
Bố Cục Bài Đổi Tên Cho Xã
Bố cục bài Đổi tên cho xã gồm 3 phần như sau:
- Phần 1 (Từ đầu đến…tiếng trống ngừng): Bối cảnh diễn ra cuộc họp.
- Phần 2 (tiếp theo đến…anh Văn Sửu và Ông Thìn): tuyên bố, phong các chức danh mới cho từng người trong xã.
- Phần 3 (phần còn lại): Tiếng cười của truyện.
Đọc Hiểu Tác Phẩm Đổi Tên Cho Xã
Sau đây là nội dung đọc hiểu tác phẩm Đổi tên cho xã cho những bạn nào đang cần nhé.
👉 Câu 1 (trang 85, SGK Ngữ văn 8, tập 1): Đặc điểm của hài kịch được thể hiện trong văn bản ở những phương diện nào (xung đột, nhân vật, hành động, lời thoại, thủ pháp trào phúng,…)?
Đáp án:
- Xung đột kịch: xung đột giữa sự thật thà và bệnh ảo tưởng.
- Nhân vật: các nhân vật có sự không tương xứng giữa bên trong và bên ngoài (Ông Nha tỏ ra hiểu biết nhưng thực chất là người ảo tưởng)
- Hành động: mâu thuẫn với phẩm chất.
- Thủ pháp trào phúng: những lời phát biểu của ông chủ tịch xã được phóng đại đến mức khoa trương.
👉 Câu 2 (trang 37, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1): Nhân vật ông chủ tịch xã Toàn Nha tiêu biểu cho kiểu người nào trong xã hội? Hãy phân tích đặc điểm tính cách của nhân vật này.
Đáp án: Nhân vật ông Chủ tịch xã Toàn Nha tiêu biểu cho kiểu người thích sống giả dối, ảo tưởng trong xã hội.
👉 Câu 3 (trang 37, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1): Đọc nội dung giới thiệu vở kịch Bệnh sĩ ở phần mở đầu văn bản và nêu bối cảnh của câu chuyện Đổi tên cho xã.
Đáp án: Bối cảnh câu chuyện Đổi tên cho xã: Văn bản kể về sự việc xã Cà Hạ sắp được đổi tên, sự việc diễn ra trong buổi công bố tên xã mới vô cùng long trọng.
👉 Câu 4 trang 90 SGK Ngữ văn 8 tập 1 Cánh Diều: Quan sát văn bản và chỉ ra cách trình bày kịch bản có gì khác với cách trình bày một truyện ngắn, bài kí hoặc thơ. Nhận biết các chỉ dẫn sân khấu (các dòng chữ in nghiêng đặt trong ngoặc đơn) và chức năng của các chỉ dẫn ấy.
Đáp án:
- Văn bản hài kịch chủ yếu là lời đối thoại giữa các nhân vật với nhau
- Chỉ dẫn sân khấu: in nghiêng hoặc trong ngoặc đơn
- Chức năng: miêu tả hành động mà các nhân vật sẽ làm.
Đón đọc thêm 💛 Bài Thơ Những Con Đường Của Lưu Quang Vũ 💛 Nội Dung + Phân Tích
Nghệ Thuật Của Văn Bản Đổi Tên Cho Xã
Sử dụng từ ngữ giản đơn, gần gũi với người đọc, người xem giúp thể hiện yếu tố hài hước và nội dung vở kịch trọn vẹn.
Sơ Đồ Tư Duy Đổi Tên Cho Xã
Gửi đến bạn sơ đồ tư duy Đổi tên cho xã sau đây.
Chia sẻ bạn bài thơ ❤️️ Vườn Trong Phố Của Lưu Quang Vũ ❤️️ Đọc Hiểu + Cảm Nhận
Soạn Bài Đổi Tên Cho Xã
Thohay.vn hướng dẫn cho những bạn nào chưa biết cách soạn bài Đổi tên cho xã sau đây.
👉 Câu 1. Nội dung chính của văn bản Đổi tên cho xã là gì? Nội dung đoạn trích này liên quan như thế nào với tên vở kịch Bệnh sĩ?
