Kính Gửi Cụ Nguyễn Du: Nội Dung Bài Thơ, Đọc Hiểu, Phân Tích

Gửi đến các em học sinh những bài viết phân tích đánh giá bài thơ Kính gửi cụ Nguyễn Du của Tố Hữu hay, đặc sắc nhất.

Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Kính Gửi Cụ Nguyễn Du

Cùng thohay.vn tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời của bài thơ Kính gửi cụ Nguyễn Du sau đây:

Tháng 10 và tháng 11/ 1965, Tố Hữu có chuyến đi công tác vào các tỉnh miền Trung. Khi ấy, cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đã lan rộng vùng khu IV cũ từ Thanh Hóa đến Quảng Bình trở thành tuyến lửa ác liệt. Trong chuyến đi này, Tố Hữu đã làm một chùm thơ mang tính thời sự, in đậm những hình ảnh và khí thế của cuộc chiến đấu.

Cũng trong chuyến đi đó, nhà thơ đã qua huyện Nghi Xuân, quê hương cụ Nguyễn Du đúng vào dịp kỉ niệm 200 năm sinh của đại thi hào Nguyễn Du. Tố Hữu sáng tác “Kính Gửi Cụ Nguyễn Du” – đưa vào tập “RA TRẬN” 1972.

Mời bạn tham khảo đầy đủ 👉 3254 Câu Thơ Truyện Kiều

Nội Dung Bài Thơ Kính Gửi Cụ Nguyễn Du

Tiếp theo sau đây là toàn bộ nội dung bài thơ Kính gửi cụ Nguyễn Du:

Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân
Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều…

Hỡi lòng tê tái thương yêu
Giữa dòng trong đục, bánh bèo lênh đênh
Ngổn ngang bên nghĩa bên tình
Trời đêm đâu biết gửi mình nơi nao?
Ngẩn ngơ trông ngọn cờ đào
Đành như thân gái sóng xao Tiền Đường!

Nỗi niềm xưa nghĩ mà thương:
Dẫu lìa ngó ý, còn vương tơ lòng…
Nhân tình, nhắm mắt, chưa xong
Biết ai hậu thế, khóc cùng Tố Như?
Mai sau, dù có bao giờ…
Câu thơ thuở trước, đâu ngờ hôm nay!

Tiếng đàn xưa đứt ngang dây
Hai trăm năm lại càng say lòng người
Trải bao gió dập sóng dồi
Tấm lòng thơ vẫn tình đời thiết tha
Đau đớn thay phận đàn bà
Hỡi ôi, thân ấy biết là mấy thân!

Ngẫm xem qua kiếp phong trần
Đời vui nay đã nửa phần vui đây.
Song còn bao nỗi chua cay
Gớm quân Ưng Khuyển, ghê bầy Sở Khanh.
Cũng loài hổ báo ruồi xanh
Cũng phường gian ác hôi tanh hại người!

Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời nghìn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày.
Hỡi Người xưa của ta nay
Khúc vui xin lại so dây cùng Người!

Sông Lam nước chảy bên đồi
Bỗng nghe trống giục ba hồi gọi quân…

Đọc thêm bài thơ 👉 Mộng Đắc Thái Liên

Ý Nghĩa Nhan Đề Bài Thơ Kính Gửi Cụ Nguyễn Du

Bài thơ Kính gửi cụ Nguyễn Du thể hiện niềm cảm thông, lòng biết ơn, ca ngợi với tiếng thơ, tiếng lòng của thi nhân xưa (sức mạnh của truyền thống).

Đọc Hiểu Bài Thơ Kính Gửi Cụ Nguyễn Du

Hướng dẫn cho các em học sinh lớp 11 trả lời các câu hỏi trong phần đọc hiểu bài thơ Kính gửi cụ Nguyễn Du sau đây.

👉 Câu 1: Nguyễn Du hiệu là:

A. Ức Trai
B. Thanh Hiên
C. Bạch Vân Cư Sĩ
D. Ba Tiêu

Đáp án: B

👉 Câu 2: Nguyễn Du sống trong thời đại như thế nào?

A. Giang sơn nhiều lần thay đổi vua
B. Chế độ phong kiến suy tàn
C. Phong trào khởi nghĩa nông dânn nổi lên khắp nơi
D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

👉 Câu 3: Quê cha Nguyễn Du ở:

A. Hà Tĩnh
B. Bắc Ninh
C. Thái Bình
D. Nghệ An

Đáp án: A

👉 Câu 4: Quê mẹ Nguyễn Du ở:

A. Hà Tĩnh
B. Bắc Ninh
C. Thái Bình
D. Nghệ An

Đáp án: B

👉 Câu 5: Nguyễn Du sinh ra trong một gia đình như thế nào?

A. Gia đình quan lại đã sa sút
B Gia đình buôn bán nhỏ
C Gia đình nông dân
D. Gia đình quý tộc phong kiến

Đáp án: D

👉 Câu 6: Thời thơ ấu, Nguyễn Du có cuộc sống như thế nào?

A. Sống sung túc ở kinh thành Thăng Long
B. Sống cuộc đời nghèo khó, phiêu bạt
C. Được đi nhiều nơi
D. Vào trong cung sống với anh trai

Đáp án: A

👉 Câu 7: Nguyễn Du đã từng làm quan dưới triều đại nào?

A. Trần
B. Lê
C. Nguyễn
D. Lý

Đáp án: C

👉 Câu 8: Nguyễn Du mất tại đâu?

A.Quảng Bình
B. Hà Tĩnh
C. Quảng Trị
D. Huế

Đáp án: D

👉 Câu 9: Tác phẩm Thanh Hiên thi tập của Nguyễn Du được sáng tác bằng:

A. Chữ Hán
B. Chữ Nôm
C. Chữ Lating
D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: A

👉 Câu 10: Tác phẩm Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du được sáng tác bằng

A. Chữ Hán
B. Chữ Nôm
C. Chữ Latinh
D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: B

👉 Câu 11: Nội dung chính của thơ văn Nguyễn Du là:

A. Thể hiện tình cảm chân thành, cảm thông sâu sắc với cuộc sống con người, đặc biệt là những con người bé nhỏ, những người bất hạnh, những người phụ nữ tài hoa bạc mệnh,…
B. Lên án, tố cáo xã hội phong kiến
C. Đề cao quyền sống con người, tình yêu tự do, công lí
D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

👉 Câu 12: Đặc điểm về nghệ thuật của những sáng tác của Nguyễn Du:

A. Sử dụng thành công nhiều thể loại thơ
B. Vận dụng thành công các điển tích, điển cố trong văn học
C. Việt hóa nhiều ngôn ngữ Hán
D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Cập nhật cho bạn đọc bài 🌿 Thúy Kiều Báo Ân Báo Oán 🌿

Giá Trị Bài Thơ Kính Gửi Cụ Nguyễn Du

Xem thêm nội dung giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ Kính gửi cụ Nguyễn Du được Thohay.vn biên soạn dưới đây.

  • Giá trị nội dung: Đoạn thơ cũng như cả bài thơ còn thể hiện được thái độ rất mực cảm thông, hết sức trân trọng, vô cùng biết ơn của Tố Hữu đối với đại thi hào dân tộc, sâu xa hơn là đối với những giá trị tốt đẹp mà cha ông ta đã để lại cho thế hệ con cháu. Nhà thơ tiếp tục phát triển, nâng cao các giá trị ấy trong thời đại mới.
  • Giá trị nghệ thuật: Kính gửi cụ Nguyễn Du của Tố Hữu là một bài thơ đậm đà tính dân tộc và màu sắc cổ điển. Đoạn thơ trích trên đây đã phần nào thể hiện cái hay đó ở các phương diện: thể thơ, giọng điệu thơ, hình ảnh và ngôn ngữ thơ.

Bố Cục Bài Thơ Kính Gửi Cụ Nguyễn Du

Bố cục bài thơ Kính gửi cụ Nguyễn Du được chia thành 5 phần như sau:

  • Phần 1 (4 câu đầu): mảnh đất sinh ra con người thiên tài Nguyễn Du.
  • Phần 2 (4 câu thơ tiếp): Nỗi thương tiếc cho những số phận của chính Nguyễn Du và nhân vật trong tác phẩm của ông.
  • Phần 3 (8 câu thơ tiếp theo): Tố Hữu đã bày tỏ nỗi lòng thành kính của mình khi nhắc lại những băn khoăn trăn trở của nhà thơ hai trăm năm trước
  • Phần 4 (Trải bao…nghìn thu.): số phận người đàn bà qua câu thơ của Nguyễn Du.
  • Phần 5 (còn lại): Tấm lòng thương nhớ kính trọng tổ tiên của nhà thơ với Nguyễn Du

Đọc thêm tác phẩm 👉 Chí Khí Anh Hùng

Dàn Ý Kính Gửi Cụ Nguyễn Du

Xem ngay mẫu dàn ý Kính gửi cụ Nguyễn Du sau đây để có thể viết bài văn thêm logic và đầy đủ ý nhất.

