Chia sẻ đến các em học sinh tác phẩm Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư Thúc Sinh, đây là một đoạn trích nổi bật trong Truyện Kiều. Xem ngay nhé!
NỘI DUNG CHÍNH
Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Thúy Kiều Hầu Rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh
Bài thơ Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh trích từ câu 1799 – 1884 trong Truyện Kiều, là cảnh Thúy Kiều bị bắt hầu rượu vợ chồng Hoạn Thư.
Cập nhật đầy đủ 👉 3254 Câu Thơ Truyện Kiều
Nội Dung Bài Thơ Thúy Kiều Hầu Rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh
Hãy cùng Thohay.vn đón đọc nội dung bài thơ Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh dưới đây.
Chạnh niềm nhớ cảnh gia hương,
Nhớ quê, chàng lại tìm đường thăm quê.
Tiểu thư đón cửa dã dề,
Hàn huyện vừa cạn mọi bề gần xa.
Nhà hương cao cuốn bức là,
Buồng trong truyền gọi nàng ra lạy mừng.
Bước ra một bước một dừng,
Trông xa nàng đã tỏ chừng nẻo xa:
“Phải chăng nắng quáng đèn loà,
Rõ ràng ngồi đó chẳng là Thúc Sinh?
Bây giờ tình mới rõ tình,
Thôi thôi đã mắc vào vành chẳng sai.
Chước đâu có chước lạ đời?
Người đâu mà lại có người tinh ma?
Rõ ràng thật lứa đôi ta,
Làm ra con ở chúa nhà đôi nơi.
Bề ngoài thon thớt nói cười,
Mà trong nham hiểm giết người không dao.
Bây giờ đất thấp trời cao,
Ăn làm sao nói làm sao bây giờ?”
Càng trông mặt, càng ngẩn ngơ,
Ruột tằm đòi đoạn như tơ rối bời.
Sợ uy dám chẳng vâng lời,
Cúi đầu nép xuống sân mai một chiều.
Sinh đà phách lạc hồn xiêu:
“Thương ôi chẳng phải nàng Kiều ở đây?
Nhân làm sao đến thế này?
Thôi thôi đã mắc vào tay ai rồi!”
Sợ quen dám hở ra lời,
Khôn ngăn giọt ngọc sụt sùi nhỏ sa.
Tiểu thư trông mặt hỏi tra:
“Mới về có việc chi mà động dong?”
Sinh rằng: – “Hiếu phục vừa xong,
“Suy lòng trắc Dĩ đau lòng chung thiên.”
Khen rằng: – “Hiếu tử đã nên!
Tẩy trần mượn chén giải phiền đêm thu.”
Vợ chồng chén tạc chén thừ,
Bắt nàng đứng chực trì hồ hai nơi.
Bắt khoan bắt nhặt đến lời,
Bắt quỳ tận mặt bắt mời tận tay.
Sinh càng như dại như ngây,
Giọt dài giọt ngắn chén đầy chén voi.
Ngoảnh đi chợt nói chợt cười,
Cáo say chàng đã tính bài lảng ra.
Tiểu thư vội thét: – “Con Hoa!
Khuyên chàng chẳng cạn thì ta có đòn.”
Sinh càng nát ruột tan hồn,
Chén mời phải ngậm bồ hòn ráo ngay.
Tiểu thư cười nói tỉnh say, tao
Chưa xong cuộc rượu lại bày trò chơi.
Rằng: – “Hoa nô đủ mọi tài,
Bản đàn thử dạo một bài chàng nghe.”
Nàng đà tán hoán tê mê,
Vâng lời ra trước bình the vặn đàn.
Bốn dây như khóc như than,
Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng.
Cùng trong một tiếng tơ đồng”,
Người ngoài cười nụ người trong khóc thầm.
Giọt châu lã chã khôn cầm,
Cúi đầu chàng những gạt thầm giọt tương”.
Tiểu thư lại thét lấy nàng:
“Cuộc vui gảy khúc đoạn trường ấy chi?
Sao chẳng biết ý tứ gì?
họ chàng buồn bã tội thì tại ngươi.”
Sinh càng thảm thiết bồi hồi,
Vội vàng gượng nói gượng cười cho qua.
Giọt rồng canh đã điểm ba,
Tiểu thư nhìn mặt dường đà cam tâm.
Lòng riêng khấp khởi mừng thầm:
“Vui này đã bỏ đau ngầm xưa nay.”
Sinh thì gan héo ruột đầy, tao
Nỗi lòng càng nghĩ càng cay đắng lòng.
Người vào chung gối loan phòng,
Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài:
“Bây giờ mới rõ tăm hơi,
Máu ghen đâu có lạ đời nhà ghen!
Chước đâu rẽ thuý chia uyên,
Ai ra đường nấy ai nhìn được ai.
Bây giờ một vực một trời,
Hết điều khinh trọng hết lời thị phi.
Nhẹ như bấc nặng như chì,
Gỡ cho ra nữa còn gì là duyên?
Lỡ làng chút phận thuyền quyên,
Bể sâu sóng cả có tuyền được vay?”
Một mình âm ỉ đêm chầy,
Đĩa dầu voi, nước mắt đầy năm canh.
Đọc thêm tác phẩm 👉 Chí Khí Anh Hùng
Ý Nghĩa Đoạn Trích Thúy Kiều Hầu Rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh
Đoạn trích Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh phản ánh thân phận người phụ nữ, lên án sự bất công và tàn nhẫn của xã hội phong kiến đối với phụ nữ, đồng thời gửi gắm thông điệp về lòng nhân ái và đạo đức.
Đọc Hiểu Bài Thơ Thúy Kiều Hầu Rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh
Dưới đây là một số câu hỏi đọc hiểu chi tiết về đoạn trích “Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh” trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, kèm theo câu trả lời chi tiết. Các em học sinh hãy tham khảo ngay nhé!
