Câu Chuyện Về Giọt Nước: Nội Dung + Ý Nghĩa + Giáo Án

Câu Chuyện Về Giọt Nước ❤️️ Nội Dung, Ý Nghĩa, Giáo Án ✅ Thohay.vn Chia Sẽ Đến Các Bạn Nhỏ Mẫu Chuyện Ngắn Hay Bên Dưới.

Nội Dung Câu Chuyện Về Giọt Nước

Thohay.vn chia sẽ nội dung câu chuyện về giọt nước.

Một giọt nước nhỏ đọng trên chiếc lá sen. Giọt nước đong đưa, đong đưa. Giọt nước bé nhỏ này tới đây bằng cách nào nhỉ?

Chị Gió bay ngang nói:

– Cô Sen Hồng ơi, giọt nước ấy là của tôi đấy ! Chính tôi đã thổi giọt nước ấy đến đây.

Cô Mây Hồng sà xuống:

– Không phải đâu, chính tôi mang giọt nước ấy đến đây. Giọt nước ấy là của tôi chứ !

Còn cô Mưa thì bực tức:

– Các bạn nói sai hết rồi, chính tôi sinh ra giọt nước ấy. Các bạn xem, giọt nước ấy có giống tôi không?
Mọi người cứ cãi nhau mãi, ai cũng nhận giọt nước ấy là của mình.

Bác Mặt Trời chứng kiến câu chuyện từ nãy đến giờ liền cười to và nói:

– Giọt nước ấy là của tất cả chúng ta đấy! Khi bác chiếu những ta nắng ấm áp xuống thì giọt nước tan biến đi tạo thành mây, chị Gió đưa cô Mây đi khắp nơi, và cuối cùng giọt nước quay trở về nằm trên chiếc lá sen này.

Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Chuyện Của Mây Lớp 1 ❤️️Nội Dung Câu Chuyện, Ý Nghĩa, Soạn Bài Tập

Ý Nghĩa Câu Chuyện Về Giọt Nước

Bài học rút ra từ câu chuyện về giọt nước là chúng ta phải hòa nhập vào cộng đồng những vẫn giữ được bản sắc riêng của mình, mỗi quá trình trưởng thành và phát triển đều được hình thành dựa trên nhiều yếu tố khác nhau.

Giáo Án Câu Chuyện Về Giọt Nước Lớp 3

Giáo Án Kể Chuyện Về Giọt Nước Lớp 3

I. Mục tiêu:

+ Kiến thức
– Trẻ nghe và nhớ tên chuyện, tên tác giả, tên các nhân vật trong truyện.
– Trẻ hiểu nội dung truyện “câu chuyện về giọt nước”

+ Kĩ năng:
– Trẻ có kỹ năng trả lời trọn câu, to, rõ ràng.
– Trẻ có kĩ năng kể chuyện diễn cảm.

+ Thái độ
 Trẻ hứng thú trong giờ học
– Qua giờ học trẻ biết vòng quay của nước

II. Chuẩn bị

– Giáo án điện tử, máy tính.
– Hình ảnh minh họa nội dung câu truyện.

III. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của côHoạt động của trẻ
1. Gây hứng thú
– Cô cho trẻ quan sát giọt nước đọng trên lá .
– Trò chuyện với trẻ về giọt nước.
– Giới thiệu với trẻ truyện “câu chuyện về giọt nước”
2. Nội dung:
Hoạt động 1: Kể chuyện cho trẻ nghe
– Cô kể cho trẻ nghe lần 1: Kể diễn cảm.
+ Cô vừa kể câu chuyện gì?
– Lần 2: Kết hợp với hình ảnh minh họa.
Hoạt động 2: Đàm thoại, trích dẫn giúp trẻ hiểu nội dung câu truyện:
– Giọt nước xuất hiện ở đâu?
– Chị gió nói gì với sen hồng?
– Mây hồng thì nói sao?
– Cô mưa tỏ thái độ như thế nào? Cô mưa nói gì với các bạn?Trích dẫn: “từ đầu….giống tôi không?”
– Theo con giọt nước đó có của riêng ai không?
– Ai đã xuất hiện giải thích giúp chị gió, cô mây, cô mưa?
– Bác mặt trời giải thích thế nào?
Trích dẫn: Mọi người….lá sen này.– Qua câu chuyện“câu chuyện về giọt nước” con biết được về hiện tượng tự nhiên gì?
Hoạt động 3:Củng cố: Bé tập kể chuyện
Trò chơi: Thử tài bé yêu
– Cách chơi: chia lớp thành 4 nhóm
+ Nhóm 1 vào vai chị Gió
+ Nhóm 2 vào vai cô Mây Hồng
+ Nhóm 3 vào vai cô Mưa
+ Nhóm 4 vào vai bác Mặt Trời
– Cô là người dẫn chuyệnCác nhóm cùng nhau kể lại câu chuyện
– Cô nhận xét cách kể chuyện của trẻ. Khen ngợi, động viên trẻ.
3. Kết thúc
– Cô cùng trẻ hát vận động theo bài hát “Mây và gió”.
 – Trẻ quan sát 
– Trẻ lắng nghe   
– Lắng nghe
– truyện “câu chuyện về giọt nước 
– trên lá sen
– Giọt nước là của chị gió.
– Nhận giọt nước củaMây hồng 
– Không 
– Bác mặt trời  
– Lắng nghe
– Trả lời   
– Trẻ chơi        
– Trẻ hát VĐ.

Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Truyện Cô Mây ❤️️ Nội Dung , Ý Nghĩa, Giáo Án

Viết một bình luận