I. Mở bài: Giới thiệu sơ lược về tác giả tác phẩm Kính gửi cụ Nguyễn Du.

II. Thân bài: Tìm hiểu chi tiết về bài thơ

  • Khổ 1: Hoàn cảnh nảy sinh tâm trạng
  • Khổ 2: Cảm thông với cuộc đời Kiều
  • Khổ 3: Cách tập Kiều của Tố Hữu làm sống lại không khí của Truyện Kiều, làm nổi lên vẻ đẹp tâm hồn của Kiều – một người nặng tình nặng nghĩa
  • Khổ 4: Gợi không khí truyện Kiều, thể hiện tấm lòng yêu thương con người (nhất là người phụ nữ trong xã hội cũ)
  • Khổ 5: Nghĩ về Nguyễn Du, Tố Hữu càng thấm thía tấm lòng nhân ái của thi hào. Đó cũng chính là tấm lòng của dân tộc ta, đất nước ta
  • Khổ 6: Dự chia sẻ và thông cảm sâu sắc của nhà thơ hôm nay đối với người xưa
  • Khổ 7: Tiếng thơ của Nguyễn Du được Tố Hữu cụ thể hóa, nhân lên trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ

III. Kết bài: Khẳng định giá trị bài thơ Kính gửi cụ Nguyễn Du.

Đón đọc phân tích 🔽 Gió Thanh Lay Động Cành Cô Trúc 🔽

Sơ Đồ Tư Duy Kính Gửi Cụ Nguyễn Du

Mẫu sơ đồ tư duy Kính gửi cụ Nguyễn Du dưới đây sẽ giúp các em hệ thống kiến thức nhanh và hiệu quả nhất.

Sơ Đồ Tư Duy Kính Gửi Cụ Nguyễn Du
Sơ Đồ Tư Duy Kính Gửi Cụ Nguyễn Du

Soạn Bài Kính Gửi Cụ Nguyễn Du Lớp 11

Các em học sinh lớp 11 hãy tham khảo các gợi ý trả lời câu hỏi trong phần soạn bài trang 45 về tác phẩm Kính gửi cụ Nguyễn Du sau đây:

👉 Câu 1 (trang 45, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Hoàn cảnh đó có giúp gì cho bạn trong việc đọc hiểu bài thơ?

Trả lời:

– Hoàn cảnh sáng tác: Nhân chuyến đi công tác ở các tỉnh miền Trung vào tháng 10 – 11 năm 1965, khi Tố Hữu ghé thăm quê hương Nguyễn Du, thuộc huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Đây cũng là giai đoạn dân tộc ta bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ rất ác liệt, cuộc chiến giành độc lập dân tộc và thống nhất nước nhà. Cũng là dịp kỉ niệm 200 năm sinh nhật Nguyễn Du.

– Hoàn cảnh giúp ích cho việc hiểu rõ nội dung, tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm, thể hiện trong bài thơ.

👉 Câu 2 (trang 45, SGK Ngữ Văn 11, tập hai). Nếu cần chọn một câu thơ có khả năng bao quát nội dung toàn bài, bạn sẽ chọn câu nào? Vì sao? Xác định chủ thể trữ tình và chủ đề của bài thơ.

Trả lời:

– Câu thơ: Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều

– Nguyên nhân: nêu rõ được cảm xúc chủ đạo, nội dung chính mà bài thơ đề cập đến.

– Chủ thể trữ tình: xưng “ta” – bạn đọc tri âm của Nguyễn Du, không chỉ là Tố Hữu mà là bất cứ ai đều mến Nguyễn Du, hiểu đúng giá trị các tác phẩm của ông.

– Chủ đề: sức sống mãnh liệt vượt thời gian trong tác phẩm của Nguyễn Du, cuộc đồng hành của thơ văn Nguyễn Du với dân tộc, nhân dân trong thời đại chống thực dân, đế quốc xâm lược, giành độc lập, tự do và mang lại hạnh phúc cho nhân dân.

👉 Câu 3 (trang 45, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Trình bày cảm nhận của bạn về đoạn thơ sau:

Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày

Trả lời:

– Hai dòng đầu khẳng định, ngợi ca sức lay động mãnh liệt (động đất trời) của thơ Nguyễn Du, tiếng thơ ấy vang vọng lời non nước suốt cả ngàn thu.

– Hai dòng thơ sau khẳng định sức sống vĩnh cửu của thơ ca, tấm lòng của Nguyễn Du, tiếng thơ của ông có tác dụng nuôi lớn tâm hồn và vang vọng như lời ru của mẹ.

– Cảm nhận của tác giả và chủ đề trữ tình: yêu mến, trân trọng.

👉 Câu 4 (trang 45, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Bài thơ giúp bạn hiểu thêm điều gì về nỗi lòng của Nguyễn Du và tác phẩm của ông?

Trả lời:

  • Thông qua bài thơ, em hiểu hơn về nỗi lòng của “đại thi hào” Nguyễn Du: Nguyễn Du đã thông qua những nhân vật trong tác phẩm mà thể hiện nỗi lòng mình. Đó là hình ảnh một Thúy Kiều thông minh, tài năng, trí tuệ, với tâm hồn nhạy cảm, ước mơ cao cả, đầy tình yêu thương và nỗi đau khổ.Hay một Tiểu Thanh trầm lặng, lặng lẽ, đơn độc, yêu thích văn học, văn chương, với sự tinh tế trong cảm nhận tình yêu và tình bạn…..
  • Đồng thời thông qua bài thơ, có thể thấy các tác phẩm của Nguyễn Du là những tác phẩm văn học và thơ ca đầy cảm xúc, tình cảm và sâu sắc. Những tác phẩm của ông thể hiện sự đau đớn, tâm trạng u sầu và niềm khát khao tự do của người Việt Nam thời đó. Với tinh thần yêu nước, ông đã dành cả cuộc đời để viết văn và làm công tác nhà nước, góp phần xây dựng đất nước và giữ gìn văn hóa truyền thống của dân tộc. 

Đừng bỏ lỡ tác phẩm 🌻 Tú Uyên Gặp Giáng Kiều 🌻

Giáo Án Kính Gửi Cụ Nguyễn Du Lớp 11

Gửi đến các quý thầy cô giáo mẫu giáo án Kính gửi cụ Nguyễn Du biên soạn chuẩn nhất sau đây để có thêm tư liệu tham khảo và chuẩn bị tốt cho tiết dạy của mình.

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/yêu cầu cần đạt:

– Nhận diện và phân tích được những thông tin cơ bản về tác giả Nguyễn Du và các tác phẩm của ông.

– Cảm nhận được sự cảm thông, hết sức trân trọng, vô cùng biết ơn của Tố Hữu đối với đại thi hào dân tộc, sâu xa hơn là đối với những giá trị tốt đẹp mà cha ông ta đã để lại cho thế hệ con cháu.

– Nhận biết tính dân tộc và màu sắc cổ điển của đoạn thơ ở các phương diện: Thể thơ, giọng điệu thơ, hình ảnh và ngôn ngữ thơ, chủ thể trữ tình, chủ đề.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

b. Năng lực riêng biệt:

– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.

– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản.

– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.

3. Phẩm chất:

– Coi trọng nhận thức thực tiễn, có chủ kiến trước vấn đề của đời sống.

– Trân trọng, biết ơn đối với một tài hoa của nền văn học nước nhà.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

– Giáo án;

– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

– Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh;

– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

  • Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS: Cảm nhận của em về nhan đề bài thơ? Hãy chia sẻ với các bạn của mình về điều đó.

  • Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

– GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

  • Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

– GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.

– GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

  • Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá.

– Gợi mở, vào bài mới.

Bài thơ với nhan đề Kính gửi cụ Nguyễn Du của tác giả Tố Hữu giúp người đọc một phần nào đó cảm nhận được tài hoa, lòng biết ơn của thế hệ sau đối với người đi trước.

“..Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày..”

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu:

– Nhận diện được các thông tin chính về tác giả, tác phẩm.

– Nhận biết và phân tích được các phương diện: chủ thể, chủ đề, hoàn cảnh ra đời bài thơ.