👉 Câu 1: Thúy Kiều phải hầu rượu cho những ai trong đoạn trích này?
Trả lời: Thúy Kiều phải hầu rượu cho Hoạn Thư và Thúc Sinh. Hoạn Thư là vợ chính của Thúc Sinh, người đã ghen tuông và bắt Kiều làm nô tì để trừng phạt cô.
👉 Câu 2: Hoạn Thư đã có những hành động và lời nói gì để thử thách Thúy Kiều?
Trả lời: Hoạn Thư dùng những lời lẽ sắc sảo và những hành động tinh vi để hành hạ Thúy Kiều. Bà cố tình đưa ra những câu hỏi, yêu cầu Kiều biểu diễn tài năng ca hát, hầu rượu để thử thách lòng kiên nhẫn và sự chịu đựng của Kiều. Mục đích của Hoạn Thư là để làm cho Kiều cảm thấy xấu hổ và bị hạ thấp trước mặt Thúc Sinh.
👉 Câu 3: Thúc Sinh phản ứng thế nào trước sự hành hạ của Hoạn Thư đối với Thúy Kiều?
Trả lời: Thúc Sinh tỏ ra rất bối rối và lúng túng trước sự hành hạ của Hoạn Thư đối với Thúy Kiều. Anh cảm thấy thương xót cho Kiều nhưng không đủ can đảm và quyết đoán để đứng ra bảo vệ cô. Sự nhu nhược của Thúc Sinh khiến anh không thể hiện rõ ràng tình cảm và trách nhiệm của mình đối với Kiều.
👉 Câu 4: Thúy Kiều đã có thái độ và cách ứng xử ra sao khi bị Hoạn Thư hành hạ?
Trả lời: Thúy Kiều tỏ ra rất điềm tĩnh và nhẫn nhịn. Dù bị Hoạn Thư cố tình làm khó và xúc phạm, Kiều vẫn giữ bình tĩnh, thực hiện những yêu cầu của Hoạn Thư một cách lịch sự và đúng mực. Thái độ này cho thấy sự kiên nhẫn và lòng tự trọng cao quý của Kiều.
Cập nhật cho bạn đọc bài 🌿 Thúy Kiều Báo Ân Báo Oán 🌿
Giá Trị Đoạn Thơ Thúy Kiều Hầu Rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh
Sau đây là giá trị nội dung, nghệ thuật của bài Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh:
👉 Giá trị nội dung: Đoạn trích kể lại truyện Thúy Kiều bị bắt hầu rượu vợ chồng Hoạn Thư. Đọc đoạn trích ta cảm nhận được những cảm xúc, tâm trạng phức tạp khó tả của các nhân vật. Qua đoạn trích, ta thấy xót thương cho người con gái “tài hoa bạc mệnh”. Họ đều là những thân phận đánh thương, bị xã hội dồn tới đường cùng, bị mắc kẹt trong cuộc sống đầy khổ đau và bất hạnh, không thể phản kháng, chỉ biết lặng lẽ chấp nhận một mình, mặc cho dòng đời xô ngã, quyết định vận mệnh thay họ. Nghĩ về tương lai, họ chỉ đầy tâm trạng bất an, mơ hồ, không rõ ràng.
👉 Giá trị nghệ thuật:
- Nhân vật phản diện được khắc họa theo lối hiện thực hóa bằng những biện pháp cu thể, hiện thực.
- Ngôn ngữ: tác phẩm là nơi tập trung những cái hay, cái đẹp, cái hoàn thiện của ngôn ngữ văn học dân tộc.
Bố Cục Bài Thơ Thúy Kiều Hầu Rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh
Bố cục bài thơ Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh được chia thành các phần như sau:
- Phần 1: Thúc Sinh trở về thăm nhà, Hoạn Thư đon đả, vui vẻ ra đón chàng.
- Phần 2: Hoạn Thư và Thúc Sinh cùng nhau bày tiệc rượu hàn huyên, tâm tình.
- Phần 3: Hoạn Thư gọi Thúy Kiều được gọi ra hầu rượu vợ chồng mình để hạ nhục Kiều và răn đe Thúc Sinh.
- Phần 4: Thúc Sinh khi chứng kiến Thúy Kiều hầu rượu đã ngờ ngợ nhận ra đó là nàng, tâm trạng từ đó cũng thay đổi, trở lại tâm trạng buồn bã, gan héo ruột đầy, nỗi lòng càng nghĩ càng cay đắng lòng.
Tìm hiểu thêm trích đoạn 🔰 Mã Giám Sinh Mua Kiều 🔰
Dàn Ý Thúy Kiều Hầu Rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh
Tham khảo mẫu dàn ý Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh chi tiết dưới đây để triển khai bài văn thêm logic, tập trung vào ý chính của bài tránh bị lạc đề.
I. Mở bài
- Truyện Kiều ( Đoạn trường tân thanh) là kiệt tác văn học của thi hào Nguyễn Du.
- Văn bản Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư và Thúc Sinh trích 86 dòng thơ trong Truyện Kiều (Nguyễn Du), từ dòng 1799 đến dòng 1884, thuật lại việc Hoạn Thư bắt Thúy Kiều hầu rượu vợ chồng mình để hạ nhục Kiều và răn đe Thúc Sinh.
II. Thân bài
1. Diễn biến tâm trạng, cảnh ngộ của nhân vật Thúy Kiều.
- Trước cuộc hầu rượu, hầu đàn
- Trong cuộc hầu rượu, hầu đàn: Cảm thấy ngượng ngùng, đau khổ, ể chế, nhục nhã.
