Bài Thơ Nước [Vương Trọng] ❤️️ Nội Dung, Giáo Án Nhà Trẻ✅ Bé Cùng Thohay.vn Tìm Hiểu Về Hiện Tượng Tự Nhiên Qua Mẫu Truyện Bên Dưới.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Thơ Nước Của Vương Trọng
Bài thơ: Nước
Tác giả: Vương Trọng
Đựng trong chậu thì mềm
Rửa bàn tay sạch quá
Vào tủ lạnh hóa đá
Rắn như đá ngoài đường
Sùng sục trên bếp đun
Nào tránh xa, kẻo bỏng
Bay hơi là nhẹ lắm
Lên cao làm mây trôi
Đi xa muốn về chơi
Thành hạt mưa rơi xuống
Tưới mát vườn, mát ruộng
Mơn mởn mầm cây lên
Đựng trong chậu thì mềm…
Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Câu Chuyện Về Giọt Nước ❤️️ Nội Dung, Ý Nghĩa, Giáo Án
Ý Nghĩa Bài Thơ Nước Mầm Non
Bài thơ Nước của tác giả Vương Trọng nói về sự quan trọng của nước trong cuộc sống và cách sử dụng nước một cách tiết kiệm và hợp lý. Bài thơ này cũng nhắc nhở chúng ta phải bảo vệ tài nguyên nước và sử dụng nước một cách hợp lý. Bên cạnh đó câu chuyện giải thích một số nguyên lý trong quá trình sử dụng nước.
Giáo Án Bài Thơ Nước Nhà Trẻ
Giáo Án Bài Thơ Nước Nhà Trẻ.
I.Kết quả mong đợi:
1.Kiến thức:
– Trẻ biết đọc thuộc bài thơ,biết thể hiện tình cảm khi đọc thơ, đọc đối đáp, to, nhỏ, thể hiện điệu bộ khi đọc thơ.
– Hiểu nội dung bài thơ,trả lời được câu hỏi của cô,tham gia tích cực các hoạt động. Phát huy tính tích cực của trẻ.
2. Kỷ năng:
– Phát triển ngôn ngữ cho trẻ,tạo cho trẻ mạnh dạn,tự tin, tự lập,phát triển khả năng ghi nhớ, luyện khả năng thực hiện và làm việc theo tập thể nhóm.
– Rèn kỷ năng đọc thơ diển cảm
3.Thái độ:
– Trẻ biết yêu quí nguồn nước và biết bảo vệ nguồn nước.
– Biết tiết kiệm năng lượng
II.Chuẩn bị:
- Nhạc phổ từ lời bài thơ
- Máy chiếu,máy tính
- Giáo án điện tử
- 3 chậu đựng nước ( nước bình thường,nước ấm,nước đá)
- Hệ thống ròng rọc cho trẻ trãi nghiệm sự tuần hoàn của nước
- Video phim về nước
- Loa
- Trang phục của cô, của trẻ gọn gàng
III. Cách tiến hành:
Các bước | Hoạt động cô | Hoạt động cháu |
1.Tạo cảm xúc: | -Cho trẻ quan sát sự tuần hoàn của nước. – Mỡ nhạc bài “Cho tôi đi làm mưa với” + Cái gì đây ? + Các con hãy chú điều kỳ diệu bắt đầu xẩy ra? Các con nhìn xem nào + Ai có nhận xét nào? + Ai nữa nào?=> Đây gọi là sự tuần hoàn của nước đây các con à… + Ai có thể kể về một số dạng nước mà các con biết? + Nước có ích gì cho chúng ta? + Để bảo vệ nguồn nước chúng ta phải làm gì?*Gd trẻ: Nước có ý nghĩa rất lớn đối với đời sông con người,trong sinh hoạt hàng ngày,nước cần cho các con ăn,uống,tắm,giặt…- Cho trẻ hát về lớp | – Trẻ chơi trò chơi – Trẻ trả lời – Trẻ nhận xét – Trẻ kể ( cho 2-3 trẻ kể) – Trẻ trả lời |
2.Nội dung hoạt động trọng tâm | + Qua các dạng nước các con vừa kể thì có câu chuyện,bài thơ nào nói về nước? + Ai có ý kiến khác?- Ai có thể đọc bài thơ “ Nước”? – Con đọc rất hay rồi nhưng để bài thơ hay,diển cảm hơn,các con hãy hướng lên màn hình lắng nghe cô hoa đọc nhé – Cô đọc thơ kết hợp màn hình chiếu + Cô vừa đọc bài thơ gì? + Bài thơ do ai sáng tác? *Trích dẫn,đàm thoại,làm rõ ý: – Khổ 1:“ Đựng trong chậu thì mềmRửa bàn tay sạch quáVào tủ lạnh hóa đáRắn như đá ngoài đường” + Để bàn luôn sạch sẽ thì cần có gì? + Câu thơ nào nói lên điều đó? + Nước khi bỏ vào tủ lạnh sẽ như thế nào? => Nước bình thường khi cho vào tủ lạnh thấp dưới 0 độ thì nước đông đá trở nên cứng và lạnh đấy+ Khi đun trên bếp thì nước sẽ như thế nao? + Nước sôi thì sẽ rất nóng, vậy các con phải làm gì? – Khổ 2:“ Sùng sục trên bếp đunNào tránh xa kẻo bỏngBay hơi là nhẹ lắmLên cao làm mây trôi” * Giải thích từ khó: Từ bay hơi ( Nghĩa là khi nước được đun nóng lên hay ông mặt trời chiếu vào thì nó sẽ tạo thành hơi và bay lên cao tạo thành những đám mây đấy) – Khổ 3:“ Đi xa muốn về chơiLàm hạt mưa rơi xuốngTắm mát vườn,mát ruộngMơn mởn mầm cây lênĐựng trong chậu thì mềm” + Khi mưa rơi xuống thì ruộng, vườn,cây,cỏ như thế nào?+ Qua bài thơ này thì các con biết nước có tác dụng như thế nào đối với chúng ta? * Giáo dục trẻ: *Dạy trẻ đọc thơ: – Cô cho trẻ đọc thơ lần 1 – Lần 2 chuyển đội hình vòng tròn – Cô mời 3 tổ đọc nối tiếp theo tay cô chỉ ( Cô chỉ về hướng nào thì tổ đó đọc) – Mời cả lớp đọc thơ to dần,nhỏ dần theo tay cô chỉ ( Tay cô giơ cao thì đọc to, cô giơ tay thấp đọc nhỏ) – Nhóm bạn nam,nhóm bạn nữ- Mời cá nhân đọc- Cả lớp đọc lại 1 lần nữa* Lần 3 cho trẻ xem phim về các dạng nước | – Trẻ trả lời bài thơ “ Nước” – Trẻ trả lời – Trẻ đọc – Trẻ lắng nghe – Bài thơ nước – Vương trọng – Có nước – Trẻ đọc – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Tránh xa kẻo bỏng – Trẻ đọc – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ đọc – Trẻ đọc theo tổ – Trẻ đọc theo nhóm – Cá nhân trẻ đọc |
* Kết thúc | – Cho trẻ trãi nghiệm các dạng nước – Cô mỡ nhạc phổ từ lời bài thơ | – Trẻ trải nghiệm ( Nước bình thường,nước đá,nước ấm) |
Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Truyện Giọt Nước Tí Xíu ❤️️Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án, Tóm Tắt