Kể Chuyện Cô Giáo Như Mẹ Hiền [Nội Dung + Ý Nghĩa + Giáo Án]

Kể Chuyện Cô Giáo Như Mẹ Hiền ❤️️ Nội Dung, Ý Nghĩa, Giáo Án ✅ Chia Sẽ Những Thông Tin Bổ Ích Liên Quan Đến Nội Dung Truyện Cô Giáo Như Mẹ Hiền Bên Dưới.

Nội Dung Kể Chuyện Cô Giáo Như Mẹ Hiền

Thohay.vn chia sẻ câu chuyện Cô Giáo Như Mẹ Hiền hay bên dưới.

Đến giờ vào học, các bạn đã vào lớp. Thịnh vẫn tần ngần đứng giữa sân trường. Thấy vậy, cô giáo ân cần đến bên Thịnh và hỏi:

– Sao vậy con?

Thịnh ấp úng:

– Con… Con…

Cô dịu dàng đáp:

– Nào ta cùng vào lớp.

Nép vào người cô, Thịnh cảm thấy thật ấm áp và gần gũi. Thấy cô dẫn Thịnh vào lớp, các bạn trêu:

– Lớn rồi mà còn nhõng nhẽo.

– Tại… Tại mình bị đau chân.

Cô lo lắng hỏi Thịnh:

– Con bị đau ở đâu?

– Đây ạ.

Cô lấy dầu xức vào chỗ Thịnh chỉ. Nhưng cô xức chưa xong, Thịnh đã chạy ù về chỗ của mình ở cuối lớp. Cô nhẹ nhàng bảo:

– Đừng chạy, kẻo vấp vào bàn là lại bị ngã nữa đấy!

Hôm sau, Thịnh thức dậy và chuẩn bị đi học từ rất sớm. Mẹ âu yếm nói:

– Còn sớm mà con.

Thịnh đáp:

– Dạ.Vì cô giáo đang chờ con ở trường.

Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Sự Tích Loài Người ❤️️Những Câu Chuyện Nói Về Nguồn Gốc Hay Nhất

Ý Nghĩa Câu Chuyện Cô Giáo Như Mẹ Hiền

Câu chuyện “Cô giáo như mẹ hiền” kể về một cô giáo tên là Hiền, cô giáo rất tốt bụng và luôn giúp đỡ học sinh của mình. Cô giáo Hiền được học sinh yêu mến và tôn trọng như một người mẹ. Câu chuyện này giúp trẻ em hiểu được tầm quan trọng của sự giúp đỡ và tình cảm trong cuộc sống.

Trả Lời Câu Hỏi Truyện Cô Giáo Như Mẹ Hiền Lớp 1

Giúp bé hiểu thêm câu chuyện Cô giáo như mẹ hiền lớp 1 bên dưới bằng cách trả lời câu hỏi có liên quan.

☛ Câu 1: Cô giáo đến bên Thịnh làm gì?

Lời giải chi tiết 1: Cô giáo đến bên Thịnh và dịu dàng dẫn em vào lớp.

☛ Câu 2: Các bạn trêu như thế nào?

Lời giải chi tiết 2: Các bạn trêu Thịnh lớn rồi mà còn khóc nhè.

☛ Câu 3: Cô giáo nhắc bạn Thịnh cái gì?

Lời giải chi tiết 3: Cô giáo nhắc Thịnh đừng chạy, kẻo vấp vào bàn thì lại ngã đau.

☛ Câu 4: Hôm sau, Thịnh như thế nào?

Lời giải chi tiết 4: Hôm sau, Thịnh thức dậy, sửa soạn đến trường từ sớm. 

Giáo Án Kể Chuyện Cô Giáo Như Mẹ Hiền Lớp 1

Giáo Án Kể Chuyện Cô Giáo Như Mẹ Hiền Lớp 1

I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực:

* Năng lực chung:

– Tự chủ và tự học:
+ Phán đoán nội dung câu chuyện dựa vào tên truyện, tên chủ đề và tranh minh họa.
+ Quan sát tranh, nhận diện các yếu tố chỉ trật tự diễn biến của một câu chuyện.
+ Kể từng đoạn và kể toàn bộ câu chuyện.
+ Trả lời câu hỏi về nội dung bài học và liên hệ bài học trong câu chuyện với bản thân.
– Giao tiếp, hợp tác:
+ Thảo luận nhóm, sử dụng âm lượng, ánh mắt, giọng nói phù hợp với từng đoạn của câu chuyện khi kể.
+ Bày tỏ cảm xúc của bản thân với từng nhân vật trong câu chuyện.
– Giải quyết vấn đề, sáng tạo: Sắm vai khi kể chuyện, vẽ tranh

* Năng lực đặc thù:

Năng lực ngôn ngữ: Kể chuyện. Biết điều chỉnh âm lượng của bản thân khi kể trong nhóm nhỏ và trước lớp.

