Bài Thơ Mùa Xuân Nhớ Bác (Nội Dung, Đọc Hiểu, Cảm Nhận)

Thohay.vn cập nhật cho bạn nội dung, đọc hiểu và mẫu văn phân tích của bài thơ Mùa xuân nhớ Bác của tác giả Phạm Thị Xuân Khải sau đây.

Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Mùa Xuân Nhớ Bác 1986

Bài thơ ra đời với bối cảnh sắp diễn ra Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VI và kinh tế Việt Nam đang kiệt quệ trong thời bao cấp.

Tổng hợp cho bạn những bài thơ ❤️️ Hồ Chí Minh ❤️️ hay nhất

Nội Dung Bài Thơ Mùa Xuân Nhớ Bác

Sau đây là nội dung bài thơ Mùa xuân nhớ Bác mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn đọc. Mời bạn tham khảo.

Mùa xuân nhớ Bác
Tác giả: Phạm Thị Xuân Khải

Mùa xuân về nhớ Bác khôn nguôi
Tiếng pháo giao thừa nhớ ngày xuân Bác còn chúc Tết
Vần thơ thân thiết
Ấm áp lòng người
Bác đã đi xa rồi
Để lại chúng con bao nỗi nhớ
Người cha đã đi xa.
Các anh ơi, Mùa xuân về đọc thơ xuân các anh trên báo Đảng
Lòng càng nhớ Bác nhiều hơn
Làm sao có thể quên
Mỗi lần gặp Bác
Bác bắt nhịp bài ca đoàn kết
Người thường nhắc nhở:
Yêu nước, thương dân
Dẫu thân mình có phải hy sinh
Cũng chỉ vì trường xuân cho đất Việt.
Mùa xuân về đọc thơ xuân các anh
Tuổi trẻ chúng tôi thấy lòng mình day dứt
Day dứt vì mình chưa làm được
Những điều hằng ước mơ
Những điều chúng tôi thề
Dưới cờ Đoàn trong giờ kết nạp,
Tuổi trẻ chúng tôi tha thiết
Được Đảng chăm lo
Được cống hiến cho quê hương nhiều nhất
Nhưng tuổi trẻ chúng tôi
Không ít người đang lỡ thì, mai một.
Theo năm tháng cuộc đời
Ngoảnh lại nhìn, mình chưa làm được bao nhiêu
Bởi một lẽ chịu hẹp hòi, ích kỷ
Thanh niên chúng tôi thường nghĩ:
Bỏ công gieo cấy, ai quên gặt mùa màng
Mỗi vụ gieo trồng
Có phải đâu là lép cả?
Tuổi trẻ chúng tôi vẫn tự hào
Những trang sử vẻ vang dân tộc
Chúng tôi được học
Được thử thách nhiều trong chiến tranh
Chúng tôi nghĩ: Nguyễn Huệ – Quang Trung
Lứa tuổi hai mươi lập nên nhiều chiến công hiển hách.
Lẽ nào tuổi trẻ hôm nay thua thiệt
Có học hành, lại phải sống cầu an
Phải thu mình, xin hai chữ “bình yên”
Bởi lẽ đấu tranh – tránh đâu cho được?
Đồng chí không bằng đồng tiền
Bằng lòng vẫn hơn bằng cấp
Có ai thấu chăng
Và ai phải sửa?
Mỗi xuân về con càng thêm nhớ Bác
Lòng vẫn thầm mơ ước
Bác Hồ được sống đến hôm nay
Làm nắng mặt trời xua tan hết mây
Trừ những thói đời làm dân oán trách
Có mắt giả mù, có tai giả điếc
Thích nghe nịnh hót, ghét bỏ lời trung
Trấn áp đấu tranh, dập vùi khốn khổ
Cùng chí hướng sao bầy mưu chia rẽ?
Tham quyền cố vị
Sợ trẻ hơn già
Quên mất lời người xưa:
“Con hơn cha là nhà có phúc”
Thời buổi này,
Không thiếu người xông pha thuở trước
Nay say sưa trong cảnh giàu sang
Thoái hóa, bê tha khi dân nước gian nan?
Mùa xuân đất nước
Nhớ mãi Bác Hồ
Ta vẫn hằng mong lý tưởng của Người
Cho đất nước khải hoàn, mùa xuân mãi mãi.

