Phò Giá Về Kinh: Nội Dung Bài Thơ, Nghệ Thuật, Phân Tích

Thohay.vn chia sẻ cho các bạn đọc nội dung bài thơ, nghệ thuật và 5+ mẫu phân tích, cảm nhận về bài thơ Phò Giá Về Kinh tại bài viết sau đây.

Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Phò Giá Về Kinh

Bài thơ được làm lúc ông đi đón Thái thượng hoàng Trần Thái Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long (Hà Nội ngày nay) ngay sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285.

Tham khảo thêm bài 🌟 Dòng Sông Mặc Áo 🌟 Nội Dung Bài Thơ, Tập Đọc, Soạn Bài

Nội Dung Bài Thơ Phò Giá Về Kinh

Chia sẻ cho các bạn đọc nội dung bài thơ Phò Giá Về Kinh tại bài viết sau đây.

Phò Giá Về Kinh
Tác giả: Trần Quang Khải

Phiên âm:

Đoạt sáo Chương Dương độ,
Cầm Hồ Hàm Tử quan.
Thái bình tu trí lực,
Vạn cổ thử giang san.

Dịch nghĩa:

Cướp giáo giặc ở bến Chương Dương,
Bắt quân Hồ ở cửa Hàm Tử.
Thái bình rồi nên dốc hết sức lực,
Muôn đời vẫn có non sông này.

Dịch thơ:

Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù.
Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy ngàn thu.

Bạn xem thêm bài thơ 💛 Chuyện Cổ Tích Về Loài Người 💛

Ý Nghĩa Bài Thơ Phò Giá Về Kinh

Bài thơ thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng về một đất nước thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời Trần.

Đọc Hiểu Bài Thơ Phò Giá Về Kinh

Mời bạn xem thêm đọc hiểu bài thơ Phò Giá Về Kinh tại bài viết sau đây nhé.

👉Câu 1: Em hãy căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt ở chú thích để nhận dạng thể thơ của bài Tụng giá hoàn kinh sư về số câu, số chữ, cách hiệp vần.

Đáp án: Thể thơ Ngũ ngôn tứ tuyệt:

  • Cả bài gồm có 4 câu
  • Mỗi câu có 5 từ
  • Hiệp vần: Các chữ cuối cùng của câu 2 và câu 4 hiệp vần với nhau

👉Câu 2: Nội dung được thể hiện trong hai câu đầu và hai câu sau của bài thơ khác nhau ở chỗ nào? Hãy nhận xét về cách biểu ý và biểu cảm của bài thơ.

Đáp án: – Hai câu đầu : hào khí chiến thắng.   – Hai câu sau : khát vọng hòa bình.

Cách biểu ý : trước tiên tái hiện những chiến công chống ngoại xâm, sau thể hiện khát vọng hòa bình, lời động viên xây dựng, phát triển đất nước.

Cách biểu cảm : bài thơ tràn ngập cảm hứng hào sảng, tự hào, kiêu hãnh trước những chiến công vang dội; niềm tin, thương yêu cho đất nước.

👉Câu 3: Điểm giống và khác ở cách biểu ý và biểu cảm của bài Phò giá về kinh và Sông núi nước Nam:

Đáp án:

– Điểm giống:

  • Thể hiện khí phách kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
  • Ngắn gọn, súc tích mà mạnh mẽ, cô đúc mà thâm trầm. Cảm xúc hoà trong ý tưởng, được thể hiện qua ý tưởng.

– Điểm khác: thể thơ.

Câu 3: Trong bài thơ này em thích câu thơ nào nhất? Vì sao?

Đáp án:

– Câu thơ: Thái bình tu trí lực

– Lý do: Câu thơ khẳng định phẩm chất cần có của người tài, người anh hùng trong thời kì thái bình, đó là phải tu rèn trí tuệ.

Chia sẻ cho bạn đọc Tác Giả, Tác Phẩm 👉 Thơ Trần Vàng Sao

Nghệ Thuật Bài Thơ Phò Giá Về Kinh

Chia sẻ cho các bạn về nghệ thuật bài thơ Phò Giá Về Kinh mà có thể bạn sẽ quan tâm.

  • Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cô đọng, hàm súc.
  • Nhịp thơ 2/3.
  • Hình thức diễn đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong tư tưởng.
  • Giọng điệu sảng khoái, hân hoan, tự hào.

Gửi đến bạn ❤️️ Thơ Huy Cận ❤️️ Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Nổi Tiếng

5+ Mẫu Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Phò Giá Về Kinh

Sau đây là 5+ mẫu cảm nhận, phân tích bài thơ Phò Giá Về Kinh hay nhất mà Thohay.vn đã chọn lọc. Mời bạn tham khảo.

Phân Tích Phò Giá Về Kinh Hay Nhất

Trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước ta, ghi dấu ấn lại bằng những chiến thắng oanh liệt trước giặc xâm lăng, trong số đó phải kể đến chiến thắng vang dội khiến giặc ngoại xâm phải khiếp sợ đó chính là cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược lần thứ hai.

“Phò giá về kinh” được Trần Quang Khải sáng tác khi mà quân và dân đã giành chiến thắng vang dội, vua và dân nhà Trần quay về trở về kinh đô Thăng Long. Đây được coi là bài ca khải hoàn ca đầy lẫy lừng của dân tộc ta. Bài thơ được viết theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt, bằng chữ hán:

“Đoạt sáo Chương Dương độ,

Cầm Hồ Hàm Tử quan.

Thái bình tu trí lực,

Vạn cổ thử giang san.”

Mở đầu bài thơ là hai câu thơ nhắc đến 2 chiến thắng lịch sử đánh dấu ấn quan trọng trong việc phá tan giặc Nguyên Mông đó là chiến thắng tại Chương Dương và Hàm Tử năm 1285:

“Đoạt sáo Chương Dương độ,

Cầm Hồ Hàm Tử quan.”

Hai câu thơ có thể được dịch như sau:

“Chương Dương cướp giáo giặc

Hàm Tử bắt quân thù ”.

Chương Dương và Hàm tử chính là hai địa danh thuộc tả và hữu của con sông Hồng. Dưới sự chỉ huy của vị tướng tài ba Trần Quang Khải quân và dân ta đã dành chiến thắng vẻ vang tại hai phòng tuyến quan trọng này.

Hai câu thơ tùy rằng không nhắc đến sự khốc liệt của cuộc chiến, đến binh đau đến máu chảy nhưng hai động từ “đạo sáo” và “cầm hồ” đã thể hiện được ý chí chiến đấu vô cùng ngoan cường của quân và dân ta. Lời thơ như đưa ta vào giữa cuộc chiến tranh, được đứng giữa cái cảm giác nâng nâng của sự chiến thắng, chiến thắng đã vang động cả đất trời.

“Thái bình tu trí lực,

Vạn cổ thử giang san.”

Tương lai của đất nước được Trần Quang Khải suy ngẫm và nhắn nhủ đến toàn thể dân tộc

“Thái bình nên gắng sức

Non nước ấy ngàn thu”.

Đây là lời nhắn nhủ của vị tướng tài ba kiệt xuất về tương lai của đất Việt, nền thái bình là tất cả mọi người từ già trẻ lớn bé, gái trai từ vua đến quân, dân đều phải tự ý thức trách nhiệm xây dựng và bảo vệ nền thái bình đó “tu trí lực”,muốn như thế mỗi con người chúng ta cần tu dưỡng phẩm chất, đạo đức, tài năng cống hiến cho đất nước. tinh thần đoàn kết chính là sức mạnh vượt qua mọi khó khăn thử thách.

Câu kết “Vạn cổ thử giang san” chính là sự nhấn mạnh của Trần Quang Khải kết quả của sự cố gắng dựng xây và bảo vệ đất nước kia chính là “Non nước” ấy lưu danh ngàn đời trường tồn đến hàng ngàn năm sau, đây cũng chính là ước mơ của tác giả hay của chính dân tộc ta về một khát khao mãnh liệt về một thế giới thái bình trường tồn đến muôn đời. Việc dùng đến gươm đao để đấu lại quân thù chỉ là giải pháp tình thế mà thôi.

