Tổng hợp 20+ mẫu viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả dưới đây để giúp các em có thêm tư liệu ôn tập.
NỘI DUNG CHÍNH
Bài Thơ Có Yếu Tố Tự Sự Miêu Tả Là Gì?
Bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả là những bài thơ trong đó tác giả sử dụng các yếu tố kể chuyện (tự sự) và miêu tả để truyền tải nội dung và cảm xúc. Cụ thể:
- Yếu tố tự sự: Đây là yếu tố kể lại một câu chuyện hoặc sự kiện. Trong thơ, yếu tố tự sự giúp người đọc hiểu rõ hơn về bối cảnh, nhân vật và diễn biến của câu chuyện.
- Ví dụ, bài thơ “Lượm” của Tố Hữu kể về cuộc đời và sự hy sinh của chú bé liên lạc Lượm.
- Yếu tố miêu tả: Đây là yếu tố dùng để tả cảnh, tả người, tả sự vật, giúp tạo nên hình ảnh sống động và chi tiết trong tâm trí người đọc. Yếu tố miêu tả thường đi kèm với yếu tố tự sự để làm nổi bật cảm xúc và tình huống trong bài thơ.
- Ví dụ, trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ, tác giả miêu tả cảnh Bác Hồ thức trắng đêm chăm lo cho bộ đội.
Những bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả thường mang lại cho người đọc cảm giác gần gũi và dễ hiểu hơn, đồng thời giúp truyền tải thông điệp một cách sâu sắc và sinh động.
Chia sẻ thêm 👉 Viết Đoạn Văn Thể Hiện Cảm Xúc Về Một Bài Thơ Lục Bát
Đặc Điểm Của Thơ Có Yếu Tố Tự Sự Và Miêu Tả
Thông thường thơ có yếu tố tự sự và miêu tả sẽ có những đặc điểm như sau:
- Tính cá nhân: Thơ tự sự thường phản ánh những trải nghiệm cá nhân, cảm xúc, suy tư và quan điểm của tác giả. Tác giả thường sử dụng ngôn ngữ cá nhân để diễn đạt về bản thân và cuộc sống của mình. Thơ tự sự thường đi sâu vào tâm trạng và suy nghĩ của tác giả, phản ánh những trải nghiệm thực tế hoặc cảm xúc sâu sắc về cuộc sống và con người.
- Hình ảnh phong phú: Thơ có yếu tố miêu tả thường sử dụng hình ảnh mạnh mẽ và tươi sáng để tái hiện lại những cảm xúc và trải nghiệm của tác giả. Hình ảnh được sử dụng một cách sinh động và chân thực để truyền đạt ý nghĩa sâu sắc.
- Tính thông điệp: Thơ tự sự và miêu tả thường mang một thông điệp sâu sắc về cuộc sống, tình yêu, sự mất mát, hoặc những khám phá về bản thân và thế giới xung quanh.
- Sự kết hợp giữa cảm xúc và lý trí: Thơ này thường kết hợp giữa cảm xúc và lý trí để truyền đạt ý nghĩa sâu sắc và tạo ra một trải nghiệm đọc độc đáo cho độc giả.
- Tính chiêm nghiệm: Thơ có yếu tố tự sự và miêu tả thường mang tính chiêm nghiệm, là kết quả của sự suy tư sâu sắc và trải nghiệm cá nhân của tác giả về cuộc sống và con người.
Gợi ý 👉 Viết Đoạn Văn Ghi Lại Cảm Xúc Về Một Bài Thơ Lớp 6
Những Bài Thơ Có Yếu Tố Tự Sự Và Miêu Tả
Thohay.vn tổng hợp những bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả dưới đây để các em dễ dàng theo dõi.
- Những cánh buồm
- Mây và sóng
- Chuyện cổ tích về loài người
- Lượm
- Gấu con chân vòng kiềng
- Đêm nay Bác không ngủ
- Nói với con
- …
Cách Viết Đoạn Văn Ghi Lại Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Có Yếu Tố Tự Sự Miêu Tả
Cách viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ có yếu tố tự sự miêu tả rất đơn giản, các em chỉ cần thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Giới thiệu sơ lược về đoạn thơ em chọn
- Bước 2: Nêu ấn tượng, cảm xúc của em về câu chuyện được kể hoặc các chi tiết miêu tả có trong bài thơ
- Bước 3: Làm rõ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả của tác giả
- Bước 4: Đánh giá tác dụng của việc kể lại câu chuyện kết hợp với các chi tiết miêu tả trong bài thơ.
Xem thêm👉 Viết Đoạn Văn Ghi Lại Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Lục Bát
Dàn Ý Viết Đoạn Văn Có Yếu Tố Tự Sự Và Miêu Tả Lớp 6
Tham khảo mẫu dàn ý viết đoạn văn có yếu tố tự sự và miêu tả lớp 6 dưới đây để dễ dàng hơn trong việc triển khai bài làm của mình nhé.
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả và bài thơ
- Nêu khái quát ấn tượng, cảm xúc về bài thơ
2. Thân bài
- Ấn tượng của em về các chi tiết được kể hoặc được miêu tả có trong bài thơ:
- Bài thơ kể về câu chuyện hay sự việc gì?
- Các chi tiết miêu tả nhằm miêu tả sự vật, hiện tượng gì?
- Liệt kê một số chi tiết mang tính tự sự, miêu tả trong bài thơ:
- Một số chi tiết (câu thơ) có yếu tố tự sự trong bài thơ.