- Sau cuộc hầu rượu, hầu đàn: Sự song song tương phản “tay ba”:
2. Cảnh ngộ nhân vật Thúy Kiều.
- Cảnh ngộ, tâm trạng của nhân vật Thuý Kiều được ví với thân phận con thuyền nhỏ phiêu bạt giữa bể sâu sóng cả, không rõ có sống sót, tồn tại được không; lo lắng, bất an và hoang mang trước tương lai mù mịt; dạng câu nghi vấn có tác dụng gợi tả tâm trạng lo lắng của nhân vật, sự ái ngại của người kể.
- Cảnh ngộ, tâm trạng của chủ thể trữ tình nữ trong hai bài ca dao cũng được ví với sự trỗi nổi của trái bần trôi, chiếc thuyền tình lênh đênh mười hai bến nước, phiêu bạt giữa bể sâu sóng cả, không rõ có sống sót, tồn tại được không, không biết tấp mình/ gửi mình vào đâu.
- Sự tương đồng trong cảnh ngộ (trôi nổi, bất định, phiêu bạt) và tâm trạng (lo lắng, bất an) tìm đến sự tương đồng trong cách sử dụng hình ảnh biểu tượng (chút phận thuyền quyên lỡ làng, phiêu bạt; trái bần trôi; chiếc thuyền tình lênh đênh) và hình thức biểu đạt (giọng tự vấn/ cầu nghi vấn).
3. Nhân vật Hoạn Thư.
- Hoạn tiểu thư hay Hoạn Thư, là một nhân vật nữ trong Truyện Kiều Kiều của Nguyễn Du. Trong Truyện Kiều, Hoạn tiểu thư được nhắc đến lần đầu tại câu thơ thứ 1529 và 1530: Vốn dòng họ Hoạn danh gia Con quan Lại bộ tên là Hoạn thư.
- Hoạn tiểu thư là người phụ nữ xinh đẹp, thông minh nhưng được biết đến nhiều nhất là người có tính ghen tuông. Hoạn Thư thường được người Việt dùng để chỉ những người phụ nữ hay ghen tuông.
- Khi nói đến Hoạn Thư không ít ý kiến coi đây là nhân vật tiêu biểu cho sự tàn bạo độc ác, một con người có tính ghen tuông cay nghiệt… Đã bao thế kỷ nay, Hoạn Thư đã trở thành biểu tượng của sự ghen tuông tàn nhẫn, độc ác, nham hiểm của đàn bà.
- Hoạn Thư cho người bí mật bắt cóc Thuý Kiều và đổi tên là Hoa Nổ, bắt nàng làm người hầu, đồng thời ngụy tạo một vụ hoả hoạn để đánh lừa Thúc Sinh. Nghĩ rằng Kiều đã chết, Thúc Sinh vô cùng thương xót. Khi trở về thăm Hoạn Thư, Thúc Sinh bất ngờ gặp lại Kiều trong một thân phận mới.
III. Kết bài: Khẳng định giá trị nội dung đoạn trích và cảm nhận của em.
Chia sẻ thêm các mẫu phân tích 🌷 Anh Hùng Tiếng Đã Gọi Rằng 🌷
Sơ Đồ Tư Duy Thúy Kiều Hầu Rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh
Đừng vội bỏ qua mẫu sơ đồ tư duy Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh ngắn gọn sau đây để ôn tập thật tốt.
Soạn Bài Thúy Kiều Hầu Rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh Lớp 11
Hướng dẫn soạn bài Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh trang 50 SGK ngữ văn 11 tập 2 sau đây:
👉 Câu 1 (trang 50 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Liệt kê các sự kiện được kể trong văn bản.
Trả lời: Các sự kiện được người kể chuyện kể lại:
- Thuý Kiều choáng váng, kinh sợ khi biết mình và Thúc Sinh bị mắc mưu, sa bẫy Hoạn Thư, đành phải nhẫn nhục hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh.
- Thúc Sinh cũng kinh ngạc, choáng váng, đau xót khi biết mình và Kiều mắc mưu, sa bẫy Hoạn Thư, đành phải giả vờ như không quen biết Thuý Kiều.
- Thuý Kiều mời rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh; Hoạn Thư áp chế Thúc Sinh, ỷ vào địa vị chủ nhân để hăm doạ, nhiếc móc Thuý Kiều.
- Thuý Kiều hầu đàn Hoạn Thư – Thúc Sinh, lại bị Hoạn Thư dùng tư cách chủ nhân, lời lẽ, hành vi hạ nhục Thuý Kiều và đe nạt Thúc Sinh.
- Sự hả dạ của Hoạn Thư và nỗi ê chề, khiếp nhược của Thúc Sinh.
- Tâm sự chua xót, tủi nhục của Thuý Kiều.
👉 Câu 2 (trang 50 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Phân tích diễn biến tâm trạng của Thuý Kiều được thể hiện trong đoạn trích (chú ý lời người kể chuyện và các đoạn độc thoại nội tâm của Thuý Kiều).
Trả lời:
– Độc thoại nội tâm: Thể hiện sự bất ngờ, choáng váng, thậm chí hoang mang khi nhận ra mưu kế đánh ghen lạ đời, cao tay, nham hiểm của Hoạn Thư và tình cảnh oái oăm, ngang trái của mình: “Thôi thôi đã mắc vào vành chẳng sai”, “Thôi thôi đã mắc vào tay ai rồi”; nghệ thuật độc thoại nội tâm (12 dòng, vừa tự vấn, vừa tự khẳng định; bộc lộ niềm hoang mang, không phải lời nửa trực tiếp.
– Lời miêu tả của người kể chuyện: Thể hiện ở việc miêu tả tâm lí Thuý Kiểu của người kể chuyện, chẳng hạn ở các dòng: Bước ra một bước một dừng,/ Trông xa nàng đã tỏ chừng nẻo xa./ Càng trông mặt, càng ngẩn ngơ/ Ruột tầm đòi đoạn như tơ rối bời./ Sợ uy dám chẳng vâng lời,/ Cúi đầu nép xuống sân mai một chiều.