“Phò giá về kinh” đã ra đời đến mấy trăm năm lịch sử nhưng giá trị mà bài thơ để lại vẫn còn vẹn nguyên cho đến ngày nay. Vị danh tướng tài ba-một nhà thơ lớn của dân tộc Trần Quang Khải đã dành hết tâm tư của mình cho bài thơ, nhắn nhủ đến toàn thể nhân dân, chính đoàn kết là sức mạnh dẫn đến chiến thắng, đồng thời cũng nêu lên tinh thần tự hào dân tộc và nhắc nhở mọi người cần tu dưỡng tài năng, đạo đức cống hiến của tổ quốc.

Tổng hơp những Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ ❤️️ Thơ Hồ Chí Minh ❤️️ Hay Nhất

Phân Tích Bài Thơ Phò Giá Về Kinh Ngắn Gọn

Trần Quang Khải, một danh anh hùng góp phần vào chiến công lịch sử tại Chương Dương và Hàm Tử, không chỉ là vị tướng dũng mãnh mà còn là nhà văn thơ tài năng. Ông để lại di sản văn chương đáng giá, mà một trong những tác phẩm nổi bật là ‘phò giá về kinh’. Sáng tác khi đang tùy tùng đón vua khai thành Thăng Long, tác phẩm mở đầu bằng một cái nhìn toàn cảnh về thời kỳ đó:

“Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm tử cướp quân thù”

Hai câu thơ đầu tiên không chỉ mô tả chiến trận hùng tráng mà còn chứa đựng nét thơ độc đáo. Chương Dương và Hàm Tử, hai chiến thắng lịch sử, khiến lòng nhân dân Trần hào hứng. Tác giả, là người chỉ huy trận chiến, mang trong mình cảm xúc sâu sắc, gợi lại không khí chiến trận với tiếng gươm và tiếng gào thét vang vọng.

Câu thơ sau đưa chúng ta đến bình yên, giá trị mà nhân dân đã chiến đấu để giữ gìn:

“Thái bình nên gắng sức
Non nước lấy ngàn thu”

Đây là lời nhắc nhở cho chính tác giả về trách nhiệm phục vụ nhân dân, xây dựng đất nước. “Thái bình tu trí lực”, đất nước đã đánh bại giặc ngoại xâm, quý tộc phải dốc lòng, mang tri thức và sức mạnh của mình để xây dựng lại đất nước. Điều này là tầm nhìn chiến lược sâu sắc của Trần Quang Khải.

Ngôn từ dân dụ, ý tưởng sâu sắc, ‘phò giá về kinh’ là kiệt tác văn hóa trong nền thơ cổ Việt Nam. Nó không chỉ là tượng đài về chiến công hùng hồn, mà còn là động lực đẩy chúng ta tiến về tương lai tự do, hạnh phúc, và thịnh vượng.

Đừng nên bỏ qua bài 🌸 Vội Vàng [Xuân Diệu] 🌸 Sơ Đồ Tư Duy, Phân Tích, Dàn Ý

Cảm Nhận Bài Thơ Phò Giá Về Kinh Ấn Tượng

Trận chiến Mông-Nguyên thắng lợi, quân dân đất nước mừng rỡ trước chiến công hiển hách của mình. Sức mạnh của quân giặc cũng phải chịu đầu hàng trước khí thế dùng mạnh và tinh thần quật cường chiến đấu của quân ta.

Nỗi xúc động và niềm tự hào khôn nguôi còn mãi trong trái tim mỗi người lúc ấy. Trước sự kiện ấy, Trần Quang Khải đã viết nên những vần thơ thép, hùng hồn “Phò giá về kinh”:

“Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm tử bắt quân thù
Thái bình tu trí lực
Non nước ấy ngàn thu”

Hai câu đầu tác giả đã tái hiện lại những chiến công hào hùng của quân đội nhà Trần. Bằng nghệ thuật đảo ngữ, hai nơi diễn ra trận đánh được nhấn mạnh thể hiện rõ niềm tự hào lớn lao của tác giả.