Đáp án:
– Nội dung chính của văn bản Đổi tên cho xã là cuộc họp thông báo những đổi mới của xã Hùng Tâm từ tên xã đến chức vụ của một số người.
– Đoạn trích là phần mở đầu của vở kịch “Bệnh sĩ”.
👉 Câu 2: Theo em, văn bản Đổi tên cho xã đã nêu lên và phê phán hiện tượng gì? Điều đó còn có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay không?
Đáp án:
Theo em, văn bản Đổi tên cho xã đã nêu lên và phê phán một hiện tượng nhức nhối trong xã hội Việt Nam, đó là thích sĩ diện. Điều đó tồn tại từ rất lâu trước đây mà đến nay vẫn là một hiện tượng phổ biến trong xã hội.
👉 Câu 3: Mục đích của cuộc họp là gì?
Đáp án:
Mục đích của cuộc họp: thông bảo việc xã đổi tên từ xã Cà Hạ thành xã Hùng Tâm, phố Cà, thủ phủ của xã, sẽ thành thị trấn Hùng Tâm.
👉 Câu 4. Hãy phân tích một số đặc điểm hài kịch được thể hiện rõ ở văn bản Đổi tên cho xã.
– Hình thức: các lời đối thoại, có chỉ dẫn sân khấu
– Nhân vật: sự không tương xứng giữa thực chất bên trong và hình thức bên ngoài, giữa suy nghĩ và hành động khiến việc làm trở nên lố bịch hài hước
– Nội dung: ông Nha vẽ ra một viễn tưởng cao đẹp về một xã phát triển, giàu mạnh nhưng thực tế thì những gì ông làm đều chỉ đẩy người dân vào cái nghèo đói.
– Sử dụng thủ pháp trào phúng, phóng đại.
Bạn xem thêm bài thơ 💚 Gửi Mẹ Của Lưu Quang Vũ 💚 Nội Dung + Ý Nghĩa + Cảm Nhận
Giáo Án Đổi Tên Cho Xã
Bạn đang cần giáo án Đổi tên cho xã thì nhất định đừng bỏ qua bài viết mà chúng tôi chia sẻ dưới đây nhé.
I. MỤC TIÊU
1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt
– HS nhận biết được một số yếu tố hình thức (xung đột, nhân vật, lời thoại, thủ pháp trào phúng,…) và nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa của văn bản, tư tưởng, tình cảm, thái độ của tác giả,…) của hài kịch.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung
– Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm.
– Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.
– Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.
b. Năng lực đặc thù
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Đổi tên cho xã.
– Năng lực nhận diện các yếu tố hình thức và nội dung của hài kịch.
3. Về phẩm chất
– Giúp HS biết ghét bỏ những thói hư tật xấu, phê phán cái giả dối, trân trọng những suy nghĩ trong sáng, nhân văn văn, những hành động trung thực.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
– Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy
– Phiếu học tập, trả lời câu hỏi
– Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh
– SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
– GV đặt câu hỏi gợi mở, yêu cầu HS trả lời, chia sẻ cách hiểu về “Bệnh sĩ” trong cuộc sống.
– HS trả lời câu hỏi, GV mời 2 -3 HS chia sẻ.
– GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt vào bài học: “Bệnh sĩ” là một trong tác phẩm hài kịch ghi dấu ấn trong lòng khán giả của cố tác giả tài ba Lưu Quang Vũ. Nội dung vở kịch lấy bối cảnh ở vùng quê nông thôn kể về ông chủ tịch xã và những người dân chân chất, thật thà nhưng vì tính háo danh, tính sĩ mà ai cũng cố gắng phấn đấu cho mình cái mác thật sang trọng và hiện đại. Để rồi khi bản chất và hiện thực không thống nhất nên đã sinh ra những chuyện dở khóc dở cười. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu đoạn kịch “Đổi tên cho xã” được trích trong tác phẩm này.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung
a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản, hướng dẫn đọc và rèn luyện các chiến thuật đọc.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thể loại hài kịch và văn bản Đổi tên cho xã.