– Cảm nhận được sự cảm thông, hết sức trân trọng, vô cùng biết ơn của Tố Hữu đối với đại thi hào dân tộc

– Biết trân trọng gìn giữ những thành quả của người đi trước

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
* NV1:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
+ Nêu hiểu biết tác giả, tác phẩm, bố cục của văn bản Kính gửi cụ Nguyễn Du.
– HS nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
– HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– HS trình bày sản phẩm thảo luận
– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
– Tố Hữu sinh năm 1920, mất năm 2000, tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành
– Quê quán: Làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế
– Đường thơ, đường cách mạng: Con đường thơ và con đường hoạt động cách mạng của ông có sự thống nhất, không thể tách rời. Mỗi tập thơ của ông là một chặng đường cách mạng.
– Tác phẩm: Tập thơ “Từ ấy” (1937-1946); Tập thơ “Việt Bắc” (1946-1954); Tập thơ “Gió lộng” (1955-1961)…
– Thơ Tố Hữu là tấm gương phản chiếu tâm hồn một người chiến sĩ cách mạng suốt đời phấn đấu, hi sinh vì tương lai tươi đẹp của dân tộc, cuộc sống hạnh phúc của con người.
2. Tác phẩm
– Bài thơ ra đời vào ngày 1-11-1965.
– Bố cục:
+ Phần 1 (4 câu đầu): Mảnh đất sinh ra con người thiên tài Nguyễn Du.
+ Phần 2 (4 câu thơ tiếp): Nỗi thương tiếc cho những số phận của chính Nguyễn Du và nhân vật trong tác phẩm của ông.
+ Phần 3 (8 câu thơ tiếp theo): Tố Hữu đã bày tỏ nỗi lòng thành kính của mình khi nhắc lại những băn khoăn trăn trở của nhà thơ hai trăm năm trước
+ Phần 4 (Trải bao…nghìn thu): Số phận người đàn bà qua câu thơ của Nguyễn Du.
+ Phần 5 (còn lại): Tấm lòng thương nhớ kính trọng tổ tiên của nhà thơ với Nguyễn Du

Đón đọc phân tích tác phẩm 🔽 Dương Phụ Hành 🔽

5+ Mẫu Phân Tích Bài Thơ Kính Gửi Cụ Nguyễn Du Hay Nhất

Cập nhật những mẫu phân tích bài thơ Kính gửi cụ Nguyễn Du hay xuất sắc để các em học sinh có thể trau dồi thêm kiến thức và kĩ năng viết tốt hơn.

Phân Tích Bài Thơ Kính Gửi Cụ Nguyễn Du Đặc Sắc

Trong bài thơ Độc Tiểu Thanh ký, Nguyễn Du đã trăn trở băn khoăn không biết rằng ba trăm năm sau có ai khóc thương cho mình không. Thì đến những thế hệ sau này Tố Hữu đã thay mặt cho tất cả chúng ta gửi đến niềm yêu mến kính trọng tài năng Nguyễn Du qua bài thơ Kính gửi cụ Nguyễn Du. Bài thơ ấy có tác dụng rất lớn trong việc đề cao tác phẩm thiên tài của Nguyễn Du, đồng thời tưởng nhớ đến đại thi hào của dân tộc.

Trước hết là khổ thơ đầu chúng ta như được Tố Hữu đưa về mảnh đất sinh ra con người thiên tài Nguyễn Du cùng tác phẩm nổi danh ấy:

Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân
Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều…
Hỡi lòng tê tái thương yêu
Giữa dòng trong đục, bánh bèo lênh đênh.

Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân, đó chính là mảnh đất sinh ra con người thiên tài Nguyễn Du. Tố Hữu bâng khuâng nhớ đến cụ Nguyễn Du và nhớ đến tác phẩm Truyện Kiều của ông. Lòng nhà thơ như cảm thấy tê tái khi nhớ đến cuộc đời của thuý Kiều cũng như của nhà thơ. Cái phận lênh đênh trước dòng đời ấy. Nàng Kiều kia xinh đẹp nết na mà lại có số phận hồng nhan bạc mệnh.

Chính cái xã hội phong kiến đen tối kia đã làm cho cuộc đời người con gái đáng ra phải có cuộc sống hạnh phúc thế mà lại phải sống trong cảnh làm kĩ nữ hầu hạ khách làng chơi. Nhà thơ tiếc thương cho số phận nàng Kiều hay tiếc thương cho cuộc đời của Nguyễn Du. Bởi vì cuộc đời ông đã sớm phải mất mồ côi mẹ sau ở với anh trai, cuộc sống có khấm khá thế nhưng chốn quan trường làm cho một người như ông khó có thể yên phận được.

Nhớ thương tiếc nuối cho những số phận của chính tác giả và nhân vật trong tác phẩm ấy Tố Hữu nhắc lại những nét chính trong cuộc đời nàng Kiều:

Ngổn ngang bên nghĩa bên tình
Trời đêm đâu biết gửi mình nơi nao?
Ngẩn ngơ trông ngọn cờ đào
Đành như thân gái sóng xao Tiền Đường!

Hai chữ nghĩa và chữ tình kia vốn dĩ không thể nào đặt lên bàn mà cân cho được. chính vì thế mà Kiều người con gái tài sắc ấy rơi vào tình trạng ngổn ngang trăm mối. Nàng chọn chữ hiếu hi sinh chữ tình và từ đó hành trình gian nan của cuộc đời cứ gieo bao sóng gió với người con gái xinh đẹp ấy.

Đêm thâu nào biết gửi mình nơi đâu phải chăng nhà thơ cũng như đang thương cho một kiếp người tài năng nhưng mệnh bạc ấy. Người con gái ấy không có một cuộc sống êm đềm như ý mà đành phải như phận làm gái kĩ nữ và chính vì thấy ô nhục “bướm chán ông chường” cho nên nàng quyết định gieo mình xuống sông Tiền Đường. Ở đây Tố Hữu khóc thương Nguyễn Du nhưng đồng thời cũng khóc thương nàng Kiều xinh đẹp tài năng ấy.

Còn Nguyễn Du thì sao? Tố Hữu đã bày tỏ nỗi lòng thành kính của mình khi nhắc lại những băn khoăn trăn trở của nhà thơ hai trăm năm trước:

Nỗi niềm xưa nghĩ mà thương:
Dẫu lìa ngó ý, còn vương tơ lòng…
Nhân tình, nhắm mắt chưa xong
Biết ai hậu thế, khóc cùng Tố Như?

Mai sau, dù có bao giờ…
Câu thơ thuở trước, đâu ngờ hôm nay!
Tiếng đàn xưa đứt ngang dây
Hai trăm năm lại càng say lòng người

Nỗi niềm mà Nguyễn Du đã làm cho những thế hệ sau này đặc biệt là nhà thơ Tố Hữu cảm thấy thương lòng. Không biết ai hậu thế có khóc cùng Tố Như không. Thế nhưng bài thơ chính là câu trả lời cho sự trăn trở ấy. Không chỉ riêng nhà thơ mà tất cả chúng ta hiện nay vẫn nhắc về cuộc đời sự nghiệp của ông và cả nhân vật người con gái xinh đẹp tài năng kia nữa.

Đó chính là sự biết ơn đến những gì Nguyễn Du đã để lại cho hậu thế bây giờ. Dù đã nhắm mắt xuôi tay có lẽ khi được biết bài thơ này ông cũng phần nào yên lòng an nghỉ. Không những danh tiếng của ông được người đời sau nhắc mãi đến mà cả tác phẩm thiên tài với những triết lý nhân sinh sâu sắc kia cũng còn mãi trên đời. Điều tự hào hơn cả là mặc dù cốt truyện của Trung Quốc thế nhưng khi qua tài năng của Nguyễn Du tác phẩm của ông lại được dịch ra nhiều thứ tiếng. Và những câu thơ ấy như ghi dấu tạc vào lịch sử văn học nước nhà và nhân loại.

Sang khổ thơ tiếp theo Tố Hữu lại nói lên số phận người đàn bà mà câu thơ của Nguyễn Du vẫn trở thành một quy luật của ngày xưa:

Trải bao gió dập sóng dồi
Tấm lòng thơ vẫn tình đời thiết tha
Đau đớn thay phận đàn bà
Hỡi ôi, thân ấy biết là mấy thân!

Nhà thơ ca ngợi Nguyễn Du rằng cuộc đời ông cũng có nhiều ngang trái, bao nhiêu mưa dập gió dồi thế nhưng ông vẫn cất lên những lời thơ tha thiết về chữ tình trong đời sống của con người. Câu thơ tha thiết nhất mà đến nay vẫn được nhắc lại như một câu nói cửa mồm “Đau đớn thay phận đàn bà”. không biết rằng những số phận bất hạnh ấy có phải là tất cả những người con gái hồng nhan nhưng bạc mệnh không.

Cái số phận của những người con gái trong thời phong kiến ấy vốn dĩ đã không mấy tốt đẹp. Chính vì lẽ đó mà Nguyễn Du kết luận cho số phận của họ như thế. Chẳng thế mà qua những bài thơ của Hồ Xuân hương ta cũng biết rằng số phận của họ khổ như thế nào. Thế còn ngày nay thì sao?

Nhà thơ tiếp tục nói về số phận người phụ nữ nhưng là đương thời chứ không phải trong xã hội cũ nưa, đồng thời ông thay Nguyễn Du tố cáo Sở Khanh kia hay cũng chính là xã hội trọng nam khinh nữ, xã hội bị vấy bẩn những đồng tiền hôi tanh mà đẩy con người xinh đẹp tài năng vào cuộc đời gian truân đa đoan:

Ngẫm xem qua kiếp phong trần
Đời vui nay đã nửa phần vui đây.
Song còn bao nỗi chua cay
Gớm quân Ưng Khuyển, ghê bầy Sở Khanh.

Cũng loài hổ báo ruồi xanh
Cũng phường gian ác hôi tanh hại người!
Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu.