Những động từ mạnh kết hợp với danh từ như “cướp giáo”, “bắt quân thù” cho thấy sự chủ động và sức mạnh của quân ta trên mọi trận chiến. Trận Chương Dương tuy diễn ra sau nhưng được liệt kê trước như một sự sắp đặt có ý đồ của tác giả.

Đang sống trong niềm hứng khởi của chiến nhưng vẫn không quên những ngày hào hùng, sung sướng trong thắng lợi năm xưa. Hào khí chiến đấu mạnh mẽ tiêu biểu cho hào khí của một thời đại- hào khí Đông A. Lời thơ hùng hồn, tự hào, ta như hình dung được trước mắt mình khung cảnh chiến đấu nơi trận chiến oanh liệt ấy.

“Thái bình tu trí lực
Non nước ấy ngàn thu”

Sau khi đánh đuổi quân giặc, nhân dân được tự do, yên ấm. Song, để có được hoà bình ấy phải đánh đổi bao máu và nước mắt, bao người phải hy sinh thân mình nơi chiến trận, bởi vậy mà cần phải ý thức được công cuộc bảo vệ và dựng xây đất nước.

Không nên ngủ quên trên chiến thắng, hãy gắng sức mình, rèn luyện quân đội, xây dựng lực lượng vững mạnh, trí và lực cùng nhau cộng tác để gây dựng cơ đồ, đất nước mới được thái bình, thịnh trị: “Non nước ấy ngàn thu”.

Đó là trách nhiệm của mỗi người và cũng là lời gửi gắm của vị tướng sĩ tới muôn dân, muôn người lúc bấy giờ và cả những thế hệ sau. Đất nước muôn ngàn năm tồn tại vững bền phải là sự hợp lực, quyết tâm cao độ, gắng sức kiên trì.

Hai câu thơ cuối thể hiện trí tuệ anh minh và tầm nhìn chiến lược của người anh hùng yêu nước. Yêu nước không chỉ có đấu tranh, yêu nước còn cần phải xây dựng phát triển nước nhà ngày một giàu mạnh hơn để nhân dân ngàn năm mãi được sống trong hoà bình, tự do.

Vận mệnh đất nước luôn nằm trong tay ta, do ta quyết định, được hay mất, tồn tại hay không tồn tại đều từ sự nỗ lực, ý thức của nhân dân.

Bài thơ ngũ ngôn vô cùng cô đọng, hàm súc, lời ít ý nhiều tạo nên ấn tượng mạnh. Những chiêm nghiệm được đưa ra sau những chiến thắng lẫy lừng của dân tộc như một sự đúc rút thực tiễn đầy khách quan, từ đó, tạo niềm tin và thúc giục mọi người hành động, quyết tâm cao.

Đọc bài thơ , em thấy mình thật may mắn khi được sống trong hoà bình hôm nay, những mong ước, nhắn nhủ của người anh hùng Trần Quang Khải đang ngày được thế hệ sau tiếp thu, nêu cao tinh thần quyết tâm thực hiện.

Em thầm hứa sẽ cố gắng học thật giỏi, luyện sức, luyện tài, trau dồi đạo đức thật tốt để sau này có thể cống hiến thật nhiều cho đất nước thân yêu.

Giới thiệu đến bạn đọc🔻 Hầu Trời [Tản Đà] 🔻 Sơ Đồ Tư Duy, Mẫu Phân Tích Hay 

Cảm Nhận Bài Thơ Phò Giá Về Kinh Hay Nhất

Thượng tướng thái sư Trần Quang Khải (1241-1294), con trai thứ ba của vua Trần Thánh Tông, không những là một danh tướng kiệt xuất mà còn là một nhà thơ đã in dấu ấn trong văn chương dân tộc.

Trần Quang Khải làm thơ không nhiều, nhưng chỉ cần một bài như Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) cũng đủ để thành một tên tuổi.