c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV tổ chức cho HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm. – GV gọi HS đọc bài, chia theo phân vai nhân vật, thể hiểu đúng ngữ điệu của từng tính cách nhân vật. – GV đưa ra nhiệm vụ: + Nêu những thông tin về tác giả mà em biết qua việc tìm hiểu và chuẩn bị bài ở nhà. + Tóm tắt nội dung văn bản. + Chỉ ra các đặc điểm của hài kịch được thể hiện trong văn bản. + Nội dung đoạn trích này liên quan như thế nào với tên vở kịch Bệnh sĩ? – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi. Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm – HS trình bày sản phẩm thảo luận. – GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. – GV giới thiệu thêm: + Nhắc đến Lưu Quang Vũ là ta lại nhớ đến một nhà soạn kịch tài hoa trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Một tài năng trong lĩnh vực văn chương nghệ thuật, trong mỗi một lĩnh vực ông đều để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn đọc. + Những tác phẩm của Lưu Quang Vũ bắt đầu nổi lên từ những năm 80, lúc ấy đất nước đang trong giai đoạn chiến tranh, vô cùng khó khăn. Các tác phẩm của ông đã để lại một dấu ấn trong lòng bạn đọc bởi tính chân thật, nhân văn. Ra đi ở tuổi đời còn trẻ và sự nghiệp đang trên đà đỉnh cao thế nhưng những tác phẩm để lại rất nhiều. | I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả– Lưu Quang Vũ (1948 – 1988). – Ông là nhà soạn kịch, nhà thơ và nhà văn hiện đại của Việt Nam. – Ông sinh tại xã Thiệu Cơ, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ nhưng quê gốc lại ở quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, là con trai nhà viết kịch Lưu Quang Thuận và bà Vũ Thị Khánh, và tuổi thơ sống tại Phú Thọ cùng cha mẹ. – Khi hoà bình lập lại (1954) gia đình ông chuyển về sống tại Hà Nội. – Thiên hướng và năng khiếu nghệ thuật của ông đã sớm bộc lộ từ nhỏ và vùng quê trung du Bắc Bộ đó đã in dấu trong các sáng tác của ông sau này. 2. Tác phẩm – Tóm tắt: Văn bản kể về sự việc xã Cà Hạ sắp được đổi tên, sự việc diễn ra trong buổi công bố tên xã mới vô cùng long trọng. Việc đổi tên xã khiến chính quyền xã phải phân công lại nhiệm vụ cho từng người. Sau khi nghe phân công nhiệm vụ, ông Sửu thắc mắc về nhiệm vụ của mình và được giao cho vị trí chủ nhiệm trung tâm Triệt sản gia súc. Chưa ai hiểu rõ được nhiệm vụ mình được giao là gì, mọi người bàn tán rất nhiều. Kết thúc văn bản là cuộc nói chuyện của ông Nha, ông Thỉnh và Văn Sửa cho thấy sự hài hước, trào phúng của văn bản này. – Đặc điểm hài kịch được thể hiện trong văn bản: + Xung đột kịch: xung đột giữa sự thật thà và bệnh ảo tưởng. + Nhân vật: các nhân vật có sự không tương xứng giữa bên trong và bên ngoài (Ông Nha tỏ ra hiểu biết nhưng thực chất là người ảo tưởng) + Hành động: mâu thuẫn với phẩm chất. + Thủ pháp trào phúng: những lời phát biểu của ông chủ tịch xã được phóng đại đến mức khoa trương. – Đoạn trích là phần mở đầu của vở kịch “Bệnh sĩ”. |
Giới thiệu tác phẩm 🔰 Gửi Hương Cho Gió [Xuân Diệu] 🔰 Nội Dung Bài Thơ, Phân Tích
5+ Mẫu Phân Tích Đổi Tên Cho Xã Hay Nhất
Thohay.vn tổng hợp cho các bạn đọc 5+ mẫu phân tích Đổi tên cho xã hay nhất mà chúng tôi đã chọn lọc tại bài viết sau đây.
Phân Tích Tác Phẩm Đổi Tên Cho Xã Hay
Lưu Quang Vũ là một nhà soạn kịch nổi tiếng. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông có thể kể đến Bệnh sĩ rất thú vị. Đặc biệt phải kể đến cảnh mở đầu – Đổi tên cho xã.