Ngẫm qua kiếp thì phụ nữ đương thời đã phần nào đó vui hơn so với Thuý Kiều. Tuy họ vẫn còn chưa được bình đẳng quá mức nhưng ở thời Tố Hữu thì người con gái cũng được ra chiến trận, cũng làm cán bộ và có cuộc sống gian khổ nhưng hạnh phúc vì được cống hiến sức mình cho tổ quốc.

Chính vì thế mà nhà thơ nói là nửa phần vui. Nhà thơ không quên tố cáo xã hội cũ với những cái tên như Ưng Khuyển và Sở Khanh. Chúng đại diện cho xã hội xưa đẩy con người con gái vào gian truân, gieo bao nhiêu cay đắng vào cuộc đời của họ.

Bọn chúng tưởng cọp hổ gì nhưng chỉ đáng là những con ruồi xanh ghê tởm hôi tanh mà thôi. Dòng máu của chúng không phải là người chúng chỉ xứng là thú. Vì có thế chúng mới có thể hại người như thế được. Và tất cả những điều ấy đều là nhằm nhắc đến công lao của Tố Như đã cất lên những câu thơ tố cáo sâu sắc bọn buôn thịt bán người ấy để cho đến bây giờ những câu thơ ấy vẫn động lòng người.

Không phải là hai trăm năm hay ba trăm năm như Tố Như lo lắng trăn trở mà cho đến nghìn năm sau thì cả dân tộc Việt nam và thế giới vẫn nhớ đến con người và tác phẩm của ông:

Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày.
Hỡi người xưa của ta nay
Khúc vui xin lại so dây cùng Người!
Sông Lam nước chảy bên đồi
Bỗng nghe trống giục ba hồi gọi quân…

Những câu thơ cuối cất lên như bày tỏ tấm lòng thương nhớ kính trọng tổ tiên của nhà thơ với Nguyễn Du, Thật vậy cái tên Nguyễn Du chẳng hề xa lạ với người dân Việt nữa không những thế ông còn là một danh nhân văn hoá thế giới. Điều ấy chứng tỏ được tầm vóc của ông là tầm vóc của thế giới.

Tác phẩm của ông sáng tác theo thể thơ lục bát thoảng lên trong những lời ru của mẹ nghe êm đềm làm sao. Và tiện đây nhà thơ của chúng ta vui, hạnh phúc khi được đặt chân lên mảnh đất sinh ra con người thiên tài ấy. Nhà thơ mong muốn được bày tỏ niềm hạnh phúc vui vẻ ấy với người đã khuất. Tiếng trống kia như vang mãi cho một kiếp người anh hùng nho sĩ.

Như vậy Tố Hữu đã thay mặt cho tất cả những thế hệ sau như chúng ta gửi lời niềm thương yêu kính trọng vô bờ với con người và tác phẩm thiên tài của Nguyễn Du. Có lẽ nằm ngủ một giấc ngủ ngàn thu kia Tố Như cũng phần nào nhẹ lòng khi thấy những thế hệ chúng ta vẫn còn nhớ thương đến mình.

Hướng dẫn 👉 Viết Bài Văn Nghị Luận Phân Tích, Đánh Giá Một Tác Phẩm Văn Học

Phân Tích Bài Thơ Kính Gửi Cụ Nguyễn Du Đầy Đủ Ý

Có lẽ ở nền văn học nào, thời đại văn học nào người ta cũng thấy tồn tại một nền cảm hứng mang đậm tinh thần nhân văn. Đó là sự hướng về con người, về sự nghiệp của những danh nhân văn hoá. Ngày xưa Nguyễn Du đã viết về Đỗ Phủ, Khuất Nguyên, Tiểu Thanh…

Giờ đây Tố Hữu cũng viết về Tố Như trong “Kính gửi cụ Nguyễn Du” nhân dịp kỉ niệm 200 năm ngày sinh của đại thi hào. Bài thơ là tấc lòng tri âm của Tố Hữu dành cho tác giả “Truyện Kiều” là sự cảm thông của một nhà thơ đối với một nhà thơ, một con người thời kỳ chống mỹ với một con người thời đen tối của chế độ phong kiến.

Hai câu thơ mở đầu đã đưa người đọc vào ngay hoàn cảnh khơi gợi cảm xúc cho nhà thơ:

“Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân
Bâng khuâng nhớ Cụ thương thân nàng Kiều”

Tố Hữu trên đường đi công tác vào tuyến lửa khu bốn lúc “nửa đêm” – một thời gian vắng vẻ, sâu lắng của tâm tưởng lúc này nhà thơ có thể tự đối diện với chính mình và vì thế đã nảy sinh những tâm tư, suy nghĩ. Đặc biệt nhà thơ đang ở trên đất “Nghi Xuân” – quê hương của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du. Thời gian, không gian ấy đã đưa tâm hồn Tố Hữu lắng chìm vào một thế giới khác – thế giới nội tâm của tác giả: không sống với hiện tại mà chìm đắm vào một quá khứ xa xăm, triền miên trong niềm tưởng nhớ thi hào Nguyễn Du và xót xa cho thân phận nàng Kiều.

“Bâng khuâng” là tâm trạng của con người tuy đang sống trong hiện tại mà tình cảm, tâm trí không đặt trong thực tại. Nhà thơ đáng đi giữa lòng cuộc sống hiện nay nối với cái xưa, thực tại nối với quá khứ, đường biên lịch sử bỗng chốc được xoá nhoà bởi sức cảm thông kỳ lạ của con người.

Xưa nay từng có nhiều áng thơ văn vịnh “Kiều”. Nếu Chu Mạnh Trinh say đắm đến si mê, Nguyễn Công Trứ phê phán đến tàn nhẫn thì Tố Hữu lại cảm nhận “Truyện Kiều” với tấm lòng đầy cảm thông, chia sẻ:

“Hỡi lòng tê tái thương yêu
..

Nhắc tới Nguyễn Du chính là nhắc tới tấm lòng nhân ái, thương yêu bởi vì thi hào đã từng viết:

“Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”

“Nguyễn Du có con mắt trông thấu cả bốn cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời” (Hoài Thanh). Nguyễn Du thương con người, thương đến “đau đớn” và bản thân cụ cũng như “cánh bèo lênh đênh” không biết trôi dạt về đâu. Nguyễn Du có lẽ cũng hiểu được nghĩa lớn của Nguyễn Huệ nhưng ông không thể cạn tình với nhà Lê nên mới “ngổn ngang bên nghĩa bên tình”. Và cũng có lúc ông mất cả phương hướng, bế tắc không tìm ra lối thoát, đành phó thác cuộc đời mình cho số phận:

“Ngẩn ngơ trông ngọn cờ đào

Đành như thân giá sóng xao Tiền Đường”

Nguyễn Du trông thấy “ngọn cờ đào” của nghĩa quân Tây Sơn Nguyễn Huệ mà lòng vẫn còn “ngẩn ngơ” chưa xác định được thái độ ủng hộ. có những dòng lịch sử viết “Lúc đầu cụ định theo Lê Chiêu Thống sang Tàu, mộ quân chống Tây Sơn nhưng rồi đành về quê ngoại Thái Bình. Gia Long lên ngôi, vời ra làm quan, cụ đành phải ra cho yên thân, tuy vẫn biết là “hàng thần lơ láo”, lòng cụ vẫn không nguôi nhớ về triều Lê” Sự đồng cảm sâu sắc với số phận nàng Kiều của Nguyễn Du đã xuất phát và có “điểm tựa” từ chính cuộc đời “ngổn ngang” của bản thân mình. Cụ và nàng Kiều cùng một tâm trạng bất lực và cam chịu, khổ đau và phẫn nợ.

Đoạn thơ toàn thể hiện rất đúng tâm sự của Nguyễn Du nhưng cũng phản ánh cuộc đời bất hạnh của nàng Kiều. Cuộc đời của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến được biểu tượng bằng một cánh bèo hoặc một bông hoa trôi dạt giữa dòng sông:

“Nghĩ mình mặt nước cánh bèo
Đã nhiều lưu lạc lại nhiều gian truân”

Kiều nưh cánh bèo trôi dạt giữa dòng trong và dòng đục trong cuộc đời. Một bên là Kim Trọng, Từ Hải, Mã Kiều… , một bên là thằng bán tơ Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh, Hồ Tôn Hiến,…. Cái “ngổn ngang”, bề bộn trong cuộc đời Thuý Kiều chính là ngổn ngang tình nghĩa. Nếu Nguyễn Du còn “ngẩn ngơ” khi vừa làm quan cho nhà Nguyễn vừa vương vấn với nhà Lê thì Thuý Kiều lại băn khoăn lựa chọn giữa tình và hiếu:

” Tình sâu mong trả nghĩa dày
Hoa kia đã chắp cành này cho chưa?
Tiếc thay chút nghĩa cú càng
Dẫu lìa ngỏ ý còn vương tơ lòng”

Hình ảnh “trời đêm” chính là biểu tượng cho sự tăm tối của xã hội cũ, một xã hội đầy rẫy những bất công – nơi mà Nguyễn Du và cả Thuý Kiều đều có những bế tắc không biết nương tựa vào đâu.