Bài thơ ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt, giữa không khí hào hùng, ngây ngất men say của vinh quang chiến thắng. Và tác giả của nó, một vị tướng lỗi lạc, mà tên tuổi đã từng phải: 10 phen khiến quân thù phải kinh hồn bạt vía, người vừa lập công lớn trong chiến trận, nay kiêu hãnh giữ trọng trách phò giá hai vua về kinh đô trong khúc khải hoàn ca của dân tộc. Tức cảnh sinh tình. Trong hào quang của chiến thắng, tâm hồn vị tướng – nhà thơ của chúng ta bỗng dạt dào cảm hứng thi ca, kết tinh thành những vần thơ thật đẹp:

Chương Dương cướp giáo giặc,

Hàm tử bắt quân thù.

Thái bình nên gắng sức.

Non nước ấy ngàn thu.

(Trần Trọng Kim dịch)

Dường như sự xúc động quá lớn về niềm vui chiến thắng khiến nhà thơ không nói được nhiều. Bao nhiêu cảm xúc, suy tư dồn nên cả lại vào bốn dòng ngụ ngôn tứ tuyệt gân guốc, chắc nịch.

Hai câu mở đầu nóng bỏng hơi thở chiến trận và đậm chất anh hùng ca:

Chương Dương cướp giáo giặc,

Hàm Tử bắt quân thù.

Chương Dương và Hàm Tử là hai chiến thắng lẫy lừng của Đại Việt trong cuộc kháng chiến vĩ đại chống quân xâm lược Mông Cổ năm 1285. Đối với quân dân nhà Trần lúc đó, chỉ cần nhắc đến cái tên Chương Dương – Hàm Tử cũng đã đủ thấy nức lòng. Đặc biệt, đối với thượng tướng Trần Quang Khải, người trực tiếp chỉ huy và lập nên chiến công trong trận Chương Dương, cũng là người góp phần hỗ trợ đắc lực cho Trần Nhật Duật đánh trận Hàm Tử, thì càng thêm xao xuyến, bồi hồi.

Tác giả không tả lại cảnh khói lửa binh đao, cũng không tả lại cảnh quyết chiến của quân ta, mà chỉ kể lại theo cách liệt kê sự kiện, nhưng vẫn làm sống dậy cả một không khí trận mạc hào hùng bởi tiếng gươm khua, ngựa hí, tiếng binh khí, và cả tiếng thét tiến công vang dội. Sức gợi cảm của cách nói giản dị mà cương quyết, rắn rỏi là ở đó.

Nên như mạch cảm xúc của hai câu đầu hướng về chiến trận, về hào quang chiến thắng, thì ở hai câu sau, mạch cảm xúc lại mở ra một hướng khác:

Thái bình nên gắng sức,

Non nước ấy ngàn thu.

Vẫn với hai câu thơ ngắn gọn, chắc nịch mà lại chất chứa cảm xúc, tâm trạng và bao nỗi niềm suy tư. Vị tướng thắng trận mới đang trên đường trở về kinh đô, chưa kịp nghỉ ngơi (chứ đừng nói tới việc hưởng thụ chiến công), đã lo nghĩ cho đất nước, những mong một nền thái bình muôn thuở cho ngàn đời con cháu mai sau. Thật cảm động và đáng kính phục!

Tuy nhiên, Trần Quang Khải cảm nhận sâu sắc nền thái bình ấy đâu phải cứ mong là có. Để có nó, cần có sự chung lòng, chung sức, với bao tâm huyết (tu trí lực) của triều đình và trăm họ, trong đó có sự gắng sức của chính bản thân ông.

Niềm mong mỏi của nhà thơ chính là khát vọng của cả một dân tộc, của muôn triệu trái tim Đại Việt xưa và nay. Vì thế hai câu kết với cảm hứng hoà bình đậm chất nhân văn đã đem lại cho bài thơ một vẻ đẹp mới, lấp lánh đến muôn đời.

Có thể bạn quan tâm 🌱 Hai Đứa Trẻ [Thạch Lam]🌱 Mẫu Phân Tích, Giá Trị Nội Dung Và Nghệ Thuật

Cảm Nhận Bài Thơ Phò Giá Về Kinh Nổi Bật

Trần Quang Khải (1241 – 1294) là con thứ ba của vua Trần Thánh Tông. Ông được phong chức thượng tướng vì có công rất lớn trong hai cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông (1284 – 1287) và là một trong những anh hùng đã đem tài thao lược làm nên chiến công Chương Dương, Hàm Tử lừng lẫy muôn đời. Trần Quang Khải không chỉ là một võ tướng kiệt xuất mà còn là một thi sĩ tài hoa.