- Một số chi tiết (câu thơ) có yếu tố miêu tả trong bài thơ.
- Đánh giá ý nghĩa của các chi tiết tự sự, miêu tả trong việc thể hiện nội dung bài thơ, tình cảm, cảm xúc của nhà thơ:
- Ý nghĩa của các chi tiết tự sự.
- Ý nghĩa của các chi tiết miêu tả.
3. Kết bài: Nêu khái quát điều em tâm đắc về bài thơ (trong đó có nói tới đặc điểm nghệ thuật riêng của bài thơ đã được phân tích ở thân đoạn).
Tham khảo mẫu 👉 Nghe Và Tóm Tắt Nội Dung Thuyết Trình Về Một Tác Phẩm Thơ
20+ Đoạn Văn Có Yếu Tố Tự Sự Và Miêu Tả Lớp 6 Ngắn Hay Nhất
Tham khảo ngay những đoạn văn có có yếu tố tự sự và miêu tả lớp 6 ngắn hay nhất được Thohay.vn biên soạn dưới đây nhé.
Đoạn Văn Ghi Lại Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Có Yếu Tố Tự Sự Miêu Tả Ngắn Hay Nhất – Quê Hương Của Tế Hanh
Bài thơ Quê hương của Tế Hanh đã khắc họa khắc họa một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, nổi bật là vẻ đẹp khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài. Mở đầu bài thơ, tác giả đã giới thiệu về quê hương là một làng nghề đánh cá, nằm gần biển. Cách giới thiệu hết sức ngắn gọn, dễ hiểu. Vào mỗi buổi sớm mai, người dân lại căng thuyền ra khơi.
Con thuyền như linh hồn của người dân làng chài, nổi bật trên nền trời bao la rộng lớn ngoài biển khơi. Khung cảnh ra khơi hứa hẹn về chuyến thu hoạch bội thu. Đoạn thơ khắc họa hình ảnh con thuyền khi trở về mới thực sự ấn tượng. Câu thơ mở đầu tả thực, khắc họa hình ảnh người dân chài lưới có nước da ngăm nhuộm nắng, nhuộm gió. Câu sau là một sáng tạo độc đáo, thú vị gợi ra hình ảnh thân hình vạm vỡ, thấm vị mặn mòi, nồng tỏa ra “vị xa xăm” của biển khơi của họ.
Hình ảnh người dân chài được miêu tả vừa chân thực vừa lãng mạn, trở nên có tầm vóc phi thường. Tiếp theo là hình ảnh con thuyền được nhân hóa với từ “im”, “mỏi, “trở về” và “nằm”. Sau một ngày lao động vất vả, chiếc thuyền cũng giống như con người, biết mệt mỏi nên đã nằm lặng im để nghỉ ngơi. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ” gợi ra cảm nhận tinh tế.
Con thuyền cũng có linh hồn, đang cảm nhận được hương vị của biển cả đang thấm dần trong “cơ thể” của mình. Ở khổ thơ cuối cùng, tác giả đã bộc lộ nỗi nhớ quê hương sâu sắc. Có thể khẳng định rằng, “Quê hương” là một trong những tác phẩm hay viết về tình yêu quê hương.
Đừng bỏ lỡ 👉 Bài Thơ Quê Hương Của Tế Hanh
Đoạn Văn Ghi Lại Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Có Yếu Tố Tự Sự Miêu Tả Ngắn – Về Thăm Mẹ
Bài thơ Về thăm mẹ của nhà thơ Đinh Nam Khương là một tác phẩm thơ chứa đựng những giá trị nhân văn sâu sắc về tình mẫu tử. Người mẹ trong bài thơ không trực tiếp xuất hiện, mà gián tiếp hiện lên qua hình dáng của những đồ vật trong ngôi nhà. Từ chum tương, bếp lửa, đàn gà con, đến cái áo tơi, nón mê, tất cả đều có bóng dáng tần tảo vun đắp của mẹ ở trong đó.
Chính người mẹ ấy đã thầm lặng làm tất cả, chịu đủ vất vả, để giữ gìn mái ấm đơn sơ cho người con. Tình thương của mẹ được tác giả gói trong một hình ảnh “trái na cuối vụ”. Tuy chỉ là một trái na chín bình thường, nhưng đó là biểu tượng của tình mẹ cao cả. Những thứ gì ngon, đẹp mẹ đều dành lại phần con. Sự chắt chiu, nhường nhịn ấy là kết quả của một trái tim đầy tình yêu thương của mẹ. Thật đáng trân trọng biết bao tình mẫu tử thiêng liêng cao quý ấy!
Tham khảo chi tiết 🍃Bài Thơ Về Thăm Mẹ Lớp 6🍃 ý nghĩa
Mẫu Đoạn Văn Ghi Lại Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Có Yếu Tố Tự Sự Miêu Tả Hay Đặc Sắc – Cây Dừa
Bài thơ “Cây dừa” của tác giả Trần Đăng Khoa đã miêu tả cây dừa từ ngày tới đêm vô cùng sinh động. Cây dừa cũng như biểu tượng của làng quê nên khi người đọc cảm nhận bài thơ như thấy được tâm hồn con người với đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp: dũng cảm, lương thiện, chịu thương, chịu khó và có một tấm lòng yêu nước nồng nàn. Nó được thể hiện qua một vài câu thơ “Đứng canh trời đất bao la” “Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi”.