Trong bài ca mùa xuân 1961, Tố Hữu viết về số phận long đong, lận đận của tác giả cũng như nhân vật trong “Truyện Kiều):

“Trải qua một cuộc bể dâu
Câu thơ còn đọng nỗi đau nhân tình
Nổi chìm kiếp sống lênh đênh
Tố Như ơi ! Lệ chẩy quanh thân Kiều!”

Từ láy chỉ tâm trạng “ngẩn ngơ” vừa nói về Nguyễn Du nhưng đồng thời cũng là cái “ngẩn ngơ” của Thuý Kiều trông theo Từ Hải, Kiều đã gặp người anh hùng Từ Hải nhưng rồi cuộc đời vẫn kết thúc một cách bất hạnh. “Từ Hải xuất hiện như một ngôi sao tinh lạc chiếu sáng một quãng đời rực rỡ năm năm của nàng Kiều rồi tắt hẳn!” (Hoài Thanh). Cuộc đời đưa đẩy để rồi Kiều phải tìm đến sự kết thùc:

“Đành như thân gái sóng xao Tiền Đường”.

Như vậy Tố Hữu đã tìm gặp tâm trạng của Nguyễn Du qua tâm trạng của Kiều. Lời thơ chứa chan cảm xúc xuất phát từ tình cảm tấm long thương yêu của Tố Hữu dành cho Nguyễn Du như thi hào đã dánh cho nhân vật nàng Kiều của mình.

Nhà thơ càng nghĩ càng cảm thông sâu sắc với tác giả “Truyện Kiều”.

“Nỗi niềm xưa, nghĩ mà thương
Dẫu lìa ngỏ ý, còn vương tơ lòng
Nhân tình nhắm mắt chưa xong
Biết ai hậu thế khóc cùng Tố Như?”

Nhịp thơ ngắt đoạn như tiếng nghẹn ngào thương xót của tác giả đối với Nguyễn Du, với những nỗi niềm và số phận trong xã hội cũ. Tố Hữu đã sử dụng lối lấy Kiều để viết về Nguyễn Du. Dù thi hào đã đi xa nhưng tấm lòng nhân đạo thương người của cụ con mãi mãi:

“Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng…”

Nguyễn Du luôn thao thức với tình người, cả khi nhắm mắt xuôi tay, cụ cũng không yên lòng.

“Nhân tình nhắm mắt chưa xong”

Bao trùm lên cả “Truyện Kiều” là chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du, là sự cảm thương, xót xa của nhà thơ đối với thân phận của những người đàn bà trong xã hội phong kiến. Nguyễn Du đau đời, thương người nhưng không có hướng giải quyết. Chính vì thế, khi đứng ở Cô Sơn, trước mộ Tiểu Thanh, Nguyễn Du đã bộc lộ tâm sự riêng tư của mình:

“Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”

Nàng Tiểu Thanh mất năm 1492 khi Nguyễn Du đi xứ qua đó vào năm 1813 như vậy là hơn 300 năm Nguyễn Du nghĩ rằng không biết 300 năm về sau có ai hiểu được tâm sự của mình không? Không ngờ mới 200 năm đã có người cảm thông sâu sắc với từng nỗi trăn trở của Nguyễn Du – đó là Tố Hữu. Nhưng với Tố Hữu ở đây không chỉ là “khấp Tố Như” mà là “hậu thế” khóc cùng Tố Như, “cùng với Tố Như” khóc thương cho thập loại chúng sinh khổ đau trong xã hội cũ.

Điều mà Tố Hữu chân trọng nhất ở Nguyễn Du trước hết là “tình người”, “tình đời”, là tấm lòng nhân đạo mênh mông, sâu sắc của nhà thơ lớn: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Tố Hữu cũng cảm thấy những điều Nguyễn Du viết thủơ trước không ngờ lại ứng hợp một cách kỳ lạ với hiện tại:

“Mai sau dù có bao giờ….
Câu thơ thưở trước đâu ngờ hôm nay!”

Có lẽ chính “tơ lòng”, “tấm lòng”, “nhân tình” đã để lại cho “Truyện Kiều” một giá trị sâu sắc mà bất cứ một thời đại nào, một xã hội nào cũng mang đậm tính nhân văn. Với những dong thơ lục bát đôi khi lại xen lẫn những câu Kiều, khiến bài thơ dễ đi sâu vào lòng người. Dòng suy nghĩ của Tố Hữu cứ miên man, da diết như đưa người đọc trở lại với hiện tại:

“Tiếng đàn xưa đứt ngang dây
Hai trăm năm lại càng say lòng người”

Tố Hữu đã dùng hình ảnh “tiếng đàn” để chỉ nỗi niềm của Nguyễn Du, tác phẩm của Nguyễn Du.

Tiếng thơ của Nguyễn Du có thể dừng đột ngột nhưng trải qua sự sàng lọc của thời gian lại càng có nhiều sức mê hoặc, quyến rũ với con người. Nhà thơ cũng khẳng định sự trường tồn vĩnh cửu bất biến của tấm lòng thơ Nguyễn Du. tấm lòng nhân ái ấy có khả năng vượt qua biết bao sóng gió của cuộc đời, thử thách khắc nghiệt và càng trở nên sâu nặng, thiết tha:

“Trải bao gió dập sóng dồi
Tấm lòng thơ vẫn tình đời thiết tha”

Tố Hữu – con người của thời đại hôm nay đã đánh giá rất cao tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du gửi gắm trong “Truyện Kiều” qua cuộc đời đầy oan khổ, đầy bi kịch của nàng Kiều. Khi Nguyễn Du viết:

“Đau đớn thay phận đàn bà”

Và Tố Hữu viết thêm:

“Hỡi ôi, thân ấy biết là mấy thân”

Thì có nghĩa là Nguyễn Du không chỉ thương xót cho thân phận nàng Kiều mà thương xót cho thân phận con người nói chung trong xã hội phong kiến. Tố Hữu với thủ pháp lấy nàng Kiều cũng đồng tình với suy nghĩ ấy bằng lời tự hỏi: “Hỡi ôi!” tác giả cho thấy trong sự bạc mệnh của Thuý Kiều có bóng dáng của biết bao thân phận người phụ nữ nói riêng và cả xã hội nói chung đang phải chịu những kiếp sống trôi nổi, lênh đênh. Nguyễn Du quả thực là một con người có tấm lòng nhân ái bao la.

Chính Tố Hữu đã có lần trực tiếp phát biểu ý tưởng: “Ai khen Nguyễn Du tài cũng rất đúng, nhưng tôi quý Nguyễn Du vì ông thương yêu con người”. Như vậy ta thấy ở Tố Hữu có một niềm đồng cảm chân thành sâu sắc đối với Nguyễn Du. Trong niềm tri âm ấy còn thể hiện sự trân trọng, đánh giá cao của nhà thơ hiện đại đối với nhà thơ cổ điển vĩ đại.

Hai trăm năm không phải là một thời gian ngắn. Biết bao giông bão thăng trầm của cuộc đời đã ập xuống đất nước yêu thương. Đã bao thời đại đi qua, nhưng tiếng thơ đầy “nhân tình” của Nguyễn Du vẫn tha thiết lay động sâu xa nơi tâm hồn người đọc. Tấm lòng nhân đạo của cụ vẫn luôn được đề cao và chân trọng.

Chính vì vậy mà bao nhiêu đời sau, thế hệ sau vẫn nhớ Nguyễn Du, trân trọng những lời thơ Nguyễn Du:

“Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du

Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày”

Ba trăm năm sau cái chết của Tiểu Thanh – một người con gái tài sắc mà bất hạnh – Nguyễn Du vô cùng ngậm ngùi thương tiếc thi hào nhắn gửi hậu thế ba trăm năm lẻ niềm ao ước được cảm thông chia xẻ.

“Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa

Người đời ai khóc Tố Như chăng?”

Tới ngày nay Tố Hữu đã trả lời:

“Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du”

Có nghĩa là Tố Hữu đã khẳng định không chỉ ba trăm năm mà mãi mãi đến “nghìn năm” con cháu vẫn nhớ đến cụ, cảm thông với cụ như cảm thương cho những kiếp người bạc mệnh như Kiều đặc biệt là con số “ba trăm” của Nguyễn Du là con số cụ thể chỉ một độ dài xác định và hạn định. Còn chữ “nghìn năm” của Tố Hữu trong câu thơ trên là một con số không xác định, không hạn định. Nó đồng nghĩa với sự vĩnh viễn muôn đời. Với cách thể hiện như thế, Tố Hữu đã trả lời với một niềm tin vô bờ bến về sự đồng cảm của muôn thế hệ sau dành cho Nguyễn Du.