Bạn xem chi tiết 👉 Tự Khuyên Mình Của Hồ Chí Minh

Về Tiểu Sử Tác Giả Phạm Thị Xuân Khải

Thohay.vn chia sẻ thông tin về tiểu sử tác giả Phạm Thị Xuân Khải cho những bạn nào chưa biết tại bài viết dưới đây nhé.

  • Tác giả Phạm Thị Xuân Khải sinh năm 1947, ở huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng. Cha của bà là cán bộ tập kết ra Bắc, sau này làm Phó vụ trưởng Vụ Miền Nam, Ban Tổ chức Trung ương. Năm lên 7 tuổi (1954), Xuân Khải ra miền Bắc học tập.
  • Năm 1974, khi một trong hai người em trai hy sinh trong chiến trường B, bà đang học năm thứ 2 Khoa Văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn-Đại học Quốc gia Hà Nội), đã viết đơn bằng máu xin đi B. Vào chiến trường, bà làm phóng viên cho Báo Cờ giải phóng của Khu V. Miền Nam giải phóng, Xuân Khải về Bình Định làm cán bộ ở Sở Văn hóa.
  • Tháng 8-1985, ở tuổi 38, bà ra Hà Nội học tiếp chương trình đại học. Khi viết bài thơ “Mùa xuân nhớ Bác”, bà gửi tặng đồng chí Lê Đức Thọ, Trưởng ban Tổ chức Trung ương. Đồng chí Lê Đức Thọ chuyển cho Ban biên tập Báo Tiền Phong với lời đề nghị thẩm định kỹ nhân thân tác giả và động cơ sáng tác, nếu tốt thì cho đăng.
  • Sau khi bài thơ gây chấn động dư luận với những đánh giá đa chiều, các đồng chí lãnh đạo cấp cao như Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Lê Đức Thọ… đều động viên Xuân Khải yên tâm học tập.
  • Năm 1989, Xuân Khải tốt nghiệp đại học, mặc dù không còn công tác trong cơ quan nhà nước nhưng bà vẫn tiếp tục viết và chọn những công việc có ích, phù hợp với khả năng để làm. Ba người con của bà chăm chỉ học tập và nay đều thành đạt trong cuộc sống.

Xem thêm chùm 👉 Thơ Về Sự Giản Dị Của Bác

Ý Nghĩa Bài Thơ Mùa Xuân Nhớ Bác

Bài thơ giãi bày cô đọng những vấn đề bức xúc nhất của đất nước trước thời kỳ đổi mới bằng tiếng nói chân thành, cảm xúc trung thực.

Đọc Hiểu Bài Thơ Mùa Xuân Nhớ Bác

Chia sẻ bạn nội dung đọc hiểu bài thơ Mùa xuân nhớ Bác tại bài viết dưới đây.

👉 Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Đáp án: Thể thơ: Tự do

👉 Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả đã day dứt về những điều gì?

Đáp án: Trong đoạn trích, tác giả đã day dứt về những điều: …Chưa làm được những điều mình ước mơ, về những điều mình từng thề dưới cờ Đoàn trong giờ kết nạp.

👉 Câu 3. Việc tác giả nhắc đến Nguyễn Huệ – Quang Trung trong đoạn trích có ý nghĩa như thế nào?

Đáp án: Việc tác giả nhắc đến Nguyễn Huệ – Quang Trung trong đoạn trích có ý nghĩa:

  • Thể hiện niềm tự hào của tác giả đối với thế hệ đi trước.
  • Nhắc nhở thế hệ trẻ phải sống xứng đáng với thế hệ cha anh.

👉 Câu 4. Anh/chị hãy nhận xét thái độ của tác giả đối với tuổi trẻ trong đoạn trích.