Đồng thời trong bài thơ tác giả đã cho ta thấy được sự quan sát vô cùng nhạy bén, tinh tế đặc biệt là sử dụng mọi giác quan để cảm nhân thiên nhiên cùng với trí tưởng tượng phong phú, độc đáo của mình. Điều này làm chúng ta khi đọc xong bài thơ như thấy một bức tranh làng quê Việt nam vô cùng sống động và cảm thấy quê hương mình trong tranh với sự thanh bình, giản dị. Như vây, bài thơ giúp em cảm thấy yêu mến quê hương mình hơn và yêu đất nước hơn nữa.
Viết Đoạn Văn Ghi Lại Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Có Yếu Tố Tự Sự Miêu Tả Hoa Bìm Của Nguyễn Đức Mậu
Nhà Thơ Nguyễn Đức Mậu là một nhà thơ có hồn thơ mang đậm hơi thở của đồng quê. Với chất liệu là những hình ảnh dân dã, mộc mạc của vùng nông thôn nước ta trong quá khứ. Ông đã sử dụng thể thơ lục bát, để dệt tất cả lại thành một tác phẩm thơ chạm đến trái tim người đọc. Đến với Hoa Bìm, người đọc được sống lại những kỉ ức tuổi thơ đang nằm trôi trong dòng sông kí ức.
Ở đó có những khu vườn xanh tốt, có chú chuồn chuồn ớt, có con nhện giăng tơ, có anh cào cào, dế mèn, đom đóm. Những con vật nhỏ bé ấy từng là cả một kho tàng đồ chơi đến từ thiên nhiên thú vị, làm say đắm bao đứa trẻ. Chúng nằm lẫn trong sắc xanh của cỏ cây, sắc tím của hoa bìm, sắc đỏ cam của hồng chín. Những gam màu ấy tô điểm cho tuổi thơ mộc mạc thêm phần rực rỡ.
Nhà thơ Nguyễn Đức Mậu đã giúp em có một trải nghiệm tuyệt vời khi đắm mình vào bầu không xưa cũ ấy. Em như thực sự được sống cùng với tuổi thơ của ông bà, cha mẹ mình. Chính những cảm xúc ngỡ ngàng, yêu thích, quyến luyến và tiếc nuối về một thời đã qua ấy, khiến em yêu mến và trân trọng những vần thơ của Hoa Bìm.
Bật mí 👉Bài Thơ Hoa Bìm 👉 siêu hay
Viết Đoạn Văn Ghi Lại Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Có Yếu Tố Tự Sự Miêu Tả Đặc Sắc Nhất – Mẹ
Khi đọc tác phẩm “Mẹ” của Đỗ Trung Lai, trái tim em như bị xuyên thấu bởi những cảm xúc sâu lắng và tinh tế của tình mẫu tử. Ngay từ những dòng đầu tiên, bài thơ đã tạo ra một không gian cảm xúc đặc biệt, nơi người đọc không chỉ đơn thuần là đọc từng dòng chữ mà còn là trải nghiệm sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Tác giả không chỉ sử dụng ngôn từ, mà còn dùng hình ảnh và so sánh một cách tinh tế để thể hiện tình cảm của người con đối với người mẹ.
Sự đối chiếu giữa mẹ và cây cau qua các cụm từ như “Lưng mẹ còng rồi – Cau thì vẫn thẳng” và “Cau – ngọn xanh rợn, Mẹ – đầu bạc trắng” không chỉ là sự so sánh về ngoại hình mà còn là sự so sánh về tâm hồn, về sức mạnh và ý chí. Hình ảnh “Một miếng cau khô – Khô gầy như mẹ” không chỉ là sự mô tả về vẻ bề ngoại hình mà còn là biểu hiện của sự già nua và yếu đuối của tâm hồn mẹ.
Đây là lời ca ngợi sâu sắc đến lòng mẹ, những năm tháng đã trôi qua và đã khiến cho người mẹ trở nên mong manh và đáng quý. Bài thơ không chỉ dừng lại ở việc miêu tả hình ảnh của mẹ, mà còn mở ra một tầm nhìn sâu xa về thời gian và sự thay đổi của cuộc sống. Câu hỏi cuối cùng “Ngâng hỏi trời vậy – Sao mẹ ta già” không chỉ là sự tò mò, mà còn chứa đựng sự tiếc nuối và sự nhận thức rõ ràng về sự tàn nhẫn của thời gian.
Hình ảnh “mây bay về xa” không chỉ là một hình ảnh tĩnh lặng mà còn là biểu hiện của sự rời xa, của những khoảnh khắc không thể nắm giữ được. Với những cảm xúc sâu sắc và những suy tư chân thành về tình mẫu tử, bài thơ “Mẹ” không chỉ là một tác phẩm văn học mà còn là một bức tranh sống động về tình yêu thương và hi sinh của người mẹ. Nó đã chạm đến trái tim của em, để lại những dấu ấn không thể phai mờ, và khắc sâu hình ảnh của một người mẹ trong lòng em mãi mãi.
Viết Đoạn Văn Ghi Lại Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Có Yếu Tố Tự Sự Miêu Tả Chi Tiết – Đất Nước Của Nguyễn Đình Thi
Với tình yêu quê hương tha thiết, nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã vẽ lại đất nước Việt Nam tươi đẹp muôn màu vào trong áng thơ Việt Nam quê hương ta. Tình yêu quê hương được tác giả thể hiện ngay từ lúc lựa chọn thể thơ để sáng tác. Thể thơ được lựa chọn là thể lục bát – thể thơ truyền thống từ bao đời nay của dân tộc ta. Những hình ảnh đất nước, con người được tái hiện trong câu thơ vô cùng mộc mạc và giản dị, đúng như con người Việt Nam ta.