– Trong cuộc hầu rượu, hầu đàn: Cảm thấy ngượng ngùng, đau khổ, ê chề, nhục nhã. Hầu rượu: Vợ chồng chén tạc chén thù,/ Bắt nàng đứng chực trì hồ hai nơi./ Bắt khoan bắt nhặt đến lời,/ Bắt quỳ tận mặt bắt mời tận tay.
– Gián tiếp miêu tả Thuý Kiều qua sự tương phản giữa hành động bên ngoài và bên trong của vợ chồng Hoạn Thư – Thúc Sinh: Thuý Kiều lâm vào tình trạng mắc kẹt, tột cùng sợ hãi, choáng váng, đau đớn, nhục nhã.
+ Hầu đàn:
– Người kể chuyện tả tâm trạng: Nàng đà tán hoán tề mê,/ Vàng lời ra trước bình the vặn đàn.
– Người kể chuyện tả tiếng đàn và tác động não nùng của tiếng đàn: Bốn dây như khóc như than,/ Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng./ Cùng trong một tiếng tơ đồng/ Người ngoài cười nụ người trong khóc thầm.
+ Sau cuộc hầu rượu, hầu đàn: Sự song song tương phản “tay ba”:
– Hoạn Thư: Tiểu thư trông mặt đường đà cam tâm/ Lòng riêng khấp khởi mừng thầm (2 dòng), độc thoại nội tâm: Vui này đã bỏ đau ngầm xưa nay.
– ‘Thúc Sinh: Sinh thì gan héo ruột đầy,/ Nỗi lòng càng nghĩ càng cay đắng lòng (2 dòng).
– Thuý Kiều: Sau lời dẫn là độc thoại nội tâm: “Bây giờ mới rõ tăm hơi … Bể sâu sóng cả có tuyển được vayệ” (10 dòng) và cuối cuộc hầu rượu, hầu đàn: Một mình âm ỉ đêm cháy,/ Đĩa đầu vơi, nước mắt đầy năm canh (2 dòng).
👉 Câu 3 (trang 50 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Kẻ bảng dưới đây vào vở, liệt kê một số chi tiết có tác dụng làm nổi bật sự khác biệt giữa hành động, vẻ bề ngoài với tâm trạng, cảm xúc bên trong của hai nhân vật Hoạn Thư và Thúc Sinh trước các tình huống khác nhau
Trả lời:
Tình huống | Nhân vật | Hành động/ vẻ bề ngoài | Tâm trạng, cảm xúc bên trong |
Thuý Kiều mời rượu | Hoạn Thư | Buộc Kiều hầu đàn, “xem mặt hỏi trả” Thúc Sinh, “thơn thớt nói cười” khen ngợi vờ vịt, mỉa mai về lòng hiếu thảo của Thúc Sinh. | “Nham hiểu giết người không dao”; mưu toan “làm ra con ở chúa nhà đôi nơi”. |
Thúc Sinh | “Chén tạc chén thù”, ngoảnh đi, chợt nói, chợt cười, cạn chén rượu mà Thúy Kiều mời như một con rối; nhất cử nhất động theo sự sai khiến của Hoạn Thư. | “Phách lạc hồn xiêu”, khi biết cả Kiều và bản thân “đã mắc vào tay” Hoạn Thư; tan nát lòng “nát ruột tan hồn”. | |
Thuý Kiều hầu đàn | Hoạn Thư | “Cười nói tỉnh say, chưa xong cuộc rượu lại bày trò chơi”; ngợi khen, quát mắng Thúy Kiều. | “Dường đà cam tâm”; “khắp khởi mừng thầm” |
Thúc Sinh | “Vội vàng gượng nói gượng cười”. | Càng “thảm thiết bồi hồi”, “gan héo ruột đầy”, “nỗi lòng càng nghĩ càng cay đắng lòng”. |
Nhà thơ đã tả sự đối lập, tương phản giữa hai con người bề ngoài, bên trong của Hoạn Thư và Thúc Sinh, như “đi guốc trong bụng” nhân vật:
– Hoạn Thư: Bề ngoài thơn thớt nói cười/ Mà trong nham hiểm giết người không dao.
– Thúc Sinh: Người ngoài cười nụ cười trong khóc thầm.
👉 Câu 4 (trang 50 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Cảnh ngộ, tâm trạng của nhân vật Thuý Kiều qua hai dòng thơ độc thoại nội tâm Lỡ làng chút phận thuyền quyên/ Bể sâu sóng cả có tuyền được vay? Và cảnh ngộ, tâm trạng theo chủ thể trữ tình trong các câu ca dao dưới đây có điểm gì gần gũi nhau? Theo bạn, vì sao có sự gần gũi như vậy?
– Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu?
– Lênh đênh một chiếc thuyền tình
Mười hai bến nước biết gửi mình về đâu?
Trả lời:
- Cảnh ngộ, tâm trạng của nhân vật Thuý Kiều được ví với thân phận con thuyền nhỏ phiêu bạt giữa bể sâu sóng cả, không rõ có sống sót, tồn tại được không; lo lắng, bất an và hoang mang trước tương lai mù mịt; dạng câu nghi vấn có tác dụng gợi tả tâm trạng lo lắng của nhân vật, sự ái ngại của người kể.
- Cảnh ngộ, tâm trạng của chủ thể trữ tình nữ trong hai bài ca dao cũng được ví với sự trỗi nổi của trái bần trôi, chiếc thuyền tình lênh đênh mười hai bến nước, phiêu bạt giữa bể sâu sóng cả, không rõ có sống sót, tồn tại được không, không biết tấp mình/ gửi mình vào đầu. Ca dao cũng dùng lời nghi vấn để thể hiện sự lo lắng, bất an.