Không những vậy lời thơ của Nguyễn Du còn đi vào lòng người như “tiếng mẹ ru”:

“Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày”

Đối với những người tiếng mẹ ru những ngày thơ ấu là những gì thân thiết trìu mến yêu thương nhất. “Tiếng ru” xưa nay đã đi vào dân ca, ca dao nó đã nhập vào nguồn mạch văn hoá, đời sống tâm linh của cả một cộng đồng và trở thành dòng sữa tinh thần để nuôi dưỡng biết bao thế hệ. Hình ảnh so sánh cho thấy cái gần gũi, quen thuộc của thơ Nguyễn Du đối với cộng đồng.

Tấm lòng thơ ấy vừa cao cả như lời nước non, lời ngàn thu nhưng cũng vừa gần gũi, thân thiết với mỗi người như ôm ấp vỗ về nơi sâu thẳm trong tâm hồn con người. Nguyễn Du đã là “người xưa”, đã thuộc về quá khứ nhưng cũng là con người của hiện tại. Sự đổi thay của đất nước, của thời đại đã làm cho cuộc sống nhiều “khúc vui hơn”:

“Hỡi người xưa của ta nay
Khúc vui xin lại so dây cùng người!”

Một “người xưa” và một “ta nay” lại kết thành tri âm tri kỷ, cùng so dây đàn, cùng hoà tấu khúc nhạc vui của cuộc sống với niềm mơ ước khát khao công lý hạnh phúc của Nguyễn Du, sau hai trăm năm đang biến thành hiện thực. Sống trong thời nay Tố Hữu đã cất lên khúc hát ngợi ca hiện tại, muốn san xẻ niềm vui với một nhà thơ vĩ đại đã khuất qua những dòng thơ đồng điệu. Niềm chia xẻ ấy lại càng rõ hơn khi tiếng trống gọi quân dồn dập:

“Sông Lam nước chảy bên đồi
Bỗng nghe trống giục ba hồi gọi quân…”

Hai câu thơ kết đã tạo ra được một không khí vừa cổ kính, vừa hiện đại. Tiếng trống trận ra quân gợi không khí những ngày sôi sục đánh mỹ nơi tuyến lửa bên dòng sông Lam mà ngỡ như tiếng dội xa xăm từ quá khứ thuở Nguyễn Du vọng về. Tiếng trống báo hiệu chiến đấu và thắng lợi của đất nước. Tố Hữu thật tinh tế khi nhớ người xưa để nhắc chuyện ngày nay. Nỗi đau của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều” hoá ra đã tham gia vào cuộc ra trận lớn của dân tộc hôm nay. Và cuộc kháng chiến chống Mỹ là hành động tích cực để giải quyết những vấn đề mà cha ông thời Nguyễn Du trăn trở.

Bài thơ “Kính gửi cụ Nguyễn Du” đã thể hiện sự thành công của Tố Hữu trong việc sử dụng giọng thơ mượt mà với nhiều vế tiểu đối gợi vẻ đẹp tương xứng hài hoà, bác học, cổ điển giống như những lời của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều”.

Với hình thức tập Kiều, lảy Kiều đã mang lại một không khí Kiều thấm đượm suốt bài thơ. Trong dịp tưởng niệm 200 ngày sinh của đại thi hào đã có nhiều nhà thơ sáng tác trong đó có Chế Lan Viên với “Gửi Kiều cho em năm đánh Mỹ” hay các nhà thơ Huy Cận, Tế Hanh, Trần Mạnh Hảo,.. cũng có nhiều tác phẩm nhưng có lẽ thành công nhất vẫn là “Kính gửi cụ Nguyễn Du” của Tố Hữu. Giữa những năm chiến tranh ác liệt nhất, Tố Hữu và cả dân tộc vân không quên Nguyễn Du, vẫn thành kính tưởng niệm Nguyễn Du.

Suy ngẫm và ngợi ca giá trị thơ Nguyễn Du. Điều đó đã khẳng định bản lĩnh của con người Việt Nam thời đánh Mỹ, một bản lĩnh mà không bom đạn nào khuất phục nổi. Những con người ấy bằng cả thái độ và tâm hồn nghệ sĩ của mình đã trân trọng, gìn giữ những thành quả văn hoá dân tộc. Ngoài ra, Tố Hữu còn cho ta thấy ý nghĩa của thơ Nguyễn Du đối với hiện tại.

Con người Việt Nam ra trận còn có sự tiếp xúc của cả những thế hệ quá khứ. Nói như Tố Hữu: “Bốn mươi thế kỉ cùng ra trận”. “Kính gửi cụ Nguyễn Du” cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa hiện tại và quá khứ. “Hiện tại không lãng quên quá khứ dù sung sướng hay đau khổ và quá khứ thì luôn nhắc nhở hiện tại, tiếp sức mạnh tinh thần cho hiện tại”.

Đọc thêm mẫu 👉 Giới Thiệu Về Một Tác Phẩm Nghệ Thuật

Phân Tích Bài Thơ Kính Gửi Cụ Nguyễn Du Hay Nhất

Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc của Việt Nam. Ông đã để lại cho đời kiệt tác Truyện Kiều. Kiệt tác này là một bài ca mới về giá trị nhân bản, một bản cáo trạng nghiêm khắc về cái ác, cái phản nhân bản, một tập đại thành của nghệ thuật văn chương.

Chính vì thế mà ngay trong thời kì cả nước ta chống Mĩ, giữa tuyến lửa ác liệt nhất của miền Bắc, Đảng và Nhà nước ta vẫn quyết định tổ chức kỉ niệm 200 năm ngày sinh của đại thi hào (1765 – 1965). Nhân dịp này, cùng với chuyến đi vào các tỉnh miền Trung tháng 10 và 11-1965, được vinh dự đi qua quê hương Nguyễn Du, nhà thơ Tố Hữu đã sáng tác bài Kính gửi cụ Nguyễn Du. Đây là đoạn thơ gồm 8 câu đầu trong bài thơ này:

“Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân

Đành như thân gái sóng xao Tiền Đường!”

“Nửa đêm” là cụm từ phiếm chỉ thời gian, phảng phất hương vị ca dao – dân ca. Nhưng “nửa đêm” là thời điểm vắng lặng, yên tĩnh dễ khiến con người lắng đọng tâm hồn mình để tưởng nhớ, suy nghĩ những việc đã qua. Còn “ bâng khuâng’’ là những cảm xúc luyến tiếc, nhớ thương xen lẫn nhau, dễ đưa tâm trạng con người đắm chìm trong quá khứ.

Chính vì đi ngang qua huyện Nghi Xuân vào thời khắc “nửa đêm”,“bâng khuâng”, Tố Hữu đã khơi gợi được thế giới hình tượng của Truyện Kiều và đưa thẳng người đọc vào thời đại Nguyễn Du, tạo được âm hưởng chủ đạo cho bài thơ: Tiếp theo Tố Hữu bày tỏ nỗi niềm xúc động, thương yêu, cảm thông cho cảnh ngộ, số phận của Thúy Kiều và của tác giả Đoạn trường tân thanh:

“Hỡi lòng tê tái thương yêu

Đành như thân gái sóng xao Tiền Đường!”

Trước hết là đối với nhân vật Thúy Kiều. Nàng là người con gái có tài sắc, nết na, đức hạnh vẹn toàn, có một tâm hồn rất tinh tế, thông tuệ, nhạy cảm. Vào độ tuổi xuân thì mơn mởn, nàng yêu Kim Trọng và hai người đã thề nguyền, đính ước với nhau. Mối tình của hai người càng mặn nồng và đầy hứa hẹn hạnh phúc lứa đôi. Thế nhưng thân phận của nàng gặp “đục” nhiều hơn “trong”. Ngay sau buổi “ chỉ non thề biển”, Kim Trọng đột ngột phải về Liêu Dương hộ tang chú. Liền sau đó, gia đình Kiều bỗng dưng bị thằng bán tơ vu oan, lâm cảnh nhà tan cửa nát.

Trước cơn gia biến, “ngổn ngang bên nghĩa bên tình” mà “hiếu” nặng hơn “tình”nên sẵn sàng hi sinh tình yêu, hạnh phúc cho sự yên ấm gia đình. Thúy Kiều phải đau đớn cậy Thúy Vân thay nàng giữ trọn lời nguyện ước với chàng Kim để bán mình lấy tiền cứu cha và em ra khỏi nanh vuốt của bọn lang sói. Mã Giám Sinh đã bỏ tiền ra mua nàng như mua một món hàng giữa chợ trời.

Nhân phẩm, danh dự của nàng như bị lăng nhục một cách tàn nhẫn bởi một xã hội “người là chó sói của người”, “làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền”. Rơi vào tay Mã Giám Sinh, nàng chính thức trở thành “cánh bèo lênh đênh”, nàng bị đẩy vào chốn lầu xanh của mụ Tú bà. Bị đánh đập để thị uy, Thúy Kiều quyên sinh nhưng không chết. Sợ lỗ vốn, Tú bà đưa Kiều ra lầu Ngưng Bích để tịnh dưỡng tinh thần, chờ cơ hội để thực hiện âm mưu mới.