Đó là những biển lúa trù phú rộng mênh mông, là những cánh cò lững lờ bay qua sóng lúa, là những ngọn núi cao lập lờ sau vườn mây, là những ngày nắng chan hòa, với hoa thơm quả ngọt suốt cả bốn mùa. Trên mảnh đất thần tiên ấy, là những con người kiên cường, lương thiện. Khi có chiến tranh, họ dũng cảm đứng lên để bảo vệ mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình.
Hòa bình, họ lại trở về với hình dáng chân chất, thật thà, làm bạn với ruộng vườn, dòng sông. Thật đáng quý, đáng tự hào biết bao. Những tình cảm tha thiết ấy của nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã hiện lên trọn vẹn qua bài thơ. Đồng thời đã tạo nên được một nhịp ngân dài đồng điệu triệu triệu trái tim khác trên mảnh đất Việt Nam. Đó là nhịp đập của những trái tim yêu nước.
Đọc chi tiết hơn bài thơ 👉 Đất Nước của Nguyễn Đình Thi
Viết Đoạn Văn Ghi Lại Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Có Yếu Tố Tự Sự Miêu Tả Ngắn Gọn Nhất – Việt Nam Quê Hương Ta
Bài thơ “Việt Nam quê hương ta” của nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã để lại trong em những rung động sâu sắc về bức tranh thiên nhiên và con người Việt Nam. Khổ thơ đầu gợi lên không gian rộng lớn, trù phú của những cánh đồng lúa trải dài. Nổi bật trên khung cảnh yên bình ấy từng đàn cò trắng đang thấp thoáng bay lượn trên bầu trời xanh.
Thiên nhiên đất nước còn được miêu tả qua sự hùng vĩ, nên thơ của dãy Trường Sơn “Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều”. Bốn khổ thơ tiếp theo, tác giả khéo léo gợi lên những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Ta bắt gặp hình ảnh người nông dân với đức tính cần cù, chịu thương chịu khó từ ngàn đời nay. Màu áo “nâu nhuộm bùn” của bao lớp người, bao thế hệ đã thấm đẫm những giọt mồ hôi nhọc nhằn để góp phần làm nên cuộc sống ấm no.
Trong các cuộc chiến đấu bảo vệ bờ cõi nước nhà, vẻ đẹp phẩm chất của con người Việt Nam càng thêm nổi bật. Họ kiên cường, bất khuất trong đánh đuổi giặc ngoại xâm, thổn thức trong tim tình yêu đất nước. Những con người chất phác ấy còn hiện lên với tấm lòng chung thủy, son sắt. Bên cạnh đó, nhà thơ Nguyễn Đình Thi không tiếc lời ca ngợi tài năng của nhân dân ta “Đất trăm nghề của trăm vùng”, “Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ”.
Với thể thơ lục bát truyền thống, ngôn từ mộc mạc cùng các biện pháp tu từ đặc sắc, tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp cảnh sắc và phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam. Qua đây, em càng thêm tự hào và yêu mến về quê hương, đất nước.
Viết Đoạn Văn Ghi Lại Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Có Yếu Tố Tự Sự Miêu Tả Ấn Tượng – Bếp Lửa
Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp Lửa của Bằng Việt là một hình ảnh thơ đẹp. Hình ảnh bếp lửa gắn với người bà tần tảo sớm hôm. Và hơn hết, bếp lửa ấy là cả tuổi thơ trong người cháu. Nó gắn với sương sớm, gắn với những yêu thương và cả những tháng ngày bố mẹ mẹ vất vả nơi chiến trường, bên cháu chỉ có bà và bếp lửa. Ký ức có phần đau thương bởi gắn với mùi hương của lửa, gắn với những tháng ngày xa nhà, thiếu vắng tình yêu thương của bố mẹ.
Nhưng bù lại người cháu được sống trong tình yêu thương lớn lao của bà. Tám năm dòng cùng bà nhóm lửa là tám năm người cháu cháu được nghe những tiếng tu hú kêu, được sống trong tình yêu thương lớn lao của bà. Và dù bếp lửa có trải qua gian khó vẫn ấm áp mãi tình yêu thương. Ngay cả khi giặc đốt làng cháy tàn, cháy rụi thì bếp lửa ấy vẫn là nơi sưởi ấm tình thương của bà và cả niềm tin trong cháu.
Điệp từ một ngọn lửa, một bếp lửa được lặp đi lặp lại trong toàn bài thơ như một sự khẳng định, một sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ dòng cảm xúc trong lòng tác giả. Bếp lửa là sự vất vả của bà nhưng những vất vả của bà đã làm nên tình thương lớn lao cho người cháu và trở nên: Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa!
Hình ảnh bếp lửa không chỉ là hình ảnh của làng quê, không chỉ là hình ảnh của những năm tháng thiếu thốn mà bếp lửa trở thành những ký ức trong tâm hồn của cháu. Và dù để ở nước Nga xa xôi cháu vẫn mãi nhớ về bà, mãi nhớ về bếp lửa trong tất cả yêu thương nồng đượm.
Gợi ý 👉 Bài Thơ Bếp Lửa 👉 của Bằng Việt
Viết Đoạn Văn Ghi Lại Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Có Yếu Tố Tự Sự Miêu Tả Siêu Hay – Đất Nước
Bài thơ “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm là một tác phẩm đầy cảm xúc với những hình ảnh và những câu từ đơn giản nhưng sâu sắc. Bài thơ mang lại cho người đọc một cái nhìn tổng quan về quê hương, về đất nước và những người dân sống trong nó. Bài thơ bắt đầu bằng việc miêu tả về quê hương, về quá trình lớn lên của mỗi người.
