Lần Đầu Đi Qua Cầu Khỉ Lớp 1 [Nội Dung Câu Chuyện + Giáo Án]

Lần Đầu Đi Qua Cầu Khỉ Lớp 1 ❤️️ Nội Dung Câu Chuyện, Giáo Án ✅ Chia Sẽ Mẫu Câu Chuyện Ngắn Đầy Thú Vị Cho Các Bạn Nhỏ Bên Dưới.

Nội Dung Truyện Lần Đầu Đi Qua Cầu Khỉ Lớp 1

Nội Dung Truyện Lần Đầu Đi Qua Cầu Khỉ Lớp 1.

Nghỉ hè, ba mẹ cho Nam về thăm quê. Vừa về tới nhà ông bà, mấy anh chị em họ đã sang rủ Nam ngày mai đi câu cua. Nghe rủ, cậu đồng ý liền..

Từ nhà ông bà ra ruộng, phải đi qua một chiếc cầu khỉ bắc ngang con rạch nhỏ. Nhìn cầu đung đưa theo từng nhịp bước của mấy đứa em, Nam rất thích nhưng cậu lại sợ, không dám bước lên.

– Ráng lên anh Nam, làm theo tụi em nè!

– Mấy đứa em cổ vũ ở bờ bên kia.

Thế là, Nam run run bước lên cầu khỉ từng bước một. Cây cầu rung rung theo từng bước chân của Nam. Chưa bao giờ cậu thấy nhịp tim của mình đập nhanh đến vậy.

Bước được chừng mười bước, thấy cầu rung lắc, Nam hốt hoảng buông tay vịn rồi rơi xuống nước.

Đám anh chị em họ vội vàng lội xuống nước đưa Nam lên bờ. Chúng trêu Nam rằng đây là con ếch to nhất mà chúng từng gặp. Cả đám cười lên thích thú.

Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Sự Tích Loài Người ❤️️Những Câu Chuyện Nói Về Nguồn Gốc Hay Nhất

Ý Nghĩa Câu Chuyện Lần Đầu Đi Qua Cầu Khỉ

Câu chuyện “Lần đầu đi qua cầu khỉ” kể về một cậu bé tên là Nam, lần đầu tiên đi qua một chiếc cầu khỉ bắc ngang con rạch nhỏ để đi câu cua cùng với mấy anh chị em họ. Cậu bé đã vượt qua được nỗi sợ hãi của mình và thành công vượt qua chiếc cầu khỉ. Câu chuyện này giúp trẻ em hiểu được tầm quan trọng của sự kiên trì và tự tin trong cuộc sống

Trả Lời Câu Hỏi Truyện Lần Đầu Đi Qua Cầu Khỉ Lớp 1

Trả Lời Câu Hỏi Truyện Lần Đầu Đi Qua Cầu Khỉ Lớp 1.

☛ Câu 1: Về quê, Nam được mọi người rủ đi đâu?

Lời giải chi tiết 1: Về quê, Nam được mọi người rủ đi câu cua.

☛ Câu 2: Để ra ruộng, Nam phải đi qua cái gì?

Lời giải chi tiết 2: Để ra ruộng, Nam phải đi qua cầu khỉ.

☛ Câu 3: Nam cảm thấy như thế nào khi đi qua cầu khỉ?

Lời giải chi tiết 3: Nam cảm thấy run, chưa bao giờ tim đập nhanh đến thế khi đi qua cầu.

☛ Câu 4: Vì sao mọi người thích thu vui cười?

Lời giải chi tiết 4: Mọi người đều cười vui thích thú vì Nam rơi xuống nước, chúng đưa Nam lên bờ và trêu Nam, bảo đây là con ếch to nhất mà chúng từng gặp. 