Nội dung của đoạn trích Đổi tên cho xã đã tái hiện lại lễ đổi tên xã Cà Hạ thành Hùng Tâm. Xã Cà Hạ vốn là một làng quê nghèo, người dân sống hiền lành, chân chất nhưng ông Toàn Nha – chủ tịch xã lại là người háo danh, sĩ diện.
Thay vì chăm lo, đổi mới để cuộc sống của người dân được no đủ, ông Toàn Nha chỉ quan tâm đến việc đặt ra những cái tên sang trọng. Việc đổi tên xã khiến chính quyền xã đã phân công lại nhiệm vụ cho từng người. Sau khi nghe phân công nhiệm vụ, chưa ai hiểu rõ được nhiệm vụ mình được giao là gì, mọi người bàn tán rất nhiều.
Rõ ràng ở đây có sự mâu thuẫn giữa hình thức bên ngoài và nội dung bên trong, giữa nhận thức và hành động của các nhân vật đã làm bật lên tiếng cười hài hước. Những tưởng việc đổi tên xã là vinh dự, là sẽ đem đến lợi ích cho cuộc sống của người dân.
Nhưng tất cả đều chỉ là sự ảo tưởng, kéo theo vô vàn những thay đổi trớ trêu, chẳng hạn như ông Độp, một người không được xem trọng, lại được phong làm Chủ nhiệm Trung tâm Triệt sản gia súc xã Hùng Tâm. Ông Thình, người làm công việc phụ trong xã, lại được phong làm Chủ nhiệm Trung tâm Công nghệ. Điều này làm cho việc làm của họ trở nên trái ngược với hiểu biết và năng lực thực tế.
Có thể thấy rằng, văn bản “Đổi tên cho xã” đã nêu lên và phê phán hiện tượng háo danh, thích khoe khoang, sĩ diện. Truyện đã gửi gắm bài học giá trị trong cuộc sống.
Bạn xem thêm 👉 Bài Thơ Tiếng Thu Của Lưu Trọng Lư
Phân Tích Đoạn Trích Đổi Tên Cho Xã Từ Vở Kịch Bệnh Sĩ Ngắn
Trong đoạn trích “Đổi tên cho xã” của Lưu Quang Vũ, chúng ta bắt gặp một phê phán mạnh mẽ về một hiện tượng xã hội đặc biệt, đó là “bệnh sĩ diện,” và cách nó ảnh hưởng đến cộng đồng qua việc đổi tên của xã Hùng Tâm.
Cuộc họp ở xã Hùng Tâm được mô tả chi tiết, nơi thông báo về những thay đổi từ tên xã đến chức vụ của một số cá nhân. Trong số đó, nhân vật ông Chủ tịch xã Toàn Nha nổi bật lên như một biểu tượng cho loại người thích sống giả dối trong xã hội.
Ông Nha mang trong mình tham vọng mù quáng, mong muốn xây dựng một xã khoa học để thể hiện đẳng cấp và nhận được sự công nhận từ xã khác và cấp trên. Tuy nhiên, ông chỉ tiếp cận vấn đề một cách hời hợt, thiếu sự phân tích cụ thể về tình hình thực tế của xã.
Ông Nha muốn phát triển kinh tế nhưng lại bỏ qua những yếu tố cơ bản cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của người dân trong xã.
Sự không tương xứng giữa thực chất và hình thức, giữa suy nghĩ và hành động của nhân vật tạo nên một bức tranh hài hước và lố bịch. Chẳng hạn, ông Đốp, một người không được xã hội đánh giá cao, lại được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Trung tâm Triệt sản gia súc của xã Hùng Tâm.
Ông Thình, người thực hiện công việc phụ trách, lại được phong làm Chủ nhiệm Trung tâm Công nghệ. Điều này tạo nên sự đảo lộn và trái ngược giữa vị trí và khả năng thực sự của họ
Ngôn ngữ của ông Chủ tịch xã Toàn Nha cũng làm nổi bật sự không thích hợp trong bối cảnh cuộc họp trọng đại. Lời nói của ông đậm chất lố bịch, với việc sử dụng nhiều từ ngữ không rõ nghĩa và những câu châm biếm không mang lại giá trị thực tế. Điều này tạo ra một tình huống hài hước và làm cho người đọc không khỏi bật cười.