Mụ thuê gã Sở Khanh lừa Kiều đi trốn rồi đuổi bắt nàng trở lại sống kiếp lầu xanh. Thời gian sau, Thúy Kiều được Thúc Sinh chuộc và lấy nàng làm vợ lẽ. Dần dần, vợ Thúc Sinh biết chuyện, bày mưu bắt cóc nàng, đánh một trận đòn ghê gớm. Sau đó, nàng bị biến thành con đòi, đứa ở. Về sau, Hoạn Thư cho Kiều vào ngôi Chùa riêng của họ Hoạn có tên Quan Âm các. Thúc Sinh lén tâm tư tình, bị Hoạn Thư bắt gặp, Kiều hoảng sợ bỏ trốn. Dọc đường nàng nương nhờ Chùa của sư bà Giác Duyên.

Sợ gia đình họ Hoạn tìm ra tung tích, Giác Duyên gửi nàng tạm trú ở nhà Bạc Bà. Có ngờ đâu, Bạc Bà bày mưu bán nàng lại lầu xanh, ơ lầu xanh lần thứ hai, Kiều gặp Từ Hải, một người anh hùng tài trí phi thường. Từ Hải đả chuộc và cưới nàng làm vợ. Khi dựng nên nghiệp lớn, Từ Hải giúp nàng báo ân, báo oán. Có ngờ đâu, chỉ vì nghe lời Kiều, Từ Hải đã trúng kế Hồ Tôn Hiến, bị giết chết. Hồ Tôn Hiến giở trò sàm sỡ với nàng Kiều đang tan nát cõi lòng. Tỉnh ra vị đại thần này liền ép gả Kiều cho một tên thổ quan. Thúy Kiều tiếp tục rơi vào bi kịch xót xa, tủi nhục. Thật đúng là:

“Trời đêm đâu biết gửi mình nơi nao?”

Nàng chỉ có một con đường duy nhất là nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử Nguyễn Du đã thốt lên trong cơn đau vật vã:

“Thương thay cũng một kiếp người
..
Làm gương cho khách hồng quần thử soi!”

Thúy Kiều đau, Nguyễn Du đau, Tố Hữu cũng đau. Cảm thông với thân phận nàng Kiều, với tư cách là nhà thơ cách mạng, nhân dân thời đại mới, Tố Hữu thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với đại thi hào dân tộc. Đó là sự đồng cảm về cái bế tắc không phương hướng của Nguyễn Du cũng như của lịch sử thời đại ông. Thật vậy, Nguyễn Du xuất thân trong tầng lớp Phong kiến đại quý tộc suy tàn.

Giai đoạn cuối Lê, đầu Nguyễn. Trong giai đoạn lịch sử này, chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng: giai cấp thống trị thối nát, đời sống xã hội đen tối, nông dân khởi nghĩa khắp nơi. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn thắng lợi đã đập tan tập đoàn Phong kiến Nguyễn – Trịnh – Lê (1786). Nguyễn Du vốn trung thành với nhà Lê nên đã từng quay lưng ngoảnh mặt chống lại Tây Sơn nhưng thất bại.

Năm 1796, nghe tin ở Gia Định, Nguyễn Ánh hoạt động mạnh, Nguyễn Du lên đường vào Gia Định theo Nguyễn Ánh nhưng bị trấn tướng của Tây Sơn bắt giữ. Sau đó ông lưu lạc, chìm nổi nhiều năm ở đất Bắc (1786 – 1796) rồi về hẳn làng Tiên Đường (1796 – 1802) sống trong cảnh long đong, vất vả, nhiều lần phải ăn ở nhà người khác, có lúc ốm đau không thuốc uống.

Do có hoàn cảnh sống như vậy, ông đã có dịp gần dân, thân dân, hiểu dân, cảm thông với nhiều nỗi đắng cay, tủi cực của dân. Đầu mùa thu 1802, Gia Long lật đổ triều đại Tây Sơn, lên ngôi vua. Nguyễn Du được triệu ra làm quan. Từ chối mãi không được, bất đắc dĩ, ông phải ra làm quan với nhà Nguyễn.

Chính vì cuộc đời của đại thi hào như thế nên nhân vật Thúy Kiều của ông cũng chẳng khác “cánh bèo lênh đênh” giữa dòng trong đục.

“Ngổn ngang bên nghĩa bên tình
Trời đêm đâu biết gửi mình nơi nao.”

Quá ngao ngán, bơ vơ, muốn gắn bó với dòng đời nhưng giữa đêm tối leo lét, mông mênh của cuộc đời, hai con người ấy biết đâu nẻo đất phương trời mà đi?

Nguyễn Du đã mượn nhân vật Từ Hải để cứu giúp Kiều. Nhưng bởi tư tưởng lẩn quẩn của Nguyễn Du, là khi muốn theo Nguyễn Ánh, khi muốn theo Tây Sơn, nên lúc xử lí tình huống nhân vật, nhà thơ đã để cho tình huống Từ Hải đầu hàng rồi chết giữa trận tiền một cách oan khốc. Xét cho cùng, quá đau đớn, quá bế tắc, Nguyễn Du cũng muốn “ đành như thân gái sóng xao Tiền Đường!” như Thúy Kiều!

Tóm lại, Kính gửi cụ Nguyễn Du của Tố Hữu là một bài thơ đậm đà tính dân tộc và màu sắc cổ điển. Đoạn trích trên đây phần nào đã thể hiện cái hay đó. Nhà thơ đã khéo léo chọn thể thơ lục bát quen thuộc, mềm mại, uyển chuyển của dân tộc đồng thời cũng là sở trường nghệ thuật của ông. Giọng điệu thơ trang trọng tha thiết như lời tâm tình của Tố Hữu với đại thi hào dân tộc.

Tham khảo thêm mẫu 👉 Thuyết Minh Về Một Tác Phẩm Văn Học 

Bài Văn Phân Tích Kính Gửi Cụ Nguyễn Du Đạt Điểm Cao

Bài thơ Kính Gửi Cụ Nguyễn Du của nhà thơ Tố Hữu là một tác phẩm văn chương đặc biệt, mang trong mình sắc tình biểu cảm và truyền thống văn hóa Việt Nam. Những dòng thơ chạm đến lòng người, khơi gợi những cảm xúc sâu lắng và tình cảm biết ơn đối với đại thi hào dân tộc, Nguyễn Du.

Bài thơ mở đầu bằng lời giới thiệu về Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều. Điều này không chỉ là một lời tôn vinh, mà còn là sự khơi gợi và tái hiện lại không khí thời đại Nguyễn Du, mang đến cho chúng ta một hình ảnh sắc nét về tác giả và tác phẩm vĩ đại. Tố Hữu đan xen giữa những cảm xúc, tình cảm và sự đồng cảm. Từ ngữ được chọn lọc và sắc sảo tạo nên một không gian tâm trạng đầy cảm động.

Những cụm từ như “hỡi lòng tê tái thương yêu”, “giữa dòng trong đục, cánh bèo lênh đênh” đưa chúng ta đến những hình ảnh sống động của Thúy Kiều và tác giả Nguyễn Du, đồng thời nhắc nhở chúng ta về những khúc bi ca của cuộc đời và tình yêu đau thương.

Tố Hữu đặt câu hỏi không ai trả lời được, “Trời đêm đâu biết gửi mình nơi nào?” và so sánh bản thân mình như thân gái sóng xao trong câu chuyện “Tiền Đường”. Câu thơ nhằm tả lại sự đau đớn và khát khao tìm về quê hương, mà còn thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với Nguyễn Du và tác phẩm “Truyện Kiều”.

Tác giả không chỉ nhìn vào quá khứ mà còn nhắm mắt đến hiện tại và tương lai, đề cao giá trị văn hóa và tinh thần của nhân dân Việt Nam. Bài thơ “Kính Gửi Cụ Nguyễn Du” của Tố Hữu mang trong mình màu sắc dân tộc và cổ điển. Với việc sử dụng thể thơ lục bát uyển chuyển, ông đã tạo nên một ngôn ngữ thơ trang trọng và sâu lắng. Giọng điệu của bài thơ truyền tải sự trân trọng và tâm tình chân thành của Tố Hữu đối với Nguyễn Du. Hình ảnh và ngôn ngữ thơ mang đến cho độc giả những cảm xúc ước lệ và cổ kính, như tiếng vọng từ quá khứ xa xăm.

Bài thơ Kính Gửi Cụ Nguyễn Du của Tố Hữu không chỉ là một tác phẩm văn chương, mà còn là một tấm lòng biết ơn và tình cảm sâu sắc đối với văn hóa và truyền thống của dân tộc. Từng dòng thơ chứa đựng những giá trị tốt đẹp và tinh thần cao quý mà Nguyễn Du đã để lại cho thế hệ sau. Với tác phẩm này, Tố Hữu đã tiếp tục phát triển và nâng cao những giá trị ấy trong thời đại mới.

