Dục Thúy Sơn Của Trương Hán Siêu (Nội Dung, Phân Tích)

Dục Thúy Sơn [Trương Hán Siêu] ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Ý Nghĩa, Phân Tích ✅ Cùng Thohay.vn Tìm Hiểu Về Nhà Thơ Trương Hán Siêu Qua Nội Dung Bên Dưới.

Nội Dung Bài Thơ Dục Thúy Sơn Của Trương Hán Siêu

Bài thơ: Dục thúy sơn
Tác giả: Trương Hán Siêu

浴翠山

山色尚依依,
遊人胡不歸。
中流光塔影,
上界塏岩扉。
浮世如今別,
閒名悟昨非。
五湖天地闊,
好訪舊漁磯。

Dục Thuý sơn

Sơn sắc thượng y y,
Du nhân hồ bất quy?
Trung lưu quang tháp ảnh,
Thượng giới khải nham phi.
Phù thế như kim biệt,
Nhàn danh ngộ tạc phi.
Ngũ hồ thiên địa khoát,
Hảo phỏng cựu ngư ky.

Dịch nghĩa

Sắc núi vẫn (xanh) mượt mà
Người đi chơi sao không về
Giữa dòng sáng ngời bóng tháp
Thượng giới mở cánh cửa hang
Có cách biệt với cuộc đời trôi nổi như ngày nay
Mới biết rõ cái danh hờ trước kia là không đúng
Trời đất ở Ngũ hồ rộng thênh thang
Hãy tìm lại tảng đá ngồi câu khi trước.

Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Phú Sông Bạch Đằng ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Phân Tích

Ý Nghĩa Bài Thơ Dục Thúy Sơn Của Trương Hán Siêu

Bài thơ Dục Thúy Sơn của Trương Hán Siêu là một bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của núi Dục Thúy (hay còn gọi là núi Non Nước) ở Ninh Bình. Bên cạnh đó, bài thơ cũng thể hiện tình yêu thiên nhiên và quê hương cũng như tâm trạng luyến tiếc và hoài niệm trong lần lên núi chơi với bạn bè của tác giả.

Xem thêm bài thơ 👉 Dục Thúy Sơn Của Nguyễn Trãi

Đôi Nét Về Tác Giả Trương Hán Siêu

Đôi nét về tác giả Trương Hán Siêu.

– Trương Hán Siêu (không rõ năm sinh – mất năm 1354) tên tự là Thăng Phủ, hiệu là Độn Tẩu.

– Ông quê ở làng Phúc Am, huyện Yên Ninh, lộ Trường Yên (nay là phường Phúc Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình).

– Trương Hán Siêu là người học vấn sâu rộng. Ông đã đem hết tài năng tâm huyết ra phục vụ cho non sông đất nước. Là người tính tình thẳng thắn bộc trực, cho nên cuộc đời làm quan của ông không ít thăng trầm.

– Trương Hán Siêu xuất thân là môn khách của Trần Quốc Tuấn, tính tình cương nghị. Ông tham dự cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai và thứ ba.

– Trương Hán Siêu là nhà chính trị, nhà thơ, nhà sử học danh tiếng, học thức sâu rộng, được các vua Trần luôn tôn gọi là Thầy chứ không gọi tên húy. Ông từng làm nhiều chức quan trải suốt 4 đời vua nhà Trần:

– Năm 1308, vua Trần Anh Tông phong Trương Hán Siêu làm Hàn lâm học sĩ.

– Năm, 1314, vua Trần Minh Tông phong Trương Hán Siêu giữ chức Hành khiển.

– Năm 1339, vua Trần Hiến Tông phong Trương Hán Siêu làm môn hạ hữu ty lang trung.

– Năm 1342, vua Trần Dụ Tông phong Trương Hán Siêu làm tả ty lang trung kiêm Kinh lược sứ ở Lạng Giang, rồi thăng tả gián nghị đại phu năm 1345 và năm 1351 làm tham tri chính sự.

– Năm Quý Tỵ 1353, ông lãnh quân Thần sách ra trấn nhậm ở Hóa Châu (Huế), giữ đất này yên ổn.

– Tháng 11 năm sau, ông bị bệnh nặng nên cáo bệnh xin về nhưng chưa đến kinh đô ông đã qua đời.

– Năm 1363, thượng hoàng Trần Nghệ Tông truy tặng Trương Hán Siêu chức thái phó và được thờ ở Văn Miếu quốc gia (từ năm 1372), ngang với các bậc hiền triết đời xưa.

Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️Thề Non Nước ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Phân Tích

Viết một bình luận