Tổng kết lại, đoạn trích “Đổi tên cho xã” không chỉ là một cái nhìn hài hước và lố bịch về bệnh “sĩ diện” trong xã hội, mà còn là một cảnh báo sâu sắc về sự không tương xứng giữa thực chất và hình thức, giữa suy nghĩ và hành động của những người đứng đầu trong cộng đồng.
Tổng hợp 💕 100 Bài Thơ Hay Nhất Thế Kỷ 20 💕 Chùm Thơ Hay Nhất Mọi Thời Đại
Phân Tích Hài Kịch Đổi Tên Cho Xã Chọn Lọc
Trong đoạn trích “Đổi tên cho xã” của tác giả Lưu Quang Vũ, chúng ta được làm quen với xã Hùng Tâm, nơi diễn ra một cuộc họp quan trọng để thông báo về những thay đổi của xã.
Điều này giúp ta hiểu rõ tình huống của đoạn trích. Đoạn trích này cũng giới thiệu một số nhân vật quan trọng, trong đó ông Chủ tịch xã Toàn Nha nổi bật như một biểu tượng cho kiểu người thích sống giả dối trong xã hội.
Ông Toàn Nha là một người sống giả dối và tham vọng mù quáng. Ông ta có khao khát xây dựng và phát triển một xã khoa học để tỏ vẻ vang vọng và thể hiện vị trí của mình. Tuy nhiên, ông ta lại chỉ tìm hiểu một cách hời hợt, chưa có sự phân tích tình hình thực tế của xã mình.
Ông Toàn Nha muốn phát triển kinh tế nhưng lại vứt bỏ những thứ vốn là cần thiết cho cuộc sống của người dân nơi đây. Ông nói những từ ngữ khoa học, lố bịch như “Bây giờ làm ăn mới rồi, quy mô khoa học… Đâu muốn hoạn phải mang lợn đến tận trụ sở.”
Tuy nhiên, những lời ông nói chỉ là sáo rỗng và không có giá trị thực tế. Ông thường phong chức một cách tràn lan, nhưng thực tế thì ông không có khả năng thực hiện những gì ông nói.
Trong đoạn trích này, ta thấy sự không tương xứng giữa bề ngoài và bản chất của nhân vật ông Toàn Nha. Ông ta được phong làm Chủ tịch xã và có chức vụ quan trọng nhưng lại không hiểu rõ nhiệm vụ của mình. Có những nhân vật khác cũng có sự không tương xứng giữa thực chất bên trong và hình thức bên ngoài, như ông Đốp và ông Thình. Điều này khiến cho việc làm của họ trở nên lố bịch và hài hước.
Ngoài ra, ngôn ngữ của ông Toàn Nha không phù hợp với cuộc họp mang tính chất trang nghiêm. Ông ta sử dụng nhiều từ ngữ không rõ nghĩa và cách ông nói không chỉ làm cho người khác không hiểu ý của ông mà còn tạo nên tình huống hài hước.
Tuy nhiên, đoạn trích cũng thể hiện sự mâu thuẫn trong xã hội, sự tương phản giữa cái xấu và cái tốt. Ông Toàn Nha vẽ ra một tương lai đẹp cho xã nhưng thực tế lại làm cho người dân gặp nhiều khó khăn. Điều này thể hiện một hiện tượng nhức nhối trong xã hội Việt Nam, đó là thích sĩ diện và sự không tương xứng giữa hình thức và bản chất.
Tóm lại, đoạn trích “Đổi tên cho xã” của tác giả Lưu Quang Vũ đã thành công trong việc phê phán tình huống thích sĩ diện và tạo ra những tình huống hài hước để làm nhấn mạnh sự mâu thuẫn và tương phản trong xã hội.
Đọc hiểu ❤️️Bài Thơ Thời Gian [Văn Cao] ❤️️ Nội Dung, Nghệ Thuật, Cảm Nhận
Phân Tích Tác Phẩm Đổi Tên Cho Xã Nổi Bật
Đoạn trích Đổi tên cho xã được trích từ vở kịch Bệnh sĩ của tác giả Lưu Quang Vũ đã tái hiện lại lễ đổi tên của xã Cà Hạ thành xã Hùng Tâm, từ đó phê phán bệnh sĩ diện, đồng thời cũng muốn nhắc nhở mỗi người sống phải biết khiêm nhường và không khoa trương hình thức.