Bài thơ Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) được sáng tác trong hoàn cảnh thượng tướng cùng đoàn tùy tùng đi đón hai vua Trần (vua cha Trần Thánh Tông và vua con Trần Nhân Tông) về Thăng Long sau khi kinh đô được giải phóng.

Hình thức bài thơ tuy ngắn gọn, cô đúc nhưng đã thể hiện được hào khí chiến thắng và khát vọng lớn lao của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần. Tác giả đã ghi lại hai chiến công vang dội của quân và dân Đại Việt vào xuân – hè năm Ất Dậu 1285.

Sau chiến thắng Chương Dương và Hàm Tử, kinh đô Thăng Long được giải phóng, Trần Quang Khải đích thân đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông hồi kinh, bài thơ “phò giá về kinh” được viết trong hoàn cảnh ấy.

Trong không khí chiến thắng hào hùng ấy, bài thơ cất lên như một bản anh hùng ca của đất nước. Hai câu thơ đầu, tác giả gợi lại hai trận chiến oanh liệt hào hùng của dân tộc ta với âm vang tự hào:

“Đoạt sáo Chương Dương độ

Cầm hồ Hàm Tử quan”

Chương Dương và Hàm Tử là hai địa danh nổi tiếng gắn với hai trận đánh lịch sử của dân tộc được tác giả trực tiếp nhắc tới trong câu thơ. Đối với quân dân nhà Trần, chỉ cần nhắc tới hai chiến công vang dội có tính chất quyết định thành bại ấy cũng đủ để cất lên âm điệu tự hào, ngợi ca.

Tác giả không miêu tả diễn biến trận chiến, cũng không diễn tả cảnh binh đao trận lửa mà chỉ kể lại bằng cách liệt kê nhưng như thế cũng đủ để ta hình dung được không khí trận mạc cùng tính chất gay go, căng thẳng của cuộc chiến.

“Thái bình tu trí lực

Vạn cổ thử giang san”

Sau khi đánh đuổi quân giặc, nhân dân được tự do, yên ấm. Song, để có được hoà bình ấy phải đánh đổi bao máu và nước mắt, bao người phải hy sinh thân mình nơi chiến trận, bởi vậy mà cần phải ý thức được công cuộc bảo vệ và dựng xây đất nước.

Không nên ngủ quên trên chiến thắng, hãy gắng sức mình, rèn luyện quân đội, xây dựng lực lượng vững mạnh, trí và lực cùng nhau cộng tác để gây dựng cơ đồ, đất nước mới được thái bình, thịnh trị: “Non nước ấy ngàn thu”.

Đó là trách nhiệm của mỗi người và cũng là lời gửi gắm của vị tướng sĩ tới muôn dân, muôn người lúc bấy giờ và cả những thế hệ sau. Đất nước muôn ngàn năm tồn tại vững bền phải là sự hợp lực, quyết tâm cao độ, gắng sức kiên trì.

Hai câu thơ cuối thể hiện trí tuệ anh minh và tầm nhìn chiến lược của người anh hùng yêu nước. Yêu nước không chỉ có đấu tranh, yêu nước còn cần phải xây dựng phát triển nước nhà ngày một giàu mạnh hơn để nhân dân ngàn năm mãi được sống trong hoà bình, tự do.

Vận mệnh đất nước luôn nằm trong tay ta, do ta quyết định, được hay mất, tồn tại hay không tồn tại đều từ sự nỗ lực, ý thức của nhân dân.

Chỉ bằng bốn câu thơ ngắn gọn Trần Quang Khải đã thể hiện được khí thế hào hùng và bày tỏ được khát vọng xây dựng đất nước, giữ gìn hòa bình. Bài thơ cũng là một lời nhắc nhở mỗi người dân Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Có thể bạn sẽ quan tâm bài 🌿 Đường Đi Sa Pa 🌿 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Giáo Án

Viết một bình luận