Xem thêm 👉 Viết Bài Văn Phân Tích Một Tác Phẩm Văn Học 

Mẫu Phân Tích Bài Thơ Kính Gửi Cụ Nguyễn Du Nâng Cao

Kết thúc bài thơ Độc Tiểu Thanh khí, Nguyễn Du viết: “Bất tri tam bách dư niên hậu Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?” Ba trăm năm từ khi Tiểu Thanh qua đời, Nguyễn Du mới biết nàng và khóc cho nàng. Ông tự thán; không biết 300 năm sau, có ai còn nhớ đến ông mà khóc hay không? Thế nhưng, chưa đến 300 năm, Tố Hữu đã viết Bài thơ Kính gửi cụ Nguyễn Du bày tỏ nỗi lòng cảm thương để đáp lại tấm chân tình ấy.

Bài thơ được Tố Hữu sáng tác năm 1965, giữa lúc cả nước bước vào giai đoạn chống Mĩ ác liệt nhất. Bằng những vần thơ lục bát đậm đà tính dân tộc cùng với hình thức lẫy kiều. Tố Hữu thể hiện lòng thông cảm sâu xa và sự kính trọng rất mực đối với Nguyễn Du, Thúy Kiều, đối với di sản tinh thần của ông cha. Đồng thời thể hiện ý thức về mối quan hệ giữa quá khứ và hiện tại.

Bài thơ mang đậm tính dân tộc. Nó thể hiện sự quý trọng và vận dụng truyền thống thơ ca dân tộc của tác giả. Những câu thơ lục bát có âm điệu cổ điển gợi ta nhớ tới những câu Kiều. Nhiều câu được lấy lại Kiều, nhiều câu vận dụng ý của Kiều (lối “tập Kiều”). Thế nhưng tình ý vẫn là của tác giả. Ngay cả khi nói về thời đại mình, tác giả cũng có dụng ý dùng lối nói ước lệ, tượng trưng và kết thúc là hình ảnh gợi không khí trang nghiêm cổ kính. Bài thơ đã làm một vạch nối giữa quá khứ với hiện tại. Nó đã nói lên sự trân trọng những giá trị tinh thần trong quá khứ. Nó nói lên tấm lòng của chúng ta với thiên tài Nguyễn Du và Truyện Kiều bất hủ của ông.

Mở đầu bài thơ là không gian, thời gian của nỗi ưu tư khởi phát: “Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều… “

Hoàn cảnh ấy không thuận lợi cho cảm xúc thơ ca nảy sinh. Thế nhưng, những rung cảm mãnh liệt vẫn tìm đến trong tâm hồn Tố Hữu khiến ông không ngừng “Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều…”. Tiếp sau đó là những cảm nghĩ về cuộc đời và số phận của Thúy Kiều, một người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng số phận lại hẩm hiu, cay nghiệt:

“Hỡi lòng tê tái thương yêu
… Đành như thân gái sóng xao Tiền Đường!”

Nhà thơ tỏ lòng thương cảm với nàng Kiều tài sắc mà như cánh bèo lênh đênh. Nàng đã từng đứng trước sự lựa chọn chữ “Hiếu’ và chữ “Tình” khi quyết định bán mình chuộc cha, đã từng xao lòng trước vinh hoa để rồi xót xa thấy ngọn cờ đào Từ Hải, kết liễu đời mình nơi dòng Tiền Đường định mệnh.

Thế nhưng qua sự so sánh “đành như thân gái”, người đọc hiểu được đó là lời tâm huyết gan ruột của Tố Hữu gửi Tố Như. Trong cuộc đời bể dâu kia, Tố Như cũng như cánh bèo chìm nổi, từng đớn đau trước bi kịch cuộc sống “sống hay không sống” và sống như thế nào giữa đen tối và tội ác, “giữa dòng trong, dòng đục kia?”.

Nguyễn Du cũng đã từng đứng trước sự lựa chọn giữa “nghĩa”và “tình”. Ông hiểu xã hội phong kiến đã đến hồn cáo chung, hiểu được sự mục rỗng của triều Lê. Ông cũng nhìn thấy sự tiến bộ của nhà Tây Sơn. Thế nhưng, tư tưởng trung quân níu kéo Nguyễn Du về với triều đình. Bi kịch không tự giải thoái được, Nguyễn Du “đành như thân gái sóng xao Tiền Đường” phó mặc cho số phận. Tố Hữu thấy Thuý Kiều là hiện thân của Nguyễn Du.

Nguyễn Du cũng đã từng đứng trước sự lựa chọn giữa “nghĩa”và “tình”. Ông hiểu xã hội phong kiến đã đến hồn cáo chung, hiểu được sự mục rỗng của triều Lê. Ông cũng nhìn thấy sự tiến bộ của nhà Tây Sơn. Thế nhưng, tư tưởng trung quân níu kéo Nguyễn Du về với triều đình. Bi kịch không tự giải thoái được, Nguyễn Du “đành như thân gái sóng xao Tiền Đường” phó mặc cho số phận. Tố Hữu thấy Thuý Kiều là hiện thân của Nguyễn Du.

Nguyễn Du viết truyện Kiều để ký thác tâm sự chính mình. Đó thực sự là một tấm lòng tri âm sâu sắc. Không chỉ hiểu bi kịch của Nguyễn Du, Tố Hữu còn chia sẻ cảm thông với bi kịch tình đời của Người:

“Nỗi niềm xưa nghĩ mà thương
… Câu thơ thuở trước, đâu ngờ hôm nay”

Phải thương cảm Tố Như sâu sắc lắm, Tố Hữu mới có thể nhận thấy bi kịch ẩn sâu này. Nguyễn Du cả một đời yêu thương con người, cả đến khi nhắm mắt xuôi tay vẫn chưa nguôi nỗi đau đáu hỏi người ba trăm năm sau: Ai người khóc Tố Như? Tố Hữu sử dụng ý thơ ấy thật linh hoạt. Khóc cùng không chỉ khóc cho Tố Như mà cùng Tố Như khóc cho nỗi đau của con người. Đó phải chăng cũng là điều Tố Như tìm kiếm, trăng trối trước lúc đi xa?

Lần thứ hai, Tố Hữu lại hình dung hình ảnh so sánh để ca ngợi sự vĩ đại của một nhà thơ – một danh nhân văn hoá lỗi lại của dân tộc và thế giới. Tiếng thơ của Nguyễn Du là tiếng nói của cá nhân đã trở thành lời của non nước. Non nước mượn thơ người để vọng lời:

Trong tiếng thơ ấy có cả tiếng lòng của dân tộc, của nước non. Cho nên nó có tầm vóc ngang hàng với không gian vũ trụ, dằng dặt mà còn gợi không gian mênh mông cho tiếng thơ cụ Tiên Điền vang vọng, chảy trôi. Hôm nay, mai sau, thậm chí nghìn năm sau người Việt Nam vẫn không quên được tiếng thơ ấy vì: “Tiếng thơ như tiếng mẹ ru tháng ngày”

Tố Hữu không sa vào tư tưởng bi quan như Nguyễn Du bởi ông là nhà thơ của cách mạng, được luồng gió mới của thời đai thổi mát. Nguyễn Du ơi, xin người hãy yêu lòng. Những cô Kiều, cô Cầm, người mẹ ăn xin…của Người sẽ không còn đau khổ nữa đâu.

Chính sự khác nhau về tiếng nói tri âm ấy đã chuyển hoá thành hình thức nghệ thuật khác nhau. Bài “Độc Tiểu Thanh ký” của Tố Như viết theo thể thơ Đường luật, cô đúc, hàm xúc nhưng phảng phất giọng điệu bi phẫn do rất nhiều thanh trắc, dấu nặng tạo cảm giác trĩu nặng, ngưng đọng. Còn Tố Hưu sử dụng thành công thể lục bát nhẹ nhàng, đằm thắm, trang trọng; hình thức tập Kiều, lẩy Kiểu để chuyển tải giọng điệu lạc quan, hào hứng, say mê.

Như vậy, tiếng nói tri âm giữa người đọc và người viết là điều văn học dân tộc nào, thời đại nào cũng hướng tới. Điều đó đặt ra yêu cầu với nghệ sĩ phải sáng tác từ những cảm xúc chân thành nhất, da diết nhất. Và người đọc hãy sống hết mình với tác phẩm để hiểu được thông điệp thẩm mĩ của tác giả, để chia sẻ cảm thông với tác giả. Mỗi người hãy rung lên khúc đàn Bá Nha như Tử kì để văn chương mãi tươi đẹp, kỳ diệu.

Nguyễn Du suốt đời khắc khoải, da diết với thân phận con người. Thi hào đã từng rỏ bao nhiêu nước mắt khóc thương những người đau khổ ấy. Tố Hữu thấu cảm được tấc lòng sống vì con người của tiền nhân mà viết nên những lời thơ cảm động. Đó là sự tương cảm vượt thời gian, giống như Nguyễn Du đã từng xót thương cho số phận nàng Tiểu Thanh năm xưa vậy.

Dành tặng bạn những mẫu văn 👉 Phân Tích Một Tác Phẩm Thơ 👉 hay nhất

Viết một bình luận