Nhân vật ông Toàn Nha ở trong đoạn trích là một hình tượng đại diện cho căn bệnh sĩ diện. Ông là chủ tịch của xã, là người nắm quyền lực cao nhất trong xã.
Tuy nhiên, ông lại là người có tính cách rất háo danh và thích “sĩ diện”. Ông luôn muốn xã của mình có một cái tên “cao sang” và “đẹp đẽ” hơn để “lên mặt” với những xã khác. Vì vậy, ông đã quyết định đổi tên từ xã Cà Hạ thành xã Hùng Tâm.
Cuộc họp đổi tên xã đã được tổ chức vô cùng long trọng. Ông Toàn Nha là người chủ trì của cuộc họp. Ông đã trình bày lý do vì sao cần đổi tên xã và đề xuất cái tên là xã Hùng Tâm. Những ý kiến khác ở trong cuộc họp đều ủng hộ với ý kiến của ông Toàn Nha. Cuối cùng, cuộc họp đã đi tới quyết định đổi tên xã Cà Hạ thành xã Hùng Tâm.
Hình ảnh của nhân vật Toàn Nha ở trong đoạn trích đã được xây dựng vô cùng thành công. Toàn Nha là một nhân vật đại diện cho hiện tượng “sĩ diện” ở trong xã hội.
Ông ta rất ham danh và thích thể hiện, luôn muốn mình được tất cả mọi người quan tâm và chú ý. Toàn Nha là một người thiếu thực tế và không biết nhìn nhận đúng đắn về tình hình thực tế của xã mình. Ông ta cho rằng việc đổi tên xã có thể giúp cho xã mình trở nên giàu có và văn minh hơn.
Toàn Nha là một người thiếu ý chí và thiếu nghị lực. Ông ta chỉ biết dựa dẫm vào “quân sư” Văn Sửu mà không chịu suy nghĩ, tìm tòi hay sáng tạo.
Hình ảnh nhân vật Văn Sửu cũng đã được khắc họa rất sinh động. Văn Sửu là một người giỏi nịnh hót và luôn đồng tình với tất cả những ý kiến của Toàn Nha. Ông ta là người góp phần giúp cho thói sĩ diện của Toàn Nha ngày càng nghiêm trọng hơn.
Thông qua đoạn trích, tác giả Lưu Quang Vũ đã phê phán về bệnh sĩ diện một cách vô cùng sâu sắc. Bệnh sĩ diện là một căn bệnh hết sức nguy hiểm, nó có thể dẫn tới những hậu quả rất tai hại.
Bệnh sĩ diện khiến cho con người ta trở nên tự ti và mặc cảm, luôn muốn phô trương vẻ hình thức, coi trọng vẻ bề ngoài hơn là thực chất. Bệnh sĩ diện còn khiến cho con người ta trở nên xa rời với thực tế, không quan tâm tới những vấn đề thực chất ở trong cuộc sống.
Trong thực tế, bệnh sĩ diện vẫn còn tồn tại trong rất nhiều người. Có những người thích được khoe khoang và khoác lác về những thứ mà mình không có.
Có những người lại thích thể hiện, thích làm ra cái vẻ sang chảnh và quý phái. Những người mắc bệnh sĩ diện thường sẽ bị mọi người xa lánh và coi thường.
Đoạn trích đã phê phán và lên án mạnh mẽ thói “sĩ diện” ở trong xã hội, gây ra rất nhiều tác hại tiêu cực cho xã hội đồng thời cũng nhắc nhờ mỗi người chúng ta cần phải sống khiêm nhường và không khoa trương hình thức, sống thật với chính bản thân mình, không chạy theo những giá trị ảo.
Chúng ta cần phải quan tâm tới những giá trị thực chất trong cuộc sống như lao động, học tập và cống hiến cho xã hội. Mỗi người chúng ta cần phải tự ý thức được căn bệnh sĩ diện và phải có biện pháp phòng tránh chúng. Chúng ta cần phải sống khiêm nhường, giản dị và không chạy theo những giá trị ảo.