Đáp án:

  • Thái độ của tác giả: Trăn trở/Day dứt/Nhắc nhở/Cảnh tỉnh…
  • Lí giải vì sao tác giả có thái độ như vậy.
  • Lưu ý: Cho điểm tối đa khi bài viết có sự lí giải rõ ràng, phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật.

Chia sẻ bạn 💛 Thơ Xuân Quỳnh 💛 Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay Nhất

Giá Trị Nghệ Thuật Mùa Xuân Nhớ Bác

Bài thơ “Mùa Xuân Nhớ Bác” của tác giả Phạm Thị Xuân Khải là một tác phẩm thơ có giá trị nghệ thuật cao, phản ánh tình cảm của người dân Việt Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Về mặt nghệ thuật, bài thơ sử dụng ngôn ngữ giản dị nhưng giàu chất thơ và hình ảnh. Tác giả đã khéo léo sử dụng các biện pháp tu từ như ẩn dụ, so sánh, nhân hóa để làm nổi bật tình cảm của mình đối với Bác Hồ, đồng thời thể hiện lòng biết ơn và niềm tự hào của người dân Việt Nam

Bố Cục Bài Thơ Mùa Xuân Nhớ Bác

“Mùa xuân nhớ Bác – tự sự của tác giả” bố cục gồm 3 phần:

  • Phần thứ nhất: Chuyện kể “Đêm trước đổi mới”
  • Phần thứ hai: Hành trình của bài thơ “Mùa xuân nhớ Bác”
  • Phần thứ ba: Bài thơ vẫn còn nguyên giá trị

Bạn đón đọc thêm ❤️️ Thơ Hồ Xuân Hương ❤️️ Tác Giả, Tác Phẩm, Tuyển Tập Thơ Nổi Tiếng

Mẫu Phân Tích Bài Thơ Mùa Xuân Nhớ Bác Hay Nhất

Sau đây là mẫu phân tích bài thơ Mùa xuân nhớ Bác hay nhất cho những bạn nào đang cần nhé.

“Mùa xuân nhớ Bác” của tác giả Phạm Thị Xuân Khải ra đời vào mùa xuân năm 1986 khi đất nước ở ngưỡng cửa đổi mới. Tinh thần toàn bài thơ giãi bày cô đọng những vấn đề bức xúc nhất của đất nước trước thời kỳ đổi mới bằng tiếng nói chân thành, cảm xúc trung thực. Lời thơ gai góc nhưng chứa chất ân tình và trách nhiệm tuổi trẻ.

Xuân năm 1986, nữ nhà thơ Phạm Thị Xuân Khải nhớ về vị lãnh tụ dân tộc mà bà đã may mắn có dịp được gặp. Mở đầu bài thơ giọng thơ đầy xúc động: “Mùa xuân về nhớ Bác khôn nguôi/ Tiếng pháo giao thừa nhớ ngày xuân Bác còn chúc Tết/ Vần thơ thân thiết/ Ấm áp lòng người/ Bác đã đi xa rồi/ Để lại chúng con bao nỗi nhớ/ Người cha đã đi xa”…

Khi ấy, chiến tranh chấm dứt đã 10 năm (1975 – 1985) nhưng đời sống nhân dân rất khó khăn, chế độ bao cấp như là lực cản, triệt tiêu mọi nỗ lực phát triển. Nhân dân không thể chịu đựng nổi những bất công, hành vi đối xử mất dân chủ, giá trị đạo đức truyền thống bị đảo lộn. Tác giả dùng lời thơ nói thay, nói hộ nhiều người những nhức nhối đau lòng.

Vạch mặt những kẻ chỉ lo thu vén cá nhân, mưu cầu địa vị, đối với đồng chí thì bày mưu chia rẽ, đối với người trung thực thì trù úm, ức hiếp: “Trừ những thói đời làm dân oán trách/ Có mắt giả mù, có tai giả điếc/ Thích nghe nịnh hót, ghét bỏ lời trung/ Trấn áp đấu tranh, dập vùi khốn khổ/ Cùng chí hướng sao bầy mưu chia rẽ/ Tham quyền cố vị/ Sợ trẻ hơn già”.