- Sự tương đồng trong cảnh ngộ (trôi nổi, bất định, phiêu bạt) và tâm trạng (lo lắng, bất an) tìm đến sự tương đồng trong cách sử dụng hình ảnh biểu tượng (chút phận thuyền quyên lỡ làng, phiêu bạt; trái bần trôi; chiếc thuyền tình lênh đênh) và hình thức biểu đạt (giọng tự vấn/ câu nghi vấn). Nguyễn Du cũng như tác giả dân gian đều thể hiện sự đồng cảm, xót thương sâu sắc đối với nàng Kiều và những người phụ nữ xưng “thân em” trong ca dao…
Gợi ý phân tích 👉 Cảnh Ngày Xuân
Giáo Án Thúy Kiều Hầu Rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh Lớp 11
Chia sẻ cho quý thầy cô giáo mẫu giáo án Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh biên soạn chuẩn nhất theo chương trình học lớp 11.
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
– Vận dụng được những hiểu biết về tác giả Nguyễn Du để đọc hiểu văn bản Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh.
– Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của văn bản Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh: Cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, độc thoại nội tâm…
– Nhận xét được những chi tiết quan trọng trong văn bản Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh.
– So sánh, liên hệ, mở rộng để hiểu thêm về văn bản văn học Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực riêng biệt:
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản.
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.
3. Phẩm chất
– Coi trọng nhận thức thực tiễn, có chủ kiến trước vấn đề của đời sống.
– Đồng cảm, chia sẻ với những số phận bất hạnh trong cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
– Giáo án
– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
– Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh;
– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh
SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS: Bạn biết gì về Thúy Kiều? Hãy chia sẻ với các bạn của mình về điều đó. Dựa vào nhan đề và hình ảnh minh họa, bạn dự đoán gì về nội dung của văn bản?
- Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.
– GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
– GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.
– GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá.
– Gợi mở, vào bài mới.
“Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”
Để hiểu rõ về cuộc đời đầy những bể dâu của Thúy Kiều và số phận của người phụ nữ “tài hoa bạc phận” qua những điều trông thấy, chúng ta cùng đến với văn bản “Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh”.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục tiêu:
– Vận dụng được những hiểu biết về tác giả Nguyễn Du để đọc hiểu văn bản Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh.
– Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của văn bản Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh: Cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, độc thoại nội tâm…
– Nhận xét được những chi tiết quan trọng trong văn bản Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh.
– So sánh, liên hệ, mở rộng để hiểu thêm về văn bản văn học Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung về văn bản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau đây:· Nêu xuất xứ của văn bản “Thúy Kiều hầu rượu Thúc Sinh – Hoạn Thư”.· Trình bày một vài nét về nhân vật Hoạn Thư. Tại sao Hoạn Thư lại gặp Thúy Kiều? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. – GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – GV mời đại diện 1 HS của mỗi nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận. – GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. – GV chuyển sang nội dung mới. | I. Tìm hiểu chung về văn bản 1. Xuất xứ của văn bản – Văn bản Thúy Kiều hầu rượu Thúc Sinh – Hoạn Thư trích 86 dòng thơ trong Truyện Kiều (Nguyễn Du), từ dòng 1799 đến dòng 1884, thuật lại việc Hoạn Thư bắt Thuỷ Kiều hầu rượu vợ chồng mình để hạ nhục Kiều và răn đe Thúc Sinh. 2. Nhân vật Hoạn Thư – Hoạn tiểu thư hay Hoạn Thư, là một nhân vật nữ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Trong Truyện Kiều, Hoạn tiểu thư được nhắc đến lần đầu tại câu thơ thứ 1529 và 1530:Vốn dòng họ Hoạn danh giaCon quan Lại bộ tên là Hoạn thư – Hoạn tiểu thư là người phụ nữ xinh đẹp, thông minh nhưng được biết đến nhiều nhất là người có tính ghen tuông. Hoạn Thư thường được người Việt dùng để chỉ những người phụ nữ hay ghen tuông. – Khi nói đến Hoạn Thư không ít ý kiến coi đây là nhân vật tiêu biểu cho sự tàn bạo độc ác, một con người có tính ghen tuông cay nghiệt… Đã bao thế kỷ nay, Hoạn Thư đã trở thành biểu tượng của sự ghen tuông tàn nhẫn, độc ác, nham hiểm của đàn bà. – Hoạn Thư cho người bí mật bắt cóc Thuý Kiều và đổi tên là Hoa Nổ, bắt nàng làm người hầu, đồng thời nguy tạo một vụ hoả hoạn để đánh lừa Thúc Sinh. Nghĩ rằng Kiều đã chết, Thúc Sinh vô cùng thương xót. Khi trở về thăm Hoạn Thư, Thúc Sinh bất ngờ gặp lại Kiều trong một thân phận mới. |
Đọc thêm bài thơ 👉 Mộng Đắc Thái Liên
3+ Mẫu Phân Tích Bài Thơ Thúy Kiều Hầu Rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh Hay Nhất
Tổng hợp những mẫu phân tích bài thơ Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh hay, xuất sắc nhất sau đây.
Phân Tích Bài Thơ Thúy Kiều Hầu Rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh Hay Nhất
Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh) là kiệt tác văn học của thi hào Nguyễn Du. Văn bản Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư và Thúc Sinh trích 86 dòng thơ trong Truyện Kiều (Nguyễn Du), từ dòng 1799 đến dòng 1884, thuật lại việc Hoạn Thư bắt Thúy Kiều hầu rượu vợ chồng mình để hạ nhục Kiều và răn đe Thúc Sinh.