Đất Nước là nơi mà người ta đến trường, tắm, hò hẹn và kỷ niệm và là nơi gắn kết tình yêu thương gia đình. Đất Nước cũng được nhắc đến qua những địa danh như núi Vọng Phu, hòn Trống Mái, sông Hạ Long, đồng bào ta trong bọc trứng do Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh ra.
Bài thơ cũng nhắc đến những người dân đã góp phần xây dựng và bảo vệ Đất Nước, từ những người vợ nhớ chồng tới những người dân nghèo giúp đỡ đất nước. Bài thơ nhấn mạnh sự đoàn kết, sự tự hào và tình yêu thương dành cho quê hương. Nhờ những cảm nhận sâu sắc và hình ảnh tươi đẹp, bài thơ “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm đã truyền tải được những giá trị văn hóa và lòng yêu nước sâu sắc của người Việt Nam.
Viết Đoạn Văn Ghi Lại Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Có Yếu Tố Tự Sự Miêu Tả Chọn Lọc – Trời Xanh
Bài thơ “Trời xanh” của Xuân Quỳnh đã gợi lên trong em những cảm xúc sâu sắc và tươi mới. Đầu tiên, bài thơ mang đến cho em một cảm giác thanh thản và yên bình khi miêu tả vẻ đẹp của bầu trời xanh ngát. Từng câu thơ như những hình ảnh tươi sáng, mở ra một không gian rộng lớn, nơi tâm hồn được tự do bay lượn giữa những đám mây trắng và ánh nắng mặt trời.
Ngoài ra, bài thơ còn chứa đựng một thông điệp sâu sắc về sự tự do và hy vọng. Xuân Quỳnh đã khéo léo kết hợp giữa hình ảnh thiên nhiên và tâm trạng con người để thể hiện ý nghĩa của cuộc sống. Bầu trời xanh trở thành biểu tượng cho sự tự do và mong muốn bay cao, bay xa của con người. Đọc bài thơ này, em cảm nhận được sự động lòng và khát khao tự do trong tâm hồn mỗi người. Cuối cùng, bài thơ “Trời xanh” còn mang đến cho em một cảm giác sự sống và hy vọng.
Từng câu thơ như những hạt mưa nhỏ, rơi xuống lòng em và làm em tin rằng cuộc sống vẫn đầy triển vọng và khát khao. Bài thơ này như một lời nhắc nhở rằng dù có khó khăn và gian truân, chúng ta vẫn có thể bay lên cao, vươn tới những giấc mơ và ước mơ của mình. Tóm lại, bài thơ “Trời xanh” của Xuân Quỳnh đã gợi lên trong em những cảm xúc thanh thản, tự do và hy vọng. Đó là một tác phẩm thơ tuy nhỏ bé nhưng chứa đựng một ý nghĩa lớn lao về cuộc sống và tâm hồn con người.
Đón đọc thêm mẫu 👉 Viết Bài Văn Kể Lại Một Chuyến Đi Đáng Nhớ Của Em
Viết Đoạn Văn Ghi Lại Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Có Yếu Tố Tự Sự Miêu Tả Cực Ngắn – Nói Với Con
Y Phương, một nhà thơ mang tiếng nói riêng rất đặc trưng của dân tộc Tày, thơ của ông rất bình dị, tự nhiên và trong sáng. Những tác phẩm của ông thể hiện cái nhìn tích cực tốt đẹp với các khía cạnh của cuộc sống. “Nói với con” – một trong những tác phẩm của nhà thơ, bài thơ nói về cuộc trò chuyện thủ thỉ của người cha dành cho con lúc mới lọt.
Bài thơ ca ngợi tình cảm gia đình, dân tộc và ý chí mạnh mẽ của người đồng mình. “Nói với con”, Y Phương không chỉ sắp xếp hành trang cho riêng đứa con yêu quí của mình, mà cũng là hành trang ông muốn trao gửi cho tất cả những ai đang bước đi trên đường đời. Thể thơ tự do, bài thơ giản dị, với những hình ảnh vừa cụ thể vừa mang ý nghĩa biểu tượng, giàu sắc thái biểu đạt và biểu cảm.
Cách nói giàu bản sắc của người miền núi tạo nên một giọng điệu riêng cho lời tâm tình mộc mạc mà sâu sắc của người cha đối với đứa con. Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.
Viết Đoạn Văn Ghi Lại Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Có Yếu Tố Tự Sự Miêu Tả Hay Nhất – Con Là
Bài thơ Con là của nhà văn Y Phương đã mang đến cho em cảm xúc thực sự xúc động về tình cha con thiêng liêng, cao cả. Bài thơ với lời thơ giản dị và những hình ảnh hết sức gần gũi, quen thuộc như “to bằng trời”, “nhỏ bằng hạt vừng”, “sợi tóc”,.. đã khắc họa sắc nét những tâm tư, tình cảm, về ý nghĩa của Con với người Cha. Con là tất cả đối với Cha, là nỗi buồn, niềm vui và hạnh phúc tròn đầy một gia đình ấm áp của Cha.