Giáo Án Kể Chuyện Lần Đầu Đi Qua Cầu Khỉ Lớp 1

Thohay.vn chia sẻ thêm giáo án kể chuyện lần đầu đi qua cầu khỉ lớp 1 các bạn cùng xem nhé

I MỤC TIÊU

1. Năng lực

–    Phát triển năng lực đọc thông qua việc đọc đúng , rõ ràng một VB tự sự ngân và đơn giản, kể lại một trải nghiệm của người kể ở ngôi thứ ba ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB ; quan sát , nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát ,
–    Phát triển năng lực viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện của dựa vào những từ ngữ cho sản và viết lại đúng cầu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn .
–    Phát triển năng lực nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.

2. Phẩm chất

Phát triển ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường thiên nhiên, khả năng làm việc nhóm, khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi .

II .CHUẨN BỊ

–   SGK, vở bài tập
–  máy tính có phần mềm phù hợp, màn hình tivi.
–  Tranh câu chuyện

 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN    
ĐIỀU MONG ĐỢI Ở HỌC SINH

1/ Hoạt động 1: Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ (5 phút)

– Mục tiêu: Gợi nhớ lại cho HS nội dung truyện kể của tuần trước và tạo sự hứng thú cho HS khám phá bài học mới.
– Cách tiến hành:
+ Ổn định lớp.
+ Gọi một vài HS nhắc lại nội dung của truyện kể tuần trước (GV có thể cho HS quan sát tranh minh họa để gợi cho HS nhớ truyện)

• Tên câu chuyện là gì? Câu chuyện kể về những nhân vật nào?
• Các bạn nhỏ đã làm gì để từ cung trăng, Cuội nhìn xuống và nhận ra bạn bè, quê nhà?
• Em thích nhân vật nào nhất? Vì sao?

+ GV nhận xét câu trả lời của HS, tuyên dương những HS phát biểu rõ ràng, nhớ nội dung bài cũ.
+ Tổ chức trò chơi “Cùng đi du lịch”: Cho HS xem video clip hoặc các hình ảnh (sưu tầm) giới thiệu về miền Tây sông nước rồi trả lời câu hỏi:

•  Đố em đây là đâu
• Em hãy kể những điều em biết về nơi này? (có thể yêu cầu HS thi đua kể nhanh trong vòng 1 phút)

– GV nhận xét câu trả lời của HS, kết luận: Đây là những hình ảnh giới thiệu về vùng đất miền Tây Nam bộ của đất nước ta. Ở nơi đây có rất nhiều sông ngòi, kênh rạch; do đó, chiếc cầu khỉ bắc qua sông là hình ảnh vô cùng quen thuộc với những người dân sống tại đây.

2/ Hoạt động 2: Luyện tập nghe và nói (8 phút)

– Mục tiêu: Phán đoán nội dung câu chuyện dựa vào tên truyện, tên chủ đề và tranh minh hoạ.
– Cách tiến hành:
+ GV nhắc lại cho HS nguyên tắc âm lượng trong khi kể chuyện ở nhóm nhỏ và trước cả lớp (đối với kiểu bài xem – kể) (có thể tổ chức cho HS vỗ tay theo các mức độ âm lượng).
+ Cho học sinh đọc tên câu chuyện: “Lần đầu đi qua cầu khỉ”
+ GV cho HS quan sát 4 tranh, dựa vào tên chủ đề và tên chuyện, yêu cầu học sinh phán đoán nội dung câu chuyện qua các câu hỏi gợi ý:
• Câu chuyện xảy ra ở đâu?
• Trong chuyện có những nhân vật nào?
• Theo em, câu chuyện này kể về điều gì?
• Quan sát tranh và cho biết đâu là “cầu khỉ” và trông nó như thế nào? Theo em, cầu khỉ có dễ đi không?
• Nếu một người lần đầu đi qua cầu khỉ, họ sẽ cảm thấy như thế nào?
• Liệu có thể xảy ra chuyện gì với một người lần đầu tiên đi qua cầu khỉ?
+ GV giới thiệu cho HS về hành trình thăm quê của bạn Nam qua câu chuyện “Lần đầu tiên đi qua cầu khỉ”: Bạn Nam trong câu chuyện hôm nay được về thăm quê và đã có những trải nghiệm vô cùng đáng nhớ tại nơi này. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem chuyến đi về quê của bạn Nam có gì đặc biệt qua bài kể chuyện ngày hôm nay nhé!