Trước cuộc hầu rượu, hầu đàn, Thuý Kiều choáng váng, kinh sợ khi biết mình và Thúc Sinh bị mắc mưu, sa bẫy Hoạn Thư, đành phải nhẫn nhục hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh. Thúc Sinh cũng kinh ngạc, choáng váng, đau xót khi biết mình và Kiểu mắc mưu, sa bẫy Hoạn Thư, đành phải giả vờ như không quen biết Thuý Kiều. Độc thoại nội tâm đã thể hiện sự bất ngờ, choáng váng, thậm chí hoang mang khi nhận ra mưu kế đánh ghen lạ đời, cao tay, nham hiểm của Hoạn Thư và tỉnh cảnh oái oăm, ngang trái của mình: “Thôi thôi đã mắc vào vành chẳng sai”, “Thôi thôi đã mắc vào tay ai rồi”; nghệ thuật độc thoại nội tâm.
Với mười hai dòng thơ, vừa tự vấn, vừa tự khẳng định; bộc lộ niềm hoang mang, không phải lời nửa trực tiếp. Lời miêu tả của người kể chuyện đã thể hiện ở việc miêu tả tâm lí Thuý Kiều của người kể chuyện, chẳng hạn ở các dòng: “Bước ra một bước một dừng, / Trông xa nàng đã tỏ chừng nẻo xa. / Càng trông mặt, càng ngẩn ngơ, / Ruột tằm đòi đoạn như tơ rối bời. / Sợ uy dám chẳng vâng lời, / Củi đầu nép xuống sân mai một chiều.”
Trong cuộc hầu rượu, hầu đàn, Kiều cảm thấy ngượng ngùng, đau khổ, ể chế, nhục nhã. Thuý Kiều mời rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh; Hoạn Thư áp chế Thúc Sinh, ý vào địa vị chủ nhân để hăm dọa, nhiếc móc Thuý Kiều. “Vợ chồng chén tạc chén thù,/ Bắt nàng đứng chực trì hồ hai nơi./ Bắt khoan bắt nhặt đến lời,/ Bắt quỳ tận mặt bắt mời tận tay”.
Đoạn thơ đã gián tiếp miêu tả Thuý Kiều qua sự tương phản giữa hành động bên ngoài và bên trong của vợ chồng Hoạn Thư – Thúc Sinh: Thuý Kiều lâm vào tình trạng mắc kẹt, tột cùng sợ hãi, choáng váng, đau đớn, nhục nhã. Thuý Kiều hầu đàn Hoạn Thư – Thúc Sinh, lại bị Hoạn Thư dùng tư cách chủ nhân, lời lẽ, hành vi hạ nhục Thuý Kiều và đe nạt Thúc Sinh.” Nàng đà tán hoán tê mê,/ Vàng lời ra trước bình the vặn đàn.”; còn tiếng đàn và tác động não nùng của tiếng đàn: “Bốn dây như khóc như than,/ Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng / Cùng trong một tiếng tơ đồng,/ Người ngoài cười nụ người trong khóc thầm”.
Bên cạnh đó, sự song song tương phản “tay ba”: Hoạn Thư: “Tiểu thư trông mặt đường đà cam tâm/ Lòng riêng khấp khởi mừng thầm (2 dòng), độc thoại nội tâm: Vui này đã bỏ đau ngầm xưa nay. ” ; Thúc Sinh: “Sinh thì gan héo ruột đầy,/ Nội lòng càng nghĩ càng cay đắng lòng (2 dòng) và Thuý Kiều ”Sau lời dẫn là độc thoại nội tâm: “Bây giờ mới rõ tăm hơi … Bể sâu sóng cả có tuyền được vay?” (10 dòng) và cuối cuộc hầu rượu, hầu đàn: “Một mình âm ỉ đêm chầy,/ Đĩa đầu với, nước mắt đầy năm canh”(2 dòng). Qua đó, ta thấy được sự hả dạ của Hoạn Thư và nỗi ê chề, khiếp nhược của Thúc Sinh.
Các chi tiết có tác dụng làm nổi bật sự khác biệt giữa hành động, bề ngoài với tâm trạng, cảm xúc bên trong của hai nhân vật Hoạn Thư và Thúc Sinh trước các tình huống khác nhau. Nhà thơ tả sự đối lập, tương phản giữa hai con người bề ngoài, bên trong của Hoạn Thư và Thúc Sinh, như “đi guốc trong bụng” nhân vật: Hoạn Thư “Bề ngoài thơn thớt nói cười/ Mà trong nham hiểm giết người không dao.” ; Thúc Sinh “Người ngoài cười nụ người trong khóc thầm.”
Cảnh ngộ, tâm trạng của nhân vật Thuý Kiều được ví với thân phận con thuyền nhỏ phiêu bạt giữa bể sâu sóng cả, không rõ có sống sót, tồn tại được không; lo lắng, bất an và hoang mang trước tương lai mù mịt; dạng câu nghi vấn có tác dụng gợi tả tâm trạng lo lắng của nhân vật, sự ái ngại của người kể.
Cảnh ngộ, tâm trạng của chủ thể trữ tình nữ trong hai bài ca dao cũng được ví với sự trỗi nổi của trái bần trôi, chiếc thuyền tình lênh đênh mười hai bến nước, phiêu bạt giữa bể sâu sóng cả, không rõ có sống sót, tồn tại được không, không biết tấp mình/ gửi mình vào đâu. Ca dao cũng dùng lời nghi vấn đề thể hiện sự lo lắng, bất an.
Sự tương đồng trong cảnh ngộ (trôi nổi, bất định, phiêu bạt) và tâm trạng (lo lắng, bất an) tìm đến sự tương đồng trong cách sử dụng hình ảnh biểu tượng (chút phận thuyền quyên lỡ làng, phiêu bạt; trái bần trôi; chiếc thuyền tình lênh đênh) và hình thức biểu đạt (giọng tự vấn/ cầu nghi vấn). Nguyễn Du cũng như tác giả dân gian đều thể hiện sự đồng cảm, xót thương cứng thân em tro sâu sắc đối với nàng Kiều và những người phụ nữ xưng “thân em” trong ca dao,…
Hoạn tiểu thư hay Hoạn Thư, là một nhân vật nữ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Trong Truyện Kiều, Hoạn tiểu thư được nhắc đến lần đầu tại câu thơ thứ 1529 và 1530: Vốn dòng họ Hoạn danh gia Con quan Lại bộ tên là Hoạn thư – Hoạn tiểu thư là người phụ nữ xinh đẹp, thông minh nhưng được biết đến nhiều nhất là người có tính ghen tuông. Hoạn Thư thường được người Việt dùng để chỉ những người phụ nữ hay ghen tuông.