Đặc biệt, điệp từ “Con là” cùng cách sử dụng các biện pháp so sánh tài tình, nỗi buồn dù to bằng trời, nhưng là vì có con nên nỗi buồn sẽ được lấp đầy hết, niềm vui dù bé bằng hạt vừng nhưng với Cha, vì đó là con nên sẽ là mãi là tiếng cười vui vẻ, con còn là sợi dây gắn kết cả gia đình dù mảnh hơn sợi tóc nhưng lại bền chặt hơn bất kì chất liệu nào khác. Có thể thấy tình cảm mà Cha dành Cho con là tình yêu thương vô cùng lớn, Cha yêu con biết nhường nào. Tình cảm đó thật đáng quý, trân trọng mà cũng lại thân thuộc biết bao nhiêu.
Đừng bỏ qua 👉 Bài Thơ Con Là 👉 của Y Phương siêu hay
Viết Đoạn Văn Ghi Lại Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Có Yếu Tố Tự Sự Miêu Tả Dài Hay – Trường Hoa
Ngay khi đọc nhan đề bài thơ “Trường hoa”, Ta-go đã mở ra cho chúng ta những liên tưởng thú vị. Đó là một trường học có nhiều hoa rất đẹp; ngôi trường của các loài hoa; ngôi trường đẹp như hoa hay cũng có thể hiểu là ngôi trường của các em bé đẹp như hoa vậy.
Trong bài thơ, em bé đang nói chuyện với mẹ và kể cho mẹ một câu chuyện tưởng tượng thú vị về các loài hoa. Đó là một ngôi trường hoa trong lòng đất. Ở đó, hoa cũng đi học. Mùa mưa là mùa nghỉ hè, các loài hoa đột nhiên ùa ra sân chơi, ấy là mặt đất. Các loài hoa mặc áo rực rỡ đủ sắc màu, nhảy múa, chơi đùa vui vẻ như các em học sinh. Buổi chiều hoa tàn, các cánh hoa theo gió bay lên không trung nên em bé tưởng tượng rằng, hoa cũng như em, tan học, hoa vội về nhà của hoa ở trên trời.
Chúng đi rất vội vã vì biết rằng có vòng tay mẹ đang mở rộng chờ đón ở nhà. Em bé trong bài thơ mượn câu chuyện của hoa để nói lên tình yêu đối với mẹ của các em bé nói chung và của em nói riêng. Trong những dòng thơ kể về hoa, nhà thơ đã dùng biện pháp tu từ nhân hóa khiến người đọc liên tưởng những bông hoa với các em bé, cánh đồng hoa với trường học của các em bé.
Giữa các em bé và những bông hoa có nhiều điểm tương đồng nên không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi tuổi thơ là “tuổi hoa”, “hoa niên”,… Trẻ em tươi đẹp, rực rỡ, sinh động như hoa. Hoa rung rinh trong gió như các em vui say ca múa. Hoa xuất hiện trên mặt đất theo mùa như các em được nghỉ ngơi, vui chơi theo kì (nghỉ hè). Những cánh hoa tàn theo gió bay lên không trung như các em bé hăm hở về nhà với mẹ sau một ngày đi học ở trường.
Nghệ thuật nhân hóa nhấn mạnh vẻ đáng yêu và dễ thương của cả hoa và các em bé. Với bài thơ “Trường hoa” có thể thấy nhà thơ Ta-go rất yêu trẻ thơ, ông nâng niu, trân trọng những gì đẹp đẽ trong các em với một tấm lòng bao dung, độ lượng và cái nhìn thiết tha trìu mến. Qua cái nhìn ấy, trẻ em hiện lên với tất cả sự ngây thơ, trong sáng, giàu tình cảm, thông minh và sáng tạo, như là những thiên sứ mang thông điệp yêu thương đến với mặt đất này.
Viết Đoạn Văn Ghi Lại Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Có Yếu Tố Tự Sự Miêu Tả Hay – Nắng Mới
Nắng mới là một tác phẩm thơ đặc sắc viết về người mẹ của nhà thơ Lưu Trọng Lư. Bài thơ có bố cục gồm ba khổ thơ, được trình bày theo dòng cảm xúc của tác giả. “Nắng mới” – là nhan đề bài thơ và cũng là từ khóa, là nhân tố then chốt giúp nhà thơ mở cánh cửa của miền kí ức, nhớ là những ngày tháng tuổi thơ. Hình ảnh tia nắng mới xuyên qua khung cửa, xung quanh là tiếng gà gáy buổi trưa nghe não nùng, đã đánh thức trong trí nhớ nhà thơ hình ảnh của người mẹ thuở thiếu thời. Hình ảnh của người mẹ hiện lên qua chiếc ảo đỏ phơi trước giậu, qua nét cười đen nhánh sau tay áo.
Sắc đỏ của những chiếc áo cùng nụ cười với hàm răng đen là hình ảnh đặc trưng của những người phụ nữ Việt Nam thời kì trước. Và cũng là hình ảnh thân thuộc nhất về mẹ của tác giả. Bóng dáng người mẹ chăm lo cho nhà cửa, đứng bên tia nắng mới sáng rực mãi in sâu trong tâm trí nhà thơ. Dù cho nay bà đã đi xa, thì cũng không thể nào mờ phai đi được. Đó chính là bởi tình cảm sâu đậm, tha thiết mà ông dành cho người mẹ của mình.
Kết hợp với thể thơ bảy chữ và cách ngắt nhịp 4/3 đều đều từ đầu đến cuối bài thơ, cùng cách gieo vần chân ở cuối câu thơ. Lưu Trọng Lư đã đưa người đọc vào giai điệu nhịp nhàng, êm ái như lời ru của mẹ. Góp phần truyền tải những cảm xúc yêu thương, nhung nhớ và trân trọng dành cho người mẹ. Toàn bài thơ chính là những cung bậc cảm xúc tinh tế ấy được lồng ghép qua miền kí ức về mẹ trong nắng mới của nhà thơ.