Lời thơ khá đắt: “Lẽ nào tuổi trẻ hôm nay thua thiệt/ Có học hành, lại phải sống cầu an/ Phải thu mình, xin hai chữ “bình yên”/ Bởi lẽ đấu tranh – tránh đâu cho được/ Đồng chí không bằng đồng tiền/ Bằng lòng vẫn hơn bằng cấp”.

Bài thơ là “bông hoa nở trái mùa” thay lời hàng triệu người lúc bấy giờ nói lên sự thật về những cái sai, nói thật về thực trạng khủng hoảng kinh tế, xã hội, sự xói mòn niềm tin để lãnh đạo Đảng, Nhà nước biết được tình hình, tìm cách khắc phục ngay trong Đại hội VI. Đảng là ai? Đó chính là cán bộ, đảng viên trong một tổ chức, là đại diện cho ý chí, lẽ phải số đông.

Vậy nên trong Đảng có tiêu cực thì phải phê bình, có bệnh thì phải mổ xẻ mà chữa. Đây là cách tốt nhất để ổn định tư tưởng; nếu không nói cái sai và sửa sai sẽ biến thành tâm trạng bất mãn, từ suy giảm lòng tin đến khủng hoảng niềm tin. Đó là khoảng trống tai hại nguy hiểm, dễ bị kẻ xấu lợi dụng nhằm khoét sâu mâu thuẫn nội bộ Đảng, chính quyền, nhân dân và trong toàn xã hội.

Nhà thơ đặt câu hỏi: “Thời buổi này/ Không thiếu người xông pha thuở trước/ Nay say sưa trong cảnh giàu sang/ Thoái hóa, bê tha khi dân nước gian nan?” Nhưng nhà thơ vẫn luôn tin tưởng vào thế hệ cha anh mình; đồng thời khẳng định nếu tuổi trẻ được trọng dụng, tin dùng sẽ đem lại hoa thơm trái ngọt: “Thanh niên chúng tôi thường nghĩ/ Bỏ công gieo cấy, ai quên gặt mùa màng/ Mỗi vụ gieo trồng/ Có phải đâu là lép cả/ Tuổi trẻ chúng tôi vẫn tự hào/ Những trang sử vẻ vang dân tộc/ Chúng tôi được học/ Được thử thách nhiều trong chiến tranh/ Chúng tôi nghĩ: Nguyễn Huệ – Quang Trung/ Lứa tuổi hai mươi lập nên nhiều chiến công hiển hách”.

Từ ngày bài thơ ra đời đến hôm nay đã trải qua 8 kỳ đại hội Đảng nhưng đến hôm nay vẫn còn nguyên tính thời sự. Có thể nói, bài thơ khi ấy đã khơi nguồn cho những sáng tác mang tính thời sự đột phá khác biệt, góp phần phá vỡ cái bảo thủ trì trệ, thêm một tiền đề cho công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo.

Bài thơ có chính kiến, suy nghĩ, bản lĩnh và lập trường rõ ràng. Giá trị của một tác phẩm ngoài tính nghệ thuật còn luôn cần có tính thời sự, phải đại diện cho một cách nhìn, lối nghĩ xuyên suốt, không chỉ đơn giản là ca tụng hay chê bai mà còn phải gợi mở hiện thực, giúp cuộc sống hoàn thiện, tốt đẹp hơn. 

Gửi đến bạn 💛 Cô Bé Bán Diêm 💛 Nội Dung Tác Phẩm + Giá Trị + Phân Tích Truyện

Những Bài Thơ Hay Của Phạm Thị Xuân Khải

Dưới đây là những bài thơ hay của Phạm Thị Xuân Khải, bạn xem thêm nhé.

  1. Mùa xuân nhớ Bác
  2. Nhớ lắm! Bác Văn

Chia sẻ bạn 💛 Thơ Tú Mỡ 💛 Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay

Viết một bình luận