3/ Hoạt động 3: Luyện tập xây dựng truyện theo tranh và kể chuyện. (24 phút)

– Mục tiêu: Kể từng đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh họa và câu hỏi gợi ý dưới tranh (sử dụng âm lượng phù hợp) + Trả lời câu hỏi về nội dung bài học và liên hệ bài học trong câu chuyện với bản thân.
– Cách tiến hành:
+ Cho HS quan sát tranh rồi trả lời các câu hỏi gợi ý của GV ứng với từng tranh minh họa:

A.Tranh 1:
+ Câu hỏi gợi ý:
• Nam về quê gặp được ai?
• Về quê, Nam được mọi người rủ đi đâu?
• Được rủ đi câu cua, Nam cảm thấy thế nào? Cậu có đồng ý đi không?
+ Gọi một vài HS trả lời. GV nhận xét.
+ Gọi 1 – 2 HS kể lại nội dung đoạn 1 của câu chuyện.
+ GV nhận xét, giúp HS phát triển ý tưởng bằng lời nói bằng các kĩ thuật mở rộng ý, thêm từ ngữ.

B.Tranh 2:
+ Gọi HS đọc câu hỏi gợi ý dưới tranh: Để ra ruộng, Nam phải đi qua cái gì?
+ Gọi 1 – 2 HS trả lời. GV nhận xét.
+ GV đặt câu hỏi gợi ý:
• Các bạn nhỏ đi qua cầu khỉ như thế nào? Nam có dám bước lên cầu khỉ không? Vì sao?
• Mọi người đã nói gì để động viên Nam?
+ Gọi một vài HS trả lời. GV nhận xét.
+ Gọi 1 – 2 HS kể lại nội dung đoạn 2 của câu chuyện.
+ GV nhận xét, giúp HS phát triển ý tưởng bằng lời nói bằng các kĩ thuật mở rộng ý, thêm từ ngữ.

C, Tranh 3:
+ Gọi HS đọc câu hỏi: Nam cảm thấy như thế nào khi đi trên cầu khỉ?
+ Gọi 1 – 2 HS trả lời (GV có thể gợi ý cho HS quan sát tranh để diễn tả dáng đi, nét mặt của bạn Nam khi đi trên cầu khỉ).
+ Câu hỏi gợi ý: Chuyện gì đã xảy ra với Nam?
+ Gọi một vài HS trả lời. GV nhận xét.
+ Gọi 1 – 2 HS kể lại nội dung đoạn 3 của câu chuyện.
+ GV nhận xét, giúp HS phát triển ý tưởng bằng lời nói bằng các kĩ thuật mở rộng ý, thêm từ ngữ.