Khi nói đến Hoạn Thư không ít ý kiến coi đây là nhân vật tiêu biểu cho sự tàn bạo độc ác, một con người có tính ghen tuông cay nghiệt… Đã bao thế kỷ nay, Hoạn Thư đã trở thành biểu tượng của sự ghen tuông tàn nhẫn, độc ác, nham hiểm của đàn bà. Hoạn Thư cho người bí mật bắt cóc Thuý Kiều và đổi tên là Hoa Nổ, bắt nàng làm người hầu, đồng thời nguy tạo một vụ hoả hoạn để đánh lừa Thúc Sinh. Nghĩ rằng Kiều đã chết, Thúc Sinh vô cùng thương xót. Khi trở về thăm Hoạn Thư, Thúc Sinh bất ngờ gặp lại Kiều trong một thân phận mới
Đoạn trích kể lại truyện Thúy Kiều bị bắt hầu rượu vợ chồng Hoạn Thư. Đọc đoạn trích ta cảm nhận được những cảm xúc, tâm trạng phức tạp khó tả của các nhân vật. Qua đoạn trích, ta thấy xót thương cho người con gái “tài hoa bạc mệnh”. Họ đều là những thân phận đánh thương, bị xã hội dồn tới đường cùng, bị mắc kẹt trong cuộc sống đầy khổ đau và bất hạnh, không thể phản kháng, chỉ biết lặng lẽ chấp nhận một mình, mặc cho dòng đời xô ngã, quyết định vận mệnh thay họ.
Nghĩ về tương lai, họ chỉ đầy tâm trạng bất an, mơ hồ, không rõ ràng. Nhân vật phản diện được khắc họa theo lối hiện thực hóa bằng những biện pháp cụ thể, hiện thực. Tác phẩm là nơi tập trung những cái hay, cái đẹp, cái hoàn thiện của ngôn ngữ văn học dân tộc. Tác giả khắc họa nhân vật qua lời nói, cử chỉ, hành động và đặc biệt sử dụng bút pháp miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật ở chiều sâu nội tâm, góp phần khắc họa rõ nét tính cách nhân vật.
Dành tặng bạn những mẫu văn 👉 Phân Tích Một Tác Phẩm Thơ 👉 hay nhất
Phân Tích Đoạn Trích Thúy Kiều Hầu Rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh Siêu Hay
Đoạn trích “Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh” trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du là một trong những phần đặc sắc nhất của tác phẩm, thể hiện rõ nét tài năng miêu tả tâm lý nhân vật và sự phức tạp của tình huống. Qua đoạn trích này, Nguyễn Du không chỉ phản ánh thân phận khổ đau của Thúy Kiều mà còn phơi bày những mặt tối của xã hội phong kiến.
Trong đoạn trích, Thúy Kiều bị Hoạn Thư, vợ chính của Thúc Sinh, bắt về làm nô tì. Hoạn Thư, với lòng ghen tuông và mưu mô sắc sảo, đã bày ra đủ cách để thử thách và hành hạ Thúy Kiều. Cô bị ép phải hầu rượu cho Hoạn Thư và Thúc Sinh, trong khi Thúc Sinh, dù yêu thương Kiều, lại không dám đứng lên bảo vệ cô trước những trò tàn nhẫn của vợ mình.
Trong đoạn trích, Thúy Kiều hiện lên là một người phụ nữ cam chịu, nhẫn nhịn nhưng cũng đầy lòng tự trọng. Kiều không phản kháng mà chấp nhận hoàn cảnh, giữ thái độ điềm tĩnh và bình thản trước những lời mỉa mai và yêu cầu vô lý của Hoạn Thư. Sự nhẫn nhịn của Kiều không phải là sự yếu đuối, mà là biểu hiện của một tâm hồn cao cả, biết chịu đựng và hy sinh vì người khác. Điều này càng làm nổi bật phẩm chất đáng quý của cô trong hoàn cảnh éo le.
Hoạn Thư là một nhân vật phức tạp, thông minh nhưng đầy ghen tuông và độc ác. Bà bày ra những trò thử thách, hành hạ Kiều không chỉ để thỏa mãn lòng ghen mà còn để khẳng định quyền lực và sự chiếm hữu của mình. Nguyễn Du đã miêu tả Hoạn Thư bằng những nét vẽ sắc sảo, từ lời nói đến hành động, thể hiện sự mưu mô và tính toán từng chi tiết của bà. Tuy nhiên, qua những hành động của Hoạn Thư, ta cũng thấy được sự bất an, thiếu tự tin và nỗi sợ mất chồng trong lòng bà.
Thúc Sinh hiện lên là một người đàn ông nhu nhược, thiếu quyết đoán. Dù yêu thương Kiều nhưng Thúc Sinh không dám đứng lên bảo vệ cô trước sự hành hạ của vợ mình. Anh chỉ biết cảm thấy thương xót nhưng lại bất lực, không thể làm gì để thay đổi tình hình. Sự yếu đuối của Thúc Sinh là một trong những nguyên nhân đẩy Thúy Kiều vào tình cảnh bi đát, thể hiện sự bất công và tàn nhẫn của xã hội phong kiến đối với người phụ nữ.