Tham khảo thông tin về bài thơ 💚 Thu Vịnh [Nguyễn Khuyến] 💚 Nội Dung Bài Thơ, Phân Tích
Phân Tích Đoạn Trích Đổi Tên Cho Xã Của Học Sinh Giỏi
Đoạn trích “Đổi tên cho xã” của Lưu Quang Vũ là một tiểu thuyết mang tính chất phê phán xã hội, nói về hiện tượng “sĩ diện” và sự ảnh hưởng xấu của nó đối với cộng đồng và xã hội. Đoạn trích này là một ví dụ minh họa rất rõ nét về những hệ quả của hiện tượng này.
Tại cuộc họp thông báo đổi tên xã Hùng Tâm và thay đổi chức vụ của một số người, chúng ta thấy nhân vật chính, ông Chủ tịch xã Toàn Nha, là một người rất tiêu biểu cho kiểu người sống giả dối trong xã hội. Ông ta mơ ước xây dựng một xã khoa học, phát triển để tỏ vẻ vang và được công nhận.
Tuy nhiên, ông lại thiếu sự phân tích cụ thể và hiểu biết về tình hình thực tế của xã. Ông Nha muốn phát triển kinh tế nhưng lại vứt bỏ những yếu tố cơ bản, như việc lo lắng cho cơm áo của người dân nơi đây.
Ngôn ngữ của ông Chủ tịch Toàn Nha không phù hợp với cuộc họp trang nghiêm. Lời nói của ông thường rất cao siêu và khoa trương, nhưng thực tế lại rất phũ phàng và không mang lại giá trị thực tế. Ví dụ, ông nói: “Bây giờ làm ăn mới rồi, quy mô khoa học… Đâu muốn hoạn phải mang lợn đến tận trụ sở.” Từ ngữ khoa chương, lố bịch của ông chỉ là sáo rỗng và không thể hiện sự hiểu biết thực sự.
Ông Chủ tịch xã Toàn Nha là một cái ví dụ điển hình cho những người sống giả dối trong xã hội. Ông ta mơ ước xây dựng một xã khoa học để tỏ vẻ vang và được công nhận.
Tuy nhiên, ông ta chỉ tìm hiểu một cách hời hợt và thiếu sự phân tích cụ thể về tình hình thực tế của xã. Ông Nha muốn phát triển kinh tế nhưng lại vứt bỏ những yếu tố cơ bản cần cho cuộc sống của người dân.
Lời nói của ông thường rất cao siêu và khoa trương nhưng thực tế lại rất phũ phàng và không mang lại giá trị thực tế. Ngôn ngữ của ông không phù hợp với cuộc họp trang nghiêm, thường có nhiều từ ngữ không rõ nghĩa và khiến người nghe cảm thấy lố bịch.
Sự không tương xứng giữa hình thức và thực chất, suy nghĩ và hành động của ông Chủ tịch Toàn Nha tạo nên tình huống hài hước và trớ trêu. Ví dụ, ông Đốp, một người không được xem trọng, lại được phong làm Chủ nhiệm Trung tâm Triệt sản gia súc xã Hùng Tâm.
Ông Thình, người làm công việc phụ trong xã, lại được phong làm Chủ nhiệm Trung tâm Công nghệ. Điều này làm cho việc làm của họ trở nên trái ngược với hiểu biết và năng lực thực tế.
Cuối cùng, đoạn trích “Đổi tên cho xã” phản ánh một cách hài hước và lố bịch tác hại của hiện tượng “sĩ diện” trong xã hội, qua việc tạo ra sự không tương xứng giữa hình thức và thực chất, suy nghĩ và hành động của nhân vật.
Tác phẩm này cũng nhấn mạnh về sự tương phản giữa cái xấu và cái tốt, giữa áo tưởng và thực tế, và tạo ra những tình huống trớ trêu và gây tiếng cười trào phúng.
Bạn xem thêm 💛 Bài Thơ Thuyền Và Biển 💛 Nội Dung, Cảm Nhận, Phân Tích