Đón đọc mẫu văn 👉 Kể Lại Một Trải Nghiệm Đáng Nhớ Của Em Lớp 6
Viết Đoạn Văn Ghi Lại Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Có Yếu Tố Tự Sự Miêu Tả Ngắn Nhất – Mưa
Bài thơ Mưa của tác giả Nguyễn Diệu là một bài thơ với giọng thơ vô cùng tinh nghịch và dí dỏm. Với những lời thơ dí dỏm ấy đã giúp cho tác phẩm phù hợp cho mọi lứa tuổi. Phải chăng Nguyễn Diệu cũng là một người thích mưa nên đã sáng tác ra bài thơ này để cho chúng ta thấy được vẻ đẹp của cơn mưa ấy. Một cơn mưa mang theo âm điệu tí tách chứ không ồn ào khiến chúng ta khó chịu. Nhiều người thường nghe tiếng mưa để giải tỏa áp lực của bản thân.
Trong tác phẩm này những hạt mưa đã rơi một cách có quy luật. Từng hạt rơi một và xếp hàng lần lượt chứ không xô đẩy nhau. Tác giả cũng sử dụng biện pháp nhân hóa để nhân hóa hạt mưa ấy như một người bình thường. Nó cũng có những hành giống như con người là vẽ, dàn, nâng và gọi. Có thể thấy rằn, mưa không khác gì một người bạn tri kỉ đối với chúng ta. Nó cũng như nốt nhạc giúp cuộc sống của chúng ta trở nên hài hòa hơn và không bị tẻ nhạt.
Qua bài thơ này tác giả Nguyễn Diệu cũng muốn chúng ta biết được tác dụng vô cùng to lớn của những cơn mưa. Mưa giúp cho không khí trong lành hơn, cây cối cũng tươi tốt hơn. Ngoài ra mưa còn góp phần to lớn vào việc cung cấp nước cho các ao, hồ, sông, suối và mạch nước ngầm cùng những vai trò quan trọng khác. Vì vậy tác giả cũng muốn nhắn nhủ chúng ta rằng phải biết bảo vệ môi trường để môi trường không bị ô nhiễm.
Viết Đoạn Văn Ghi Lại Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Có Yếu Tố Tự Sự Miêu Tả Đơn Giản – Gấu Con Chân Vòng Kiềng
Bài thơ “Gấu con chân vòng kiềng” của U-xa-chốp đã để lại một bài học ý nghĩa. Bài thơ viết về chú gấu con đang vào rừng đi dạo. Bỗng nhiên, có quả thông rụng vào đầu kiến gấu con luống cuống và bị ngã. Bắt gặp cảnh đó, con sáo đang đậu trên cành cây đã cất tiếng trêu chọc. Không chỉ vậy, tác giả còn đưa thêm chi tiết cả đàn thỏ cũng chê bai đôi chân vòng kiềng thật xấu xí.
Điều đó khiến cho gấu con cảm thấy tất cả mọi người đang cười chê mình. Gấu con cảm thấy vô cùng buồn bã, trở về mách mẹ. Khi nghe con kể lại mọi chuyện, gấu mẹ đã rất ngạc nhiên. Và gấu mẹ đã chứng minh rằng đôi chân vòng kiềng không hề xấu, mà đối với họ nhà gấu đó là một vẻ đẹp, cả ông nội gấu – người giỏi nhất vùng cũng sở hữu đôi chân đó.
Nhờ vậy, gấu con có thể cảm thấy tự hào, vui vẻ vì hơn để rồi gấu con lại vào rừng đi dạo, vui vẻ hét thật to: “Chân vòng kiềng là ta/Ta vào rừng đi dạo!”. Qua câu chuyện về đôi chân vòng kiềng của gấu con, tác giả muốn nhắc đến vấn đề ngoại hình trong cuộc sống – một yếu quan quan trọng, nhưng không phải là yếu tố quyết định tất cả. Mỗi người không nên lấy ngoại hình của người khác để trêu chọc, chê bai.
Con người sinh ra vốn không hoàn hảo, đều sẽ có cái đẹp và cái xấu – điều đó cần nhận được sự tôn trọng của mọi người xung quanh. Những lời trêu chọc cũng sẽ vô tình gây ra sự tổn thương cho người khác, khiến họ trở nên tự tin hơn. Một bài học rất ý nghĩa trong cuộc sống ngày hôm nay dành cho mỗi người.
Đọc thêm cách 👉 Viết Văn Bản Nghị Luận Phân Tích, Đánh Giá Một Tác Phẩm Thơ
Viết Đoạn Văn Ghi Lại Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Có Yếu Tố Tự Sự, Miêu Tả Tiêu Biểu – Đêm Nay Bác Không Ngủ
“Đêm nay Bác không ngủ” là một bài thơ thành công nhất về Bác Hồ. Tác phẩm đã thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác đối với bộ đội và nhân dân. Đồng thời thể hiện tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với vị lãnh tụ của dân tộc.
Hình tượng trung tâm của tác phẩm là Bác Hồ được miêu tả qua cái nhìn và tâm trạng của người chiến sĩ, qua những lời đối thoại giữa hai người. Trong đêm khuya, anh đội viên tỉnh dậy và thấy Bác vẫn ngồi bên bếp lửa, anh ngạc nhiên vì trời đã khuya lắm rồi mà Bác vẫn ngồi trầm ngâm bên bếp lửa. Từng hành động của Bác giống như một người cha đang lo lắng, chăm sóc cho những đứa con của mình.