D, Tranh 4:
+ Câu hỏi gợi ý:
• Ai đã giúp đưa Nam lên bờ?
• Vì sao mọi người đều vui cười thích thú?
+ Gọi một vài HS trả lời. GV nhận xét.
+ Gọi 1 – 2 HS kể lại nội dung đoạn 4 của câu chuyện.
+ GV nhận xét, giúp HS phát triển ý tưởng bằng lời nói bằng các kĩ thuật mở rộng ý, thêm từ ngữ.
+ Cho HS thảo luận nhóm 4: Từng bạn kể lại lần lượt 4 đoạn của câu chuyện với bạn trong nhóm.
+ GV theo dõi, chú ý HS sử dụng âm lượng, ánh mắt, giọng nói phù hợp với từng đoạn của câu chuyện khi kể.
+ Tổ chức thi đua nhóm:
• Gọi 2 nhóm thi đua kể chuyện trước lớp.
• Cho HS đánh giá nhóm nào kể chuyện hay bằng cách vỗ tay.
• GV nhận xét, tuyên dương những nhóm kể to, rõ ràng, nội dung kể phù hợp với từng đoạn của câu chuyện.
+ Tổ chức thi đua cá nhân:
•  Gọi một vài HS thi kể từng đoạn của câu chuyện trước lớp.
•  Cho HS đánh giá bạn nào kể chuyện hay bằng cách vỗ tay.
•  GV nhận xét, tuyên dương những HS kể to, rõ ràng, biết kết hợp ánh mắt, giọng nói… phù hợp với từng đoạn của câu chuyện khi kể.
+ Đặt câu hỏi:
•  Em có thích nhân vật Nam không? Vì sao?
•  Em thích đoạn nào/ chi tiết nào nhất trong câu chuyện?
+ Gọi một vài HS trả lời.
+ GV nhận xét, kết luận: Bạn Nam lần đầu đi cầu khỉ đã bị ngã xuống sông nhưng chắc chắn đây sẽ là một trải nghiệm thật vui và đáng nhớ trong chuyến đi về thăm quê của cậu bé.
+ Cho HS làm việc nhóm 2, chia sẻ nội dung sau: Nói với bạn một hoạt động dã ngoại mà em đã tham gia (trong các hoạt động trải nghiệm hoặc khi học môn Tự nhiên – Xã hội).
+ GV có thể gợi ý cho HS: Em tham gia hoạt động nào? Với ai? Kỉ niệm đáng nhớ (hoặc cảm xúc) của em khi tham gia hoạt động dã ngoại đó là gì?
+ Gọi một vài HS chia sẻ trước lớp.
– GV kết luận: Tham gia các hoạt động dã ngoại sẽ giúp các em có những trải nghiệm mới thật thú vị và nhiều niềm vui; gần gũi hơn với thiên nhiên và khám phá được nhiều điều mới lạ, bổ ích.

4/ Hoạt động 4: CỦNG CỐ, DẶN DÒ (3 phút)

– Mục tiêu: Củng cố nội dung bài học, kết hợp rèn kĩ năng sống cho HS.
– Cách tiến hành:
+ GV cho HS nhắc lại tên truyện.
+ Hỏi: Em có thích câu chuyện này không? Vì sao?
+ GV kết hợp rèn luyện kỹ năng sống thông qua việc nhắc nhở HS chú ý cẩn thận khi đi về quê hoặc đi dã ngoại. (Qua cầu khỉ không nên chạy nhanh hay đùa giỡn. Không nên tự ý tắm sông để tránh đuối nước…)
– Dặn HS về nhà kể thêm truyện cho người than nghe và chuẩn bị cho tiết sau (Chủ đề “Lớp em”).        
+ HS hát đầu giờ.
+ 3 – 4 HS trả lời:
• Tên câu chuyện: “Sự tích đền Trung thu”. Câu chuyện kể về Cuội, các bạn của Cuội.
• Các bạn nhỏ thắp lồng đèn, múa sư tử…
• HS trả lời theo ý thích.
+ Cả lớp lắng nghe, nhận xét và bổ sung câu trả lời (nếu có).
+ HS xem và trả lời câu hỏi dựa trên vốn hiểu biết của mình. Dự kiến câu trả lời của HS:
• Đây là cảnh ở miền Tây Nam bộ/ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long…
• Nơi đây có rất nhiều sông, kênh rạch/ Có cầu khỉ bắc ngang sông/ Người dân di chuyển trên đò hoặc đi qua cầu khỉ…
– HS lắng nghe GV.

* Dự kiến sản phẩm:
– HS trả lời được câu hỏi của GV.
– Bước đầu nhận biết được “chiếc cầu khỉ”.