2. Phẩm chất:

– Nhân ái: yêu quý cô giáo, bạn bè, nhà trường
– Trung thực: Tự đánh giá.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

– GV:
– Sách giáo khoa, sách giáo viên
– Tranh minh họa
– HS:
– Sách học sinh
– Giấy, bút chì màu

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN              
ĐIỀU MONG ĐỢI Ở HỌC SINH

1. Hoạt động : Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ: (2 phút)

– Mục tiêu: HS nhớ lại nội dung câu chuyện đã được nghe.
– Cách tiến hành:

GV hỏi:

+ Tuần trước các bạn đã học câu chuyện có tên là gì? (Vinh và chiếc gối mèo)
+ Câu chuyện kể về ai và cái gì?
+ Ngoài Vinh còn có ai?
+ Em thích nhân vật nào trong câu chuyện? Vì sao?

2. Hoạt động : Khởi động

Trò chơi: “Ai mà tài thế?”
Mục tiêu: Phán đoán nội dung câu chuyện
Cách tiến hành:

– GV cho HS nghe các đoạn nhạc có lời về cô giáo và HS đoán tên bài hát.
– HS nào trả lời đúng nhiều nhất sẽ được thưởng bông hoa học tập
– GV nhận xét trò chơi.
– GV chuyển ý, giới thiệu bài: Các bài hát trên đều nói về cô giáo. Cô giáo ở trường dạy dỗ, chăm sóc các con từng ly từng tý. Câu chuyện hôm nay “Cô giáo như mẹ hiền” sẽ cho các con thấy rõ hơn về tấm lòng của một cô giáo dành cho học trò của mình.
– GV cho HS quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi, cùng nhau trao đổi về nội dung bức tranh
– Nếu HS gặp khó khăn, GV đưa ra các gợi ý như sau:

+ Trong các bức tranh có những nhân vật nào?
+ Nhân vật nào xuất hiện nhiều nhất?
+ Câu chuyện xảy ra ở đâu?

– GV chốt, chuyển ý: Để tìm hiểu rõ hơn các nhân vật trong câu chuyện kể hôm nay cô cùng các con cùng bước vào câu chuyện “Cô giáo như mẹ hiền”.  

3 Hoạt động 3: Luyện tập nghe chuyện và kể chuyện

Mục tiêu:
– Kể được từng đoạn của câu chuyện
– Trả lời câu hỏi về nội dung bài.
– Biết biểu cảm khi kể.

Cách tiến hành:
– GV kể lần 1 kết hợp với câu hỏi kích thích phán đoán:
+ Khi dựa vào người cô giáo đi vào lớp, chuyện gì sẽ xảy ra với Thịnh?
+ Các bạn sẽ nhìn Thịnh như thế nào?
+ Điều gì sẽ xảy ra khi cô bôi dầu vào chân cho Thịnh?
+ Vì sao hôm sau Thịnh chuẩn bị đi học từ rất sớm?

• GV cho HS so sánh với những phán đoán ban đầu.
• GV kể lần 2: Kể từng đoạn theo tranh

Nghỉ giữa tiết

• Sau khi HS nghe kể chuyện, GV hỏi:
+ Vì sao cô giáo lo lắng khi nghe cậu bé nói với bạn “Mình bị đau chân.”?
+ Em thích nhân vật nào nhất?
+ Em thích chi tiết nào nhất trong câu chuyện? Vì sao?
• Sau khi nghe và ghi nhớ nội dung từng đoạn của câu chuyện. Để nắm được toàn bộ nội dung câu chuyện, các con hãy kể lại cho các bạn trong nhóm cùng nghe.
• Đại diện nhóm lên kế hoặc sắm vai kể theo nhóm.
• GV nhận xét, tuyên dương nhóm trình bày tốt nhất.

4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò

 Mục tiêu:
– Giúp HS nhớ tên và nội dung câu chuyện.
– GD đạo đức: biết yêu quý cô giáo, chia sẻ với bạn bè.

Cách tiến hành:

– Hôm nay lớp mình được nghe kể chuyện gì?
– GV cho HS vẽ một bức tranh về một cô giáo mà em yêu quý nhất.
– Cho HS lên thuyết trình sản phẩm.
– Cho HS nhận xét
– GV chốt, tuyên dương.
– Dặn dò: HS kể lại câu chuyện cho bạn bè, người thân nghe.      
– Mục tiêu: Tạo tâm thế cho giờ học.

* Dự kiến sản phẩm: Tên các bài hát: Cô giáo em, Cô ơi, Cô giáo, Ngày đầu tiên đi học,…

-HS trả lời
-HS trả lời

* Tiêu chí đánh giá:
-Đánh giá qua phần trình bày của HS
-HS trả lời

* Dự kiến sản phẩm:
– Tranh vẽ về cô

* Tiêu chí đánh giá:

Đánh giá qua phần trình bày của HS về bức tranh, tình cảm dành cho cô.

Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Câu Chuyện Của Rễ Lớp 1 ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Giáo Án, Soạn Bài Tập

Viết một bình luận