Trời càng về khuya, nhưng Bác vẫn chưa ngủ khiến anh cảm thấy lo lắng hơn. Đến khi biết được lí do Bác vẫn chưa ngủ, anh lại càng cảm động, khâm phục. Bác vẫn còn thức vì lo cho bộ đội, dân công hay cũng chính là lo cho cuộc kháng chiến gian khổ của dân tộc nhằm giành lại chủ quyền độc lập, tự do. Khi đọc “Đêm nay Bác không ngủ”, người đọc cảm thấy thật xúc động trước tình cảm của vị lãnh tụ với chiến sĩ à nhân dân.
Viết Đoạn Văn Ghi Lại Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Có Yếu Tố Tự Sự, Miêu Tả Nổi Tiếng – Lượm
“Lượm” là một trong những bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu. Tác phẩm đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm – một em bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hình ảnh Lượm hiện lên với vài nét khắc họa những để lại ấn tượng sâu sắc. Đó là một cậu bé chừng mười bốn, mười lăm tuổi.
Dáng vẻ nhỏ bé, nhanh nhẹn thể hiện qua đôi chân lúc nào cũng thoăn thoắt. Vì tuổi còn nhỏ nên cậu vẫn còn rất hồn nhiên, chiếc mũ ca-lô đội lệch sang một bên thật nhí nhảnh. Cậu vừa chạy nhảy, vừa huýt sáo làm vang cả cánh đồng. Cách so sánh “như con chim chích” khiến cho người đọc cảm nhận rõ hơn về tâm hồn ngây thơ của cậu.
Không chỉ là hình ảnh của Lượm, Tố Hữu còn kể lại hành trình thực hiện nhiệm vụ của Lượm. Với lá thư đề “Thượng khẩn” cần nhanh tới tay người nhận. Cậu bé liên lạc đã không quản nguy hiểm để có thể nhanh chóng đưa thư. Từ “sợ chi” mang nghĩa khẳng định ý chí chiến đấu của người liên lạc nhỏ.
Trong lòng cậu không hề sợ hãi nguy hiểm xung quanh mình mà chỉ nghĩ đến nhiệm vụ cấp bách cần phải hoàn thành lúc này. Lượm đã hy sinh trên cánh đồng lúa của quê hương. Cậu bé là một người chiến sĩ dũng cảm, gan dạ. Khi đọc xong bài thơ này, tôi như cảm phục thêm về một thế hệ Việt Nam anh hùng đã cống hiến tuổi thanh xuân, tính mạng cho sự nghiệp cách mạng của đất nước.
Dành tặng bạn những mẫu văn 👉 Phân Tích Một Tác Phẩm Thơ 👉 hay nhất
Viết Đoạn Văn Ghi Lại Cảm Xúc Về Một Bài Thơ Có Yếu Tố Tự Sự Và Miêu Tả Chuyện Cổ Tích Về Loài Người Ngắn
Chuyện cổ tích về loài người – một bài thơ gửi gắm nhiều bài học sâu sắc. Ngay từ nhan đề, người đọc đã có cảm nhận bài thơ mang dáng vẻ những truyện cổ tích mà bà, mẹ vẫn thường hay kể. Dưới hình thức một bài thơ, nhưng tác phẩm lại giàu tính tự sự được kể lại để lí giải về nguồn gốc của loài người. Tác giả lần lượt kể lại sự ra đời của các sự vật. Đầu tiên trời sinh ra trước tiên là trẻ em.
Sau đó, để trẻ em có được một môi trường sống thật tốt, mới có sự ra đời của những sự vật khác trên trái đất như thiên nhiên (cây cối, ánh sáng, con đường…) và con người (mẹ, bà, bố, thầy cô…). Mỗi một sự vật, Xuân Quỳnh lại dùng những cách miêu tả khéo léo để người đọc dễ dàng hình dung hơn. Từ những hình ảnh đó, người đọc thấy được tình yêu thương dành cho trẻ em của Xuân Quỳnh, cũng như gửi gắm thông điệp hãy luôn yêu thương, chăm sóc trẻ em.
Viết Đoạn Văn Ghi Lại Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Có Yếu Tố Tự Sự Miêu Tả Lớp 6 Ngắn Gọn – Mây Và Sóng
Bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go đã giúp người đọc hiểu thêm về tình mẫu tử thiêng liêng. Bên cạnh việc bộc lộ cảm xúc, những yếu tố tự sự và miêu tả cũng góp phần làm nên thành công cho tác phẩm. Ta-go đã gửi gắm vào bài thơ một câu chuyện mà người kể chuyện là em bé, người nghe là mẹ. Con kể cho mẹ về cuộc trò chuyện với người trong mây và trong sóng.
Em bé trong bài đã được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Tình yêu thương của đứa con dành cho mẹ đã được thể hiện qua những câu hỏi tưởng chừng ngây thơ mà rất sâu sắc.
Em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Hình ảnh thơ được miêu tả tuy ngắn gọn nhưng cũng giúp chúng ta hình dung về thiên nhiên kỳ diệu, đẹp đẽ trong mắt của em bé. Nhà thơ cũng đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Có thể khẳng định rằng bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
Xem thêm 👉 Viết Bài Văn Phân Tích Một Tác Phẩm Văn Học 👉 siêu hay