* Tiêu chí đánh giá:
+ Trả lời câu hỏi về nội dung bài cũ và bày tỏ cảm xúc bản thân với từng nhân vật trong câu chuyện.
+ HS nhắc lại: Kể trong nhóm nhỏ với âm lượng nhỏ, đủ nghe. Kể trước cả lớp cần âm lượng to, rõ ràng…
+ 2 – 3 HS đọc tên câu chuyện: “Lần đầu đi qua cầu khỉ”.
+ HS phán đoán và trao đổi với bạn về nội dung câu chuyện. Dự kiến câu trả lời của HS:
•   Câu chuyện xảy ra ở miền quê.
•   Có Nam, ông bà của Nam, các anh chị em họ hàng…
•   Lần đầu Nam đi qua cầu khỉ.
•   HS chỉ vào hình ảnh “cầu khỉ” và trình bày ý kiến của cá nhân.
•  Sợ hãi/ Không dám bước lên cầu/ Tim đập nhanh/ Chân không đi vững…
•  Có thể bị rơi xuống nước/ Bị té…

* Dự kiến sản phẩm:
Học sinh phán đoán và nêu ý kiến cá nhân về nội dung câu chuyện.

* Tiêu chí đánh giá:
Trình bày ý kiến cá nhân rõ ràng, rành mạch. Bước đầu nắm được nội dung câu chuyện.
+ HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi gợi ý. Dự kiến câu trả lời của HS:
•  Nam về thăm quê gặp ông bà và mấy anh chị em họ.
•  Vừa về tới nhà ông bà, mấy anh chị em họ đã chạy sang rủ Nam đi câu cua.
•  Nghe rủ, cậu rất háo hức, đồng ý đi liền.
+ 1 – 2 HS kể lại đoạn 1. Cả lớp lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu cần).
+ 1 HS đọc câu hỏi.
+ HS trả lời: Để ra ruộng, Nam phải đi qua một chiếc cầu khỉ bắc ngang con rạch nhỏ.
+ Dự kiến câu trả lời của HS:
• Các bạn nhỏ dễ dàng đi qua được cầu khỉ. Nam rất thích nhưng lại sợ không dám bước lên.
• Mấy đứa em động viên: “Ráng lên anh Nam! Làm theo tụi em nè.”
+ 1 – 2 HS kể lại đoạn 2. Cả lớp lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu cần).
+ Dự kiến câu trả lời của HS: Bước đi chậm, không vững, run/ Nét mặt lo lắng, sợ hãi…
+ Bước được vài bước, thấy cầu lắc lư, Nam hốt hoảng, buông tay vịn và rơi xuống nước.
+ 1 – 2 HS kể lại đoạn 3. Cả lớp lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu cần).
+ Dự kiến câu trả lời của HS:
•  Mấy anh chị em họ vội vàng lội xuống đưa Nam lên bờ.
•  Vì mọi người cho rằng Nam là “con ếch” to nhất mà chúng từng gặp.
+ 1 – 2 HS kể lại đoạn 4. Cả lớp lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu cần).
+ HS thực hành kể chuyện trong nhóm 4 theo sự phân công của nhóm trưởng.
+ 2 nhóm thi đua kể chuyện trước lớp.
+ HS nhận xét, đánh giá phần kể chuyện của nhóm bạn bằng cách vỗ tay.
+ Một vài HS thi kể từng đoạn của câu chuyện trước lớp.
+ HS nhận xét, đánh giá phần kể chuyện của bạn mình bằng cách vỗ tay.
+ HS trả lời theo ý thích.
+ Một vài HS chia sẻ trước lớp.
+ HS lắng nghe GV.

* Dự kiến sản phẩm:
– HS kể được ít nhất 1 đoạn của câu chuyện.
– Trả lời câu hỏi về nội dung câu chuyện.
– Bày tỏ cảm xúc bản thân với từng nhân vật trong câu chuyện.

* Tiêu chí đánh giá:
– Kể to, rõ ràng, phù hợp với nội dung từng đoạn của câu chuyện.
– Biết sử dụng âm lượng, ánh mắt, giọng nói phù hợp với từng đoạn của câu chuyện khi kể.
+ Lần đầu đi qua cầu khỉ.
+ HS trả lời theo ý thích.
+ HS lắng nghe GV.

* Dự kiến sản phẩm:
HS bày tỏ cảm xúc bản thân về câu chuyện.

* Tiêu chí đánh giá:

Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Câu Chuyện Của Rễ Lớp 1 ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Giáo Án, Soạn Bài Tập

Viết một bình luận