Nguyễn Du đã khéo léo sử dụng ngôn ngữ tinh tế, giàu hình ảnh và giàu cảm xúc để miêu tả tình huống và tâm lý nhân vật. Những lời đối thoại, những chi tiết nhỏ nhưng sắc bén trong hành động của Hoạn Thư và thái độ bình thản của Thúy Kiều tạo nên một bức tranh sống động và đầy căng thẳng.
Sự đối lập giữa hai nhân vật nữ – một bên là sự điềm tĩnh, nhẫn nhịn của Thúy Kiều, một bên là sự ghen tuông, mưu mô của Hoạn Thư – đã tạo nên sự hấp dẫn và kịch tính cho đoạn trích. Qua đó, tác giả cũng ngầm phê phán sự bất công của xã hội đối với phụ nữ, khi mà những giá trị nhân đạo, phẩm giá của con người bị chà đạp bởi những toan tính thấp hèn.
Đoạn trích “Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh” là một phần đặc sắc trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, thể hiện tài năng miêu tả tâm lý nhân vật và sự phức tạp của tình huống. Qua đó, Nguyễn Du không chỉ kể lại một câu chuyện tình bi thảm mà còn phê phán xã hội phong kiến và gửi gắm những thông điệp nhân văn sâu sắc. Tác phẩm đã để lại dấu ấn mạnh mẽ trong lòng người đọc, trở thành một phần không thể thiếu của nền văn học Việt Nam.
Hướng dẫn 👉 Viết Bài Văn Nghị Luận Phân Tích, Đánh Giá Một Tác Phẩm Văn Học
Phân Tích Đánh Giá Đoạn Trích Thúy Kiều Hầu Rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh Ngắn Gọn
Đoạn trích “Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh” trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du là một trong những phần đặc sắc nhất, thể hiện rõ nét tài năng của nhà thơ trong việc miêu tả tâm lý nhân vật và xây dựng tình huống kịch tính. Đoạn trích không chỉ phản ánh sâu sắc thân phận bi thương của Thúy Kiều mà còn phơi bày những mặt tối của xã hội phong kiến. Dưới đây là những giá trị nội dung và nghệ thuật nổi bật của đoạn trích này.
Đoạn trích thể hiện rõ nét sự bất công và đau khổ mà người phụ nữ phải chịu đựng trong xã hội phong kiến. Thúy Kiều, dù tài sắc vẹn toàn, vẫn bị đẩy vào hoàn cảnh khốn khổ, phải làm nô tì và chịu đựng sự hành hạ của Hoạn Thư. Hình ảnh Kiều hầu rượu, bị mỉa mai và thử thách cho thấy sự cam chịu, bất lực của người phụ nữ trong xã hội cũ.
Thúy Kiều hiện lên với sự nhẫn nhịn, điềm đạm nhưng không mất đi phẩm giá cao quý. Sự chịu đựng của Kiều không chỉ là biểu hiện của nỗi đau mà còn là lòng tự trọng và sức mạnh nội tâm. Hoạn Thư thể hiện sự ghen tuông, mưu mô và tàn nhẫn. Những hành động và lời nói của Hoạn Thư nhằm trừng phạt và làm nhục Kiều cho thấy sự thông minh nhưng đầy ác độc của bà. Thúc Sinh dù yêu thương Kiều nhưng lại nhu nhược, thiếu quyết đoán. Thúc Sinh là hiện thân của sự bất lực và yếu đuối của đàn ông trong xã hội phong kiến.
Nguyễn Du đã lên án sâu sắc sự bất công và tàn nhẫn của xã hội phong kiến đối với người phụ nữ. Xã hội ấy không chỉ chà đạp lên nhân phẩm của những người như Thúy Kiều mà còn tạo ra những con người như Hoạn Thư, bị tha hóa bởi lòng ghen tuông và sự kiểm soát quyền lực.
Nguyễn Du đã thành công trong việc miêu tả tâm lý phức tạp của các nhân vật qua những tình huống và lời thoại. Tâm lý ghen tuông, mưu mô của Hoạn Thư, sự điềm tĩnh, nhẫn nhịn của Thúy Kiều, và sự bối rối, yếu đuối của Thúc Sinh đều được khắc họa rõ nét, tạo nên chiều sâu cho tác phẩm.
Ngôn ngữ trong đoạn trích rất tinh tế, sắc sảo và giàu cảm xúc. Nguyễn Du sử dụng nhiều biện pháp tu từ như ẩn dụ, so sánh, và các hình ảnh sinh động để tạo nên sự hấp dẫn và làm nổi bật tính cách cũng như tâm lý của các nhân vật. Ngôn ngữ đối thoại cũng được sử dụng hiệu quả để thể hiện tâm trạng và mối quan hệ giữa các nhân vật.
Tình huống Thúy Kiều phải hầu rượu cho Hoạn Thư và Thúc Sinh tạo nên một kịch tính mạnh mẽ, lôi cuốn người đọc. Sự đối lập giữa thái độ bình thản, nhẫn nhịn của Kiều và sự ghen tuông, mỉa mai của Hoạn Thư đã tạo nên sự căng thẳng và hấp dẫn cho đoạn trích. Tình huống này không chỉ làm nổi bật tính cách nhân vật mà còn giúp tác giả truyền tải những thông điệp nhân văn sâu sắc.
Đoạn trích “Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh” là một phần đặc sắc trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, không chỉ về mặt nội dung mà còn về nghệ thuật. Qua đoạn trích, Nguyễn Du đã phản ánh sâu sắc thân phận bi thương của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, đồng thời lên án sự bất công và tàn nhẫn của xã hội ấy. Bằng tài năng miêu tả tâm lý nhân vật và ngôn ngữ tinh tế, Nguyễn Du đã tạo nên một tác phẩm đầy sức hấp dẫn và ý nghĩa, để lại dấu ấn mạnh mẽ trong lòng người đọc.
Gợi ý ✨ Viết Văn Bản Nghị Luận Về Một Tác Phẩm Thơ ✨ hay nhất